Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kế hoạch giáo dục lịch sử địa lý địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.21 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG TH VĨNH BÌNH A
Số:

/KH-THVBA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Vĩnh Bình, ngày…. tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH
Dạy học môn Lịch Sử và Địa lí địa phương năm học 2017 - 2018
Căn cứ công văn số 5982/BGDĐT-GD ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung chương trình Giáo dục địa phương;
Căn cứ công văn số 722/SGDĐT-MN-TH ngày 14/8/2017 của Sở Giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và
học cấp tiểu học năm học 2017-2018;
Căn cứ tình hình thực tế, Trường TH Vĩnh Bình A xây dựng Kế hoạch
thực hiện dạy học môn Lịch sử và Địa li địa phương năm học 2017-2018 như
sau:
I. YÊU CẦU
Cung cấp những kiến thức dạy môn Lịch sử và Địa lí địa phương nhằm
giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về mảnh đất, con người; truyền thống
đấu tranh và những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu và huyện
Hòa Bình.
II. THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Môn học có nội dung giáo dục địa phương
a)Lịch sử địa phương
Lớp 4: 02 tiết; Lớp 5: 02 tiết


b)Địa lí địa phương
Lớp 5: 02 tiết
c)Đạo đức (tiết dành cho địa phương)
- Lớp 1: 01 tiết. Nội dung: Giữ gìn các di tích lịch sử-Văn hóa tại địa
phương.
- Lớp 2: 02 tiết. Nội dung: Tiết 1: Em yêu quê hương; tiết 2: Giữ gìn các
di tích lịch sử-Văn hóa tại địa phương.
- Lớp 3: 02 tiết. Nội dung: Tiết 1: Em yêu quê hương; tiết 2: Giữ gìn các
di tích lịch sử-Văn hóa tại địa phương.
- Lớp 4: 02 tiết. Nội dung: Tiết 1: Tự hào truyền thống quê hương; tiết 2:
Giữ gìn các di tích lịch sử-Văn hóa tại địa phương.
- Lớp 5: 02 tiết. Nội dung: Tiết 1: Tự hào truyền thống quê hương; tiết 2:
Giữ gìn các di tích lịch sử-Văn hóa tại địa phương.
2. Nội dung, tài liệu giảng dạy
1


2.1. Tài liệu dạy - học Lịch sử địa phương tỉnh Bạc Liêu.
Phần I: Tìm hiểu Lịch sử tỉnh Bạc Liêu
Bài 1: Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành tỉnh Bạc Liêu (nội dung
chung của tỉnh): lớp 4.
Bài 2: Các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bạc Liêu (nội dung chung của
tỉnh): lớp 5.
Phần II: Bạc Liêu – mảnh đất giàu truyền thống cách mạng: toàn cấp.
2.2. Tài liệu dạy học Địa lý địa phương tỉnh Bạc Liêu.
- Tiết 1: học phần I và phần II: Thế mạnh kinh tế của tỉnh Bạc Liêu.
- Tiết 2: học phần VI: huyện Hòa Bình.
3. Thời lượng giảng dạy:
Nội dung giáo dục địa phương đã được cụ thể hoá trong Phân phối
chương trình các môn học do Bộ GD&ĐT ban hành, các Tổ chuyên môn, giáo

viên căn cứ thực hiện theo báo giảng của Tổ trưởng.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Các Tổ chuyên môn cần kết hợp việc dạy học trên lớp, ngoại khoá,
thông qua băng đĩa về các điểm di tích của huyện, vi deo giới thiệu về xây dựng
nông nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lý
và các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương để vừa làm phong phú nội
dung học, vừa hình thành ở học sinh phương pháp tìm hiểu văn học, lịch sử, Địa
lí địa phương.
- Căn cứ các nguồn tài liệu, tư liệu tham khảo, giáo viên soạn giáo án dạy
học gồm các yêu cầu như đối với giáo án dạy học các nội dung chính khóa theo
quy định và đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình dạy học môn Lịch
sử và Địa lí địa phương.
- Các Tổ chuyên môn quản lí kế hoạch dạy học, giáo án dạy học của giáo
viên.
Trên đây là kế hoạch tổ chức triển khai việc thực hiện nội dung dạy học
môn Lịch sử và Địa lí địa phương năm học 2017 - 2018. Đề nghị các Tổ chuyên
môn thực hiện nghiêm túc nội dung kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các thành viên có ý
kiến phản ánh kịp thời về Tổ chuyên môn, phó hiệu trưởng để tìm biện pháp giải
quyết, khắc phục.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo trường;

HIỆU TRƯỞNG

- Tổ CM;
- Lưu: VT.

2




×