Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử địa phương qua các hoạt động ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.6 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG THƠNG QUA CÁC HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHĨA”


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục lịch sử địa phương ở trường phổ thông là một trong những

hoạt động quan trọng giáo dục cho các em về lịng u q hương, hình
thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh
nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Giảng dạy Lịch sử địa phương góp phần khơng nhỏ vào việc giáo
dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Điều
này có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lịng u
nước tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam. Bắt đầu từ lịng tự hào về
những chiến cơng của cha anh mình đã làm nên ngay ở trong làng xóm
thân yêu thi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh cũng tự hào với
những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến
nay đặc biệt là trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Học sinh không
những tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh tạo
mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ xây
dựng, sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài
giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên những sản


phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những ngành nghề truyền thống,
gây cho các em ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công
ở địa phương là một trong những nội dung hướng nghiệp của bộ môn
Lịch sử.
Việc giảng dạy Lịch sử địa phương ở trường phổ thông còn thể hiện
mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, “Cái riêng khơng
tồn tại ngồi mối liên hệ với cái chung”. Việc giảng dạy Lịch sử địa
phương trong chương trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn
những khái niệm về sự chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh
tế, xã hội trong các giai đoạn phát triển của lịch sử. Điều này rất quan
trọng để phát triển tư duy lịch sử của học sinh.
Dạy học lịch sử địa phương làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử
tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang xây dựng khắp mọi nơi trên đất
nước ta, bước đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc


nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân lao động ở mỗi địa
phương.
Dạy học lịch sử địa phương cũng góp phần giáo dục lịng tự hào về
quê hương cho học sinh. Thành tựu về chiến đấu và xây dựng Chủ nghĩa
xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả nước.
Sự hi sinh anh dũng của các con em địa phương trong sự nghiệp giữ nước
đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ.
Lịch sử địa phương giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động, kính
trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, từ đó xác định nghĩa vụ bảo
vệ, giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương.
Việc giảng dạy Lịch sử địa phương có thể làm cho học sinh nắm
vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “tự nhiên - con
người - xã hội”, thấy được vai trò của con người tác động đến việc cải
tạo chinh phục tự nhiên một cách hợp quy luật, thiên nhiên phục vụ

nhiều nhất cho con người … học sinh hiểu rõ rằng: chỉ có chế độ xã hội
chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “làm chủ
thiên nhiên - làm chủ con người - làm chủ xã hội”, khi được cải tạo và
chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch sử,
đem lại nó ấm, hạnh phúc cho con người.
Qua đó, chúng ta thấy sự cần thiết phải tăng cường, cải tiến về nội
dung và phương pháp, đẩy mạnh việc dạy học lịch sử địa phương trong
nhà trường phổ thông hiện nay.
Việc giảng dạy Lịch sử địa phương trong trường phổ thơng tại Bình
Dương hiện nay cịn rất nhiều khó khăn như: Sách, tài liệu đã được biên
soạn ít, nội dung mới chỉ tập trung vào vấn đề lịch sử cách mạng. Trong
khi đó, các vấn đề về lịch sử kinh tế, văn hóa của địa phương lại khơng
có tài liệu biên soạn; kinh phí và phương tiện chưa đáp ứng được yêu cầu
chung của bộ mơn…
Vì vậy khi giảng dạy, giáo viên phải tự tìm hiểu thu thập và sưu tầm
tài liệu.
Cũng vì những khó khăn trên mà dẫn đến trong quan niệm của một
số giáo viên và học sinh coi việc dạy và học lịch sử địa phương là một
nhiệm vụ thứ yếu. Cho nên giáo viên chưa thực sự chú trọng đầu tư cho


phần này. Cịn học sinh thì chỉ học cho qua quýt. Việc dạy và học chỉ gói
gọn trong 2 tiết tại lớp học, giáo viên thuyết trình - học sinh ghi chép …,
vì vậy hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và thực trạng của việc
dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thơng tại Bình Dương hiện nay,
Qua ba năm học 2012 đến 2015 bản thân tôi và tổ lịch sử, Trường tiểu
học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Ngô Thời Nhiệm đã mạnh
dạn áp dụng một cách làm nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học
lịch sử địa phương để việc “học” phải thực sự gắn liền với “hành”. Tổ

chức cho học sinh tham quan thực tế tại địa phương. Từ thực tế áp dụng
hình thức dạy học này, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm và đúc kết thành
đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương
thơng qua các hoạt động ngoại khóa”.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và công
văn số 289/SGDĐT – TrH-TX năm 2012 của Sở giáo dục về việc hướng dẫn
thực hiện việc giáo dục lịch sử, địa lý địa phương Bình Dương, trong
phần lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông chương trình
chuẩn được bố trí thời lượng 2 tiết cho mỗi khối lớp với nội dung như
sau:
Khối 10: Các di tích lịch sử - văn hóa gồm các bài:
+ Các di tích khảo cổ
+ Di tích kiến trúc – nghệ thuật chùa Hội Khánh
+ Di tích Lịch sử
Khối 11: Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống gồm các
bài:
+ Nghề gốm
+ Nghề sơn mài
+ Nghề chạm khắc (điêu khắc) gỗ
+ Các nghề thủ cơng truyền thống khác
Địa lý hành chính và cư dân qua các thời kỳ gồm các bài:
+ Lịch sử hình thành khai phá
+ Địa lý hành chính


Khối 12: Những chiến thắng lớn trong giai đoạn kháng chiến chống
Pháp và Mỹ gồm các bài:
+ Những chiến thắng lớn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp
+ Những chiến thắng lớn trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

Phạm vi đề tài này, tơi xin trình bày kinh nghiệm của bản thân khi
tiến hành dạy học lịch sử kinh tế văn hóa của Bình dương gồm các khối
lớp 10 và 11.
1. Giáo viên chuẩn bị:
a. xác định mục tiêu của bài học:

Làm phong phú trí thức và khắc sâu những hiểu biết của học sinh

về quê hương Bình Dương.
Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, lòng yêu lao động, tính
tổng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, niềm tự hào về những nghề
thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở
địa phương đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng, biết trân trọng và giữ
gìn những di sản văn hóa của quê hương.
Hình ảnh những khái niệm về nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn các di tích
văn hóa và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Cho học sinh
nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Học sinh thông qua hoạt động học tập và nghiên cứu lịch sử địa
phương, được rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thực tế, thu thập thơng tin, tài
liệu, hình ảnh, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày về một vấn đề lịch
sử, được tập dượt nghiên cứu khoa học.
b. Tìm hiểu, sưu tầm và thu thập tài liệu, thơng tin về lịch sử
hình thành địa phương, tiềm năng kinh tế và truyền thống văn hóa
của địa phương Bình Dương. Đây là những kiến thức cơ bản giúp giáo
viên cần có để định hướng cho học sinh đi thực tế tại làng nghề và các di
tích văn hóa:
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam bộ, nằm trong Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp
tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ
Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng

Nai.Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh
Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83%
diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đơng Nam Bộ); dân số


1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành
chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã
Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc
Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã,
41 phường, 02 thị trấn).
Thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một
tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân
Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên một trong bốn
huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng
khơng phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm
1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng khơng phải hồn tồn là
địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975. Như vậy, trong lịch sử,
Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ
khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Vốn
gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay,
cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đơng Nam bộ, nhưng
đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và
sông Sài Gịn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình
Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề
nghiệp.
Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn
nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước.
Dưới thời thuộc địa của Pháp, như cách gọi của người đương thời, đó là
tỉnh lỵ của một “tỉnh miệt vườn” thuần nơng, chỉ có hai trục giao thơng
chính là sơng Sài Gịn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là

nông dân.
Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ít ai nghĩ rằng Bình
Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh cơng nghiệp hàng đầu
của cả nước. Bình Dương khi đó chỉ là một tỉnh thuần nơng, người dân
nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái. Kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ
thời khắc lịch sử, Ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy
với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thơng


thống, mở đường cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa
phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi
trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh,
dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy
mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về... Kinh tế - xã
hội của Bình Dương bắt đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp,
bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.
Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu
quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Đến
nay, tồn tỉnh có 28 khu cơng nghiệp và 8 cụm cơng nghiệp, với tổng
diện tích khoảng 10.000ha. Trong đó có những khu cơng nghiệp tiêu biểu
cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện
đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như
VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, … Bằng những chính sách phù hợp, đến
tháng 10 năm 2014, Bình Dương đã thu hút được 2.356 dự án đầu tư
nước ngoài với số vốn là 20 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, trên 17.000 doanh
nghiệp trong nước. Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại
được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là thành phố mới Bình Dương
với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính thức

đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014.
Khơng chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất
Bình Dương xưa và nay cịn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa
phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hịa quyện vào
lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất
độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lịng mỗi người dân. Tính đến nay,
tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được cơng nhận cấp quốc
gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được cơng nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình
phát triển vùng đất mang đậm nét văn hố làng nghề thủ cơng truyền
thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được
chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300
năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát
triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân


Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn
mài ở Tương Bình Hiệp…
Ngồi ra, đến với Bình Dương, các du khách cịn được tham quan
các danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham gia các lễ hội
truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn
lượt khách thập phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ
Dầu Một), vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng
(thị xã Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch
Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng,…; cùng thưởng thức vị ngon đặc trưng của
ẩm thực Bình Dương, thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường
An Thạnh, thị xã Thuận An) có lịch sử hơn 100 năm, được cơng nhận là
một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á…
Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người
Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục tạo được hình ảnh và ấn tượng sâu
sắc trong lòng của bạn bè quốc tế. Đó khơng chỉ là sự ấn tượng bởi kinh

tế phát triển, năng động, của một môi trường đầu tư thơng thống mà
cịn ở đơi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người Bình Dương đã
thể hiện thông qua các sản phẩm thủ công vừa đẹp mắt, vừa tinh tế,
chuyển tải trong đó những thơng điệp đối ngoại tốt đẹp ra thế giới.
Bình Dương ln là vùng đất của hội tụ. Thế và lực của Bình
Dương hơm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo
không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ
lịch sử. Đó là hành trang, là vốn liếng quan trọng để Bình Dương cất cách
trong thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.
c. Giáo viên liên hệ với địa phương - nơi có các làng nghề và nơi
có các di tích nhờ chủ của các cơ sở giúp đỡ để họ sắp xếp chuẩn bị
thời gian đón đồn học sinh. ( Khâu này giáo viên phải chuẩn bị trước
nhiều ngày).
d. Giáo viên phổ biến, hướng dẫn cách thức đi tham quan thực
tế:


Tổ chức chia lớp thành các nhóm theo các nội dung cần cho học
sinh tham quan thực tế và cử mỗi nhóm 1 trưởng và một phó nhóm chịu
trách nhiệm quản lý nhóm. Ví dụ khối lớp 10 tơi thường tổ chức cho học
sinh đi tham quan các điểm: Nhà tù Phú Lợi, Chùa Hội Khánh và Bảo tàng
tỉnh Bình Dương chia lớp thành ba nhóm:
+ Nhóm tìm hiểu về di tích nhà tù Phú Lợi với các nội dung: Địa điểm,
các biện pháp tra tấn điển hình, vụ đấu tranh điển hình của qn dân ta,
ảnh hưởng, được cơng nhận loại di tích nào (tỉnh hay quốc gia?), thời
gian cơng nhận?
+ Nhóm tìm hiểu về di tích chùa Hội Khánh: Địa điểm thời gian xây
dựng, các đợt trùng tu lớn, nét đặc trung về kiến trúc, nghệ thuật của
chùa, các bảo vật cịn lại của chùa, đóng góp của chùa trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và Mĩ của dân tộc …
+ Nhóm tìm hiểu về bảo tàng tỉnh Bình Dương: Địa điểm, nội dung và
bố cục của bảo tàng, điểm đặc biệt của bảo tàng, hướng đi tham quan,
các hiện vật, bảo vật của bảo tàng …
Lớp 11, tìm hiểu về các nghề và làng nghề thủ cơng truyền thống,
tôi tổ chức cho học sinh đi tham quan hai địa điểm: Làng gốm Lái Thiêu
( công ty TNHH Gốm sứ Cường Phát), và làng Sơn mài Tương Bình Hiệp.
Chia lớp thành hai nhóm là nhóm tìm hiểu về quy trình và các cơng đoạn
làm gốm, và nhóm tìm hiểu về quy trình và các cơng đoạn làm tranh sơn
mài, giá trị kinh tế của các sản phảm thủ công truyền thống …
+ yêu cầu học sinh chuẩn bị cho chuyến thực tế: mỗi cá nhân phải có
sổ, bút ghi chép, Mỗi nhóm phải có ít nhất một thiết bị ghi hình như điện
thoại có chức năng ghi hình, máy ảnh, máy quay phim…
- Giáo viên quán triệt tinh thần để các em ý thức được đây là chiến
thực tế để học tập chứ không phải là đi chơi, làm sao khi trở về mỗi em
phải có cho mình một vốn tư liệu phong phú. Mỗi cá nhân phải ý thức kỷ
luật tốt để chuyến đi an toàn và trở về thu được kết quả tốt nhất.
Thời gian đi là một ngày, mỗi nhóm thống nhất tập trung tại trường
đúng giờ, lên xe và xuất phát đến điểm thực tế, không được đến trễ gây
ảnh hưởng hay cản trở chuyến đi của nhóm.
Khi đến nơi phải chú ý lắng nghe và ghi chép tỉ mỉ những điều cần
tìm hiểu. ví dụ làng nghề thì phải tìm hiểu xem làng ấy có từ bao giờ?
q trình tồn tại và phát triển của nghề ấy ra sao? công đoạn cho ra
sản phẩm như thế nào? giá trị của sản phẩm ấy đối với địa phương….


hoặc cơng trình kiến trúc chùa Hội Khánh có từ khi nào, lối kiến trúc và
chất liệu xây dựng có gì đặc biệt, quá trình sửa chữa trùng tu bảo vệ ra
sao, giá trị của nó….
Sau khi kết thúc Chuyến đi thực tế, học sinh về viết bài thu hoạch (

Mỗi nhóm một bài theo chủ đề mà giáo viên đã giao). Bài thu hoạch phải
đảm bảo đầy đủ nội dung cần tìm hiểu về chủ đề (có miêu tả, tường
thuật, diễn giải và minh họa bằng hình ảnh chụp được qua chuyến đi).
Sau chuyến đi 1 tuần hoặc 10 ngày, nhóm sẽ mang bài thu hoạch đã
hồn chỉnh đến lớp để cho giáo viên và các bạn nhóm khác nghe và học
tập (Học sinh phải trình bày bài thu hoạch của nhóm mình trên phần
mềm Microsoft Powerpoint để có thể dễ dàng chèn hình ảnh minh họa).
2. Giáo viên tổ chức cho học sinh đi thực tế.
Ngay từ đầu năm khi lập kế hoạch năm học, Giáo viên phải đề
xuất kế hoạch với nhà trường để từ đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết
như xe, nhân sự, kinh phí để phục vụ chuyến đi. Mỗi chuyến đi giáo viên
tổ chức cho một khối. Mỗi lớp chia thành một số nhóm gồm các nhóm có
cùng chủ đề đi theo sự hướng dẫn quản lý của thầy cô đi cùng. (Thực tế
tại trường Ngô Thời Nhiệm sẽ huy động giáo viên bộ môn và phối hợp
một số bộ môn liên quan như Địa lý, Giáo dục công dân, và giáo viên
giám thị tổ chức và quản lý học sinh tham quan và học tập).
3. Giáo viên tổng hợp bài thu hoạch và tổ chức cho học sinh
trình bày báo cáo về kết quả chuyến đi thực tế:
-

Trước khi đến tiếp cuối của bài dạy lịch sử địa phương giáo viên tập

hợp các bài thu hoạch của học sinh để kiểm tra xem các em đã tiếp thu
và trình bày như thế nào.
- Đến tiết dạy, giáo viên gọi từng nhóm lên trình bày báo cáo. Trình
bày xong, các nhóm khác có thể nhận xét cho nhau.
Cuối Cùng giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả của các nhóm
(về cách diễn đạt, trình bày trong bài viết thu hoạch, nội dung trình bày
so với yêu cầu, sự tỉ mỉ khoa học về kiến thức của các nhóm qua q
trình thu thập tài liệu...)

Động viên, khích lệ các em bằng nhiều cách như có thể thêm cột
điểm hệ số 1 cho các em …
III. KẾT QUẢ:


- Với cách thức tổ chức cho các em học tập phần lịch sử địa phương

như trên, mặc dù các em có thể khơng có con điểm cụ thể nào nhưng
cái được cho các em theo tơi nghĩ cịn hơn con điểm 10. Bởi vì qua
chuyến đi thực tế, các em học sinh đã:
- Tìm hiểu về một phần của địa phương, các em trực tiếp được chứng

kiến quá trình ra đời của một tác phẩm(gốm, tranh sơn mài), tự tay làm
tư sản phẩm hoặc chứng kiến, tìm hiểu về quy trình làm sơn mài, hay
các sản phẩm gốm, được tận mắt chứng kiến một ngôi chùa cổ với
những lối trang trí và điêu khắc tỉ mỉ của ngơi chùa tiêu biểu cho kiến
trúc chùa Nam Bộ cuối thế kỷ XIX. Từ đó các em được củng cố khắc sâu
những kiến thức về lịch sử Bình Dương, thấy được nét đẹp của quê
hương mình.
- Các em càng thấy tự hào hơn về đất nước Việt Nam, về quê hương
Bình Dương: Khơng chỉ giàu truyền thống anh hùng, bất khuất góp phần
chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, mà Bình
Dương cịn là q hương giàu đẹp với những nghề truyền thống, sự tài
giỏi, khéo léo, sáng tạo của người dân địa phương đã làm ra những sản
phẩm nổi tiếng.
- Từ đó các em càng thêm yêu lao động, kính trọng nhân dân lao
động và biết quý trọng thành quả lao động, càng thấy trân trọng và ý
thức cao, thấy mình cần phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát triển
những giá trị tốt đẹp của địa phương.
- Qua công tác thực tế, các em được bồi dưỡng những kỹ năng cần

thiết trong việc vận dụng tri thức lý thuyết vào việc giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi. đây là cơng việc nghiên cứu
khoa học, cần phải có ý thức nghiêm túc, sự say mê, sáng tạo, có kỹ
năng phân tích, so sánh, đánh giá khái quát, tổng hợp. góp phần rèn
luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh. các
em thấy được nét độc đáo đặc thù của lịch sử địa phương mình, song
vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử
nhân loại.
- chúng ta bảo các em là phải biết yêu quê hương và phải có ý thức
bảo vệ và xây dựng quê hương. Nhưng chỉ nói với các em như vậy thì
khơng biết các em ghi nhớ và thực hiện được bao nhiêu….


-

Mặc dù khả năng tiếp thu và trình bày của các em cịn hạn chế

Nhưng tơi thấy hiệu quả của việc dạy và học lịch sử địa phương qua
những chuyến đi thực tế cịn hơn cả những gì mà chúng ta cố nhồi nhét
vào đầu các em trong hai tiết dạy trên lớp và bắt các em phải “nhớ đi”.

KẾT LUẬN
Thực tiễn dạy học phần lịch sử địa phương bằng hình thức tổ
chức chuyến đi thực tế, Tơi nhận thấy kết quả dạy và học rất hiệu quả:
Học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức về lịch sử địa
phương, gắn lý thuyết với thực tế, rèn luyện được nhiều kỹ năng trong
học tập và cuộc sống. phát triển tồn diện cả bốn yếu tố Đức Trí Thể Mĩ,
rèn luyện được các kỹ năng trong cuộc sống như: kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin kỹ năng thuyết trình... bước
đầu tập dượt nghiên cứu khoa học cho học sinh….

Để thực hiện tốt việc dạy học lịch sử địa phương phần lịch sử
kinh tế văn hóa theo tơi cần làm tốt những việc sau:
-

Giáo viên phải tìm hiểu trước những kiến thức về lịch sử địa

phương.
Giáo viên xây dựng kế hoạch, liên hệ trước với địa phương cần đến

tham quan để được giúp đỡ.
- Phổ biến kế hoạch tham quan thực tế cho học sinh ( mục đích, yêu
cầu, cách thức ...)
Phối hợp với các bộ phận liên quan, tổ chức cho học sinh đi thực tế
- Tổ chức cho học sinh Báo cáo kết quả chuyến đi, học tập, rút
-

kinh nghiệm.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện của học sinh
Hình thức dạy học này tôi đã áp dụng hiệu quả khi dạy lịch sử địa

phương, phần lịch sử kinh tế văn hóa. Tuy nhiên theo tơi nó cũng có thể
áp dụng để tiến hành dạy học tất cả các phần của lịch sử địa phương như
lịch sử cách mạng, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa xã hội... nếu có sự đầu
tư về thời gian và kinh phí.
Dù tơi đã rất cố gắng, song, do khả năng còn hạn chế nên chắc
chắn bài viết này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp
góp ý để hồn thiện hơn. Xin cảm ơn


TP. Thủ Dầu Một tháng 3

năm 2016
Người viết

Lưu Xuân Trường



×