Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KẾ HOẠCH KIỂM TRA nội bộ TRƯỜNG học năm học 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.83 KB, 11 trang )

PHÒNG GD & ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG TH VĨNH BÌNH A
Số: ....... /KH-THVBA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Bình, ngày

tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC - NĂM HỌC 2017-2018
Căn cứ Điều 20 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn
của Hiệu trưởng Trường tiểu học;
Căn cứ Điều 18 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chức năng và nhiệm vụ của Tổ chuyên
môn;
Căn cứ Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ vào Hướng dẫn số 624/HD.PGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2017
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 cấp tiểu học;
Căn cứ Kế hoạch số 708/KH-PGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2017 Kế hoạch
kiểm tra năm học 2017-2018;
Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành, trường TH
Vĩnh Bình A xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, năm học 2017-2018
như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Kiểm tra để đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học, nâng cao hiệu lực của
công tác quản lý nhà nước, củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương trường học. Từ đó,
nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng


cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG, THUẬN LỢI VÀ KHÓ
KHĂN

1


1. Đặc điểm tình hình nhà trường: Về quy mô trường, lớp, học sinh, phòng
học.
- Thống kê số liệu chung:
Khối
1
2
3
4
5
Cộng

Lớp
4
4
4
4
4
20

Học sinh
120
111
145

125
126
627

Nữ
56
63
76
55
54
304

Dân tộc
2
2
3
0
1
8

Nữ
1
2
1
0
0
4

- Thống kê số liệu học sinh cụ thể, chi tiết:
Mới


TT

TS/nữ

Số lớp

Khối 1

120/56

4

119/55

Lớp 1 A1
Lớp 1 A2
Lớp 1 A3
Lớp 1 A4
Khối 2
Lớp 2A1
Lớp 2A2
Lớp 2A3
Lớp 2A4
Khối 3
Lớp 3A 1
Lớp 3A 2
Lớp 3A 3
Lớp 3A 4
Khối 4

Lớp 4A1
Lớp 4A2
Lớp 4A3
Lớp 4A4
Khối 5
Lớp 5A1
Lớp 5A2
Lớp 5A3
Lớp 5A4

32/8
33/16
32/20
23/12
111/63
28/20
27/12
28/20
28/11
145/76
38/22
36/19
35/16
36/19
125/55
29/12
28/18
34/13
34/12
126/54

31/19
30/18
32/9
33/8
627/304

4

32/8
32/15
32/20
23/12
1/0

T.CỘNG

tuyển

Tuyển lại

Lưu ban

0

1/1

Dân

Khuyết


tộc

tật

2/1
1/0

1/1

1/1

0

1/1
2/2
1/1
1/1

4

4

4

1/0
3/3
1/1
1/1
1/1


1/1
0

4/1
1/0

1/1

1/0

0

1/1
1/1

1/0
0

1/0

3/1

1/0
8/4

1/1
2/0
0

1/0


3/1

1/0
3/1

1/1
20

127/59

3/3

2


- Cở sở vật chất:
Tổng số phòng: 32 phòng (trong đó 14 phòng lầu, 18 phòng cấp 4):
- Sử dụng giảng dạy: 22 phòng.
- Phòng chức năng: 10 phòng.
2. Thuận lợi
- Được lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục đào tạo
quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời giúp nhà trường thực hiện đúng đường lối, chủ
trương, chính sách, mục tiêu giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục bậc tiểu học
và phát triển trường lớp của huyện là tiền đề giúp nhà trường đạt được sự phát triển
về số lượng và chất lượng.
- Đa số CBCC-VC có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, gắn bó với trường
lớp, tích cực học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và
được sự tin cậy trong PHHS.
- Hội đồng sư phạm đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Đảng uỷ xã và

Phòng GD&ĐT Hòa Bình tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt.
- Phụ huynh kết hợp khá tốt và hỗ trợ nhà trường, quan tâm đến việc học tập
của con em.
- CBCC-VC luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong mọi
công tác, vượt mọi khó khăn để thầy dạy tốt trò học tốt, luôn phấn đấu trong rèn
luyện, tu dưỡng phẩm chất, năng lực giảng dạy để trân trọng giữ gìn nâng cao uy
tín nhà trường và uy tín cá nhân.
- Phần đông học sinh có ý thức tự giác rèn luyện đạo đức, cố gắng học tập
phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi.
- Có được hệ thống phòng học, trang thiết bị khá khang trang và đầy đủ phục
vụ cho dạy và học; đã tổ chức dạy 9 buổi/tuần.
2. Khó khăn

3


- Năng lực chuyên môn và công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa đồng đều,
còn một số hạn chế nhất định.
- Còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức học tập tốt hoặc hoàn cảnh gia
đình các em còn nhiều khó khăn, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình nên chất
lượng học tập đôi lúc chưa cao.
- Mặt khác vẫn còn một số Phụ huynh học sinh chưa kết hợp chặt chẽ với
nhà trường để nhắc nhở việc học tập của con em mình.
III. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Năm học 2017-2018 tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động,
các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương.
Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng;
điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng
cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô

hình trường tiểu học mới, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và
kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tiếp tục triển khai
dạy học ngoại ngữ theo chương trình của Bộ GDĐT; duy trì, củng cố và nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường
chuẩn quốc gia mức độ 2 và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đạt chất lượng cao.
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lí giáo dục, đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo
viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học và quản lí.
IV. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
- Tập trung kiểm tra về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân
viên đối chiếu với quy định của nhà nước; kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp.
4


- Việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ chuyên môn, hội đồng chức năng, các tổ
chức đoàn thể.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá như thực hiện chương trình, nội dung,
kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại, kết quả lên
lớp, xét HTCTTH, thi Vở sạch - Chữ đẹp, ...
- Thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động hướng
nghiệp, theo quy định, bao gồm hoạt động theo kế hoạch lên lớp, ngoài giờ, hoạt
động xã hội; kết quả xếp loại đạo đức và kết quả giáo dục; các chương trình hành
động phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội khác.
- Công tác quản lý của Hiệu trưởng, bao gồm xây dựng kế hoạch giáo dục,
bố trí, sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, học sinh; công tác kiểm tra, quản lý
chuyên môn, tài chính, tài sản; công tác xã hội hoá giáo dục và phối kết hợp với

các tổ chức đoàn thể, lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như việc thực hiện
các nhiệm vụ khác.
- Kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo
dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trường sư phạm; thiết bị dạy học,
phương tiện làm việc; số lượng, chất lượng phòng học, phòng làm việc, phòng
chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập. ..
2. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên; Quy chế chuyên môn
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng; chấp hành pháp luật; chấp
hành quy chế của ngành, nội quy cơ quan; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh, nhân dân; tinh thần đoàn kết,
trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học
sinh; không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao như: thực hiện quy chế chuyên môn,
quy chế kiểm tra, thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm, kết quả giảng dạy,
thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
5


- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên cần chú trọng nâng cao chất
lượng kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng yếu kém; phát hiện và nhân rộng điển hình
tiên tiến; kiểm tra việc vận dụng các tiêu chuẩn quy định để đánh giá giáo viên
đúng thực chất; không chạy theo thành tích, tránh khuynh hướng nương nhẹ khuyết
điểm nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá như thực hiện chương trình, nội dung,
kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, sử dụng đồ dùng dạy,...
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế
độ, chính sách đối với người học
Kiểm tra công tác tuyển sinh đầu năm. Tăng cường công tác kiểm tra Định
kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra việc hoàn thành chương trình, đánh giá xếp
loại học sinh cuối năm, cuối cấp. Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp cắt

xén chương trình, giáo viên tự ý sửa chữa điểm làm thay đổi xếp loại học tập của
học sinh.
4. Kiểm tra việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
- Tập trung kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục, tập huấn bồi dưỡng nghiệp
vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý, cung cấp sách giáo khoa, giáo viên, tài liệu
chuyên môn, trang thiết bị giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, việc thực
hiện chương trình của giáo viên và tuyên truyền làm thấu suốt chủ trương đến cha
mẹ học sinh.
- Tập trung dự giờ rút kinh nghiệm để giúp giáo viên nắm vững chương
trình, sách giáo khoa mới, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (cả trong dạy lý thuyết và thực
hành). Cần tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo, kinh
nghiệm giảng dạy, nhằm phát hiện và đề ra các biện pháp giải quyết khó khăn, tháo
gỡ vướng mắc.

6


- Kiểm tra đánh giá công tác quản lý, sử dụng thiết bị, sách giáo khoa, sách
giáo viên, tài liệu bồi dưỡng và tự làm đồ dùng dạy học. Qua đó tăng cường các
biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm
Kiểm tra việc thực hiện dạy thêm học thêm theo quy định ban hành theo
Quyết định số 03/2007/BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường kiểm tra, không để xảy ra tiêu cực trong hoạt động dạy thêm, học
thêm, đặc biệt là các lớp dạy thêm ở ngoài nhà trường. Kiên quyết xử lý những hiện
tượng vi phạm quy định dạy thêm, học thêm.
6. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục
Thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ

tại đơn vị mình; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quản lý và sử dụng
văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp theo hướng dẫn tại Thông tư 22/2002/TTBTCCBCP ngày 23/4/2002 của Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ nội vụ).
7. Kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, thực hiện phong
trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; Cuộc vận động:
“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”Phong trào
thi đua: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, công
tác quản lý chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại đối với học sinh; dạy thêm, học
thêm trong và ngoài nhà trường, kiểm tra kết quả việc xây dựng "Trường học thân
thiện, học sinh tích cực" theo Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực".
8. Thanh tra xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân
- Khi thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân cần thực hiện đầy đủ
các quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
7


khiếu nại, tố cáo; Nghị định 36/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức; đồng thời kiên quyết xử lý
những người lợi dụng dân chủ để khiếu nại, tố cáo trái quy định của pháp luật.
V. HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
Tháng

8

Tuần


1

GV

2

GV - HS
GV Tuyển
sinh

3

9

Đối tượng
kiểm tra

4

GV, NV

1

Hội đồng
tuyển sinh

2

GV, VP


3

GV

4

GV, TT, PHT

5

GV, HS
Tổ chuyên
môn 4+5.

1
2
10

GV

3

Tổ chuyên
môn- GV

4

GV

Nội dung kiểm tra

- Dự học các lớp bồi dưỡng chuyên
môn, chính trị.
- Thực hiện Nội quy lớp học.
Kiểm tra việc chuẩn bị bàn giao lớp.
Việc tuyển sinh đúng độ tuổi.
Chuẩn bị các điều kiện phục vụ Khai
giảng.
- Công tác tuyển sinh.
- Các khoản thu đầu năm, hồ sơ mới
tuyển.
- Kiểm tra hồ sơ đầu năm,…
- Kiểm tra TCTĐ (giai đoạn I)
- Kiểm tra việc thu các khoản đầu năm.
- Hồ sơ GV, tổ trưởng.
- Kiểm tra thực hiện TT22/2016.
Ổn định lớp. Trang trí lớp học.
- Kiểm tra dự giờ chuyên đề.
- Đánh giá, xếp loại GV.
Kiểm tra hồ sơ GV-Lần 1.
- Kiểm tra việc đánh giá theo
TT22/2016.
- Kiểm tra việc tổ chức thi GV giỏi cấp
trường.
- Kiểm tra soạn giảng đột xuất.
- Nắm việc thực hiện Nội quy, quy chế

Phân công

Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.

Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra
Tổ kiểm tra:
TTND.
Tổ kiểm tra (Tổ
trưởng).
Tổ kiểm tra.
Tổ trưởng.
Tổ kiểm tra
(PHT).
Tổ kiểm tra:
(HT+TT).
Tổ kiểm tra.

8


11

1

GV, các bộ
phận

2

GV


3

GV

4

GV, HS

5

Tổ CM-GV

1

GV- PHT

2

TQ, KT

3

CSVC

4

GV

12


01

02

3

5

GV, HS

1

KT, TQ

2

HT

3

GV

4

CSVC

1

GV, NV


2

GV

3

GV, HS

1

GV, HS

2

GV

Kiểm tra việc thực thi các Kế hoạch.
Kiểm tra kết quả thi VS-CĐ học sinh.
Kiểm tra dự giờ chuyên đề.
Đánh giá, điều chỉnh, hồ sơ giáo viên.
Kiểm tra việc chuẩn bị đưa học sinh thi
VS-CĐ.
Kiểm tra hồ sơ thi GV giỏi, chữ đẹp
cấp Trường.
- Kiểm tra dự giờ chuyên đề.
- Đánh giá, xếp loại GV.
- Kiểm tra kinh phí cuối năm. Quyết
toán, dự toán.
Kiểm tra CSVC. Lập kế hoạch duy tu,

sửa chữa.
Kiểm tra công tác chủ nhiệm.
Kiểm tra tổ chức KTĐK cuối HKI:
Thực hiện quy chế kiểm tra.
- Kiểm tra hồ sơ GV - Lần 2.
-Kiểm tra TCTĐ (Giai đoạn 2).
Kiểm tra tài chính; Quyết toán, dự toán.
Kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch xây
dựng môi trường thân thiện.
Kiểm tra dự giờ chuyên đề.
Kiểm tra CSVC trước, trong sau Tết.
Việc niêm phong, bảo quản.
Thực hiện ngày giờ công, công tác chủ
nhiệm.
Kiểm tra dự giờ chuyên đề.
Kiểm tra việc bồi dưỡng học sinh chưa
hoàn thành. Nâng cao chất lượng giảng
dạy.
Kiểm tra việc xây dựng chuyên đề Toán
lớp 5.
Kiểm tra dự giờ của GV.

Tổ kiểm tra (HT).
Tổ kiểm tra
(PHT).
Tổ kiểm tra
(HT+PHT).
Tổ kiểm tra
(HT+TPT).
Tổ kiểm tra

(HT+CTCĐ).
Tổ kiểm tra (HT).
Tổ kiểm tra (HT).
HT- KT.
Tổ kiểm tra
(PHT).
Tổ kiểm tra (HT+
CTĐ+ TTND).
Tổ kiểm tra (HT).
Tổ kiểm tra (HT).
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm
tra(HT+PHT
+KT).
Tổ kiểm tra
(PHT).
Tổ kiểm tra
(PHT).
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra
(HT+PHT).
9


3

Tổ trưởng


4

GV

1
2
4

Hồ sơ HS
GV, Đoàn thể

3

GV

4

Tổ xét
HTCTTH

1

GV

2

GV

3


GV
Thư viện

4

GV

1

GV

2

GV

3

PHT, NV

4

CSVC

1

GV-TPT

2
3


NV
CSVC

5

6

7

Kiểm tra việc mở Chuyên đề. Hồ sơ kế
hoạch tổ.
Kiểm tra việc giáo dục theo chủ điểm.
Kiểm tra Hồ sơ lớp 5 – lần 1.
Kiểm tra Kế hoạch Xanh-Sạch-Đẹp.
Kiểm tra việc tự dự giờ của GV.
Kiểm tra viẹc khắc phục hồ sơ lớp 5.
Kiểm tra TCTĐ (Giai đoạn 3)
KTĐK cuối HKII. Đánh giá, xếp loại
HS.
Kiểm tra việc học sinh chưa hoàn thành
kiểm tra lại – Lần 1.
-Kiểm tra CSVC cuối năm. Niêm
phong, bảo quản.
- Quản lí thư viện-Thiết bị.
Tổng kết các phong trào.
Phat sổ lien lạc HS cuối năm.
Việc dạy thêm, học thêm.
Việc trực hè theo phân công.
Cấp phát chứng nhận HTCTTH.
Việc chuẩn bị sửa chữa trong hè.

Sinh hoạt đội trong hè.
Việc trực hè theo phân công.
Việc kiểm kê CSVC.

Tổ kiểm tra
(HT+PHT).
Tổ kiểm tra
(HT+PHT).
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra
(HT+PHT).
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra
(HT+PHT).
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra
(PHT).
Tổ kiểm tra (HT).
Tổ kiểm tra (HT).
Tổ kiểm tra
(HT+KT).
Tổ kiểm tra
(HT+PHT).
Tổ kiểm tra.
Tổ kiểm tra.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở phân công cụ thể cho từng tháng trong năm, Tổ kiểm tra thực hiện
đúng theo kế hoạch đã đưa ra. Kế hoạch trên được triển khai trong Tổ kiểm tra và
Hội đồng sư phạm.
* Chế độ báo cáo kết quả kiểm tra, lưu hồ sơ kiểm tra.
- Trên cơ sở ghi nhận tại biên bản kiểm tra, các ý kiến giải trình của đối
tượng kiểm tra, Tổ báo cáo kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng xem xét, xác minh lại khi
cần thiết, sau đó ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm
10


tra, cho Ban kiểm tra để lưu chung hồ sơ kiểm tra và công khai tại cuộc họp toàn
trường gần nhất, bảng tin.
- Hồ sơ kiểm tra của Tổ kiểm tra gồm có: Hồ sơ của cá nhân (Đề cương kiểm
tra cá nhân, bản ghi kết quả kiểm tra các nội dung được phân công) và hồ sơ của Tổ
(Quyết định kiểm tra, đề cương kiểm tra của tổ, văn bản báo cáo của đối tượng,
biên bản họp tổ, biên bản họp với đối tượng kiểm tra thông qua kết quả kiểm tra,
biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra). Hồ sơ kiểm tra được nộp và lưu tại
Ban kiểm tra nội bộ trường học.
- Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu và khi có vụ việc xảy ra (kể cả khi đã
giải quyết).
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD-ĐT;
- Các bộ phận, công khai;
- Lưu: VT.

Duyệt của phòng GD&ĐT Hòa Bình
Hòa Bình, ngày

tháng năm 2017
TRƯỞNG PHÒNG

11



×