Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.29 KB, 63 trang )

MỤC LỤC
TRANG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................5
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................7
1.1.

Các khái niệm.........................................................................................7

1.1.1. Đánh giá tác động môi trường................................................................7
1.1.2. Cộng đồng dân cư...................................................................................9
1.2.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
quá trình đánh giá tác động môi trường................................................11

1.2.1. Cơ sở sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình
đánh giá tác động môi trường................................................................11
1.2.2. Những yêu cầu đối với sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
đánh giá tác động môi trường................................................................13
1.2.3. Các phương thức tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình
đánh giá tác động môi trường................................................................14
1.3.

Ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình
đánh giá tác động môi trường.................................................................15

1.4. Vai trò của pháp luật nhằm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng
trong đánh giá tác động môi trường.......................................................18




CHƯƠNG II - PHÁP LUẬT VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG........................................................................21
2.1.

Quá trình hình thành và phát triển.........................................................21

2.2.

Pháp luật hiện hành về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
đánh giá tác động môi trường................................................................23

2.2.1. Các giai đoạn của quá trình đánh giá tác động môi trường...................23
2.2.2. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong giai đoạn lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường..................................................25
2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong giai đoạn thẩm định
Báo cáo đánh giá tác động môi trường..................................................35
2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc kiểm tra,
giám sát sau thẩm định..........................................................................40
2.3.

Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
đánh giá tác động môi trường................................................................46

CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO SỰ
THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG......50
3.1.


Hoàn thiện về mặt pháp luật..................................................................50

3.1.1. Sửa đổi quy định pháp luật hiện hành...................................................50
3.1.2. Ban hành văn bản mới. .........................................................................54
3.2.

Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi tham gia quá trình

đánh giá tác động môi trường của cộng đồng dân cư......................................55


3.3.

Một số giải pháp chính sách..................................................................57

KẾT LUẬN.....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................60


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTM: Đánh giá tác động môi truờng
UBMTTQ: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
UBND: Uỷ ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có nhiều ý kiến phiến diện cho rằng phát triển kinh tế thì sẽ huỷ hoại môi

trường và ngược lại nếu bảo vệ môi trường thì kinh tế sẽ không phát triển. Sự thật
không phải hoàn toàn như vậy, chúng ta có thể vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ
môi trường dựa trên sự phát triển bền vững. Việt Nam là một trong những nước đầu
tiên thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (Kế hoạch
1991- 2000) và là một trong những nước đầu tiễn xác định ở tầm quốc gia định
hướng phát triển bền vững. Nhưng vấn đề bảo vệ môi trường không phải của riêng
ai, chỉ một người, một doanh nghiệp, một cơ quan, một tổ chức tham gia bảo vệ
môi trường thì sẽ chỉ như hạt muối bỏ bể, cần phải huy động mọi lực lượng, mọi
giai cấp, tầng lớp, mọi tổ chức cá nhân, cơ quan nhà nước tham gia vào công tác
này. Trong đó cộng đồng dân cư là lực lượng có vai trò quan trọng. Cộng đồng dân
cư có thể tham gia vào nhiều nội dung bảo vệ môi trường khác nhau, trong đó có
tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường. Tại địa bàn mà dự án triển
khai có thể có cộng đồng dân cư sinh sống, họ là những người trực tiếp chịu ảnh
hưởng từ các dự án phát triển nên họ có quyền được tham gia vào vấn đề bảo vệ
môi trường trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên hiện nay ở
nước ta vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cả về mặt pháp luật cũng như thực tiễn.
Vì thế tác giả chọn đề tài “Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình
đánh giá tác động môi trường”. Trong giới hạn của một Khoá luận tốt nghiệp, tác
giả không tham vọng trình bày cặn kẽ tất cả các vấn đề liên quan đến đề tài, tác giả
chỉ mong muốn đưa ra được một số các vấn đề lí luận, quy định pháp luật hiện
hành, một phần thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa sự
tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường.


2. Mục đích và nhiệm vụ của Khóa luận
Mục đích của Khoá luận: Mục đích của Khóa luận nhằm đưa ra một góc
nhìn của tác giả từ những vấn đề lí luận, pháp luật hiện hành và các giải pháp hoàn
thiện về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi
trường.
Nhiệm vụ của Khoá luận:

- Phân tích những vấn đề lí luận chung về sự tham gia của cộng đồng dân cư
trong quá trình đánh giá tác động môi trường.
- Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về sự tham gia của cộng đồng
dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường.
- Đưa ra thực trạng về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình
đánh giá tác động môi trường.
- Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sự tham gia của cộng
đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sự tham gia
của cộng đồng dân cư trong các giai đoạn của quá trình đánh giá tác động môi
trường; phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể liên quan trong quá trình
cộng đồng dân cư tham gia vào các giai đoạn đánh giá tác động môi trường. Các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật về sự tham gia của cộng đồng
dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:


- Kế thừa, chọn lọc các đề tài nghiên cứu.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
- Hỏi ý kiến chuyên gia.
5. Kết cấu của khoá luận
Kết cấu của khoá luận gồm 3 phần:
- Mở đầu:
- Nội dung:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về sự tham gia của cộng đồng dân cư
trong quá trình đánh giá tác động môi trường.
Chương II: Pháp luật về sự tham gia của cộng đồng dân cư tham gia trong

quá trình đánh giá tác động môi trường.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật
sự tham gia của cộng đồng dân cư trong đánh giá tác động môi trường.
- Kết luận


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG

1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Đánh giá tác động môi trường
* Khái niệm Đánh giá tác động môi trường
Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Đánh giá tác động môi
trường. Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn đề kinh tế Châu Âu đưa ra một định
nghĩa ngắn gọn và súc tích “Đánh giá tác động môi trường là đánh giá tác động
của một hoạt động có kế hoạch đối với môi trường” (1). Còn theo Chương trình môi
trường Liên hợp quốc thì Đánh giá tác động môi trường là “Quá trình nghiên cứu
nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. ĐTM
xem xét việc thực hiện đề án sẽ gây ra những vấn đề gì với đời sống của con người
tại khu vực dự án, tới kết quả của chính dự án và của các hoạt động khác tại vùng
đó. Sau dự báo của ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu
các tác động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp với môi trường của nó”(2).
Ở Việt Nam cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTM tuỳ thuộc vào
việc nó được xem xét dưới gốc độ nào.
1().

/>
2 ().


Giáo trình Luật môi trường- Trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công an nhân dân- Hà Nội- 2007


Dưới góc độ kinh tế- xã hội: ĐTM là quá trình nghiên cứu, xem xét, đánh giá
những tác động từ dự án nếu được triển khai tới các vấn đề việc làm, thu nhập; các
ngành kinh tế; các vấn đề về con người như sức khoẻ, dân số, văn hoá, xã hội; các
vấn đề về về chất thải địa chất, khí hậu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, độ rung,
tiếng ồn…và sự tác động giữa những yếu tố này, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
khắc phục, giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án, đảm bảo sự phát triển hài
hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Dưới góc độ pháp lý: ĐTM bao gồm các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan
quản lý nhà nước với các cá nhân, tổ chức với nhau trong việc đánh giá các tác
động của hoạt động phát triển tới các yếu tố của môi trường, từ đó đề ra những giải
pháp giảm tới mức tối thiểu những tác động đó. Cụ thể Khoản 20 Điều 3 Luật Bảo
vệ môi trường 2005 đưa ra khái niệm ĐTM “Đánh giá tác động môi trường là việc
phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra
các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án đó”.
* Bản chất pháp lý của ĐTM
ĐTM là một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào
có dự án có thể gây những tác động tới môi trường. Khác việc Đánh giá môi trường
chiến lược chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Chủ dự án phải lập
ĐTM cùng với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Đây là một trong những thủ
tục bắt buộc về mặt hình thức, là điều kiện về mặt hình thức để xem xét dự án có
được phê duyệt hay không phê duyệt hoặc có phải chỉnh sửa hay không.
ĐTM không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý về mặt hình thức mà nó còn là một
nghĩa vụ mang tính nội dung. Nghĩa là ĐTM phải thực sự phản ánh được những tác
động từ dự án mang lại tới các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và đời
sống của người dân địa phương cũng như sự tác động của các yếu tố này tới nhau.



Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của nó. Các giải
pháp này phải được đảm bảo thực hiện trên thực tế, đảm bảo sự phát triển hài hoà
giữa kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho người dân.
1.1.2. Cộng đồng dân cư
Trong Từ điển Tiếng Việt không đưa ra khái niệm cộng đồng dân cư mà chỉ
có khái niệm cộng đồng. Theo đó “Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống,
có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội” (1). Trong
các tài liệu khác đôi lúc sử dung thuật ngữ cộng đồng hoặc cộng đồng dân cư
nhưng với nội dung hoàn toàn giống nhau. Qua thực tế sử dụng có thể thấy thuật
ngữ cộng đồng dân cư và cộng đồng chính là một.
Điều 220 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về sở hữu chung cộng đồng đã gián
tiếp đưa ra khái niệm cộng đồng dưới góc độ là một chủ sở hữu với các quyền năng
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Cụ thể “Sở hữu chung cộng đồng là sở hữu của
dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân
cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên
của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng, cho chung hoặc từ các
nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích
chung hợp pháp của cộng đồng”. Như vậy, cộng đồng trong Bộ luật Dân sự 2005
còn bao gồm cả cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dòng họ.
Điều 9 Khoản 3 Luật Đất đai 2005 lại đưa ra khái niệm cộng đồng dưới góc
độ là chủ thể của quyền sử dụng đất “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt
Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm
dân cư tương tự có cùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà
nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”. Khái niệm này cụ thể hơn khái
niệm trong Bộ Luật Dân sự 2005.
1(1)

. Trang 275- Từ điển Tiếng Việt- Trung tâm từ điển học Việt Nam- Nhà xuất bản Đà Nẵng-2008.



Pháp lệnh Hoà giải cơ sở lại nhìn nhận cộng đồng dân cư dưới một góc độ
hẹp hơn là nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác.
(Điều 2, Điều 3 Pháp lệnh Hoà giải cơ sở năm 1998)
Điều 13 Khoản 13 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 cũng đưa ra khái
niệm cộng đồng dân cư theo nghĩa hẹp, theo đó cộng đồng dân cư được hiểu là
nhân dân trong một thôn và các đơn vị hành chính tương đương khác. Cụ thể
“Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một
thôn, làng, bản ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”.
Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa
đưa ra khái niệm thế nào là cộng đồng dân cư hay cộng đồng mặc dù chúng được
nhắc tới khá nhiều lần. Theo quy định về cộng đồng dân cư tham gia trong đánh giá
tác động môi trường thì cộng đồng được hiểu là nhân dân trong đơn vị hành chính
cấp xã. Theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính
Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đại diện cho cộng đồng dân cư trong việc lấy ý kiến
đối với Báo cáo ĐTM.
Qua những khái niệm trên đây, ta có thể đưa ra ba đặc trưng cơ bản của cộng
đồng dân cư là: gồm số đông người; giữa họ có những đặc điểm chung về thành
phần giai cấp, nghề nghiệp, về địa điểm sinh sống và cư trú; tính gắn kết về mặt
kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng, tâm lý hoặc lối sống.
Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng
2004 chúng ta thấy cộng đồng dân cư đều có tư cách pháp lý nhất định còn trong
Luật Bảo vệ môi trường 2005 chưa đề cập tới vấn đề này.
Như vậy cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa đưa ra được một khái niệm
thống nhất về cộng đồng đân cư mà ở mỗi văn bản lại có cách định nghĩa rộng hẹp



khác nhau. Đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường 2005 vẫn chưa đưa ra được khái niệm
thế nào là cộng đồng dân cư và cũng không đề cập đến tư cách pháp lý của cộng
đồng dân cư.
1.2. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Cơ sở sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá
tác động môi trường
Trước những hệ quả từ các dự án phát triển để lại trên mọi mặt của xã hội,
đặc biệt là môi trường, pháp luật hầu hết các nước đều yêu cầu các chủ dự án phải
thực hiện ĐTM trước khi triển khai dự án. Trong ĐTM ý kiến của cộng đồng nhân
dân nơi dự án được thực hiện là bắt buộc. Một trong những nguyên tắc căn bản của
luật môi trường quốc tế là công chúng phải có cơ hội bàn luận và bày tỏ ý kiến, và
chủ dự án phải tích cực tìm hiểu ý kiến của công chúng. Nguyên tắc này được nghi
rõ trong các tài liệu và luật lệ của Hội Đánh giá Tác động Môi trường quốc tế
(International Association For Impact Assessment) (1). Cũng cần phải kể đến các quy
định của Ngân hàng thế giới (WB- World Bank). WB là một tổ chức tài chính hỗ
trợ phát triển lớn, các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường, WB đều
bắt buộc phải có ý kiến của cộng đồng dân cư. Trong hướng dẫn về đánh giá môi
trường và chính sách tác nghiệp về công bố thông tin, WB đã quy định rõ về việc
tham vấn cộng đồng. Theo đó mục đích của tham vấn cộng đồng và công khai
thông tin là giảm thiểu các rủi ro do hiểu nhầm hoặc bất đồng giữa dự án và dân
chúng; cải thiện hiệu quả chương trình quản lý môi trường; cải thiện hiệu quả kinh
tế xã hội của dự án...(2)

1().
2().

/> />

Từ những ý kiến của cộng đồng và các yếu tố khác cơ quan có thẩm quyền

sẽ xem xét, xác minh tính đúng đắn, hợp lý của các ý kiến rồi đưa ra những lợi ích
và hạn chế nếu dự án được triển khai trên thực tế. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm
quyền cho phép hay không cho phép thực hiện dự án. Sở dĩ trong ĐTM cần có ý
kiến của cộng đồng dân cư nơi án được thực hiện vì chính họ chứ không ai hết bị
ảnh hưởng nhiều nhất về phương diện môi trường từ dự án. Vì thế họ phải được
bày tỏ ý kiến, đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về các vấn đề môi trường trước khi
dự án được thực hiện và giám sát cả quá trình hoạt động của dự án xem chủ dự án
có thực hiện đúng những cam kết như trong Báo cáo ĐTM hay không.
Ở Việt Nam, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác
động môi trường là một trong những khía cạnh của công tác xã hội hoá bảo vệ môi
trường. Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị năm 1998 đã đưa ra những quan điểm,
nguyên tắc cơ bản thể hiện đường lối, chủ trương về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo đó, chúng ta “Coi công tác bảo vệ
môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nội dung không
thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết 41
của Bộ chính trị năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hoá đất nước cũng viết “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của
mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người”. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nêu rõ “Bảo vệ môi trường là
nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức cộng đồng và của
mọi người dân”.
Sự tham gia của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường có thể được
hiểu là những người dân bị ảnh hưởng trực tiếp của dự án có quyền tham gia vào


quá trình đánh giá tác động môi trường từ khâu lập báo cáo, thẩm định cho đến
khâu giám sát sau thẩm định. Người dân có quyền đưa ra ý kiến về việc đồng ý hay
không đồng ý cho phép đặt dự án, đồng ý hay không đồng ý với phương án bảo vệ

môi trường của dự án; có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị, của mình về bảo vệ môi
trường đối với các dự án; có quyền kiểm tra, giám sát và phát hiện những sai phạm
trong quá trình thực thi pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các chủ thể
khác. Họ có quyền được biết những thông tin xung quanh quá trình đánh giá tác
động môi trường như những dự án nào sẽ được triển khai trên địa bàn sinh sống của
họ, quy mô ra sao, các tác động có thể có nếu dự án được triển khai, các giải pháp
bảo vệ môi trường của chủ dự án…Cộng đồng dân cư mặc dù là một trong những
chủ thể được hưởng những lợi ích nhất định từ dự án, nhưng họ cũng là chủ thể
chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ dự án nên họ là chủ thể tích cực tham gia vào việc
bảo vệ môi trường trong cả dự án.
1.2.2. Những yêu cầu đối với sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
đánh giá tác động môi trường
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi
trường vừa là quyền vừa là trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Là quyền bởi nếu
các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền được sống trong môi trường trong lành
của người dân thì họ được tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Là trách nhiệm bởi bảo vệ môi trường
là sự nghiệp, là nghĩa vụ của toàn xã hội trong đó không loại trừ cộng đồng dân cư.
Mỗi người dân trong cộng đồng dân cư cần phải có trách nhiệm trong sự nghiệp
này để bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong đánh giá tác động môi trường phải
là thực chất chứ không đơn giản chỉ là một nghĩa vụ mang tính hình thức. Người
dân phải được thực sự tham gia vào quà trình đánh giá tác động môi trường một


cách dân chủ, công khai, được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án
để có thể tham gia một cách chủ động và kịp thời. Người dân phải được tự do bày
tỏ ý kiến của mình mà không bị tác động, hay chi phối bởi bất cứ yếu tố tiêu cực
nào đến sự tự do ý chí của họ.
Ý kiến của cộng đồng dân cư phải dược các cơ quan có thẩm quyền có trách

nhiệm đánh giá, xem xét, cân nhắc một cách cẩn thận trước khi đưa ra các quyết
định. Tránh tình trạng phớt lờ, xem nhẹ bỏ qua ý kiến của cộng đồng dân cư, không
nên coi ý kiến của họ chỉ là sự “trang trí” trong Báo cáo ĐTM hay bỏ ngoài tai
những yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng dân cư. Việc xem xét dường như phải đặt
các lợi ích kinh tế hay môi trường và sức khoẻ con người lên bàn cân để xem thấy
được những mặt lợi mặt hại của dự án nếu được triển khai. Không nên vì mục tiêu
phát triển kinh tế trước mắt mà bỏ qua mọi yếu tố về môi trường. Nói cách khác là
không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá.
1.2.3. Các phương thức tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình
đánh giá tác động môi trường
Căn cứ vào các tiêu chí phân loại khác nhau thì có các phương thức tham gia
của cộng đồng dân cư khác nhau, cụ thể:
Căn cứ vào hình thức thể hiện:
- Tham gia bằng ngôn ngữ nói (lời nói)
- Tham gia bằng ngôn ngữ viết: Thông qua các hình thức văn bản. Không chỉ
bằng các hình thức văn bản truyền thống mà bao gồm cả các hình thức Telex,
Email, Fax và các hình thức văn bản tương đương khác.
Căn cứ vào cơ chế tham gia:
- Tham gia trực tiếp: Tham gia bằng hình thức này cộng đồng dân cư có thể
trực tiếp bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình với các bên liên quan mà không phải


thông qua một bên thứ ba nào. Bên thứ ba ở đây được hiểu là bất cứ cá nhân, cơ
quan, tổ chức nào. Việc cộng đồng dân cư tự bầu ra đại diện của mình ở chính cộng
đồng mà mình sinh sống thì không thể coi những người đại diện đó là bên thứ ba.
- Tham gia gián tiếp: Người dân không trực tiếp bày tỏ quan điểm ý kiến của
mình mà sẽ thông qua một bên thứ ba đại diện cho họ, tiếp nhận các quyền và
nghĩa vụ của họ, thay mặt họ nói lên tiếng nói. Bên thứ ba có thể là các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, các tổ
chức xã hội- nghề nghiệp và các cơ quan tổ chức đoàn thể khác.

Căn cứ vào nội dung tham gia:
- Tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra yêu cầu, kiến nghị: Cộng đồng dân cư có
thể đóng góp ý kiến, đưa ra yêu cầu, kiến nghị về các vấn đề bảo vệ môi trường
như đồng ý hay không đồng ý cho dự án được trển khai; những điều kiện về bảo vệ
môi trường để dự án có thể được triển khai tại địa phương; yêu cầu được cung cấp
những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề môi trường của dự án…
- Tham gia kiểm tra, giám sát: Trong suốt quá trình thực hiện đánh giá tác
động môi trường từ khâu lập báo cáo, thẩm định, sau thẩm định người dân đều có
quyền kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật đánh giá tác động môi trường của
các chủ thể khác. Nếu phát hiện có sai phạm trong vấn đề bảo vệ môi trường, người
dân có quyền khiếu lại, tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.3. Ý NGHĨA SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Khẳng định bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân,
vì dân. Tăng cường dân chủ cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra. Điều 2 Hiến pháp 1992 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khẳng định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của


nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức”. Nhà nước của dân do dân và vì dân nghĩa là người dân phải được thực sự
làm chủ đất nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân phải được tôn
trọng, người dân phải được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể để tham gia vào
các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và mọi việc mà nhà nước làm đều phải vì
mục tiêu phục vụ lợi ích chính đáng của người dân. Sự tham gia của cộng đồng dân
cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường là một trong những biểu hiện cụ
thể của quyền làm chủ của người dân đối với đất nước. Cộng đồng dân cư có quyền
được đưa ra ý kiến với những việc mà có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình
thường của họ. Khi người dân được tạo điều kiện tham gia vào quá trình đánh giá

tác động môi trường một cách dân chủ, tự nguyện, đúng pháp luật thì khi đó dân
chủ cơ sở sẽ được phát huy, phương châm dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra
được thực hiện trên thực tế.
- Một trong những mục đích lớn nhất của việc quy định cộng đồng dân cư
tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường là bảo vệ môi trường. Trong
mấy chục năm trở lại đây, dưới những hậu quả từ các dự án kinh tế tới môi trường,
ô nhiễm diễn ra ở hầu hết các khu vực kinh tế, ngành nghề kinh tế; các khu vực dân
cư: miền núi, thành thị, nông thôn, miền biển…; ở tất cả các thành phần môi
trường: không khí, đất đai, nước, địa chất, độ rung, tiếng ồn…; các hiện tượng
nóng lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, băng tan ở Bắc cực, nước biển dâng
xâm lấn đất liền, sa mạc hoá… thế giới mới bắt đầu và dần thực sự quan tâm đến
khía cạnh môi trường bên cạnh những yếu tố kinh tế, kỹ thuật của các dự án phát
triển. Nhất là hiện nay, khi những ngưòi dân trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các dự án
kinh tế lên tiếng về tình trạng ô nhiễm môi trường sống của họ thì người ta phải
quan tâm trước hết đến ý kiến của họ. Vì có được sự đồng tình ủng hộ của cộng
đồng dân cư thì dự án mới triển khai thuận lợi hơn. Cộng đồng làng, xã ở Việt Nam


có tính gắn bó, đoàn kết cao tạo nên sức mạnh tập thể to lớn. Nếu chúng ta biết tận
dụng những lợi thế này thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi
trường. Khi có ý kiến đúng đắn của cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường của dự
án khi mà dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường thì có thể dự án đó sẽ
không được phê duyệt, và như thế một tác nhân có thể gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đã được ngăn chặn kịp thời. Đối với các dự án khác chưa đưa ra được
một giải pháp về bảo vệ môi trường hợp lý trước những yêu cầu, đòi hỏi, hay sức
ép của dư luận công chúng thì chủ dự án sẽ phải đưa ra những giải pháp, đầu tư
trang thiết đối với vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó hạn chế tới mức thấp nhất
những hậu quả có thể xảy ra tới môi trường. Mặt khác thông qua quá trình kiểm tra,
giám sát sau thẩm định mà cộng đồng dân cư có thể sớm phát hiện những sai phạm
trong quá trình đánh giá tác động môi trường, phát hiện những vi phạm cam kết

trong đánh giá tác động môi trường của chủ dự án, thông qua quyền năng kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo của mình mà những hành vi này sẽ được phát hiện sớm,
được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
- Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi
trường góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Mỗi con người
đều có quyền sống trong môi trường trong lành, không ai được xâm phạm quyền
này của họ. Bởi thế khi một dự án được đặt tại một địa bàn của cộng đồng dân cư
thì họ có quyền được đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi việc bảo vệ môi trường từ chủ
dự án đó. Một dự án kinh tế khi được xây dựng có thể mang lại nhiều lợi ích khác
nhau như việc làm, cở sở hạ tầng, nhưng nó cũng có khá nhiều mặt trái như vấn đề
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật, xáo trộn cuộc
sống bình thường của người dân… Khi người dân tham gia vào quá trình đánh giá
tác động môi trường họ sẽ được nói lên tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của chính
mình, bởi không ai bằng chính họ hiểu là họ cần gì và cần như thế nào.


- Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đúng đắn, hợp tình, hợp
lý các vấn đề, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa kinh tế và bảo vệ môi trường. Nói
cách khác đây chính là đảm bảo phát triển bền vững. Tuyên bố Rio de Janero tại
Hội nghị Thượng đỉnh trái đất (Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển
bền vững) ở Braxin năm 1992 đã nhất trí lấy “Phát triển bền vững” làm mục tiêu
của nhân loại trong thế kỷ XXI. Năm 2002, tại Nam Phi, các quốc gia tham dự Hội
nghị thượng đỉnh trái đất về phát triển bền vững đã tái khẳng định phát triển bền
vững là sự kết hợp hài hoà ba mặt: tăng trưởng kinh tế; đảm bảo công bằng xã hội
và bảo vệ môi trường(1). Việt Nam là nước đang phát triển, chúng ta đang cần đẩy
nhanh quá trình phát triển kinh tế để theo kịp các nước trên thế giới. Nhưng không
phải vì vậy mà chúng ta phát triển kinh tế bằng mọi giá. Vì thế ngày 17 tháng 8
năm 2004 Thủ tướng Chính Phủ kí Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ban hành
“Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” hay còn gọi là “Chương trình Nghị
sự 21 của Việt Nam”. Do đó, khi có ý kiến của cộng đồng dân cư, cơ quan có thẩm

quyền sẽ phải cân nhắc được những yếu tố về môi trường để có thể đảm bảo lợi ích
của các bên.
- Giảm thiểu những tranh chấp không đáng có sau này do đã có sự thoả
thuận, bàn bạc, nhất trí từ phía chủ dự án và cộng đồng dân cư. Nếu trong quá trình
lập Báo cáo ĐTM giữa người dân và doanh nghiệp đã được tìm hiểu ý kiến của
nhau và đi đến thống nhất về các vấn đề bảo vệ môi trường và trong quá trình thực
hiện các bên thực hiện tốt những gì đã cam kết thì từ đó sẽ hạn chế xảy ra các tranh
chấp về môi trường. Nếu có xảy ra các bên cũng có thể dễ dàng giải quyết với nhau
theo cơ chế thoả thuận ít ra họ cũng đã từng có những thoả thuận trước đây với
nhau, những tranh chấp về bảo vệ môi trường sẽ sớm được giải quyết.

1()

/>

1.4. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Mục đích của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong đánh giá tác động
môi trường phát sinh nhiều quan hệ khác nhau giữa các chủ thể: Cộng đồng dân cư
với chủ dự án, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
cấp xã; giữa chủ dự án với UBMTTQ cấp xã… Pháp luật tạo ra ranh giới giữa
quyền và nghĩa vụ, phạm vi tham gia đánh giá tác động môi trường của cộng đồng
dân cư, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan cho sự tham gia của cộng đồng
trong đánh giá tác động môi trường. Vì thế cần phải có pháp luật điều chỉnh để các
quan hệ đó đi vào một trật tự nhất định, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của các
chủ thể.
- Pháp luật có tính bắt buộc thực hiện. Một trong những đặc tính cơ bản của
pháp luật là tính bắt buộc thực hiện. Khi pháp luật được ban hành và có hiệu lực
buộc tất cả các chủ thể trong phạm vi điều chỉnh của nó đều phải tuân thủ. Pháp

luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, là công cụ để nhà nước quản lý
xã hội. Nhà nước là một chủ thể của quyền lực xã hội, đại diện cho toàn thể các
tầng lớp trong xã hội, đứng lên để quản lý xã hội vì thế pháp luật do Nhà nước ban
hành mang một quyền lực vô hình mà buộc mọi chủ thể trong xã hội phải tự giác
tuân theo. Nếu các chủ thể không tuân theo thì pháp luật sẽ có những chế tài nhất
định buộc thực hiện.
- Pháp luật có tính đảm bảo thực hiện cho sự tham gia của cộng đồng trong
đánh giá tác động môi trường. Tính đảm bảo này được thể hiện bằng các chế tài,
các biện pháp cưỡng chế do các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện. Các chế tài có thể nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của các


chủ thể. Từ các chế tài này tạo tính răn đe, trừng phạt đối với các chủ thể buộc các
chủ thể phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Pháp luật tạo sự đồng bộ, thống nhất cho sự tham gia của cộng đồng trong
đánh giá tác động môi trường. Pháp luật khi ban hành có hiệu lực trên toàn lãnh
thổ, đối với mọi chủ thể, trừ các văn bản pháp luật cá biệt hay các văn bản điều
chỉnh có tính vùng, miền. Các chủ thể khi ở những điều kiện tương tự nhau thì đều
phải tuân thủ, thực hiện pháp luật như nhau. Vì thế tất cả các chủ dự án phát triển
khi đáp ứng điều kiện phải lập Báo cáo ĐTM đều phải lấy ý kiến của cộng đồng
dân cư, cộng đồng dân cư ở các địa phương khác nhau khi có dự án được thực hiện
ở địa phương mình đều có quyến tham gia, đóng góp kiến và kiểm tra giám sát về
các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Tính
đồng bộ, thống nhất không chỉ thể hiện trong phạm vi lãnh thổ, chủ thể mà còn thể
hiện ở các phương thức, giới hạn sự tham gia của cộng đồng trong ĐTM.
- Pháp luật góp phần định hướng sự tham gia của cộng đồng trong đánh giá
tác động môi trường. Pháp luật quy định cách thức, trình tự thủ tục, phạm vi tham
gia của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường vì thế họ có thể dễ dàng
tham gia ĐTM hơn.
Chúng ta đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của dân, do dân, vì dân. Nơi mà mọi chủ thể đều phải sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật, nơi mà dân chủ phải đi đôi với kỷ cương pháp luật, phải thể chế
hoá thành pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật. Sự tham gia của cộng đồng trong
đánh giá tác động môi trường là quyền lợi chính đáng của cộng đồng dân cư trong
việc bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống, sức khoẻ tính mạng của họ, thể
hiện một xã hội dân chủ của dân, do dân, vì dân. Nhưng quyền này phải được thể
chế hoá thành pháp luật, để đảm bảo sự tuân thủ của các chủ thể. Mặt khác quyền
tham gia quá trình đánh giá tác động môi trường của cộng đồng dân cư cũng phải


có một giới hạn nhất định, trong khuôn khổ của pháp luật, không phải dân chủ quá
trớn, dân chủ vô Chính phủ.

CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Nói về sự hình thành quy định cộng đồng dân cư tham gia vào ĐTM thì phải
nói đến sự ra đời của chế định ĐTM. Ở một số nước trên thế giới, thuật ngữ ĐTM
không phải là mới. Cụ thề, ở Hoa Kỳ, thuật ngữ ĐTM xuất hiện từ năm 1970 thông
qua Luật về chính sách môi trường quốc gia. Sau đó ĐTM đã nhanh chóng lan
nhanh sang các nước khác như Anh, Cộng hoà liên bang Đức, và phần lớn các nước
Bắc Âu.


Ở Việt Nam, thuật ngữ ĐTM mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây.
Vào những năm 1980 đầu những năm 1990, tuy chưa quy định chính thức ĐTM
trong các văn bản pháp luật nhưng chúng ta đã áp dụng thí điểm ở một số dự án.
Dù chưa có quy định nào quy định về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong

ĐTM nhưng ở một số dự án lớn, nhạy cảm người dân đã tham gia vào ĐTM nhưng
phần lớn mang tính tự phát chứ không phải do cơ quan có thẩm quyền hay chủ dự
án tổ chức. Các ví dụ điển hình là: Dự án cải tạo và nạo vét bùn Hồ Gươm (1993);
dự án cải thiện chất lượng nước Hồ Tây; dự án xây nhà vệ sinh chìm tại góc Hồ
Gươm; dự án xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Trúc Bạch...(1)
Luật Bảo vệ môi trường 1993 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn về Luật
Bảo vệ môi trường nói chung và chế định đánh giá tác động môi trường nói riêng.
Luật Bảo vệ môi trường 1993 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 chính thức quy định ĐTM trong luật.
Tuy nhiên chế định này còn rất sơ sài, chỉ được trong một số điều khoản như Điều
17, Điều 18, Điều 8… Theo đó, các tổ chức cá nhân quản lý cơ sở kinh tế, khoa
học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước khi
ban hành Luật Bảo vệ môi trường 1993 phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường của cơ sở mình để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm
định. Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các
công trình kinh tế, khoa học, kỹ tuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
chủ dự án đầu tư của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự án phát
triển kinh tế, xã hội khác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả
thẩm định về báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để
cơ quan có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện dự án. Điều 8
cũng chỉ quy định rất chung chung “Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc
1()

. />

thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường”. Nghị Định 175/ CP của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 1993, ban hành năm 1994 đã quy định chi tiết
hơn về ĐTM. Trong đó, Điều 15 có quy định “Thành phần Hội đồng thẩm định
bao gồm các nhà khoa học, quản lý, có thể có đại diện của tổ chức xã hội và đại

diện nhân dân”. Như vậy, Nghị Định 175/CP có quy định về sự tham gia của cộng
động dân cư trong thành phần hội đồng thẩm định nhưng điều này lại không bắt
buộc.
Luật Bảo vệ môi trường 1993 ra đời đã có những đóng góp đáng kể trong
việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật môi trường. Tuy nhiên qua 12 năm áp dụng
trên thực tế nó đã dần bộc lộ những hạn chế nhất định. Có thể nói giai đoạn từ 1993
đến trước năm 2005 là giai đoạn vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm của Việt
Nam Do đó, Luật Bảo vệ môi trường 1993 cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với thực tế trong nước cũng như phù hợp với pháp luật thế giới trong quá trình
hội nhập của nước ta. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11
năm 2005 đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2005, có hiệu lực thi
hành bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Luật Bảo vệ môi trường 2005 ra đời
đã dần khắc phục những hạn chế của Luật Bảo vệ môi trường 1993. Một trong
những tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường 2005 là coi trọng hơn nữa vai trò của
cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường. Đây là chủ chương phù hợp với công
tác bảo vệ môi trường nói chung và cũng phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã
hội của nước ta nói riêng. Chế định ĐTM cũng được sửa đổi bổ sung theo xu
hướng ấy. Theo đó cộng đồng dân cư có quyền tham gia quá trình đánh giá tác
động môi trường, trong đó ở giai đoạn lập Báo cáo ĐTM sự tham gia của UBND
cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư nơi dự án thực hiện là bắt buộc. Ở các giai
đoạn thẩm định, giám sát sau thẩm định pháp luật cũng quy định chi tiết hơn một số
quyền của cộng đồng dân cư cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể liên
quan trong việc tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào quá trình đánh giá tac


động môi trường. Đây là một trong những điểm tiến bộ hơn của Luật Bảo vệ môi
trường 2005 so với Luật Bảo vệ môi trường 1993. Ngoài ra còn có các văn bản
dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005 như Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ban hành ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về
việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Nghị định

80/2006/NĐ-CP), Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 2 năm
2008 hướng dẫn thi hành nghị định 80/2006/NĐ-CP (Nghị định 21/2008/NĐ-CP),
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về Đánh
giá tác động môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo
vệ môi trường…(Thông Tư 05/2008/TT-BTNMT). Các văn bản này hướng dẫn chi
tiết hơn về việc tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động
môi trường
2.2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Các giai đoạn của quá trình đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là quá trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau,
có liên quan mật thiết với nhau. Ta có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau:
- Giai đoạn sàng lọc: Được thực hiện để xác định đối tượng phải đánh giá tác
động môi trường. Theo đó chủ thể phải thực hiện ĐTM được quy định cụ thể trong
Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2005 và nằm trong danh mục do Chính phủ quy
định phải lập Báo cáo ĐTM. Các dự án đang hoạt động mà chưa lập ĐTM cũng
phải lập ĐTM bổ sung dưới dạng là kiểm toán môi trường. Đối tượng của quy định
ĐTM bổ sung là các dự án mở rộng hoặc thay đổi cộng nghệ của các cơ sở đang
sản xuất. Sau này được gọi là ĐTM cho các dự án đang hoạt động. Tất cả cá loại dự
án này được tập hợp trong danh mục các dự án cần phải lập ĐTM gồm 162 loại dự


×