Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

DỰ ÁN ĐA DẠNG CÁC SẢN PHẨM TỪ MÃNG CẦU GAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.39 KB, 50 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai
2. Thuộc chương trình (nếu có):
3. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 5/2018. đến tháng 4/2020
4. Kinh phí (triệu đồng)
Tổng số:
Trong đó:
+ Ngân sách SNKH&CN:
+ Nguồn tự có của tổ chức:
+ Nguồn khác:
5. Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng
Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán:......................... triệu
đồng
- Kinh phí không khoán:...................
triệu đồng
6. Chủ nhiệm dự án
Họ và tên: Diệp Thị Ngọc Thà
Năm sinh:
25/2/1977
Giới tính: Nữ
Học hàm/học vị: Thạc sĩ
Chức vụ: Giảng viên
Tên tổ chức đang công tác: Trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng
Điện thoại tổ chức:
0299.3611963 Fax: 0299.613780
Địa chỉ tổ chức: 176- Nam Kỳ Khởi nghĩa, phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh
Sóc Trăng
Địa chỉ nhà riêng: Đại Chí, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng


Mobile: 01216105931
E-mail:
7. Tổ chức chủ trì dự án
Tên tổ chức chủ trì: Trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng
Điện thoại: 0299.3611963 Fax: 0299.613780
E-mail:
Địa chỉ: 176- Nam Kỳ Khởi nghĩa, phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lâm Dủ Nhơn
Số tài khoản:
Ngân hàng/kho bạc Nhà nước:
Tên cơ quan chủ quản:
8. Tổ chức tham gia chính (tư vấn, chuyển giao công nghệ, phối hợp triển khai)
8.1. Tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ
1
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


Tên tổ chức Trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng
Điện thoại: 0299.3611963 Fax: 0299.613780
E-mail:
Địa chỉ: 176- Nam Kỳ Khởi nghĩa, phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lâm Dủ Nhơn
Người chịu trách nhiệm chính về công nghệ của dự án: Diệp Thị Ngọc Thà
8.2. Tổ chức khác
1/ Tên tổ chức: HTX Nông nghiệp mãng cầu gai Vĩnh Kiên
Điện thoại: 01657249774
Địa chỉ: 107 Ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, TX Ngã Năm
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Văn Vui

2/ Tên tổ chức: Công ty TNHH Cẩm Thiều
Điện thoại: 0985583515
E-mail:
Địa chỉ: 86 Ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, TX Ngã Năm
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Dương Minh Trung
9. Cán bộ thực hiện dự án.
Cán bộ thực hiện dự án có 5 người. Trong dó có 1 chủ nhiệm dự án, 4 thành viên
tham gia chính. Việc bố trí sắp xếp công việc theo bảng danh sách đính kèm.
10. Xuất xứ
Ngành chế biến thực phẩm đang có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội của nước ta.Trong những năm vừa qua, ngành khai thác
nông nghiệp-nông sản nước ta nói chung Tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã có sự phát
triển nhanh khi có sự nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nước
và các nước quốc tế đặc biệt được quan tâm và trú trọng đồng thời cũng duy trì
mức tăng trưởng ổn định.
Ngành chế biến thực phẩm đã có nhiều bước tiến trong việc nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới
xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của Nông nghiệp- nông sản và
của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, việc phát triển khai thác nông nghiệp-nông
sản còn đảm bảo an ninh lương thực phẩm và góp phần giữ vững an ninh an sinh
của dân.Đặc biệt tạo niềm tin cho dân khi trồng và sản xuất sản phẩm từ mãn cầu.
Tạo điều kiện bền vững về việc cung và cầu để dân an tâm duy trì sản xuất và bảo
quản sản phẩm tốt.
Tuy nhiên thực tế, những kết quả đạt được trong thời gian qua chưa xứng với
tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng có hiệu
quả, tổn thất sau thu hoạch trong việc khai thác trồng trọt và sản xuất còn rất lớn
2
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012



nói chung, còn nông sản mãn cầu nói riêng đối với Tỉnh Sóc Trăng. Cung - cầu
còn chênh lệch nó còn phụ thuộc vào tính chất của mãn cầu, cung thì nhiều nhưng
tiêu thụ thì chậm so với sự trao đổi chất, sự chín tới và dễ bị hư hỏng bởi trong quá
trình trồng trọt, vận chuyển, mua bán, và bảo quản.....dẫn đến chưa kịp mua mà
mãn cầu đã biểu hiện hư hỏng, dập úng. Một phần do trái mãn cầu có nhiều chất
dinh dưỡng, có nhiều nước cũng như vỏ tuy có gai nhưng lại rất mõng và dễ nứt
nên vi sinh vật xâm nhiễm vào đã góp phần làm mãn cầu hư hỏng càng nhanh hơn.
Vì những lý do trên kèm với đề tài cấp tỉnh Sóc Trăng được triển khai nên
nhóm tham gia dự án nhằm góp phần “ Tìm giải pháp hợp lý để có qui trình công
nghệ sản xuất và bảo quản các sản phẩm từ mãn cầu gai sau thu hoạch” đồng thời
cũng góp phần gữi bảo quản lâu cho loại trái cây cho năng xuất cao, lâu năm. Bên
cạnh đó trái mãn cầu còn là loại trái quí đóng góp gữi gìn sức khoẻ con người khi
sử dụng, bảo quản gữi lại chất chống oxihoá flavonoid, hổ trợ chống lại các tế bào
gốc tự do, hổ trợ tiêu hoá, túi mật, có vitamin C, ho và nghẹt mũi, hổ trợ người
thiếu hụt canxi (bệnh hạ ca), chứa fibrinogen thúc đẩy chữa lành vết thương, giúp
da mịn màng, sạch mụn trứng cá, vết sẹo, bị nám....Vì thế nhóm giáo viên- giảng
viên trường Cao Đẳng Nghề Sóc Trăng càng quyết tâm đóng góp cùng dự án của
Tỉnh Sóc Trăng nhằm giúp dân có giải pháp để duy trì sản xuất, chế biến và bảo
quản các sản phẩm từ mãn cầu gai, giải pháp khắc phục tối đa sự hư hỏng của mãn
cầu gai sau thu hoạch khó khống chế này.
11. Tổng quan
11.1. Tình hình nghiên cứu và triển khai ở ngoài tỉnh
Mãng cầu xiêm còn có tên mãng cầu gai.
Tên phổ thông: Mãng Cầu Xiêm Thái
Tên Khoa học: Annona muricata
Họ thực vật: Annonaceae
Nguồn gốc xuất xứ: đảo Caribbean, Trung Mỹ, Nam Mỹ.
Phân bố tại Việt Nam: Phân bố rộng khắp, đặc biệt ở các tỉnh Nam Bộ

Trọng lượng trái thu hoạch trung bình khoản 2-4 kg. Cơm trái mãng cầu
xiêm Thái màu trắng. Trái được cấu tạo bởi nhiều múi nhỏ. Mỗi múi có một hột
đen và cứng. Vị dịu nhẹ, mùi rất dễ chịu, có vị chua, hơi ngọt được làm thức uống
giải khát và bồi bổ cơ thể rất tốt. Thường được dùng làm thức ăn giải nhiệt, có lợi
cho sức khoẻ ở trên thế giới như:
o Đa số làm đồ uống (gọi là champola ở Braxin, carato ở Puerto Rico): đồ
uống nhẹ, có thể sục CO2 (ở Gutemala), lên men rượu (ở tây Ấn Độ),
nước quả đóng hộp chân không (ở Philippines), làm kem, làm yoghurt,
trộn chung với rượu. Những loại này thường ít khi có màu trắng sữa
bình thường mà được pha màu xanh hay hồng để làm tăng sự hấp dẫn.
o Cơm quả được đóng hộp ướp lạnh, phần cơm cũng dùng làm nhân
bánh, mứt, xiro, sinh tố,…
o Ở Indonesia, Philipines phần cơm thịt còn non sử dụng làm rau hay nấu
3
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


súp, ở Braxin còn được luộc, chiên và nướng.
Ở Việt Nam thì việc nghiên cứu các sản phẩm từ mãng cầu gai còn rất ít, chỉ
thực hiện ở đề tài tốt nghiệp của sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm, hay có
vài công ty sản xuất sản xuất mãng cầu đông lạnh xuất khẩu.
11.2. Tình hình nghiên cứu và triển khai trong tỉnh
Ngoài việc được biết tới là một loại trái cây giải nhiệt cơ thể thì còn có thông
tin mãng cầu Xiêm (dai) còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh ung thư hiệu
quả. Chính vì lý do này mà cây mãng cầu xiêm Thái đang ngày càng được trồng
phổ biến và mang tới giá trị kinh tế cao cho người nông dân ở Sóc Trăng. Thực tế
từ nguồn lợi kinh tế từ cây mãng cầu dai mang đến thì có hộ nông dân nghiên cứu
làm trà từ thịt quả để bảo quản quả sau khi thu hoạch được lâu và có thể phân phối

đi xa. Hay có những hộ gia đình làm mứt, sinh tố, ép nước. Các sản phẩm đó được
làm theo kinh nghiệm dân gian nên không đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều
sau mỗi đợt sản xuất, và không có sự kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hiện tại
chưa có một đề tài, dự án nào nghiên cứu chế biến ra các sản phẩm tử cây mãng
cầu dai ở Sóc Trăng.
11.3. Luận cứ tính cấp thiết của dự án
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ cao,
hiện đất nông nghiệp chiếm 82,89%, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm
62,13%, chủ yếu thuận lợi cho canh tác lúa và thì cũng thuận lợi phát triển các loại
hoa màu và cây ăn trái. Hiện nay, cây mãng cầu gai là một trong những cây trồng
được quan tâm phát triển do ngoài mang lại giá trị kinh tế cao thì cây trồng này
còn có lợi thế thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, đặc biệt tình
trạng mặn xâm nhập. Nó được trồng khắp nơi các huyện của tỉnh Sóc Trăng, tập
trung và nhiều nhất là huyện Ngã Năm. Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã
Ngã Năm, vào năm 2016 diện tích trồng mãng cầu gai của toàn thị xã Ngã Năm
vào khoảng 50 ha; trong đó riêng tại xã Vĩnh Qưới là khoảng 40 ha. Trong quy
hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp sắp tới, thị xã Ngã Năm sẽ ưu tiên phát triển
cây trồng này để thích ứng với hạn, mặn như hiện nay. Hiện tại các nhà vườn chủ
yếu là bán trái tươi, nên giá thành dao động rất nhiều từ 16.000 đến 30.000đ/kg.
Bên cạnh đó, quả tươi nhanh chóng hư hỏng sau thu hoạch và dễ bị dập khi vận
chuyển nên việc lưu thông hàng đi xa bị hạn chế. Do đó, để đảm bảo thị trường
đầu ra ổn định, bền vững lâu dài, mang lại lợi nhuận cho người trồng cần thì có
liên kết sản xuất, tập huấn khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường đầu ra, nghiên
cứu sản xuất sau thu hoạch.
Vì thế thực hiện dự án “Đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai” là
việc cần thiết để nâng cao giá trị kinh tế cho vùng nguyên liệu mãng cầu gai ở tỉnh
Sóc Trăng hiện nay.

4
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ


Ngày ban hành: 16/11/2012


II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
12. Mục tiêu:
Mục tiêu trước mắt
Đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, sản phẩm được công bố chất lượng và phù hợp với điều kiện ở Sóc Trăng
Hoàn thiện các quy trình chế biến cho các sản phẩm từ mãng cầu gai, và thử
nghiệm ở qui mô pilot.
Xác định được tiêu chuẩn của các sản phẩm được chế biến từ mãng cầu gai,
và tiến hành xúc tiến thị trường các sản phẩm.
Chuyển giao quy trình chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai cho doanh
nghiệp hoặc cơ sở sản xuất tại địa bàn trong tỉnh Sóc Trăng hoặc ngoài tỉnh.
Mục tiêu lâu dài:
Đa dạng các sản phẩm thực phẩm tại Sóc Trăng nói riêng, Việt Nam nói chung,
giúp người nông dân giải quyết được đầu ra nguồn nguyên liệu mãng cầu gai dồi
dào của tỉnh. Bên cạnh đó cũng giúp thuận lợi cho việc thương mại hóa các sản
phẩm nông sản Việt Nam, giúp nông sản Việt có thể vươn mình ra thị trường Thế
Giới.
13. Nội dung
1.3.1. Mô tả công nghệ chuyển giao
Đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai đồng nghĩa với việc nâng
cao giá trị của loại nông sản này. Đây là quá trình thiết kế các qui trình để tạo ra
nhiều loại sản phẩm được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là mãng cầu gai.
Các loại sản phẩm được chọn để thiết kế qui trình gồm:
- Đồ hộp mãng cầu ngâm đường
- Trà mãng cầu
- Jam mãng cầu

- Mứt mãng cầu
- Nectar mãng cầu
Từ 5 loại sản phẩm này sẽ phát triển ra nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp
với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng
Trong quá trình thiết kế qui trình ngoài viêc tạo ra nhiều sản phẩm mới, Các
sản phẩm còn được chú trọng đến thời gian bảo quản, vì yêu tố này cũng là một
trong những yếu tố quyết định đến việc sản phẩm có được khách hàng trong nước
và Thế Giơi chấp nhận sản phẩm hay không. Nên tùy mỗi loại sản phẩm sẽ được
trình bày cụ thể về phương pháp kéo dài thời gian bảo quản như:
- Sử dụng phương pháp ghép mí, thanh trùng, tuyệt trùng, bao gói chân không,
hóa chất…
- Các thông số kỹ thuật, số liệu của mỗi phương pháp
- Các phương thức bảo quản trong quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Sau khi đã thành phẩm các sản phẩm này được tiến hành phân tích các chỉ
tiêu về cảm quan, hóa lý, vi sinh của các sản phẩm tại trường Cao Đẳng nghề Sóc
5
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


Trăng, tiếp đến các sản phẩm sẽ được đưa qua các trung tâm đo lường chất lượng
sản phẩm tại thành phố Sóc Trăng hay các thành phố khác. Trước khi công bố về
tiêu chuẩn chất lượng của các loại sản phẩm được chế biến từ mãng cầu gai ở quy
mô pilot và phù hợp với điều kiện tại Sóc Trăng.
Để thực hiện được những đều nói trên, cần phải đầu tư xây dựng xưởng sẩn
xuất , bố trí các dụng cụ, máy móc, trang thiết bị phù hợp với qui rình sản xuất,
một đội ngủ kỹ sư và công nhân lành nghề chế biến thực phẩm. Còn tại trường Cao
Đẳng nghề Sóc Trăng đã có được xưởng sản xuất, dụng cụ, máy móc, thiết bị và
một lượng lớn kỹ sư ngành chế biến thực phẩm, ngoài ra mỗi năm còn đào tạo ra

trường vài trăm kỹ sư nghề thuộc tất cả các ngành nghề. Nên đội ngũ nhân sự
ngành thực phẩm, máy móc trang thiết bị bị trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng rất
phù hợp cho việc thực hiện xây dựng hệ thống thiết bị, hoàn thiện qui trình chế
biến các sản phẩm từ mãng cầu gai trên hệ thống thiết bị thử nghiệm ở qui mô pilot
Các sản phẩm sau khi đã hoàn chỉnh về mẫu mã, chất lượng. Các sản phẩm
sẽ được định giá và ước tính lợi nhuận trước khi xúc tiến thị trường trên quy mô
nhỏ để rút kinh nghiệm. Những kết quả nghiên cứu này là tiền đề để điều chỉnh
trước khi thương mại hoá để tránh các sai lầm trên quy mô lớn
Tất cả các kết quả nghiên cứu được về việc đa dạng các sản phẩm chế biến từ
mãng cầu gai sẽ được tiến hành chuyển giao cho các doanh nghiệp hoặc cơ sở để
sản xuất thông qua liên minh hợp tác xã hay tổ hợp tác xã tại Sóc Trăng.
1.3.2. Vấn đề trọng tâm dự án giải quyết
Mãng cầu gai là loại cây ăn trái được nhiều người yêu thích bởi quả của
chúng có phần thịt hơi chua chua ngọt ngọt mang lại một hương vị rất là rất đặc
trưng, và thành phần của mãng cầu gai có lợi cho sức khỏe như: các loại vitamin
C, B1, B2,... Không những thế mà còn có hàm lượng canxi, kali, sắt, ... giúp bổ
sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó mãng cầu gai còn có nhiều tác dụng
như: đề phòng cao huyết áp, chữa sốt, cải thiện tình trạng rối loạn bao tử, hỗ trợ
điều trị bệnh chấy rận, ngừa rụng tóc,... Tuy nhiên khi sử dụng mãng cầu gai ở
trạng thái tươi chưa qua chế biến sẽ gặp một số nhược điểm:
+ Trái mãng cầu gai to, không thuận tiện khi sử dụng, chứa nhiều nước gây
khó khăn cho việc vận chuyển.
+ Tốc độ chín của mãng cấu gai khá nhanh, khó bảo quản.
+ Lượng đường trong quả khá thấp, vị chua, không phụ hợp với khẩu vị của
người Á Đông.
Chính những nhược điểm này làm mãng cầu gai gặp không ít khó khăn trong
việc phân phối và bảo quản, dẫn đến giá thành luôn bị biến động theo mùa vụ và
một lượng lớn mãng cầu gai bị hư thúi do không tiêu thụ kịp thời. Để khắc phục
những nhược điểm trên mãng cầu tươi phải được đa dạng hóa các sản phẩm chế
biến từ mãng cầu gai.

Trên thực tế những người dân đã triển khai chế biến nhiều loại sản phẩm từ
mãng cầu gai để tận dụng nguồn liệu dồi dào của gia đình với qui mô nhỏ lẽ, nên
các sản phẩm không được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, không được công
bố về chất lượng.
6
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


Để khắc phục những nhược điểm trên dự án này sẽ đưa ra qui trình sản xuất
5 loại sản phẩm từ mãng cấu gai, có đầy đủ thông số kỹ thuật giúp các sản phẩm
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được bảo quản lâu hơn.
Các sản phẩm của dự án sẽ được triển khai kiểm tra chất lượng, đăng ký chất
lượng, và tiến hành xúc tiến thương mại các sản phẩm trước khi chuyển giao các
qui trình chế biến cho doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất.
Ưu điểm của dự án này là giúp người dân giải quyết được tình trạng dễ hư
hỏng của mãng cầu gai, và nâng cao được giá trị thương phẩm của nó. Ngoài ra còn
giúp những nhà sản xuất sản phẩm được chế biến từ mãng cầu gai và người tiêu
dùng an tâm về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian bảo quản sản phẩm
được kéo dài nên doanh nghiệp rất thuận lợi trong việc kinh doanh trong nước cũng
như việc vươn mình sản phẩm mãng cầu gai Việt Nam ra thị trường Thế Giới.
1.3.3. Nội dung và các bước công việc thực hiện
Nội dung 1: Điều tra, khảo sát thực trạng nguồn nguyên liệu, xử lý sau thu
hoạch mãng cầu gai ở tỉnh Sóc Trăng và chọn cơ sở sản xuất để triển khai mô
hình
a- Mục đích:
Nhằm đánh giá được thực trạng nguồn nguyên liệu, xử lý sau thu hoạch
mãng cầu gai, các yếu tố tác động đến chất lượng mãng cầu và tổn thất sau thu
hoạch đối với nguồn mãng cầu gai tại tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở đó, lựa chọn được

doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất.
b- Nội dung thực hiện:
- Đánh giá thực trạng nguồn nguyên liệu, xử lý sau thu hoạch mãng cầu gai
- Đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng mãng cầu và tổn thất sau thu
hoạch đối với nguồn mãng cầu gai tại tỉnh Sóc Trăng.
- Điều tra, khảo sát doanh thu, chi phi, lợi nhuận từ mãng cầu gai đem lại
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng công nghệ chế biến vào nguồn nguyên liệu
mãng cầu gai
- Đánh giá thực trạng về đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối
với sản phẩm từ mãng cầu gai
- Xác định khả năng đầu tư mới của các cơ sở sản xuất trong tỉnh Sóc Trăng.
- Chọn doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất tham gia thực hiện nhận chuyển giao
c- Phương pháp thực hiện:
Các nội dung về tình hình kinh tế xã hội, thực trạng nguồn nguyên liệu, xử lý
sau thu hoạch mãng cầu gai tại Sóc Trăng được tổng hợp từ các cơ quan quản lý
nhà nước như Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở nông nghiệp các huyện,
các hiệp hội như: Trung tâm khuyến nông tỉnh, trung tâm khuyến công tỉnh, trung
tâm ứng dụng, trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Sóc Trăng. Phỏng vấn trực tiếp
nông dân trồng mãng cầu gai theo mẫu, cơ sở sản xuất chế biến từ mãng cầu gai
theo mẫu.
Tiến hành lấy mẫu kiểm tra các yếu tố tác động đến chất lượng mãng cầu và
tổn thất sau thu hoạch đối với nguồn mãng cầu gai tại tỉnh Sóc Trăng, Cũng như
khảo sát doanh thu, chi phi, lợi nhuận từ mãng cầu gai đem lại với số lượng mẫu
7
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


đảm bảo để có độ tin cậy là 95%.

Do số lượng nguồn mãng cầu gai phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng, và để tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại và thuận lợi cho việc thu mẫu. Vì
vậy số lượng mẫu sẽ được phân bố tập trung ở những huyện có diện tích trồng
mãng câu gai lớn, số lượng mẫu dự kiến lấy là 150 mẫu.
Ngoài việc điều tra theo mẫu, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp
đánh giá nhanh với sự tham gia của cộng đồng; để đánh giá hiện trạng kinh tế- xã
hội vùng nghiên cứu; đánh giá thực trạng việc sử dụng công nghệ chế biến vào
nguồn nguyên liệu mãng cầu gai; đánh giá thực trạng về đảm bảo chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm từ mãng cầu gai, đánh giá nhu cầu vốn,
kỹ thuật, các điều kiện cần thiết để xây dựng quy trình chế biến các sản phẩm từ
mãng cầu gai.
Trên cơ sở phân tích số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình
canh tác, công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm từ mãng cầu gai tại tỉnh
Sóc Trăng, tham vấn , tham vấn cơ quan quản lý như: Sở Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn, Sở nông nghiệp các huyện, trung tâm khuyến nông tỉnh, trung tâm
khuyến công tỉnh, trung tâm ứng dụng, trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Sóc
Trăng. Khảo sát tình hình sản xuất thực tế của nông dân, cơ sở sản xuất tại các
vùng triển khai dự án, giới thiệu các ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ chế
biến các sản phẩm từ mãng cầu, để nâng cao việc đảm bảo chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm, và nâng cao hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm từ mãng cầu gai.
Thông báo để người dân, cơ sở sản xuất tham gia đăng ký tham gia thực hiện nhận
chuyển giao quy trình chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai. Xác định diều kiện
để cho doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất xin tham gia nhận chuyển giao quy trình
chế biến. Chọn doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất là khâu quan trọng đầu tiên và
quyết định cho việc chuyển giao quy trình chế biến đạt được sự thành công. Vì vậy,
doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất tham gia nhận chuyển giao quy trình chế biến
phải đám ứng các tiêu chí sau:
- Doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất phải có đơn tự nguyện xin tham gia nhận
chuyển giao quy trình chế biến, có xác nhận của chính quyền địa phương .
- Cam kết thực hiện theo quy định, có đủ các nguồn lực nhận chuyển giao quy

trình chế biến
- Doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất có kinh nghiệm sản xuất, có trách nhiệm
cộng đồng cao, có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở sản xuất khác
khi có yêu cầu học hỏi.
- Doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất
đạt chất lượng về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Tất cả những vấn đề này đều được thể hiện đầy đủ trong hợp đồng kinh tế để
làm cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện.
Nội dung 2: Đa dạng các sản phẩm được chế biến từ mãng cầu gai đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm được công bố chất lượng.
a- Mục đích:
Thiết kế ra được 5 quy trình công nghệ để có thể đưa nguyên liệu mãng cầu
8
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


gai tạo thành 5 loại sản phẩm được chế biến từ mãng cầu gai.
Xác định được các phương pháp bảo quản có đầy đủ thông số kỹ thuật cơ bản
giúp sản phẩm được bảo quản tốt nhất.
Công bố được chất lượng sản phẩm cho 5 loại sản phẩm được chế biến từ
mãng cầu gai nhằm phù hợp với qui định của nhà nước về việc đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, giúp làm tăng lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
này.
b- Nội dung thực hiện:
- Lựa chọn sản phẩm cần sản xuất từ mãng cầu gai
- Xác định các phương pháp chế biến, các bước công việc cần thiết để xây dựng
5 quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai.
- Tính toán nguồn nguyên vật liệu

- Xây dựng hồ sơ kỹ thuật của 5 quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ
mãng cầu gai.
- Xây dựng 5 qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai.
- Xác định phương pháp sử dụng để kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm.
- Thực hiện công bố chất lượng sản phẩm
c- Phương pháp thực hiện:
Dựa vào đặc tính sinh lý, thành phần hóa học của mãng cầu, và nhu cầu sử
dụng của người dùng, nhóm nghiên cứu đưa ra 5 loại sản phẩm được chế biến từ
máng cầu gai cần tiến hành nghiên cứu là:
+ Đồ hộp mãng cầu ngâm đường
+ Trà mãng cầu
+ Jam mãng cầu
+ Mứt mãng cầu
+ Nectar mãng cầu
Các sản phẩm này sẽ được nhóm tiến hành phân tích từ cấu trúc hình dạng,
tính chất của từng loại sản phẩm và công dụng của từng phương pháp chế biến, mà
lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp với từng loại sản phẩm, từ đó đưa ra được
các bước cần phải thực hiện của từng loại sản phẩm.
Ngoài ra nhóm còn dựa vào các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm
của Việt Nam cũng như Thế Giới tiến hành phân tích, thảo luận để sắp xếp thứ tự
các bước công việc cần thực hiện cho từng loại sản phẩm.
Trên cơ sở các công việc trên nhóm dự thảo tóm tắc thứ tự công việc chế
biến 5 loại sản phẩm này thành các công đoạn như sau để thực hiện.
- Loại 1: Sản phẩm đồ hộp mãng cầu ngâm đường
Măng cầu
Ngâm rửa
Chần
Xử lý, cắt gọt
Rửa lại
Xếp

hộp
Rót dịch đường
Ghép nắp
Thanh trùng
Dán nhãn, bảo ôn
Thành phẩm mãng cầu ngâm đường
- Loại 2: Sản phẩm trà mãng cầu
Măng cầu
Ngâm rửa
Xử lý, cắt lát
Rửa lại
Sấy
Sao
Phân cỡ, phân loại
Đóng gói chân không
Dán nhãn
Thành phẩm
trà mãng cầu
9
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


- Loại 3: Sản phẩm Jam mãng cầu
Măng cầu
Ngâm rửa
Chần
Xử lý, cắt gọt
Xay nghiền

Phối trộn
Cô đặc
Rót chai
Ghép nắp
Thanh trùng
Dán
nhãn, bảo ôn
Thành phẩm jam mãng cầu
- Loại 4: Sản phẩm mứt mãng cầu
Măng cầu
Ngâm rửa
Xử lý, cắt gọt
Phối trộn
Cô đặc
Tạo hình
Bao gói
Thành phẩm mứt mãng cầu
- Loại 5: Sản phẩm nectar mãng cầu
Măng cầu
Ngâm rửa
Chần
Xử lý, cắt gọt
Chà
Phối chế
Đồng hóa
Rót hộp
Ghép nắp
Thanh trùng
Bảo ôn, dán nhãn
Thành phẩm nectar mãng cầu

Để có được những thông số kỹ thuật cho 5 quy trình công nghệ chế biến các
sản phẩm từ mãng cầu gai. Cần phải triển khai tiến hành bố trí thí nghiêm trên 5
quy trình chế biến sản phẩm với số lần lập lại là 3 lần, mỗi thí nghiệm sử dụng
10kg nguyên liệu.
Số lượng nguyên liệu mãng cầu gai sử dụng là: 5 x4 x10=200kg
Các sản phẩm thu nhận được sẽ được đânh giá chất lượng thông qua các chỉ
tiêu cụ thể sau:
* Chỉ tiêu hóa lý:
Chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm (Theo TCVN 6299:1997)
Chỉ tiêu

Yêu cầu

Hàm lư

ng chất khô (đo bằng
khúc xạ kế ở 20°C)
Không
20°Bx

nhỏ

Hàm lượng kim loại nặng

Không lớn hơn

Sn

200ppm


Pb

0,3ppm

Zn

5ppm

Cu

5ppm

Asen

0,2ppm

Fe

15ppm

hơn

10
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


Tổng hàm lượng Cu, Fe, Zn


20ppm

SO2

10ppm

* Chỉ tiêu vi sinh vật:
+ Không chứa các vi sinh vật có thể phát triển trong quá trình bảo quản thông
thường.
+ Không chứa các chất có nguồn gốc vi sinh vật ở mức ảnh hưởng xấu tới sức
khẻo.
Chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm (Theo TCVN 6229:1997)
Vi sinh vật

Giới
phép

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

100

Coloforms

10

E.coli

0

S.aureus


0

Streptococci

0

P.aeruginosa

0

hạn

cho

Tổng số tế bào nấm men, 10
nấm mốc
0
Cl.perfringens
* Chỉ tiêu cảm quan:
Riêng chỉ tiêu cảm quan sẽ được đánh giá dựa vào các tiêu chí trạng thái cấu
trúc, màu sắc, mùi vị của loại sản phẩm thông qua phiếu đánh giá cảm quan bằng
phương pháp cho điểm.
Trong thời gia thực hiện các công việc trên các thông số sẽ được ghi nhận lại.
Các số liệu này sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel để tính, nhằm giúp cho nhóm
phân tích và đưa ra được những thống số kỹ thuật tối ưu cho từng phương pháp chế
biến.
Khi đã có được những thông số kỹ thuật cần thiết nhóm sẽ triển khai thiết kế
sơ đồ qui trình cho 5 loại sản phẩm trên với đầy đủ các thông số kỹ thuật cần thiết
cho việc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Một yếu tố quan trọng khác trong việc xây dựng hoàn chỉnh qui trình sản xuất
11
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


không thể thiếu sót là đưa ra được phương pháp bảo quản với các mức thông số kỹ
thuật phù hợp. Vì yếu tố này quyết định đến việc kéo dài thời gian bảo quản sản
phẩm, để sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai thuận lợi cho việc phân phối và tiêu
thụ
Dựa vào các đặc tính và tác nhân gây ra sự hư hỏng của mỗi loại sản phẩm
trong thời gian bảo quản nhóm triển khai phân tích và đưa ra phương pháp bảo
quản với các mức thông số kỹ thuật khác nhau được thể hiện cụ thể như sau
- Loại 1: Sản phẩm đồ hộp mãng cầu ngâm đường
Phương pháp thực hiện để giúp sản phẩm bảo quản được lâu là đóng gói, và
phương pháp thanh trùng.
- Loại 2: Sản phẩm trà mãng cầu
Phương pháp thực hiện để giúp sản phẩm trà bảo quản được lâu là độ khô của
trà sau khi sấy và sao, và việc lựa chọn phương pháp đóng gói
- Loại 3: Sản phẩm Jam mãng cầu
Phương pháp thực hiện để giúp sản phẩm bảo quản được lâu là đóng gói, và
phương pháp thanh trùng.
- Loại 4: Sản phẩm mứt mãng cầu
Phương pháp thực hiện để giúp sản phẩm trà bảo quản được lâu là độ khô của
mứt sau cô đặc, và việc lựa chọn phương pháp đóng gói
- Loại 5: Sản phẩm nectar mãng cầu
Triển khai bố trí thí nghiệm với từng phương pháp bảo quản đã chọn, với 3
mức thông số kỹ thuật khác nhau. Mỗi thí nghiệm sẽ được lặp lại 3 lần. mỗi
nghiệm thức sử dụng 20kg nguyên liệu, sau mỗi tháng các sản phẩm thu được đem

ra đánh giá cảm quan để kiểm tra lại khả năng chấp nhận của khách hàng, vói thời
gian thực hiện là 6 tháng sẽ được Nên số nghiệm thức ở giai đoạn này phải thực
hiện là:
5 x 2 x 3 x 3 = 90 nghiệm thức.
Mỗi nghiệm thức sử dụng 20 kg nguyên liệu để thực hiện nên số nguyên liệu
cần dùng của mãng cầu ở giai đoạn này là: 90 x 20 = 1800 Kg
Các số liệu thu nhận được sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel để tính, và
dùng phần mềm thống kê để so sánh và đưa ra kết quả tốt nhất.
Các kết quả trên sẽ giúp cho nhóm đánh giá đưa ra được các phương pháp bảo
quản, các thông số kỹ thuật giúp sản phẩm có được thời gian bảo quản ít nhất là 6
tháng.
Khi có thời gian bảo quản sản phẩm trên 6 tháng sẽ giúp sản phẩm chế biến từ
mãng cầu gai thuận tiện cho việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong nước và
trên Thế Giới.
Tiến hành triển khai chế biến sản phẩm mãng cầu gai theo các phương pháp
với thông số kỹ thuật đã được chọn Các loại sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được
lấy mẫu gởi qua trung tâm kiểm định đo lường chất lượng để xác nhận lại khả năng
về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. mỗi mẫu đưa qua kiểm định là 1Kg
thành phẩm, số lần kiểm tra là 2 lần.
Nên số mẫu phải kiểm tra là 5 x 2 =10 mẫu
12
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


Số lượng thành phẩm gởi qua trung tâm kiểm định là 10x 1= 1Kg
Các loại sản phẩm khi đã được kết quả xác nhận về chất lượng của trung tâm
đo lường sẽ tiến hành gởi các thủ tục hành chính cần thiết qua sở y tế hoặc trung
tâm đo lường chất lượng sản phẩm của tỉnh Sóc Trăng để các sản phẩm được cấp

giấy phép về chất lượng.
Nội dung 3: Hoàn thiện quy trình chế biến các sản phẩm (ít nhất 5 sản phẩm) từ
mãng cầu gai và thử nghiệm ở qui mô pilot.
a- Mục đích
Hoàn thiện các thông số kỹ thuật, máy móc thiết bị trong qui trình chế biến
các sản phẩm từ mãng cầu gai trên hệ thống thiết bị thử nghiệm ở qui mô pilot. Nội
dung nghiên cứu này nhằm trách sự sai biệt khá lớn giữa số liệu của phòng thí
nghiệm và thực tế sản xuất.
b- Nội dung thực hiện
- Tính toán và lựa chọn và thiết bị phù hợp để chế biến các sản phẩm từ mãng
cầu gai và thử nghiệm ở qui mô pilot.
- Thực hiện chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai trên hệ thống thiết bị thử
nghiệm ở qui mô pilot
- Điều chỉnh và hoàn thiện các thông số kỹ thuật, máy móc thiết bị trong qui
trình chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai trên hệ thống thiết bị thử
nghiệm ở qui mô pilot
c- Phương pháp thực hiện
Để có thể thực hiện được việc hoàn thiện các thông số kỹ thuật, máy móc
thiết bị trong qui trình chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai trên hệ thống thiết bị
thử nghiệm ở qui mô pilot với hiệu suất 15kg nguyên liệu/mẻ thực hiện, trước tiên
ta cần phải tính được cân bằng vật chất của nguyên liệu trong từng quy trình.
Thông qua tính toán các số liệu cụ thể sau:
- Thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng cho các quá trình chế biến của từng
quy trình.
- Năng suất nguyên liệu đầu vào trong các quá trình chế biến của từng quy
trình.
- Năng suất nguyên liệu đầu ra trong các quá trình chế biến của từng quy trình.
- Tổn thất nguyên liệu trong các quá trình chế biến của từng quy trình (%).
- Năng suất thực tế của các thiết bị dùng trong các quá trình chế biến của từng
quy trình.

- Số thiết bị và loại thiết bị sử dụng trong các quy trình chế biến sản phẩm từ
nguyên liệu mãng cầu gai.
Để có được các thông số, số liệu để tính toán trên, nhóm cần bố trí thí
nghiệm trên các thiết bị sử dụng trong quy mô pilot, với mỗi mẽ thử nghiệm là
15kg nguyên liệu. Mỗi quy trình thực hiện lập lại 3 lần. Số mẫu cần phải thực hiện
là 5 x 3 = 15 lần. Số nguyên liệu mãng cầu phải sử dụng là 15 x 15 =225 Kg
Các số liệu thu nhận được sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel để tính, và
dùng phần mềm thống kê để so sánh và đưa ra kết quả tốt nhất.
Khi đã có số liệu hoàn chỉnh nhóm triển khai thực hiện việc kiểm tra và so
13
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


sánh các số liệu giữa phòng thí nghiệm và qui mô pilot. Rồi tiến hành điều chỉnh
nếu có sai sót nhằm hoàn thiện các thông số kỹ thuật, máy móc thiết bị trong qui
trình chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai trên hệ thống thiết bị thử nghiệm ở qui
mô pilot
Nội dung 4: Xác định tiêu chuẩn của sản phẩm và xúc tiến thị trường các sản phẩm
chế biến từ mãng cầu gai
a- Mục đích, vai trò:
Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho 5 loại sản phẩm được chế biến từ mãng
cầu gai ở qui mô pilot
Định giá các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai trước khi ra thị trường.
Xúc tiến thị trường các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai
Đánh giá khả năng chấp nhận của khách hàng đối với các loại sản phẩm
được chế biến từ mãng cầu gai, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh trước khi thương
mại hoá để tránh các sai lầm trên quy mô lớn
b- Nội dung thực hiện

- Xác định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
- Thực hiện việc định giá các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai
- Triển khai marketing, bán hàng các sản phẩm
- Đánh giá khả năng chấp nhận của khách hàng đối với các loại sản phẩm
được chế biến từ mãng cầu gai
c- Phương pháp thực hiện
Tiến hành triển khai chế biến các sản phẩm mãng cầu gai trên quy mô pilot.
Sản phẩm sao khi hoàn thành sẽ được lấy mẫu gởi qua trung tâm kiểm định đo
lường chất lượng để xác nhận lại khả năng về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực
phẩm. mỗi mẫu đưa qua kiểm định là 1Kg thành phẩm, số lần kiểm tra là 2 lần.
Nên số mẫu phải kiểm tra là 5 x 2 =10 mẫu
Số lượng thành phẩm gởi qua trung tâm kiểm định là 10x 1= 1Kg
Khi đã có được kết quả kiểm định đo lường chất lượng để xác nhận lại khả
năng về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm của trung tâm đo lường sẽ được
nhóm nghiên cứu tiến hành đối chứng với kết quả trước đây dùng công bố tiêu
chuẩn chất lượng trước đây, để kiểm chứng lại sự tương đồng của các sản phẩm
mãng cầu gai sản xuất trên quy mô pilot và phòng thí nghiệm.
Ngoài ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai sản xuất ở
quy mô pilot còn được đánh giá bằng phương pháp cảm quan. Thông qua phiếu
chấm điểm của sản phẩm được nhóm nghiên cứu thiết kế.
Các số liệu thu nhận được sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel để tính và
phân tích, từ kết quả biết được khả năng chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản
phẩm chế biến từ mãng cầu gai sản xuất ở quy mô pilot
Trong khi thực hiện sản xuất sản phẩm mãng câu gai ở qui mô pilot ta cần ghi
nhận lại số liệu tất cả loại nguyên liệu đưa vào sản xuất và số liệu thành phẩm. Sau
đó áp dụng công thức để tính định mức thu hồi.
- Công thức để tính định mức thu hồi theo phần trăm
Số lượng thành phẩm thu nhận được
14
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ


Ngày ban hành: 16/11/2012


Định mức thu hồi =

X 100%

Số lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất
- Tính chi phí nguyên phụ liệu tham gia sản xuất theo công thức sau
Chi phí nguyên phụ liệu = Số lượng tất cả các loại nguyên phụ liệu sử dụng
để sản xuất X Giá nguyên phụ liệu
Để tính được chi phí nhiên liệu ta cần phải biết về hiệu suất và định mức
nhiên liệu sử dụng còn chi phí khấu hao thiết bị, nhà xưởng là 20%/ năm so với giá
trị.
Khi tính chi phí nhân lực cần dựa vào hai nguồn chí phí nhân lực chủ yếu là
chi phí nhân lực trực tiếp sản xuất và chi phí nhân lực gián tiếp sản xuất ra sản
phẩm.
Chi phí nhân lực = chi phí nhân lực trực tiếp + chi phí nhân lực gián tiếp.
Để có được giá thành các sản phẩm ra được thị trường có hai yếu tố khác cần
phải tinh đó là khoảng chiết khấu cho tiếp thị bán hàng và lợi nhuận doanh nghiệp
cần đạt được. Chính vì vậy giá thành sản phẩm sẽ được định giá dựa vào công thức
sau:
Giá thành sản phẩm = Chí phí nguyên nhiên liệu + Chi phí nhân lực + Chí phí
khấu hao thiết bị, nhà xưởng + % chiết khấu cho tiếp thị bán hàng + % lợi nhuận.
Để có thể thực hiện việc tiếp thị bán hàng đạt hiệu quả tốt nhất, trước tiên ta
cần thiết kế và in poster, tờ rơi quảng cáo có hình ảnh thật rõ ràng, trực quan, sinh
động chính vì vậy nhóm sẽ thuê chuyên gia thực hiện phần này.
Xúc tiến thị trường là một công việc phải được thực hiện tại những nơi đông
dân cư. Nên nhóm quyết định triển khai tại các chợ đầu mối của tỉnh và huyện hoặc

các hội chợ của tỉnh hay huyện tổ chức. Nên số lượng poster, tờ rơi dự kiến in là 9
poster, 1800 tờ rơi
Trước khi triển khai marketing, bán hàng các loại sản phẩm từ mãng cầu gai sẽ
thành lập nhóm bán hàng, sau đó tiến hành tiếp thị bán hàng, phân phối hàng thông
qua các cửa hàng tạp hóa tại tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời nhóm nghiên cứu sẽ thiết
kế phiếu chấm điểm để lấy ý kiến khách hàng nhằm đánh giá khả năng chấp nhận
các loại sản phẩm được chế biến từ mãng cầu gai.
Do số lượng dân số rất lớn nên để tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại và thuận
lợi cho việc thu mẫu. Nên việc thu mẫu này sẽ được thực hiện tại các nơi bán hàng
của nhóm bán hàng. số lượng mẫu dự kiến lấy là 400 mẫu.
Khi có được số liệu về ý kiến khách hàng nhóm sẽ triển khai tổng hợp bằng
phần mềm excel. Từ kết quả có được sẽ rút kinh nghiệm, điều chỉnh lại những sai
sót trước khi thực hiện thương mại hoá để tránh các sai lầm trên quy mô sản xuất
thực tế.
Nội dung 5: Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình chế biến các sản phẩm từ
mãng cầu gai cho doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất.
a- Mục đích, vai trò
Nhằm phổ biến, tuyên truyền qui trình sản xuất các loại sản phẩm được chế
biến từ mãng cầu gai đến những kỹ thuật viên trong ngành chế biến thực phẩm và
chuyển giao công nghệ đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai cho doanh
15
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


nghiệp hoặc cơ sở sản xuất.
b- Nội dung thực hiện
Tổ chức 3 lớp tập huấn cho 90 công nhân, nhân viên kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật
trong ngành chế biến thực phẩm để chuyển giao về công nghệ đa dạng các sản

phẩm chế biến từ mãng cầu gai.
c- Phương pháp thực hiện
Sau khi hoàn thiện về công nghệ đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu
gai, tiến hành hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn cho nhân viên kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật
trong ngành chế biến thực phẩm với các nội dung cụ thể sau:
Lựa chọn đối tượng để thực hiện quá trình chuyển giao. Các lớp tập huấn sẽ
được tiến hành theo phương pháp trực quan sinh động, thực hành trực tiếp trong
quá trình sản xuất.
Số lượng công nhân viên được mời tập huấn mỗi lần là 30 người, với thời gian
1 ngày, do các giáo viên có trình độ về chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về chế
biến thực phẩm tập huấn với nội dung:
- Tập huấn về nguyên nhân gây hư thối nguồn nguyên liệu mãng cầu gai.
- Tập huấn về 5 quy trình công nghệ chế biến 5 sản phẩm chế biến từ mãng
cầu gai: các thao tác chế biến, phương pháp bảo quản sản phẩm. Nhằm làm
giảm thất thoát trong chế biến, kéo dài thời gian bảo quản,nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để sản phẩm đảm bảo
đủ tiêu chuẩn ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tập huấn cho công nhân, nhân viên kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật trong ngành
chế biến thực phẩm về công nghệ chế biến các sản phẩm mãng cầu gai.
- Tập huấn cho người dân về phương án xúc tiến thị trường đối với các sản
phẩm mãng cầu gai.
Việc tiến hành chuyển giao các kết quả nghiên cứu được ở các nội dung trên
đến doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất. thông qua tham quan qui trình sản xuất pilot
tại trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng. Trong quá trình hoạt động, dự án tạo điều
kiện thuận lợi để cung cấp thông tin, hình ảnh và kết quả hoạt động của dự án cho
các cơ sở quản lý, các cơ quan thông tấn báo chí và tuyên truyền nhằm mục đích
quảng bá hoạt động của dự án và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho
người dân và cơ sở sản xuất.
Bên cạnh đó dự án sẽ đặt poster ớ các vị trí thực hiện chuyển giao công nghệ.
14. Phương án triển khai

14.1. Tiến độ thực hiện
Thời
Cá nhân/tổ chức
TT
Nội dung
Dự kiến kết quả
gian
thực hiện
1
Hợp đồng được ký
kết giữa Sở Khoa
Sở Khoa Học Công
Hoàn thành thủ tục
Học Công Nghệ tỉnh
Nghệ tỉnh Sóc Trăng
hành chính và ký
5/2018
Sóc
Trăng

và Trường Cao Đẳng
kết hợp đồng
Trường Cao Đẳng
nghề Sóc Trăng
nghề Sóc Trăng
16
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012



2

Điều tra, khảo sát
thực trạng nguồn
nguyên liệu, xử lý
sau thu hoạch
mãng cầu gai ở
tỉnh Sóc Trăng và
chọn cơ sở sản
xuất để triển khai
công nghệ

- Báo cáo đánh giá 6/2018
thực trạng nguồn
nguyên liệu, xử lý
sau thu hoạch mãng
cầu gai ở tỉnh Sóc
Trăng.
- Chọn được 2 cơ sở
sản xuất để triển
khai công nghệ

3

Xử lý, phân tích số
liệu điều tra và
viết chuyên đề 1:
thực trạng nguồn
nguyên liệu, xử lý

sau thu hoạch
mãng cầu gai ở
tỉnh Sóc Trăng
Thực hiện chuyên
đề 2: Đa dạng các
sản phẩm được chế
biến từ mãng cầu
gai đảm bảo an
toàn vệ sinh thực
phẩm, sản phẩm
được công bố chất
lượng.

Báo cáo phân tích số 7/2018
liệu và một chuyên
đề

5

Thiết kế quy trình
công nghệ chế
biến các sản phẩm
từ mãng cầu gai.

6

Xác định phương
pháp sử dụng để
kéo dài thời gian
bảo quản cho sản


Năm sơ đồ quy trình 7/2018- Diệp Thị Ngọc Thà
công nghệ chế biến 11/2018 và các thành viên
các sản phẩm từ
thực hiện dự án thuộc
mãng cầu gai
trường CĐN Sóc
Trăng
- Báo cáo, phân tích 8/2018- Diệp Thị Ngọc Thà
kết quả các phương 2/2019 và các thành viên
pháp và các thông số
thực hiện dự án thuộc
kỹ thuật sử dụng để
trường CĐN Sóc

4

Diệp Thị Ngọc Thà, 4
thành viên cùng thực
hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng, Sở Nông
nghiệp và phát triển
Nông thôn, Sở nông
nghiệp các huyện,
các hiệp hội như:
Trung tâm khuyến
nông tỉnh, trung tâm
khuyến công tỉnh,
trung tâm ứng dụng,

trung tâm xúc tiến
thương mại tỉnh Sóc
Trăng.
Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng

Một báo cáo chuyên 7/2018- Diệp Thị Ngọc Thà
đề
3/2019 và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng

17
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


phẩm.
7

8

9

10


11

12

13

kéo dài thời gian bảo
quản cho sản phẩm.

Công
bố
tiêu Năm bộ giấy chứng
chuẩn chất lượng nhận cho năm sản
sản phẩm
phẩm chế biến từ
mãng cầu gai đạt
tiêu chuẩn chất
lượng.
Thực hiện chuyên Một báo cáo chuyên
đề 3: Hoàn thiện đề
quy trình chế biến
các sản phẩm (ít
nhất 5 sản phẩm)
từ mãng cầu gai và
thử nghiệm ở qui
mô pilot.
Xây dựng quy Năm sơ đồ quy trình
trình chế biến các công nghệ chế biến
sản phẩm từ mãng các sản phẩm từ

cầu gai ở qui mô mãng cầu gai ở qui
pilot
mô pilot (15 Kg
nguyên liệu/lần chế
biến)
Thực hiện chuyên Một báo cáo chuyên
đề 4: Xác định tiêu đề
chuẩn của sản
phẩm và xúc tiến
thị trường các sản
phẩm chế biến từ
mãng cầu gai
Xác định tiêu Báo cáo kết quả về
chuẩn chất lượng tiêu chuẩn chất
sản phẩm
lượng sản phẩm chế
biến từ mãng cầu gai
được sản xuất ở quy
mô pilot
Định giá các sản Bảng giá thành các
phẩm chế biến từ sản phẩm được chế
mãng cầu gai
biến từ mãng cầu gai

Trăng
2/2019
3/2019

Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên

thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng

4/2019- Diệp Thị Ngọc Thà
6/2019 và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng

4/2019- Diệp Thị Ngọc Thà
6/2019 và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng
7/2019- Diệp Thị Ngọc Thà
9/2019 và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng
7/2019

Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng

7/2019


Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng
Thử nghiệm các -Báo cáo đánh giá 8/2019- Diệp Thị Ngọc Thà
18

M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


14

15

16

sản phẩm chế biến kết quả trắc nghiệm
từ mãng cầu gai thị trường các sản
trên thị trường phẩm chế biến từ
(bán thử)
mãng cầu gai
-Bảng đề xuất giải
pháp thương mại
hóa các sản phẩm
chế biến từ mãng
cầu gai
Hội thảo khoa học Một buổi hội thảo

khao học, 30 người
tham gia, gồm các
nhà khoa học, quản
lý và đại diện cho
ngành chế hiến thực
phẩm
Tổ chức tập huấn Tổ chức 3 lớp tập
chuyển giao quy huấn huấn cho 90
trình chế biến các công nhân, nhân
sản phẩm từ mãng viên kỹ thuật, cán bộ
cầu gai cho doanh kỹ thuật trong ngành
nghiệp hoặc cơ sở chế biến thực phẩm
sản xuất.
để chuyển giao về
công nghệ đa dạng
các sản phẩm chế
biến từ mãng cầu
gai.
Viết báo cáo tổng Một bài báo cáo
hợp kết quả thực tổng hợp với đầy đủ
hiện dự án
số liệu

17

9/2019

và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc

Trăng

10/2019 Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng
10/2019 Diệp Thị Ngọc Thà
12/2019 và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng

Tháng
12/2019
đến
2/2020

Nghiệm thu cơ sở Báo cáo tổng kết 3/2020
và hoàn thiện hồ được hội đồng khoa
sơ nghiệm thu cơ học thông qua. Hồ
sở
sơ nghiệm thu, đánh
giá
18 Nghiệm thu cấp Báo cáo tổng kết 4/2020
tỉnh, quyết toán được hội đồng khoa
kinh phì của dự án, học thông qua.
đăng ký kết quả
thực hiện dự án
14.2. Phương án tổ chức


Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng
Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng
Diệp Thị Ngọc Thà
và các thành viên
thực hiện dự án thuộc
trường CĐN Sóc
Trăng.
19

M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


- Địa điểm thực hiện dự án:
Dự án đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai được thực hiện tại
Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng có nhiều điểm rất thuận lợi là tại trường đã được
trang bị xưởng thực hành, phòng thí nghiệm để phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu
sản xuất quy mô nhỏ cho nghề Chế biến Thực phẩm, có thể tận dụng một lượng lớn
học viên ngành thực phẩm đang học tại trường dể tham gia sản xuất. Ngoài ra Sóc
Trăng cũng là địa diểm rất thuậnn lợi cho việc thu mua nguồn nguyên liệu mãng

cầu gai.
Bên cạnh những thuận lợi trên, cũng có một số hạn chế cần khắc phục như
máy móc nhà xưởng tại trường không được thiết kế và trang bị chuyên cho việc sản
xuất chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai. Nên cần được trang bị thêm một vài
thiết bị để phục vụ cho dự án.
Đối với công việc quảng bá sản phẩm, tập huấn, chuyển giao công nghệ được
thực hiện tại trường, ở thị xã Ngã Năm và các chợ đầu mối của Tỉnh.
- Môi trường :
Dự án triển khai không ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra khi dự án được
chuyển khai còn giúp khắc phụ được tình trạng hư thúi mãng cầu gai khi tiêu thụ
không kip vào những mùa vụ chính trong năm của mãng cầu gai, đồng thời giúp
cho giá trị sản phẩm càng được nâng cao.
- Vật tư, thiết bị chủ yếu đảm bảo cho dự án thực hiện:
Để thực hiện được dự án đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai ta
cần rất nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng cho ngành thực phẩm như: Thiết bị cô
đặc chân không, thiết bị đồng hóa, thiết bị sấy, thiết bị thanh trùng, thiết bị ghép
mí, thiết bị ghép nắp lon, thiết bị ghép nắp chai,…. và nhiều thiết bị khác nữa.
Trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng phần lớn đã có sẵn những thiết bị này. Tuy nhiên
do máy móc thiết bị được sử dụng nhiều trong giảng dạy nên cần được hỗ trợ thêm
một khoản kinh phí hỗ trợ cho việc bảo trì máy móc thiết bị khi sử dụng.
Ngoài ra trường còn có hai phòng thí nghiệm hóa và thí nghiệm vi sinh có đầy
đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Với những trang thiết bị hiện có như thế nhóm nghiên cứu đã có thể thực hiện
tốt được dự án này
- Nhân lực triển khai dự án:
Với chỉ hơn 10 năm thành lập từ một trường Trung cấp nghề đã phát triển thần
tốc thành trường Cao Đẳng nghề Sóc Trăng với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ
cho việc giảng dạy các ngành nghề khác nhau. Mỗi năm đã đào tạo ra vài trăm
công nhân lành nghề phục vụ rất lớn cho nhu cầu lao động trong tỉnh cũng như các
tỉnh bạn. Hiện nay số cán bộ đạt trình độ đại học trở lên của trường đã lên đến 122

người.
Số cán bộ khoa học công nghệ đúng chuyên môn tham gia dự án là 9 người.
Ngoài ra số lượng kỹ sư nghề thực phẩm và công nhân lành nghề rất dồi dào vì mỗi
năm trường luôn nhận một lượng lớn học viên.
Bên cạnh đó dự án còn có sự phối hợp với HTX Nông Nghiệp mãng cầu gai
Vĩnh Kiên, và công ty TNHH Cẩm Thiều đây là hai đơn vị chuyên sản xuất các sản
20
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


phẩm được chế biến từ mãng cầu gai. Với nguồn nhân lực đồi dào như vậy nhóm
nghiên cứu sẽ thực hiện hiệu quả dự án này.
14.3. Phương án tài chính (Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực
hiện dự án) trên cơ sở:
- Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án:
Dựa vào các bảng phụ lục 1,2,3,4,5,6,7 nhóm tiến hành phân tích và tính toán
tài chính của quá trình thực hiện dự án
+ Vốn cố định của dự án gồm: Thiết bị, máy móc đã có (giá trị còn lại); Thiết
bị, máy móc mua mới; Nhà xưởng đã có (giá trị còn lại); Nhà xưởng xây mới hoặc
cải tạo
Vốn cố định = 112,944,750+ 270,000,000+
+ Vốn lưu động: Chỉ tính chi phí để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có
thể tiêu thụ và tái sản xuất cho đợt sản xuất thử nghiệm tiếp theo.
Vốn lưu động = 150,000,000 (Một trăm năm mươi triệu đồng)
+ Kinh phí hỗ trợ công nghệ: Chi phí hoàn thiện, ổn định các thông số kỹ
thuật.
Tổng kinh phí đầu tư để triển khai dự án:
Vốn từ ngân sách nhà nước là:

Vốn đối ứng của cơ quan chủ quản dự án:
- Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước:
+ Thiết kế 5 quy trình chế biến sản phẩm từ mãng cầu gai ở qui mô pilot, đảm
bảo về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
+ Hỗ trợ chi phí điều tra, quản lý, tập huấn, chuyển giao.
+ Hỗ trợ tiền công khoa học.
+ Chi khác
14.4. Phương án tiêu thụ sản phẩm, quảng bá công nghệ để thị trường hóa kết
quả dự án
- Giá sản phẩm dự kiến
Sau khi dự án hoàn thành sẽ chuyển giao toàn bộ qui trình công nghệ chế biến,
sơ đồ thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật, giấy chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng của
các sản phẩm được chế biến từ mãng cầu gai cho các cơ sở sản xuất thực phẩm để
họ có thể tự lắp đặt sản xuất được. Do đó giá thành công nghệ đa dạng các sản
phẩm chế biến từ mãng cầu gai rất phù hợp với tài chính của các cơ sở sản xuất.
Bên cạnh đó với tinh thần làm việc hết mình của những chuyên gia am hiểu về lĩnh
vực thực phẩm sẽ giúp cho sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn nhiều so với sản phẩm
thông thường. Nên so với phương pháp sản xuất truyền thống về các mặt hàng
được chế biến từ mãng cầu gai của người dân thì việc đa dạng các sản phẩm chế
biến từ mãng cầu gai có lợi ích hơn 2-3 lần.
Ngoài ra dự án này được thực hiện bởi những nhà khoa học Việt Nam có kinh
nghiệm thực tế về lĩnh vực thực phẩm gần 20 năm, chí phí lao động thấp hơn rất
nhiều so với chi phí lao động của nước ngoài. Nên giá thành của công nghệ đa
dạng các sản phẩm từ mãng cầu gai của dự án sẽ thấp hơn từ 3-5 lần so với nước
21
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012



ngoài
- Thống kê danh mục các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua sản phẩm dự án,
các phương thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dự án;
Trước mắt dự án sẽ chuyển giao công nghệ đa dạng các sản phẩm chế biến từ
mãng cầu gai cho 2 cơ sở sản xuất tại tỉnh Sóc Trăng. Từ những mô hình điểm này,
các cơ sở khác trong tỉnh và ngoài tỉnh có thể học tập kinh nghiệm và tự đầu tư xây
dựng
- Khả năng tham gia của các cơ quan tiếp nhận sản phẩm vào quá trình thực
hiện dự án :
Dự án thực hiện với nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học và công
nghệ, với đối ứng của đơn vị chủ trì và của cở sở tham gia thực hiện mô hình.
Dự án sẽ huy động công nhân của cơ sở sản xuất để tham gia thực hiện tại mô
hình chuyển giao. Chi phí này sẽ do cơ sở sản xuất chi trả.
15. Sản phẩm của dự án
TT
Tên sản phẩm
Chỉ tiêu kinh tế Ghi chú
kỹ thuật
1
5 quy trình chế biến sản - Có đầy đủ các thông số kỹ
phẩm từ mãng cầu gai ở qui thuật
mô pilot::
- Sản phẩm tạo ra từ quy trình có
+Đồ hộp mãng cầu ngâm thời gian bảo quản trên 6 tháng.
đường
- Sản phẩm tạo ra từ quy trình
+ Trà mãng cầu
đảm bảo về an toàn thực phẩm.
+ Jam mãng cầu
(được cấp giấy chứng nhận về

+ Mứt mãng cầu
chất lượng thực phẩm).
+ Nectar mãng cầu
2
Chuyên đề 1: thực trạng - Báo cáo đánh giá thực trạng
nguồn nguyên liệu, xử lý sau nguồn nguyên liệu, xử lý sau thu
thu hoạch mãng cầu gai ở hoạch mãng cầu gai ở tỉnh Sóc
tỉnh Sóc Trăng
Trăng.
3
chuyên đề 2: Đa dạng các - Báo cáo trình bày được chi tiết
sản phẩm được chế biến từ kỹ thuật của 5 quy trình chế biến
mãng cầu gai đảm bảo an sản phẩm từ mãng cầu gai đảm
toàn vệ sinh thực phẩm, sản bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
phẩm được công bố chất sản phẩm được công bố chất
lượng.
lượng.
- Báo cáo, phân tích được cơ sở
lý luận khoa học các phương
pháp bảo quản có thể giúp sản
phẩm được chế biến từ mãng cầu
gai được bảo quản lâu hơn.
4
Chuyên đề 3: Hoàn thiện Báo cáo, phân tích được cơ sở lý
quy trình chế biến các sản luận khoa học là ở qui mô pilot
phẩm (ít nhất 5 sản phẩm) từ thì 5 quy trình chế biến sản phẩm
22
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012



mãng cầu gai và thử nghiệm
ở qui mô pilot.
Chuyên đề 4: Xác định tiêu
chuẩn của sản phẩm và xúc
tiến thị trường các sản phẩm
chế biến từ mãng cầu gai
9 poster tuyên truyền

từ mãng cầu gai vẫn đảm bảo về
an toàn vệ sinh thực phẩm.
5
Báo cáo đánh giá kết quả trắc
nghiệm thị trường và đề xuất giải
pháp thương mại hóa các sản
phẩm chế biến từ mãng cầu gai
6
Hình ảnh rõ ràng, trực quan, sinh
động
7
1.800 tờ rơi
Hình ảnh rõ ràng, trực quan, sinh
động
8
Báo cáo tổng hợp kết quả Đáp ứng được tiêu chuẩn báo
thực hiện dự án
cáo khoa học theo qui định
16. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
Sóc Trăng là một tỉnh phát triển rất mạnh về ngành chế biến thực phẩm, đã có

những doanh nghiệp đã vươn mình ra Thế Giới nên thu hút được một lượng lớn lao
động về . Ngoài ra tỉnh còn là nơi có nguồn nông sản dồi dào, đặc biệt là cây ăn
quả trong đó có cây mãng cầu gai vừa dễ trồng lại cho năng suất rất cao, nhưng đầu
ra lại bắp bên, phần lớn do đặc tính mãng cầu gai dễ hư sau thu hoạch. Vì vậy khi
dự án này thành công sẽ giúp người dân khắc phục được nhược điểm trên, giúp
nâng cao giá trị kinh tế cho người dân và giải quyết được một lượng lớn lao động
nhàn rỗi của tỉnh.
Sau khi hoàn thành dự án, các cơ sở sản xuất trong tỉnh sẽ áp dụng công nghệ
của dự án để ứng dụng thực tế vào sản xuất nhằm góp phần đa dạng sản phẩm và
tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Trước hết là các cơ sở sản xuất tham gia
với dự án, kể cả các cơ sở chỉ tham gia tập huấn sẽ là nồng cốt triển khai dự án này
tại tỉnh Sóc Trăng.
Công nghệ đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai, sau khi sản xuất
thử nghiệm ở qui mô pilot sẽ chuyển giao trực tiếp cho các cơ sở sản xuất, tiến
hành tổ chức sản xuất làm mô hình điểm nhân rộng cho toàn tỉnh.
Cơ sở sản xuất tham gia dự án là cơ sở tiên phong, dám bỏ vốn đối ứng để áp
dụng tiến bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong kỹ thuật sản xuất, đổi lại họ được
hưởng lợi từ sự hỗ trợ không hoàn lại về vật tư, kỹ thuật. Được hướng dẫn chuyển
giao toàn bộ công nghệ mới về đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai,
được hưởng lợi là làm nâng cao được giá trị dinh dưỡng, giá trị thương phẩm cho
các sản phẩm từ mãng cầu gai.
Các cơ sở sản xuất trong tỉnh sẽ được tận mắt chứng kiến những kết quả do
áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới mang lại.
Thông qua các lớp tập huấn hội thảo và các chương trình chuyển giao công
nghệ, tuyên truyền hiệu quả hoạt động của dự án và chuyển giao công nghệ cho cơ
sở sản xuất. Khi được đào tạo, tập huấn các công nhân và cán bộ kỹ thuật có thể tự
ứng dụng công nghệ của dự án vào thực tế sản xuất.
17. Hiệu quả kinh tế - xã hội.
Công nghệ đa dạng các sản phẩm từ mãng cầu gai được xây dựng trên cơ sở
23

M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


khoa học, phù hợp thực tế, khi ứng dụng vào thực tiển sản xuất sẽ đem lại các hiệu
quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Việc triển khai dự án đem lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng chi phí đầu tư cho
dự án thấp, và đem lại giá trị rất lớn.
Từ một nguyên liệu mãng cầu gai có giá trị dinh dưỡng cao nhưng dễ bị hư
hỏng sau khi thực hiện công nghệ đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai
đã giúp cho các sản phẩm này vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, lại có thể bảo quản
rất lâu tạo thuận lợi cho việc thương mại hóa, làm cho giá trị sản phẩm được nâng
cao
Đối với lĩnh vực khoa học thì dự án đã đóng góp rất lớn cho công trình nghiên
cứu đa dạng các sản phẩm từ nông sản ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng và trong nước nói
chung.
Kết quả nghiên cứu của dự án đa dạng các sản phẩm từ mãng cầu gai là rất
phù hợp với phát triển kinh tế nông sản và kinh tế công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh
đó khi dự án phát triển hiệu quả sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp đầu tư về chế biến
sản phẩm, dẫn đen hình thành nhiều cơ sở sản xuất, kéo nhiều hộ gia đình sẽ đầu tư
trồng mãng cầu gai. Nên giúp giải quyết được lượng lớn lao động của tỉnh nhà.
Khi công ăn việc làm được đảm bảo người dân sẽ an tâm định cư tại quê nhà,
và an tâm đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp và các sản phẩm từ nông sản. Ngăn
chặn được tình trạng bỏ đất canh tác, xa quê hương lên thành phố lớn để kiếm
sống.
Tóm lại, khi dự án đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai thực hiện sẽ
đem lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà từ việc tận dụng
nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào của tỉnh để tạo thành những sản phẩm có giá kinh
tế cao và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa so với khu vực, đấy mạnh

được khả năng xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, tạo công ăn việc làm cho người
dân, trách được tình trạng hư thối của nguyên liệu làm tác động xấu đến môi
trường.
III. TÀI CHÍNH DỰ ÁN
Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án
ĐVT: triệu đồng
Trong đó
Kinh
Tổng Nguyên
Nhà xưởng
Thiết bị, phí hỗ
TT Nguồn vốn
cộng vật liệu,
xây dựng Chi phí
máy móc trợ
năng
mới và cải lao động
mua mới công
lượng
tạo
nghệ
1 Ngân sách sự 948,101 280,3
270
73,45
48,921
nghiệp KH&CN
52,9
24,462
Năm thứ nhất
948,101 280,3

270
20,55
24,462
Năm thứ hai
Năm thứ ba

Khác

275,43
160,2
115,23

24
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


2 Nguồn tự có của
tổ chức
3 Nguồn khác
Cộng
948,101 280,3

270

73,45

48,921


275,43

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dự án mang tính khả thi cao vì hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội mà dự
án mang lại. Nội dung và mục tiêu của dự án phù hợp với định hướng, chủ trương
nghiên cứu, phát triển khoa công nghệ của tỉnh Sóc Trăng, trong đó có việc nâng
cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh các sản phẩm được chế biến từ nông sản,
đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế các mặt hàng. Đẩy mạnh đưa sản phẩm
nông sản Việt ra thị trường Thế Giới
Việc thực hiện công nghệ đa dạng các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai
của tỉnh nhằm đa dạng sản phẩm thực phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm là yêu cầu bức xúc
từ thực tế cần sớm được lãnh đạo nghiên cusu và triển khai. Trong đó việc nghiên
cứu đa dạng các sản phẩm chế biến từ nông sản là một trong những vấn đề quan
trọng và có tính cấp thiết hiện nay. Vì vậy, dự án “Đa dạng các sản phẩm chế biến
từ mãng cầu gai ở tỉnh Sóc Trăng” có tính thực tiễn và có ý nghĩa về mặt môi
trường, xã hội nên cần được triển khai, ứng dụng.
2. Kiến nghị
Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét phê duyệt để dự án được triển khai
đúng iến độ, phù hợp với tình hình cấp thiết về nông sản mãng cầu gai hiện nay.
Sóc Trăng, ngày 30 tháng 10 năm 2017

Chủ nhiệm dự án

Cơ quan chủ trì dự án

(Họ, tên và chữ ký)

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)


..…, ngày....tháng....năm ......

..…, ngày....tháng....năm ......

Cơ quan chủ quản dự án

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

(Nếu có)

25
M09-QT20-Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ

Ngày ban hành: 16/11/2012


×