Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Sử dụng chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước mặt sông Cu Đê - thành phố Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
LÊ THỊ THU THẢO
SỬ DỤNG WQI ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
SÔNG CU ĐÊ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng – Năm 2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
LÊ THỊ THU THẢO
SỬ DỤNG WQI ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
SÔNG CU ĐÊ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn: ThS. Trần Ngọc Sơn
Đà Nẵng – Năm 2015
LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ðà Nẵng, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Thu Thảo
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô Khoa Sinh - Môi trường,
Trường Ðại học Sư phạm – Ðại học Ðà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Trần Ngọc Sơn đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi


trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên, khuyến
khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Ðà Nẵng, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Thu Thảo
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu đề tài 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 3
1.2. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM 5
1.3. TỔNG QUAN CHUNG VỀ WQI 7
1.3.1. Giới thiệu chung về WQI 7
1.3.2. Các ứng dụng chủ yếu của WQI 7
1.3.3. Mục đích của việc áp dụng WQI 7
1.3.4. Quy trình xây dựng WQI 8
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG WQI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM 8
1.4.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng WQI trên thế giới 8
1.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng WQI ở Việt Nam 11
1.5. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
13
1.5.1. Đặc điểm tự nhiên 13

1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 15
1.6. ĐẶC ĐIỂM SÔNG CU ĐÊ 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
19
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu 20
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích 20
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 22
2.3.4. Các phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ LÝ, HÓA, SINH CỦA MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG CU ĐÊ 26
3.1.1. Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD
5
) môi trường nước sông Cu Đê 28
3.1.2. Nhu cầu oxi hóa hóa học (COD) môi trường nước sông Cu Đê 29
3.1.3. Hàm lượng N-NH
4
môi trường nước sông Cu Đê 30
3.1.4. Hàm lượng P-PO
4
môi trường nước sông Cu Đê 31
3.1.5. Hàm lượng TSS môi trường nước sông Cu Đê 32
3.1.6. Sự biến động của oxi hòa tan (DO) 33
3.1.7. pH môi trường nước sông Cu Đê 33
3.1.8. Coliform môi trường nước sông Cu Đê 34

3.1.9. Độ đục môi trường nước sông Cu Đê 35
3.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN WQI CHO TỪNG THÔNG SỐ, WQI
TỔNG
VÀ XẾP
LOẠI CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
KẾT LUẬN 44
KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCME: The Canadian Council of Ministers of the Environment
KCN: Khu công nghiệp
NSF: National Sanitation Foundation
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TCMT: Tổng cục môi trường
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
QĐ: Quyết định
WQI: Water Quality Index
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Lưu lượng dòng chảy trung bình n
ăm
2005- 2007 của
sông Cu Đê
17
1.2

Chất lượng môi trường nước sông Cu Đê năm 2012 -
2013
17
2.1
Các phương pháp phân tích trong ph
òng thí nghi
ệm
20
2.2
Cách xây dựng đường chuẩn P-PO
4
22
2.3
Bảng quy định các giá trị q
i
, BP
i
23
2.4
Bảng quy định các giá trị BP
i
và q
i
đối với DO% bão
hòa
24
2.5
Bảng quy định các giá trị BP
i
và q

i
đối với thông số pH
24
2.6
Bảng đánh giá chất lượng nước
25
3.1
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt
27
3.2
Kết quả tính toán WQI và đánh giá được chất lượng
nước
37
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình vẽ
Trang
2
Phạm vi và sơ đồ vị trí lấy mẫu tại sông Cu Đê
19
3.1
BOD
5
môi trường nước sông qua hai đợt nghiên cứu
28
3.2
COD môi trường nước sông qua hai đợt nghiên cứu
29
3.3

Hàm lượng N-NH
4
môi trường nước sông qua hai đợt
nghiên cứu
30
3.4
Hàm lượng P-PO
4
môi trường nước sông qua hai đợt
nghiên cứu
31
3.5
Hàm lượng TSS môi trường nước sông qua hai đợt
nghiên cứu
32
3.6
DO của môi trường nước sông qua hai đợt nghiên cứu
33
3.7
pH môi trường nước sông qua hai đợt nghiên cứu
34
3.8
Coliform môi trường nước sông qua hai đợt nghiên cứu
35
3.9
Độ đục môi trường nước sông qua hai đợt nghiên cứu
36
3.10
WQI
thông số

tại khu vực I
38
3.11
WQI
thông số
tại khu vực II
39
3.12
WQI
thông số
tại khu vực III
39
3.13
WQI
thông số
tại khu vực IV
40
3.14
WQI
thông số
tại khu vực V
40
3.15
Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Cu Đê
41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Ðà Nẵng là một trong những thành phố trọng điểm về phát triển
kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển nhanh chóng

của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đ
ã góp ph
ần đáng kể cho nền kinh tế -
xã hội của thành phố, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng của
cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đ
ã
đ
ạt được, hiện nay thành phố Đà
Nẵng đang phải đối mặt với những vấn đề bức xúc về sự suy giảm chất lượng môi
trường sống. Một trong những vấn đề bức xúc là ô nhiễm nguồn nước ngọt mà đặc
biệt là sự ô nhiễm ở các hệ thống sông, dẫn đến những tác động tiêu cực đến chất
lượng cuộc sống của người dân [6], [15], [25], [24].
Sông Cu Đê là một trong hai con sông chính của thành phố Đà Nẵng, không
chỉ phục vụ cấp nước, tưới tiêu mà còn mang lại giá trị cảnh quan cho thành phố.
Hiện nay, với sự gia tăng dân số, nhiều khu đô thị mới được xây dựng, đặc biệt khu
công nghiệp (KCN) Hoà Khánh và KCN Liên Chiểu được mở rộng, sông Cu Ðê
đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, nổi bật trong số đó là vấn đề chất
lượng môi trường nước sông. Do đó, việc đánh giá và quản lý chất lượng nước là
yêu cầu cấp thiết và đang được quan tâm [10], [24], [31].
Hiện nay đ
ã có nhi
ều phương pháp được sử dụng là công cụ đánh giá chất
lượng nước tại các môi trường thủy vực, trong đó phương pháp sử dụng chỉ số chất
lượng nước (WQI) là một trong những phương pháp được nghiên cứu và ứng dụng
rộng rãi [1], [29], [33], [42]. Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, có tính khái quát
cao, có thể được sử dụng cho mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước theo
không gian và thời gian, là nguồn thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho những nhà
quản lý không phải chuyên gia về môi trường nước [8], [27].
Với những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng WQI để đánh giá
chất lượng nước sông Cu Đê - thành phố Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng nguồn nước sông Cu Đê – thành
2
phố Đà Nẵng bằng WQI.
3. Ý ngh
ĩa khoa h
ọc và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý ngh
ĩa khoa h
ọc
Kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện
hệ thống điểm WQI và ứng dụng cho việc đánh giá chất lượng nước các thủy vực ở
khu vực miền Trung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là thông tin tin cậy cập nhật chất lượng nước sông Cu Đê
cho các nhà quản lý và ng
ư
ời dân địa phương.
- Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp vào công tác
quản lý, bảo vệ sông Cu Đê c
ũng như làm cơ s
ở cho các cơ quan của thành phố
tham khảo để hoạch định các chủ trương, chính sách hay lập kế hoạch để khắc phục
suy thoái tài nguyên môi trường nước của con sông, phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Hiện nay, tốc độ công nghiệp hoá - đô thị hoá ngày càng diễn ra khá nhanh
cùng với sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên

nước trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Con người ngoài việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên thì còn thải ra một lượng lớn chất thải bao gồm chất thải rắn, khí
thải và nước thải. Trong đó, lượng nước thải chủ yếu được thải ra từ các hoạt động
sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải ngày càng gia
tăng. Lượng nước thải này nếu không được xử lý một cách triệt để sẽ tác động rất
lớn đến chất lượng nguồn nước và c
ũng là m
ột trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm nước nghiêm trọng [2], [7], [22].
Ở các nước phát triển, ước tính có khoảng 90% nước thải được thải trực tiếp
vào sông, hồ mà không qua bất kì biện pháp xử lý nào hoặc có biện pháp xử lý
nhưng không triệt để đ
ã gây ra nhi
ều ảnh hưởng đến môi trường nước.
Tại Mỹ, mỗi năm có 850.000.000 gallon nước thải do bị rò rỉ và hệ thống
cống thoát nước kết hợp không đồng bộ, đã gây ra ô nhiễm các nguồn nước sông,
hồ và vịnh ở Hoa Kỳ. Kết quả là sản lượng thủy sản tự nhiên, hệ sinh thái và cảnh
quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty
Aurul (Rumani) đ
ã th
ải ra 50 - 100 tấn xianua và kim loại nặng (như đồng) vào
dòng sông gần Baia Mare (thuộc vùng Đông - Bắc). Sự nhiễm độc này đ
ã khi
ến các
loài thuỷ sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước
sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người [47].
Theo nghiên cứu của Ezzat và cộng sự (2002) về chất lượng nước sông Nile
ở Ai Cập cho thấy chất lượng nước sông tại đây c
ũng đang trong t
ình tr

ạng báo
động. Hiện tại có hơn 700 cơ sở công nghiệp hoạt động dọc theo lưu vực sông và
hầu hết nước thải được thải thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý. Thành phần
nước thải chứa nhiều các chất độc hại như kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh,
các hóa chất công nghiệp, do đó khi tích đọng xuống đáy, nó tạo thành lượng bùn
rất lớn và gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của các sinh vật [46].
4
Bên cạnh đó, chất lượng nước sông tại các quốc qua ở khu vực Châu phi
c
ũng
đang bị suy thoái. Hầu hết nước từ các sông, suối, ao, hồ và thủy vực đ
ã khan
hiếm nay lại chịu sự tác động từ nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt
nên đã bị suy giảm đáng kể cả về chất lượng và số lượng. Cụ thể, tại Zimbabwe việc
xả thải công nghiệp và đô thị hóa đ
ã làm cho h
ồ Chivero bị ô nhiễm, chất lượng
nước ngày càng suy giảm, sự tích l
ũy c
ủa các hợp chất amoniac đ
ã d
ẫn đến nhiều
loại cá sống trong hồ bị chết hàng loạt. Năm 1991 tại Nam Phi, Công ty Cổ phần
Năng lượng nguyên tử gây ra một vụ tràn dầu rất lớn gần đập Hartbeesport làm cho
các loại cá và động vật thủy sinh sống trong hồ bị chết. Việc các nguồn nước sông
bị ô nhiễm đ
ã gây ra m
ột nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe cho những cộng đồng
nằm gần sông, những người sử dụng trực tiếp nguồn nước đó [43].
Tại Thái Lan tình hình ô nhiễm môi trường nước ở nhiều khu vực c

ũng đang
trong tình trạng tương tự. Theo kết quả nghiên cứu của Thares Srisatit và cộng sự
cho thấy tại Bangkok môi trường nước tại các khu công nghiệp đang trong t
ình
trạng báo động. Trong 30 mẫu phân tích thì có
đ
ến 27 mẫu cho thấy các chỉ tiêu
BOD
5
, COD, N tổng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 4 - 6 lần, trong đó có một
số chỉ tiêu như Pb, As vượt TCCP từ 7 - 8 lần [4].
Theo kết quả điều tra của David và cộng sự về chất lượng nước mặt tại
Thượng Hải, Trung Quốc cho thấy nguồn nước tại đây có nồng độ Pb, Zn và Hg cao
hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 5 lần, nguyên nhân là do việc xả thải của các nhà
máy, xí nghiệp sản xuất ắc quy, luyện khoáng tại đây hoạt động nhưng không được
xử lý và quản lý chặt chẽ. Theo báo cáo của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Tứ
Xuyên, thì chất lượng nước mặt tại một số khu vực gần các khu công nghiệp tại đây
đang bị ô nhiễm đáng báo động, hàm lượng Pb, Cu, Fe, N tổng, P tổng tại một số
khu vực đ
ã v
ư
ợt quá giới hạn cho phép vài chục lần, có nơi nguồn nước không còn
khả năng tự làm sạch và nhiều đoạn sông trở thành dòng sông chết [10].
Tại Indonexia, theo kết quả nghiên cứu của Jaume Bech, Charlotte
Poschenrieder, Juan Barcelos, Alejandro Lansac về chất lượng nước sinh hoạt cho
thấy trong nước thải sinh hoạt của vùng này chứa một lượng lớn các chất như N
tổng, P tổng vượt TCCP từ 3 - 4 lần, hàm lượng BOD
5
, COD khá cao, pH không ổn
5

định, hàm lượng các vi sinh vật gây bệnh rất lớn [10].
Tại Nhật, sự kiện nhiễm độc thủy ngân (Hg) ở vịnh Mianmata do nước thải
của xí nghiệp sản xuất Hg là một trong những bài học của nhân loại, mặc dù xí
nghiệp này đã dừng sản xuất từ năm 1952 nhưng hậu quả vẫn kéo dài đến nay chưa
chấm dứt và có thể còn ảnh hưởng đến các thế hệ mai sau [10].
Tại Anh, đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỷ 20 nó trở
thành ống cống xả thải. Các sông khác c
ũng có tình tr
ạng tương tự trước khi người
ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt [10].
1.2. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM
Hiện nay, nước ta có khoảng 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều
dài khoảng 41.900 km. Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam thì cứ khoảng 23 km lại
có một cửa sông. Các sông lớn của nước ta đa số bắt nguồn từ nước ngoài, chỉ có
phần trung lưu và hạ lưu chảy trên địa phận Việt Nam. Lưu lượng nước của các
sông và kênh là 26.600 m
3
/s, trong tổng lượng nước chảy này phần được sinh ra
trên đất Việt Nam chiếm 38,5%, phần từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm
khoảng 61,5% [45].
Theo báo cáo về hiện trạng môi trường Việt Nam 2006 đối với chất lượng
nước tại các con sông cho thấy hầu hết các dòng sông chính của Việt Nam đều bị ô
nhiễm bởi nước thải của các nhà máy. Cụ thể như trên lưu vực sông Cầu, đoạn chảy
qua thành phố Thái Nguyên do tác động của hoạt động khai thác vàng và nhà máy
than Phấn Mễ nên nước tại khu vực này rất đục, có màu đen nâu và mùi. Đoạn sông
Cầu chảy qua khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên giá trị thông số SS, BOD
5
,
COD vượt TCVN 5942 – 1995 (loại A) từ 2 – 3 lần, nước có mùi dầu rõ rệt [5].
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,

nơi có dân cư đông đúc và nhiều KCN lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước
thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m
3
mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra
các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m
3
nhưng chỉ có 10%
được xử lý) đều không được xử lý, mà
đ
ổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các
con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà
máy và cơ sở sản xuất như các l
ò m
ổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m
3
mỗi
6
ngày, chỉ 30% là được xử lý) c
ũng không đư
ợc trang bị hệ thống xử lý n
ư
ớc thải.
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu
ý là h
ệ thống hồ
trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn
50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ
nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ c
ũng b
ị đe dọa

nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của
dịch bệnh [3], [14].
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương…nước thải sinh hoạt c
ũng
không
được xử lý, mức độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép, các thông số chất rắn lơ lửng, BOD
5
; COD; Ôxy hoà tan đều vượt
từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCVN [23].
Đặc biệt, cảnh sát môi trường tỉnh Hải Dương đ
ã b
ắt quả tang Công ty Tung
Kuang xả nước thải từ dây chuyền sản xuất nhôm định hình (luyện hợp kim đến tạo
hình, mạ,…) ra sông Ghẽ, huyện Cẩm Giàng – Hải Dương bằng hệ thống ống ngầm
khá tinh vi, nồng độ chất độc hại vượt ngưỡng cho phép. Vụ việc được đánh giá
nghiêm trọng như vụ Vedan [44].
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thăng cho thấy nước ở sông Hương,
đoạn qua thành phố Huế đ
ã b
ị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là nhánh Đông Ba. Hàm
lượng DO rất thấp, COD và BOD
5
, Colifom vượt TCCP nhiều lần mà nguyên nhân
chủ yếu là do nước thải sinh hoạt của người dân c
ũng như nư
ớc thải từ các hoạt
động sản xuất và dịch vụ du lịch [48].
Tại khu vực miền Trung, chất lượng nước tại nhiều con sông c

ũng đang
trong tình trạng báo động. Vào tháng 5 năm 2010, người dân 2 bên bờ sông Trà
Khúc, đoạn qua thành phố Quãng Ngãi phát hiện cá chết hàng loạt, nước sông bốc
mùi và chuyển màu. Nguyên nhân là do nhà máy đường Quãng Ngãi xả nước thải
không qua xử lý xuống sông. Kết quả là làm ô nhiễm cả một đoạn sông [5].
Tại khu vực phía Nam, nơi tập trung với khối lượng lớn các KCN, các cơ sở
sản xuất tình trạng ô nhiễm nước sông c
ũng r
ất nghiêm trọng, nhiều dòng sông
đ
ã
và đang kêu cứu, trong đó có nhiều đoạn trở thành dòng sông chết, gây thiệt hại rất
7
lớn về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn – Chi cục bảo vệ môi trường
thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy chất lượng nước sông Sài Gòn
đ
ều vượt quá
TCCP. Cũng theo báo cáo này cho thấy chất lượng DO rất thấp chỉ đạt 2,8 – 4,7
mg/l, trong khi đó, TCCP là trên 6 mg/l, hàm lượng Colifom vượt TCCP gấp 220
lần. Và nguyên nhân chủ yếu gây ra hậu quả trên là do việc xả thải từ các hoạt động
của các nhà máy trên địa bàn [49].
1.3. TỔNG QUAN CHUNG VỀ WQI
1.3.1. Giới thiệu chung về WQI
WQI là một chỉ số tổ hợp được tính toán từ các thông số chất lượng nước xác
định thông qua một công thức toán học, dùng để mô tả định lượng về chất lượng
nước và được biểu diễn qua một thang điểm [1]. WQI là một phương tiện có khả
năng tập hợp một lượng lớn các số liệu thông tin về chất lượng nước, đơn giản hóa
các số liệu chất lượng nước, để cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng
cho các cơ quan quản lý tài nguyên n

ư
ớc, môi trường và công chúng [1], [3], [36].
1.3.2. Các ứng dụng chủ yếu của WQI
- Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở cho
việc ra các quyết định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên;
- Phân vùng chất lượng nước;
- Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể đánh giá được mức độ đáp ứng/không đáp
ứng của chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành;
- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian;
- Công bố thông tin cho cộng đồng;
- Nghiên cứu khoa học [8], [27].
1.3.3. Mục đích của việc áp dụng WQI
- Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát;
- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng
chất lượng nước;
- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu,
8
trực quan;
- Nâng cao nhận thức về môi trường [27].
1.3.4. Quy trình xây dựng WQI
Hầu hết các mô hình chỉ số chất lượng nước hiện nay đều được xây dựng
thông qua quy trình 4 b
ư
ớc như sau:
- Bước 1: Lựa chọn thông số
Các thông số nên được lựa chọn theo 5 chỉ thị sau:
+ Hàm lượng Oxy: DO.
+ Phú dưỡng: NH
4
+

, NO
3
-
, tổng N, PO
4
3-
, tổng P, BOD
5
, COD, TOC.
+ Các khía cạnh sức khỏe: Tổng Coliform, Fecal Coliform, Dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, các kim loại nặng.
+ Đặc tính vật lý: Nhiệt độ, pH, màu sắc.
+ Chất rắn lơ lửng: Độ đục, TSS.
- Bước 2: Chuyển đổi các thông số về cùng một thang đo
Các thông số thường có đơn vị khác nhau và có các khoảng giá trị khác nhau,
vì vậy để tập hợp được các thông số vào WQI ta phải chuyển các thông số về cùng
một thang đo. Bước này sẽ tạo ra một chỉ số phụ cho mỗi thông số. Chỉ số phụ có
thể được tạo ra bằng tỉ số giữa giá trị thông số và giá trị trong quy chuẩn.
- Bước 3: Trọng số
Trọng số được đưa ra khi ta cho rằng các thông số có tầm quan trọng khác
nhau đối với chất lượng nước.
- Bước 4: Tính toán WQI
Các phương pháp thường được sử dụng để tính toán WQI từ các chỉ số phụ:
Trung bình cộng, trung bình nhân hoặc giá trị lớn nhất [28].
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG WQI TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng WQI trên thế giới
WQI là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước,
dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước
9

đó, được biểu diễn qua một thang điểm. Thang đo giá trị WQI được chia thành các
khoảng nhất định, mỗi khoảng ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước khác nhau.
WQI được đề xuất đầu tiên ở Mỹ vào thập niên 70 và được áp dụng rộng rãi ở nhiều
Bang trên nước Mỹ. Hiện nay, WQI được triển khai nghiên cứu và sử dụng rộng rãi
ở nhiều Quốc gia như: Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài Loan, Úc, Malaysia…[3],
[18], [20], [29], [38]. Điểm đáng chú ý l
à
ở mỗi Quốc gia và Địa phương có sự khác
nhau trong lựa chọn các thông số và phương pháp tính chỉ số phụ riêng, để xây
dựng WQI cho từng mục đích sử dụng và phù hợp với thực tế [18], [28].
Ở Canada thì phương pháp này do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada xây
dựng (The Canadian Council of Ministers of the Environment - CCME). WQI -
CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng một quy trình
thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1 - phạm vi, F2 - tần suất và F3
- biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu chất lượng nước - giới
hạn chuẩn). WQI-CCME là một công thức rất định lượng và sử dụng hết sức thuận
tiện với các thông số cùng các giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) của chúng
có thể dễ dàng đưa vào WQI-CCME để tính toán tự động. Tuy nhiên, trong WQI-
CCME, vai trò của các thông số chất lượng nước trong WQI được coi như nhau,
mặc dù trong thực tế các thành phần chất lượng nước có vai trò khác nhau
đ
ối với
nguồn nước [32], [35].
Tại Hoa Kỳ, WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo
phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation -
NSF). WQI-NSF là một trong các bộ chỉ số chất lượng nước được dùng phổ biến,
xây dựng bằng cách sử dụng kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand, thu nhận và tổng
hợp ý kiến của số đông các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn các thông số chất
lượng nước quyết định sau đó xác lập phần trọng lượng đóng góp của từng thông số
và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo được của thông số

sang chỉ số phụ. Tuy nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ số phụ
(qi) trong WQI - NSF chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ [18].
Bên cạnh đó, WQI c
ũng đ
ư
ợc các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng.
Chẳng hạn như nghiên cứu của Ashok Lumb, Doug Halliwell, Tribeni Sharma
10
(2006) về áp dụng CCME WQI để đánh giá chất lượng nước tại lưu vực sông
Mackenzie, Canada. CCME WQI được sử dụng trong phương pháp là sự kết hợp ba
yếu tố: Phạm vi - số các thông số chất lượng nước không đạt chỉ tiêu (F1); Tần số -
số lần các chỉ tiêu không đạt (F2); Biên độ - mức độ mà các chỉ tiêu không đạt (F3).
Chỉ số từ 0 (kém nhất) đến 100 (tốt nhất) để phản ánh chất lượng nước. Kết quả cho
thấy chất lượng nước của lưu vực sông Mackenzie-Great Bear bị ảnh hưởng bởi độ
đục cao và kim loại [34].
Một nghiên cứu khác của Kavita Parmar và Vineeta Parmar (2006) về sử
dụng WQI để đánh giá chất lượng nước sông Subernarekha tại huyện Singhbhum.
Nghiên cứu đ
ã
đư
ợc thực hiện để phát triển WQI, sử dụng sáu thông số chất lượng
nước là oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), số có thể xảy nhất (MPN),
độ đục, tổng chất rắn hòa tan (TDS) và giá trị pH tại các địa điểm khác nhau dọc
theo lưu vực sông từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 11 năm 2007. Kết quả cho thấy
chất lượng nước của sông Subernarekha thay đổi từ tốt sang xấu. Các giá trị MPN
vượt quá giới hạn chấp nhận được ở hầu hết các trạm. Nguyên nhân chính của sự
suy giảm chất lượng nước là do sự thiếu vệ sinh thích hợp, con sông không được
bảo vệ, các hoạt động của con người cao và xả thải trực tiếp nước thải công nghiệp
[39].
Năm 2008, G. Srinivas Rao, G. Nageswararao đ

ã ti
ến hành nghiên cứu sử
dụng WQI để đánh giá chất lượng nước ngầm tại năm mươi trạm lấy mẫu của thành
phố Greater Visakhapatnam. Các mẫu được phân tích theo các thông số hóa lý nh
ư
nhiệt độ, độ pH, dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan, oxy hòa tan,
đ
ộ cứng, Canxi,
Magiê, kiềm, Clorua và Nitrat. Kết quả phân tích cho thấy có 8 trạm thuộc chất
lượng nước rất tốt, 21 trạm thuộc về chất lượng nước tốt, 20 trạm thuộc về chất
lượng xấu, 1 trạm thuộc về chất lượng nước rất xấu [40].
Một nghiên cứu về sử dụng WQI tại sông Yamuna, Ấn Độ được thực hiện
trong 10 năm (2000 – 2009) để mô tả mức độ ô nhiễm trên con sông. Nghiên cứu
c
ũng xác đ
ịnh các chất gây ô nhiễm quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nước
sông trong suốt thời gian nghiên cứu của mình. Các chỉ số đ
ã
đư
ợc đo đạc, tính toán
trước mùa mưa, mùa mưa và sau mùa mưa ở bốn địa điểm là Palla, ODRB,
11
Nizamuddin và Okhla. Kết quả cho thấy chất lượng nước dao động từ tốt đến vừa ở
Palla và rơi vào diện xấu ở tất cả các địa điểm khác. BOD
5
, DO, tổng số coliforms
và ammonia tự do được tìm thấy là thông số quan trọng cho phân tích [41].
Gần đây, Hossain M.A, Sujaul I.M và Nasly M.A (2013) đã sử dụng WQI để
đánh giá mức độ ô nhiễm nước tại phần phía Đông bán đảo Malaysia. Để thực hiện
nghiên cứu, 240 mẫu nước được thu thập trong 12 tháng và phân tích lý hóa dựa

trên nồng độ DO, BOD
5
, COD, SS, pH và N-NH
3
. Kết quả cho thấy 8 trạm đầu tiên
được phân loại là cấp IV (ô nhiễm nặng) và 2 trạm cuối cùng được phân loại là loại
III (ô nhiễm). Giá trị WQI thấp nhất là 35,37 và giá trị cao nhất là 57,53. Nồng độ
của DO và BOD, COD và N-NH
3
thấp là do các hoạt động công nghiệp [37].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng WQI ở Việt Nam
Tại Việt Nam đ
ã có nhi
ều nghiên cứu, đề xuất và áp dụng về bộ WQI khi
đánh giá chất lượng nước tại các thủy vực. Đáng chú ý nh
ư
đánh giá chất lượng
nước trên sông Sài Gòn tại Phú Cường, Bình Phước và Phú An trong thời gian từ
2003 đến 2007 của Lê Trình. Ngoài ra, chỉ số WQI còn
đư
ợc sử dụng để đánh giá
chất lượng nước tại một số sông ở Đồng Nai, sông Hồng…[3], [12], [13], [16], [20].
Mô hình WQI được đề xuất bởi Phạm Thị Minh Hạnh được chia làm 2 loại
là: WQI cơ bản IB và WQI tổng hợp IO. Trong đó, WQI cơ bản được tính cho 8
thông số chính (COD, BOD
5
, DO, độ đục, SS, N-NH
4
, P-PO
4

và Coliform). WQI
tổng hợp ngoài 8 thông số trên được tính thêm các thông số pH, nhiệt độ, các kim
loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước, WQI tổng hợp cung cấp
nhiều thông tin hơn cho việc đánh giá chất lượng nước. Mỗi thông số sẽ xác định
một chỉ số chất lượng nước phụ, WQI cuối cùng được xác định bằng việc kết hợp
phương pháp trung b
ình c
ộng và trung bình nhân không trọng số [29].
Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo WQI và đánh giá khả
năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng thành phố Hồ Chí Minh” do
Lê trình làm chủ nhiệm là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt
Nam về phân vùng chất lượng nước theo WQI. B
ằng việc l
ựa chọn 10 thông số đặc
trưng (DO, BOD, SS, T.coliform, pH, T
ổng N, Độ đục, Dầu mỡ, COD, Tổng P) vận
d
ụng v
à cải tiến các mô hình WQI của Hoa Kỳ và Ấn Độ). Đề tài đã lập mô hình
12
WQI phù h
ợp
cho đ
ặc điểm môi trường nước
thành ph

H
ồ Chí Minh. Trên cơ sở
s
ố liệu phân tích chất lượng nước của đề tài, giá trị WQI của từng điểm trong 35

đi
ểm khảo sát đại diện trên các sông rạch chính đã được tính toán. Kết quả
cho th
ấy
không có điểm nào ở thành phố Hồ Chí Minh đạt loại I (rất tốt - ô nhiễm nhẹ), chỉ
có m
ột số điểm trên sông Sài Gòn, Đồng Nai và một số sông ở Cần Giờ đ
ạt loại II
(t
ốt, ô nhiễm nhẹ)
. Ph
ần lớ
n các đi
ểm tr
ên sông Đồng Nai
, Sài Gòn và các sông

C
ần Giờ chỉ đạt loại III (
trung bình, ô nhi
ễm trung bình)
, các sông Ch
ợ Đệm, Cần
Giu
ộc, k
ênh An Hạ, Thầy Cai, Rạch
Tra. Các sông r
ạch ở B
ình Chánh, Nhà Bè,
Hóc Môn ch


đ
ạt loại IV (kém, ô nhiễm nặng)
, các kênh r
ạch ở các quận nội thành
ch
ỉ đạt loại IV v
à V (rất kém, ô nhiễm rất nặng). Kết quả phân loại chất lượng n
ư
ớc
theo WQI được tính bằng phần mềm có tính khách quan, do vậy có thể làm cơ sở
cho công tác quan tr
ắc môi tr
ường nước sử dụng nước và cả
i t
ạo ô nhiễm trong các
năm t
ới
[29], [30].
Một số tác giả nghiên cứu áp dụng WQI để đánh giá chất lượng nước một số
sông ở khu vực Bình Trị Thiên (trừ sông Bồ). Các tác giả đó chủ yếu tập trung
nghiên cứu áp dụng mô hình WQI của Quỹ Vệ sinh Mỹ đề xuất vào những năm 70,
áp dụng có điều chỉnh mô hình WQI do Bhargava - Ấn Độ (hay Bhargava - WQI)
đề xuất năm 1983, hoặc mô hình WQI do Hội đồng Bộ trưởng Môi trường Canada
đề xuất năm 2001 [11].
Năm 2010, Nguyễn Duy Phú đ
ã ti
ến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp
tính toán WQI cho Sông Hồng (đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội). Nghiên
cứu được khảo sát, lấy mẫu tại 15 điểm dọc từ Ba Vì xuống đến Phú Xuyên vào 2

đợt (tháng 3 và tháng 8/2010), đo đạc thêm các thông số độ đục, nhiệt độ để phục
vụ cho việc tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI). Kết quả cho thấy chất lượng
nước sông tại 15 vị trí quan trắc vào 2 đợt nhìn chung t
ương đ
ối tốt, chỉ xảy ra ô
nhiễm cục bộ tại một số vị trí bởi các chỉ tiêu như Coliform, N-NH
4
, P-PO
4
. Kết quả
tính toán WQI theo Quyết định số 879/ QĐ_TCMT áp dụng cho sông Hồng còn có
những hạn chế như: vào mùa l
ũ lư
ợng phù sa tương đối lớn nên hàm lượng TSS và
độ đục c
ũng r
ất cao, khi đó WQI sẽ không phản ánh được mức độ ô nhiễm nước
sông, nước sông Hồng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên mỗi thông
13
số ô nhiễm sẽ có mức độ quan trọng khác nhau [20].
Tại Đà Lạt, nghiên cứu ứng dụng WQI để đánh giá hiện trạng chất lượng
môi trường nước mặt do Phạm Thế Anh và Nguyễn Văn Huy (2013) thực hiện. Từ
kết quả phân tích, khảo sát và đánh giá chỉ số chất lượng nước mặt tại một số hồ và
suối lớn của thành phố Đà Lạt, nhìn chung các hồ và suối chứa nước trên địa bàn
thành phố Đà Lạt đều bị ô nhiễm, nặng nhất là nước Hồ Xuân Hương [3].
Hiện nay, để thống nhất cách tính toán WQI, tháng 07 năm 2011, Tổng cục
Môi trường đ
ã chính th
ức ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất
lượng nước theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Theo Quyết định chỉ số chất lượng nước
được áp dụng đối với số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụng đối
với cơ quan quản lý nhà n
ư
ớc về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào
mạng lưới quan trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất
lượng môi trường cho cộng đồng [27].
1.5. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Sông Cu Đê là một dòng sông tại phía Bắc thành phố Đà Nẵng. Sông chảy
theo hướng Tây-Đông, qua huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu, rồi đổ ra biển
Đông tại cửa biển Nam Ô, phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu,
cách chân đèo Hải Vân chừng 5 km. Chiều dài toàn bộ sông là 47 km, độ cao bình
quân lưu vực là 353 m, độ dốc bình quân lưu vực 26,6% [10], [31].
Huyện Hoà Vang nằm ở phía Tây của thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp
các quận của thành phố Đà Nẵng (trừ quận Sơn Trà, bao gồm các quận: Hải Châu,
Thanh Khê, Ng
ũ H
ành Sơn
, Liên Chiểu, Cẩm Lệ), phía Bắc giáp huyện Phú Lộc -
tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên - Huế và
huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các huyện Đại Lộc và Điện
Bàn - tỉnh Quảng Nam [10].
14
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp
vịnh Đà Nẵng, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê, phía Tây giáp huyện Hòa
Vang, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đèo Hải Vân. Là cửa ngõ chính ra
vào của thành phố. Đây là nơi tập trung 2 KCN lớn của thành phố, trong tương lai

cảng nước sâu Liên Chiểu và ga đường sắt Bắc Nam sẽ được xây dựng [10].
b. Khí hậu
Khí hậu là nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế
độ ánh sáng và mưa ẩm phong phú. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25
0
C, mùa hè
trung bình là 28-30
0
C, mùa đông là 12
0
C, độ ẩm tương đối cao trung bình 82%,
lượng mưa trung bình là 2066 mm, giờ nắng trung bình 2150 h/n
ăm
.
Một năm có một mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 12. Mùa mưa và thời kỳ đầu mùa khô là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông
Bắc. Gió mùa Đông Bắc tràn về thường làm cho nhiệt độ trung bình ngày giảm từ 2
đến 5
0
C. Nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 21
0
C.
Từ giữa mùa khô thường có hoạt động của gió mùa Tây Nam làm cho thời
tiết Đà Nẵng khô hanh, nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 35
0
C, độ ẩm không khí
xuống dưới 55%, nước bốc hơi nhiều, độ mặn thường xâm nhập sâu vào hạ lưu các
sông.
Trong suốt 12 tháng đều có khả năng có b
ão ho

ặc áp thấp nhiệt đới hoạt
động trên biển Đông và đều có khả năng ảnh hưởng đến thời tiết quận Liên Chiểu.
Bên cạnh đó c
òn xu
ất hiện các đợt mưa to đến rất to kéo dài trong vài ba ngày, trên
diện rộng thường dẫn đến l
ũ l
ụt [17], [15].
c. Địa hình
Hoà Vang có 3 lo
ại địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng
[17].
Vùng đ
ồi
núi: Phân b
ố ở phía Tây, có diện tích
kho
ảng 56.476,7 ha, bằng
79,84% t
ổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bốn xã miền núi, bao gồm Hoà Bắc,
Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên, có đ
ộ cao khoảng từ 400
-500 m, cao nh
ất là đỉnh
núi Bà Nà (1.487 m), đ
ộ dốc lớn >
40
0
, là nơi t
ập trung nhiều rừng đầu

ngu
ồn có ý
ngh
ĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Đất đai có nguồn gốc
ch
ủ yế
u đá bi
ến chất, đất đỏ vàng
…phát triển tr
ên các đá mẹ như mắc
-ma, gra-
15
phit…Đ
ịa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông
nghi
ệp và
du l
ịch
.
Vùng trung du: Ch
ủ yếu là đồ
i núi th
ấp có độ cao trung bình
t
ừ 50 đến 100
m, xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà
Sơn, Hoà Nhơn v
ới diện tích 11.170 ha, chi
ếm 15,74 % diện tích to
àn huyện

. Ph
ần
l
ớn đất đai bị bạc m
àu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm
ven khe su
ối. Địa hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây cạn, có
nhu c
ầu n
ước ít,
ch
ịu đ
ược hạn
.
Vùng đ
ồng bằng
: Bao g
ồm ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước vớí tổng
di
ện tích l
à 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao
thấp 2-10 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là hai
lo
ại đất
đ
ặc tr
ưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu. Tuy nhiên, có
y
ếu tố không thuận lợi là do địa hình thấp, khu vực này thường bị ngập l
ụt trong

nh
ững ng
ày mưa lũ lớn
.
Đ
ịa hình đa dạng của Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi
cho b
ố t
rí các công trình h
ạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một
n
ền kinh tế với thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch nhưng đồng thời cũng có
nhi
ều khó khăn,
thách th
ức như hạn hán, lũ lụt…
c
ần
ph
ải giải quyết.
C
ần phải có
quy ho
ạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng như
tiêu c
ực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa
hình, b
ảo vệ môi trường sinh thái
.
Địa hình ở quận Liên Chiểu thì tương đối phức tạp và đa dạng, vừa có đồng

bằng vừa có núi. Có thể phân chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng đồi núi phía Bắc:
Hoà Hiệp 1, Đà Sơn, Khánh Sơn có độ dốc khá lớn, là nơi tập trung rừng đặc dụng.
Và vùng đồng bằng ven biển: Xuân Thiều, Nam Ô, Chơn Tâm, Trung Ngh
ĩa

vùng thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở
nông nghiêp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu dân cư đông đúc [17].
1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Sông Cu Đê nằm trong khu vực quận Liên Chiểu có số dân 91.681 người và
huyện Hòa Vang có 106.339 ng
ư
ời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời kì 1996- 2000 là
16
1,52%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 53,5%, trong đó dưới 41 tuổi chiếm
81% dân số [31].
Tỷ lệ tăng trưởng cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn quận về ngành
công nghiệp và xây dựng năm 2000 là 41,26%; 49,07% năm 2004; 49,95% năm
2006. Hai bên lưu vực sông Cu Đê hiện nay có tổng diện tích gieo trồng 1552 ha,
trong đó diện tích gieo trồng lúa 1350 ha, hoa màu 202 ha [19]. Trên lưu vực sông
Cu Đê, có hai vụ chính trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại những vùng bị ảnh
hưởng của l
ũ l
ụt và đủ lượng nước cấp thì vụ 1 bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào
tháng 4. Vụ 2 bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 [19].
1.6. ĐẶC ĐIỂM SÔNG CU ĐÊ
Sông Cu Đê nằm ở phía Bắc của thành phố Đà Nẵng, bắt nguồn từ dãy núi
Bạch Mã, là hợp lưu của 2 con sông Bắc và sông Nam, có độ cao khoảng 700-
800m, có độ nghiêng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Chiều dài toàn bộ sông Cu
Đê là 38km, tổng diện tích lưu vực 426km
2

, độ dốc bình quân 26,6%, chiều rộng
bình quân 12,8km, tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0,5 tỉ m
3
.
Thượng nguồn sông Cu Đê có các sông suối nhỏ ngoằn nghèo và đổi hướng liên
tục theo các khe núi. Sau khi tiếp cận với vùng thấp chảy chung theo hướng Tây -
Đông rồi đổ ra vịnh Đà Nẵng [17].
Thượng nguồn sông Cu Đê có hai phụ lưu, bao gồm sông Bắc và sông Nam.
Phía bên trái sông là phụ lưu số 1 gọi là sông Bắc: Bắt nguồn từ độ cao khoảng
800m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ vào sông Cu Đê, có diện tích
khoảng 143km
2
. Phụ lưu số 2 nằm bên phải sông gọi là sông Nam, nhánh này bắt
nguồn từ độ cao 500m, đổ vào sông Cu Đê có diện tích khoảng 45km
2
[17].
Dòng chảy hằng năm ở sông Cu Đê chủ yếu phân bố trong mùa mưa (tháng
9-12), mùa khô dòng chảy nhỏ, nên thủy triều ảnh hưởng rất lớn. Lượng nước sông
trong mùa khô chủ yếu là nước biển biến động theo chế độ bán nhật triều không đều
được thể hiện trong bảng 1.1.

×