Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Ứng dụng chỉ số WQI trong đánh giá chất lượng nước mặt quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG NGỌC HẢI HẬU

ỨNG DỤNG CHỈ SỐ WQI TRONG ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG NGỌC HẢI HẬU

ỨNG DỤNG CHỈ SỐ WQI TRONG ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯ NGỌC THÀNH

Thái Nguyên, 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Dư Ngọc Thành.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề
được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Học viên

HOÀNG NGỌC HẢI HẬU


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cơ giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo - Đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông
Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến TS.Dư Ngọc
Thành đã tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục Quản lý Tài nguyên nước, UBND
quận Hoàng Mai, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Trung tâm Nghiên cứu Mơi
trường và Biến đổi khí hậu, Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường.
Xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2017

Tác giả

HOÀNG NGỌC HẢI HẬU


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ..................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tế ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 5
1.2. Tổng quan về tình hình ơ nhiễm nước mặt tại Hà Nội............................................ 6
1.2.1. Đặc điểm sông, hồ tại thành phố Hà Nội .......................................................... 6
1.2.2.Những nghiên cứu về sông, hồ của Tp. Hà Nội ............................................... 10
1.3. Tổng quan về chỉ số môi trường (WQI) ............................................................. 13
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 13
1.3.2. Mục đích của chỉ số môi trường...................................................................... 13
1.3.3. Các ứng dụng chủ yếu của WQI ..................................................................... 13
1.4. Các nghiên cứu về chỉ số WQI .......................................................................... 14
1.4.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chỉ số WQI của một số quốc gia trên

thếgiới. ...................................................................................................................... 14
1.4.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng WQI tại ViệtNam ...................................... 15
1.5. Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết ................................. 16
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 18
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 18


iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 18
2.2. Địa điểm và thời gian ......................................................................................... 18
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.3.1. Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hoàng Mai................... 20
2.3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt quận Hoàng Mai giai đoạn 2016 - 2017 ........ 20
2.3.3. Ứng dụng phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) trong
đánh giá chất lượng nước mặt quận Hồng Mai. ...................................................... 20
2.3.4. Ngun nhân gây ơ nhiễm và đề xuất các giải pháp cải thiện chất
lượng nước mặt quận Hoàng Mai. ............................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 21
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu thực địa ........................................................................ 21
2.4.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 22
2.4.4. Phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) .................................... 22
2.4.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu ............................................. 23
2.4.6. Phương pháp thống kê, so sánh ....................................................................... 23
2.4.7. Phương pháp điều tra phỏng vấn..................................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 25
3.1. Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hoàng Mai...................... 25

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai ..................................... 25
3.1.2. Khái quát về các sông, hồ trên địa bàn quận Hoàng Mai ............................... 26
3.2. Thực trạng chất lượng nước mặt tại các sơng, hồ của quận Hồng Mai
năm 2016 - 2017. ....................................................................................................... 30
3.2.1. Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt các sông năm 2016 2017 ........................................................................................................................... 30
3.2.2. Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng nước các ao hồ từ năm 2016 2017 ........................................................................................................................... 39


v
3.3. Ứng dụng phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) trong
đánh giá chất lượng nước mặt quận Hồng Mai ....................................................... 46
3.3.1. Kết quả tính tốn giá trị WQI chất lượng nước sơng ...................................... 47
3.3.2. Kết quả tính toán giá trị WQI chất lượng nước ao hồ .................................... 51
3.4. Nguyên nhân gây ô nhiễmvà đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước
tại quận Hoàng Mai ................................................................................................... 55
3.4.1. Ngun nhân chính gây ơ nhiễm nước mặt ................................................... 55
3.4.2. Các giải pháp cải thiện chất lượng nước ......................................................... 59
3.4.4. Ý kiến về chất lượng nước mặt của người dân quận Hoàng Mai .................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 65
1.Kết luận .................................................................................................................. 65
2, Kiến nghị ............................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 67
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD

Nhu cầu ơxy sinh học.

BOD5

Nhu cầu ơxy sinh hóa sau 5 ngày ở nhiệt độ 200C

COD

Nhu cầu ơxy hóa học

CECR

Trung tâm Nghiên cứu Mơi trường và Cộng Đồng

DO

Tổng oxy hịa tan trong nước

NH4+

Amoni

NO3-

Nitrat


NO3-

Nitrit

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

PO43-

Phosphat

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCMT

Tổng cục môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND


Ủy ban nhân dân

WQI

Chỉ số chất lượng nước

WQISI

Chỉ số chất lượng nước tính tốn cho mỗi thơng số


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh sách các điểm lấy mẫu nước mặt tại quận Hoàng Mai ................... 19
Bảng 2.2. Mức đánh giá chất lượng nước ................................................................. 23
Bảng 3.1 Kết quả tính tốn giá trị WQI chất lượng nước sơng tháng 10/2016 ....... 47
Bảng 3.2 Kết quả tính tốn giá trị WQI chất lượng nước sông tháng 5/2017 .......... 49
Bảng 3.3. Kết quả tính tốn giá trị WQI chất lượng nước ao hồ tháng 10/2016 ..... 51
Bảng 3.4. Kết quả tính tốn giá trị WQI chất lượng nước ao hồ tháng 5/2017 ....... 53
Bảng 3.5. Thành phần cơ bản của nước thải khu dân cư .......................................... 56
Bảng 3.6. Tải lượng và hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ...... 57
Bảng 3.8: Ý kiến người dân về chất lượng nước mặt khu vực sinh sống ................. 63
Bảng 3.9. Đánh giá sự ảnh hưởng của chất lượng nước đến cuộc sống ................... 63


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt tại quận Hồng Mai ............................20

Hình 3.1. Bản đồ quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội .............................................25
Hình 3.2. Giá trị pH của nước các sông trên địa bàn Quận Hồng Mai ...................30
Hình 3.3. Giá trị DO của nước các sơng trên địa bàn Quận Hồng Mai ..................31
Hình 3.4. Giá trị TSS của nước các sông trên địa bàn Quận Hồng Mai .................32
Hình 3.5. Giá trị COD của nước các sơng trên địa bàn Quận Hồng Mai ................33
Hình 3.6. Giá trị BOD5 của nước các sông trên địa bàn Quận Hồng Mai ..............34
Hình 3.7. Giá trị NH4+ của nước các sơng trên địa bàn Quận Hồng Mai................36
Hình 3.8. Giá trị PO43- của nước các sông trên địa bàn Quận Hồng Mai ...............37
Hình 3.10. Giá trị pH của các ao hồ trên địa bàn quận Hồng Mai ..........................39
Hình 3.11. Giá trị DO của các ao hồ trên địa bàn quận Hồng Mai .........................40
Hình 3.12.Giá trị BOD5 của các ao hồ trên địa bàn quận Hồng Mai ......................40
Hình 3.13. Giá trị COD của các ao hồ trên địa bàn quận Hoàng Mai ......................41
Hình 3.14. Thơng số TSS của các ao hồ trên địa bàn quận Hồng Mai ...................42
Hình 3.15. Giá trị PO43-của các ao hồ trên địa bàn quận Hoàng Mai .......................43
Hình 3.16. Giá trị NH4+của các ao hồ trên địa bàn quận Hồng Mai .......................44
Hình 3.17. Tổng Coliformsscủa các ao hồ trên địa bàn quận Hồng Mai ................45
Hình 3.18. Biểu đồ về ý kiến đánh giá chất lượng nước của người dân ...................63


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ơ nhiễm mơi trường đã và đang là một vấn đề quan trọng, hệ quả của một q
trình phát triển nóng của các nước đang phát triển trong giai đoạn cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa như Việt Nam.Sự phát triển nhanh chóng của các ngành cơng
nghiệp và dịch vụ, q trình đơ thị hố và tập trung dân cư nhanh chóng là những
nguyên nhân gây nên hiện trạng quá tải môi trường ở những thành phố lớn.Tình
trạng ơ nhiễm nước mặt là đáng báo động hơn cả, nhất là ở những khu đô thị và
công nghiệp.Nước là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu của sự sống và môi trường.Sức ép của sự phát triển kinh tế - xã hội đã gây nên

sự suy thoái nguồn nước ngày càng trầm trọng.
Quận Hoàng Mai thuộc Thành phố Hà Nội là một trong các quận huyện có sự
phát triển kinh tế mạnh, nơi tập trung nhiều điểm, khu công nghiệp đang đi vào hoạt
động.Vấn đề môi trường đang được các cấp lãnh đạo quận Hoàng Mai rất quan tâm,
đặc biệt là thông tin môi trường hàng năm trên địa bàn Quận.
Hoàng Mai là quận mới được thành lập tháng 1 năm 2004, là một trong chín
quận nội thành, nằm ở phía nam nội thành Hà Nội.Trong q trình phát triển Thủ
đơ, quận Hồng Mai được tách từ quận Hai Bà Trưng và một phần của huyện Thanh
Trì. Quận nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, có độ cao trung bình 410m gồm 2 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng tích tụ và tiểu vùng bồi tích hiện đại
(Bãi bồi ngồi đê). Quận Hồng Mai có 4 con sơng chính chảy qua địa bàn quận là:
sơng Hồng, sơng Tô Lịch, sông Sét và sông Kim Ngưu. Đây là những tuyến sơng
thốt nước chủ yếu trên địa bàn quận.Ngồi các sơng chính trên địa bàn quận cịn có
khá nhiều các hồ lớn nhỏ như: Hồ Linh Đàm, hồ Định Cơng, hồ điều hịa n Sở,
hồ đền Lừ, hồ Giáp Bát…..Nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiệu quả
bền vững, tiết kiệm tài nguyên, việc đánh giá chất lượng nước các con sơng chính
trên địa bàn quận là nội dung cần thiết phù hợp với tiến trình phát triển trong thời
kỳ mới.
Trước đây, việc đánh giá chất lượng nước và mức độ ô nhiễm của các thủy
vực thường dựa vào các chỉ số chất lượng nước riêng biệt và so sánh với giá trị giới


2
hạn được quyết định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế. Cách
làm này tuy rằng hiện nay đang phổ biến song nó cịn mang một số hạn chế như
sau: Thứ nhất, đánh giá từng thông số riêng biệt khơng nói lên chất lượng nước tổng
qt của con sông. Thứ hai, với các thông số riêng lẻ, có thơng số đạt và có thơng số
khơng đạt nên việc đánh giá chất lượng nước sơng chỉ có các nhà chun mơn hay
các nhà khoa học hiểu được.Từ đó sẽ khó truyền đạt lại cho nhân dân, gây ra phần
nào khó khăn cho các nhà quản lý đưa ra quyết định nhằm bảo vệ hay khai thác
nguồn nước hợp lý.

Để khắc phục khó khăn trên, cần có một hệ thống chỉ số cho phép nhìn nhận
chất lượng nước một cách tổng hợp về các chỉ tiêu lý - hóa - sinh của nguồn nước,
được đánh giá theo một thang điểm thống nhất, dễ hiểu với các đối tượng phổ
thông. Một trong số các chỉ số đó là “Chỉ số chất lượng nước - WQI”.Chỉ số chất
lượng nước (WQI) với ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, có tính khái qt cao có thể
được sử dụng cho mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian và
thời gian, là nguồn thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho những nhà quản lý không
phải là chuyên gia về mơi trường.
Từ thực tiễn đó, dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Dư Ngọc Thành, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng chỉ số WQI trong đánh giá chất lượng
nước mặt quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đặc điểm, diễn biến chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn quận
Hồng Mai, đánh giá tác động gây ơ nhiễm, phân tích mức độ ơ nhiễm nguồn nước
mặt; đề xuất các giải pháp cải thiện nâng cao chất lượng nước trong các sơng hồ
trên địa bàn quận Hồng Mai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Lấy mẫu và phân tích các thơng số môi trường (Nhiệt độ, độ đục, tổng chất
rắn lơ lửng, pH, DO, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, coliform) của các nguồn tài
nguyên nước mặt của quận Hoàng Mai


3
- Ứng dụng chỉ số WQI để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa
bàn quân Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt của quận Hoàng Mai
- Đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt của quận Hoàng Mai theo hướng
phát triển bền vững.
3. Yêu cầu của đề tài

- Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hồng Mai
- Lấy mẫu và phân tích mẫu nước mặt trên địa bàn quân Hoàng Mai
- Ứng dụng phương pháp sử dụng chỉ số WQI trong đánh giá chất lượng nước
mặt quận Hồng Mai
- Các ngun nhân gây ơ nhiễm nguồn nước mặt và dự báo mức độ ô nhiễm
trên địa bàn quận Hoàng Mai
- Đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng nước mặt.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về công nghệ, giải
pháp cải thiện chất lượng nước mặt bị ô nhiễm.
4.2. Ý nghĩa thực tế
- Chỉ ra những yếu tố gây ra tác động đến chất lượng nước mặt tại địa bàn
quận Hồng Mai
- Phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt quận Hoàng Mai
- Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp quản lý, xử lý
nhằm nâng cao chất lượng nước các dịng sơng, các hồ trên địa bàn quận Hồng Mai.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm
* Khái niệm môi trường
Theo khoản 1, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh

vật.” [4].
* Một số khái niệm về tài nguyên nước
Một số khái niệm về nước được quy định trong Luật Tài nguyên nước năm
2012 cụ thể như sau:
- Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so
với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc
trong các thời kỳ trước đó.
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có
thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước
cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngồi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép áp dụng [5].
* Khái niệm về chỉ số chất lượng nước
- Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số được tính
tốn từ các thơng số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất


5
lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang
điểm [12].
-Các nguyên tắc xây dựng WQI bao gồm:
+ Bảo đảm tính phù hợp;
+ Bảo đảm tính chính xác;
+ Bảo đảm tính nhất quán;

+ Bảo đảm tính liên tục;
+ Bảo đảm tính sẵn có;
+ Bảo đảm tính có thể so sánh.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 21 tháng 06 năm 2012 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ
cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Thông tư 02/2009/TT - BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009: Quy định đánh
giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2013 của Tổng cục Môi trường về
việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính tốn chỉ số chất lượng nước.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước Việt
Nam (QCVN) bắt buộc áp dụng.


6
1.2. Tổng quan về tình hình ơ nhiễm nước mặt tại Hà Nội
1.2.1. Đặc điểm sông, hồ tại thành phố Hà Nội
Do địa bàn Hà Nội dốc từ Bắc xuống Nam, tồn bộ nước thải sinh hoạt và
nước thải cơng nghệp dịch vụ, các loại nước thải khác được đổ vào các con sơng
thốt nước của Hà Nội (xả thải ra 4 con sơng thốt nước chính là sơng Tơ lịch, sông

Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và hồ Tây).
- Tổng lượng nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố khoảng 670.000
m3, trong đó có tới hơn 620.000 m3 (93% tổng lượng nước thải) chưa được xử lý xả
thẳng vào hệ thống thốt nước. Lượng nước thải cịn lại chỉ được xử lý sơ bộ hoặc
trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát nước chung. Nước thải có
chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua
hữu cơ, axit béo, các chất hữu cơ mạch vịng có chứa Clo. Tp. Hà Nội hiện nay mới
chỉ có 4 trạm xử lý nước thải tập trung (Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long Vân Trì và một trạm xử lý nhỏ trong Khu đơ thị mới Mỹ Đình), với tổng công suất
thiết kế 50.000 m3/ngày đêm nhưng hầu hết các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung này có tỷ lệ xử lý cịn rất thấp so với yêu cầu [14].
+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phần lớn được qua xử lý sơ bộ tại
các bể tự hoại, sau đấy xả vào các tuyến cống chung. Song các bể tự hoại làm việc
kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy phạm, không hút phân cặn và bể chỉ
dùng cho các khu vệ sinh, nên hàm lượng các chất bẩn trong nước thải rất cao.
Hàm lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt lớn, là nguyên nhân làm cho các
sông mương, ao hồ trong khu vực dân cư bị ơ nhiễm nặng.Ngồi ra, cịn gây ô
nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm thông qua quá trình thấm và thẩm thấu.
+ Nước thải công nghiệp: Lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp và dịch
vụ chiếm hơn 55% tổng lượng nước thải của Hà Nội. Nước thải có nhiều chất ơ
nhiễm đặc trưng cho các ngành sản xuất và nhìn chung nồng độ của chúng đều vượt
quy định cho phép theo tiêu chuẩn môi trường QCVN 40:2011/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn Hà nội,
bên cạnh 9 khu cơng nghiệp tập trung cũ, đã hình thành thêm 5 khu công nghiệp


7
mới. Các loại nước thải này cần phải xử lý, tuy nhiên hiện nay chỉ mới khoảng
11.500 m3 nước thải (tương đương 4,4%) được xử lý.
+ Nước thải bệnh viện: Trên địa bàn Tp.Hà Nội có trên 30 bệnh viện trung
ương, các bộ ngành và thành phố. Các bệnh viện này tập trung thành khu vực như

khu vực Bệnh viện Việt Đức, Bệnh vện C, Bệnh viện K, khu vực Bệnh viện Hữu
nghị, Bệnh viện quân y 108, khu vực Bệnh vện Nhi Việt nam - Thuỵ điển, Bệnh viện
phụ sản Hà nội... hoặc phân bố rãi rác trên địa bàn thành phố. Ngồi ra cịn có các
phịng khám tư nhân, phòng khám đa khoa,…Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất
bẩn và độc hại. Hàm lượng chất bẩn hữu cơ theo BOD5 cao. Đặc biệt trong nước thải
bệnh viện chứa nhiều vi trùng gây bệnh. Phần lớn nước thải bệnh viện đều chưa được
khử trùng và xử lý. Một số cơng trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và
hoá học của các bệnh viện Hai Bà Trưng, Nhi Thuỵ điển... làm việc khơng đúng quy
trình, hiệu quả xử lý thấp. [14]
Việc xả nước thải chưa qua khử trùng và xử lý đã làm nhiễm bẩn một số
nguồn nước khu vực xung quanh. Các mương hở như mương Quỳnh lôi, mương
Láng trung, mương Hào nam... hiện nay đang bị ô nhiễm nặng do một phần tải
lượng chất bẩn từ các bệnh viện đầu cống xả vào.
- Vấn đề quản lý sông hồ của Tp. Hà Nội đang tồn tại nhiều bất cập trong quản
lý, khai thác và sử dụng. Đặc biệt, các sơng hồ Hà Nội có chức năng chính là tiêu
thốt nước mưa, nước thải cho thành phố. Những khó khăn, bất cập trong cơng tác
quản lý sơng đó là:
+Diện tích thốt nước bị thu hẹp: Nội đơ Tp. Hà Nội có 4 con sơng thốt nước
chính là sông Lừ, Sét, Tô Lịch và Kim Ngưu với tổng chiều dài 38,6km cùng
khoảng trên 40km kênh, mương. Sau khi Hà Nội sáp nhập có thêm sơng Nhuệ.
Ngồi việc giảm về số lượng, thu hẹp diện tích do bị lấn chiếm, tình trạng ơ nhiễm
mơi trường của hệ thống sông, hồ ở Hà Nội cũng là một vấn đề cần giải quyết.[14]
Hiện việc thoát nước ở Hà Nội chủ yếu nhờ các sông, mương nội tại của thành
phố và cuối cùng xả ra các sơng lớn. Cơng ty thốt nước Hà Nội đang quản lý
685km cống, khoảng 13.000 ga thu/ga thăm, xấp xỉ 100km mương, 46 kênh, sông
và quản lý mực nước 44 hồ điều hòa, 4 trạm bơm và 3 trạm xử lý nước thải. Toàn


8
bộ hệ thống thoát nước Hà Nội được phân làm 3 lưu vực chính tại sơng Tơ Lịch,

sơng Nhuệ và sơng Cầu Bây.Tính bình qn trên tồn địa bàn thành phố, mật độ
cống hiện trung bình là 62m/ha và tỉ lệ đường cống so với đầu người ở Hà Nội là
0,35m/người - quá thấp so với các đô thị trên thế giới (trung bình 2m/người).Hệ số
phục vụ đường cống thốt nước chỉ chiếm khoảng 65 - 70% tổng chiều dài đường
phố và tập trung chủ yếu trong khu vực phố cũ.Tại nhiều khu vực chưa có hệ thống
cống. Với lưu vực sơng Tơ Lịch (khu vực nội thành) cũng có tới 74km cống xây
dựng trước năm 1954, cống có tiết diện nhỏ, xuống cấp nên khả năng thoát nước rất
kém, trong đó nhiều tuyến cống xuống cấp nghiêm trọng như tuyến Lị Đúc, Qn
Sứ... Vì vậy, hệ thống thốt nước lưu vực sông Tô lịch với chiều dài 77,5km2 sau
khi cải tạo xong sẽ đảm bảo tiêu thoát nước đối hệ thống kênh, mương, sông là
310mm/ngày; với hệ thống cống là 70mm/giờ. Kể cả khi gói thầu giai đoạn 2 hồn
thành, thì mỗi khi mưa lớn, hệ thống thốt nước không thể tiêu hết nước ngay mà
phải chờ một thời gian từ nửa tiếng đến vài giờ đồng hồ nước mới rút hết. Với
những trận mưa như hồi tháng 10 năm 2008 (tổng lượng mưa ở khu vực Hà Nội phổ
biến từ 350 - 550 mm, có nơi lên tới 707mm), tình trạng ngập úng vẫn diễn ra.
+ Khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng: Dự án thốt nước số II, sử
dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản được thực hiện trong giai đoạn 2006-2014, với
tổng diện tích khoảng 300ha đất, liên quan khoảng 7.000 hộ dân, trải dài theo các
tuyến mương, sông, hồ thuộc 8 quận, huyện của Hà Nội.
Trong 13 gói thầu, mới có 4 gói hồn thành và đưa vào sử dụng, cịn lại đang
thi cơng. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng mặt bằng cho thực hiện các gói thầu gặp
nhiều khó khăn do tình hình quản lý, sử dụng đất rất phức tạp. Ngồi quận Cầu
Giấy đã hoàn thành, bàn giao mặt bằng, các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh
Xuân, Đống Đa, Tây Hồ, Ba Đình và huyện Thanh Trì hiện vẫn đang vướng mắc.
+ Khó khăn trong quản lý: Hiện nay, việc quản lý hệ thống sơng, hồ có nhiều
bất cập, sự phân cấp quản lý còn chưa thống nhất giữa các ban ngành, các địa
phương trong quản lý và khai thác. Sự phức tạp, chồng chéo trong quản lý, khai
thác dẫn đến tình trạng khơng thống nhất khiến hệ thống sơng, hồ không phát huy
hết chức năng phục vụ công tác thốt nước và điều hịa vi khí hậu.



9
Việc quản lý yếu kém, chồng chéo vừa là nguyên nhân gây ra ơ nhiễm vừa là
nguồn gốc gây khó khăn trong việc cải tạo sông, hồ đang bị ô nhiễm nặng.Hiện nay,
Hà Nội đã phân cấp các hồ về quận, huyện để tập trung công tác quản lý, khai thác
hồ về một đầu mối.Nhưng, khi được giao về địa phương, các hồ vẫn bị bỏ rơi, bị lấn
chiếm và xả rác. Trong khi đó, Cơng ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát
nước Hà Nội lại chỉ được giao nhiệm vụ quản lý mực nước hồ và tiêu thoát nước
vào mùa mưa.
Cùng với khó khăn từ khâu quản lý, khó khăn do thiếu kinh phí cải tạo
sơng, hồ dễ nhìn ra nhất và cũng khó giải quyết nhất bởi chi phí xử lý ơ nhiễm
thường rất lớn.
- Hệ thống sông, hồ ở Hà Nội là những hệ sinh thái thực hiện đồng thời nhiều
chức năng khác nhau, cho nên cơng tác quản lý sơng, hồ địi hỏi sự tham gia của
nhiều ban ngành nhằm đảm bảo khả năng quản lý tốt các chức năng đa mục tiêu của
chúng. Tuy nhiên, chính tính đa ngành trong cơng tác quản lý hồ dẫn tới sự chồng
chéo trong quá trình quản lý, việc phân bổ chức năng nhiệm vụ và trách nhiêm giữa
các bên có liên quan chưa được rõ ràng gây ra nhiều khó khăn trong cơng tác quản
lý.[14]
* Quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030
Theo Quy hoạch Thoát nước thủ đơ đến năm 2030 trình HĐND TP Hà Nội,
giai đoạn 2011-2015, Hà Nội sẽ giải quyết cơ bản chống ngập úng cho khu vực đơ
thị trung tâm phía Nam sông Hồng đến sông Tô Lịch, khắc phục khoảng 60 điểm
ngập úng cục bộ trong đô thị trung tâm.
Hệ thống thốt nước hiện trạng tại các đơ thị của Hà Nội là hệ thống thoát
nước chung (bao gồm thoát nước mưa và nước thải), năng lực rất thấp, chỉ đạt
khoảng 30m/ha. Trong đó chỉ có lưu vực sơng Tơ Lịch (77,5km2) là sẽ tương đối
hoàn chỉnh sau khi hoàn thành Dự án thoát nước Hà Nội. Các lưu vực khác thoát
nước chủ yếu dựa vào hệ thống thủy lợi.
Theo Quy hoạch Thốt nước Thủ đơ đến năm 2030 trình HĐND thành phố,

giai đoạn 2011-2015, Hà Nội sẽ giải quyết cơ bản chống ngập úng cho khu vực đô
thị trung tâm phía nam sơng Hồng đến sơng Tơ Lịch (gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba


10
Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hồng Mai) với trận mưa có chu kỳ tính tốn 10
năm và khắc phục khoảng 60 điểm ngập úng cục bộ hiện nay.
Cũng trong giai đoạn này, thành phố sẽ từng bước giải quyết ngập úng cục
bộ cho khu tập trung dân cư của các đô thị vệ tinh và cải tạo các hồ hiện trạng có
chức năng điều hịa nước mưa trong khu vực đơ thị trung tâm.
Để đảm bảo đủ chi phí quản lý vận hành hệ thống thoát nước, thu gom và
các nhà máy xử lý nước thải, Hà Nội cần thiết phải thu phí nước thải và tăng phí
theo lộ trình.
Hiện nay, tổng lượng mưa cả năm tại Hà Nội trung bình là gần 1.680 mm,
cao hơn trung bình các thập kỷ trước. Vì vậy, trong tương lai, cần xem xét kế hoạch
dự phịng cho hệ thống thốt nước đơ thị với lượng mưa tăng lên theo kịch bản biến
đổi khí hậu của Việt Nam.
Các dự án ưu tiên đầu tư hoàn thành trong giai đoạn 2011 - 2015 trong đó có
giải quyết 25 điểm úng ngập cục bộ trong các đô thị.
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ
nội thành… [11]
1.2.2.Những nghiên cứu về sông, hồ của Tp. Hà Nội
Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR)
năm 2010 của 6 quận lõi đô thị, hiện có 120 hồ lớn nhỏ ở Hà Nội. Trong đó, kết quả
khảo sát 80/120 hồ đó, số hồ hiện có diện tích từ 1.000m2 trở lên chiếm tới 76%,
trong khi các hồ hiện có diện tích dưới 500m2 chiếm 17,5%; hồ có diện tích 5001.000 m2 chiếm 6%. Mức độ ô nhiễm của 80/120 ao hồ, hầu hết đều bị ơ nhiễm
nước. Có tới 71% hồ có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép (>15mg/l BOD5 là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi
khuẩn gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C), 14%
hồ bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng, 32% hồ bị ô nhiễm nhẹ. Ngoài chỉ tiêu BOD5, các
chỉ tiêu khác như nồng độ COD, NH4+... trong hầu hết các hồ cũng đều vượt quá giá

trị cho phép.
Một thông số quan trọng khác để đánh giá mức độ ô nhiễm nước và khả năng
tự làm sạch của thuỷ vực là nồng độ oxy hoà tan (DO). Oxy hoà tan cần thiết cho sự


11
phát triển của các vi sinh vật, đặc biệt cho q trình phân huỷ hiếu khí các chất hữu
cơ. Khi nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, lượng oxy hoà tan
trong nước sẽ giảm. Có tới 70% số lượng các hồ khảo sát có giá trị DO dưới tiêu
chuẩn cho phép (< 4mg/l); 6 hồ có nồng độ DO dưới 1mg/l, nghĩa là hầu như khơng
có sự sống của vi sinh vật.
Nghiên cứu cho thấy Hồ Tây, hồ Thủ Lệ, hồ Hoàn Kiếm... bị ô nhiễm chính là
do chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Hồ Tây và Hồ Đống Đa có mức ơ nhiễm nhẹ
do hai hồ này có diện tích lớn và có khả năng tự làm sạch cao. Hồ Hồn Kiếm đang
có khả năng tự làm sạch dần, tuy nhiên mục pH của nước hồ quá cao -8,1 -10,2 so
với mức pH cho phép đối với nước thủy vực 6,5 -8,5. Trong số hồ, ao còn lại trong
6 quận ở Hà Nội thì có 26% số ao hồ chưa được kè bờ, số hồ ao được kè một phần
chiếm 8% [15].
Công tác cải tạo hồ ở Hà Nội tập trung vào các dự án cơng trình như kè bờ hồ,
cải tạo hồ và xử lý nước. Đầu năm 2010, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc vận
động kêu gọi xã hội hóa việc bảo vệ, kè và cải tạo hồ trong nội thành Hà Nội và đã
nhận được sự hưởng ứng rất cao. Tháng 2/2010, Ủy ban Nhân dân thành phố đã có
quyết định giao 15 chủ đầu tư cải tạo 15 hồ, chủ yếu dành cho công tác nạo vét lòng
hồ và kè hồ. Trong kế hoạch của thành phố “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô
nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đã có 7 hồ được chọn
xử lý thí điểm là các hồ Hai Bà Trưng, hồ Quỳnh, hồ Hữu Tiệp, hồ Kim Liên, hồ
Xã Đàn, hồ Ngọc Hà, hồ Ngọc Khánh.
Nhiều công nghệ thử nghiệm cơ bản gồm các chế phẩm vi sinh vật, các chất
kết tủa, cơ - sinh - hóa, các nhóm thực vật thủy sinh. Việc xử lý nước cho từng hồ
thường sử dụng kết hợp các chế phẩm làm sạch với các bè nuôi một số loại thực

vật thủy sinh có khả năng lọc nước và làm đẹp cảnh quan mặt hồ. Sau 6 tháng thử
nghiệm, kết quả là các hồ giảm thiểu các chỉ tiêu ơ nhiễm, giảm mùi tanh hơi. Hồ có
ít nguồn nước thải vào thì việc xử lý đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, các giải pháp
trên chỉ có thể bảo đảm được chất lượng nước tức thời. Sau giai đoạn xử lý, các
thông số ô nhiễm tăng trở lại. Đó là do các nguồn nước thải sinh hoạt liên tục thải
xuống hồ. Ở một số hồ, như hồ Ngọc Khánh, ngồi nguồn nước thải cịn thêm cả


12
nguồn thức ăn ni cá giống. Các nguồn này có chứa muối gốc nitơ và phốt pho,
các nhân tố chính tạo hiện tượng phú dưỡng [6].
Để hạn chế và xử lý ơ nhiễm các dịng sơng, các hồ trên địa bàn thành phố Hà
Nội cần có những giải pháp đồng bộ, quy hoạch tổng thể và phân cấp chức năng rõ
ràng. Hiện nay vẫn chưa có những đánh giá đầy đủ và cụ thể những nguồn gây ô
nhiễm, những tác động tiêu cực từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như
những ảnh hưởng của dân cư khu vực xung quanh các hồ, dịng sơng. Do vậy và
hiệu quả của các biện pháp xử lý, cải thiện chất lượng nước cịn hạn chế.
Các sơng, hồ Hà Nội vừa mang giá trị cảnh quan vừa có chức năng tiêu thốt
nước cho Thành phố. Do đó dẫn đến sự chồng chéo, bất cập trong công tác quy
hoạch, quản lý, và phân cấp quản lý. Dẫn đến ảnh hưởng đến quy trình xử lý ô
nhiễm cũng như hiệu quả của các biện pháp xử lý áp dụng.
Ở mỗi Hồ, mỗi đoạn sông chịu ảnh hưởng tác động của nước thải sinh hoạt,
sản xuất, các hoạt động sống khác và chế độ thủy văn cũng như đặc điểm địa hình
của khu vực. Do vậy, mỗi hồ, mỗi dịng sơng cần đưa ra các biện pháp xử lý, khắc
phục ô nhiễm riêng. Hiện nay Thành phố Hà Nội đã tiến hành xử lý thí điểm ở một
vài hồ để đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng. Bước đầu đã lựa chọn được 4 công
nghệ phù hợp để đưa vào xử lý: Công nghệ "Xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước mặt
bằng công nghệ quản lý tổng hợp các thủy vực" của Công ty cổ phần Xanh, áp dụng
đối với những hồ có lượng nước thải bổ cập nhiều; công nghệ "Phục hồi cảnh quan
hồ bằng giải pháp tổ hợp sinh học kết hợp phương pháp kết tủa" của Viện Hóa học,

áp dụng với những hồ tĩnh; công nghệ dùng tổ hợp giải pháp cơ - sinh - hóa học do
Trung tâm Nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững (Trường ĐH
Khoa học tự nhiên), áp dụng với những hồ có lượng nước thải bổ cập phù hợp công
suất trạm xử lý, có vị trí, diện tích và nguồn điện để lắp đặt trạm xử lý trên bờ hồ;
công nghệ "Vi sinh IDRABEL - Vương quốc Bỉ" của Viện Châu Âu, Châu Á, Châu
Phi, Mỹ La tinh phối hợp với Trung tâm Tư vấn và công nghệ môi trường (Tổng
cục Môi trường), áp dụng cho những hồ có trầm tích và bùn đáy nhiều, lượng nước
thải bổ cập ít. Tuy nhiên vấn đề mới đặt ra là việc tái ô nhiễm ở các hồ do việc đánh
giá các nguồn gây ô nhiễm chưa cụ thể và việc vận hành hệ thống xử lý, bảo dưỡng


13
cũng như kinh phí cho hệ thống xử lý cịn bất cập dẫn đến chất lượng nước giảm, tái
ô nhiễm.
1.3. Tổng quan về chỉ số môi trường (WQI)
1.3.1. Khái niệm
Chỉ số môi trường là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp
hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được
tính tốn từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó. Chỉ
số mơi trường truyền đạt các thơng điệp đơn giản và rõ ràng về một vấn đề môi
trường dễ hiểu cho cả chuyên gia và công chúng.
WQI là một chỉ số tổ hợp được tính tốn từ các thông số chất lượng nước xác
định thông qua một công thức tốn học.WQI dùng để mơ tả định lượng về chất
lượng nước và được biểu diễn qua một thang điểm.[12]
1.3.2. Mục đích của chỉ số mơi trường
- Phản ảnh hiện trạng và diễn biến của chất lượng môi trường, đảm bảo tính
phịng ngừa của cơng tác bảo vệ mơi trường.
- Cung cấp thông tin cho những người quản lý, các nhà hoạch định chinh sách
cân nhắc về các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo phát
triển bền vững.

- Thu gọn kích thước, đơn giản hóa thơng tin để dễ dàng quản lý, sử dụng và
tạo ra tính hiệu quả của thơng tin.
- Thơng tin cho cộng đồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường cho cộng đồng[18]
1.3.3. Các ứng dụng chủ yếu của WQI
Việc sử dụng sinh vật trong nước làm chỉ thị cho mức độ sạch ở Đức từ năm
1850 được coi là nghiên cưu đầu tiên về WQI.Chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI
đầu tiên được xây dựng trên thang số.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia/địa phương xây dựng và áp dụng chỉ số WQI.
Thơng qua một mơ hình tính tốn, từ các thơng số khác nhau ta thu được một chỉ số
duy nhất. Sau đó chất lượng nước có thể được so sánh với nhau thông qua chỉ số


14
đó.Đây là phương pháp đơn giản so với việc phân tích một loạt các thơng số. Các
ứng dụng chủ yếu của WQI bao gồm:
- Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở cho
việc ra quyết định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên
- Phân vùng chất lượng nước
- Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể đánh giá được mức độ đáp ứng hay không
của chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành.
- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian.
- Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước thường
khơng sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên cứu vĩ mô khác
như đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến chất lượng nước khu vực, đánh
giá hiệu quả kiểm sốt phát thải….
WQI là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu, thông
tin về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, để cung cấp
thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước,
môi trường và công chúng.

+ Chỉ số chất lượng nước thông thường là một con số nằm trong khoảng từ 1 100, nếu con số lớn hơn chứng tỏ chất lượng nước tốt hơn mongđợi.
+ Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, Coliform và oxy hòa tan, chỉ số
nàybiểu thị mức độ yêu cầu đối với nhu cầu sử dụng.
Các chỉ số có ít tác dụng đối với các mục tiêu cụ thể. Việc đánh giá chất lượng
nước cho các mục tiêu cụ thể phải dựa vào bảng phân tích chất lượng với đầy đủ
các chỉ tiêu cầnthiết.
Chỉ số chất lượng nước WQI không chỉ dùng để xếp hạng nguồn nước mà giúp
cho chúng ta thấy nơi nào có vấn đề đáng lo ngại về chất lượng nguồn nước. [1]
1.4. Các nghiên cứu về chỉ số WQI
1.4.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chỉ số WQI của một số quốc gia trên
thế giới
Có rất nhiều quốc gia đã đưa áp dụng WQI vào thực tiễn, cũng như có
nhiềucác nhà khoahọc nghiên cứu về các mơ hìnhWQI.


15
Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo
phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation NSF) - sau đây gọi tắt là WQI-NSF.WQI-NSF được xây dựng bằng cách sử dụng
kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand, thu nhận và tổng hợp ý kiến của một số đông
các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn các thông số CLN quyết định sau đó xác
lập phần trọng lượng đóng góp của từng thơng số (vai trị quan trọng của thông số wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo được của thông số
sang chỉ số phụ (qi). WQI-NSF được xây dựng rất khoa học dựa trên ý kiến sốđông
các nhà khoa học về chất lượng nước, có tính đến vai trị (trọng số) của các thông số
tham gia trong WQI và so sánh các kết quả với giá trị chuẩn (mục tiêu CLN) qua
giản đồ tính chỉ số phụ (qi). Tuy nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ
số phụ (qi) trong WQI-NSF chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước củaMỹ
Canada: WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử
dụng một quy trình thống kê với tối thiểu 4 thơng số và 3 hệ số chính (F1-phạm vi,
F2-tần suất và F3-biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu CLNgiới hạn chuẩn). WQI-CCME là một công thức rất định lượng và việc sử dụng hết
sức thuận tiện với các thông số cùng các giá trị chuẩn (mục tiêu CLN) của chúng có

thể dễ dàng đưa vào WQI-CCME để tính tóan tự động. Tuy nhiên, trong WQICCME, vai trị của các thơng số CLN trong WQI được coi như nhau, mặc dù trong
thực tế các thành phần CLN có vai trị khác nhau đối với nguồn nước ví dụ như
thành phần chất rắn lơ lửng khơng có ý nghĩa quan trọng đối với CLN nguồn nước
như thành phần oxy hòatan.
Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ WQINSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia - địa phương lựa chọn các thơng số và
phương pháp tính chỉ số phụ riêng.
Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ phát triển từ WQI - NSF, nhưng mỗi quốc gia
có thể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng. [1]
1.4.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng WQI tại ViệtNam
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ số
chấtlượngnướcnhư:


×