Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Vụ việc vedan và những vấn đề pháp lý về cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.38 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3
Chương I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƯỠNG CHẾ TUÂN THỦ
PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG..........................................................5
1.1.

Khái niệm cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường..............................5

1.1.1. Nhận thức chung về cưỡng chế tuân thủ pháp luật.................................5
1.1.2. Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường...............................................7
1.1.3. Sự cần thiết phải cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường..................13
1.2.

Các biện pháp cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường......................15

1.2.1. Cuỡng chế trong quá trình thực hiện pháp luật môi trường..................15
1.2.2. Cưỡng chế thi hành quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền............................................................................................24
1.3.

Kinh nghiệm nước ngoài về cưỡng chế tuân thủ pháp luật
môi trường.............................................................................................27

1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore..................................................................27
1.3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ......................................................................30
Chương II - VỤ VIỆC VEDAN VÀ THỰC TRẠNG CƯỠNG CHẾ
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM........32
2.1. Vụ việc vi phạm pháp luật môi trường của Công ty Vedan
Việt Nam................................................................................................32
2.1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và hoạt động của Công ty Vedan.........32


2.1.2. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường của công ty Vedan...................34
2.1.3. Kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và các quan điểm liên quan...................................................................35
2.2. Quan điểm cá nhân và những bài học từ cưỡng chế tuân thủ
pháp luật môi trường trong vụ việc Vedan.............................................42


2.3. Những khó khăn trong hoạt động cưỡng chế tuân thủ pháp luật
môi trường..............................................................................................49
Chương III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QỦA
CƯỠNG CHẾ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG.......51
3.1. Tăng cường hiệu quả cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường từ
góc độ pháp lý.......................................................................................51
3.1.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật về môi trường....................................51
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường...........54
3.2. Tăng cường hiệu quả cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường từ
góc độ thực tiễn thi hành.......................................................................56
3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật môi trường cho các
Doanh nghiệp.........................................................................................56
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ môi trường và nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ thừa hành pháp luật môi trường..............59
3.2.3. Hoàn thiện quy trình, thủ tục hoạt động tư pháp...................................61
3.2.4. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường..............................................62
KẾT LUẬN.....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................66


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì hàng loạt vấn đề về môi

trường nảy sinh đang đòi hỏi tất cả các quốc gia trên thế giới phải cùng nhau giải
quyết. Chính vì vậy, môi trường đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu chứ không
còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia. Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào
hoạt động bảo vệ môi trường của khu vực cũng như trên thế giới.
Trong năm 2008 ở Việt Nam đã phát hiện nhiều hành vi gây ô nhiễm của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả những doanh nghiệp hoạt động có uy tín trên
thị trường Việt Nam từ lâu như: Công ty Miwon, Công ty Vedan, Công ty giấy Bãi
Bằng,… Những trường hợp nêu trên có lẽ mới chỉ là con số nhỏ, bởi còn nhiều
doanh nghiệp khác mà chúng ta chưa phát hiện ra. Thực trạng này cho thấy các
biện pháp cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường của chúng ta chưa hiệu quả,
chưa tạo ra được thái độ chủ động, tự giác tuân thủ của các chủ thể.
1. Lí do lựa chọn đề tài
Hiện nay ở Việt Nam có những biện pháp cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường nào? Vì sao cần phải sử dụng những biện pháp đó? Những tồn tại cần khắc
phục và những giải pháp để những biện pháp này ngày càng phát huy hiệu quả?
Qua vụ việc Vedan, một vụ việc về môi trường điển hình của năm 2008 hiện
đang còn nhiều tranh cãi em muốn lí giải vấn đề này từ góc độ lí luận và thực tiễn,
từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cưỡng chế tuân thủ pháp luật
môi trường. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài: “Vụ việc Vedan và những vấn
đề pháp lý về cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung Khoá luận Tốt nghiệp này em muốn tìm hiểu các biện pháp
cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường ở Việt Nam hiện nay và hiệu quả áp dụng


của chúng; Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các
biện pháp đó.
Về phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu dưới góc độ lí luận những vấn đề cơ bản về cưỡng chế tuân thủ
pháp luật môi trường.

- Nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn: Đề tài nghiên cứu hướng tới một vụ việc
thực tế là hành vi gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khoá luận tìm hiểu một cách tổng quan về cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường nhằm trang bị kiến thức cơ bản. Qua đó nâng cao khả năng đánh giá những
vấn đề thực tiễn nảy sinh và đưa ra giải pháp mang tính cá nhân trên cơ sở vận
dụng những kiến thức đã được giáo dục trong nhà trường để hoàn thiện thêm những
kiến thức của bản thân về môi trường.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu khoá luận nhằm xây dựng, củng cố kiến
thức phục vụ cho công tác, học tập sau này.
4. Kết cấu khoá luận
Khoá luận gồm ba phần:
- Mở đầu: giới thiệu lí do, mục đích lựa chọn đê tài; đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Nội dung khoá luận: gồm ba chương
Chương I: Những vấn đề lí luận về cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường.
Chương II: Vụ việc Vedan và thực trạng cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cưỡng chế tuân thủ
pháp luật môi trường.
- Kết luận


Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
CƯỠNG CHẾ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

1.1. KHÁI NIỆM CƯỠNG CHẾ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Nhận thức chung về cưỡng chế tuân thủ pháp luật
Tuân thủ pháp luật được hiểu là “một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó

các chủ thể kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm”.(1)
Tuy nhiên không phải lúc nào các chủ thể cũng tuân thủ pháp luật mà có thể vi
phạm bất cứ lúc nào, kể cả khi hành vi vi phạm chưa hoặc đã xảy ra. Vì vậy, việc
cưỡng chế tuân thủ pháp luật là cần thiết.
Thuật ngữ “Cưỡng chế” được hiểu là “những biện pháp bắt buộc cá nhân
hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhất định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền do pháp luật quy định”.

(2)

Như vậy, cưỡng chế tuân thủ pháp

luật được hiểu là những biện pháp, cách thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng để buộc các cá nhân hay tổ chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Luật pháp bản thân nó đã có tính cưỡng chế. Cưỡng chế là một tính chất đặc
trưng, cơ bản của pháp luật. Tính chất cưỡng chế làm cho pháp luật khác với đạo
đức và phong tục. Theo Lênin thì pháp luật sẽ không còn là gì nữa "nếu không có
một bộ máy có đủ sức cưỡng bức người ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp
quyền thì pháp quyền có cũng như không.”
Tuy nhiên, tính chất cưỡng chế trong bản thân pháp luật không phải lúc nào
cũng đảm bảo cho nó được tuân thủ trong thực tế, đôi khi nó chỉ được tuân thủ bởi
một bộ phận chủ thể nhất định. Do đó, Nhà nước còn cần có những biện pháp khác
1()
2()

. Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 416.
. Từ điển Luật học, NXB từ điển Bách khoa, 1999. Trang 124.


nhau để buộc các chủ thể phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật do các chủ thể

đặc biệt sử dụng làm công cụ cưỡng chế.
Cưỡng chế tuân thủ pháp luật mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất,về chủ thể cưỡng chế: Nếu như các quy tắc đạo đức, phong tục, tập
quán được con người tuân thủ, chủ yếu nhờ vào sự tự giác, lòng tin, trình độ hiểu
biết và lên án của xã hội thì quy phạm pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện
bằng các công cụ quản lý nhà nước. Nếu ai không chấp hành thì nhà nước cưỡng
chế thi hành bằng các biện pháp khác nhau. Cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở
pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật. Không phải bất kì chủ thể nào cũng có thẩm
quyền cưỡng chế mà chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được nhà
nước trao quyền để thực hiện các biện pháp đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ.
Những cơ quan này có thể là toà án, viện kiểm sát, quân đội hay cơ quan quản lý
nhà nước trong một số lĩnh vực chuyên nghành.
Thứ hai, về chủ thể bị cưỡng chế: pháp luật được nhà nước ban hành để duy
trì trật tự xã hội theo một định hướng nhất định mà nhà cầm quyền đặt ra. Trong xã
hội đó mọi chủ thể đều tham gia vào quá trình thực thi pháp luật theo đúng trách
nhiệm, nghĩa vụ và chức năng của mình, có thể là cơ quan nhà nước hoặc người
dân. Chủ thể nào trong xã hội cũng có thể là người không tuân thủ pháp luật bằng
những hành vi khác nhau, dù cố ý hay vô ý xâm phạm đến những quy định pháp
luật nhất định. Do đó, bất kì chủ thể nào cũng có thể trở thành đối tượng bị cưỡng
chế, điểm khác giữa các chủ thể bị cưỡng chế chỉ là lí do cưỡng chế? Cưỡng chế
như thế nào? ở đâu? Và mức độ cưỡng chế ra sao?
Thứ ba, về mục đích cưỡng chế: Như đã đề cập, pháp luật là công cụ để nhà
nước thiết lập và quản lý xã hội theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo các chức
năng của nhà nước là chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Bất kì nhà nước nào
muốn tồn tại cũng đều phải có pháp luật. Khi ban hành pháp luật mỗi nhà nước


phải đặt ra những biện pháp khác nhau để pháp luật được thực hiện, chỉ khi pháp
luật được thực hiện thì mục đích ban hành pháp luật của nhà nước mới được đáp
ứng. Tuy nhiên không phải pháp luật lúc nào cũng được ban hành và thực thi triệt

để mà ở nơi này hay nơi khác, bộ phận này hay bộ phận khác của pháp luật không
được các chủ thể tuân thủ mà có thể vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau như:
vi phạm hành chính, hình sự hay dân sự,…lúc này nhà nước cần có các biện pháp
đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách tự giác, đó chính là lí do mà các
biện pháp cưỡng chế tuân thủ pháp luật được sử dụng.
Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị
mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người
vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ
pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
Tính chất cưỡng chế của pháp luật không chỉ là răn đe, ngăn chặn, trừng trị,
mà còn là sự giáo dục sâu sắc đối với các chủ thể pháp luật. Bản thân quy phạm
pháp luật là chuẩn mực để con người rèn luyện ý thức công dân, hình thành ý thức
pháp luật, tạo ra cho mỗi công dân một khả năng tư duy pháp lý, tránh được sự tùy
tiện, coi thường pháp luật nhà nước.
1.1.2. Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường
Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường là một dạng cưỡng chế trong một
lĩnh vực chuyên ngành của cưỡng chế tuân thủ pháp luật. Căn cứ vào khái niệm
cưỡng chế tuân thủ pháp luật có thể hiểu “Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường” là những biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc cá
nhân, tổ chức phải tuân thủ những quy định của pháp luật môi trường và những
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường mang những đặc điểm chung của
cưỡng chế tuân thủ pháp luật nói chung về bản chất cưỡng chế, chủ thể, cách thức


cưỡng chế, mục đích cưỡng chế. Tuy nhiên, bảo vệ môi trường là một lĩnh vực
chuyên ngành, vì thế, cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường còn mang những nét
đặc thù riêng khác với cưỡng chế tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực khác, bao
gồm:
Thứ nhất, về nguyên tắc cưỡng chế: Để tạo ra được sự cưỡng chế tuân thủ

pháp luật môi trường trước hết pháp luật môi trường sử dụng những quy định cấm
không cho phép các chủ thể tiến hành những hành vi nhất định.
Nguyên tắc của pháp luật nói chung là công dân được phép làm những điều
mà pháp luật không cấm. Pháp luật trong các lĩnh vực khác thường chỉ liệt kê
những hành vi nào là hành vi vi phạm, những hành vi nào được khuyến khích còn
trong lĩnh vực môi trường chủ yếu liệt kê những hành vi bị cấm. Mọi chủ thể nếu
thực hiện những hành vi bị cấm này sẽ tuỳ mức độ, tính chất của hành vi mà bị xử
lý bằng các chế tài khác nhau theo mức độ nghiêm khắc tăng dần. Điều 7 Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005 quy định tới 16 hành vi bị cấm, bao gồm: Phá hoại, khai
thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; khai thác đánh bắt các
nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không
đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật;…
Thứ hai, về căn cứ áp dụng cưỡng chế. Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường không chỉ dựa trên những quy định mang tính ước lệ mà việc cưỡng chế
được thực hiện trên cơ sở hệ thống Quy chuẩn kĩ thuật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành. Hệ thống quy chuẩn này là tập hợp các tiêu chuẩn môi
trường như: Tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về độ rung, tiêu chuẩn về không khí,
… Các tiêu chuẩn này là các thông số kĩ thuật được xây dựng trên cơ sở những
nghiên cứu khoa học và phù hợp với thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam đã được
pháp lý hoá. Đây là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải
tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường


và khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào những tiêu chuẩn
môi trường cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định được một hành vi của
cá nhân, tổ chức có phải là vi phạm pháp luật về môi trường hay không. Căn cứ các
mẫu chất thải lấy từ nơi có dấu hiệu của hành vi vi phạm cơ quan chuyên môn sẽ
phân tích mẫu và đưa ra kết luận, nếu kết quả phân tích cho thấy mẫu chất thải có
các thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì tức là đã có ô nhiễm môi trường. Tổ
chức, cá nhân gây ô nhiễm sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế nhất định do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng phù hợp với mức độ, tính chất của mỗi loại
hành vi.
Thứ ba, về chủ thể: Chủ thể thực hiện cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường cũng có thể là toà án, viện kiểm sát, quân đội, tuy nhiên, một chủ thể đặc
thù trong lĩnh vực này là các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như: Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, thanh tra chuyên
nghành trong lĩnh vực môi trường. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như Chính
phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chủ thể bị cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường cũng rất đa dạng. Hành
vi vi phạm pháp luật môi trường có thể do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện
nhưng chủ thể chủ yếu là các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra một lượng lớn các chất thải chứa các
chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Song các doanh nghiệp vì mục tiêu kinh tế
thường không chú trọng đến vấn đề môi trường nên không đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý chất thải mà đổ các chất thải này trực tiếp ra môi trường. Thực tế hiện
nay cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường thường xảy ra ở các thành phố lớn nơi
hoạt động kinh tế diễn ra sôi động với các Khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
khu kinh tế mở như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...


Thứ tư, về cách thức cưỡng chế: Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường sử
dụng cách thức cưỡng chế rất đa dạng trong khi cách thức cưỡng chế của các lĩnh
vực khác chỉ có thể là phạt tù, phạt tiền. Bên cạnh việc sử dụng cách thức phạt tù,
phạt tiền cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường còn sử dụng những cách thức
cưỡng chế đặc thù được quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi
trường;
+ Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ
môi trường cần thiết;
+ Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của

môi trường;
+ Cấm hoạt động.
Thứ năm, về khách thể cần bảo vệ: Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường
không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích tư mà còn nhằm bảo vệ lợi ích công cộng. Điều này
được lí giải bởi “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật”(1) nên môi trường có ảnh hưởng tới bất kì cá nhân nào, bất
kì sinh vật nào. Do đó, những hành vi vi phạm pháp luật môi trường có thể gây
thiệt hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của một cá nhân, một tổ chức, cũng có thể ảnh
hưởng tới lợi ích của một quốc gia và thậm chí là lợi ích của cả nhân loại như sự
nóng lên của trái đất, hiện tượng tan băng ở Bắc cực. Hành vi vi phạm pháp luật
môi trường của một cá nhân, tổ chức khiến môi trường ở khu vực này bị ô nhiễm
có thể ảnh hưởng tới môi trường khu vực khác, ô nhiễm ở quốc gia này có thể ảnh
hưởng đến quốc gia khác và ô nhiễm ở nhiều quốc gia sẽ tạo ra nguy cơ ô nhiễm
môi trường toàn cầu. Vì vậy hành động bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân chính là
bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, dù là ô
1().

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường.


nhiễm ở cấp độ nào thì trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng vẫn thuộc về Nhà
nước. Nhà nước phải đầu tư trang thiết bị để kiểm soát ô nhiễm, phòng chống
những hiện tượng môi trường bất lợi có thể xảy ra như lụt lội, hạn hán, đầu tư tiền
bạc, của cải để khắc phục ô nhiễm,...Không những thế Nhà nước còn phải đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho những hoạt động này. Cưỡng chế tuân thủ pháp luật
môi trường vì thế vừa bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, vừa bảo vệ lợi
ích của nhà nước.
Thứ sáu, về các giai đoạn cưỡng chế. Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường được thực hiện ở hai giai đoạn: i) Cuỡng chế trong quá trình thực hiện pháp

luật môi trường; ii) Cưỡng chế thi hành quyết định xử lí của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Cụ thể là:
* Cuỡng chế trong quá trình thực hiện pháp luật môi trường. Đây là giai
đoạn áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân, kể cả khi họ chưa có hành vi vi phạm
pháp luật môi trường.
Mục đích cưỡng chế là nhằm để các chủ thể này tự giác thực hiện những quy
định của pháp luật môi trường, nhằm phòng ngừa những hành vi vi phạm xảy ra
trong thực tế. Ở giai đoạn này những biện pháp cưỡng chế tác động tới mọi chủ thể
pháp luật môi trường, cả chủ thể chưa có hành vi vi phạm và chủ thể đang vi phạm
cũng như những chủ thể đã vi phạm để các chủ thể này có ý thức tuân thủ các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế ở giai đoạn này có ý nghĩa rất quan
trọng bởi tính phòng ngừa vi phạm, tác động quyết định tới ý thức tuân thủ pháp luật
môi trường. Chỉ khi cưỡng chế giai đoạn này không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp,
các chủ thể vẫn thực hiện hành vi vi phạm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới
thực hiện cưỡng chế ở giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, các biện pháp cưỡng chế trong
quá trình thực hiện pháp luật môi trường chủ yếu tác động tới ý thức tuân thủ pháp


luật môi trường nên trách nhiệm cuỡng chế chủ yếu thuộc về cơ quan hành pháp ở
khâu tuyên truyền, phổ biến thực hiện pháp luật, phòng ngừa vi phạm. Các biện pháp
cưỡng chế được sử dụng là các chế tài hành chính, hình sự, dân sự.
Hiện nay ở Việc Nam, ý thức tuân thủ pháp luật môi trường còn rất thấp nên
biện pháp này giữ vai trò rất quan trọng. Bởi khi ý thức tuân thủ pháp luật nói
chung và ý thức tuân thủ pháp luật môi trường nói riêng được nâng lên tới mức các
chủ thể tự giác thực hiện pháp luật thì hành vi vi phạm được hạn chế rất lớn. Khi đó
cưỡng chế chủ yếu được thực hiện ở giai đoạn tiếp theo là giai đoạn cưỡng chế thi
hành quyết định xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với những biện pháp,
cách thức riêng.
* Cưỡng chế thi hành quyết định xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giai đoạn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi vi phạm, bị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm nhưng các chủ thể vi
phạm không nghiêm chỉnh thực thi các quyết định đó. Lúc này cần sử dụng các
biện pháp cưỡng chế sau vi phạm.
Việc cưỡng chế tuân thủ mục đích nhằm buộc các chủ thể vi phạm phải thực
hiện các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, qua đó
giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật môi trường và buộc khắc phục những thiệt hại
đối với môi trường và đối với các tổ chức, cá nhân khác do các chủ thể vi phạm gây
ra, từ đó có tác dụng răn đe các chủ thể khác không hoặc ngừng thực hiện những
hành vi xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước về môi trường và những hành vi gây ô
nhiễm môi trường.
Việc cưỡng chế ở giai đoạn này tuy có tác dụng răn đe cao nhưng thường
không có lợi cho trật tự xã hội nói chung, cho mục đích bảo vệ môi trường nói
riêng, vì những hành vi vi phạm pháp luật môi trường đã xảy ra, dẫn đến hậu quả là
gây hại cho môi trường, gây thiệt hại cho lợi ích của các tổ chức, cá nhân, thậm chí


gây thiệt hại rất lớn. Dù buộc các tổ chức cá nhân khắc phục tình trạng môi trường
bị ô nhiễm, suy thoái nhưng hậu quả môi trường đã xảy ra rất khó khắc phục hoặc
không thể khắc phục được.
Ở Việt Nam hiện nay việc thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường không có hiệu quả cao do chậm
phát hiện xử lý; khi phát hiện thì xử lý chưa nghiêm; các đối tượng bị cưỡng chế
không cố ý thức thực hiện.
Như vậy, cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường có nhiều nét đặc thù khác
với cưỡng chế trong các lĩnh vực khác. Do đó, khi xây dựng pháp luật môi trường
cũng cần chú ý tới nét đặc thù này để xây dựng biện pháp cưỡng chế phù hợp và có
hiệu quả.
1.1.3. Sự cần thiết phải cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường
Thực trạng môi trường nước ta vừa qua cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường

ngày càng trở lên cấp bách. Môi trường biển, môi trường đô thị,… ô nhiễm trầm
trọng do hoạt động của nhiều chủ thể như: ô nhiễm ở các làng nghề, khu dân cư do
rác thải sinh hoạt nhưng chủ yếu do hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường cần phải
được thực hiện xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do ý thức tuân thủ pháp luật môi trường của tổ chức, cá nhân còn
hạn chế cũng như trình độ, năng lực quản lý của các cơ quan có thẩm quyền còn bất
cập. Đây được xem làm nguyên nhân chính.
Môi trường là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam nên chưa được quan tâm
đúng mức. Pháp luật môi trường được thực hiện chủ yếu xuất phát từ ý thức tự giác
tuân thủ pháp luật môi trường của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, không phải lúc
nào cá nhân, tổ chức cũng tự giác thực hiện mà thậm chí còn cố ý vi phạm. Do tâm


lí phát triển kinh tế không gắn liền với bảo vệ môi trường, vì lợi nhuận họ sẵn sàng
đổ ra sông hàng ngàn tấn nước thải mỗi năm, chặt phá hàng chục hécta rừng để lấy
gỗ,… Ngày càng có nhiều những hành vi vi phạm pháp luật môi trường được phát
hiện. Do đó việc tác động tới ý thức của các tổ chức, cá nhân để buộc họ phải tự
giác tuân thủ pháp luật môi trường là cần thiết và quan trọng nhất để bảo vệ môi
trường.
Thứ hai, chính do ý thức tuân thủ pháp luật môi trường quá thấp nên hành vi
vi phạm ngày càng trở lên phổ biến dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng trở lên nghiêm trọng. Nếu không cưỡng chế tuân thủ sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện
trong việc thực hiện các quy định của pháp luật môi trường khiến cho hành vi vi
phạm ngày càng nhiều và ngày càng nghiêm trọng hơn. Mặt khác, việc cưỡng chế
đối với hành vi vi phạm của chủ thể này sẽ có tác động chấm dứt hành vi đó hoặc
có tác động ngăn ngừa những hành vi vi phạm của các chủ thế khác, giáo dục ý
thức tuân thủ pháp luật cho các chủ thể khác.
Trong năm 2008 đã phát hiện hàng loạt những hành vi gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: vụ Công ty Miwon

gây ô nhiễm nước sông Hồng, Công ty Giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và nghiêm trọng
nhất là vụ Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.
Chính vì thế việc cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường càng trở lên cần thiết và
đòi hỏi phải được áp dụng hiệu quả.
Thứ ba, để bảo vệ môi trường có nhiều biện pháp khác nhau: Biện pháp kinh
tế, biện pháp tổ chức chính trị, biện pháp giáo dục, biện pháp khoa học công nghệ,
biện pháp pháp lý. Trong đó, biện pháp pháp lý là biện pháp cơ bản và quan trọng,
xuyên suốt trong hoạt động bảo vệ môi trường của bất kì quốc gia nào. Đây là biện
pháp có tác động hiệu quả nhất tới các chủ thể đang và sẽ thực hiện hành vi vi
phạm. Khi sử dụng biện pháp pháp lý, các chủ thể vi phạm tuỳ thuộc mức độ, tính


chất của hành vi vi phạm mà sẽ bị áp dụng các chế tài khác nhau. Từ đó tác động
tới ý thức của các chủ thể pháp luật môi trường, buộc họ phải kiềm chế thực hiện
những hành vi mà pháp luật môi trường ngăn cấm. Nếu pháp luật môi trường
không được tuân thủ, biện pháp pháp lý không phát huy hiêu quả sẽ tạo điều kiện
cho các hành vi huỷ hoại môi trường ngày càng mở rộng và nghiêm trọng hơn.
Ở nước ta cả khi các hành vi vi phạm được thực hiện và bị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý thì các chủ thể vi phạm vẫn không tuân thủ, thậm chí chống
lại các quyết định của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền và tiếp tục vi phạm. Suy
cho cùng nguyên nhân vẫn là do ý thức bảo vệ môi trường của họ quá thấp, chỉ chú
trọng mục tiêu lợi nhuận. Việc cưỡng chế tuân thủ vì thế cũng rất cần thiết nhằm
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo cho pháp luật môi trừơng được
thực hiện để buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải khắc phục những sai phạm.
Thứ tư, các chế tài để xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường nặng về giáo
dục, phòng ngừa, chưa coi trọng việc áp dụng các công cụ kinh tế để ngăn ngừa và
xử lý vi phạm. Do đó hành vi vi phạm chưa được hạn chế triệt để, chưa tác động
lớn tới ý thức tuân thủ pháp luật môi trường của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là
các doanh nghiệp nên các biện pháp cưỡng chế sau vi phạm càng có vai trò quan
trọng.

1.2. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT MÔI
TRƯỜNG
Cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường được thực hiện ở hai giai đoạn:
Cuỡng chế trong quá trình thực hiện pháp luật môi trường và cưỡng chế thi hành
quyết định xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi giai đoạn có biện pháp,
cách thức cưỡng chế riêng phù hợp với mục đích và tính chất của từng giai đoạn để
đảm bảo thực hiện cưỡng chế có hiệu quả.


1.2.1. Cưỡng chế trong quá trình thực hiện pháp luật môi trường
Để cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường có hiệu quả thì vấn đề quan
trọng là phải phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
này. Đồng thời có những biện pháp răn đe các đối tượng khác để phòng ngừa vi
phạm. Chính vì vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà pháp
luật môi trường Việt Nam quy định các chế tài khác nhau ứng với mỗi hành vi.
Theo Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường thì: Vi phạm pháp luật môi trường “tuỳ tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho cho
tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi
thường thiệt hại” theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các biện pháp cưỡng chế thực hiện pháp luật môi trường bao gồm:
- Chế tài hành chính.
- Chế tài hình sự.
- Chế tài dân sự.
Để áp dụng các chế tài này, pháp luật môi trường quy định cụ thể các dạng
hành vi vi phạm theo tính chất, mức độ vi phạm của mỗi hành vi. Vi phạm pháp
luật môi trường có hai dạng là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
và tội phạm về môi trường.
* Chế tài hành chính
Chế tài hành chính trong lĩnh vực môi trường được sử dụng để cưỡng chế đối

với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Do đó, để áp dụng chế tài
này trước hết cần phải xác định được một hành vi xảy ra trong thực tế là một hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.


Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường “là những hành vi vi phạm
các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ
chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính”.(1)
Như vậy, để nhận biết một hành vi là vi phạm hành chính cần căn cứ vào các
dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu trong mặt khách quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan
của vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực này. Hành vi mà các tổ chức, cá nhân này thực hiện là hành vi
xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật môi trường ngăn cấm.
Các hành vi bị ngăn cấm thể hiện rõ trong Luật môi trường và các văn bản liên
quan như Nghị định 81/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường và được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp hành chính.
- Dấu hiệu chủ thể: chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính
là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật
hành chính. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm
hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp
luật quy định.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường bao gồm:
+ Cá nhân, tổ chức (trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài) có hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam. Trong
đó: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành
chính do lỗi cố ý; Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm
1()


Khoản 2 Điều 1 Nghị định 81NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


hành chính do mình gây ra; Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác
định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của
người đó theo quy định của pháp luật; cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành
chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
cũng bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
+ Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như sau: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo; người từ đủ16 tuổi đến dưới 18 tuổi
vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là
phạt tiền, cảnh cáo và phạt bổ sung tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm (tước quỳên
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính).1
Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
- Dấu hiệu khách thể: Hành vi vi phạm hành chính xâm hại đến các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ đó là trật tự quản lý hành chính nhà nước về môi
trường đã được pháp luật môi trường quy định và bảo vệ.
- Dấu hiệu trong mặt chủ quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm.
Hành vi của chủ thể vi phạm có thể được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý. Người
thực hiện hành vi vi phạm phải có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình. Nếu xác định rằng chủ thể thực hiện hành vi khi không có khả năng nhận

1( )


Điều 2 Nghị định 81/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì chúng ta kết luận không có vi phạm hành
chính xảy ra.
- Dấu hiệu trong mặt khách quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan
của vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường chính là hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực này. Hành vi mà các tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm
phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Để kết
luận một tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
cần có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó thuộc các trường hợp bị
pháp luật môi trường ngăn cấm và sẽ bị xử phạt hành chính.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thoả
mãn các dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thì
Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường quy định các hình thức xử lý sau:
- Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường;
- Tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi
trường cần thiết;
- Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.
Ngoài ra, nếu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ còn bị xử lý thêm một trong các biện pháp sau:
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường;
- Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư;
- Cấm hoạt động.
Tại Điều 7 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng quy định cụ thể các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính, bao gồm:



- Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền
- Phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và Giấy phép môi trường.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường còn
có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do
vi phạm hành chính gây ra;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm
gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
- Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác như: Đối với các quy định về đánh
giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường, phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, xử lý môi trường đạt
tiêu chuẩn cho phép,...
* Chế tài hình sự
Chế tài hình sự được sử dụng để cưỡng chế đối với các tội phạm về môi
trường. Đây là loại chế tài có tính chất nghiêm khắc nhất, áp dụng đối với các hành
vi vi phạm pháp luật môi trường có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
xét thấy cần phải truy tố hình sự để trừng trị, giáo dục, răn đe người phạm tội.


Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm

các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi
trường.
Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XII Bộ luật Hình sự
năm 1999 bao gồm 10 điều với các tội danh cụ thể sau:
+ Tội gây ô nhiễm không khí (điều 182);
+ Tội gây ô nhiễm nguồn nước (điều 183);
+ Tội gây ô nhiễm đất (184);
+ Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không
đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (điều 185);
+ Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (điều 186);
+ Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (điều 187);
+ Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (điều 188);
+ Tội huỷ hoại rừng (điều 189);
+ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã (điều 190);
+ Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (điều 191).
Muốn áp dụng chế tài hình sự trước hết cần xác định thế nào là một tội phạm
về môi trường. Để xác định một hành vi là tội phạm về môi trường cần căn cứ vào
các dấu hiệu sau:
- Chủ thể: Chủ thể của tội phạm về môi trường phải là cá nhân. Hầu hết là
chủ thể bình thường. Những người đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực trách
nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội này. Chỉ có
tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185) đòi hỏi chủ thể ngoài những dấu hiệu của
chủ thể thường phải có thêm những dấu hiệu đặc biệt khác là: Phải là người có


chức vụ, quyền hạn cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải
hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
- Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về
bảo vệ môi trường.

- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, động cơ,
mục đích của nguời phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc
định tội.
- Mặt khách quan: Hành vi phạm tội rất đa dạng có thể gây ra nhiều hậu quả
khác nhau như: Gây thiệt hại cho môi trường; gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ
của con người; gây thiệt hại về tài sản bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí để
khắc phục hậu quả đã xảy ra. Dấu hiệu bị xử phạt vi phạm hành chính và gây hậu
quả nghiêm trọng được coi là những dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa trong việc định
tội của hầu hết các tội phạm trong nhóm này.
Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các hình thức xử lý hình sự
bao gồm:
- Khung hình phạt nhẹ nhất là hình phạt phạt tiền với các tội phạm ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng, với mức thấp nhất là 5 triệu đồng và mức cao nhất là 200 triệu
đồng.
- Cải tạo không giam giữ: Nhằm tạo cơ hội cho người vi phạm có thể hoà
nhập với cộng đồng, sửa chữa hành vi vi phạm nhưng vẫn phải chịu sự quản chế
nghiêm khắc của cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương.
- Hình phạt tù: Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất nhằm tước đi tự do của
người vi phạm do cần thiết phải cách li họ ra khỏi cộng đồng, tránh hành vi vi
phạm tiếp tục xảy ra. Hình phạt này áp dụng hành vi phạm tội có tổ chức, lợi dụng


chức vụ quyền hạn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,…với
mức xử phạt thấp nhất là 2 năm tù và mức cao nhất là 15 năm tù.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: Phạt
tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1
năm đến 5 năm.
* Căn cứ áp dụng chế tài hành chính và chế tài hình sự
Pháp luật đã quy định dấu hiệu để phân biệt giữa vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường và tội phạm về môi trường, đó là vi phạm hành chính là hành

vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hành
chính. Tuy nhiên không phải lúc nào ranh giới này cũng được phân định rõ ràng
nên gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường. Việc phân biệt vi
phạm hành chính và tội phạm có thể dựa vào nhiều căn cứ khác nhau.
Trước hết, hai loại vi phạm này phân biệt với nhau bởi yếu tố chủ thể. Nếu
như chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có thể là cá nhân
hoặc tổ chức thì chủ thể của tội phạm theo quy định của Luật hình sự chỉ có thể là
cá nhân.
Thứ hai, hai loại vi phạm pháp luật này còn phân biệt với nhau ở mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Vi phạm hành chính có mức độ nguy
hiểm thấp hơn so với tội phạm về môi trường. Mức độ nguy hiểm của cho xã hội
của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau, những yếu tố này
được quy định trong các văn bản pháp luật môi trường. Đây là sự khác biệt mà hiện
nay gây rất nhiều khó khăn cho công tác xử lý vi phạm pháp luật, bởi hậu quả của
những hành vi vi phạm pháp luật môi trường rất khó xác định được mức độ thiệt
hại thực tế.


Thứ ba, dấu hiệu về mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Trong Bộ luật
Hình sự 1999 dấu hiệu phân biệt chính giữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường và các loại tội phạm về môi trường là dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính”.
Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ bị coi là tội phạm nếu đó là hành vi
gây nguy hiểm cho xã hội và “đã bị xử phạt hành chính”.
* Chế tài dân sự
Ngoài hai chế tài trên, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô
nhiễm môi trường, nếu có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì còn phải chịu chế tài dân sự là buộc bồi
thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương XIV Luật môi trường.
Thiệt hại do suy thoái, ô nhiễm môi trường bao gồm:
- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

- Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường gây ra.
Khi có thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường thì việc giải quyết
bồi thường thiệt hại về môi trường có thể tiến hành bằng nhiều cách thức, tuỳ thuộc
vào mức độ thiện chí của các bên trong quan hệ. Các bên có thể tự thoả thuận với
nhau về mức bồi thường hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết. Trong trường hợp bên
gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không đạt được sự nhất trí thì có thể khởi kiện tại
Toà án để Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bên cạnh đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
cũng được quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2005 như sau: “Cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luậtt, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường
không có lỗi”. Như vậy có thể thấy chế tài dân sự được áp dụng trong lĩnh vực môi


trường chỉ đòi hỏi dấu hiệu “có thiệt hại xảy ra” mà không cần thêm dấu hiệu nào
khác. Kể cả trường hợp chủ thể gây ô nhiễm không có lỗi vẫn phải bồi thường nên
có tác động tới ý thức của chủ thể vi phạm. Đây là điểm đặc thù của chế tài dân sự
so với chế tài hành chính và chế tài hình sự bởi hai chế tài này luôn đòi hỏi yếu tố
lỗi là dấu hiệu bắt buộc của hành vi vi phạm. Do vậy, chế tài dân sự cũng có vai trò
quan trọng trong quá trình cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi trường.
Bằng các chế tài hành chính, hình sự, dân sự nhà nuớc tác động tới các hành
vi vi phạm, vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường, vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường.
1.2.2. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lí của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền nếu không đựơc tự nguyện
thi hành sau khi đã có quyết định thi hành của cơ quan thi hành án, thì cơ quan có
thẩm quyền phải tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Mỗi loại chế tài

khác nhau sử dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành riêng phù hợp với đặc
trưng của mỗi loại chế tài đó.
* Các biện pháp cưỡng chế hành chính
Chính là các biện pháp cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm
hành chính. Các biện pháp này được áp dụng nhằm buộc các chủ thể có hành vi vi
phạm, đã bị xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các biện pháp này được quy định tại Điều 66 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính, bao gồm:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài
khoản tại ngân hàng;


×