Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án bài LỰC LO REN XƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.05 KB, 5 trang )

Giáo án vật lí – nâng cao

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 32: LỰC LO-REN-XƠ

Ngày dạy:

Sinh viên: ĐOÀN THỊ Ý NHI

Lớp: Sư phạm vật lý K35

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Phát biểu được định nghĩa lực Lo-ren-xơ.
- Nêu được các đặc điểm (phương, chiều, độ lớn) của lực Lo-ren-xơ do từ trường
tác dụng lên hạt điện tích chuyển động trong nó.
- Biết được các ứng dụng của lực Lo-ren-xơ trong đời sống.
2. Kĩ năng.
- Biết áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định phương, chiều của lực Lo-ren-xơ.
- Giải thích được hiện tượng cực quang ở hai cực của Trái Đất.
3. Thái độ.
- Học sinh trong giờ học phải nghiêm túc, chú ý nghe giảng bài, tích cực tìm tòi
kiến thức liên quan bài học và tham gia phát biểu xây dựng bài.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến bài học, và các phần mềm hỗ trợ
việc giảng dạy.
- Học sinh: ôn lại kiến thức về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng
điện chạy qua, quy tắc bàn tay trái và đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: (10 phút) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh cho biết tình hình - Báo cáo tình hình lớp
của lớp?
- Trình bày sự tương tác giữa hai dòng - Hai dòng điện thẳng song song cùng
điện thẳng song song và viết biểu thức tính chiều thì đẩy nhau, khác chiều thì hút
lực tương tác trên?
nhau.
- Biểu thức

Năm học 2015 -2016

Trang 1


Giáo án vật lí – nâng cao

- Hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái?

- Đặt bàn tay trái sao cho các đường
sức từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ
cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều của
dòng điện, ngón cái choãi ra 90 0 chỉ
chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.

Hoạt động 2: (30 phút)
Lực Lo-ren-xơ
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


- Mô tả thí nghiệm bằng các hình ảnh,
video minh họa, hướng dẫn học sinh quan
sát để nêu nhận xét.
- Vì sao lại có vòng tròn sáng màu xanh khi - Do tác dụng nhiệt của dòng điện.
có dòng điện chạy qua vòng dây Hem-hôm? Khi sợi đốt nóng lên sẽ phát ra các
electron va chạm với các phân tử khí
chứa trong bình và làm phát quang.
Vòng tròn cho biết quỹ đạo chuyển
động của các electron trong từ trường
hay từ trường tác dụng một lực từ lên
electron.
- Khi ngắt dòng điện chạy qua vòng dây
Hem-hôm(tức là ngắt từ trường)vẫn còn
dòng điện chạy qua sợi đốt thì quỹ đạo
chuyển động của các electron có hình dạng
như thế nào? (hình ảnh minh chứng)
- Véc-tơ cảm từ hợp với quỹ đạo chuyển
động của electron một góc bao nhiêu?
- Phương của lực từ vông góc với mặt
phẳng chứa véc-tơ cảm ứng từ và véc-tơ vận
tốc.
- Chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: SGK
- Xét đoạn dây dẫn như hình vẽ. Hãy viết
biểu thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây
Năm học 2015 -2016

- Quỹ đạo là một vệt sáng thẳng.

- Véc-tơ cảm ứng từ vuông góc với
quỹ đạo chuyển động của hạt.


- F = B.l.I

Trang 2


Giáo án vật lí – nâng cao

dẫn có dòng điện chạy qua?

I

F

M2

B
M1

l

- Nếu N là tổng số các hạt điện tích chuyển động trong phần tử dòng điện thì

f== .
f=

lực Lo-ren-xơ tác dụng lên mỗi hạt điện
tích được xác định theo công thức nào?

- Ứng dụng:

Lực Lo-ren-xơ có nhiều ứng dụng trong
khoa học và trong công nghệ như dùng để đo
điện từ, khối phổ kế, máy gia tốc,dùng làm
ống phóng điện từ trong truyền hình, ngoài
ra nó còn được dùng để giải thích hiện tượng
cực quang ở hai cực của trái đất.( hình ảnh)

- Ghi nhận bài tập về nhà.

- Bài tập về nhà:
Vận dụng kiến thức đã học, hãy giải thích
hiện tượng cực quang xuất hiện ở hai cực
của trái đất?
- Hướng dẫn của giáo viên:
+ Ta xem Trái Đất như một nam châm
khổng lồ.
+ Hai cực của Trái Đất là cực Bắc và cực
Nam của Trái Đất.
+ Từ Mặt Trời phát ra các hạt mang năng
lượng như electron, proton,neutrino… .
(hình ảnh)
Năm học 2015 -2016

Trang 3


Giáo án vật lí – nâng cao

Hoạt động 3: ( 5 phút) củng cố
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
- Qua bài này cần nắm những nội dung - Ghi bài tập về nhà.
chính sau:
 Khái niệm và các đặc điểm của lực
Lo-ren-xơ.
 Ứng dụng của lực Lo-ren-xơ trong khoa
học và trong công nghệ.
Nội dung ghi bảng:
BÀI 32:

LỰC LO-REN-XƠ

I. Thí nghiệm
II. Lực Lo-ren-xơ
1. Khái niệm
Lực Lo-ren-xơ là lực mà từ trường tác dụng lên một hạt điện tích chuyển động
trong nó.
2. Xác định lực Lo-ren-xơ
a) Phương
Lực Lo-ren-xơ có phương vuông góc với véc-tơ vận tốc và véc-tơ cảm ứng từ.
b) Chiều
Tuân theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các véc-tơ cảm ứng từ
hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa chỉ chiều của véc-tơ vận tốc khi
hạt mang điện tích dương và ngược chiều với véc-tơ vận tốc khi hạt mang điện tích
âm, khi đó chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều của ngón cái choãi ra.
c) Độ lớn
Trong đó: + f: là độ lớn của lực Lo-ren-xơ(N)
+ : là độ lớn của hạt điện tích(C)
+ : là vận tốc của hạt( )
+ B : là độ lớn của véc-tơ cảm ứng từ(T)


Năm học 2015 -2016

Trang 4


Giáo án vật lí – nâng cao

III. Ứng dụng
Lực Lo-ren-xơ có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ: đo lường điện
từ, ống phóng điện tử trong truyền hình, khối phổ kế, các máy gia tốc,... .

Năm học 2015 -2016

Trang 5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×