Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Cam kết về dịch vụ môi trường của việt nam với WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.19 KB, 60 trang )

1

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................3
MỞ ĐẦU...........................................................................................................4
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG.........................................................................7
1.1.

Khái niệm chung về dịch vụ môi trường.................................................7

1.2.1. Dich dưới góc độ kinh tế.........................................................................7
1.1.2. Dịch vụ môi trường dưới góc độ pháp lý (theo Luật Bảo vệ
môi trường 2005).....................................................................................7
1.1.3. Phân biệt khái niệm dịch vụ môi trường với một số khái niệm khác......8
1.2.

Phân loại dich vụ môi trường................................................................11

1.3. Vai trò của dịch vụ môi trường..............................................................13
1.4. Thực trạng dịch vụ môi trường tại Việt Nam.......................................14
1.4.1. Hiện trạng môi trường tại Việt Nam......................................................14
1.4.2. Thực trạng dịch vụ môi trường tại Việt Nam trước khi gia nhập
WTO.....................................................................................................16
1.4.3. Thực trạng dịch vụ môi trường tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO...17


1.4.4. Kinh nghiệm quản lý ngành dịch vụ môi trường tại một số quốc gia
trên thế giới............................................................................................22
CHƯƠNG II-NHỮNG CAM KẾT ĐỐI VỚI NGÀNH DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI....................................................... 26
2.1. Những qui định pháp lý về dịch vụ môi trường tại Việt Nam trước khi
ban hành Luật Bảo vệ môi trường 2005.................................................26
2.2. Những qui định pháp lý về dịch vụ môi trường tại Việt Nam sau khi
ban hành Luật Bảo vệ môi trường 2005.................................................29
2.3. Những cam kết về dịch vụ môi trường của Việt Nam khi gia nhập


2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

WTO.......................................................................................................31
2.3.1. Cam kết chung.......................................................................................31
2.3.2. Cam kết cụ thể.......................................................................................33
CHƯƠNG III- NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
THỰC THI CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
TẠI VIỆT NAM.......................................................................43
3.1. Những thuận lợi đối với những cam kết về dịch vụ môi trường tại
Việt Nam.................................................................................................43
3.2. Những khó khăn đối với những cam kết dịch vụ môi trường tại
Việt Nam.................................................................................................47
3.2.1. Về mặt pháp luật....................................................................................47
3.2.2. Về mặt nguồn nhân lực.........................................................................50
3.2.3. Về mặt khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng...........................................50
3.3.4. Về mặt ý thức bảo vệ môi trường của người dân..................................51

3.3.5. Một số khó khăn khác............................................................................52
3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết
về dịch vụ môi trương tại Việt Nam.......................................................53
3.3.1. Về mặt pháp luật....................................................................................53
3.3.2. Về mặt nguồn nhân lực..........................................................................54
3.3.3. Về mặt khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng...........................................54
3.3.4. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân...............................54
3.3.5. Các giải pháp khác.................................................................................55
KẾT LUẬN.....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................57


3

CÁC TỪ VIẾT TẮT

DVMT : Dịch vụ môi trường.
WTO : Tổ chức thương mại thế giới.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp


4

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở nước ta nói riêng và thế giới
nói chung. Đặng Tiểu Bình đã từng nói “Kinh tế kế hoạch không đồng nghĩa với
CNXH, CNTB cũng có kế hoạch; kinh tế thị trường không đồng nghĩa với
CNTB, CNXH cũng có thị trường, kế hoạch và thị trường đều là biện pháp kinh
tế”.(1) Đúng như vậy, tại Việt Nam kể từ năm 1986, chúng ta đã tiến hành công
cuộc đổi mới đất nước và trải qua hơn 20 năm chúng ta đã gặt hái được nhiều
thành công, nhưng cũng không ít khó khăn phải đương đầu mà ở đó đòi hỏi sự
đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân. Khi toàn cầu hoá trở thành xu hướng chung
của nhân loại thì Việt Nam cũng không thể không nằm trong vòng xoáy ấy, có lẽ
những bước tiến trong những thập kỷ qua do toàn cầu hoá mang lại không ai có
thể phủ nhận, nhưng cũng không ít những vấn đề nổi cộm được đặt lên bàn nghị
sự đòi hỏi các quốc gia phải cùng nhau ngồi lại và tìm ra phương án thích hợp
nhất như: khủng hoảng kinh tế, nạn khủng bố, ô nhiễm môi trường… với mục
đích cho cuộc sống của con người được tốt đẹp và an toàn hơn. Trong những
vấn đề kể trên, ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu và hàng
loạt các hậu quả nghiêm trọng diễn ra liên tiếp trong thời gian qua (động đất, lũ
lụt, hạn hán, trái đất nóng dần lên, mực nước biển dâng đe doạ cuộc sống người
dân của những quốc gia có đường biên giới giáp biển…) đang được các quốc gia
đề cập đến một cách nghiêm túc để khắc phục và phòng ngừa một cách hiệu quả
nhất. Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc thực hiện một cách nghiêm
túc các cam kết về ngành dịch vụ môi trường nói riêng và các ngành dịch vụ
khác trong biểu cam kết, không những khẳng định sự tuân thủ luật lệ quốc tế
cùng với các nghĩa vụ với tư cách là thành viên của WTO, mà còn góp phần bảo
1().

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Ninh “Tìm hiểu pháp luật Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại”, Nxb Lý luận chính
trị Hà Nội, 2006.


5


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn
hiện nay. Trước thực trạng môi trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành dịch vụ môi trường tại Việt Nam và
yêu cầu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với WTO của Việt Nam theo các biểu
cam kết cụ thể về ngành DVMT, em đã lựa chọn đề tài “Cam kết về dịch vụ môi
trường của Việt Nam với WTO” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận:
Mục đích của khoá luận là đi sâu tìm hiểu những nội dung cam kết về
ngành dịch vụ môi trường của Việt Nam trong biểu cam kết với WTO, để từ đó
thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn tác động đến sự phát triển của
ngành và đưa ra những giải pháp hoàn thiện với mục đích nâng cao hiệu quả
thực thi các cam kết về ngành dịch vụ môi trường tại Việt Nam, để thực hiện
được mục đích này khoá luận sẽ lần lượt thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích khái niệm dịch vụ môi trường, nêu được vai trò của ngành
dịch vụ môi trường.
- Nêu được những qui định của pháp luật môi trường về ngành dịch vụ
môi trường trước và sau khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Nêu được những nội dung cam kết (cam kết chung và cam kết riêng) đối
với ngành dịch vụ môi trường trong biểu cam kết.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi các cam kết
của Việt Nam đối với ngành dịch vụ môi trường trong thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu những nội dung cam kết đối với ngành
dịch vụ môi trường, để thấy được những thời cơ và thách thức đối với sự phát
triển của ngành. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi,
hạn chế những khó khăn thách thức để ngành dịch vụ tiềm năng này có thể phát
triển một cách lớn mạnh.



6

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong khoá luận kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp lôgic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp… nhưng chủ yếu sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp phân tích
và phương pháp tổng hợp.
5. Kết cấu của khoá luận:
Với đề tài “Cam kết về dịch vụ môi trường của Việt Nam với WTO”, nội
dung chính của khoá luận như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ môi trường.
Chương II: Những cam kết đối với ngành dịch vụ môi trường tại Việt
Nam khi gia nhập WTO.
Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi các cam
kết về dịch vụ môi trường tại Việt Nam.
Đây là một đề tài khá mới mẻ trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, thực sự
có ý nghĩa khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ và đã trở
thành thành viên của WTO được khoảng thời gian gần hai năm. Tuy nhiên, do sự
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả nên khoá luận không
thể tránh những thiếu xót, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khoá
luận được hoàn thiện hơn.


7

Kho¸ luËn tèt nghiÖp


Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
Có thể thấy rằng, thương mại dịch vụ đang ngày càng phát triển và chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc nội (GDP- Gross Domestic Product) của
các quốc gia, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Điều
này có lẽ xuất phát từ những tính chất đặc trưng của dịch vụ, và sự phát triển
mạnh mẽ của thương mại dịch vụ trong khoảng thời gian gần đây so với lịch sử
lâu dài của thương mại hàng hoá. Tổ chức thương mại thế giới(WTO) cũng
không đưa ra một định nghĩa cụ thể về dịch vụ, mặc dù các thành viên của WTO
đã cùng nhau soạn thảo một Hiệp định về thương mại dịch vụ- Hiệp định GATS
(The General Agreement on Trade in Services). Để biết được các hoạt động nào
được coi là dịch vụ, WTO đưa ra hệ thống CPC (Hệ thống phân loại sản phẩm
của Liên hợp quốc- Central Product Classification). Dịch vụ môi trường thuộc
một trong 11 ngành dịch vụ được WTO liệt kê trong hệ thống CPC, để hiểu về
DVMT chúng ta có thể tiếp cận dưới các góc độ sau:
1.1.1. Dịch vụ môi trường dưới góc độ kinh tế
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về DVMT, nhưng nếu
xét dưới góc độ kinh tế có thể hiểu như sau: “DVMT (Environmental Services)
được hiểu là hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình chu chuyển
kinh tế (bao gồm hoạt động sản xuất, tiêu dùng hay sinh hoạt…)”.(2)
1.1.2. Dịch vụ môi trường dưới góc độ pháp lý (Theo Luật Bảo vệ môi
trường 2005)
Trong 136 điều luật của Luật Bảo vệ môi trường 2005 không có bất cứ
một điều khoản nào đề cập đến DVMT, nhưng tại Điều 116 qui định về “Phát
2()

Tiến sĩ Vũ Thu Hạnh, “Bước đầu nghiên về cơ chế chi trả DVMT tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 7/2007,

tr16.


8

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

triển dịch vụ bảo vệ môi trường” theo đó những dịch vụ này bao gồm các hoạt
động như thu gom, tái chế xử lý rác thải, quan trắc, đánh giá tác động môi
trường… Nếu xét các dịch vụ này với cách phân loại ngành DVMT của WTO
theo hệ thống CPC, cũng như các cam kết của Việt Nam về ngành DVMT tại
biểu cam kết thì thấy rằng các nhà lập pháp ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi
trường 2005 dịch vụ bảo vệ môi trường với các phân ngành giống như các phân
ngành DVMT theo biểu cam kết khi gia nhập, hay DVMT trong trường hợp này
được hiểu là dịch vụ bảo vệ môi trường. Như vậy để nắm được định nghĩa về
DVMT dưới góc độ pháp lý, trước tiên chúng ta phải định nghĩa được dịch vụ
bảo vệ môi trường và thông qua định nghĩa về “Hoạt động bảo về môi trường”
tại Khoản 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 có thể hiểu dịch vụ bảo vệ
môi trường (Enviromental Protection Services) như sau: dịch vụ bảo vệ môi
trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa
hạn chế tác động xấu đối với môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục
hồi và cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ đa dạng sinh học như: hoạt động thu gom, tái chế rác thải, quan trắc,
phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường…
Do DVMT được tiếp cận dưới góc độ dịch vụ bảo vệ môi trường theo qui
định của pháp luật Việt Nam cho nên định nghĩa về DVMT sẽ được hiểu là định
nghĩa dịch vụ bảo vệ môi trường như trên.
1.1.3. Phân biệt khái niệm dịch vụ môi trường với một số khái niệm
khác
* Phân biệt khái niệm DVMT theo cam kết khi gia nhập WTO với khái

niệm dịch vụ bảo vệ môi trường theo qui định tại Điều 116- Luật Bảo vệ môi
trường 2005:
Như đã phân tích tại phần trên, DVMT trong biểu cam kết khi Việt Nam
gia nhập WTO được hiểu là dịch vụ bảo vệ môi trường được qui định tại Điều
116 Luật Bảo vệ môi trường 2005, mặc dù đây là hai thuật ngữ khác nhau về


9

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

mặt tên gọi nhưng lại có nội dung giống nhau. Điều này có lẽ được giải thích bởi
Luật Bảo vệ môi trường 2005 được ban hành trước khi Việt Nam hoàn thành
quá trình gia nhập WTO vào cuối năm 2006, sau 11 năm đàm phán vì thế mà
một số khái niệm trong văn bản luật còn chưa thực sự phù hợp với qui định của
WTO.
* Phân biệt khái niệm DVMT khi cam kết gia nhập WTO với khái
niệm dịch vụ hệ sinh thái :
Dịch vụ hệ sinh thái là loại dịch vụ được đề cập khá nhiều trong thời gian
vừa qua, đây là một loại dịch vụ không mới ở một số châu lục như: Châu Mỹ La
tinh, Châu Âu, Châu Úc tại một số quốc gia như: Mỹ, Pháp, Costarica,
Australia… Tại Việt Nam dịch vụ này đang bắt đầu được chú trọng đến với mục
tiêu đảm bảo sự phát triển của hệ sinh thái một cách bền vững, trong khi hệ sinh
thái tại nước ta đang bị đe doạ một cách nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãĩ
không theo một qui hoạch cụ thể, sự vô ý thức đối với bảo vệ môi trường của
người dân nói chung và một trong những ngưyên nhân quan trọng hơn cả là vì
những mục tiêu kinh tế với khoản lợi nhuận khổng lồ mà tự nhiên mang lại cho
con người, bất chấp những hậu quả nghiêm trọng xảy ra con người huỷ hoại hệ
sinh thái một cách “không thương tiếc”. Tại Việt Nam kháI niệm dịch vụ hệ sinh
thái (Ecosystem Service) được đề cập trong một số chính sách, dự án như: Chính

sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án RUPES (chi
trả cho người nghèo vùng cao DVMT mà họ mang lại)...
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về loại dịch vụ này, tuy nhiên
hiểu mội cách khái quát nhất thì dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích trực tiếp
hay gián tiếp do chức năng của hệ sinh thái mang lại cho con người (khái niệm
hệ sinh thái đã được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường
2005- Hệ sinh thái là quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất
định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau), ví dụ như dịch vụ
hệ sinh thái rừng bảo vệ lưu vực và cung cấp nước sạch cho hạ lưu hay dịch vụ


10

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

rừng ngập mặn cung cấp nước sạch và phòng chống lũ lụt… Theo bài viết “Tài
liệu về chi trả DVMT” (3) phân loại dịch vụ hệ sinh thái thành bốn loại sau:
1) Dịch vụ sản xuất thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, nguồn gen…;
2) Dịch vụ điều tiết: Phòng hộ đầu nguồn, phòng chống lũ lụt…;
3) Dịch vụ văn hoá: Du lịch sinh thái, giáo dục…;
4) Dịch vụ cấu tạo: Cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng…
Ngoài ra có thể thấy trong một số văn bản pháp lý khác như: Quyết định
số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 2 năm 2007 về phê duyệt chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, hay Quyết định số 380/QĐTTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi
trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái tiếp cận dưới góc độ dịch vụ môi trường rừng
được đề cập đến. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định số
380/2007/QĐ-TTg dịch vụ môi trường rừng được định nghĩa như sau: “Dịch vụ
môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của
môi trường rừng (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ,
ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học”. Như vậy mặc dù có tên

gọi giống như các cam kết về ngành DVMT của Việt Nam khi gia nhập WTO
nhưng loại dịch vụ này không được tiếp cận dưới góc độ là dịch vụ bảo vệ môi
trường.
* Phân biệt khái niệm DVMT khi cam kết gia nhập WTO với DVMT
theo qui định tại Luật Đa dạng sinh học 2008:
Là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học phong phú trong khu
vực Đông Nam Á và trên thế giới, việc cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học
tại Việt Nam là một điều tất yếu. Trước kia khung pháp lý về đa dạng sinh học
chưa thống nhất, còn dàn trải trong nhiều văn bản, thiếu những qui định cần
thiết, những qui định trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 chỉ mang tính chất là
3()




11

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

những qui định khung. Xuất phát từ những lý đó Quốc hội đã ban hành Luật Đa
dạng sinh học vào ngày 13 tháng 11 năm 2008, luật này chính thức có hiệu lực
vào ngày 01 tháng 07 năm 2009, và tại Điều 74 qui định về DVMT liên quan
đến đa dạng sinh học. Theo định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh
học: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái
trong tự nhiên” như vậy hệ sinh thái chỉ là một bộ phận trong đa dạng sinh học.
Dịch vụ liên quan đến đa dạng sinh học có thể được hiểu là những lợi ích mà
con người nhận được từ chức năng của môi trường (của các loài sinh vật, của hệ
sinh thái…) mang lại như điều hoà khí hậu, cung cấp nước sạch, không khí sạch
hấp thụ khí thải, nước thải, phân huỷ chất rắn, cung cấp những nguồn gen… Từ
định nghĩa trên cũng có thể đưa ra một kết luận rằng khái niệm DVMT trong

trường hợp này cũng không được hiểu là dịch vụ bảo vệ môi trường như theo
qui định trong Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù về mặt ngôn ngữ đây là những thuật ngữ
có tên gọi hoàn toàn giống nhau nhưng nội dung tiếp cận lại khác nhau.
1.2. PHÂN LOẠI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
- Đề tài này tiếp cận DVMT trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
dưới giác độ là những dịch vụ về bảo vệ môi trường, vì đây là một ngành dịch
vụ cũng khá mới mẻ ở nước ta do vậy có nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy
nhiên có thể chia ngành dịch vụ này làm bốn loại sau(4):
a) Dịch vụ về nước thải: Là các dịch vụ xử lý nước thải chủ yếu nhằm đẩy
nhanh vòng tuần hoàn tự nhiên của nước bị ô nhiễm đến một mức độ chấp nhận
được để có thể đưa trở lại môi trường.

4()

Tiến sĩ Bùi Hữu Đạo, chuyên đề “Các biện pháp liên quan đến thương mại môi trường và những vấn đề đặt ra
sau khi Việt Nam gia nhập WTO” , Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công thương) tr 239; “Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ “ của Uỷ ban
quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, tr 896; Thạc sỹ Hồ Trung Thành, giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học
“Điều tra đánh giá thực trạng phát triển DVMT ở Việt Nam đề suất chính sách phát triển DVMT phù hợp với các
cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, tr 88.


12

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

b) Dịch vụ về rác thải bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải
rắn từ các hộ, các cơ quan, các cơ sở kinh doanh hay các nhà máy sản xuất, các
dịch vụ làm giảm chất thải.

c) Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự bao gồm các dịch vụ ngoài
trời, làm sạch băng và tuyết.
d) DVMT khác gồm dịch vụ làm sạch không khí bị ô nhiễm, hạn chế tiếng
ồn, bảo vệ thiên nhiên và cảnh quan môi trường.
- Đối với WTO việc phân loại DVMT được qui định trong hệ thống phân
loại sản phẩm như sau:
a) Dịch vụ nước thải (CPC 9401).
b) Dịch vụ xử lý chất thải (CPC 9402).
c) Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự (CPC 9403).
d) DVMT khác, bao gồm:
+) Dịch vụ làm sạch khí thải có hại (CPC 9404)
+) Dịch vụ giảm thiểu tiếng ồn (CPC 9405)
+) Dịch vụ bảo vệ cảnh quan và thiên nhiên (CPC 9406)
+) DVMT khác chưa được đề cập (CPC 9409).
- Theo cách phân loại của OECD (Organisation for Economic Cooperation and Development) /EUSTAT (The Basque Statistics Institute): Bao
gồm những dịch vụ cung cấp nhằm đo lường, ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu
hoặc khôi phục những thiệt hại môi trường đất, nước, không khí cũng như các
vấn đề liên quan đến chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái. Hệ thống này phân loại
gồm các dịch vụ sau:
a) Quản lý ô nhiễm trong đó có dịch vụ liên quan tới xây dựng và lắp đặt
công trình phụ trợ phục vụ mục đích quản lý ô nhiễm, các dịch vụ liên quan tới
lắp đặt và sử dụng.


13

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

b) Công nghệ và sản phẩm sạch hơn.
c) Công nghệ hạn chế rủi ro về môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và việc sử

dụng tài nguyên.
1.3. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
Là một quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển trên thế giới, mục
tiêu phát triển bền vững- có sự hài hoà giữa ba yếu tố phát triển kinh tế với vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường tại Việt Nam phải luôn đựợc coi trọng hơn cả,
mục tiêu này đã được đề cập khá cụ thể tại các Văn kiện đại hội Đảng, Chiến
lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Luật Bảo
vệ môi trường 2005… DVMT là môt trong những công cụ kinh tế hiệu quả
trong công tác bảo vệ môi trường để đạt được các mục tiêu chiến lược về bảo vệ
môi trường quốc gia. DVMT là ngành dịch vụ khá phát triển tại các quốc gia
như Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản… Bởi vậy chúng ta phải tham khảo
những kinh nghiệm của nước bạn áp dụng vào Việt Nam sao cho phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội, để khắc phục cũng như phòng ngừa ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường như hiện nay.
Bên cạnh đó xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường đang được toàn thể
nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, DVMT là một trong những nội dung trong công
tác này. Như vậy DVMT sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường
của toàn thể xã hội, của mọi thành phần kinh tế… và đồng thời nâng dần ý thức
của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường mặc dù ý thức giữ gìn môi trường
trong lành, sạch đẹp ở nước ta nhìn chung chưa cao. Có thể thấy rằng đây là một
nguồn lực quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trường, bởi khi Nhà nước chú trọng đẩy mạnh các loại hình DVMT bằng các
biện pháp kinh tế, pháp luật… sẽ tạo cơ sở vững chắc cho cộng đồng chung sức
bảo vệ môi trường.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến thời điểm hiện nay, những thách
thức và khó khăn mà chúng ta phải đối diện đã được đề cập khá nhiều trong các


14


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

diễn đàn cũng như trên các phương tiện truyền thông, DVMT cũng không nằm
ngoài những sự tác động đó. Bên cạnh những khó khăn mà các doanh nghiệp
Việt Nam phải đương đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, không thể không nói
tới những lợi ích mà chúng ta sẽ nhận được: Đó các doanh nghiệp kinh doanh
DVMT sẽ có cơ hội xâm nhập vào thị trường của 152 nước thành viên còn lại,
được đối xử bình đẳng bởi qui chế đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc
(MFN) mà các thành viên dành cho. Chúng ta được tiếp cận với những công
nghệ hiện đại của các quốc gia phát triển, những kinh nghiệm trong quản lý kinh
doanh, nguồn tín dụng trong nước cũng như ngoài nước sẽ tăng lên và đây là
một nhân tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả
năng kinh doanh bởi thiếu vốn kinh doanh là một trong những cản trở lớn cho
các doanh nghiệp trong nước, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên trường quốc tế. Mặt khác sẽ tạo ra cơ hội lựa chọn sử dụng các loại
dịch vụ phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của khách hàng trong
nước, tạo cơ hội việc làm trong nước nhiều hơn…
Ngoài ra, DVMT còn đóng vai trò hỗ trợ các ngành các lĩnh vực khác, đặc
biệt trong bối cảnh các nhu cầu bảo vệ môi trường của các nước cũng như ý thức
của người tiêu dùng ngày càng tăng.
1.4. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
1.4.1. Hiện trạng môi trường Việt Nam
Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong công tác
bảo vệ môi trường tuy nhiên tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nước
ta diễn ra ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có những nơi trở nên trầm trọng
với nồng độ chất gây ô nhiễm vượt quá nhiều lần cho phép. Có thể điểm qua bức
tranh về môi trường của Việt Nam như sau:
* Môi trường nước



15

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước ngầm, nước
biển. Nếu xét chung cả nước thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú chiếm khoảng 2% lượng dòng chảy của các dòng sông trên thế giới.
Trong khi đó, diện tích đất liền của nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% thế giới.
Với lượng mưa lớn cộng với hệ thống sông hồ dày đặc phân bố trên hầu hết lãnh
thổ thì nguồn nước của ta là tương đối dồi dào. Tuy nhiên do lượng mưa và sự
phân bố không đồng đều theo thời gian trong năm và theo vùng lãnh thổ, khả
năng giữ nước kém… đã gây nên tình trạng thừa nước vào mùa mưa và thiếu
nước vào mùa khô. Sự khan hiếm nước vào mùa khô gây khó khăn cho đời sống
và sản xuất nông nghiệp thêm vào đó nguồn nước mặt lại bị ô nhiễm do nước
thải sinh hoạt và công nghiệp thải trực tiếp vào kênh mương, sông hồ. Chất
lượng nước của mốt số khu vực như sông Sài Gòn, Thị Vải, Đồng Nai… bị suy
giảm. Theo kết quả đánh giá vào năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong
mùa cạn có thể lên tới 90km3 chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung
cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứngvới tần suất 75%.
Đặc biệt ở không ít và lưu vực sông lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần
tổng lượng nước có thể cung cấp. Điều đó có nghĩa là không những vượt quá xa
lượng nước cần có thể duy trì sinh thái mà không có nguồn nước tại chỗ để cung
cấp cho sinh hoạt và sản xuất.(5)
* Môi trường không khí, tiếng ồn, chất bụi, chất thải
- Các đô thị có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nông thôn. Sự bùng nổ
giao thông và gia tăng dân dòng người di cư vào trong thành thị đã dẫn đến
những vấn đề môi trường lớn tại các đô thị. Ở hầu hết các đô thị Việt Nam, ô
nhiễm bụi và khí thải thường lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi ở
các khu dân cư bên cạnh nhà máy, đường giao thông lớn hơn trị số tiêu chuẩn
cho phép từ 1.5 đến 3 lần có trường hợp cá biệt lên tới 5 lần. Tại những nút giao

thông lớn của các đô thị ô nhiễm không khí do các loại khí phát thải thường lớn
5()

Tiến sĩ Bùi Đường Nghiêu (chủ biên) “ Thuế môi trường”, Nxb Tài chính , tr112.


16

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

hơn trị số tiêu chuẩn cho phép. Ngoại trừ những cơ sở sản xuất mới đầu tư xây
dựng nhìn chung công nghệ sản xuất lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu
nhiên liệu không cao, chất thải tính trên đầu sản phẩm thường lớn. Các vùng dân
cư lân cận các nhà máy lớn thường bị ô nhiễm trầm trọng, vượt quá trị số tiêu
chuẩn cho phép.
- Đối với vấn đề chất thải nguy hại, mặc dù thực tế chất thải nguy hại ở
nước ta hiện nay không nhiều bằng các nước phát triển khác, song nước ta đang
trong quá trình phát triển kinh tế mạnh, đô thị hoá, gia tăng dân số và công
nghiệp hóa thì lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng tăng sẽ
tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường tổng lượng chất
thải rắn nguy hại phát sinh hằng năm trên toàn quốc là 125.000 tấn bao gồm chất
thải của các ngành công nghiệp nhẹ, hoá chất, cơ khí luyện kim, y tế, chất thải
sinh hoạt đô thị. Chất thải rắn nguy hại của ngành điện- điện tử có số lượng ít
nhất nhưng lại chứa chất hữu cơ khó phân huỷ như PCB và kim loại nặng đặc
biệt nguy hại tới sức khoẻ của con người và môi trường.
Chất thải rắn nguy hại tập trung chủ yếu ở ba trọng điểm kinh tế là miền
Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), miền Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi), miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu). Trong
đó chất thải rắn nguy hại phát sinh ở khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam,
khoảng 80.332 tấn/năm, lớn gấp ba lần khu phía Bắc và lớn gấp 20 lần miền

Trung. Thách thức lớn nhất cho các kế hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn nguy
hại hiện nay chính là thiếu vốn đầu tư, việc thiết kế xây dựng một bãi trôn lấp
chất thải hợp vệ sinh đòi hỏi một số vốn lớn, việc xây dựng các khu xử lý tập
trung chất thải nguy hại qui mô trung bình đòi hỏi số vốn đầu tư từ 40- 100 triệu
USD đó còn chưa kể đến quỹ đất khá lớn cho cần cho bãi lấp và khu xử lý chất
thải nguy hại. Đây là một vấn đề đặc biệt khó khăn của nhiều địa phương đặc
biệt là các tỉnh cùng đồng bằng trung du vốn đông dân cư và ít đất canh tác.


17

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Từ thực trạng môi trường ở nước ta như trên vấn đề khắc phục, phòng
ngừa ô nhiễm suy thoái môi trường hết sức cấp thiết, sự cần thiết này sẽ tạo ra
rất nhiều cơ hội cho ngành DVMT phát triển. Tuy nhiên thực trạng về DVMT tại
Việt Nam hiện nay ra sao? Câu trả lời sẽ được làm sáng tỏ trong phần tiếp theo
đây.
1.4.2. Thưc trạng dịch vụ môi trường tại Việt Nam trước khi gia nhập
WTO
Mặc dù trước khi gia nhập WTO, vấn đề bảo vệ môi trường cũng đã được
Nhà nước và toàn thể nhân dân quan tâm tới, cụ thể các vấn đề liên quan đến
bảo vệ môi trường đã được thể chế hóa trong các văn kiện đại hội Đảng, trong
Luật Bảo vệ môi trường 1993 và các văn bản pháp lý liên quan khác. Tuy nhiên
sự quan tâm này cũng ở một mức độ nhất định, sự chú trọng hơn cả là tăng
trưởng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng do ảnh hưởng của cơ
chế kế hoạch tập trung để lại. Do vậy tình trạng môi trường ngày càng biến đổi
xấu như đã được chỉ ra trong phần trước dường như chưa phải là vấn đề đáng lo
ngại, chính vì lý do đó mà DVMT chưa có “cơ hội” để phát triển. Vào thời điểm
trước khi Việt Nam gia nhập WTO ngành DVMT là ngành dịch vụ còn khá mới

mẻ, chỉ có một vài công ty kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhưng
theo hình thức sở hữu Nhà nước. Vấn đề sở hữu Nhà nước đối với ngành này
không chỉ xuất hiện tại Việt Nam mà đây là xu hướng chung trên thế giới tại một
số quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản,… Điều này được lý giải bởi những nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, một số tiểu ngành dịch vụ trong ngành dịch vụ này mang đặc
điểm của hàng hóa công cộng, tức ở đó không cho phép có sự tham gia của
thành phần sở hữu tư nhân như vệ sinh đường phố, công viên…
Thứ hai, DVMT là ngành đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn ví dụ như dịch vụ
xử lý rác thải, dịch vụ xử lý nước thải… trong khi tại nước ta thời kỳ trước đây
và hiện nay các doanh nghiệp thường tồn tại dưới dạng doanh nghiệp vừa và


18

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

nhỏ, chúng chiếm tới 90% trong các loại hình doanh nghiệp. Do vậy các doanh
nghiệp này không thể có đủ lượng vốn đầu tư hoặc nếu có đầu tư đi chăng nữa
thì phần lợi nhuận mà họ thu được không thể bù đắp được chi phí khổng lồ mà
họ bỏ ra. Điều này lý giải vì sao các nhà đầu tư trong ngành DVMT chiếm một
con số ít ỏi.
1.4.3. Thực trạng dịch vụ môi trường tại Việt Nam sau khi gia nhập
WTO
Kể từ khi là thành viên của WTO đến nay, Việt Nam luôn đẩy mạnh các
biện pháp để thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập với các nước thành viên
nói chung và ngành DVMT nói riêng. Trước đây khi DVMT chỉ xuất hiện tại
một số doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thì hiện nay được mở rộng với cả
hình thức sở hữu tư nhân. Bởi lẽ một trong những mục tiêu hoạt động của WTO
là góp phần đẩy mạnh tự do hoá thương mại quốc tế và không một quốc gia

thành viên nào được phép cản trở quá trình này, trừ một số trường hợp ngoại lệ
dành cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Khi đã trở thành thành
viên của WTO Việt Nam cũng phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ để thực hiện tự
do hoá thương mại, nghĩa là mở cửa cho thành phần sở hữu tư nhân tham gia
kinh doanh và sự xuất hiện của sở hữu tư nhân trong ngành DVMT là biểu hiện
của việc tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của Việt Nam. Bước tiến lớn trong quá
trình hoàn thiện pháp luật về DVMT là những qui định về dịch vụ bảo vệ môi
trường trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, đã tạo nền tảng pháp lý vững chắc
cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Có thể đưa ra một số dữ liệu sau
về DVMT tại nước ta trong thời gian vừa qua như sau:
- Về thành phần kinh tế tham gia: Gần đây do thực hiện chủ trương xã
hội hoá công tác bảo vệ môi trường cũng như thực hiện các cam kết trong WTO,
bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh DVMT dưới hình thức sở hữu Nhà nước
đã xuất hiện một số Công ty cổ phần, Hợp tác xã (do Liên minh hợp tác xã Việt
Nam đã ứng dụng tiến bộ kĩ thuật xây dựng mô hình hợp tác xã thu gom và chế


19

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

biến rác thải sinh hoạt cho các thị trấn và khu vực nông thôn), Trung tâm nghiên
cứu như Công ty cổ phần nước và môi trường WACO, Hợp tác xã DVMT Tiền
Phong xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt và phụ phẩm nông nghiệp,
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ Tiền Giang…
- Về năng lực cung cấp DVMT: Theo kết quả điều tra của Dự án “Điều
tra hiện trạng ngành công nghiệp môi trường, đề xuất giải pháp nhằm phát
triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam” do Viện Nghiờn cứu Chiến lược
Chính sách công nghiệp tiến hành trong các năm 2006- 2007 trờn phạm vi 20
tỉnh, đó thống kờ được khoảng trên 2000 doanh nghiệp đang hoạt động trong

lĩnh vực môi trường. Bên cạnh các công ty URENCO (Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên môi trường đô thị) của các tỉnh, thành phố còn có các
doanh nghiệp tư nhân các nhà cung cấp nước ngoài dưới hình thức liên doanh
hoặc 100% vốn nước ngoài. Quy mô của các công ty cũng tăng rất nhanh, trong
đó một số công ty có doanh số lên đến 1000 tỷ VNĐ/năm.
Hoạt động môi trường của Việt Nam đang dần trở nên chuyên môn hóa
sõu, mang tớnh cụng nghiệp với cỏc doanh nghiệp chuyờn sản xuất và cung ứng
dịch vụ trờn tất cả 3 lĩnh vực dịch vụ, sản xuất thiết bị cụng nghệ và quản lý tài
nguyờn. Mặc dù đó đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo đánh giá của
các chuyên gia, ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam vẫn chưa thực sự
phát triển do gặp nhiều trở ngại.
Qui mô các doanh nghiệp không ngừng tăng. Các lĩnh vực hoạt động
không ngừng được mở rộng không chỉ ở khu vực đô thị mà còn tại các khu công
nghiệp, tại các doanh nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế, quản lý tài nguyên
thiết bị công nghệ.
- Phân ngành xử lý nước thải: Năng lực cung cấp dịch vụ trong các
doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, lượng nước thải chưa được xử lý hoặc
được xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn vẫn còn lớn. Giá dịch vụ trong nước thấp,
rất cạnh tranh, chất lượng dịch vụ chưa cao, chậm đổi mới công nghệ, trình độ


20

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

chuyên môn còn thấp, thời gian cung cấp chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng,
qui mô doanh nghiệp đa phần là vừa và nhỏ.
- Phân ngành xử lý chất thải rắn: Hầu hết chất thải rắn trong các khu
công nghiệp, khu chế xuất chưa được thu gom và xử lý tại chỗ mà ký kết hợp
đồng với các công ty cung cấp dịch vụ có chức năng bên ngoài khu công nghiệp

xử lý. Đối với rác thải sinh hoạt hiện nay do doanh nghiệp nhà nước URENCO
xử lý và một số doanh nghiệp tư nhân tham gia thu gom.
- Phân ngành xử lý khí thải và giảm tiếng ồn: Hiện chưa có doanh
nghiệp xử lý khí thải và tiếng ồn tại các đô thị. Các dịch vụ cung cấp trong lĩnh
vực này chủ yếu là dịch vụ tư vấn, dịch vụ quan trắc, thiết kế…, và được thực
hiện chủ yếu bởi các viện, trung tâm nghiên cứu. Các thiết bị công nghệ xử lý
khí thải chủ yếu là nhập khẩu nước ngoài.
- Phân ngành đánh giá tác động môi trường: Chủ yếu do các viện,
trường, trung tâm nghiên cứu cung ứng với tỷ lệ trên 90%. Đây là lĩnh vực
doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh, tuy nhiên chất lượng chưa cao,
giá dịch vụ chưa hợp lý phần lớn qui định theo tỷ lệ tổng vốn đầu tư của dự án.
Như vậy, đánh giá một cách tổng thể có thể thấy rằng nếu nhìn theo mục
tiêu ngắn hạn thì ngành DVMT chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao. Điều này xuất phát bởi những lý do
sau:
Thứ nhất, vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay chưa được các doanh nghiệp
và người dân quan tâm một cách đáng kể. Thị trường Việt Nam đã bắt đầu có
nhu cầu sử dụng dịch vụ này, tuy nhiên con số sử dụng dịch vụ chưa cao bởi lẽ
chỉ khi bảo vệ môi trường tồn tại trong ý nghĩ thường trực của mỗi người, khi
sức ép của cạnh tranh với nhu cầu đòi hỏi các “sản phẩm xanh”… thì lúc đó
phương diện của vấn đề sẽ theo chiều ngược lại còn hiện nay những vấn đề trên
chưa thực sự được quan tâm tại Việt Nam.


21

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Thứ hai, cơ sở hạ tầng và công nghệ tương đối lạc hậu chưa có sức cạnh
tranh, đây là một bài toán khó có lời giải đáp không chỉ đối với ngành DVMT

mà đối với cả các ngành thương mại khác ở nước ta. Cơ sở hạ tầng là một trong
những nguyên nhân chính của hiện tượng một số nhà đầu tư nước ngoài thôi
không đầu tư vào nước ta nữa, mặc dù họ biết có rất nhiều tiềm năng và lợi thế
tại Việt Nam.
Thứ ba, các chính sách ưu đãi mặc dù đã được đề cập trong Luật Đầu tư,
Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng
01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường,
nhưng thực sự vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài (Theo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Cục Đầu tư nước
ngoài- FIA (Foreign Investment Agency) trong lĩnh vực môi trường tại Thành
phố Hồ Chí Minh không có dự án nào, tại Thành phố Hải Phòng chỉ có một dự
án với tên gọi dự án “Sản xuất thiết bị lọc nước và xử lý nước thải”, hay tại
Thành phố Hà Nội cũng chỉ có một vài dự án). Một trong những lý do của tình
trạng trên là những qui định về ưu đãi hỗ trợ đối với hoạt động bảo vệ môi
trường còn mang tính chất qui định chung chung, hoặc không mở rộng cho tất cả
các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này. Một điều hiển nhiên là khi đầu tư
vào bất cứ lĩnh vực, bất cứ ngành nào các nhà đầu tư thường quan tâm đến
những ưu đãi cũng như hỗ trợ đầu tư của quốc gia nước sở tại. Nếu như các ưu
đãi này chưa thực sự hấp dẫn thì sự đầu tư cũng hạn chế.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư trong nước hạn hẹp. Đây là một cản trở lớn đối
với các doanh nghiệp Việt Nam khi đang bước ra một sân chơi đầy mạo hiểm và
cạnh tranh khốc liệt, phần thắng chỉ thuộc về những chủ thể thực sự có năng
lực.
Tuy nhiên nhìn theo hướng một mục tiêu dài hạn thì có lẽ đây là một thị
trường thực sự tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư
nước ngoài bởi những lý do sau:


22


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Thứ nhất, để thực hiện các cam kết của mình đối với WTO Chính phủ sẽ
có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ nhất định, mang tính thực tiễn hơn đối với
các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như hỗ trợ về
giải phóng mặt bằng, về xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm miễn thuế… để tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp có đủ tiềm lực hoạt động. Bên cạnh đó, các cam kết
mở cửa thị trường trong biểu cam kết cũng là những lợi thế nhất định mà các
nhà đàm phán có thể tính toán một cách khéo léo nhất những điều có lợi cho
doanh nghiệp trong nước. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi các qui chế
đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN) được áp dụng thì chính sự
đối xử bình đẳng này sẽ tạo tiền đề cho các doanh nghiệp đó phát huy thế mạnh
của mình khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Thứ hai, khi cuộc sống của người dân càng được nâng cao thì nhu cầu về
một môi trường xanh sạch đẹp là một điều tất yếu. Bên cạnh đó khi sức ép của
hội nhập kinh tế quốc tế, của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong vấn đề
sản xuất ra những sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, cũng như nhu cầu của
người dân thì lúc đó thực sự DVMT là ngành không thể thiếu trong đời sống xã
hội. Đặc biệt nhu cầu này trong tương lai có xu hướng ngày càng tăng và ngành
DVMT hứa hẹn một môi trường tiềm năng đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong
và ngoài nước.
1.4.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÀNH DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
* Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu
Có thể thấy rằng Liên minh châu Âu (EU) được xem là một trong những
thị trường khó tính nhất thế giới trong vấn đề nhập khẩu hàng hoá và các dịch vụ
thương mại. EU quản lý hàng hóa nhập khẩu bằng các qui định về tiêu chuẩn
như hệ thống qui định HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn),
các qui định về phụ gia thực phẩm, về đóng gói, về nhãn sản phẩm… Tuy nhiên



23

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

đối với lĩnh vực DVMT, EU đã đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy ngành
này phát triển như sau:
- Khuyến khích tái chế chất thải: Áo ban hành một Nghị định về bao bì
với mục tiêu khuyến khích tái chế tới 80% chất thải, Bỉ áp dụng những qui định
về sử dụng nguyên liệu tái chế và tái sử dụng các chất thải nguy hại, Đan Mạch
xây dựng một chương trình hành động về chất thải và tái chế, Phần Lan cũng đặt
ra mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế giấy thải tới mức yêu cầu chung của EU. Pháp luật
qui định mọi chất thải phải được qua xử lý, đồng thời ban hành một Nghị định
yêu cầu các doanh nghiệp phải tái chế lại các bao gói họ thải ra hoặc chuyển đến
các đơn vị chức năng tái chế.
- Sử dụng công cụ kinh tế nhằm đảm bảo sự tuân thủ thay vì chỉ sử dụng
các công cụ hành chính: như Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế đối với chất thải. Ở Nauy để
khuyến khích tái chế hoặc thải an toàn đối với 26 loại chất thải và giảm lượng
chất thải nói chung, Nhà nước đã đánh thuế đối với nồng độ khí CO 2 thải ra.
Thụy Điển cũng đánh thuế đối với chất thải có chứa Sunphua, thu phí đối với
nitro ôxit, đánh thuế đối với diesel…
- Một số nước còn áp dụng hình thức thoả thuận tự nguyện của ngành đối
với Chính phủ như: Áo đã kí kết về việc tăng cường tái chế trong các ngành sản
xuẩt giấy, xi măng, nhựa và ngành sản xuất động cơ giao thông theo hình thức
thoả thuận tự nguyện này, hoặc Hà Lan áp dụng thoả thuận tự nguyện đối với
ngành luyện kim, hoá chất và in ấn.
- EU tận dụng những ngoại lệ của WTO về trợ cấp để cho phép các nước
thành viên được trợ cấp cho các chương trình môi trường của doanh nghiệp như
hỗ trợ tài chính trong trường hợp doanh nghiệp doanh nghiệp vì khó khăn mà
không thực hiện được chính sách môi trường…

* Kinh nghiệm của Trung Quốc


24

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc áp dụng một số biện pháp để thúc đẩy
sự phát triển của ngành công nghiệp môi trường bao gồm:
- Yêu cầu chính quyền và phòng ban các cấp dành sự quan tâm chiến lược
đến phát triển ngành môi trường bằng cách nêu rằng ngành môi trường là một
lĩnh vực ưu tiên trong quá trình tái cơ cấu các ngành kinh tế.
- Áp dụng cơ chế thị trường đối với các nhà sản xuất hàng hoá môi trường
và cung cấp DVMT và tạo cho họ môi trường cạnh tranh bình đẳng. Đồng thời
các phòng ban về khoa học và công nghệ các cấp và các cơ quan quản lý có
thẩm quyền cũng được yêu cầu hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phát triển, triển
khai và xúc tiến của ngành môi trường. Theo báo cáo tổng hợp “Điều tra, nghiên
cứu, xây dựng khuôn khổ chính sách hạn chế tác động tiêu cực lên môi trường
giai đoạn hậu WTO” của Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường
cho biết rằng Cục bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc đã ban hành Quyết
định về một số vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ môi trường và ngành
môi trường trong đó nêu rõ sẽ áp dụng các yêu cầu cao hơn đối với phát triển
ngành môi trường trong bối cảnh tái cấu trúc các ngành, Quyết định nêu rằng
ngành môi trường cần được mở rộng về qui mô tại một số lĩnh vực chủ chốt một
cách có kế hoạch.
- Ngoài ra, Trung Quốc còn ban hành một số chính sách quản lý liên quan
đến DVMT bao gồm: Các qui định về công tác đánh giá tác động môi trường,
các qui định quản lý dịch vụ quan trắc môi trường, các qui định về cấp phép hoạt
động thiết kế cơ khí môi trường, các qui tắc quản lý liên quan đến vận hành các
thiết bị môi trường, các chính sách tài chính và thuế quan liên quan đến DVMT

(các chính sách cho vay vốn ưu đãi phát triển DVMT và chính sách ưu đãi về
thuế thu nhập đối với doanh nghiệp môi trường)...
* Kinh nghiệm của Thái Lan
Từ thập kỷ 90 Thái Lan đã nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành
DVMT, tuy nhiên các chính sách của Chính phủ trong giai đoạn đó mới chỉ tập


25

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

trung vào việc tạo công ăn việc làm mà không chú ý tới vấn đề bảo vệ môi
trường. Thái Lan đã dựa quá nhiều vào khả năng tự xử lý chất thải của hệ sinh
thái. Nguồn cung các DVMT như quản lý chất thải độc hại hoặc ít hoặc được
cung cấp bởi cơ quan Chính phủ như là một phần trong trong chính sách phúc
lợi xã hội. Các “vấn đề xanh” bao gồm rừng, sông, động vật hoang dã và đất chủ
yếu được giải quyết bởi khu vực Nhà nước, trong khi đó khu vực tư nhân tham
gia một cách tích cực trong việc giải quyết các “vấn đề xám”.
- Về dịch vụ xử lý rác thải: Tại Thái Lan các dịch vụ này được tiến hành
bởi chính quyền địa phương. Tuy nhiên các cơ quan địa phương lại gặp phải vấn
đề trong việc đưa chi phí xử lý vào phí dịch vụ nước sạch. Gần đây khu vực tư
nhân ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực này, nhằm giảm bớt nhu cầu về vốn
đầu tư và mua công nghệ mới của khu vực Nhà nước và hợp lý hoá dịch vụ này.
Khu vực tư nhân được tham gia dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ góp vốn của
cơ quan quản lý nước thải không quá 30%.
- Về chất thải công nghiệp đặc biệt là chất thải độc hại việc xử lý được
thực hiện bởi cơ chế độc quyền. Cụ thể một số công ty tư nhân như GENCO
được cấp phép xử lý chất thải công nghiệp. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động
GENCO có trách nhiệm xử lý chất thải công nghiệp và hộ gia đình trên khắp cả
nước, hoạt động của công ty này rất hiệu quả và vì thế Chính phủ tập trung rất ít

vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn và có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng của
lĩnh vực xử lý nước thải.


×