Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ BÁ KHÁNH HOÀNG

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ BÁ KHÁNH HOÀNG

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÂM CHÍ DŨNG

Đà Nẵng - Năm 2018




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................ 9
1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................. 9
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM .................................................. 9
1.1.2. Phân loại nguồn vốn của NHTM .................................................... 9
1.2. HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM ..................................... 13
1.2.1. Khái niệm hoạt động nhận tiền gửi ............................................... 13
1.2.2. Các hình thức nhận tiền gửi của NHTM ....................................... 13
1.2.3. Vai trò của hoạt động nhận tiền gửi .............................................. 15
1.2.4. Nội dung hoạt động nhận tiền gửi................................................. 17
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động nhận tiền gửi của NHTM ... 18
1.2.6. Rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi ............................................ 22
1.2.7. Nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhận tiền gửi của NHTM ...... 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................31
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN – TP.
ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 31



2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Agribank chi nhánh
Ngũ Hành Sơn ................................................................................................. 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, quản lý ......................... 34
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quận Ngũ
Hành Sơn thời gian qua (2014-2016).............................................................. 39
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ĐÀ NẴNG ................................... 43
2.2.1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hƣởng đến hoạt động tăng trƣởng
hoạt động nhận tiền gửi của chi nhánh trong thời gian qua............................. 43
2.2.2. Thực trạng triển khai các biện pháp trong hoạt động nhận tiền gửi ..... 48
2.2.3. Kết quả hoạt động nhận tiền gửi tại Agribank Ngũ Hành Sơn ..... 51
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI
TẠI AGRIBANK NGŨ HÀNH SƠN ............................................................. 63
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 63
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................... 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 68
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN NGŨ HÀNH
SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................... 69
3.1. CÁC ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 69
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Arigbank giai đoạn 2016 - 2020 ........ 69
3.1.2. Định hƣớng phát triển của Agribank Ngũ Hành Sơn giai đoạn
2016 - 2020...................................................................................................... 71
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 73
3.2.1. Khuyến nghị với Agribank chi nhánh Ngũ Hành Sơn .................. 73



3.2.2. Kiến nghị với Agribank ................................................................ 87
3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................. 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

ATM

Máy rút tiền tự động

POS

Máy bán hàng chấp nhận thẻ Ngân hàng để thanh toán

Agribank

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Agribank Chi
nhánh Ngũ
Hành Sơn


Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

VHĐ

Vốn huy động

NVHĐ

Nguồn vốn huy động

KH

Khách hàng

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

NHTM

PGD

Phòng giao dịch


TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TW

Trung ƣơng

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

SXKD

Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh

39

2.2

Tình hình cho vay tại Chi nhánh

41

2.3

Kết quả tài chính tại Chi nhánh

42

2.4

Một số chỉ số kinh tế vĩ mô ngắn hạn

44

2.5


Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng

48

2.6

Quy mô nhận tiền gửi giai đoạn 2014-2016

51

2.7

Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền giai đoạn 2014-2016

52

2.8

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2016

54

2.9

Tỷ trọng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2014 - 2016

55

2.10


Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng giai đoạn 2014-2016

57

2.11

Chi phí trả lãi tiền gửi giai đoạn 2014-2016

59

2.12

Lý do khách hàng gửi tiết kiệm tại chi nhánh

60

2.13

Sự hài lòng của khách hàng

61

3.1

Kế hoạch kinh doanh giai đoạn năm 2016-2020

71


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ
2.1

Tên sơ đồ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank chi nhánh
Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Trang

36


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện tập trung và
phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế, vì vậy tổ chức nguồn vốn của
Ngân hàng luôn đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu và có ý nghĩa quyết định
cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, giúp cho các NHTM thực hiện đƣợc
chức năng lƣu thông tiền tệ, chức năng tạo tiền cho nền kinh tế cũng nhƣ
chức năng là trung gian tài chính thúc đẩy hoạt động đầu tƣ, kích thích nền
kinh tế phát triển
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập quốc
tế, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế thì
đời sống của ngƣời dân ngày một nâng cao, nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng
cũng có xu hƣớng ngày càng tăng. Nguồn vốn của các ngân hàng đƣợc huy
động từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng chủ yếu vẫn là nguồn vốn từ tiền
gửi của các tổ chức và cá nhân. Vì thế, đây là thị trƣờng rất quan trọng, đầy

tiềm năng để ngân hàng mở rộng cung cấp các sản phẩm tiền gửi để thu hút
khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động nhận tiền gửi còn gặp nhiều khó khăn, do
việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong việc thu hút
khách hàng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động nhận tiền
gửi cũng nhƣ thói quen của nhiều khách hàng là thích dự trữ ngoại tệ và kim
loại quý tại nhà.
Trong thời gian qua, Nguồn vốn huy động tại Agribank Chi Nhánh Ngũ
Hành Sơn liên tục tăng trƣởng nhƣng so với định hƣớng phát triển thì những
kết quả đạt đƣợc còn khá là khiêm tốn làm ảnh hƣởng đến công tác cấp tín
dụng cho mọi thành phần kinh tế cũng nhƣ sự phát triển lâu dài của chi


2

nhánh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên,
nên tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn tập trung 3 mục tiêu chính sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động nhận tiền
gửi, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt
động nhận tiền gửi của NHTM
- Mô tả phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoạt động nhận tiền gửi từ
tổ chức kinh tế và dân cƣ của Agribank Chi Nhánh Ngũ Hành Sơn
- Đƣa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại
Agribank Chi Nhánh Ngũ Hành Sơn
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các câu hỏi

nghiên cứu sau:
- Nội dung của hoạt động nhận tiền gửi là gì? Những tiêu chí để đánh giá
hoạt động nhận tiền gửi của NHTM?
- Thực trạng hoạt động nhận tiền gửi của Agribank Chi Nhánh Ngũ
Hành Sơn trong thời gian qua nhƣ thế nào?
- Cần đề xuất những khuyến nghị gì để hoàn thiện hoạt động nhận tiền
gửi của Agribank Chi Nhánh Ngũ Hành Sơn?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động nhận tiền gửi của NHTM và thực
tiễn nhận tiền gửi tại Arigbank Chi Nhánh Ngũ Hành Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung : Phân tích thực trạng nhận tiền gửi tại Agribank Chi
Nhánh Ngũ Hành Sơn. Luận văn không nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro
trong hoạt động nhận tiền gửi.


3

+ Phạm vi về thời gian : Giai đoạn 2014-2016. Những khuyến nghị về
phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện nhận tiền gửi tại Agribank Chi
Nhánh Ngũ Hành Sơn đƣợc xem x t nghiên cứu áp dụng cho giai đoạn 20172020 và một số năm tiếp theo.
+ Phạm vi về không gian: Agribank Chi Nhánh Ngũ Hành Sơn
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, đối chiếu đƣợc vận dụng trong xây
dựng cơ sở lý luận và phân tích các thông tin phi định lƣợng và nghiên cứu đề
xuất giải pháp.
b. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tế quá trình hoạt động của bộ máy kế toán, các quy trình
nghiệp vụ để nắm bắt, hiểu rõ đƣợc hoạt động nhận tiền gửi tại Agribank Chi

Nhánh Ngũ Hành Sơn
c. Phương pháp thống kê
Các phƣơng pháp thống kế đƣợc sử dụng bao gồm : phân tích sự biến động
theo thời gian; phân tích cơ cấu; phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch,..để phân
tích đánh giá thực trạng hoạt động nhận tiền gửi tại Agribank Chi Nhánh Ngũ
Hành Sơn trong thời gian qua
d. Phương pháp điều tra, khảo sát
Thực hiện khảo sát ý kiến các nhân viên phòng kế toán – ngân quỹ nhằm tìm
hiểu về những vấn đề nảy sinh trong nhận tiền gửi tại Agribank Chi Nhánh Ngũ
Hành Sơn
Đề tài cũng sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các khách hàng có giao dịch gửi
tiền tại Agribank Chi Nhánh Ngũ Hành Sơn
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng
thƣơng mại.


4

Chương 2: Thực trạng hoạt động nhận tiền gửi tại Argibank - Chi Nhánh
Quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm thiện hoạt động nhận tiền gửi tại
Argibank Ngũ Hành Sơn.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1. Các bài báo khoa học được công bố trên các Tạp chí khoa học
trong 3 năm gần nhất
a. Tạp chí tài chính
- Ths.Đƣờng Thị Thanh Hải (2014) “Nâng cao hiệu quả huy động vốn:
các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn”; Tạp chí tài chính số 05-2014.
Tác giả cho rằng trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng,

ngân hàng thì vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu chính là làm sao để huy động
đƣợc nguồn vốn đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng nguồn vốn trong điều kiện
kinh tế khó khăn. Nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng : Liên quan trực
tiếp đến quy mô hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng chủ động trong
kinh doanh, giúp ngân hàng nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng và quyết
định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Bài báo còn chỉ ra những nhân tố
ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn bao gồm các yếu tố bên ngoài: Môi
trƣờng cạnh tranh, môi trƣờng pháp lý.... và các yếu tố bên trong : Chiến lƣợc
kinh doanh, chính sách lãi suất.....
- Ths.Trịnh Thế Cƣờng - Agribank Chi nhánh Tràng An (2015) “Giải
pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Agribank”; Tạp chí tài chính số 8
kỳ 2 - 2015
Bài báo tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn của Agrbank. Thống kê về tình hình huy động tiền gửi tại Agribank
giai đoạn 2009-2014 có sự tăng trƣởng ổn định để đáp ứng nhu cầu cho vay
phát triển kinh tế. Hoạt động huy động vốn luôn giữ vai trò chủ đạo, luôn đảm


5

bảo nguồn vốn cho vay và khả năng thanh khoản của toàn hệ thống.Tổng
nguồn vốn huy động của Agribank đến năm 2014 đạt gần 691 ngàn tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một yêu cầu rất cấp thiết với Agribank. Mục tiêu
huy động vốn của Agribank giai đoạn 2016-2020 nhƣ sau: Tổng nguồn vốn
đạt 1400-1500 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trƣởng nguồn vốn 12%-15%/năm. Tỷ trọng
tiền gửi tiết kiệm dân cƣ và tiền gửi có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn 50%55%/năm.Tỷ trọng tiền gửi không kì hạn, số dƣ tiền gửi thanh toán trên tổng
nguồn vốn 25%-30%. Để đạt đƣợc mục tiêu đó tác giả đã chi ra khá chi tiết
các giải pháp huy động vốn.
+ Về cơ chế điều hành huy động vốn và kinh doanh vốn
+ Về cơ cấu nguồn vốn huy động

+ Về sản phẩm huy động vốn.
+ Về quy trình giao dịch trong hoạt động huy động vốn.
+ Về kênh Phân phối
+ Về cơ chế khuyến khích trong huy động vốn
+ Về công nghệ thông tin trong hoạt động huy động huy động vốn.
6.2. Các luận văn Cao học đã bảo vệ trong 3 năm gần nhất tại Đại học
Đà Nẵng
a. Luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Thùy Dung bảo vệ năm 2015
với đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á,
chi nhánh Đắk Lắk.”
- Về mặt lý luận : Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy động
vốn của NHTM, tầm quan trọng cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt
động huy động vốn.
- Về mặt thực tiễn: tác giả đã phân tích, đánh giá một cách có hệ thống
thực trạng hoạt động huy động vốn, nêu ra đƣợc những thành tích đạt đƣợc,
những tồn tại cần khắc phục và tìm ra các nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng


6

đến chất lƣợng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn từ năm
2009-2013 đồng thời đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện mang tính cụ
thể, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Ngân hàng tác giả đang nghiên cứu.
b. Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Diễm Thúy bảo vệ năm 2014 với
đề tài “ Huy động tiền gửi tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nam Việt Chi
nhánh Đà Nẵng”
- Về mặt lý luận : Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động tiền
gửi của NHTM, nêu ra đƣợc khá chi tiết các nội dung, tiêu chí đánh giá hoạt
động huy động huy động tiền gửi tại NHTM.
- Về mặt thực tiễn : Tác giả đã đánh giá đƣợc hoạt động kinh doanh của

ngân hàng này trong giai đoạn 2011-2013, những biện pháp ngân hàng đã sử
dụng trong thời gian qua, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại
từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để phù hợp với chi nhánh để tăng cƣờng
hoạt động huy động tiền gửi.
c. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hoàng Thơ bảo vệ năm 2015 với
đề tài “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Bảo Việt chi nhánh Đà Nẵng”
- Về mặt lý luận : Tác giả đã làm sáng tỏ lý luận chung về hoạt động huy
động vốn của NHTM, vai trò của hoạt động huy động vốn, nêu ra đƣợc tiêu chí
phản ánh kết quả và nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của
NHTM.
- Về mặt thực tiễn:Về mặt thực tiễn: tác giả đánh giá đƣợc thực trạng
hoạt động huy động vốn, những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế
trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng này trong giai đoạn từ năm
2013-2015, đồng thời, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện hoạt
động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bảo Việt Chi nhánh Đà Nẵng
d. Luận văn thạc sỹ của tác giả Trà Hồ Thùy Trang bảo vệ năm 2015 với
đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn gửi tiết
kiệm tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Đà Nẵng”


7

- Về mặt lý luận: Tác giả đã nhận diện đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến
quyết định gởi tiết kiệm.
- Về mặt thực tiễn: Tác giả đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động huy động
vốn, những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng này và đã đƣa ra những khuyến nghị cụ thể để khác
phục những khuyết điểm còn tồn tại .
e. Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Phƣơng Hạnh bảo vệ năm 2015

với đề tài “Giải pháp marketing trong huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Ngũ Hành Sơn”.
Về mặt lý luận: Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về
Marketing trong huy động tiền gửi của NHTM, nêu ra đƣợc nội dung và mục
tiêu của marketing và những nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả marketing trên
lĩnh vực huy động tiền gửi.
Về mặt thực tiễn: Tác giả đã đánh giá đƣợc thực trạng marketing trong
và tầm quan trong của nó đối với hoạt động huy động tiền gửi, những thành
công đạt đƣợc cũng nhƣ một số hạn chế và nguyên nhân của ngân hàng này,
đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển, hoàn thện marketing để áp dụng
vào hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Ngũ Hành Sơn.
f. Luận văn thạc sỹ của tác giả Phan Thị Phƣơng Dung bảo vệ năm 2015
với đề tài “Hoàn thện hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thƣơng Việt Nam- chi nhánh Đà Nẵng”
Về mặt lý luận: Tác giả đã hệ thống hóa nội dung cơ bản về hoạt động
nhận tiền gửi của NHTM, vai trò của hoạt động nhận tiền gửi, nêu ra đƣợc
những tiêu chí phản ảnh kết quả hoạt động nhận tiền gửi của NHTM và
những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhận tiền gửi của NHTM
Về mặt thực tiễn: Tác giả đã đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động nhận
tiền gửi, những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế của hoạt động nhận


8

tiền gửi tại ngân hàng này trong giai đoạn 2011-2013, đồng thời đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhận tền gửi tại Tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
Tuy có rất nhiều điểm có thể kế thừa từ các nghiên cứu trên nhƣng qua
tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể nhận thấy đƣợc khoảng trống

nghiên cứu:
- Hoạt động huy động vốn đã đƣợc nghiên cứu khá nhều do tính chất
quan trọng của nó cả về lý luận lẫn thực tiễn. Đa số các đề tài nghiên cứu ở
trên thƣờng thực hiện cho cả hệ thống NHTM hoặc từng ngân hàng cụ thể.
Kết quả của những nghiên cứu trên đây đã chỉ ra đƣợc mặt ƣu và nhƣợc điểm
của hoạt động huy động vốn, cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác huy động vốn, các nghiên cứu cũng nêu ra những yếu tố ảnh hƣởng
đến việc gửi tiết kiệm và tầm quan trọng của marketing trong hoạt động huy
động vốn từ đó giúp ngân hàng nắm bắt đƣợc đƣợc yêu cầu, nguyện vọng của
khách hàng và đƣa ra những sản phẩm phù hợp.Tuy nhiên đối với mỗi ngân
hàng thì thực trạng huy động vốn là khác nhau do đặc điểm thực tiễn phát
sinh tại mỗi đơn vị là khác nhau cũng nhƣ các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại
một giai đoạn kinh tế khác nhau, tuy cơ sở lý luận và cách tiếp cận của những
đề tài trên là đồng nhất. Hầu nhƣ các đề tài chỉ phù hợp với chính ngân hàng
và giai đoạn đƣợc nghiên cứu. Mặt khác đề tài huy động vốn bằng tiền gửi lại
có khá ít các nghiên cứu và trong thời gian qua tại Agribank Chi Nhánh Ngũ
Hành Sơn chƣa có công trình nào thực hiện nghiên cứu
Vì thế, việc nghiên cứu về hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là
hết sức cần thiết, giúp cho Ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và có
hiệu quả hơn, đặc biệt, nghiên cứu này càng có ý nghĩa trong bối cảnh hệ
thống ngân hàng Việt Nam vừa trải qua giai đoạn khó khăn.


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM
Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại là những giá trị tiền tệ do bản
thân ngân hàng thƣơng mại tạo lập hoặc huy động đƣợc dùng để cho vay, đầu
tƣ hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
1.1.2. Phân loại nguồn vốn của NHTM
a. Vốn tự có
Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào
mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định
sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ
vốn tự có đƣợc coi nhƣ tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy
trì khả năng thanh toán trong trƣờng hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có
cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: VTC của NHTM bao
gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác
(nhƣ chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhận chƣa phân phối…)
-Vốn điều lệ
Vốn điều lệ đƣợc quy định trong điều lệ của NHTM và tối thiểu phải
bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập
một ngân hàng. Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữu
của từng loại hình ngân hàng. Đối với ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc do


10

Nhà nƣớc cấp 100%, đối với ngân hàng thƣơng mại ngoài Nhà nƣớc (NHTM
cổ phần…) đƣợc hình thành do các cổ đông đóng góp dƣới hình thức mua cổ
phần hoặc các bên tham gia liên doanh đóng góp.
-Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định (TSCĐ)

Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua TSCĐ để xây dựng nhà cửa, công
trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phƣơng tiện vận tải… phục
vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM. Nguồn hình thành của loại vốn
này có thể do ngân sách Nhà nƣớc cấp (đối với NHTM Nhà nƣớc) hoặc tích
lũy trong quá trình hoạt động của NHTM.
-Vốn khác
Ngoài 2 loại vốn trên, NHTM còn có các loại vốn khác nhƣ thặng dƣ
phát hành cổ phiếu, lợi nhuận để lại không phân phối…
- Các loại quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu:
Đƣợc hình thành theo quy định của pháp luật và nghị quyết của đại hội
cổ đông, đƣợc trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế.
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: đƣơc trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng
năm, nhƣng số dƣ của quỹ không đƣợc vƣợt quá vốn điều lệ
+ Quỹ dự phòng tài chính: đƣợc trích 10% lợi nhuận sau thuế, nhƣng số
dƣ của quỹ không đƣợc vƣợt quá 25% vốn điều lệ.
+ Quỹ đầu tƣ phát triển, Quỹ khen thƣởng phúc lợi: ngân hàng đƣợc tự
trích từ lợi nhuận sau thuế theo nhu cầu sử dụng.
- Thặng dƣ vốn cổ phần: là phần chênh lệch mà cổ đông phải trả thêm so
với mệnh giá của cổ phiếu, để đƣợc sở hữu cổ phiếu.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: thể hiện giá trị chênh lệch giữa giá trị
tài sản của ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính só với thời điểm ghi
nhận tài sản vào bảng cân đối của ngân hàng.
- Lợi nhuận chƣa phân phối: là phần thu nhập của ngân hàng đƣợc giữ
lại trong quá trình kinh doanh.


11

b. Vốn huy động dưới hình thức tiền gửi
Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng

thƣơng mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có đƣợc quyền sử dụng vốn
và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngƣời gửi. Ngân
hàng có thể huy động vốn từ dân cƣ, các tổ chức kinh tế – xã hội... với nhiều
hình thức khác nhau.
- Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền của các doanh nghiệp và cá
nhân gửi vào ngân hàng với mục đích là sử dụng các dịch vụ thanh toán của
ngân hàng. Khoản tiền gửi thanh toán này có thể đƣợc trả lãi (trả lãi thấp)
hoặc không đƣợc trả lãi tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng. Ngƣời gửi tiền vào
ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền, trả hộ tiền... với một mức phí thấp.
Các ngân hàng có thể sử dụng các số dƣ tiền gửi khách hàng vào các hoạt
động của mình.
-Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều doanh
nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu kỳ xác định.
Họ gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi. Tuy khoản tiền này không tiện lợi
bằng tiền gửi thanh toán (do khi cần tiền phải đến ngân hàng để rút) nhƣng bù
lại tiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn đƣợc
ghi trên hợp đồng.
-Tiền gửi tiết kiệm dân cƣ: Trong cộng đồng dân cƣ luôn có những
ngƣời có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm thực
hiện các mục đích bảo toàn và sinh lời đối với những khoản tiền đó. Ngƣời
gửi tiết kiệm sẽ có sổ tiết kiệm xác định rõ thời gian và hình thức trả lãi đã
thoả thuận với ngân hàng. Hiện nay tiền gửi tiết kiệm là khu vực tiềm năng
đồng thời là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, để thu hút nguồn tiền
này các ngân hàng luôn đƣa ra các hình thức huy động đa dạng nhƣ tiết kiệm
bằng VNĐ, bằng vàng và bằng ngoại tệ, với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn và với


12

nhiều kỳ hạn để ngƣời gửi có nhiều cơ hội lựa chọn cho phù hợp, tiện ích nhất

-Tiền gửi của các ngân hàng khác: Đây là nguồn tiền gửi có qui mô
thƣờng nhỏ, giữa các ngân hàng luôn có tiền gửi của nhau. Mục đích của việc
gửi tiền này là để đảm bảo thanh toán thuận tiện, phục vụ tối đa lợi ích cho
khách hàng của mình.
c. Nguồn đi vay
Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi vay
để đảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc... Các ngân hàng có thể vay ở:
- Vay ngân hàng nhà nƣớc: Khi các ngân hàng thƣơng mại có nhu cầu
cấp bách về vốn thì ngƣời dang tay cứu giúp sẽ là ngân hàng trung ƣơng.
Hình thức vay chủ yếu là tái chiết khấu (hay tái cấp vốn). Các ngân hàng
thƣơng mại sẽ mang các trái phiếu mà mình đã chiết khấu lên ngân hàng
trung ƣơng để tái chiết khấu. Thông thƣờng các ngân hàng trung ƣơng chỉ cho
tái chiết khấu những trái phiếu có chất lƣợng, thời hạn ngắn và phù hợp với
mục tiêu của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.
- Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là các khoản vay mƣợn lẫn nhau
giữa các ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác trên
thị trƣờng liên ngân hàng. Hình thức vay này rất đơn giản, ngân hàng vay chỉ
cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý.
Các khoản vay có thể không cần thế chấp hoặc thế chấp bằng các chứng
khoán của kho bạc. Các khoản vay này thông thƣờng có thời hạn ngắn chủ
yếu chỉ để giải quyết những nhu cầu tức thời.
- Vay trên thị trƣờng vốn: Các ngân hàng có thể phát hành giấy nợ (kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trƣờng vốn để huy động vốn trung và dài hạn
nhằm đáp ứng các nhu cầu cho vay trung và dài hạn và các nhu cầu đầu tƣ khác.
Những ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ có khả năng vay đƣợc nhiều
hơn các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ thƣờng vay gián tiếp thông qua các


13


ngân hàng đại lý hoặc đƣợc sự bảo lãnh của ngân hàng đầu tƣ. Khả năng vay
mƣợn này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính, các
hình thức phát hành, chuyển đổi, thời hạn của các công cụ nợ...
d. Nguồn khác
Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán, khoản khác
1.2. HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM
1.2.1. Khái niệm hoạt động nhận tiền gửi
Khái niệm hoạt động nhận tiền gửi của NHTM: Theo khoản 13 Điều 4
Luật TCTD 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân
dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền
gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho ngƣời gửi tiền
theo thỏa thuận.”
1.2.2. Các hình thức nhận tiền gửi của NHTM
a. Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào tổ chức tín dụng trên cơ sở có sự
thỏa thuận với tổ chức tín dụng nhận tiền về thời gian rút tiền. Đối với mỗi
loại kì hạn thì áp dụng một mức lãi suất tƣơng ứng trên nguyên tắc kì hạn dài,
lãi suất càng cao.
b. Tiền gửi không kỳ hạn
Là loại tiền gửi đƣợc khách hàng gửi vào các tổ chức tín dụng để thực
hiện các khoản chi trả, thanh toán. Thông thƣờng khách hàng gửi loại tiền gửi
này có thể rút bất cứ lúc nào nên sẽ không đƣợc trả lãi hoặc đƣợc trả lãi suất
rất thấp. Và đối với loại tiền gửi này, khách hàng đƣợc sử dụng các công cụ
thanh toán để chi trả nhƣ s c, ủy nhiệm chi và các lệnh chi khác.
c. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của tầng lớp dân cƣ vào tài khoản
tiết kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích tích lũy, sinh lời và an toàn tài sản.



14

- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: Tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi
tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền có thể rút tiền mà không phải theo định kỳ nhất
định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Do đó ngân hàng
không chủ động trong việc sử dụng tền gửi để cấp tín dụng vì phải đảm bảo
tồn quỹ để chi trả khi khách hàng có nhu cầu, vì vậy lãi suất thƣờng rất thấp.
Cho nên đối tƣợng của loại hình tiết kiệm này là khách hàng cá nhân có một
lƣợng tiền tạm thời nhàn rỗi do không thết lập đƣợc kế hoạch sử dụng tiền
trong tƣơng lai nên muốn gởi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lời
- Tiền gửi tiết kệm có kỳ hạn: Tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm
mà ngƣời gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo
thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm định kỳ
đƣợc thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an
toàn, sinh lợi và thiết lập đƣợc kế hoạch sử dụng tiền trong tƣơng lai. Đối
tƣợng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu
nhập ổn định và thƣờng xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc
hàng quýMục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi
tức có đƣợc theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút
đƣợc đối tƣợng khách hàng này.
d. Phát hành giấy tờ có giá
Khái niệm: Giấy tờ có giá là chứng nhận của NHTM phát hành để huy
động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM và
ngƣời mua. Bao gồm:
- Kỳ phiếu ngân hàng: là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân
hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cƣ, chủ yếu là để phục vụ cho
những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng nhƣ một dự án, một
chƣơng trình kinh tế,…



15

- Chứng chỉ tiền gửi (CDs): là công cụ vay nợ do ngân hàng bán cho
ngƣời gửi tiền với lãi suất nhất định và đƣợc lƣu thông khi chƣa đến hạn
thanh toán. Ngƣời sở hữu CDs có thể đƣợc hoàn trả toàn bộ số tiền gửi cộng
với lãi khi đến hạn hoặc có thể bán CDs trƣớc hạn thanh toán trên thị trƣờng
tiền tệ. CDs là công cụ mang lãi suất, lãi suất của nó đƣợc tính trên cơ sở 360
ngày và trả theo mệnh giá và thời hạn.
- Tín phiếu ngân hàng: là một giấy tờ có giá, xác nhận một khoản nợ
của ngân hàng với khách hàng với những cam kết nhƣ thanh toán một số
tiền xác định vào một ngày xác định trong tƣơng lai. Trái phiếu đƣợc phát
hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếu để huy động vốn trung và
dài hạn.
e. Các hình thức nhận tiền gửi khác
Đây là nguồn mà ngân hàng huy động đƣợc thông qua việc cung cấp các
phƣơng tiện thanh toán, các dịch vụ ủy thác đầu tƣ. Nguồn vốn này thƣờng có
chi phí thấp. Tỷ trọng nguồn vốn này cao hay thấp tùy thuộc vào chất lƣợng
dịch vụ và uy tín của ngân hàng
1.2.3. Vai trò của hoạt động nhận tiền gửi
- Đối với nền kinh tế:
Tiết kiệm và đầu tƣ là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Tiết kiệm
và đầu tƣ có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng
phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng đầu tƣ và đầu tƣ cũng góp phần
khuyến khích tiết kiệm. Nhƣng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thƣờng
nhỏ, lẻ và ngƣời tiên phong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các
ngân hàng thƣơng mại. Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết
kiệm chuyển thành đầu tƣ góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với những ngƣời có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân hàng
trƣớc hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có đƣợc các dịch vụ thanh



16

toán đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn đƣợc vận động, quay vòng.
Đối với những ngƣời cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tƣ, phát triển
sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có đƣợc sự cân
đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tƣ luôn có điều
kiện để thực hiện. Quá trình tái sản xuất mở rộng sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng
hơn với việc huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại. Tuy việc huy động
vốn có thể thực hiện bằng nhiều kênh: thị trƣờng chứng khoán, ngân sách nhà
nƣớc...nhƣng trong điều kiện nƣớc ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân
hàng thƣơng mại vẫn là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất.
- Đối với ngân hàng:
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Để bƣớc
vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn. Ngoài
lƣợng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác.
Ngân hàng đi vay để cho vay. Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để
mà cho vay. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Đối
với những ngân hàng lớn, việc tham gia tài trợ cho những dự án lớn luôn dễ
dàng hơn các ngân hàng nhỏ. Vốn không chỉ là phƣơng tiện kinh doanh mà
còn là đối tƣợng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Nói cách khác, không có
vốn thì ngân hàng không thể thực hiện đƣợc các nghiệp vụ kinh doanh của
mình.
Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của
ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân
hàng. Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có ƣu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng
ít vốn. Có đƣợc nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đƣa ra các hình thức
tín dụng linh hoạt, có điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín

dụng. Các ngân hàng lớn, nhiều vốn thƣờng có rất nhiều các dịch vụ ngân


×