Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TL tai chinh (lam phat ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.43 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bàn về lạm phát, Fredman và một số nhà kinh tế đã nhận định "lạm phát
ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ". Tuy nhiên đó không phải là điều
chúng ta nghe được về tỷ lệ lạm phát hàng tháng mà chỉ là mức giá thay đổi
bao nhiêu phần trăm so với tháng trước. Như vậy bản chất của lạm phát là
hiện tượng giá cả chung tăng lên. Theo đó để tính toán sự biến động của giá
cả chúng ta có chỉ số CPI là chỉ số giá tiêu dùng sử dụng để theo dõi sự thay
đổi của giá sinh hoạt theo thời gian. Vậy chỉ số giá tiêu dùng CPI có phải là
lạm phát hay không? Hiện nay ở Việt Nam chưa đưa ra được phương pháp
tính lạm phát nên nhiều người vẫn căn cứ vào chỉ số CPI để đưa ra phương
pháp tính lạm phát cơ bản, bên cạnh chỉ số CPI, nhiều nước đã xoá bỏ cấu
thành lương thực, thực phẩm và tăng năng lượng trong CPI để tính được sự
thay đổi cơ bản còn lại. Tuy nhiên quản ngại chính trong việc tính chỉ số này
ở Việt Nam là tỷ trọng giá hàng hóa lương thực thực phẩm trong "Giỏ hàng
hoá" CPI. Nguyên nhân do con số nhóm này lớn (47,9%) nếu loại trừ nhóm
hàng hóa này và năng lượng có thể dẫn đến một chỉ số không đại diện đúng.
Vì vậy theo ý kiến chủ quan của em, vẫn lấy CPI làm căn cứ xác định
lạm phát. Do chưa có công thức tính toán lạm phát cơ bản và cũng do ở Việt
Nam 80% dân số đang cư trú ở nông thôn và sử dụng phần lớn thu nhập có
thể sử dụng được của họ vào lương thực - thực phẩm.
"Giỏ hàng hóa" của Việt Nam gồm các thành phần sau:
1. Lương thực - thực phẩm (47,9%)

6. Dược phẩm, y tế.

2. Đồ uống, thuốc lá

7. Phương tiện đi lại, bưu điện

3. May mặc, mũ nón, giầy dép


8. Giáo dục

4. Nhà ở, vật liệu xây dựng

9. Văn hóa, thể thao, giải trí.

5. Thiết bị và đồ dùng gia đình

10. Đồ dùng và dịch vụ khác

Đây là bài tiểu luận tài chính đầu tiên của em. Bài còn nhiều thiếu sót
mong các thầy cô chỉ bảo thêm cho em, để em có thể hoàn thành tốt hơn
những bài tiểu luận sau.
Em xin chân thành cảm ơn.


NỘI DUNG
I. LẠM PHÁT TĂNG CAO TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM.
1. Tình hình lạm phát.
Theo nghị quyết của Quốc hội về chỉ tiêu kinh tế - xã hội cần phải đạt
được trong năm 2004 thì chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng là 5%, nhưng trong 6
tháng đầu năm đã leo thang lên 7,2%.
- Tốc độ tăng bình quân 0,3 - 0,4%/tháng
- Giá thực phẩm tăng cao nhất 14,6%
- Nhóm tăng cao thứ hai là lương thực 11,5%.
- Dược phẩm y tế tăng 6,6%.
- Vật liệu xây dựng, nhà ở tăng 4,8%.
- Về ngoại hối, chỉ số giá USD ổn định chỉ tăng 0,2%.
- Giá vàng giảm 1,4% tháng 5 năm 2004 và 0,9% trong 6 tháng đầu năm.
- Về lãi suất, từ đầu tháng 6 năm 2004 hầu hết các ngân hàng thương mại

(NHTM) cổ phần đều tăng lãi suất huy động vốn, với mức tăng 0,01% 0,02%/tháng đối với đồng nội tệ: 0,1% - 0,2% đối với đồng USD.
- Đặc biệt do diễn biến của giá xăng dầu thế giới ngày càng tăng đã vượt
quá ngưỡng 54 USD/thùng khiến giá xăng ở Việt Nam cũng tăng kéo theo sự
tăng giá của một loạt sản phẩm sản xuất khác trong các ngành có dùng
nguyên liệu xăng dầu.
2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế quốc dân.
Sự tăng giá tiêu dùng trong 6 tháng qua và khả năng tăng giá trong
những tháng tiếp theo đã có những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền
kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.
*Tác động tích cực.
- Giá lương thực - thực phẩm cao làm tăng thu nhập của nông dân, góp
phần làm tăng thu nhập cho khu vực nông thôn.


- Việc tăng giá các mặt hàng phi lương thực - thực phẩm tạo điều kiện
cho sản xuất công nghiệp phát triển.
* Tác động tiêu cực.
- Về phía Nhà nước: Ngân sách nhà nước bị giảm thu, tăng chi.
- Về phía doanh nghiệp:
+ Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: Giá đầu vào tăng, từ đó gây áp lực
tăng giá đầu ra, hạn chế khả năng cạnh tranh.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ hàng hóa: Chi phí nguyên
vật liệu đầu vào tăng làm cho chi phí sản xuất tăng trong khi sức mua của
người dân ngày càng giảm dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.
+ Gây áp lực về tiền lương: Thêm một nỗi lo khác là mức giá tiêu dùng
tăng mạnh từ đầu năm đã ảnh hưởng nặng nề đến người làm công ăn lương,
đặc biệt là nhóm lĩnh lương ở mức trung bình thấp. Người lao động sẽ phải
tìm cách bảo đảm đời sống cho mình, còn doanh nghiệp muốn giữ chân nhân
viên của mình thì bắt buộc họ phải tăng lương.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT TĂNG CAO TRONG 9

THÁNG ĐẦU NĂM 2004.

1. Những nguyên nhân trực tiếp đẩy chỉ số CPI tăng cao gây ra lạm
phát ở Việt Nam.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhóm lương thực, thực phẩm tăng, đặc biệt
là giá thực phẩm luôn duy trì ở mức cao. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng trên là:
+ Cuối năm 2003, ở Việt Nam cũng như nhiều nước Châu á khác xuất
hiện dịch cúm gia cầm. Hiện nay, việc phục hồi đàn gia cầm chậm; giá giống,
giá thức ăn chăn nuôi cao, giá phân bốn tăng cao.
+ Nhu cầu lương thực cho xuất khẩu có khả năng tăng tăng trong thời
gian tới (kéo theo giá có thể lên) nếu Chính Phủ đồng ý cho xuất khẩu 3,8
triệu tấn gạo trong năm nay.


+ Hậu quả và rau mầu trên thị trường Việt Nam có hàm lượng thuốc bảo
vệ thực vật cao, gây mất an toàn cho người sử dụng. Nên nhu cầu lương thực,
thực phẩm an toàn tăng cao, vượt mức cung.
+ Chi phí sản xuất tăng: Chủ yếu là ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng
chưa từng thấy trên thị trường thế giới. Giá xăng dầu ở Việt Nam cũng tăng
theo. Giá sắt thép, một số vật liệu xây dựng liên tục tăng đạt đỉnh điểm ở
tháng 4, tháng 5 từ 30% -> 40% gía trị.
- Nhóm mặt hàng dược phẩm, y tế tăng 6,6% trong 6 tháng đầu năm, chủ
yếu là do giá thuốc chữa bệnh tăng cao. - Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng cao
hơn tổng kim ngạch xuất khẩu là 2,3 tỷ USD dẫn đến tình trạng nhập siêu.
- Mức tăng trưởng tín dụng cao ảnh hưởng đến sự gia tăng của lạm phát.
2. Những nguyên nhân gián tiếp gây ra hiện tượng lạm phát gia tăng
trong thời gian vừa qua.
- Do việc chậm cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, số nợ của khối
doanh nghiệp này nên tới 96775 tỷ đồng chiếm 23% tổng doanh thu tạo gánh

nặng cho ngân sách quốc gia.
- Ngân sách nhà nước còn phải chịu ảnh hưởng do phải chi tăng lương,
từ 3,5 % của GDP (2002) lên 4,1% của GDP (2003) và kế hoạch cải tổ lương
bổng an ninh xã hội vào tháng 10/2004. Tăng áp lực thâm hụt ngân sách.
- 9 tháng đầu năm 2004 diễn ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân
hàng thương mại đẩy lãi suất huy động vốn lên cao 11,5%/ năm. Hiện nay tuy
mức lãi xuất đã giảm xuống 7,08%/ năm nhưng lạm phát tăng, để tăng huy
động vón các ngân hàng phải tăng lãi suất. Khi đó, lãi suất của các khoản vay
tín dụng cũng tăng theo đẩy chi phí sản xuất tăng gây tăng giá.
3. Những nguyên nhân từ phía điều hành chính sách tài chính tiền
tệ:
- Chủ trương kính cầu thực hiện trong 2-3 năm vừa qua làm cho cầu đầu
tư, cầu tiêu dùng tăng, song:
+ Dự báo đầu tư không chính xác.


+ Định hướng đầu tư lệch lạc, hiệu quả đầu tư thấp.
-> Cầu tăng ngưng cung chưa đáp ứng được.
- Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo
hướng nới lỏng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho
người lao động: cung cấp thêm, mở rộng tín dụng, khuyến khích đầu tư..
-> Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cao và cao
hơn cả tốc độ huy động vốn, gây áp lực lên mặt bằng giá chung.
- Yếu tố chủ quan của các cơ quan điều hành vĩ mô trong việc nhận định
và đánh giá tình hình lạm phát. Đến tận cuối tháng 6/2004 khi chỉ số CPI tăng
7,2% NHNN mới có quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND từ 2%
cho loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng; với ngoại tệ từ 4%
lên 8% để hạn chế tăng trưởng tín dụng, giảm bớt khối lượng tiền lưu thông.
III. CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN GIÁ KHẮC PHỤC LẠM PHÁT:


1. Các giải pháp kiểm soát giá cả thị trường.
* Có chính sách điều hành giá thích hợp để thúc đẩy sản xuất, bảo vệ lợi
ích hợp pháp của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
- Trước mắt là hỗ trợ một phần chi phí vật tư nhập khẩu.
- Về lâu dài phát triển nguồn nguyên liệu, xây dựng cơ sở nguyên liệu
trong nước, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.
- Điều hành giá cả không tăng gió đối với những mặt hàng thiết yếu do
Nhà nước định giá như xăng dầu, điện, than, giá cước vận tải công cộng, vận
tải đường sắt, giảm giá đối với các dịch vụ bưu chính viễn thông.
+ Kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất lưu thông, giá thành và giá cả đối
với dịch vụ độc quyền hoặc quan trọng, thiết yếu.
+ Tăng cường năng lực quản lý điều hành thị trường, chống đầu cơ, độc
quyền hoặc liên kết độc quyền về giá lũng đoạn thị trường.
* Trước mắt: Điều hoà thu mua gạo xuất khẩu, có kế hoạch tiến bộ sản
xuất gạo hợp lý, phá toàn bộ thế độc quyền đối với các mặt hàng nhập khẩu
và phân phối thuốc chữa bệnh, phân bón, thuốc trừ sâu.


* Lâu dài: Thành lập uỷ ban kiểm tra liên ngành về tình hình cung ứng
và phân phối hàng hoá trên thị trường, thành lập các doanh nghiệp thẩm định
giá và xây dựng mô hình thẩm định giá.
- Thực hiện công tác phân tích, dự báo giá cả thị trường và thông tin,
tuyên truyền về chính sách điều hành giá cả thị trường.
+ Hoàn thiện phương pháp tính chỉ số lạm phát cơ bản.
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước và quốc tế với những
mặt hàng mà giá cả trong nước phụ thuộc vào giá quốc tế, dự báo giá cả, chủ
động khắc phục khi tình hình giá cả có xu hướng biến động.
+ Chủ động vấn đề hiệp thương giá hợp lý trong từng ngành.
2. Các giải pháp tài chính:
* Chính sách đầu tư.

- Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước
- Kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư mới, thực hiện nghiêm ngặt
biện pháp chống thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sử dụng cơ
bản.
- Hỗ trợ tài chính để phát triển nông nghiệp.
* Chính sách thuế:
- Giữ nguyên việc giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng có sự biến
động mạnh như xăng dầu, sắt thép ..., cho đến khi thị trường trở lại bình
thường.
- Kiểm chi phí ở những vật tư hàng hoá có biến động bất thường, thúc
đẩy doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ gía bán, tránh tình trạng lạm dụng giá
đầu vào tăng để tăng giá tuỳ tiện.
3. Các giải pháp về kiểm soát tiền tệ
* Lãi suất.
- Ổn định lãi suất kiềm chế lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.
- áp lực tăng lãi suất:
+ IMF khuyến cáo Việt Nam tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.


+ Khi nền kinh tế có mức lạm phát cao, các ngân hàng cần bảo vệ
quyền lợi của người gửi tiền.
+ Các ngân hàng Thương mại chính phủ đều điều chỉnh tăng lãi suất nên
họ tạo được lợi thế của huy động vốn.
+ Thị trường đấu thầu kho bạc Nhà nước lãi suất có xu hướng tăng khá
(các tháng đầu năm 2004 lãi suất đấu thầu 5,5%/ năm đến tháng 4/2004 đã
tăng lên 5,6 - 5,8%/năm).
+ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất chiết khấu USD lên 0,25
lãi suất USD có thể dẫn đến lãi suất VND tăng.
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ của
các thành phần kinh tế đang phát triển sôi nổi hơn.

* Tác động:
- Tích cực: việc tăng lãi suất huy động vốn của NHTM sẽ có tác động
thu hút tiền mặt trôi nổi trong dân cư, giảm áp lực tăng lạm phát.
- Tiêu cực: lãi suất cho vay hiện nay của các NHTM khá cao đối với
người sử dụng vốn và cao hơn so với thị trường tài chính quốc tế chung:
Giảm tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, doanh
nghiệp.
* Biện pháp:
- Khi lạm phát tăng, lãi suất huy động vốn và cho vay của các NHTM
đều tăng là đương nhiên. Điều cần tránh là các cuộc chạy đua lãi suất tăng lên
quá cao.
- NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ để giảm tác động lãi suất
USD tăng cao làm cho lãi suất VND tăng cao. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ
tăng từ 4 - 8% (cân nhắc nâng lãi suất huy động vốn với mức lãi suất khi gửi
tiền hoặc cho vay, tổ chức tín dụng được nâng lãi suất USD lên cao hơn).
- NHNN theo dõi sát sao biến động lãi suất huy động vốn của các
NHTM, tránh cuộc chạy đua lãi suất xảy ra, chủ động điều chỉnh lãi suất
nhằm kiềm chế lạm phát và đảm bảo tăng trưởng.


- Thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát.
+ Thực trạng: chất lượng tín dụng còn nhiều bất cập, từ đầu 2002 tốc độ
tín dụng tăng liên tục.


Năm

Huy động vốn
Tốc độ tăng tín dụng
2002

23%
30,40%
2003
22.70%
27%
6 tháng đầu năm 2004
8.28%
11.81%
Chỉ chú trọng tăng trưởng, chưa chú ý đến lạm phát.
Dự kiến cả năm 2004 chỉ là 25% khó lòng đạt được
Sự cân đối giữa huy động vốn cho vay trung và dài hạn (tiền gửi trung dài hạn chiếm khoảng 20% tổng vốn huy động, dư nợ cho vay trung dài hạn
chiếm khoảng 40% dư nợ). Vốn tự có quỹ dự phòng rủi ro, quỹ bảo đảm an
toàn khả năng chi trả thấp.
Nợ xấu và nợ quá hạn tuy giảm nhưng chưa nhiều.
+ Cách giải quyết: Các ngân hàng cần kiểm soát tín dụng và quản lý rủi
ro. Đồng thời thực hiện nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn đầu tư vào các dự án có
hiệu quả (hình thành ban quản trị rủi ro, áp dụng những phương thức quốc
tế...).
Kiểm soát việc mở rộng tín dụng đối với tất cả các đinh chế tài chính, tổ
chức tín dụng. Định hướng mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có kim ngạch xuất
khẩu khá.
- Nghiệp vụ thị trường mở.
Thực hiện việc bán tín phiếu kho bạc trái phiếu chính phủ các phương
tiện khác sẽ làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông, chi cho đầu tư.


KẾT LUẬN
Dự báo lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.
I. Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Dự báo của IMF về lạm phát ở Việt Nam năm 2004.
* Theo bà Sussan Adam, trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại
Việt Nam, năm nay lạm phát ở Việt Nam có thể sẽ vào khoảng 5 - 6%, nguyên
nhân là do không còn các cú sốc ngoại sinh về giá cả nữa.
Trong khi hầu hết các nước đều sử dụng nhiều cách tính tỷ lệ lạm phát
khác nhau và chỉ lấy diễn biến giá tiêu dùng làm một căn cứ tính toán thì ở
Việt Nam lại chỉ có một cách tính theo chỉ số giá tiêu dùng. Có nghĩa là, dự
báo lạm phát mà IMF đưa ra được tính toán dựa trên CPI công bố hàng tháng
của Việt Nam.
2. Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) nhận định đến cuối năm 2004
lạm phát có thể lên tới 9% do:
* Giá thực phẩm leo thang và giá cả một số mặt hàng trên thế giới tăng
mạnh.
* Những ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nếu thiếu sự giám sát chặt chẽ
của các cơ quan y tế cộng đồng.
Như vậy có thể thấy sau 6 tháng thì dự báo của ADB đã thay đổi, nguyên
nhân là do tình hình giá cả của Việt Nam và thế giới gần đây diễn biến rất
phức tạp, và có nhiều vấn đề không còn như đầu năm.
Theo: Tổng cục thống kê, ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quỹ tiền tệ
quốc tế và các tổ chức khác.
Dự báo các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam 2004 - 2005
Item - Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tốc độ tăng GDP
5.8
6.4

7.1
Đầu tư trong nước/GDP
25.9
31.3
33.7
CPI (consumer pirce index)
-0.4
3.8
4
Mức tăng cung tiền
25.5
17.6
21

2004
7.5
35.3
?
16.4

2005
7.6
35
?
14.7


Cân bằng tài chính/GDP
Mức tăng hàng xuất khẩu
Mức tăng hàng nhập khẩu

Tỉ lệ dự trữ/GDP
Tỷ lệ cho vay

-3
6.5
6
1.5
10.6

-3.8
7.4
19.5
-2.8
8.3

-4.8
16.5
27
-5.8
8.3

-4.6
12
14
-5.7
7.5

-4.2
12
11

-5.7
7.3

3. Theo một số chuyên gia tài chính, mức lạm phát năm nay kho
thực hiện được chỉ tiêu Quốc hội đề ra (5%) mà sẽ nằm trong khoảng
5,5% - 6%.
* Nguyên nhân: (Ông Trí Long, Viện phó Nghiên cứu khoa học thị
trường giá cả).
- Do biến động giá cả tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm khiến sức ép tăng
giá những tháng còn lại của năm là rất lớn.
- Giá một số nhiên liệu đầu vào chiến lược tăng (thép, nhựa, phân bón,
xăng dầu...)
- 1/4 Nhà nước tăng tiền lương và khoản trợ cấp: tháng 10điều chỉnh
lương đối với khu vực hành chính sự nghiệp.
- Và do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm.
Theo Tổng cục thống kê, tháng 8 CPI đã tăng 8,3% (tăng thêm 0,8%),
vượt xa dự báo của tổ điều hành thị trường trong nước và trái với dự báo của
IMF. Nguyên nhân vẫn là do yếu tố lương thực - thực phẩm (chiếm 47,9%).
Vì vậy lương thực - thực phẩm vẫn là nhóm hàng gây nhiều tác động đến cách
tính toán CPI hiện nay.
* Tác động mà nhóm lương thực - thực phẩm sẽ gặp phải:
- Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn đang xem xét khả năng tăng
thêm chi tiêu xuất khẩu gạo. Do đó có thể làm tăng giá lương thực.
- Phân bón: 90% mặt hàng này phụ thuộc vào nhập khẩu. Mà giá xăng
dầu trên thế giới vẫn không có xu hướng ngừng tăng nên giá phân bón thời
gian này sẽ ở mức nào cũng rất khó dự đoán.


- Thực phẩm: Sau đợt cúm gia cầm, giá các mặt hàng thay thế khác đều
tăng giá, việc khôi phục đàn gia cầm chậm: giá giống, thức ăn chăn nuôi cao

ảnh hưởng lớn đến nguồn cung thực phẩm; nhu cầu lương thực cho xuất khẩu
có khả năng tăng trong thời gian tới (kéo theo gí có thể lên).
Đồng thời do thiên tai lũ muộn trong những tháng cuối năm.
Mặt khác lại có thêm thông tin về khả năng tái phát của dịch cũng có thê
làm cho cán cân cung cầu thị trường thực phẩm thêm căng thẳng khiến gí
thực phẩm lại tăng.
* Phản ứng của thị trường sau 10 tháng, khi mà khu vực hành chính sự
nghiệp sẽ tăng lương (lương tiền khoảng 7000 tỷ đồng). Yếu tố tâm lý lớn có
thể làm thị trường hàng tiêu dùng, đặc biệt là thị trường thực phẩm tăng giá.
* Chi cho xây dựng cơ bản sẽ tăng do việc giải ngân những tháng đầu
năm chậm.
* Giá dầu trên thế giới vẫn đứng ở mức cao, ngân sách Nhà nước không
chịu được gánh nặng bù lỗ nên ảnh hưởng đến giá tiêu dùng.
* Nên kinh tế vn đang ngày càng hội nhập sâu với thế giới, trong khi
nhiều loại hàng hoá, vật tư như xăng dầu, thép, phân bón... lại trông chờ chủ
yếu vào nguồn nhập khẩu. Vì vậy điều này sẽ tiếp tục gây áp lực tăng giá tiêu
dùng trong nước.
* Theo quy luật, những tháng cuối năm, sức cầu thường tăng. Cụ thể:
(% thay đổi so với tháng 12 năm trước).
Quý / năm
2000
2001
Quý I
0,8%
0,0%
Quý II
-1,8%
-0,7%
Quý III
- 0,7%

0,3%
Quý IV
0,3%
1%
Theo: Cục quản lý giá

2002
2,5%
0,4%
0,2%
0,9%

2003
2,5%
-0,4%
-0,3%
1,2%

2004
4,9%
7,2%
?
?

Theo quy luật vận động giá cả thị trường 4 năm gần đây, giá thường tăng
chủ yếu vào quý I và IV, mức tăng thường là khoảng 0,9 -1,2% do nhu cầu


nhiều mặt lên cao vào dịp cuối năm. Vì vậy việc giá tiêu dùng tăng trong quý
IV là một quy luật, bất kể xu hướng giá cả trong từng năm đó như thế nào.

II. DỰ BÁO.

- Thực phẩm, giá các sản phẩm chăn nuôi, thủy - hải sản, rau quả có thể
vẫn duy trì ở mức cao.
- Lương thực được dự báo sẽ tăng, giảm nhẹ so với giá hiện nay và dao
động ở mức 2.000 - 2.200đ/kg do giá khu vực ĐBSCL sắp thu hoặc vụ mùa
(tháng 12)
- Mặt hàng thuốc, theo nhận định của Bộ tài chính những tháng cuối
năm, giá sẽ đi vào ổn định do giá nguyên liệu thời gian tới sẽ giảm. Thuốc
nhập khẩu có thể duy trì ở mức cao. Giá thuốc sẽ tác động 2,4% đến "giỏ
hàng hóa".
- Giá bán thép sẽ dao động khoảng 7500 - 8500đ/tấn. Giá thép sẽ tác
động khoảng 3,5% đến "giỏ hàng hóa".
- Giá dầu tác động khoảng 6%, giá đất đai sẽ tác động khoảng 0,2% đến
"giỏ hàng hóa"
Tóm lại:
Nền kinh tế nước ta đang phải chịu những áp lực tăng giá không chỉ
trong nội bộ, mà cả từ thị trường thế giới. Do đó nhiều chuyên gia kinh tế cho
rằng, lạm phát của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ giảm và xoay quanh con
số 5% - 6% là rất khó. Nếu như những nỗ lực của Nhà nước không được tiếp
tục, nhất là không có những giải pháp mang tính "đón đầu" thì khả năng tiêu
dùng trong năm 2004 sẽ vượt ngưỡng 10% là rất lớn.




×