Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thiết kế cấp nguồn cho các khu chức năng trường trung cấp luật đồng hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 51 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...........................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................3
DANH MỤ C SƠ ĐỒ BẢ NG BIỂ U ................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................................5
PHẦN I: MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................6
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu ........................................................6
5. Kế hoạch nghiên cứu ...........................................................................................................7
6. Dự kiến kết quả đạt được của đề tài và khả năng ứng dụng ..............................7
PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................................................8
Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về trường Trung cấp Luật Đồng Hới .................8
1.1. Giới thiệu cơ sở vật chất.................................................................................................8
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường ....................................................................... 12
1.3. Quy mô hoạt động .......................................................................................................... 14
1.4. Cơ cấu tổ chức, biên chế của trường ...................................................................... 14
1.5. Nhu cầu sử dụng điện cho trường .......................................................................... 15
Chương 2: Trình bày nhu cầu phụ tải cho trường Trung cấp luật Đồng Hới 18
2.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................................... 18
2.2. Xác định phụ tải tính toán cho trường Trung cấp luật Đồng Hới .............. 21
Chương 3: Đề xuất giải pháp cấp nguồn động lực các khu chức năng trường
Trung cấp luật .......................................................................................................................... 25
3.1. Thiết kế mạng hạ áp cho trường trung cấp luật................................................ 25
3.2 Xác định ví trí số lượng công suất các tủ phân phối hạ áp............................. 27

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 1



3.3 Chọn phương án cung cấp điện cho các khu nhà chức năng trường TCL
........................................................................................................................................................ 29
Chương 4: Tính toán, lựa chọn thiết bị cho các xuất tuyến hạ thế..................... 33
4.1 Chọn tủ phân phối và nguồn động lực.................................................................... 33
4.2 Tính toán cấp và thiết kế tủ phân phối cho từng khu nhà Trường TCL ... 38
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 53
3.1. Kết luận .............................................................................................................................. 53
3.2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 54
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................... 55
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN........................................................................... 56

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TBA: Trạm biến áp.
TPP: Tủ phân phối.
TLC: Trung cấp luật Đồng Hới.
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Khối nhà Hành chính hiệu bộ
Hình 1.2 Khối nhà Giảng đường lớp
Hình 1.3 Khối Giảng đường 150 chỗ
Hình 1.4 Khối ký túc xá Sinh viên
Hình 1.5 Nhà ở cho cán bộ giảng viên và khách công tác
Hình 1.6 Nhà ăn - căng tin
Hình 1.7 Phối cảnh Trường Trung cấp Luật Đồng Hới

Bảng 2.1: Bảng phụ tải của trường Trung cấp luật Đồng Hới
Hình 3.1. Sơ đồ mạng điện hạ áp kiểu hình tia.
Hình 3.2. Sơ đồ mạng điện hạ áp kiểu phân nhánh
Hình 3.3 Sơ đồ đấu nối hình tia cho Trường Trung Cấp Luật
Bảng 3.1 So sánh về chỉ tiêu kinh tế về sơ đồ hình tia
Bảng 3.2 So sánh về chỉ tiêu kinh tế về sơ đồ phân nhánh
Hình 4.1 Cấu trúc dây
Hình 4.2 Sơ đồ tủ phân phối 1
Hình 4.3 Sơ đồ tủ phân phối 2
Hình 4.4 Sơ đồ tủ phân phối 3
Hình 4.5 Sơ đồ tủ phân phối 4
Hình 4.6 Sơ đồ tủ phân phối 5
Hình 4.7 Sơ đồ tủ phân phối 6
Bảng 4.1 Bảng đặc tính kỹ thuật
Bảng 4.2: Bảng thông số kỹ thuật Aptomat kiểu NF125-CV
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 3


Bảng 4.3: Bảng thông số kỹ thuật Aptomat kiểu NF250-CV
Bảng 4.4: Bảng thông số kỹ thuật Aptomat kiểu NF63-CV
Bảng 4.5: Bảng thông số kỹ thuật Aptomat kiểu NF250-CV
Bảng 4.6: Bảng thông số kỹ thuật Aptomat kiểu NF63-CV
Bảng 4.7: Bảng thông số kỹ thuật Aptomat kiểu NF63-CV
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp chọn dây cho từng khu nhà.
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ


Page 4


LỜI NÓI ĐẦU
Có một dạng năng lượng, mà nó đã làm thay đổi cả thế giới. Cuộc sống của
con người, các sinh linh trên trái đất đảo lộn. Nó dẫn dắt con người vượt qua thời
kỳ cổ điển, lạc hậu, để bước sang một thời kỳ mới. Mội thời kỳ khoa học công
nghệ hiện đại, hoàn mỹ tốt đẹp hơn.
Điện năng là một dạng năng lượng phổ biến và có tầm quan trọng không thể
thiếu được trong bất kỳ một lĩnh vực nào của nền kinh tế quốc dân của mỗi đất
nước.
Như chúng ta đã xác định và thống kê được rằng khoảng 30% điện năng sản xuất
ra dung trong các trường học. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là đã sản xuất ra được
điện năng làm thế nào để cung cấp điện phụ tải một cách hiệu quả và tin cậy
Một phương án cung cấp điện hợp lý là phải kết hợp một cách hài hòa cá
yêu cầu về kinh tế, độ tin cậy cung cấp điện, độ an toàn cao, đồng thời phải đảm
bảo tính liên tục cung cấp điện, tiện lợi cho việc vận hành, sữa chửa khi hỏng hóc
và phải đảm bảo được chất lượng điện năng nằm trong phạm vi cho phép. Hơn nữa
là phải thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển trong tương lai.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, với những kiến thức được học tại
môn: Cung câp điện, và qua 4 tuần thực tập cuối khóa em nhận được đề tài:Thiết
kế cấp nguồn cho các khu chức năng Trường Trung cấp luật Đồng Hới.
Trong thời gian làm đồ án vừa qua, với sự cố gắng của bản thân đồng thời
với sự giúp đỡ của bạn bè, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo
hướng dẫn: Nguyễn Văn Đoài
Đến nay em đã hoàn thành xong đề tài của mình. Song do kiến thức còn hạn
chế, nên không tránh khỏi những sai sót. Do vậy em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy/cô giáo, để em rút ra kinh nghiệm và làm tốt những đề tài sau.


Đồng hới, ngày .... tháng .... năm 2017

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 5


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi một thành phố, một khu vực công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,... được
xây dựng thì song song với quá trình xây dựng đó các hệ thống cung cấp điện cũng
được xây dựng và phát triển đồng bộ cho các thiết bị cần thiết.
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế -xã hội, khoa học- kỹ thuật đòi
hỏi sử dụng nguồn điện năng ngày càng lớn và đảm bảo an toàn, ổn định.Trước
tình hình đó còn nhiều yêu cầu cấp bách đối với nghành điện, một trong những yêu
cầu quan trọng là làm sao có thể tính toán thiết kế điện cho tất cả các hệ thống điện
đạt được hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó còn đặt ra nhiều đòi hỏi thách thức cho
giới tri thức đặc biệt là thế hệ sinh viên trong thời đại của kỹ thuật, nhất là nghành
điện và trong đó nắm bắt được công nghệ máy móc thiết bị của các nước phát triển
trên thế giới là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với tri thức trẻ của Việt Nam. Vì
vậy em đả tận dụng kiến thức và nhửng kiến thức đã học cùng với sự tìm tòi nghiên
cứu để hoàn thành đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, đề xuất phương án thiết kế cấp nguồn cho các khu chức năng
cho trường Trung cấp luật Đồng Hới hướng tới các tiêu chí sau:
+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể cảnh quan của trường.
+ Đảm bảo an toàn cấp điện.
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuât, quy trình, quy phạm hiện hành.
3. Nội dung nghiên cứu
-Tìm hiểu tổng quan, giới thiệu về trường Trung cấp Luật Đồng Hới

- Nghiên cứu, thu thập số liệu về hệ thống cấp nguồn điện hiện tại cho trường.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp thiết kế cấp điện cho các khu chức năng trường
Trung cấp Luật Đồng Hới.
- Bố trí phương án lắp đặt TPP trên bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế cấp nguồn cho các khu chức năng Trường Trung
Cấp Luật Đồng Hới.
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 6


- Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống cấp nguồn điện từ tủ điện tổng tại Trạm biến áp đến các tủ điện phân
phối trong trường Trung cấp luật Đồng Hới.
- Phương pháp nghiên cứu: Thực trạng – Lý thuyết => Giải pháp.
5. Kế hoạch nghiên cứu
- Nghiên cứu, thu thập số liệu về hệ thống cấp nguồn điện hiện tại cho trường:
8/2017-9/2017
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp thiết kế Trạm biến áp cấp điện cho trường
Trung cấp Luật Đồng Hới: 9/2017
- Tính toán, lựa chọn tủ phân phối : 10/2017
- Viết báo cáo: 10/2017
- Hoàn thiện và báo cáo đề tài: 11/2017
6. Dự kiến kết quả đạt được của đề tài và khả năng ứng dụng
- Giúp sinh viên có kinh nghiệm tham gia nghiên cứu và thiết kế. Ứng dụng từ
lý thuyết học được vào thực tế.
- Khảo sát và đánh giá được thực trạng hệ thống cấp điện tại trường Trung cấp
luật Đồng Hới.
- Đề xuất một phương án thiết kế Trạm biến áp cấp điện thiết thực để nhà

trường có thể xem xét và đầu tư xây dựng.

Ngày …….tháng

năm 2017

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Đoài
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Sinh viên thưc hiện

Hà Thanh Đăng Vũ
Page 7


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về trường Trung cấp Luật Đồng Hới
1.1. Giới thiệu cơ sở vật chất
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới có trụ sở đóng tại Tổ dân phố 6, phường Bắc
Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trên tổng diện tích khuôn viên là
150,280m2, với các công trình xây dựng gồm: Khu hành chính - thư viện; khu
giảng đường - lớp học; khu ký túc xá, nhà ăn - căng tin; khu nhà ở giáo viên; khu
hoạt động văn hóa - thể dục thể thao.
Từ năm học 2015 - 2016, các công trình thuộc Dự án xây dựng Trường Giai
đoạn I được hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng diện tích sàn xây dựng hơn
11.000m2, gồm: Khối nhà Hành chính hiệu bộ, Khối nhà lớp học, Khối Giảng
đường 150 chỗ, Khối Ký túc xá Sinh viên, Nhà ở cho cán bộ giảng viên và khách
công tác, Nhà ăn của học viên, giảng viên, Hồ nước cảnh quan…


Hình 1.1 Khối nhà Hành chính hiệu bộ
Khối nhà Hành chính hiệu bộ có tổng diện tích sàn là 1.660m2, gồm 13 phòng
làm việc, 08 phòng chức năng và 01 Hội trường 100 chỗ.

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 8


Hình 1.2 Khối nhà Giảng đường lớp học
Khối nhà Giảng đường lớp học có tổng diện tích sàn là 2.600m2, gồm 07
phòng học và 10 phòng chức năng. Toàn bộ các phòng học đều có trang bị hệ thống
âm thanh, máy chiếu, bảng trượt, quạt mát, rèm che nắng. Phòng tin học được trang
bị máy tính có cấu hình phù hợp và được nối mạng phục vụ việc học tập của học
sinh.

Hình 1.3 Khối Giảng đường 150 chỗ
Khu Giảng đường 150 chỗ có tổng diện tích sàn là 351m2, có sức chứa 150 học
sinh, được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu và bảng trượt.
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 9


Hình 1.4 Khối ký túc xá Sinh viên
Khối Ký túc xá Sinh viên có tổng diện tích sàn 1 khối là 3.000m2, gồm 06
phòng chức năng và 63 phòng ở đáp ứng hơn 350 chỗ ở cho học sinh. Các phòng
được thiết kế hiện đại, tiện nghi đầy đủ theo TCVN. Trong phòng trang bị giường
tầng cho từ 6 đến 8 học sinh, công trình phụ khép kín, thiết bị cao cấp. Nguồn điện,

nước đảm bảo đầy đủ, ổn định, có TV, Wifi...

Hình 1.5 Nhà ở cho cán bộ giảng viên và khách công tác
Nhà ở, sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên nội trú của Trường và giáo viên thỉnh
giảng, khách đến công tác, có tổng diện tích sàn là 605m2. Các phòng trang bị máy
lạnh, tủ lạnh, điện thoại, mạng internet, …đáp ứng đủ các điều kiện sinh hoạt và
làm việccho45 người.
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 10


Hình 1.6 Nhà ăn - căng tin
Nhà ăn – căng tin có tổng diện tích sàn là 2.115m2, gồm có khu bếp nấu, 04
phòng ăn và khu giải khát, phục vụ nhu cầu ăn, uống của học sinh và cán bộ, giáo
viên.

Hình 1.7 Phối cảnh Trường Trung cấp Luật Đồng Hới

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 11


1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường
Căn cứ Quyết định số 1038/QĐ-BTP ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới như sau:
1.2.1. Chức năng
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp,

có chức năng đào tạo trung cấp luật; tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và nghiên cứu khoa
học pháp lý.
Trường chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, chịu sự quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính theo lãnh
thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà
nước và có trụ sở tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm
của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các
trường trung cấp chuyên nghiệp của Nhà nước; tham gia xây dựng chiến lược,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tư pháp.
2. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch giảng dạy, tổ chức biên
soạn giáo trình, giáo án, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt
động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình Trường được phép đào tạo, bồi
dưỡng.
3. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo,
bồi dưỡng, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ theo quy định.
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học, thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa
học để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực pháp
luật đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bảo đảm đủ về số lượng,
cân đối về cơ cấu trình độ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 12



6. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục
của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống
giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.
7. Thực hiện hợp tác trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Bộ Tư pháp; liên kết, liên thông về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng thành quả khoa học, tư vấn pháp luật nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, nghiên cứu khoa học.
8. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn theo quy định
của pháp luật; quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ Tư pháp.
9. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong Trường; bảo vệ tài
sản, bí mật quốc gia, xây dựng, thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn
lao động.
10. Thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, luân chuyển, điều động, nâng lương,
nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác ở trong nước, ngoài nước
đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên, người lao động trong Trường theo phân cấp
quản lý và phê duyệt của Bộ Tư pháp.
11. Ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ phù hợp với các quy định
hiện hành.
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Bộ Tư pháp; thực hiện công tác thanh tra đào tạo theo quy định của pháp
luật.
13. Quan hệ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài cơ quan Bộ, các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng, các doanh nghiệp và các tổ chức khác trên tất cả các lĩnh vực để
thực hiện nhiệm vụ của Trường.
14. Được Nhà nước giao đất, được thuê đất, vay vốn; được miễn giảm thuế theo
quy định của pháp luật.
15. Hợp tác liên doanh, liên kết, nhận tài trợ, góp vốn với các tổ chức, cá nhân
ở trong nước và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự

phát triển của Trường theo quy định của pháp luật; huy động vốn của các cá nhân ở

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 13


trong và ngoài Trường để phục vụ mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát
triển dịch vụ theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
1.3. Quy mô hoạt động
1.3.1. Chỉ tiêu tuyển sinh
- Năm học 2012 - 2013:

250 học sinh.

- Năm học 2013 - 2014:

Từ 250 đến 450 học sinh.

- Năm học 2014 - 2015:

Từ 450 đến 600 học sinh.

- Từ năm học 2015 - 2016 trở đi: Từ 600 đến 900 học sinh.
1.3.2. Quy mô đào tạo
- Năm học 2012 - 2013:

250 học sinh.


- Năm học 2013 - 2014:

Từ 500 đến 700 học sinh.

- Năm học 2014 - 2015:

Từ 700 đến 1.050 học sinh.

- Từ năm học 2015 - 2016 trở đi: Từ 1.050 đến 1.800 học sinh.
1.4. Cơ cấu tổ chức, biên chế của trường
Tổng số CBCNV hiện tại: 39 người; Quyết định số 447/QĐ-BTP ngày
23/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc Phê duyệt quy mô đầu tư xây dựng
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thì quy mô để tính toán cho
khối Hiệu bộ là: 65 người.
Tổ chức bộ máy Trường Trung cấp Luật Đồng Hới gồm:
1.4.1. Cơ cấu tổ chức
a. Hội đồng trường:
Hội đồng trường gồm có Chủ tịch Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng và các uỷ
viên.
b. Ban Giám hiệu:
Ban Giám hiệu gồm có Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.
c. Hội đồng tư vấn.
d. Các đơn vị chức năng thuộc Trường:
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 14


- Phòng Đào tạo;
- Phòng công tác học sinh;

- Phòng Tổ chức;
- Phòng Hành chính và Thư viện;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Quản trị;
- Khoa Giáo dục chính trị, thể chất và văn hoá;
- Khoa Đào tạo cơ bản;
- Khoa Đào tạo nghiệp vụ.
d. Các đơn vị dịch vụ của Trường.
e. Tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội.
- Tổ chức cơ sở Đảng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới;
- Công đoàn Trường Trung cấp Luật Đồng Hới;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Trung cấp Luật Đồng Hới;
- Hội Học sinh Trường Trung cấp Luật Đồng Hới;
- Các tổ chức xã hội khác.
1.4.2. Biên chế
- Biên chế của các đơn vị chức năng thuộc Trường do Bộ trưởng Bộ Tư pháp
quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ.
- Biên chế của các tổ chức dịch vụ do Hiệu trưởng quyết định theo quy định của
pháp luật về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với đơn vị sự
nghiệp, dịch vụ công lập.
1.5. Nhu cầu sử dụng điện cho trường
1.5.1. Các căn cứ lập dự án
Căn cứ theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam về trang bị điện được thiết kế, lắp
đặt trong công trình, phần thiết kế kỹ thuật được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn,
quy phạm sau và hiện trạng của mặt bằng:
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 15




TCXD 49-1972 Tiêu chuẩn thiết kế số liệu khí hậu xây dựng - UB
kiến thiết cơ bản nhà nước 1972.


TCVN 2328 - 1978: Môi trường lắp đặt thiết bị điện - Định nghĩa



11 TCN 18 - 1984: Quy phạm trang bị điện (Phần 1: Quy định chung)



11 TCN 19 - 1984: Quy phạm trang bị điện (Phần 2: Hệ thống đường dẫn



11 TCN 20 - 1984: Quy phạm trang bị điện (Phần 3: Bảo vệ và tự

chung

điện)
động)

11 TCN 21 - 1984: Quy phạm trang bị điện (Phần 4: Thiết bị phân
phối và trạm biến áp)



TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối trung tính các thiết bị điện


20 TCN 25 - 1991: Đặt đường dẫn điện trong khu công trình công
cộng - Tiêu chuẩn thiết kế.

20 TCN 27 - 1991: Đặt thiết bị điện trong khu công trình công cộng Tiêu chuẩn thiết kế.

Tiêu chuẩn IEC 346 và 479 – 1 TCVN 2622 - 1995 Phòng cháy,
chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế - Viện tiêu chuẩn hoá xây
dựng kết hợp với cục Phòng cháy chữa cháy Bộ công an biên soạn và được bộ xây
dựng ban hành.
1.5.2. Quy mô cấp điện
- Nguồn cấp điện cho công trình được lấy từ đường dây trên không 22 KV XT
473 trạm E3 Đồng Hới hiện treo trên cột BTLT 12m hiện có chạy dọc vĩa hè về
phía nam đường quy hoạch 12m, tim tuyến cách vĩa hè (phía lòng đường) một
khoảng 1m.
- Điểm đấu nối tại vị trí cột M11 là cột BTLT giữa tuyến (22kV) hiện có (xem
sơ đồ bản vẽ kèm theo).
- Cấp điện: Điểm đấu nối, đường cáp v.v...được lấy từ Trạm biến áp lắp mới
theo phương án cấp điện của Điện lực Quảng Bình đảm bảo công suất thiết kế.

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 16


- Mạng điện trong nhà: Tất cả hệ thống điện trong nhà được đặt ngầm trong
tường và bao bọc bởi ống nhựa PVC. Các tầng và những thiết bị có công suất lớn
đều có Aptomat bảo vệ, bảng điện dùng đồng bộ loại Clipsal.

- Điện chiếu sáng: Các phòng làm việc chủ yếu dùng bóng huỳnh quang. Với
các không gian phụ như hành lang, cầu thang, khu vệ sinh, gara... dùng đèn sáng.
Các phòng hội họp, tiếp khách, sảnh chính ngoài việc đảm bảo nhu cầu chiếu sáng
còn phải bố trí các đèn trang trí thích hợp để tăng tính thẩm mỹ.
- Chiếu sáng bên ngoài dùng đèn cao áp thủy ngân, đèn Helozen và một số loại
đèn sân vườn khác.

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 17


Chương 2: Trình bày nhu cầu phụ tải cho trường Trung cấp luật
Đồng Hới
2.1. Đặt vấn đề
Phụ tải tính toán là số liệu đầu vào quan trọng nhất của bài toán quy hoạch, thiết
kế, vận hành hệ thống cung cấp điện. Việc xác định sai phụ tải tính toán có thể làm
cho kết quả của bài toántrởnên vô nghĩa. Ví dụ: Nếu phụ tải tính toán xác định
được quá lớn so với thực tế thì hệ thống cung cấp điện được thiết kế sẽ dư thừa
công suất dẫn tới lãng phí và ứ đọng vốn đầu tư, thậm chí còn làm gia tăng tổn thất
trong hệ thống. Ngược lại, nếu phụ tải tính toán xác định được quá nhỏ so với thực
tế thì hệ thống cung cấp điện sẽ không đáp ứng được yêu cầu điện năng của phụ tải
dẫn tới sự cố hệ thống và làm giảm tuổi thọ. Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều
nghiên cứu nhằm lựa chọn phương pháp tính toán thích hợp nhưng chưa có phương
pháp nào hoàn thiện. Những phương pháp đơn giản cho kết quả kém tin cậy.
Ngược lại, các phương pháp cho kết quả chính xác thường đòi hỏi nhiều thông tin
về phụ tải, khối lượng tính toán lớn, phức tạp và không áp dụng được trong thực tế.
Vì vậy, nhiệm vụ của người thiết kế là phải lựa chọn phương pháp xác định phụ tải
thích hợp với điều kiện có được cũng như độ tin cậy của kết quả cuối cùng.
2.1.1. Khái niệm về phụ tải tính toán

Phụ tải tính toán là một số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế hệ thống cung cấp
điện.
n

Ptt = K nc ∑ Pdi
i=1

Q tt = Ptt . tgφ
Stt = √Ptt 2 + Q tt 2 =

Ptt
cosφ

Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải
thực tế (biến đổi) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Nói một cách khác, phụ tải tính
toán cũng làm nóng vật dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất do phụ tải thực
tế gây ra. Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính toán thì có thể đảm
bảo an toàn về mặt phát nóng cho các thiết bị đó trong mọi trạng thái vận hành.
2.1.2. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 18


Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp xác định phụ tải tính
toán, nhưng các phương pháp được dùng chủ yếu là:
a. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu.
Một cách gần đúng có thể lấy:

Pđ=Pđm


Khi đó:
n

Ptt = k nc . ∑ Pđmi
i=1

Trong đó:
- Pđi, Pđmi : công suất đặt,công suất định mức thiết bị thứ i (kW).
- Ptt: Công suất tác dụngcủa nhóm thiết bị ( kW, kVAR, kVA ).
- n: số thiết bị trong nhóm.
- Knc: hệ số nhu cầu của nhóm hộ tiêu thụ đặc trưng tra trong sổ tay tra cứu.
Phương pháp này có:
- Ưu điểm là: Đơn giản, thuận tiện.
- Nhược điểm là: Kém chính xác bởi hệ sốnhu cầu tra trong sổ tay là một số
liệu cố định cho trước, không phụ thuộc vào chế độ vận hành và số thiết bị trong
nhóm.
b. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị
diện tích sản xuất.
Công thức tính:

Ptt = Po . F

Trong đó :
- Po : Suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất (W/m2). Giá trịPo được tra
trong các sổ tay.
- F: Diện tích sản xuất (m2)
Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng khi có phụ tải phân bốđồng đều trên
diện tích sản xuất, nên nó được dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế chiếu
sáng.

c. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho một
đơn vị thành phẩm.
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 19


Công thức tính toán:
Ptt =

M. Wo
Tmax

Trong đó:
- M: Số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong một năm.
- Wo: Suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm, (kWh).
- Tmax: Thời gian sử dụng công suất lớn nhất, (giờ).
Phương pháp này được dùng để tính toán cho các thiết bị điện có đồ thị phụ tải ít
biến đổi như: Quạt gió, máy nén khí, bình điện phân… Khi đó phụ tải tính toán gần
bằng phụ tải trung bình và kết quả tính toán tương đối chính xác.
d. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theocông suất trungbình và hệ số
hình dáng.
Công thức tính :

Ptt = Khd.Ptb
Qtt = Ptt.tgφ
Stt = √Ptt 2 + Q tt 2

Trong đó :Khd là hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải tra trong sổ tay.
Ptb là công suất trung bình của nhóm thiết bị khảo sát.

e. Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và độ
lệch trung bình bình phương.
Công thức tính :

Ptt = Ptb ± β. δ

Trong đó : β: Hệ số tánxạ.
δ: Độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi giá trị trung bình.
Phương pháp này thường được dùng để tính toán phụ tải cho cácnhóm thiết bị
của phân xưởng hoặc của toàn bộ nhà máy. Tuy nhiên, phương pháp này ít được
dùng trong tính toán thiết kế mới vì nó đòi hỏi khánhiều thông tin về phụ tải mà chỉ
phù hợp với hệ thống đang vận hành.
f. Xác định phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị.

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 20


Theo phương pháp này thì phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị sẽ xuất hiện khi
thiết bị có dòng khởi động lớn nhất mở máy còn các thiết bị khác trong nhóm làm
việc bình thường và được tính theo công thức sau :
Iđn = Ikđ max + Itt − K sd . Iđm max
Trong đó :
- Ikđmax: Dòng khởi động của thiết bị có dòng khởi động lớn nhất trong
nhóm.
- Itt

: Dòng tính toán của nhóm máy.


- Iđmmax : Dòng định mức của thiết bị đang khởi động.
- Ksd : Hệ số sử dụng của thiết bị đang khởi động.
2.1.3. Mục đích của việc xác định phụ tải
Việc xác định phụ tải nhằm mục đích:
- Chọn tiết diện dây dẫn của lưới cung cấp và phân phối điện áp từ lưới 1000V
trở lên.
- Chọn số lượng và công suất MBA của trạm biến áp.
- Chọn tiết diện dây dẫn của lưới cung cấp và phân phối.
- Chọn các thiết bị chuyển mạch và bảo vệ.
2.2. Xác định phụ tải tính toán cho trường Trung cấp luật Đồng Hới
Trường Trung cấp cấp luật Đồng Hới với quy mô xây dựng trong sơ đồ mặt
bằng trường, có diện tích sử dụng là 22845m2. Trong đó :
- Khu nhà chính hiệu bộ có diện tích sàn là 2719m2, công suất các thiết bị rất
khác nhau nên có công suất là 25 W/m2.
Khối giảng đường thư viện có diện tích 6203m2, công suất các thiết bị từ 15 –
25 W/m2.
Khu nhà ở giảng viên thính giảng có diện tích 767m2 công suất thiết bị là 25
W/m2.
Ký túc xá sinh viên có diện tích 10407m2, công suất các thiết bị từ 15 – 25
W/m2.
Khu giáo dục thể chất có diện tích 1080m2, công suất thiết bị là 25 W/m2.
Khối phụ trợ dịch vụ có diện tích 1669m2, công suất thiết bị là 15 W/m2.
 Trình tự phụ tải tính toán theo từng khối nhà.
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 21


Theo công thức: P = P0 . D
Trong đó: P0 : Là suất phụ tải tính theo đơn vị diện tích (W/m2 ).

D: Là diện tích của một khối nhà (m2).
 Khu nhà chính gồm có khu hiệu bộ và nhà hội trường clb sinh viên:
o Khu hiệu bộ: P= 25.1416 = 35,4 (kW)
o Nhà hội trường câu lạc bộ sinh viên: P= 25.1303 = 32,575 (kW)
 Khối giảng đường thư viện gồm nhà lớp học giảng đường và thư viện:
o Nhà lớp học giảng đường: P= 25.4372 = 109,3 (kW)
o Thư viện: P= 15.1382 = 27,48 (kW)
 Nhà ở giảng viên thính giảng: P= 25.767 = 19,175 (kW)
 Khu ký túc xá sinh viên gồm nhà ở, các quầy dịch vụ và nhà ăn:
o Nhà ăn: P= 15.1725 = 25,875 (kW)
o Nhà ở: P= 15.8048 = 120,720 (kW)
o Các quầy dịch vụ: P= 25.274 = 6,85(kW)
 Khu giáo dục thể chất, nhà đa năng: P= 25.1080 = 27 (kW)
 Khối phụ trợ dịch vụ: P= 15.1669 = 25,035 (kW)
 Chiếu sáng sân, đường:15 (kW)
 Bơm nước sinh hoạt, PCCC (BNSH): 30 (kW)

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 22


Suất phụ tải

Diện
tích(m2)

Phụ tải tính toán
Ptt (kW)


Nhà hiệu bộ

25 W/ 1m2 sàn

1416

35,40

1.2

Nhà Hội trường câu lạc bộ
sinh viên

25 W/ 1m2 sàn

1303

32,575

2

Khối giảng đường thư viện
(GĐTV)

2.1

Nhà lớp học giảng đường

25 W/ 1m2 sàn


4372

109,30

2.2

Thư viện

15W/ 1m2 sàn

1832

27,48

3

Nhà ở giảng viên thỉnh
giảng (GVTG)

25 W/ 1m2 sàn

767

19,175

4

Ký túc xá sinh viên (KTX)

4.1


Nhà ở

15W/ 1m2 sàn

8048

120,720

4.2

Khối các quầy DV

25W/ 1m2 sàn

274

6,85

4.3

Nhà ăn

15W/ 1m2 sàn

1725

25,875

5


Giáo dục thể chất, nhà đa
năng (GDTC)

25W/ 1m2 sàn

1080

27

6

Khối phụ trợ dịch vụ
(PTDV)

15W/ 1m2 sàn

1669

25,035

7

Chiếu sáng sân, đường
(CS)

HT

1


15

8

Bơm nước sinh hoạt,
PCCC (BN,PCCC)

HT

1

30

9

Tổng (1+..+8)

TT

Phụ tải

1

Khu nhà chính (KNC)

1.1

474,4

Bảng 2.1: Bảng phụ tải của trường Trung cấp luật Đồng Hới

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 23


 Tổng công suất tính toán:
Ptt = 35,4 + 32,575 + 109,3 + 27,48 + 19,175 + 25,875 + 120,720 + 6,85
+ 27 + 25,035 + 15 + 30 = 474,41 (kW)
 Do tổn hao trên mạng lưới(5%) và nguồn dự phòng(10%) nên công suất yêu
cầu là:
Ptt = 474,41 + (474,41 . 0,15) = 545,571 (kW)
Với hệ số sử dụng k = 0,8 thì:
Ptt = P. k = 545,571 . 0,8 = 436,46 (kW)
Hệ số công suất Cosφ = 0,85 thì:
Stt =

Ptt
436,46
=
= 513,48 (kVA)
Cosφ
0,85

Kết luận: Xây mới 01 trạm biến áp 22/0,4 KV- 630 KVA để phụ cấp điện công
trình.

SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 24



Chương 3: Đề xuất giải pháp cấp nguồn động lực các khu chức năng
trường Trung cấp luật
3.1. Thiết kế mạng hạ áp cho trường trung cấp luật
3.1.1. Đặt vấn đề
Mạng điện hạ áp ở đây được hiểu là mạng động lực hoặc chiếu sáng với cấp
điện áp là 380V/220V.
Mạng điện hạ áp làm nhiệm vụ phân phối và truyền tải điện năng từ tủ hạ áp
đến từng thiết bị điện, các máy móc trong phân xưởng có hoạt động thường xuyên,
liên tục được hay không phần lớn phụ thuộc vào mạng điện hạ áp của phân xưởng.
Vì vậy sơ đồ cung cấp điện cần phải đạt những yêu cầu sau:
- Độ tin cậy cung cấp điện.
Mức độ đảm bảo liên tục cung cấp điện tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu của
phụ tải. Với những công trình cấp quốc gia như hội trường Quốc hội, nhà khách
Chính phủ, ngân hàng Nhà nước, đại sứ quán, khu quân sự, sân bay, hải
cảng…phải đảm bảo liên tục cung cấp điện ở mức cao nhất, nghĩa là với bất kỳ
tình huống nào cũng không thể mất điện. Các nhà máy, xí nghiệp, tổ hợp sản xuất
tốt nhất là đặt máy phát điện dự phòng, khi mất điện sẽ dùng máy phát cấp cho
những phụ tải quan trọng như lò, phân xưởng sản xuất chính…
- Chất lượng điện.
Chất lượng điện được đánh giá qua 2 chỉ tiêu là tần số và điện áp. Chỉ tiêu tần
số do cơ quan điều khiển hệ thống điện quốc gia điều chỉnh. Người thiết kế phải
đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng.Điện áp ở lưới trung và hạ áp chỉ cho
phép dao động quanh giá trị  5%. Ở những phân xưởng yêu cầu chất lượng điện áp
cao như may, hoá chất, cơ khí chính xác, điện tử chỉ cho phép dao động điện áp 
2,5% .
- An toàn.
Công trình cấp điện phải được thiết kế có tính an toàn cao: an toàn cho
người vận hành, người sử dụng và an toàn cho chính các thiết bị điện và toàn bộ
công trình.

- Kinh tế.
Trong quá trình thiết kế thường xuất hiện nhiều phương án, mỗi phương án
đều có những ưu, nhược điểm riêng, đều có những mâu thuẫn giữa hai mặt kinh tế
SVTH: Hà Thanh Đăng Vũ

Page 25


×