§Ò ¸n chuyªn ngµnh
MỞ ĐẦU
Ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định,
cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn là bài toán khó
đối với tất cả các quốc gia. Việt Nam đã gia nhập WTO nên thị trường trong nước
diễn biến theo sát thị trường quốc tế. Thời gian qua thị trường thế giới tiếp tục có
những biến động phức tạp khó lường trước. Vì vậy Việt Nam cần tôn trọng quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường, Chính phủ không nên làm thay thị trường. Đặc
biệt là không nên sử dụng các biện pháp có tính bao cấp từ nguồn ngân sách nhà nước
như: cấp bù lỗ, cấp bù lãi suất, khoanh nợ, ... Cơ chế bao cấp qua giá một số mặt hàng
có tính theo sát thị trường thế giới sẽ làm méo mó giá cả trong nước, tạo điều kiện
cho tình trạng xuất lậu qua biên giới, tác động tiêu cực đến ngân sách quốc gia, gây
tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Năm 2008 vừa qua đã chứng minh điều đó. Lạm phát như
là một hiện tượng của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi
hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan.
Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến mọi mặt của đời sống xã
hội, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ
cuối thế kỷ 19 đến nay, ở nước ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài. Lạm phát
đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan hệ
trọng nền kinh tế xã hội. Và đặc biệt là thời gian gần đây, từ cuối năm 2007, nhất là
năm 2008 lạm phát đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta một cách sâu sắc.
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, đặc biệt thấy được tầm
quan trọng của lạm phát, em tìm hiểu và viết đề tài : “ Lạm phát ở Việt Nam hiện
nay: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục”.
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
1
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm và phân loại lạm phát:
1.1. Khái niệm về lạm phát:
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm
sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá
giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa
đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của
một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ
trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là
một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là
giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta
gọi là sự "ổn định giá cả".
Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi
các quy luật về hàng hoá không được tôn trọng, nhất là các quy luật lưu thông tiền tệ.
Ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còn tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn
ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông
tiền tệ bị vi phạm.
Trong bộ “ Tư bản” nổi tiếng của mình C.Mác viết: “ Việc phát hành tiền
giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại
diện tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước
phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền giấy
giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.
Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó
được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường: “ Lạm phát là sự tăng
lên của mức giá trung bình theo thời gian”.
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
2
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là GNP danh nghĩa/
GNP thực tế. Trong thực tế nó được thay thế bằng tỷ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá
bán buôn Ip = ∑ ip.d
Ip: chỉ số giá cả của từng nhóm hàng
d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng
1.2. Phân loại lạm phát:
- Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ
này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định. Sự ổn định
đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với
tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn….
Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ
trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập
ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
- Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ
2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên
nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này
người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở
mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến
dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng
nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất
giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và
hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi
xảy ra.
Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng: Lạm phát ở các nước đang phát triển thường
diễn ra trong một thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó thường phức tạp và trầm trọng
hơn. Các nhà kinh tế học đã chia lạm phát thành 03 loại.
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
3
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50%/năm; lạm
phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%/năm; siêu
lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm.
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
2.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ:
Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá…có nhiều nguyên nhân như: thời
tiết không thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng cao. Giá
nguyên vật liệu tăng làm cho giá cả hàng tiêu dùng cũng tăng lên. Khi tiền lương
tăng, chi phí sản xuất cũng tăng dẫn theo các mặt hàng thiết yếu cũng tăng. Tóm lại,
lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách:
- Theo lý thuyết tiền tệ: lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung
tiền.
- Theo học thuyết Kêyns: lạm phát xẩy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ
trong nền kinh tế (do cầu kéo).
- Theo học thuyết chi phí đẩy: lạm phát sinh ra do tăng về chi phí sản xuất (chi
phí đẩy).
Trên thực tế, lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên
nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau.
Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong hằng đẳng thức tỷ lệ lạm phát,
mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Trong việc
chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn luôn giảm sức cung tiền.
Tăng cung tiền có thể đạt được bằng 2 cách:
* Ngân hàng Trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh
doanh tốt).
* Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng.
Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về
trung và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nếu cung không
tăng tương ứng với cầu thì việc dư cầu sẽ bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
4
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2- 3 năm. In tiền để trợ cấp cho chi
tiêu công cộng sẽ dẫn tới lạm phát nghiêm trọng
Ví dụ:
Năm 1966 – 1967 Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi phí
leo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến
6% (năm 1970).
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng,
nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi.
Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên một tỷ lệ tương
ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung
ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.
2.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát do cầu kéo):
Tăng cung tiền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng cầu về hàng
hoá, dịch vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi
tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm. Nếu cầu về
hàng hoá vượt mức cung xong sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dụng
máy móc với công suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được
gia tăng của cầu. Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy. Lạm phát do cẩu tăng lên
hay lạm phát do cầu kéo được ra đời từ đó. Chẳng hạn ở Mỹ, sử dụng công suất máy
móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương lai ở Mỹ. Sử dụng công suất
máy móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng.
2.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy:
Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng tăng thêm thất
nghiệp nên còn gọi là lạm phát “đình trệ”. Hình thức của lạm phát này phát sinh ra từ
phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều
này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng
trả giá cao hơn.
Ví dụ:
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
5
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Nếu
tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên.
Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán
sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù
hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá.
Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là dầu thô. Trong giai
đoạn 1972 -1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6%
đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới.
Ngoài ra, sự suy sụp của giá dầu năm 1980 cũng làm cho lạm phát giảm xuống
mức thấp chưa từng thấy.
Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn được
chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội tệ
yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác. Ngoài ra yếu tố tâm lý dân chúng, sự thay
đổi về chính trị, an ninh quốc phòng…. Song yếu tố trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ
trong lưu thông vượt quá số lượng hàng hoá sản xuất ra. Việc tăng đột ngột của thuế
(VAT) cũng làm tăng chỉ số giá.
2.4. Lạm phát dự kiến:
Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vùa phải có xu
hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trượng hợp này tăng đều một
cách ổn định. Mọi người có thể dự kiến được trước nên gọi là lạm phát dự kiến.
2.5. Các nguyên nhân khác:
Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng
theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ tiền nhiều càng thiệt. Điều này
đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất gía càng nhanh, tăng mức độ gửi
tiền vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng
hoá có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá tiếp tục
đẩy giá lên cao.
Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in
thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây lên
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
6
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in
thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này
thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, Chính phủ có thể tài trợ thâm
hụt ngân sách bằng cách vay tiền của nhân dân thông qua hình thức bán tín phiếu, trái
phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nếu
thâm hụt ngân sách tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc và lãi) sẽ lớn đến
mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn.
Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế,
chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý. Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu
vào, nguyên nhân do nước ngoài.
3. Những tác động của lạm phát:
Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau
đối với nền kinh tế. Xét trên góc độ tương quan, trong một nền kinh tế mà lạm phát
được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thể nhìn thấy tác động của nó.
* Đối với lĩnh vực sản xuất:
Đối với lĩnh vực sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra
biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá
của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh-
sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra xáo động về kinh tế. Nếu một
doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản
lớn.
* Đối với lĩnh vực lưu thông:
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các
doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao.
Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay
những người vừa mới bán xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ
lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
7
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
* Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số
người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do
lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người
đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi
không làm an tâm những người hiện đang có tiền nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi
vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá của đồng tiền một cách nhanh
chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức
năng kinh doanh tiền bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi
khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải bằng tiền mặt.
* Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước:
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm
phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho
thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và
kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ
sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm….Các ngành,
các lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không
có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao
đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được.
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Lịch sử của lạm phát ở Việt Nam:
Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1890 trở về trước, lạm phát được biểu hiện giống
hoàn toàn định nghĩa của Marx, cho nên chống lạm phát là tìm tòi mọi cách hạn chế
việc phát hành tiền vào lưu thông.
Thời kỳ 1938 – 1945: Ngân hàng Đông Dương cấu kết với chính quyền thực
dân Pháp đã lạm phát đồng tiền Đông Dương để vở vét của cải của nhân dân Việt
Nam đem về Pháp đóng góp cho cuộc chiến tranh chống Phát xít Đức và sau đó để
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
8
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
nuôi mấy chục vạn quân nhân, bán Đông Dương làm chiếc cầu an toàn đánh Đông
Nam Á. Hậu quả nặng nề của lạm phát nhân dân Việt Nam phải chịu giá sinh hoạt từ
1939-1945 bình quân cao hơn 25 lần.
Thời kỳ 1946 – 1954: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã phát hành đồng tài chính thay đồng Đông Dương
và sau đó là đồng ngân hàng để huy động sức người, sức của toàn dân tiến hành cuộc
kháng chiến 9 năm đánh đuổi quân xâm lược Pháp.
Thời kỳ 1955 – 1965: Chính phủ tay sai Mỹ kế tiếp nhau ở Miền Nam Việt
Nam liên tục lạm phát đồng tiền Miền Nam để bù đắp lại cuộc chiến tranh chống lại
phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Mặc dù được Chính phủ Mỹ đổ tiền của
vào với khối lượng viện trợ khổng lồ, giá trị hàng trăm tỷ USD cũng không thể bù
đắp nổi chi phí. Thời kỳ Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đã lạm phát lên gấp 5 lần với
hàng trăm tỷ đồng tiền lưu thông ở Miền Nam năm 1975. Năm 1969 lên tới 600 triệu
đồng, giá sinh hoạt tăng hàng trăm lần so với năm 1965.
Thời kỳ 1965 – 1975:
Ở miền Bắc Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà phải tiến hành
một cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Chống chiến tranh phá hoại của Mỹ tại
miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đã phát hành số tiền lớn gấp 3
lần tiền lưu thông của năm 1965 ở miền Bắc). Nhưng nhờ có sự viện trợ to lớn và có
hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em đã hạn chế được lạm
phát trong thời gian này.
Thời kỳ 1976 đến nay:
Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta thiếu kinh nghiệm trong thời bình nên
duy trù quá lâu cơ chế thời chiến tập trung quan liêu bao cấp toàn diện, không mở
rộng sản xuất kinh doanh nên đã tự gây cho mình nhiều khó khăn, sản xuất không đủ
tiêu dùng, ngân sách không đủ chỉ tiêu, lạm phát tiền giấy liên tục và bùng nổ dữ dội
tới 3 con số. Nhưng mấy năm gần đây, mức độ lạm phát chỉ ở mức trên dưới 10%, có
thể nói đây cũng là một thành công không nhỏ của nhà nước ta.
2. Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay:
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
9
§Ò ¸n chuyªn ngµnh
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, lạm phát đang là vấn đề trọng tâm của các chính
sách và điều hành kinh tế vĩ mô. Năm 2007 vừa qua, mặc dù với mức tăng trưởng
kinh tế GDP 8,5% đã đạt mức tăng kỷ lục kể từ năm 1992 đến nay vì chỉ số giá tiêu
dùng CPI (lạm phát) cũng đã lên đến hai con số, với mức 12,63%. Từ đầu năm 2008
đến nay, “ cơn bão giá” vẫn tiếp tục tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng từ các hàng
hoá chiến lược cho CNH, HĐH đất nước như xăng dầu, vật liệu xây dựng, các hàng
hoá có giá trị lớn và vàng. Cho đến các nhu cầu yếu phẩm đời thường cho người dân
như thịt cá, rau củ. Vượt qua mọi dự đoán chỉ số CPI tháng 2/2008 vừa qua đã có
mức tăng kỷ lục 3,56% so với tháng 1. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi Việt Nam
hội nhập vào WTO. Như vậy, nếu tính chung cả 2 tháng đầu năm 2008 thì mức tăng
của CPI đã lên tới 6,02% so với tháng 2/2007 khiến cho chỉ số CPI của nước ta đã lên
tới 14,89% so với cùng kỳ năm ngoái, và 6 tháng đầu năm 2008 là 18,44%. Chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) 2008 dừng chân ở mức 22,97%. Sau đợt tăng mạnh trong ba
tháng đầu năm (trong đó “nóng” nhất là tháng năm tăng tới 3,91%), đến tháng sáu chỉ
số CPI đã tăng chậm lại do các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ. Đến tháng
10-2008, CPI quay ngược, tăng âm liền trong ba tháng, kéo chỉ số CPI cả năm xuống
- trái với các dự báo đầu năm cho rằng CPI 2008 có thể lên đến 25-30%.
Chính phủ đã có nhận định kịp thời: “ Chúng ta chưa có chính sách cơ bản về
tài chính gắn liền với chính sách đúng đắn về giá cả, tiền tệ, tín dụng. Các khoản chi
ngân sách mang nặng tính bao cấp và một thời gian dài vượt qua nguồn thu và việc sử
dụng vốn vay và viện trợ kém hiệu quả. Tất cả những yếu tố đó gây ra thâm hụt ngân
sách là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát. Trong điều hành vĩ mô phát triển nền
kinh tế, mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới chính sách tài chính tiền tệ,
chống lạm phát. Đối với nước ta hiện nay, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả đang là
một vấn đề lớn đặt ra trong điều hành của Chính phủ, của các cấp, các ngành vì sự
phát triển và ổn định. Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực Châu Á vì
GDP của Việt Nam là 70 tỷ USD chỉ tương đương với 1% GDP của khu vực này trừ
Nhật Bản. Vì vậy, Chính phủ đã đưa ra tám giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế lạm
phát, trong đó quan trọng nhất là đình hoãn các công trình chưa thật cần thiết, cắt
SV: Hoµng ThÞ ¸nh TuyÕt. MSV: BH173166
10