Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đặc trưng truyện cổ tích trong chương trình tiếng việt tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƢ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

-----------------

VÕ THỊ HUYỀN

ĐẶC TRƢNG TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 - 2017

Quảng Bình, tháng 5 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƢ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
-----------------

VÕ THỊ HUYỀN

ĐẶC TRƢNG TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 - 2017

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN:
ThS. TRẦN THỊ MỸ HỒNG

Quảng Bình, tháng 5 năm 2017


Lời cảm ơn
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên Trần
Thò Mỹ Hồng – người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luân.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô giáo khoa Sư
phạm Tiểu học – Mầm non, qúy thầy cô của Trường Đại học Quảng
Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để em bồi
dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học vừa qua.
Thiết tha bày tỏ lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia
đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực
hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Võ Thò Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đặc trƣng truyện cổ tích trong
chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài

liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Võ Thị Huyền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 6
6. Câu trúc của khóa luận ...................................................................................... 6
B. NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN
CỔ TÍCH TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIỂU HỌC. ............................................ 8
1.1. Vài nét về truyện cổ tích ................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích ............................................................................. 8
1.1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của truyện cổ tích ............................................ 9
1.2. Truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học .............................. 13
1.2.1.Khảo sát hệ thống truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiểu học ................. 13

1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học.
............................................................................................................................. 15
CHƢƠNG II: NHÂN VẬT, KẾT CẤU CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC ................................................... 23
2.1. Yếu tố nhân vật ............................................................................................ 23
2.1.1. Nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ ....................................................... 23
2.1.2. Nhân vật trong truyện cổ tích loài vật ....................................................... 27
2.1.3. Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt .................................................... 32
2.2. Kết cấu truyện cổ tích................................................................................... 35


2.2.1. Kết cấu truyện cổ tích thần kỳ................................................................... 35
2.2.2. Kết cấu truyện cổ tích loài vật................................................................... 37
2.2.3. Kết cấu truyện cổ tích sinh hoạt ................................................................ 39
CHƢƠNG III: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT, CÔNG THỨC
CỐ ĐỊNH, NGÔN NGỮ TRUYỆN CỔ TÍCH TRONGCHƢƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC. .................................................................................. 42
3.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................. 42
3.2. Thời gian nghệ thuật .................................................................................... 56
3.3. Công thức cố định ........................................................................................ 58
3.3.1. Công thức mở đầu ..................................................................................... 58
3.3.2. Công thức kết thúc .................................................................................... 62
3.4. Ngôn ngữ truyện cổ tích ............................................................................... 63
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Kí hiệu


Chú giải

[3;46]

Trích dẫn từ tài liệu tham khảo 3 trang 46

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

NXBGD

Nhà xuất bản giáo dục

NXB KHXH

Nhà xuất bản Khoa học – Xã hội


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian luôn có sức hấp dẫn với
mọi đối tƣợng trong mọi thời điểm. Làm nên sức sống lâu bền và tầm ảnh hƣởng
rộng lớn này cũng chính bởi sự độc đáo phong phú của truyện cổ tích. Truyện cổ
tích là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy thơ, chất trí tuệ, sự lãng mạn
bay bổng nhƣng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị, rất đời thƣờng. Mỗi câu chuyện
là sự kết tinh giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là lòng nhân ái bản lĩnh
kiên cƣờng, hiện thực và ƣớc mơ, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau.
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng. Mỗi câu

chuyện đƣợc lƣu truyền là một bài học quý giá của ông cha ta để lại cho hậu thế.
Hầu hết các câu chuyện đều thể hiện quan niệm sống của ông cha ta thông qua
việc xây dựng các hình tƣợng nhân vật với các mối quan hệ của nó trong gia
đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Mỗi ngƣời Việt Nam khi lớn lên hầu hết đều mang
trong mình hình ảnh của một cô Tấm thảo hiền, một chàng Thạch Sanh dũng
cảm, một anh trai cày chấc phác và đi liền theo đó là sự căm ghét đối với mụ dì
ghẻ độc ác, Lý Thông bất nghĩa hay tên Phú hộ tham lam. Văn hào Nga
M.Gorki đã nhận định về truyện cổ tích nhƣ sau: Trên đời này không có cái gì là
không có tác dụng giáo dục, cũng không làm gì có những truyện cổ tích không
chứa đựng những yếu tố răn dạy, những yếu tố giáo dục. Trong các truyện cổ
tích, điều trƣớc tiên có tác dụng giáo dục là sự “hƣ cấu” - cái khả năng kì diệu
của trí óc chúng ta có thể nhìn xa về phía trƣớc sự vật. Thế giới ấy có quan hệ
nhƣ thế nào với thực tại? Ta đều biết là trong mỗi truyện cổ tích đều có yếu tố
của thực tế. Nhƣng “những yếu tố của thực tế” ấy đã đƣợc trí tƣởng tƣợng dân
gian cải biến thành một thứ vật liệu, đem nhào nặn trong một chất “phụ gia” đặc
biệt gọi là “hƣ cấu” (hay “hƣ cấu kỳ ảo”), để xây dựng một thế giới khác với thế
giới thực tại, mà ta gọi bằng “thế giới cổ tích”. Truyện cổ tích là truyện kể về
những câu chuyện không thể xảy ra trong thực tế. Ngƣời kể và ngƣời nghe
truyện cổ tích, cố nhiên, đều mơ ƣớc về những điều “nên có và có thể có” diễn
1


ra trong thế giới cổ tích, nhƣng không ai, cả ngƣời kể lẫn ngƣời nghe, coi câu
chuyện kể là có thật.
Nhƣ chúng ta đã biết, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá thế giới
xung quanh, trong đó thế giới truyện cổ tích vô cùng phong phú, đa dạng, chứa
đựng nhiều điều hấp dẫn đối với các em. Từ đó các em biết đƣợc nhiều điều kì
thú, học thêm đƣợc nhiều kiến thức quan trọng trong cuộc sống thông qua thế
giới truyện cổ tích, giúp các em dần hoàn thiện nhân cách và hƣớng tới cái chân
– thiện – mỹ.

Trong chƣơng trình Tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt không chỉ
nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt nhƣ nghe, nói,
đọc, viết, các thao tác tƣ duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho các
em một lƣợng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con ngƣời, văn
hóa... Qua đó hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam thời đại mới. Việc giáo
dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là một cấp học hết sức quan trọng, làm
nền cho các cấp học sau này.
Là một giáo viên Tiểu học tƣơng lai, chúng tôi muốn các em có những hiểu
biết về thế giới xung quanh, về các đặc trƣng của truyện cổ tích, cảm nhận đƣợc
những tƣ tƣởng, tình cảm để các em có ý thức yêu quý, bảo vệ. Mặt khác giúp
các em làm giàu thêm vốn sống, đạo lí làm ngƣời và cách ứng xử trong giao tiếp
với mọi ngƣời xung quanh thông qua truyện cổ tích. Vì vậy, mà chúng tôi đã
chọn đề tài Đặc trưng truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến văn học dân gian là nói đến những giá trị vĩnh hằng của nó, chúng
ta không thể không nhắc đến truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại sáng
tác dân gian đƣợc nhiều ngƣời, nhiều thế hệ say mê. Vẻ đẹp của nó hấp dẫn suốt
cuộc đời mỗi con ngƣời. Những giá trị thẩm mỹ sâu sắc và mạnh mẽ của truyện
cổ tích không chỉ bộc lộ qua tri giác, cảm xúc nghệ thuật của ngƣời nghe, ngƣời
kể, ngƣời đọc mà còn hết sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
2


Từ trƣớc tới nay xét về phƣơng diện nghiên cứu, đã có một số công trình
công phu và không ít những bài báo khoa học giúp ngƣời đọc tiếp cận với thể
loại ở từng mức độ khác nhau.
Về lĩnh vực này, trên thế giới ngay từ thế kỷ XIX, truyện cổ tích đã là đối
tƣợng nghiên cứu công phu của nhiều thế hệ các nhà khoa học, ngƣời ta tiến
hành phân loại truyện cổ tích, sắp xếp chúng theo tiêu chuẩn khoa học, tìm hiểu

thi pháp thể loại, nghiên cứu bản chất, cội nguồn lịch sử và tiến trình phát triển
của đối tƣợng... Do đó đã có nhiều công trình tầm cỡ ra đời và đƣợc đánh giá
cao. Trong tầm bao quát tƣ liệu của mình, chúng tôi nhận thấy có một số công
trình đáng chú ý sau đây:
Nhà nghiên cứu Vlađimia Iacốplêvích Prốp ông đƣợc giới khoa học quốc tế
nhất trí công nhận là ngƣời đã đạt đƣợc những thành tựu lớn lao trong việc tìm
tòi, tiếp cận chân lý khoa học thông qua nghiên cứu truyện cổ dân gian, đặc biệt
là truyện cổ tích thần kỳ. Những tác phẩm chính của ông về lĩnh vực này đã
đƣợc dịch ra Tiếng Việt nhƣ Hình thái học truyện cổ tích, Những cội rễ lịch sử
của truyện cổ tích thần kỳ....
Nghiên cứu chính là việc dựa vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử
văn hóa và để lý giải những truyện cổ tích cụ thể. Ở mục „„Tinh thần phê phán
xã hội và lý tƣởng dân chủ nhân đạo trong truyện cổ tích và các thể loại khác ở
giai đoạn đầu của chế độ phong kiến” của Cao Huy Đỉnh, tác giả đã phỏng đoán
khoa học về các mốc lịch sử xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt truyện. Theo
đó truyện Trầu Cau phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm và hình thái hôn
nhân, chế độ quần hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gia đình, lứa đôi thời
phụ hệ, còn Tấm Cám phản ánh nền kinh tế phụ quyền và cơ sở xung đột bƣớc
đầu có tính chất giai cấp. Truyện Cây Khế đề cập đến mối quan hệ anh chị em
trong gia đình phụ quyền.
Trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, cố giáo sƣ Nguyễn Đổng Chi
đã có phần khảo dị, tạo điều kiện cho sự nghiệp nghiên cứu, so sánh truyện cổ
tích ở các địa phƣơng trong nƣớc, của Việt Nam với các nƣớc khác trên thế giới.
3


Ngoài ra công trình nghiên cứu này còn là cơ sở để so sánh truyện cổ tích với
các thể loại truyện dân gian khác từ góc nhìn thi pháp.
“Truyện cổ tích” trong từ điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu lên
những đặc điểm cơ bản về phƣơng pháp sáng tác truyện cổ tích thần kỳ. Ông

cho yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu. Quá trình dẫn dắt câu
chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố thần kỳ can thiệp vào cốt truyện dẫn đến kết thúc
có tính chất ƣớc mơ là sự đổi đời của nhân vật chính. Nhân vật đƣợc cấu tạo
theo hai tuyến thiện – ác, nhân vật xây dựng theo khuynh hƣớng lý tƣởng hóa
tƣợng trƣng cho cái tốt còn nhân vật ác thể hiện theo khuynh hƣớng phê phán xã
hội, thể hiện cho cái xấu.
Trong công trình “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám” của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là nghiên cứu có tính chất
toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm Cám ở Việt
Nam. Theo ông, truyện Tấm Cám ở Việt Nam phải để Tấm trừng phạt Cám nhƣ
vậy mới chân thực. Cô Tấm phải lựa chọn cách giết chúng (mẹ con mụ gì ghẻ)
để đƣợc sống yên lành. Đáng chú ý trong công trình này ông đã phân tích sự kết
hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích: chủ đề đấu tranh xã hội và chủ đề phong
tục. Trong những bài viết khác, Gia Đình Khánh cũng đã đề cập đến yếu tố siêu
nhiên, yếu tố thần kỳ và cho rằng phần hƣ cấu rất quan trọng. Nó là phƣơng tiện
tiếp sức cho nhân vật chính hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra ông còn chỉ đƣợc
tính địa phƣơng và tính quốc tế của các thể loại truyên dân gian. PGS. Chu Xuân
Diên đã nhận xét rằng, cố GS. Đình Gia Khánh đã đứng ở góc độ ngƣời nghiên
cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn thi pháp.
Tác giả Nguyễn Tất Phát, Bùi Mạnh Nhị trong bài Nhân vật lý tưởng và cốt
truyện của cổ tích thần kỳ báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 316 ở
mục“Những phần thưởng dành cho nhân vật” có viết “Trong truyện cổ tích
thần kì, nhân dân luôn chăm chú theo dõi nhân vật lý tưởng của mình và dành
cho họ những phần thưởng xứng đáng”. Bên cạnh những phần thƣởng mà nhân
dân dành cho nhân vật lý tƣởng bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với
4


kẻ thù. Bàn về vấn đề này, các tác giả viết: “đúng là phải tiêu diệt mầm mống
gây ra tội ác. Bởi vậy những kẻ về bản chất cực kì nham hiểm, cực kì tham lam,

tàn bạo nhƣ Lí Thông, tên vua trong Chiếc áo lông chim, mẹ con dì ghẻ trong
truyện Tấm Cám thì không thể thoát chết. Lí Thông có thể đƣợc Thạch Sanh tha
chết nhƣng trong cảm nhận của nhân dân, nếu Lí Thông còn sống thì xã hội sẽ
không có cuộc sống yên ổn, vì lẽ đó mà Lí Thông phải chết. Trong truyện, lƣỡi
tấm sét của thiên lôi bổ đầu lên đầu Lí Thông chính là lƣỡi tấm sét đại diện cho
công lý nhân dân. Sau cái chết Lí Thông còn biến thành bọ hung đời đời sống
trong dơ bẩn.
Việc nghiên cứu trực tiếp thi pháp truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn có thể
kể đến Hà Bình Trị. Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn
học dân gian, ông đã cho ngƣời đọc hiểu những khái niệm về một số yếu tố của
thi pháp các thể loại văn học dân gian, yếu tố ngôn ngữ, kết cấu, nhân vật chính,
không gian và thời gian nghệ thuật...
Tác giả Tăng Kim Ngân trong Cổ tích thần kỳ người Việt – Đặc điểm cấu
tạo cốt truyện, NXB KHXH, 1994 đã đề cập đến các truyện cổ tích thần kỳ, đặc
điểm cấu tạo cốt truyện của các truyện cổ tích.
Trong cuốn văn học dân gian và những tác phẩm chọn lọc, NXBGD 2004.
Tác giả Bùi Mạnh Nhi đã sƣu tầm những tác phẩm văn học dân gian thuộc các
thể loại khác nhau nhƣ truyện cƣời, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích.
Nhƣ vậy, những công trình đƣợc đề cập trên ít nhiều đã gợi ý cho chúng tôi
đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu đề tài khóa luận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là Đặc trưng truyện cổ tích trong chương
trình Tiếng Việt Tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích trong chƣơng
trình SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách Truyện đọc từ lớp 1 đến lớp 5.
5



4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
- Phƣơng pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các truyện cổ tích ở chƣơng
trình Tiếng Việt.
- Phƣơng pháp phân tích tổng – tổng hợp: phân tích các kiểu nhân vật, kết
cấu, ngôn ngữ, nghệ thuật... để thấy đƣợc những đặc trƣng cơ bản của truyện cổ
tích từ đó tổng hợp, khái quát và đƣa ra kết luận chung.
- Phƣơng pháp hệ thống: Tìm hiểu đặc trƣng truyện cổ tích ở chƣơng trình
Tiếng Việt Tiểu học phải dựa trên hệ thống nội dung, nghệ thuật truyện. Phƣơng
pháp hệ thống giúp ngƣời viết hệ thống hóa các đặc trƣng cơ bản của truyện cổ
tích trong chƣơng trình Tiểu học.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận, công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về các đặc
trƣng của truyện cổ tích Việt Nam trong chƣơng trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu
học, đề tài nghiên cứu đặc trƣng của truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiếng
Việt Tiểu học. Từ đó làm rõ các vấn đề về đặc trƣng của truyện, góp thêm tiếng
nói mới vào vấn đề nghiên cứu đặc trƣng truyện cổ tích. Ngoài ra đề tài cũng
góp phần làm nổi bật đƣợc vai trò, ý nghĩa giáo dục chân – thiện – mỹ cho học
sinh Tiểu học.
Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập,
nghiên cứu, giúp cho các giáo viên vận dụng vào giảng dạy truyện cổ tích trong
chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học.
6. Câu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3
chƣơng:
Chƣơng I: Khái quát chung về truyện cổ tích và truyện cổ tích trong
chƣơng trình Tiểu học.

6



Chƣơng II: Nhân vật, kết cấu của truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiếng
Việt Tiểu học.
Chƣơng III: Không gian, thời gian nghệ thuật, công thức cố định, ngôn ngữ
của truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học.

7


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ
TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

1.1. Vài nét về truyện cổ tích
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Cho đến nay, truyện cổ tích đã có rất nhiều khái niệm, song nhìn chung là
giống nhau về cơ bản. Mỗi một khái niệm mà các nhà nghiên cứu đã đƣa ra đều
nhằm bổ sung, làm phong phú thêm những hiểu biết của chúng ta về thể loại
truyện cổ tích.
Theo tác giả Lê Bá Hán trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học thì: Truyện
cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội có giai cấp với chức
năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề về xã hội, những số phận khác
nhau của con ngƣời trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ khi đã có chế độ tƣ
hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền) cái mâu thuẫn và
đấu tranh xã hội quyết liệt.
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (chủ biên), khái niệm truyện
cổ tích đƣợc diễn đạt ngắn gọn nhƣ sau: “Truyện cổ tích là truyện cổ dân gian
phản ánh cuộc sống đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, ƣớc mơ
của nhân dân, về hình thức thƣờng mang yếu tố thần kỳ, tƣợng trƣng và ƣớc lệ”.

Giáo trình “Văn học dân gian” của tác giả Hoàng Tiến Tựu thì cho rằng:
“Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ khi cổ đại, gắn liền với
quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy hình thành gia đình phụ quyền
và phân hóa giai cấp trong xã hội, nó hƣớng vào những vấn đề cơ bản, những
hình tƣợng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là xung đột có
tính chất riêng tƣ giữa ngƣời với ngƣời trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó
dùng một thứ tƣởng tƣợng và hƣ cấu riêng (có thể gọi là tƣởng tƣợng và hƣ cấu
cổ tích), kết hợp với thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và
ƣớc mơ của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí
8


của nhân dân trong những thời kỳ, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã
hội phong kiến”.
“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” – Nguyễn Đổng Chi có nêu: “Khi nói
đến mấy tiếng “Truyện cổ tích” hay “Truyện đời xƣa” thì chúng ta đều sẵn có
quan niệm rằng đó là một danh từ chung bao gồm hết thảy các loại truyện do
quần chúng vô danh sáng tác và lƣu truyền qua các thời đại”.
Từ các ý kiến trên của các tác giả ta thấy các tác giả trên đều gặp gỡ nhau ở
một số điểm:
- Về nguồn gốc: Truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy và phát triển
chủ yếu trong xã hội phong kiến.
- Về nội dung phản ánh: Truyện cổ tích không phản ánh mối quan hệ giữa
con ngƣời với tự nhiên nhƣ thần thoại mà nó phản ánh các mâu thuẫn gia đình
và các mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Truyện cổ tích nói về mơ ƣớc của
những ngƣời bình dị, nhỏ bé. Đó là những ƣớc mơ đƣợc giàu sang, đƣợc hạnh
phúc, ƣớc mơ hoàn thiện con ngƣời, ƣớc mơ về một xã hội công bằng, bác ái.
- Về nghệ thuật: Truyện cổ tích nổi bật nhƣ một thể loại mang tính hƣ cấu,
là hƣ cấu nghệ thuật.
Những đặc trƣng trên giúp chúng ta có thể phân biệt đƣợc truyện cổ tích

với các thể loại truyện cổ khác trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam (nhƣ
thần thoại, truyện ngụ ngôn).
1.1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của truyện cổ tích
Về mặt văn học, khi thần thoại trên bƣớc đƣờng tan rã thì cổ tích dần dần
đƣợc hình thành. Cùng với sử thi, những truyện cổ tích đầu tiên nảy sinh từ thần
thoại. Nói cách khác những truyện thần thoại ra đời muộn đã bị “cổ tích hóa”
cho phù hợp với tƣ duy và hoàn cảnh lịch sử của thời đại mới.
Nếu chủ đề của thần thoại thƣờng thiên về giải thích tự nhiên, mô tả cuộc
đấu tranh giữa ngƣời và tự nhiên là chủ yếu, thì trái lại, chủ đề của truyền thuyết
cổ tích thƣờng thiên về giải thích xã hội, mô tả chủ yếu cuộc đấu tranh giữa
ngƣời với ngƣời. Cổ tích cũng nhƣ truyền thuyết xuất hiện vào lúc con ngƣời nói
9


chung đã lợi dụng đƣợc ít nhiều năng lƣợng của tự nhiên, nhƣng lại vấp phải
mâu thuẫn giữa ngƣời với ngƣời trong sản xuất. Hình thái xã hội mà truyện cổ
tích phản ánh, sức sản xuất đã tƣơng đối cao, đời sống con ngƣời đỡ chật vật
hơn trƣớc, tri thức phát đạt, tình cảm phong phú, nhất là cuộc đấu tranh giai cấp
đã có phần gay go quyết liệt.
Nói một cách khác, những truyện cổ dân gian đƣợc sáng tác sau thời kỳ
nguyên thủy, có nội dung xã hội khác biệt rõ với những truyện ra đời từ trƣớc
thời kỳ đó. Mác nói: "Khi con ngƣời đã có thể khống chế đƣợc thực sự những
lực lƣợng tự nhiên thì thần thoại sẽ biến mất". Có nghĩa là khi mà chủ nghĩa thần
linh không còn ngự trị lên mọi lĩnh vực của ý thức; khi trình độ hiểu biết của con
ngƣời đã đƣợc nâng cao; con ngƣời đã tìm đƣợc quy luật của một số lớn hiện
tƣợng tự nhiên, biết dùng cái nhân này để tạo thành cái quả kia; thì bấy giờ nghệ
thuật thần thoại sẽ phai nhạt ý nghĩa và không còn chức năng thực tế nữa.
Nhƣng mặc dù thần thoại mất đi, sự sáng tạo truyện truyền miệng vẫn cứ
tiếp tục. Có dân tộc nào mà lại tắt đƣợc nguồn cảm hứng nghệ thuật của mình
trên con đƣờng phấn đấu gian nan để sáng tạo ra một lịch sử phong phú và một

ngôn ngữ giàu có, sinh động? Đƣơng nhiên con đƣờng phấn đấu đó bao giờ
cũng đầy huyền thoại, huyền tích. Một nhà nghiên cứu thần thoại có nhận xét:
"Truyền thuyết đời cổ chúng ta gọi là thần thoại, thần thoại đời sau chúng ta gọi
là truyền thuyết". Nhận định này về một mặt nào đó đã vạch đƣợc mối liên hệ
hữu cơ giữa hai loại truyện ở hai thời kỳ. Đúng là đối với bất kỳ giai đoạn lịch
sử nào, ƣớc mơ và khát vọng của quần chúng cũng vƣợt lên trên thực tại ƣớc mơ
và khát vọng ấy không những đã chắp cánh cho họ trong sáng tác thần thoại mà
còn trong sáng tác cổ tích và truyền thuyết sau này. Mặt khác, đứng về phƣơng
diện thƣởng thức thì bên cạnh thơ, truyện là một nhu cầu tất yếu của nhân dân.
Loại truyện ngụ ngôn, truyện thời sự thƣờng quá ngắn, thiếu những tình tiết ly
kỳ, chƣa kết tinh hiện thực một cách đậm đặc, nên không thỏa mãn cảm hứng
của nhân dân bằng thần thoại hoặc cổ tích. Nhƣng so với thần thoại, thì truyền
thuyết hay cổ tích cho phép ngƣời ta không những diễn tả dài hơi hơn, mà trình
10


bày đƣợc nhiều uẩn khúc hơn, với những nhân vật phức tạp hơn, gần cuộc đời
thực hơn. Nói cách khác, nội dung xã hội của mỗi thời kỳ chính là nhân tố hàng
đầu quy định sự khác nhau về phƣơng thức tƣ duy nghệ thuật giữa thần thoại,
truyền thuyết và cổ tích. Ở thời đại của truyền thuyết và cổ tích, quan hệ giữa
ngƣời với ngƣời ngày càng phức tạp, đấu tranh xã hội ngày càng gay gắt, thì kết
cấu nghệ thuật của truyền thuyết và cổ tích cũng đòi hỏi phức tạp, nhiều kịch
tính hơn nghệ thuật thần thoại.
Truyền thuyết, cổ tích hiển nhiên phải xuất hiện sau thần thoại, tiếp liền với
thần thoại. Truyền thuyết hoặc anh hùng ca ra đời vào giai đoạn cuối của thời
nguyên thủy chuyển sang thời nô lệ. Truyền thuyết kế thừa nhiệm vụ của thần
thoại và phát triển theo hƣớng xây đắp thêm, làm phong phú và sắc nét dần lên
những hình tƣợng vốn còn mộc mạc của thần thoại. Đây là loại văn học truyền
miệng thƣờng đƣợc đặt bằng văn vần, có hình thức thành văn cố định. Đồng bào
thiểu số nƣớc ta, nhất là đồng bào Tây Nguyên, hiện còn lƣu truyền khá nhiều

loại truyện cổ bằng văn vần mà họ gọi là tơ-đrong ha-mon hay tơ-lây a-khan
(hay khan) mà chúng tôi coi là những truyền thuyết hay anh hùng ca. Vần của
những truyện đó rất linh động. Vần liền, vần chân, vần lƣng đều có cả. Cũng có
những đoạn không cần thiết phải dùng vần. Có những đoạn kể rất vắn tắt, nhƣng
cũng có những đoạn miêu tả rất dài dòng và văn hoa. Nhân vật truyền thuyết của
ngƣời Ê-đê, Ja-rai, Ba-na (Bahnar), v.v... hầu hết là những anh hùng lực sĩ, con
cháu của các nhân vật thần thoại, có khi chính là nhân vật thần thoại. Ghi-ông
Ghi-ở, Rốc, Xét... trong truyền thuyết của ngƣời Ba-na đều là dòng dõi của hai
ông bà Tạo thiên lập địa. Họ bay lên không trung để đánh nhau, bắt mặt trời mọc
lùi trở lại để kéo dài sự sáng mà tiếp tục chiến đấu, v.v... Thế giới của truyền
thuyết là thế giới ngƣời, nhƣng còn đầy rẫy những lực lƣợng huyền diệu. Hai
bản I-li-át (Ilyade) và Ô-đít-xê (Odyssée) của thi hào Ô-me, thực chất là những
truyền thuyết viết theo hình thức sử thi hay anh hùng ca, trong đó hình tƣợng
thần thoại hãy còn rõ nét. Càng về sau, truyền thuyết càng gần với cổ tích. Đây
là thời đại của những nàng công chúa, ông hoàng tử, thời đại của những tên trọc
11


phú gian tham, những bác nông dân khờ khạo và nghèo khổ. Truyện cổ tích
cũng tiếp thu truyền thống của truyền thuyết. Nó đƣợc xây dựng trên những
mảnh vụn rời rạc của truyền thuyết và thần thoại. Cho nên Grim (Grimm) nhận
xét về cổ tích nƣớc Đức có nói: "Những truyện cổ tích dân gian là những tiếng
dội cuối cùng của thần thoại ngày xƣa". Một nhà nghiên cứu khác là Muyn-le
(Max Muller) cũng nói: "Chúng ta biết một cách chắc chắn rằng phần nhiều
những cổ tích về tiên là tàn dƣ của một thần thoại cổ đã quên mất một nửa, đã
hiểu sai và đã xây dựng lại". Nói chung, tâm lý, tính tình của những nhân vật
trong cổ tích đã trở nên phức tạp, không còn mang dáng dấp thô sơ, man rợ mà
kỳ thực là giản dị, chất phác của những nhân vật thần thoại nữa. Họ văn minh
hơn, đẹp đẽ hơn, thích hợp với những quy chế và lễ nghi của cuộc sống dƣới chế
độ phong kiến hơn. Nhƣng một điều rõ ràng là cùng với những biểu hiện phức

tạp trên đây, họ cũng đã mất đi cái bản sắc cũ của họ, những đƣờng nét đẹp đẽ
khỏe khoắn vốn có trong những nhân vật thần thoại. Có thể nói, so với thần
thoại và truyền thuyết, tính chất chung của truyện cổ tích là sự đa dạng của tâm
lý, tính cách, đặt trong sự phức tạp của những tình tiết. Vì tƣ tƣởng, tình cảm và
nguyện vọng của con ngƣời gửi gắm vào đây đã lắm uẩn khúc, không đơn giản
nhƣ trƣớc, và cuộc đấu tranh xã hội thì nhiều màu nhiều vẻ hơn cuộc đấu tranh
với thiên nhiên rất nhiều.
Truyện cổ tích ra đời sau khi thần thoại chấm dứt. Nếu nhƣ truyền thuyết
đề cập đến những vấn đề lớn của cộng đồng dân tộc, quá trình vận động để xây
dựng đất nƣớc và những thành tựu văn hóa, lao động thì truyện cổ tích lại quan
tâm đến số phận của những cá nhân bất hạnh trong bƣớc chuyển biến của xã hội
đó. Truyện cổ tích ra đời để bênh vực cho những nạn nhân nhỏ bé của xã hội có
giai cấp: ngƣời mồ côi, ngƣời đi ở, ngƣời con riêng, ngƣời em út, ngƣời xấu xí...
Từ đó có thể thấy, truyện cổ tích là những câu chuyện thuộc loại hình tự sự dân
gian, xây dựng cốt truyện hƣ cấu, kỳ ảo để thể hiện cái nhìn của nhân dân về
mâu thuẫn và đấu tranh xã hội; bộc lộ triết lý nhân sinh, quan niệm về đạo đức,
ứng xử; ƣớc mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.
12


1.2. Truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học
1.2.1.Khảo sát hệ thống truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiểu học
Lớp 1:
TT

Tên truyện

Tập

Trang


Thểloại

Dạng bài học

1

Cây khế

1

77

Cổ tích

Kể chuyện

2

Quạ và Công

1

121

Cổ tích

Kể chuyện

1


169

Cổ tích

Kể chuyện

3

Anh chàng ngốc và con
ngỗng vàng

4

Trí khôn

2

72

Cổ tích

Kể chuyện

5

Bông hoa cúc trắng

2


90

Cổ tích

Kể chuyện

6

Sự tích dƣa hấu

2

143

Cổ tích

Kể chuyện

7

Rùa và Thỏ

2

Cổ tích

Kể chuyện

Lớp 2:
TT Tên truyện


Tập Trang

Thể loại

1

Bà cháu

1

86

Cổ tích

2

Câu chuyện bó đũa

1

96

Cổ tích

3

Hai anh em

1


119

Cổ tích

4

Sự tích cây vũ sữa

1

96

Cổ tích

5

Cò và Vạc

1

151

Cổ tích

6

Tìm ngọc

1


138

Cổ tích

2

13

Cổ tích

2

117

Cổ tích

7
8

Ông Mạnh thắng thần
gió
Chuyện quả bầu

13

Dạng bài học
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Tập đọc, kể

chuyện, chính tả
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Luyện tập
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả.
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả


Lớp 3:
TT

Tên truyện

Tập

Trang

Thể loại

Dạng bài học

1

Cậu bé thông minh


1

5

Cổ tích

Tập đọc, kể
chuyện, chính tả

2

Hũ bạc của ngƣời cha

1

123

Cổ tích

Tập đọc, kể
chuyện, chính tả

3

Mồ côi xử kiện

1

139


Cổ tích

Tập đọc, kể
chuyện

4

Sự tích lễ hội Chử
Đồng Tử

2

65

Cổ tích

Tập đọc, kể
chuyện

5

Sự tích chú cuội cung
trăng

2

131

Cổ tích


Tập đọc, kể
chuyện

6

Cóc kiện trời

2

122

Cổ tích

Tập đọc, kể
chuyện

7

Giấu cày

1

128

Cổ tích

Tập làm văn

8


Ba điều ƣớc

1

137

Cổ tích

Tập làm văn

Lớp 4:
TT

Tên truyện

Tập

Trang

Thể loại

Dạng bài học

1

Sự tích hồ Ba Bể

1


8

Cổ tích

Kể chuyện

2

Cây khế

1

42

Cổ tích

Tập làm văn

3

Những hạt thóc giống

1

46

Cổ tích

Tập đọc, chính tả


4

Ba lƣỡi rìu

1

64

Cổ tích

Tập làm văn

5

Hai mẹ con và bà tiên

1

54

Cổ tích

Tập làm văn

6

Bác đánh cá và gã
hung thần

2


7

Cổ tích

Kể chuyên

7

Bốn anh tài

2

4

Cổ tích

Tập đọc

8

Tấm Cám

2

47

Cổ tích

Kể chuyện


9

Sự tích Hồ Gƣơm

2

88

Cổ tích

Luyện từ và câu

10

Ăn mầm đá

2

157

Cổ tích

Tập đọc

14


Lớp 5:
TT


Tên truyện

Tập

Trang

Thể loại

Dạng bài học

1

Phân xử tài tình

2

47

Cổ tích

Tập đọc

Qua khảo sát truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học chúng
tôi nhận thấy truyện đƣợc sắp xếp khá hợp lí trong SGK từ lớp 1 đến lớp 5. Nội
dung của các truyện cổ tích đƣợc dùng làm ngữ liệu để dạy Tiếng Việt từ đó rèn
luyện các kỹ năng phát triển ngôn ngữ, tƣ duy cho học sinh. Đặc biệt, khi sống
trong thế giới của các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết của truyện, tiếp xúc
với các ngôn ngữ từ trong truyện, tƣ duy hình tƣợng và cảm xúc thẩm mỹ của
các em cũng sẽ đƣợc phát triển. Thông qua những câu chuyện đó nhằm giáo dục

nhân cách cho các em. Học sinh Tiểu học là những chủ nhân tƣơng lai của đất
nƣớc, đất nƣớc ta có vững mạnh, phát triển và phồn vinh đƣợc hay không là phụ
thuộc vào các em. Vì vậy chúng ta cần phải giáo dục cho học sinh Tiểu học
không chỉ dừng lại ở việc học mà còn phải hoàn thiện bản thân tu dƣỡng và rèn
luyện về đạo đức. Biết phải trái, biết những điều xấu, điều tốt, có lòng thƣơng
ngƣời, đối xử với con ngƣời theo cái xấu, cái tốt đó là nhân nghĩa, là truyền
thống cao đẹp của mỗi con ngƣời Việt Nam.
Những câu chuyện cổ tích đƣợc đƣa vào chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học
còn nhằm mục đích cung cấp những kinh nghiệm về cách sống, cách ứng xử cho
các em. Theo từng câu chuyện các em sẽ thấy đƣợc từ những phong tục tập quán
đến cảnh sắc thiên nhiên qua đó làm tăng thêm vốn hiểu biết cho học sinh Tiểu
học.
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học truyện cổ tích đối với học sinh
Tiểu học.
1.2.2.1. Vai trò
XuKhomlinXki – nhà giáo dục học lỗi lạc ngƣời Nga đã cho rằng: “Truyện
cổ tích là môi trƣờng nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tƣơi mát thổi bùng lên
15


ngọn lửa tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ”. Vậy vì sao truyện cổ tích có vai trò quan
trọng nhƣ vậy?
Trƣớc hết đó là truyện cổ tích phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
thiếu nhi:
Có lẽ đối với trẻ thơ, không có món quà nào hấp dẫn bằng truyện cổ tích.
Từ em bé nhút nhát, yếu đuối nhất đến những em đƣợc coi là ngỗ nghịch, bƣớng
bỉnh nhất truyện cổ tích đều làm cho chúng say mê. Đối với học sinh tiểu học
đến với truyện cổ tích là đến với những giấc mơ thần tiên một cách tự nhiên nhẹ
nhàng và đầy thích thú.
Ở trƣờng Tiểu học, học sinh lĩnh hội truyện cổ tích qua phân môn kể

chuyện (thuộc môn Tiếng Việt). Đây là một phân môn dạy học lý thú, hấp dẫn ở
các lớp trong trƣờng Tiểu học. Tiết kể chuyện thƣờng đƣợc các em học sinh chờ
đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng vui thích. Trên thực tế nếu tiết dạy
kể chuyện đƣợc giáo viên quan tâm đúng mức ta sẽ thấy những khuôn mặt hồ
hởi, say mê của các em khi đến giờ kể chuyện nhƣng đặc biệt là kể truyện cổ
tích. Các em sống cùng với diễn biến của câu chuyện nhƣ thể mình là một nhân
vật trong câu chuyện đó: lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, vui sƣớng, hả hê... dƣờng
nhƣ mọi cung bậc tình cảm đƣợc các em thể hiện không dấu diếm khi nghe
truyện cổ tích. Các em đƣợc sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới của
truyện cổ tích. Mỗi khi đến với truyện cổ tích các em nhƣ lạc vào một thế giới
khác thế giới mà trong đó có những con thú biết nói, những nàng công chúa xinh
đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, dũng cảm, những bà tiên ông bụt giàu
phép biến hóa, tốt bụng và luôn luôn giúp đỡ mọi ngƣời khi gặp khó khăn hoạn
nạn, những mụ phù thủy độc ác cuối cùng sẽ bị trừng trị... các em tự hòa mình
vào nhân vật, vui buồn cùng nhân vật trong truyện và tự nhận mình là những
chàng hoàng tử, những cô công chúa xinh đẹp...
Rõ ràng truyện cổ tích có những yếu tố đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu tinh
thần của trẻ và là món ăn không thể thiếu đƣợc của trẻ.

16


Nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đều trung thực, biết yêu thƣơng và
có lòng vị tha vô hạn. Đó là một thứ tình thƣơng dành cho những ngƣời đồng
cảnh ngộ. Ta có thể hiểu vì sao cô Tấm chỉ đến ở với bà lão trong hàng nƣớc cô
đơn, vì sao Sọ Dừa lại đầu thai vào một nhà nghèo khổ, cô gái nhỏ giấu cơm đƣa
cho ông lão qua đƣờng mà đƣợc ban thƣởng sắc đẹp, chàng nông dân cứu giúp
con chó, con mèo mà đƣợc giúp đỡ trở nên giàu có, ngƣời nông dân là có thực
nhƣng anh ta có thể phục sinh ngƣời chết bằng cách cho ăn lá cây đa thần là yếu
tố kì ảo... Chính những yếu tố đó làm cho truyện cổ tích có sức hấp dẫn kỳ lạ đối

với trẻ thơ.
Nhƣ vậy, có thể nói nghe kể chuyện là một nhu cầu thực sự của trẻ em.
Dƣờng nhƣ trong mỗi bạn nhỏ có cái mà ta có thể gọi đó là nhu cầu “bản năng”
về sự huyền diệu và kỳ lạ. Truyện cổ tích có thể thỏa mãn cái nhu cầu rất tự
nhiên mà cũng rất khẩn thiết đó của trẻ thơ bởi những yếu tố kỳ ảo, thần diệu
của nó.
Truyện cổ tích có tính giáo dục cao:
Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn phát triển phức tạp và có vị trí đặc biệt
quan trọng trong đời sống con ngƣời. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất,
lứa tuổi thiếu nhi có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tƣ duy hình tƣợng cụ
thể chiếm ƣu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá ham hiểu biết. Nhân
cách của các em đang trong giai đoạn phát triển và chịu sự chi phối tác động của
nhiều yếu tố, các em dễ bắt chƣớc. Việc in những dấu hằn đầu tiên về cái đẹp
vào tâm trí các em có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành những cảm xúc và
quan niệm thẩm mỹ, lòng nhân ái của các em sau này. Chính lẽ đó mà truyện cổ
tích đã trở thành một phƣơng tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ thơ. Mỗi
câu chuyện là một bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về cách xử
trí tinh khôn cần có để giúp cho trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với
những ngƣời xung quanh và nhiều khi còn giúp trẻ cảm nhận một cách nhạy bén
đối với cái thiêng liêng nhất, cao đẹp nhất trong tình cảm con ngƣời nhƣ: ngƣời
mẹ vì thƣơng nhớ con mà ốm đến chết. Vậy mà khi chết đi rồi bà vẫn hóa thành
17


cây vú sữa chắt những giọt sữa tinh khiết nhất của mình cho con Sự tích cây vú
sữa – tiết 1. Cô bé đã không quản đƣờng xa giá rét đi tìm bông hoa cúc trắng
đem về chữa bệnh cho mẹ, khi hái đƣợc bông hoa cô gái nghe văng vẳng lời bà
cụ nói: “mỗi cánh hoa sẽ là một ngày mẹ cháu đƣợc sống” và cô bé kêu lên
“Trời! Mẹ chỉ còn sống đƣợc hai mƣơi ngày nữa!” cô bé đã xé những cánh hoa
ra nhiều sợi để mẹ đƣợc sống nhiều hơn. Truyện ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu

thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cảm thông, giúp cô chữa khỏi
bệnh cho mẹ.
Hầu hết các trƣờng Tiểu học đều xếp tiết kể chuyện vào cuối tuần nên tiết
kể chuyện trở thành một ấn tƣợng không quên của mỗi tuần đi qua. Khác hẳn
với những tiết Tập đọc, học thuộc lòng, từ ngữ, ngữ pháp. Ở những tiết kể
chuyện giáo viên và học sinh dƣờng nhƣ thoát li khỏi sách vở mà giao hòa tình
cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung từng câu chuyện đƣợc kể, thông
qua lời kể của cô và lời kể lại của các bạn. Mọi ngƣời nhƣ đƣợc sống lại trong
những giây phút hồi hộp, xúc cảm ngoài hoạt động thông thƣờng của một giờ
lên lớp, bởi không có những hiện tƣợng hỏi bài hay truy bài căng thẳng. Gần
nhƣ một mối quan hệ thầy – trò đƣợc xác lập giữa một không khí mới, không
khí của cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi
thanh tao.
Tuy nhiên hiện nay rất tiếc một số giáo viên vẫn chƣa dành cho tiết học
một sự đầu tƣ xứng đáng. Vì vậy không ít truyện mặc dù tốt, nội dung phong
phú, hấp dẫn vẫn trở thành nhạt nhẽo ít sự thuyết phục, gây một ấn tƣợng không
đẹp trong tâm hồn các em. Ở nhà trƣờng Tiểu học kể chuyện là một nhu cầu
thiết yếu của lứa tuổi thiếu nhi. Ngay từ khi bập bẹ tập nói các em đã thích nghe
kể chuyện qua lời ru à ơi của mẹ, qua lời kể thủ thỉ của bà. Đến lứa tuổi Tiểu
học, nhu cầu nghe kể chuyện không hề suy giảm mà lại tiếp tục tăng lên, đặc
biệt là đối với các loại truyện dân gian. Tiết kể chuyện với lời kể của giáo viên
tự nhiên, có sức truyền cảm, hấp dẫn cao, đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật
mà kể, sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái hứng thú, lôi cuốn đƣợc sự chú ý
18


×