Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH sự ẢNH HƯỞNG của đạo đức KINH DOANH đến xã hội và DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.96 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
ĐẾN XÃ HỘI VÀ DOANH NGHIỆP
2.1 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐẾN XÃ HỘI
2.1.1 Đạo đức kinh doanh đối với con người
Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp quan niệm trách nhiệm xã hội
chỉ là san sẻ lợi ích vật chất với cộng đồng thể hiện qua việc làm từ thiện. Thậm
chí nhiều doanh nghiệp còn sử dụng việc làm từ thiện như một “kênh” để quảng
bá sản phẩm và thương hiệu. Quan niệm như thế chưa đúng và chưa đầy đủ. Lợi
nhuận đúng là động lực phát triển doanh nghiệp nhưng không thể tách rời khỏi
lợi ích của cộng đồng trong mối tương quan với môi trường xã hội (Nhà nước,
đối tác, người tiêu dùng).
Doanh nghiệp phải dự đoán tác động về xã hội trong hoạt động của mình,
có chính sách nhất quán, phương pháp hiệu quả để hạn chế tiêu cực. Cách nhìn
nhận vấn đề như vậy mới giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong một môi
trường có lợi cho con đường xây dựng doanh nghiệp lâu bền.. Chẳng hạn, doanh
nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em phải tính toán việc pha trộn hóa chất vào sản
phẩm nhựa có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hay không. Chủ đầu tư các cơ sở
sản xuất giấy, bột ngọt... phải xem xét việc xử lý nước thải có ảnh hưởng đến môi
trường sống chung quanh khu vực nhà máy hay không.... Đây là trách nhiệm tự
nguyện của doanh nghiệp đề ra để định hướng hoạt động của mình, thể hiện cái
chúng ta gọi là đạo đức kinh doanh.
Rà soát lại các doanh nghiệp, hiện nay có bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động theo
mô thức đó? Chắc chắn là không nhiều..
2.1.2 Đạo đức kinh doanh đối với môi trường
Việc Bộ Tài nguyên - Môi trường xử lý nhẹ tay với Công ty Vedan (chỉ xử
phạt, không đình chỉ sản xuất) làm nhiều người thất vọng, không đủ sức răn đe
với những doanh nghiệp đang hủy hoại môi trường. Mặt khác, trong bối cảnh bộ
khung luật pháp về môi trường còn nhiều thiếu sót, việc thực thi còn lơi lỏng, xã
hội cần nhấn mạnh cả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một công cụ bổ
- 1-




sung để ngăn chặn sự xuống cấp đang diễn ra nhanh chóng trong môi trường
sống của người dân
 Thực trạng ô nhiễm môi trường:
- Môi trường đất: Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết
các vi sinh vật cạn và là nền móng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là một
nước Nông nghiệp như Việt Nam đất rất quan trọng trong việc canh tác, trồng
trọt. Tuy nhiên hiện nay bên cạnh việc tăng tăng dân số quá nhanh thì các khu
công nghiệp mọc lên nhằm phục vụ cho sản xuất làm cho diện tích canh tác ngày
càng bị thu hẹp, diện tích đất bình quân trên đầu người giảm. Cần có biện pháp
can thiệp của nhà nước nhằm cân bằng giữu nông và công nghiệp trong việc sử
dụng tài nguyên đất.
- Môi trường nước: Các doanh nghiệp nhằm tối thiểu hóa chi phí một cách
tối đa đã không ngần ngại xả những chất độc hại trực tiếp hủy hoại tài nguyên
nước cùng những sinh vật sống trong môi trường này, không những vậy, môi
trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân sinh sống quanh khu
vực bị ô nhiễm, đặc biệt tệ hại hơn nếu quanh khu vực bị ô nhiễm phần lớn
người dân làm nông nghiệp thì vấn đề sử dụng nước dể tưới tiêu sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Vedan – là minh chứng tiêu biểu cho sự việc hủy hoại môi trường
nước và khiến cho người dân xung quang phải ghánh chịu trực tiếp hậu quả này.
- Môi trường không khí: Hàng năm con người thải ra môi trường không khí rất
nhiều với những khói, bụi, điều này làm cho không khí ngày càng bị ô nhiễm và
gần đây vấn đề rất được dư luận quan tâm đó là tình hình nóng lên của trái đất do
hiện tượng hiệu ứng nhà kính mà nguyên nhân phần lớn đó là do các chất thải
của các nhà máy, xí nghiệp với những máy móc cũ kỹ, tiêu hao nhiên liệu. Vì vậy
muốn hạn chế chất thải ra không khí thì các doanh nghiệp cần đầu tư vào trang
thiết bị nâng cao năng suất sản phẩm, qua đó hạn chế thải ra ngoài không khí
những khói bụi độc hại như vậy mới có thể bảo vệ được môi trường không khí
đang


- 2-


2.2 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐẾN DOANH
NGHIỆP
2.2.1 Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến khách hàng của doanh
nghiệp
Khách hàng là cội nguồn của sự tồn tại và phát triển của công ty. “Đạo
đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai. Khi doanh nghiệp tạo tiếng tốt sẽ
lôi kéo khách hàng. Và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn
trong mỗi con người luôn được thị trường ủng hộ” - đó là định nghĩa đang được
sử dụng rộng rãi của khái niệm đang là “thời thượng” của các doanh nghiệp.
Hãy nhìn lại những gì mà công ty thực phẩm Vedan đã làm. Việc thả chất
thải độc hại đã trực tiếp “giết chết” sông Thị Vải bên cạnh thiệt hại về kinh tế và
sức khỏe của người dân sống quanh vùng, Vedan đã và đang bị cộng đồng trừng
phạt. Các đối tác lớn phân phối sản phẩm của Vedan như các hệ thống siêu thị:
Coop Mart, Vinatext, Citimart, Maximart từ chối phân phối cho tất cả các sản
phẩm của Vedan. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phẫn nộ không kém và hành
động bằng cách tảy chay sản phẩm của họ. Vẫn biết tiết kiệm chi phí để tăng lợi
nhuận nhưng không vì thế mà doanh nghiệp lại suy đồi đạo đức, tìm cách lách
luật. Quay sang tập đoàn Mai Linh, ở đây ta nói về lĩnh vực vận tải, với đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp luôn đưa khách hàng lên hàng đầu , tận tình phục vụ.
Bên cạnh không ngừng thực hiện những cộng việc vì môi trường và xã hôi. Vì
vậy luôn được sựu ưu ái, và tin tưởng từ khách hàng.
2.2.2 Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến các nhà đầu tư của
doanh nghiệp
Đây là vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam do thị trường chứng khoán Việt
Nam còn rất non trẻ nên những quy định về tính trung thực trong báo cáo tài
chính, công khai thông tin với các nhà đầu tư của doanh nghiệp,… vẫn còn chưa

chặt chẽ. Vì vậy, thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng các doanh nghiệp đưa ra
những thông tin chưa chính xác để trục lợi, gây lao đao cho nhiều nhà đầu tư.
Vụ việc nghiêm trọng đầu tiên là việc Joint stock Bien Hoa Confectionery
Company (Bibica) gian dối trong việc khai báo kết quả kinh doanh năm 2002 và
6 tháng đầu năm 2003. Bibica là một trong 21 công ty đăng ký lên sàn đầu tiên ở
- 3-


Việt Nam và là công ty niêm yết đầu tiên trong ngành bánh kẹo. Vì vậy, các nhà
đầu tư trông đợi rất nhiều vào lợi nhuận của công ty sau khi niêm yết. Để nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thời gian này công ty đã đồng loạt triển
khai các dự án đầu tư mới nhằm mở rộng sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển
các sản phẩm mới (bánh trung thu, Layer Cake, chocolate), xây dựng Nhà máy
Bánh kẹo Biên Hòa 2… nên số nợ ngân hàng gia tăng. Thêm vào đó, giá nguyên
liệu đầu vào tăng nhanh, tình hình nhân sự trong bộ phận Tài chinh - Kế toán có
nhiều biến động đã làm gia tăng thêm các khó khăn cho công ty. Trước tình hình
đó, công ty cần thu hút thêm các nhà đầu tư để gia tăng vốn nên đã đưa ra một
báo cáo tài chính không chính xác. Khi vụ việc vỡ lở, các cổ đông được biết năm
2002, Công ty đã lỗ 10,086 tỷ đồng (tương đương 7.500.000 USD), gần gấp đôi
con số lỗ 5,4 tỷ đồng mà công ty từng công bố. Hậu quả là giá cổ phiếu Bibica
sụt thê thảm, gây thiệt hại lớn cho các cổ đông. Cùng thời điểm đó, Bibica phải
đối mặt với hình phạt vì vi phạm luật quản lý chứng khoán của Ủy ban chứng
khoán nhà nước (SCCI) và rơi vào tình trạng gần như phá sản.
Nhưng do lợi nhuận trên thị trường chứng khoán quá lớn, nên những vụ
việc tương tự vẫn tiếp diễn. Thiên Việt là một công ty chứng khóan mới thành lập
đầu năm 2007, nhưng đã được các nhà đầu tư hết sức quan tâm vì Nguyễn Trung
Hà, Chủ tịch của Thiên Việt là Phó TGĐ của một công ty hàng đầu Việt Nam và
trong giấy tờ đăng ký kinh doanh, Phạm Kinh Luân, một chuyên gia nổi tiếng
trong lĩnh vực tài chính, được nêu tên với tư cách là Tổng Giám đốc của Thiên
Việt. Vì vậy mặc dù chưa niêm yết nhưng cổ phiếu của Thiên Việt đã được các

nhà đầu tư săn lùng. Đặc biệt, từ khi Ban Giám đốc Thiên Việt đưa ra thông tin là
họ đã ký hợp đồng liên doanh với Goldman Sachs, một tập đòan tài chính hàng
đầu của Mỹ, thậm chí Thiên Việt còn đưa ra bản thỏa thuận hợp tác với chữ ký
của Chủ tịch Goldman Sachs và Thiên Việt với các phương tiện thông tin đại
chúng, thế nên giá cổ phiếu của Thiên Việt tăng rất nhanh, gấp nhiều lần so với
giá niêm yết. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau các phương tiện thông tin đại chúng
đã cung cấp thông tin rằng Goldman Sachs từ chối hợp tác với Thiên Việt. Thêm
vào đó, ông Phạm Kinh Luân cũng cho biết ông chưa hề ký hợp đồng làm việc
cho Thiên Việt. Vì vậy, Thiên Việt đã bị phạt nặng bởi Trung tâm giao dịch
chứng khóan thành phố Hồ Chí Minh (HSTC) và Ủy ban chứng khoán nhà nước
- 4-


vì đưa ra thông tin không rõ ràng và không ngay thẳng. Người thiệt hại nhiều
nhất ở đây chính là các nhà đầu tư, những người đã bị thu hút bởi những thông
tin sai lệch mà Ban Giám đốc công ty Thiên Việt đưa ra.
Vì vậy, những vụ việc như vậy vẫn có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào vì
luật pháp cũng như ý thức của các nhà kinh doanh Việt Nam về vấn đề này còn
chưa đầy đủ. Trong kinh doanh việc gặp khó khăn hay rủi ro là khá thường
xuyên. Khi gặp tình huống này, những công ty uy tín trên thế giới thường chọn
cách thông báo rộng rãi cho các cổ đông để kêu gọi sự hợp tác của họ nhằm giúp
công ty vượt qua khó khăn. Mặc dù tiềm ẩn nhiểu rủi ro nhưng cách này giúp
công ty giữ được lòng tin của các nhà đầu tư, và thoát khỏi nguy cơ bị bỏ rơi khi
thông tin bại lộ. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam lại thường không làm như
vậy.
2.2.3 Vấn đề thương hiệu và lợi nhuận
2.2.3.1 Giá trị thương hiệu và đạo đức kinh doanh
Các thương hiệu luôn xuất hiện, cạnh tranh và tồn tại trong những phân
khúc giá khác nhau. Bên cạnh đó vấn đề lợi nhuận và đạo đức trong kinh doanh
luôn làm đau đầu các nhà lãnh đạo. Thương hiệu trong nền kinh tế thị trường:

theo cơ chế cạnh tranh của thị trường tự do, trong bất cứ ngành hàng nào, từ hàng
tiêu dùng nhanh, hàng điện máy, ngành quần áo thời trang hay các ngành dịch vụ,
…các thương hiệu luôn xuất hiện, cạnh tranh và tồn tại trong những phân khúc
giá khác nhau. Lấy ví dụ tại thị trường Việt Nam. Trong ngành dầu gội, giá bán
của Clear đắt gần gấp 2 lần giá bán của dầu gội đầu Rejoice. Trong ngành điện
máy, giá bán của tivi Sony đắt gấp đội so với giá của nhãn hiệu nội địa Darling.
Trong ngành dịch vụ quảng cáo hay trong dịch vụ về luật, giá dịch vụ của các
hãng nước ngoài đắt hơn từ 3 đến 10 lần so với giá của các công ty của Việt
Nam. Tuy có mức chênh lệch giá rất lớn giữa các thương hiệu ở phân khúc thấp
so với phân khúc cao cấp, nhưng càng ngày, chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ)
giữa các phân khúc càng bớt khác biệt. Ngày nay, nếu bỏ nhãn hiệu đi và cho
người khách hàng dùng thử, nhiều loại sản phẩm và dịch vụ có giá rất chênh
nhau những lại hầu như không tạo ra sự khác biệt. Trên thực tế các tập đoàn đa
quốc gia đã chuyển khâu sản xuất của nhiều loại sản phẩm và các ngành dịch vụ
- 5-


sang các nước đang phát triển, nơi mà giá nhân công rẻ hơn tại thị trường tiêu thụ
nhiều lần.
2.2.3.2 Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh
Hiện nay bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều muốn nâng giá của sản
phẩm, hiện nay của dịch vụ lên càng cao càng tốt. Khi một sản phẩm có giá cao,
rõ ràng khả năng mang lại lợi nhuận sẽ tăng đáng kể mà công sức và thời gian và
chi phí kinh doanh sẽ giảm xuống. Còn gì bằng khi mà một chai bia Heineken có
giá bán gần gấp 2 lần chai bia Sài Gòn (trên thực tế mức lợi nhuận sẽ chênh nhau
đến cả chục lần). Tại sao một đôi giày thể thao Nike được sản xuất tại Việt Nam
có giá xuất xưởng chưa tới 15 Đô-la Mỹ lại có giá bán gần 200 Đô-la Mỹ? Tất cả
những người làm kinh doanh, những chuyên gia marketing và các giám đốc nhãn
hiệu đều có chung một khát khao là làm sao có thể nâng được giá bán của sản
phẩm lên thật cao ở mức đối đa, mà người tiêu dùng có thể chấp nhận.Một vấn

đề lớn được đặt ra rằng liệu đã đến lúc phải làm rõ chuyện “bóc lột trắng trợn”
của những người chủ thương hiệu đối với người tiêu dùng? Theo như những gì
đang xảy ra, liệu các chủ thương hiệu có quá nhẫn tâm và tham lam khi nâng
mức giá lên cao quá mức như vậy? đạo đức kinh doanh trong việc tìm cách bắt
người tiêu dùng phải trả thêm tiền chỉ bởi sản phẩm được gắn thêm một cái tên
“khác biệt”?
 Sự thật phía sau những cảm nhận đắt giá
Số liệu thực tế cho thấy, sự trung thành của người tiêu dùng (hay nói cách
khác là sự lệ thuộc của họ) vào các thương hiệu đắt tiền luôn bền vững và ngày
càng tăng. Theo bài nghiên cứu “ Thực trạng và giải pháp đạo đức kinh doanh tại
Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, khi trả lời cho câu hỏi: “nếu được
thoải mái lựa chọn thì bạn sẽ chọn loại bia nào?”, hơn 70% người được hỏi đã trả
lời Heineken. Quả thật là các thương hiệu mạnh luôn có giá cao hơn hẳn những
đối thủ cạnhtranh cùng ngành hàng. nếu tìm hiểu kỹ lưỡng thì sẽ thấy rằng, các
sản phẩm “cao cấp” đắt tiền luôn được ưa chuộng, và ngày càng được ưa chuộng
hơn. Trong một đợt phỏng vấn bỏ túi với khoảng 60 phụ nữ được hỏi ý kiến, tất
cả mọi người đều chọn Sunsilk làm dầu gội thay vì chọn một nhãn dầu nội địa
khác có chất lượng tốt và giá rẻ hơn. Dựa trên những phân tích về giá trị của sản
phẩm và giá trị của thương hiệu, chúng ta dễ thấy được là một sản phẩm mang
- 6-


thương hiệu sẽ tạo ra 2 loại giá trị khác biệt rất rõ ràng: giá trị lý tính và giá trị
cảm tính.
Giá trị lý tính
Đây chính là những lợi ích mà một loại hàng hóa, hay một loại dịch vụ
mang lại cho người tiêu dùng. Cà phê đơn thuần là một loại thức uống gây
nghiện và giúp người uống tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn. Uốn tóc là một dịch vụ
giúp cho các bà các cô có mái tóc kiểu cách và đẹp hơn. Nếu một sản phẩm
không có thương hiệu, nó được gọi là hàng hóa.

Giá trị cảm tính
Là một loại giá trị do các thương hiệu mang lại. Khi một loại hàng hóa với
những đặc điểm cụ thể tạo nên sự khác biệt, người bán hàng sẽ được gắn thêm
tên gọi cho hàng hóa đó để người tiêu dùng dễ phân biệt, dễ nhận biết. Chính cái
tên mà người bán hàng gắn cho loại sản phẩm có những đặc điểm khác biệt là lý
do để cho chúng ta phải trả thêm tiền để mua sản phẩm đó. Nói một cách khác,
sản phẩm đó có kèm theo thương hiệu. Thương hiệu cà phê Black & White có giá
trên dưới gần 20 ngàn một ly, trong khi ly cà phê của “dì Ba” bán ở góc đường
cũng ngon không kém thì giá chỉ có 6 ngàn đồng. Tuy nhiên sự khác biệt về giá
cả không chỉ bởi cái tên thương hiệu. Trên thực tế, sự chênh lệch về giá còn thể
hiện ở mức độ cảm nhận, hay nói cánh khác là lượng cảm xúc tốt mà người
khách hàng có được từ sản phẩm hay dịch vụ có cái tên đặc thù đó.

- 7-


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH Ở
VIỆT NAM
3.1 GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH TRỊ
Muốn cho doanh nhân Việt Nam chứng tỏ được tài năng, đạo đức của họ
cần phải xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền đúng
nghĩa của nó. Nhà nước phải là người đại diện quyền lợi của toàn xã hội, là người
điều chỉnh các lợi ích chính đáng của mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế. Từ đó
Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp luật, có những chính sách công
bằng, hợp lý để giúp cho Doanh nhân được tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát
triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Hiện nay chúng ta có đến ba bộ luật về
doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp nước ngoài, Doanh
nghiệp tư nhân, chưa thật bình đẳng, chưa thật hợp lý. Pháp luật cần chặt chẽ,
chính xác, quy định những điểm doanh nhân được làm tức là những điều pháp

luật không cấm. Vừa qua có những vụ án, các nhà kinh doanh, buôn bán bị quy
vào tội danh “lợi dụng kẽ hở” của pháp luật. Đồng thời cũng cần xác định vấn đề
hình sự và hoạt động kinh doanh buôn bán, không hình sự hóa những vấn đề
phức tạp của hoạt động này.
Ban hành pháp luật là quan trọng, nhưng người thực thi pháp luật mang
tính quyết định. Do vậy, cần phải chống tiêu cực trong bộ máy quyền lực của
Đảng và bộ máy Nhà nước, loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ
máy Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương, các ngành, các cấp.
Doanh nhân Việt Nam cần phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng
hiện nay, việc làm này rất khó khăn nhưng có ý nghĩa rất to lớn.
3.2. GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ
Phải xác định rõ thể chế kinh tế và chế độ sở hữu ở nước ta trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là thế nào? Trong đó lợi ích của doanh nhân đến đâu? lợi ích xã hội
đến đâu? Vấn đề chế độ sở hữu cần được làm rõ, vấn đề sở hữu tư nhân có được
thừa nhận và bảo vệ, bảo đảm tồn tại lâu dài trong xã hội xã hội chủ nghĩa
- 8-


không? Vấn đề sở hữu như một động lực thúc đẩy hoạt động của doanh nhân. Từ
vấn đề này dẫn đến xác lập quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong
xã hội, đây là những vấn đề có liên quan đến đạo đức của Doanh nhân. Theo
Forbes thì “Việc không có một nhà tỷ phú nào cho thấy quốc gia đó còn nhiều
hạn chế trong việc khuyến khích làm giàu. Tại đó còn tồn tại nhiều chính sách
chưa hợp lý, hệ thống tài chính – thuế khóa chưa minh bạch, cơ chế với sự phát
triển của doanh nhân còn bó buộc”.
3.3 VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ TƯ TƯỞNG
Liên quan đến đạo đức xã hội và đạo đức doanh nhân là vấn đề “bóc lột”
hiện nay. Cần hiểu rõ thế nào là “bóc lột” (hay là sử dụng sức lao động) và quan
trọng hơn là “bóc lột” trong điều kiện nước ta hiện nay còn có ý nghĩa nhân văn,

nhân bản, ý nghĩa đạo đức không? Bởi hiện nay có rất nhiều người lao động (ở
nông thôn và thành thị), họ không có công ăn việc làm để nuôi sống bản thân và
gia đình, họ cần được “bán” sức lao động. Nếu các doanh nhân tạo cho họ công
ăn việc làm, đem tài năng và vốn liếng vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội,
cho bản thân thì đó chính là hành vi đạo đức. Điều này cần được khẳng định, cần
được làm rõ ý nghĩa đạo đức tích cực của việc “bóc lột”, bởi do tính tất yếu kinh
tế - xã hội hiện nay. Đồng thời cần phải khẳng định giá trị của doanh nghiệp,
doanh nhân trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. Nếu trước đây trong sự
nghiệp chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước vai trò của các
quân đoàn, binh đoàn bộ đội, vai trò của các tướng lĩnh quyết định thắng lợi trên
chiến trường, thì ngày nay trong xây dựng kinh tế vai trò của các doanh nghiệp
(các tập đoàn kinh tế), vai trò của doanh nhân quyết định chiến thắng trên các
thương trường... Do vậy, cần chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp: nếu
trước đây tinh thần yêu nước thể hiện ở giá trị đạo đức cao cả là phấn đấu cho
độc lập tự do của dân tộc (Không có gì quý hơn độc lập tự do) thì ngày nay tinh
thần yêu nước phải phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh” đó là một giá trị đạo đức
cao đẹp – doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới và là nhân vật
tiêu biểu cho giá trị đó.

- 9-


3.4 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NHÂN
Vấn đề giáo dục đạo đức cho doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là
vấn đề tự ý thức của chính giới doanh nhân. Đối với xã hội cần phải nâng cao
nhận thức về vai trò của doanh nhân, giá trị xã hội của danh nhân bằng sự tôn
vinh doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm sai lầm về doanh nhân. Chúng
ta cần nghiên cứu xây dựng văn hóa doanh nhân Việt Nam với những đặc trưng,
đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam như một thương hiệu Việt Nam trên
trường quốc tế.

Chúng ta cần phải bồi dưỡng lý tưởng, đạo lý, triết lý làm giàu cho các thế hệ
người Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ để họ trở thành những doanh nhân Việt Nam
sánh vai cùng doanh nhân các cường quốc năm châu theo tinh thần Hồ Chí Minh.
Đồng thời, phải xây dựng truyền thống Doanh nhân Việt Nam với sự tôn vinh
Doanh nhân Việt Nam bên cạnh những giá trị cao đẹp khác của dân tộc.
Tóm lại: trên đây là một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với đạo đức kinh doanh
tại Việt Nam hiện nay. Vấn đề trình bày ở đây như là một yếu tố của văn hóa
doanh nhân, văn hóa kinh doanh hiện nay.

- 10-


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Hiểu biết của nhà kinh doanh cũng như người dân Việt Nam nói chung về
đạo đức doanh còn rất hạn chế, hầu hết đều gắn khái niệm đạo đức kinh doanh
với tuân thủ luật trong kinh doanh. Cách hiểu này đã thu hẹp đáng kể phạm vi áp
dụng đạo đức doanh, hơn nữa tại một quốc gia mà hệ thống phát luật chưa đầy đủ
và chặt chẽ như Việt Nam thì cách hiểu này càng làm ý thức về đạo đức kinh
doanh khó phát huy tác dụng.
Ý thức của người dân về những phạm trù như: Trách nhiệm của doanh
nghiệp với xã hội, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, nghĩa vụ và
trách nhiệm về măt đạo đức của doanh nghiệp với các nhà đầu tư còn khá mơ hồ,
lệ thuộc vào luật pháp chứ chưa ý thức được trách nhiệm của nhà kinh doanh với
khách hàng và xã hội. Về lâu dài đây là vấn đề cần được lưu ý giải quyết để đảm
bảo sự phát triển bền vững cho Việt Nam
Từ khi Việt Nam mở của hội nhập và chúng ta muốn làm bạn, muốn trao
đổi thương mại với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt giàu nghèo.
Điều đó được thể hiện ở chỗ chúng ta đặt mối quan hệ với 171 nước trên thế giới,
ngày càng được các nước lớn trên thế giới tin tưởng đầu tư và hỗ trợ. Tiêu biểu

cho việc hội nhập của Việt Nam đó là gia nhập Liên Hiệp Quốc, ASEAN, APEC
mà gần đây nhất vào năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa
nếu như các doanh nghiệp trong nước biết đặt chữ “tâm” lên hàng đầu. Hiện nay,
có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam do môi trường
chính trị ổn định, tiền nhân công rẻ, thị trường tiệu thụ rộng nhưng mà họ còn ái
ngại cái cách kinh doanh thiếu tính trung thực của các doanh nghiệp tại Việt
Nam, Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thay đổi cái nhìn, muốn bạn bè
quốc tế tôn trọng thì phải thay đổi cách làm ăn ngay từ bây giờ.

- 11-


II. KIẾN NGHỊ
Một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt
Nam
Qua quá trình đánh giá ta có thể thấy hiểu biết về đạo đức kinh doanh của
cả giới trí thức và giới doanh nghiệp ở Việt Nam đều có những thiếu sót
nghiêm trọng. Những thiếu sót này không những đã gây tác hại cho người tiêu
dùng, cho các nhà kinh doanh, cho xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hình ảnh của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và lâu dài sẽ
ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trên thị trường quốc tế. Để giải quyết và nâng
cao vấn đề này thì chúng ta cần:
Trước hết, cần nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt
nam nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh. Đây là biện
pháp tiên quyết, vì luật pháp chính là khung dễ thấy nhất cho đạo đức kinh
doanh.
Cần hoàn thiện các Bộ Luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Lao động,
Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Luật Môi trường… Một
nguyên nhân quan trọng cho tình trạng yếu kém của đạo đức kinh doanh ở Việt

Nam hiện nay xuất phát từ sự thiếu hoàn thiện trong pháp luật Việt nam. Nếu luật
pháp quy định chặt chẽ hơn, hợp lý hơn sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp nệ
vào sự sơ hở của luật pháp mà trốn tránh nghĩa vụ đạo đức của mình. Một trong
những nguyên nhân của tình trạng trên là pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng tại Việt Nam chưa được thực thi một cách hiệu quả. Theo bà Vũ
Thị Bạch Nga, Trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh),
hiện chỉ có hai văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này là Pháp
lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (năm 1999) và Nghị định 55/2008/NĐ CP ngày 24/4/2008 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này. Tuy nhiên, các quy
định của pháp lệnh lại chưa phát huy được hiệu lực trên thực tế. Quyền và trách
nhiệm của người tiêu dùng đang được quy định rất chung chung. Các quy định
mới chỉ được “gọi tên” mà chưa đi sâu phân tích bản chất cụ thế của các quyền
và trách nhiệm đó. Người tiêu dùng phải làm gì để được đảm bảo an toàn? Ngoài
ra, còn tồn tại những bất cập trong quy định về quyền và trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Luật Bảo vệ Người tiêu dùng cũng
- 12-


không quy định các chế tài để xử lý hành vi vi phạm của tổ chức cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ như cân, đong sai, thông tin về dịch vụ hàng hóa thiếu
trung thực... Điều 16 của Pháp lệnh quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ phải giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu
dùng về hàng hóa, dịch vụ của mình khi chúng không đúng tiêu chuẩn, chất
lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên, trình
tự, thủ tục ra sao, hậu quả pháp lý mà cá nhân tổ chức phải gánh chịu khi không
thực hiện yêu cầu này như thế nào lại không được nói tới, Đại diện Cục Quản lý
cạnh tranh cũng cho rằng, những quy định về quyền và trách nhiệm của người
tiêu dùng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn còn mang tính
chất “nghị quyết”, chưa thực sự đảm bảo cơ chế cho việc thực thi các quyền này.
Theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, những hạn chế trong các văn bản quy
phạm pháp luật đã khiến cho người tiêu dùng Việt Nam chưa được bảo vệ tốt

nhất về quyền lợi. Nếu dự luật vẫn được thiết kế theo cách cũ là tập trung xử phạt
hành vi vi phạm, thì hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng không cao. Yêu cầu đặt ra
lúc này đối với thực tế ở Việt Nam là cần có luật về hội để tăng cường vai trò của
các hội trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Nếu không nhanh chóng sửa đổi
những thiếu sót này thì quyền lợi của người tiêu dùng vẫn chưa được đảm bảo.
Cần nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
Cần lưu ý là không chỉ các nhà kinh doanh, các nhà nghiên cứu mới cần
nắm được kiến thức về đạo đức kinh doanh mà cả xã hội cần ý thức điều này. Vì
vậy, trước hết các phương tiện thông tin đại chúng nên tiến hành phổ cập các kiến
thức về đạo đức kinh doanh nhằm định hướng hành vi của người dân, để người
dân có thể nắm được nhằm tự bảo vệ quyền lợi cho mình và giám sát hoạt động
của doanh nghiệp. Tiếp theo, các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý,
hướng dẫn doanh nghiệp như Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt nam, Sở Kế hoạch - Đầu tư ở các tỉnh, Thành phố cần quan tâm phổ
biến những kiến thức chung nhất về đạo đức kinh doanh. Việc này có thể tiến
hành bằng nhiều cách như tổ chức các lớp học cho doanh nghiệp về đạo đức kinh
doanh, chọn lựa dịch và xuất bản một số sách có uy tín của nước ngoài về đề tài
này… Nên lưu ý là sách cho doanh nghiệp cần ngắn gọn, nhiều tình huống thực
tế, kiểu Cẩm nang về đạo đức kinh doanh chẳng hạn… Các Trường Cao đẳng,
- 13-


Đại học khối Kinh tế cũng cần đưa nội dung về đạo đức kinh doanh vào chương
trình đào tạo của mình, có thể dưới dạng một môn riêng hay gài vào các môn học
khác như quản trị nhân sự, nghiệp vụ kinh doanh… Vì bản quyền của các sách
kinh doanh thường đắt và dịch thuật không dễ dàng, nên có thể tranh thủ sự trợ
giúp của các tổ chức nước ngoài để đảm bảo hiệu quả cho việc làm này.
Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức
kinh doanh của mình.
Chúng ta cần ý thức rằng, không có ranh giới cố định nào đạo đức mà đạo đức là

một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt đến nó. Rất khó kiểm soát
đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất nhiều. Với đạo đức kinh
doanh, vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn thường
không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích
chính của doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp
để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong
các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng Vàng… có thể đưa việc có thành tích
trong đạo đức kinh doanh là một tiêu chuẩn để xét. Các cơ quan thông tin đại
chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này… Ngược
lại, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm
đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng. Không thể tiếp tục tình trạng
doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ 16 - 20h/ngày hàng tuần liền
đến mức lao động ngất xỉu mà chỉ bị phạt vài triệu VND; Các doanh nghiệp vi
phạm quy định bảo vệ môi trường như xả hóa chất ra sông làm cá chết hàng loạt,
người dân không có nước sinh hoạt. mà lại được cho phép tiếp tục hoạt động
trong khi tìm biện pháp xử lý…. Cũng như văn hóa, đạo đức nói chung và đạo
đức kinh doanh nói riêng là những phạm trù phức tạp, cần nhiều thời gian và
công sức để hoàn thiện và phát triển. Là một quốc gia đang phát triển, mới tham
gia vào tiến trình toàn cầu hóa, những phạm trù như văn hóa kinh doanh, đạo đức
kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt nam. Được biết trong thời gian tới, chính phủ
Việt Nam đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho người dân và
doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến hội nhập và toàn cầu hóa. Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đang khuyến cáo các trường Đại học và Cao đẳng cần đổi
mới chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ chung trên thế giới. Có được
- 14-


những yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam,
hy vọng là trong thời gian tới, nhận thức của người VN về đạo đức kinh doanh sẽ
nhanh chóng được nâng cao, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao

chất lượng đời sống cho người dân Việt

- 15-


Tài liệu tham khảo
 Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay
/>TTID=142<ID=45&ParentID=16.
 Đạo Đức Kinh Doanh của Doanh Nhân đối với Đối Tác và “Đối Thủ”
: />

Trúc Nam Sơn : “Đạo đức kinh doanh và sự chùn tay của luật

pháp”, />

Phạm Kinh Bắc : “Báo động về đạo đức kinh doanh”-

/>

Kim Thủy: “Bình ổn” đạo đức kinh doanh” -

/>

TS.Hồ Tất Thắng Doanh nghiệp & đạo đức kinh doanh vì người tiêu dùng

- />option=com_content&view=article&id=388:doanh-nghip-a-o-c-kinh-doanh-vingi-tieu-dung&catid=67:kinh-doanh&Itemid=193


www.thesaigontimes.vn




Vneconomy.com.vn



www.vtv.vn



www.sgtt.com.vn

- 16-



×