Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.12 KB, 59 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao và
hệ trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “ Chăm sóc và giáo dục tốt các
cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, “ Trước hết, gia đình phải làm thật
tốt công việc ấy; các Đảng ủy...các ban, ngành, đoàn thể khác phải có kế hoạch
cụ thể chăm sóc các cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ”. [5, tr7]
Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và
đang quan tâm ngày một tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thực tế công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay đã có
nhiều chuyển biến đáng khích lệ, thực trạng tình hình trẻ em ở nước ta đang
được cải thiện trên nhiều mặt về đời sống vật chất và tinh thần. Quốc tế đánh giá
cao những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong sự nghiệp bảo vệ quyền trẻ
em.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tình hình trẻ em bị xâm phạm về
thể chất và tinh thần, môi trường sống không đảm bảo lành mạnh và an toàn
đang là một thực tế hiện nay. Vi phạm hành chính về trẻ em là một trong những
nguyên nhân dẫn đến hệ quả tiêu cực đó. Vậy thì, pháp luật hiện hành đã quy
định như thế nào về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ
em? Các quy định đó đã đủ sức răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm, đã tạo ra
được hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý nghiêm
minh các hành vi vi phạm hay chưa? Đó là những nội dung quan trọng cần được
chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu và làm sáng tỏ, để qua đó có những kiến giải,
đóng góp quan trọng nhằm hoàn thiện pháp luật.


2

Với đề tài: “ Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong


lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em”, bài viết này, chúng tôi, mong muốn góp phần
quan trọng, có ý nghĩa cụ thể và thiết thực vào mục đích nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
“ Bảo vệ quyền trẻ em theo quy định của pháp luật” và “ Xử phạt vi phạm
hành chính- các vấn đề có liên quan” là hai nội dung không mới. Vì vậy, nó đã
được nhiều đề tài khoa học pháp lý nghiên cứu và làm sáng tỏ ở những mức độ
khác nhau. Tuy vậy, “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em” lại là một đề tài còn rất mới trong khoa học pháp
lý hiện nay. “Mới” ở đây là bởi vì còn rất ít đề tài khoa học nghiên cứu về nó.
Trong qua trình tìm tòi tài liệu, chúng tôi, đã không tìm thấy một đề tài có nội
dung tương tự nào nghiên cứu về vấn đề này. Đó là khó khăn và cũng là động
lực để chúng tôi cố gắng hoàn thành tốt đề tài mà mình đã lựa chọn.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
Phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài này là hệ thống các quy phạm pháp
luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ
em. Trên cơ sở trình bày những vấn đề có tính chất lí luận về quyền trẻ em, vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em và tập hợp hóa để phân
tích, đánh giá, nhận xét tất cả các quy phạm pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính về trẻ em; chúng tôi đưa ra các biện pháp cụ thể vừa có tính chất lí luận
vừa có tính chất thực tiễn áp dụng các loại quy phạm này trong điều kiện kinh
tế, xã hội của nước ta hiện nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính đối với trẻ em. Để hoàn thành được mục đích đó đề tài cần
phải: Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan, phân tích đánh giá các quy
định của pháp luật hiên hành để đưa ra những kiến giải và phương hướng biện
pháp cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
* Phương pháp luận:



3

Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử để xem xét vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ và khách quan
nhất.
* Phương pháp riêng (phương pháp củ thể có tính đặc thù):
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu (chủ yếu);
- Phương pháp lôgíc - lịch sử;
- Phương pháp liên hệ so sánh, thống kê mô tả.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
1.1. Quyền trẻ em và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là hạnh phúc của gia đình, là
lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dành tình cảm đặc biệt cho trẻ em. Tình thương yêu Bác dành cho
trẻ em thật vô bờ bến, tình yêu đó bắt nguồn từ lý tưởng của Bác: suốt đời phấn
đấu cho sự nghiệp vĩ đại - giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Mưu cầu
hạnh phúc cho nhân dân, đó là điều “ham muốn tột bậc của Người. Sự quan tâm
đặc biệt của Người dành cho trẻ em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng,
“Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người. Trong chiến lược đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước. Vì “ngày nay
các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế
giới”. Tư tưởng này giờ đây vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó và hoàn toàn phụ
hợp với tư tưởng của thời đại: “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”. Như vậy,
Người đã chỉ cho chúng ta thấy trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ về mọi mặt:
Sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí và hoạt động đoàn thể.[5, tr5]
Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao và
hệ trọng. Nó đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, sự nỗ lực



4

và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội. Thấm nhuần tư tưởng của Người,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang quan tâm ngày một tốt hơn công tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Dưới góc độ pháp lý, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì “Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004); còn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, tại Điều 1 quy
định: “ Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi,
trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn”.
Như vậy, trẻ em đó là những cá nhân còn đang trong độ tuổi phát triển toàn
diện về thể lực và trí tuệ, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt, nhạy cảm về suy
nghĩ, dễ tác động về yếu tố khách quan và cần được giáo dục, chăm sóc, bảo vệ
trong một môi trường thực sự lành mạnh và tiến bộ.
* Quyền trẻ em dưới góc độ quyền con người
Quyền con người là một khái niệm rộng với nội dung đa dạng, tính chất
nhảy cảm và phức tạp. Khái niện quyền con người được hình thành từ lâu đời và
gắn liền với quá trình đấu tranh chống áp bức bóc lột của loài người. Khi nghiên
cứu về quyền con người thông thường có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là
trái ngược nhau do cách tiếp cận và quan điểm của mỗi người là khác nhau.
Dưới góc độ pháp lý theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Hảo thì “quyền
con người là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật về sự
dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần
sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định
các hoạt động của mình dựa trên cơ sở pháp lý” (Quyền con người trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam- Hoàng Văn Hảo) [11]. Còn theo ông Trần Quang
Tiệp thì “ quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người

mới được hưởng trong điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội nhất
định”[7]


5

Theo chúng tôi, quyền trẻ em- quyền con người là những quyền nhân sinh,
mang tính chất tự nhiên và xã hội mà bất kể một cá thể nào sinh ra đều có quyền
được hưởng khi họ tham gia vào quan hệ giữa con người với con người, giữa
con người với thế giới tự nhiên, giữa con người với thế giới tâm linh và quan hệ
giữa họ với chính bản thân mình; các quyền con người đó phải được bảo vệ
bằng pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật Quốc gia và Pháp luật Quốc tế.
Tuyên bố thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
quy định: Điều 1 “ Mọi người sinh ra đều bình đẳng về phẩm giá và nhân quyền.
Họ được phú cho lý trí và tương lai và phải đối xử với nhau trong tình anh em”;
Điều 2 “ Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản
tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da,
giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân
tộc hoặc xã hội, tài sản, giống nòi hay các tình trạng khác...”. Như vậy, trẻ em
cần phải được hưởng đầy đủ các giá trị quyền lợi tự nhiên và xã hội của con
người, được bảo vệ bằng pháp luật. Bên cạnh đó, trẻ em còn được hưởng các
quyền khác mà xã hội ưu tiên dành cho. Để chăm sóc, bảo vệ các quyền của trẻ
em cần có sự chung sức của toàn thể xã hội với nhiều hoạt động khác nhau,
trong đó xử lý để ngăn chăn và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật đối
với trẻ em là một hoạt động quan trọng mang tính pháp lý đặc trưng.
* Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền trẻ em
Các quyền và nghĩa vụ của trẻ em được pháp luật Việt Nam ghi nhận và
bảo hộ trong các văn bản pháp luật khác nhau từ: Hiến pháp, Luật, đến các văn
bản dưới luật. Điều 65, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục”. Cụ thể hơn, theo quy định tại Chương II, Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, thì trẻ em có các quyền sau:
“ Trẻ em có quyền được khai sinh, có quốc tịch (Điều 11);
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12);
Trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ (Điều 13);


6

Trẻ em có quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự (Điều 14);
Trẻ em có quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (Điều 15);
Trẻ em có quyền được học tập (Điều 16);
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch (Điều 17);
Trẻ em có quyền phát triển năng khiếu (Điều 18);
Trẻ em có quyền có tài sản (Điếu 19);
Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động
xã hội (Điều 20)”.
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật quy định một cách trực tiếp
quyền và nghĩa vụ của trẻ em thì Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật khác làm căn cứ pháp lý cho việc đấu tranh phòng chống các
hành vi xâm hại quyền trẻ em, như Bộ luật hình sự năm 1999, Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002; Nghị định 114 ngày 03/10/2006 quy định xử phạt
vi phạm hành chính về dân số và trẻ em… Các văn bản sẽ được chúng ta nghiên
cứu cụ thể hơn ở phần sau của bài viết.
* Một số các điều ước quốc tế quan trọng về quyền trẻ em
Thứ nhất, Tuyên bố thế giới về nhân quyền, thông qua và tuyên bố theo
Nghị quyết số 217A( III ), ngày 10 tháng 12 năm 1948 của Đại hội đồng bảo an
Liên hợp quốc. Đây là văn kiện pháp lý Quốc tế đặc biệt quan trọng có phạm vi

và giá trị hiệu lực tối cao trong sự nghiệp quốc tế về bảo vệ các giá trị nhân
quyền. Tuyên bố thế giới về nhân quyền là Điều ước quốc tế chung về quyền
con người, trong đó có điều khoản riêng quy định về quyền trẻ em, Điều 25
khoản 2 quy định: “ Người mẹ và trẻ em được đảm bảo sự chăm sóc và giúp đỡ
đặc biệt. Mọi đứa con dù trong hay ngoài giá thú đều phải được hưởng sự bảo
hiểm xã hội như nhau”.
Thứ hai, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, thông qua ngày 20 tháng11
năm 1989, có hiệu lực ngày 2 tháng 9 năm 1990. Việt Nam gia nhập Công ước


7

này ngày 20 tháng 2 năm 1990. Đây là công ước quốc tế dành riêng để bảo vệ
quyền trẻ em, là cơ sở pháp lý quan trọng ràng buộc trách nhiệm của các quốc
gia thành viên trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em. Tại Điều 2,
Công ước quy định: “ 1. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm
những quyền được nêu ra trong công ước đối với trẻ em thuộc quyền tài phán
của họ không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay
người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, tiếng
nói, tôn giáo nào, không kể người đó có quan điểm chính trị hay quan điểm gì
khác mhư thế nào, gốc gác quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất
thân và những mối tương quan ra sao...”; Điều 3, của Công ước quy định: “
Trong mọi hoạt động đối với trẻ em dù của cơ quan phúc lợi xã hội của Nhà
nước hay của cá nhân, Tòa án hay nhà chức trách hành chính, cơ quan lập
pháp, thì những lợi ích tốt nhất của tẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu...”
Hay tại Điều 24 khoản 1 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị mà Việt Nam gia nhập ngày 24 tháng 9 năm 1982 đề cập đến vấn đề
bảo vệ quyền trẻ em cũng quy định trên tinh thần tương tự như vậy.
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới (và là nước đầu tiên ở Châu Á)
phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việc phê chuẩn rất sớm

toàn bộ Công ước không phải bảo lưu một điều khoản nào cho thấy sự quan tâm
của Nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Điều này phản ánh một
truyền thống từ lâu đời của dân tộc ta là luôn dành cho trẻ em những lợi ích tốt
đẹp nhất.
1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em
Hiện nay, các loại vi phạm hành chính về trẻ em được quy định cụ thể trong
Nghị định số 114/2006/NĐ - CP ngày 03/ 10/ 2006 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em (NĐ số 114/2006/NĐ - CP), Nghị
định số 45/2004/NĐ - CP ngày 06/04/2005/ của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế (NĐ số 45/2005/NĐ - CP), Nghị định số 56/2006/
NĐ - CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong


8

lĩnh văn hóa - thông tin (NĐ số 56/2006/NĐ - CP), Nghị định 150/2005/NĐ CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh trật tự, an toàn xã hội (NĐ số 150/2005/NĐ - CP), Nghị định số
76/2006/NĐ- CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tư pháp (NĐ số 76/2006/NĐ-CP), Nghị định số
49/2005/NĐ- CP ngày 11/04/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục (NĐ số 49/2005/NĐ- CP). Trong đó NĐ số
114/2006/NĐ - CP được xem là văn bản pháp lý trung tâm, tập trung quy định
về lĩnh vực này. Do đó, sau đây xin được gọi tắt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ quyền trẻ em là “vi phạm hành chính về trẻ em”
Bên cạnh đó cũng có một số các Nghị định khác quy định xử phạt vi phạm
hành chính mà chủ thể bị xâm phạm là người chưa thành niên (theo quy định
của pháp luật Việt Nam người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi; như vậy,
nó bao hàm trong đó có cả trẻ em), hay nhóm các chủ thể thường được xác định
là trẻ em, như các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định số
87/2001/NĐ- CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nhưng vì không xác định được cụ thể
các chủ thể này có phải là trẻ em hay không nên chúng ta sẽ không xem xét nó
trong phạm vi bài viết này.
* Khái niệm vi phạm hành chính về trẻ em
Vi phạm hành chính về trẻ em là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em mà không phải là tội phạm và phải bị xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Vi phạm hành chính đối
với trẻ em ngoài những đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung nó còn
mang một số đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, chủ thể bị vi phạm trong quan hệ pháp luật này là trẻ em hay nói
cách khác nạn nhân của hành vi vi phạm này là trẻ em. Mà theo quy định của


9

luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt
Nam dưới mười sáu tuổi.
Thứ hai, khách thể của loại quan hệ pháp luật này là các quyền được chăm
sóc và bảo vệ của trẻ em được pháp luật ghi nhận và bảo hộ thông qua các hoạt
động quản lý của nhà nước. Đối tượng trực tiếp là các giá trị vật chất và tinh
thần mà trẻ em được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành. Như quyền
được chăm sóc nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức; quyền được
học tập; quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi; quyền có tài sản, hưởng
thừa kế, hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;...được quy
định tại luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
* Các loại vi phạm hành chính về trẻ em
Vi phạm hành chính về trẻ em là các loại vi phạm hành chính xâm phạm
đến các quyền của trẻ em được pháp luật bảo vệ, các quyền cơ bản đó được quy

định tại Chương II, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Hiện
nay, các loại vi phạm hành chính về trẻ em được quy định cụ thể trong một số
các Nghị định của Chính phủ đã liệt kê ở phần trên. Theo đó, tại NĐ số 114 quy
định 14 loại hành vi; Nghị định 45 có hai loại hành vi quy định tại Điều 16, Điều
17; Nghị định 56 có một loại hành vi quy định tại Điều 27; Nghị định 150 có
một loại hành vi quy định tại Điều 26; Nghị định 76 có hai loại hành vi quy định
tại Điều 12, Điều 32 và Nghị định 49 có ba loại hành vi quy định tại Điều 8,
Điều 15, Điều 21 vi phạm hành chính về trẻ em (các loại hành vi này đã được
liệt kê cụ thể ở phần phụ lục của bài viết này).
Nhìn chung, hầu hết các vi phạm hành chính về trẻ em được pháp luật quy
định đều có những biệu hiện về dấu hiệu của hành vi phạm tội hình sự. Do vậy,
việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính về trẻ em và phạm tội hình sự
về trẻ em là rất khó khăn và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, xử lý
kịp thời và tiến tới phòng chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật xâm phạm


10

đến quyền trẻ em. Việc xác định ranh giới này cần phải căn cứ triệt để vào hậu
quả gây hại của hành vi vi phạm, yếu tố chủ thể và các dấu hiệu khác cấu thành
hành vi vi phạm đó. Ví dụ như :
1. Hành vi cản trở, không khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em (éiều 12 của
Nghị ðịnh 114) có các loại hành vi cụ thể :
- Người đang chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, dạy học cho trẻ em mà
không thông báo kịp thời cho gia đình hoặc không đưa ngay trẻ em đến khám
bện, chữa bệnh tại các cơ sở y tế gần nhất khi trẻ em đột xuất có dấu hiệu bị
bệnh nặng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đối với loại vi phạm này, dấu hiệu
thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên,
nếu hậu quả là trẻ em chết thì hành vi sẽ cấu thành tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102 Bộ luật hình sự.

- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em. Chủ thể của loại vi phạm này
chỉ có thể là các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm khám, chữa bệnh cho trẻ em
theo qui ðịnh của pháp luật.
- Thu tiền khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi tại các cơ sở y tế
công lập trái với quy định của pháp luật.
- Cố tình không sự dụng trang thiết bị, phương tiện khám bệnh, chữa bệnh
cho trẻ em trong khi có điều kiện và được phép sự dụng.
éối với loại vi phạm này, dấu hiệu lỗi cố ý là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành. Tuy nhiên, nếu hậu quả là trẻ em chết thì hành vi sẽ cấu thành Tội không
cứu giúp ngýời ðang ở trong tình trạng nguy hiểm ðến tính mạng theo éiều 102
của Bộ luật hình sự.
2. Hành vi cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình
giám hộ (Điều 13 của Nghị định 114) có các loại hành vi cụ thể sau:
- Ngay sau khi sinh con, cha hoặc mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng.
Trong trýờng hợp ngýời mẹ do ảnh hýởng nặng nề của tý týởng lạc hậu hoặc


11

trong hoàn cảnh khỏch quan ðặc biệt mà vứt bỏ con mới ðẻ dẫn ðến hậu quả ðứa
trẻ chết thỡ hành vi cấu thành Tội giết con mới ðẻ theo éiều 94 của Bộ Luật
hỡnh sự.
- Cha, mẹ để con, người giám hộ để trẻ em được mình giám hộ cho người
khác nuôi, cắt đứt quan hệ, không thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ
em, mặc dù có khả năng thực hiện nghĩa vụ này, trừ trường hợp cho trẻ em làm
con nuôi theo quy định của pháp luật. Trong trýờng hợp gõy hậu quả nghiờm
trọng hoặc ngýời thực hiện hành vi ðó bị xử lớ hành chớnh về hành vi này mà
vẫn tỏi phạm, thỡ hành vi cấu thành Tội từ chối hoặc trốn trỏnh nghĩa vụ cấp
dýỡng theo éiều 152 của Bộ luật hỡnh sự.



12

3. Hành vi kích động tình dục trẻ em (Điều 15 Nghị định 114) có các loại
hành vi cụ thể sau:
- Cho trẻ em tiếp xúc với văn hóa phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm;
- Tác động vào cơ thể trẻ em hằm kích động tình dục trẻ em. éối với hành vi
này, chủ thể vi phạm hành chớnh khụng thực hiện hành vi giao cấu và dấu hiệu
mục ðớch “kích động tình dục trẻ em” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành. Tuy
nhiờn, nếu hành vi này do ngýời ðó thành niờn thực hiện thỡ sẽ cấu thành Tội
dõm ụ ðối với trẻ em ðýợc qui ðịnh tại éiều 116 của Bộ luật hỡnh sự.
Ngoài ra các hành vi vi phạm hành chính về trẻ em được quy định trong các
Nghị định của Chính phủ còn có một số loại hành vi có sự trùng lặp giữa các
Nghị định với nhau. Các trường hợp cụ thể này sẽ được chúng tôi phân tích,
bình luận cụ thể ở phần sau của bài viết.
Việc xử phạt vi phạm hành chính để bảo vệ quyền trẻ em là hoạt động pháp
lý xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em, vừa là yêu cầu, đòi hỏi của xã hội trong sự
nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước.


13

CHƯƠNG II: XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH VỀ TRẺ EM THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em
Khi tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
quyền trẻ em, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ
những nguyên tắc đã được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
và các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh

vực bảo vệ quyền trẻ em. Các nguyên tắc đó bao gồm:
* Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải
đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh
chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính về trẻ em là công việc cần phải
được tiến hành thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các
cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân đều có trách nhiệm phát hiện và kiến
nghị xử lý kịp thời các vi phạm hành chính về trẻ em với cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế hiện nay, việc xác minh rõ các tình tiết của một hành vi nào đó
có vi phạm hành chính về trẻ em hay không là rất khó khăn. Bởi vì, hầu hết các
hành vi vi phạm hành chính về trẻ em đều có dấu hiệu của mặt khách quan trong
cấu thành tội phạm. Ví dụ, giữa hành vi vi phạm hành chính “kích động tình dục
trẻ em” quy định tại Điều 15 NĐ số114/2006/NĐ- CP với hành vi phạm tội
“dâm ô với trẻ em” quy định tại Điều 116 Bộ luật hình sự năm 1999, đều có dấu
hiệu của mặt khách quan là như nhau rất khó phân biệt. Vì vậy, việc xác định
đâu là hành vi vi phạm hành chính về trẻ em chúng ta phải căn cứ triệt để vào
mức độ của hành vi vi phạm, chủ thể thực hiện.
Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc nói trên pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn ra


14

quyết định xử phạt, thủ tục đình chỉ vi phạm hành chính và các biện pháp khắc
phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
* Thứ hai, cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành
chính do pháp luật quy định.
Việc xác định vi phạm hành chính về trẻ em và áp dụng các biện pháp xử

phạt hành chính có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, tự do, quyền
và lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do vậy, pháp luật cần quy định
cụ thể về các loại vi phạm hành chính về trẻ em và nguy cơ áp dụng các biện
pháp xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện những loại vi phạm
đó nhằm hạn chế tối đa việc bỏ lọt vi phạm hành chính cũng như việc áp dụng
tùy tiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
* Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em phải do người có thẩm
quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Là một dạng hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật, nên xử phạt vi phạm
hành chính chỉ do người có thẩm quyền tiến hành theo thủ tục, trong những
trường hợp với những biện pháp được pháp luật quy định cụ thể. Hơn nữa, hoạt
động này lại mang tính chất cưỡng chế nhà nước, với phương pháp mệnh lệnh
phục tùng. Do đó, trong quan hệ pháp luật này bên chủ thể tiến hành phải nhân
danh Nhà nước thực hiện quền lực của mình.
Phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính
phủ xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em quy định cụ thể về thẩm quyền xử
phạt, thủ tục, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với tính chất,
mức độ của các loại vi phạm hành chính về trẻ em.
* Thứ tư, một vi phạm hành chính về trẻ em chỉ bị xử phạt hành chính một
lần.
Với yêu cầu xử lý nhanh chóng, dứt điểm các vi phạm hành chính về trẻ em
thể hiện tập trung, nhất quán ý chí của nhà nước trong việc xử lý đối với từng
trường hợp vi phạm hành chính cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 3


15

NĐ128/2008/NĐ-CP quy định nguyên tắc một vi phạm hành chính chỉ bị xử
phạt một lần với các nội dung sau:
- Một hành vi vi phạm ðã ðýợc ngýời có thẩm quyền xử phạt ra quyết ðịnh

xử phạt hoặc ðã lập biên bản ðể xử phạt thỡ khụng ðýợc lập biên bản, ra quyết
ðịnh xử phạt lần thứ hai ðối với chính hành vi đó nữa. Trong trýờng hợp hành vi
vi phạm vẫn tiếp tục ðýợc thực hiện mặc dù đã bị ngýời có thẩm quyền xử phạt
ra lệnh đình chỉ thỡ bị ỏp dụng tỡnh tiết tóng nặng: Tiếp tục thực hiện hành vi vi
phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đó yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
- Một hành vi vi phạm hành chính đã ðýợc ngýời có thẩm quyền xử phạt ra
quyết ðịnh xử phạt thì không ðồng thời áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác
(giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở
giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh); ðối với hành vi ðó;
- Trong trýờng hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sừ
ðề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trýớc ðó ðã có quyết ðịnh xử phạt vi
phạm hành chính thì ngýời ðó quyết ðịnh xử phạt phải huỷ bỏ quyết ðịnh xử
phạt; nếu chýa ra quyết ðịnh xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính ðối
với hành vi ðó;
- Nhiều ngýời cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
ngýời vi phạm ðều bị xử phạt về hành vi đó. Ngýời có thẩm quyền xử phạt cón
cứ vào tính chất, mức ðộ vi phạm, nhân thân ngýời vi phạm, tình tiết tóng nặng,
giảm nhẹ mà ra quyết ðịnh xử phạt ðối với từng ngýời cùng thực hiện vi phạm
hành chính;
- Một ngýời thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm. Khi quyết ðịnh xử phạt một ngýời thực hiện nhiều hành vi
vi phạm hành chính, thì ngýời có thẩm quyền chỉ ra một quyết ðịnh xử phạt
trong đó quyết ðịnh hình thức, mức xử phạt ðối với từng hành vi vi phạm; nếu
các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.


16

* Thứ năm, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất,
mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng

nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp.
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm tính nghiêm
minh của pháp luật, bảo đảm tính giáo dục và phòng ngừa vi phạm trong công
tác xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp của trẻ em.
* Thứ sáu, không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc
tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành
chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Tình thế cấp thiết là tình thế của ngýời vì muốn tránh một nguy cừ ðang
thực tế ðe dọa lợi ích của Nhà nýớc, của cừ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính
ðáng của mình hoặc của ngýời khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra
một thiệt hại nhỏ hừn thiệt hại cần ngón ngừa.
Phòng vệ chính ðáng là hành vi của một ngýời vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nýớc, của cừ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính ðáng của mình hoặc của
ngýời khác, mà chống trả lại một cách cần thiết ngýời ðang có hành vi xâm
phạm các lợi ích nói trên.
Cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật trong trýờng hợp sự kiện bất ngờ
hoặc trong khi ðang mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả nóng
nhận thức hoặc khả nóng ðiều khiển hành vi của mình, thì không có lỗi, hành vi
ðó thực hiện không cấu thành vi phạm hành chính, chủ thể thực hiện hành vi
không bị xử phạt hành chính.
Như vậy, không phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều bị pháp luật xử
lý. Hành động của chủ thể trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp


17

thiết mặc dù là những hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng vi chủ
thể thực hiện với mục đích, động cơ tích cực vì bảo vệ một lợi ích xã hội khác

cao hơn được pháp luật bảo hộ nên những hành vi này đã “loại trừ” tính chất
nguy hiểm của hành vi, do đó mà pháp luật không coi nó là hành vi vi phạm
pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này của pháp luật trên thực tế
thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xác định ranh giới giữa hành vi
trong các trường hợp này với hành vi đã vi phạm pháp luật. Nó đòi hỏi sự chính
xác, khách quan của các chủ thể có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý kịp
thời đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành
chính về trẻ em nói riêng.
2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng trước hết nhằm
mục đích trừng phạt người vi phạm, thông qua đó giáo dục mọi người tuân thủ
pháp luật, tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng, phòng ngừa các vi
phạm pháp luật có thể xẩy ra. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về trẻ
em được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định
của Chính phủ trong các lĩnh vực cụ thể. Theo đó, đối với mỗi vi phạm hành
chính về trẻ em, chủ thể vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt
chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
* Cảnh cáo:
Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính
do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.
Khi xử phạt cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng văn bản.
Như vậy, hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với cá nhân tử
đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau
đây:
- Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật
quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Điều này xác định rằng


18


loại hành vi mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện là vi phạm nhỏ. Nếu loại vi phạm
mà chủ thể đó thực hiện mà pháp luật quy định chỉ áp dụng hình thức phạt tiền
thì không được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Ví dụ như, Điều 21, khoản
1 NĐ số 114/2006/NĐ- CP, quy định: “ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000
đồng dến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng nhục, bắt làm việc có tính chất
xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật”, thì
trong trường hợp này chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào mức độ vi phạm mà có
thể áp dụng xử phạt cảnh cáo.
- Việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ
theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Dưới góc độ khoa học pháp lý thì chỉ những hành vi vi phạm hành chính
được pháp luật dự liệu áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo mới được coi là vi
phạm hành chính nhỏ. Ví dụ: Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại
Điều 21, khoản 1 NĐ số 114/2006/NĐ- CP: “ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
500.000 đồng dến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng nhục, bắt làm việc có
tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp
luật”. Mặt khác vi phạm hành chính lần đầu là trường hợp chủ thể vi phạm hành
chính trước đó chưa vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực hoặc có vi phạm
hành chính trong cùng lĩnh vực nhưng đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử lý
vi phạm hành chính.
* Phạt tiền:
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính. Nhìn chung các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
nếu không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức xử
phạt tiền. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền trong xử
phạt hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Theo đó, căn cứ vào
tính chất, mức độ vi phạm mà có mức phạt cụ thể cho từng hành vi. Đối với các
hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến quyền của trẻ em, mức phạt tiền cụ



19

thể căn cứ vào các Nghị định của Chính phủ về từng lĩnh vực điều chỉnh. Chẳng
hạn như, mức phạt tiền quy định trong NĐ số 45/2005/ NĐ-CP đối với các vi
phạm hành chính về trẻ em, có mức thấp nhất là 50.000 đồng, cao nhất là
15.000.000 đồng; trong Nghị định số 150/2005/NĐ- CP, thì mức tiền phạt đối
với hành vi vi phạm về trẻ em quy định tại khoản 2, Điều 26 là từ 200.000 đồng
dến 500.000 đồng; còn trong NĐ số114/2006/NĐ- CP mức thấp nhất là 100.000
đồng và mức cao nhất là 30.000.000 đồng.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong
khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực
hiện theo cách: Mức tiền phạt cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính là
mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có
tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá
mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có
thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Ví dụ:
Cá nhân, tổ chức có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy
quyền để ép buộc trẻ em phải bỏ học, nghỉ học, thì bị xử phạt từ 200.000 đồng
đến 500.000 đồng (khoản 1, Điều 20, NĐ 114/2006/NĐ- CP), khi áp dụng mức
xử phạt sẽ lấy mức trung bình của khung tiền phạt là 350.000 đồng. Còn nếu
như trường hợp chủ thể vi phạm lại có tình tiết tăng nặng là lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để vi phạm (khoản 5, Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002), thì có thể áp dụng mức tiền phạt cao hơn mức trung bình nhưng
không được quá 500.000 đồng. Cũng ví dụ trên nếu chủ thể vi phạm lại có tình
tiết giảm nhẹ là tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi (điểm b, khoản 1 Điều 8
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002), thì có thể áp dụng mức tiền
phạt thấp hơn mức trung bình nhưng không được thấp hơn 200.000 đồng.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi vi phạm hành chính có những nét đặc thù riêng biệt đã được quy định tại
khoản 1, Điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, khi phạt tiền


20

đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với
người thành niên.
Nhìn chung, trong các hành vi vi phạm hành chính về trẻ em, thì hình thức
xử phạt tiền được áp dụng chiếm tỷ lệ cao hơn hình thức xử phạt cảnh cáo (xử
phạt tiền chiếm tới 73,8%, cảnh cáo chỉ có 24,2%). Nhưng điều đó hoàn toàn
không mâu thuẫn với mục đích chung của hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em là: giáo dục cá nhân, tổ chức vi phạm
nhận thức được sai phạm, tự nguyện sữa chữa, thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật
quy định. Bởi vì, trong một chừng mực nào đó mục đích giáo dục chỉ đạt được
khi biện pháp chế tài xử phạt đưa ra phải đủ mạnh để tác động lên hành vi đó.
Bên cạnh các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm,
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đối với trẻ em còn có thể áp dụng một hoặc
các hình thức xử phạt bổ sung là:
* Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
Týớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ðýợc áp dụng kèm
theo hình thức xử phạt chính trong trýờng hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm
trọng quy ðịnh sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ
hành nghề là các loại giấy tờ do cừ quan nhà nýớc, ngýời có thẩm quyền cấp cho
các tổ chức, cá nhân theo quy ðịnh của pháp luật ðể cho phép tổ chức, cá nhân
ðó kinh doanh, hoạt ðộng, hành nghề trong một lĩnh vực nhất ðịnh hoặc sử dụng
một loại công cụ, phýừng tiện nhất ðịnh. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề ở đây
không bao gồm giấy ðóng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân
ngýời ðýợc cấp không có mục ðích cho phép hành nghề.
Týớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ðýợc áp dụng có thời

hạn hoặc không thời hạn và ðýợc quy ðịnh ðối với hành vi vi phạm hành chính
cụ thể, tùy thuộc vào tính chất, mức ðộ của hành vi vi phạm ðó.
Thời hạn áp dụng ðối với hình thức xử phạt týớc quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn tối ða không quá 12 tháng; ðối với hình thức


21

týớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn thì thời hạn
áp dụng từ 12 tháng trở lên. Trong số các hành vi vi phạm hành chính về trẻ em
mà chúng tôi đã liệt kê thì có 6 loại hành vi có áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thời hạn áp dụng ở
các loại hành vi này là từ 01 táng đến 06 tháng, hai trường hợp áp dụng không
thời hạn, không có trường hợp nào áp dụng thời hạn lên đến 12 tháng như quy
định chung trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ, tại khoản 4 Điều
19 Nghị định 114 quy định “ Tước quyền sự dụng giấy phép từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi sự dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng
cấm, hàng hóa, tiền tệ trái phép ở trong nước”
Thời hạn týớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ðýợc tính từ
thời ðiểm tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trýờng hợp một ngýời cùng
một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi này bị týớc
quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ áp dụng
týớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn dài nhất quy
ðịnh ðối với các hành vi vi phạm; nếu không cùng một loại giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thì áp dụng riêng ðối với từng hành vi.
Ví dụ, khoản 3, Điều 12 NĐ số 114/2006/NĐ- CP, quy định: “Tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành
vi từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em; hoặc hành vi thu tiền khám bệnh,
chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của pháp luật”.
* Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

Là việc người có thẩm quyền xử phạt quyết định biện pháp tịch thu để sung
vào công quỹ Nhà nước các tài sản, vật chứng, hàng hóa, tiền bạc... dùng để
thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc do vi phạm hành chính mà có.
Tuỳ thuộc vào tính chất, mức ðộ của vi phạm hành chính mà chủ thể có
thẩm quyền quyết ðịnh áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phýừng tiện ðýợc sử
dụng ðể vi phạm hành chính hoặc không áp dụng biện pháp này kèm theo hình


22

thức xử phạt chính. Trong một số trýờng hợp, hình thức này có thể ðýợc áp dụng
ðộc lập (đó là các trường hợp quy định tại khoản1 Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính và khoản 5 Điều 23 NĐ số 128/2008/NĐ-CP).
Với tý cách là hình thức xử phạt, hình thức này chỉ ðýợc áp dụng ðối với
các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Do ðó, hình thức này không ðýợc áp
dụng trong trýờng hợp tang vật, phýừng tiện bị tổ chức, cá nhân vi phạm chiếm
ðoạt, sử dụng trái phép mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc ngýời quản lý, ngýời
sử dụng hợp pháp. Trong trýờng hợp tang vật là vón hóa phẩm ðộc hại, hàng giả
không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con ngýời, vật nuôi,
cây trồng thì áp dụng hình thức tiêu huỷ và xử lý theo qui ðịnh tại khoản 2 éiều
61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Nhìn chung, việc pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về trẻ em mang lại
một ý nghĩa quan trọng, nó góp phần khắc phục triệt để và tiến tới phòng chống
có hiệu quả các loại vi phạm này. Hiện nay, trong số 26 loại hành vi vi phạm
hành chính về trẻ em (có liệt kê cụ thể ở phần phụ lục), thì có 7 loại hành vi là
có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung này. Ví dụ, khoản 3, Điều 15 NĐ
số114/2006/NĐ-CP quy định: “Tịch thu văn hóa phẩm, sản phẩm có nội dung
khiêu dâm được sự dụng để thực hiện hành vi kích động tịch dục trẻ em”
2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về trẻ em gây

ra.
Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành
chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về trẻ em còn có thể
bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính của
mình gây ra. Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có
tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục hậu
quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Theo quy định trong Pháp lệnh xử lý


23

vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em, thì các biện pháp khắc phục này gồm có:
* Thứ nhất: Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính
về trẻ em gây ra quy định tại NĐ số 114/2006/NĐ - CP:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dưng, lắp đặt thiết bị trái phép;
- Buộc thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do vi phạm hành chính gây ra; tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con
người, văn hóa phẩm độc hại;
- Buộc thu hồi số tiền do vi phạm hành chính gây ra; nộp lại số tiền bằng
giá trị tang vật , phương tiện vi phạm đã tiêu thụ , tẩu tán trái với quy định của
pháp luật;
- Buộc thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, thực hiện nghĩa
vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh , chữa bệnh cho trẻ em do hành vi vi
phạm hành chính gây ra;
- Buộc thực hiện các quy định về việc thành lập, hoạt động của cơ sở trợ
giúp trẻ em theo quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 47 Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em;

- Buộc chịu mọi chí phí để đưa trẻ em trở về gia đình, gia đìng thay thế
hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi bán rượu, bia cho
trẻ em dưới 16 tuổi (theo quy định tại Điều 26, NĐ150/2006/NĐ- CP);
- Tái chế hoặc buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe của trẻ em đối
với hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh và sự dụng các sán
phẩm thay thế sữa mẹ (theo quy định tại Điều 17, NĐ số 45/2005/NĐ- CP);
- Buộc bồi thường để khôi phục lại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập,
giảng dạy đã bị phá hoại do thực hiện vi phạm hành chính.


24

* Thứ hai: Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về
trẻ em gây ra quy định tại các Nghị định khác:
- Tái chế hoặc buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người
(khoản 5 Điều 17 Nghị định số 45);
- Hủy bỏ quyết định nuôi con nuôi (hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền
hủy bỏ) (khoản 5 Điều 32 Nghị định số76);
- Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chí phí tổ chức hoàn
trả (điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 49).
2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em
Do các vi phạm hành chính về trẻ em ðýợc qui ðịnh trong nhiều vón bản
khác nhau, nên việc xác ðịnh thẩm quyền xử phạt ðối với loại vi phạm hành
chính này phải ðýợc cón cứ vào các qui ðịnh tại Chýừng IV của Pháp lệnh xử lí
vi phạm hành chính và các qui ðịnh tại Chýừng III của các nghị ðịnh có qui ðịnh
về loại vi phạm hành chính này. Theo các qui ðịnh này, thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính về trẻ em ðýợc trao cho nhiều cừ quan và cá nhân khác nhau.
Trong ðó chủ yếu là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và Thanh tra chuyên
ngành có liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ quyền của trẻ em (là những

Thanh tra trực tiếp thực hiện nghiệp vụ của mình khi tham gia vào các hoạt động
quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực bảo vệ quyền trẻư em, như
Thanh tra dân số và gia đình, Thanh tra giáo dục...).
Ngoài ra, theo qui ðịnh tại éiều 41 của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh
thanh tra chuyên ngành bộ, cừ quan ngang bộ có thể ủy quyền cho cấp phó thực
hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải ðýợc thực
hiện bằng vón bản. Cấp phó ðýợc ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết ðịnh
xử phạt vi phạm hành chính của mình trýớc cấp trýởng và trýớc pháp luật.
Thẩm quyền xử phạt của những ngýời nêu trên được pháp luật quy định đối
với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trýờng hợp phạt tiền, thẩm quyền xử


25

phạt ðýợc xác ðịnh cón cứ vào mức tối ða của khung tiền phạt qui ðịnh ðối với
từng hành vi vi phạm cụ thể.
Tuỳ thuộc vào từng trýờng hợp vi phạm hành chính ðýợc thực hiện, ngýời
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em cón cứ vào ðiều khoản
týừng ứng qui ðịnh tại Nghị ðịnh có quy định hành vi vi phạm hành chính về trẻ
em ðể xác ðịnh biện pháp xử phạt chính, các biện pháp xử phạt bổ sung và các
biện pháp khắc phục hậu quả cần ðýợc áp dụng, sau ðó ðối chiếu với thẩm
quyền xử phạt của mình, nếu phù hợp thì ra quyết ðịnh xử phạt. Trong trýờng
hợp thấy một trong các biện pháp cần áp dụng không thuộc thẩm quyền của
mình thì phải chuyển hồ sừ vụ vi phạm ðến ngýời có thẩm quyền xử phạt.
Ví dụ như, khi Thanh tra viên chuyên ngành có liên quan trực tiếp tới công
tác bảo vệ quyền của trẻ em ðang thi hành công vụ có quyền áp dụng các biện
pháp xử phạt chính ðối với hành vi cản trợ việc học tập của trẻ em ðýợc qui
ðịnh tại éiều 20 của Nghị ðịnh 114. Tuy nhiên, nếu cần phải áp dụng biện pháp
Tịch thu tang vật, phýừng tiện ðýợc sử dụng ðể vi phạm hành chính có giá trị

trên 2.000.000 ðồng ðối với loại vi phạm hành chính này thì vụ việc lại không
thuộc thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên chuyên ngành.
éối với những ngýời có thẩm quyền xử phạt ở ðịa phýừng, thì chỉ có thẩm
quyền xử phạt ðối với những vi phạm hành chính ðýợc thực hiện ở ðịa phýừng
mình.
* Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em
được xác định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về trẻ em ở địa phương. Những chức
danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em còn lại có thẩm
quyền xử phạt những hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của
nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.


×