Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tieu luan triet(mối quan he tu nhien con nguoi và xã hội trong vấn đề bao ve moi truong)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.1 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Dưới góc độ triết học- xã hội vấn đề môi trường sinh thái là một điều mới
mẻ.Trong vài thập kỷ gần đây, vấn đề môi trường sinh thái nổi lên như một vấn đề
mang tính toàn cầu, cấp bách của thời đại.
Vấn đề môi trường sinh thái ngày nay đang đụng chạm đến nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội và liên quan đến nhiều khoa học.Những khía cạnh khác
nhau của vấn đề môi trường như sinh học, kinh tế, địa lý, y học, tư tưởng, chính trị,
đạo đức... Từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết vấn đề sinh thái của thời đại và trong
điều kiện cụ thể của nước ta đã nảy sinh nhu cầu cần thiết phải có một cơ sở lý luậnphương pháp luận chung nền tảng cho việc xem xét mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên , đặc biệt là vai trò ngày càng to lớn của con người và xã hội trong việc biến đổi
tự nhiên, và ngày nay là việc khắc phục những mặt tiêu cực của quá trình phát triển
xã hội, để làm thế nào loài người có thể trở lại sống hài hoà thực sự với tự nhiên trong
thế giới hiện đại.
Xuất phát từ góc độ triết học- xã hội, có 3 vấn đề chung nhất được nêu lên:
A- MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN,XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI.

B-THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY
C-VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM.


PHẦN NỘI DUNG
A.MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN,XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI.
Một trong những biểu hiện quan trọng nhất, rõ ràng nhất tính thống nhất vật chất
của thế giới là sự thống nhất bền vững và biện chứng giữa các yếu tố trong
hệ thốngTự nhiên-Con người-Xã hội. Sự thống nhất đó được thực hiện thông qua mối
quan hệ, sự tác động và qui định lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên, trong quá trình hoạt
động sống và làm nên lịch sử loài người.
Để có được sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc những vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực
môi trường sinh thái cũng như tìm kiếm các con đường đúng đắn giải quyết chúng,
cần phải có cách tiếp cận triết học-xã hội đối với vấn đề về mối quan hệ giữa con
người- xã hội-tự nhiên.Bởi vì môi trường sinh thái ngày nay không chỉ là nghiên cứu


của các khoa học tự nhiên, mà còn là đối tượng nghiên cứu của các khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội và của triết học,ở đây, dựa trên những di sản tư tưởng của triết học
Mác-Lê-Nin, trên những tri thức của thời đại, và ba nguyên lý cơ bản đã được đưa ra
làm cơ sở cho việc nghien cứu mối quan hệ giữa con người-xã hội-tự nhiên.
1. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.
Thế giới vô cùng phức tạp, muôn hình muôn vẻ, muôn màu, muôn sắc nhưng đều
có 1 tính chất chung- đó là vật chất, giới tự nhiên là vật chất; con người là sản phẩm
của tự nhiên, là một bộ phận đặc thù của tự nhiên; xã hội là sản phẩm của các sự tác
động giữa người và người, nên xã hội không thể là một cái gì khác,mà chính là một
bộ phận được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên.Như vậy,tự nhiên con người
và xã hội đều là vật chất đã gắn kết tất cả các yếu tố của thế giới thành một chủ thể
toàn vẹn một hệ thống tự nhiên, con người, xã hội.Đây là một nguyên lý có tính
phương pháp luận quan trọng nhất, bởi vì,với nguyên lý này cho phép chúng ta hiểu
được bản chất của mối quan hệ giữa con người xã hội và tự nhiên,hướng các khoa
học vào việc nghiên cứu bản chất đó để tìm ra các cách thức, các biện pháp giải quyết
2


mâu thuẫn giữa các yếu tố của hệ thống nhằm giữ vững sự thống nhất vật chất của thế
giới.
1.2-Nguyên lý về sự phụ thuộc của mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên vào trình độ phát triển của xã hội.
Thế giới là vật chất, luôn vận động,biến đổi và phát triển trong mối quan hệ
chặt chẽ,ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố.Nguyên lý này khẳng định rằng mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên mang tính chất lịch sử cụ thể, nghĩa là mối quan hệ này
có tính chất khác nhau trong thời đại khác nhau.Sự khác nhau này phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xã hội,trước hết là phương thức sản xuất với tư cách là động
lực phát triển của xã hội,trong đó lực lượng sản xuất xã hội giữ vai trò chủ đạo.Trong
sự phát triển của xã hội đã từng diễn ra bốn cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất
đã đưa ra nhân loại từ mông muội,dã man sang văn minh nông nghiệp,văn minh công

nghiệp và văn minh trí tuệ.Trong qúa trình đó,mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
cũng diễn ra ở bốn mức độ: Sự phụ thuộc hoàn toàn mù quáng của con người vào tự
nhiên, hay sự hài hòa tuyệt đối giữa con người và tự nhiên, tiếp đến là giai đoạn con
người đã bắt đầu phân biệt sự khác nhau giữa họ và tự nhiên, song lúc này con người
chỉ mới biết khai thác tự nhiên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,cùng với cuộc
cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVII, cách mạng khoa học-kỹ thuật đã xuất hiện
mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên và mâu thuẫn đó càng ngày càng gay gắt.Chính
mâu thuẫn đó là nguồn gốc của thực trạng môi trường sống hiện nay trên thế giới.Qúa
trình lịch sử vẫn tiếp tục, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,con người có
được những điều kiện,cả về nhận thức lẫn phương tiện để giải quyết những mâu thuẫn
giữa xã hội với tự nhiên.
1.3-Nguyên lý về sự điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên.
Hệ thống tự nhiên con người- xã hội là một hệ thống vật chất thống nhất.Trong
hệ thống này con người đang là dạng vật chất có tổ chức cao nhất và đồng thời cũng
là dạng vật chất duy nhất có ý thức.Bởi vậy, chỉ có con người mới là khả năng giải
3


quyết những mâu thuẫn gay gắt giữa xã hội và tự nhiên.Hơn nữa,bản thân tự nhiên về
mặt cấu trúc cũng như chức năng hoàn toàn không có gì mâu thuẫn với con người với
xã hội,mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên chỉ xuất hiện trong qúa trình hoạt động
sống và phát triển xã hội của con người,quan trọng nhất là qúa trình sản xuất ra của
cải vật chất điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
nghĩa là phải nắm bắt được những quy luật của tự nhiên đồng thời phải biết vận dụng
những quy luật đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội.Với mục đích đưa xã hội trở lại
với tự nhiên,con người trong các hoạt động thực tiễn của mình phải biết tuân thủ theo
các nguyên tắc tự tổ chức,tự điều chỉnh,tự làm sạch,tự bảo vệ tự nhiên.Để có thể xây
đựng được mối quan hệ thật sự giữa xã hội và tự nhiên,con người cần phải thay đổi
chiến lược phát triển xã hội,từ chỗ chỉ vì lợi ích của xã hội,của con người sang vì lợi

ích,vì sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống tự nhiên-con người-xã hội,nghĩa là thực
hiện chiến lược phát triển bền vững ví sự sống sự tồn tại không chỉ của thế giới hôm
nay, mà còn vì sự sống và cơ hội phát triển của thế hệ mai sau.
*Ba nguyên lý trên đây là nguyên lý triết học-xã hội về mối quan hệ giữa con
người xã hội và tự nhiên.Chúng cho ta một thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất để nghiên cứu vẫn ở môi trường sinh thái ngày nay.Song việc chuyên nghiên cứu
các vấn đề thuộc lĩnh vực mối quan hệ con người, xã hội và tự nhiên thuộc về một
khoa học mới: Sinh thái học-xã hội học hay còn có thể gọi là sinh thái học nhân văn.

B.THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY
2- Sinh thái, sinh thái học và môi trường sinh thái
Theo cách hiểu chung nhất thì sinh thái học đó là khoa học về các mối quan hệ
qua lại và tác động lẫn nhau giữa các cơ thể sống và môi trường xung quanh chúng.
Sinh thái học và phép biện chứng rất gần nhau. Nếu như phép biện chứng nghiên cứu
mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của tự nhiên, thì sinh thái học nghiên cứu các
mối liên hệ ở phạm vi hẹp hơn, giữa cơ thể với môi trường sống của nó. Phép biện
chứng còn bàn về mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
4


Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường sống cũng là một mối quan hệ phổ biến, mà
sinh thái học chuyên bàn về mối quan hệ đó.
Qua định nghĩa về sinh thái, sinh thái học cho phép chúng ta rút ra những hiểu
biết về môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái là bao gồm tất cả những điều kiện
tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự sống của con người, sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
2.1- Vấn đề môi trường sinh thái ngày nay
Trong thời đại chúng ta,khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bùng
nổ đến đỉnh cao, chất lượng sống của xã hội loài người đã có những bước tiến rõ rệt
do khoa học công nghệ và năng suất lao động xã hội mang lại. Những của cải được

nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại đã phần nào thoả mãn về
vật chất và tinh thần của con người, đã đưa tới sự phát triển nhanh cụa nền văn minh
nhân loại. Song chính từ sự phát triển ấy đã làm nảy sinh một số vấn đề ngày càng
nổi cộm như tăng trưởng dân số quá nhanh tiêu dùng một cánh quá mức của cải, tài
nguyên, năng lượng làm mất cân bằng sinh thái của trái đất. Thiên tai bão, lũ, lụt, ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển kinh tế, xã hội, đe doạ đến cuộc sống hiện tại và tương lai của con người. Đứng
trước áp lực của thực tế khắc nghiệt này, con người không còn cách lựa chọn nào khác
là phải xem lại những hành vi ứng sử với thiên nhiên, phương sách phát triển kinh tế
– xã hội và tiến trình phát triển cửa mình. Tuy nhiên, mãi tói năm 1972, Liên Hợp
Quốc mới chinh thức tổ chức hội nghị về Vấn đề môi trường và con người tại
Stockhom (Thuỵ Điển).
Mọi nghiên cứu của con người đều nhằm mục đích tối cao là bảo vệ sự sống, sự
phát triển toàn diện của con người, sự sinh tồn và sự phát triển của xã hội.Môi trường
sống của con người phải là môi trường tự nhiên- xã hội. Môi trường sinh thái là môi
trường có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người và xã hội. Do đó vấn đề môi
trường sinh thái mà ngày nay con người đang tập trung nghiên cứu để tìm ra phương

5


án tối ưu giải quyết nó, thực chất là vấn đề về mối quan hệ giữa con người, xã hội và
tự nhiên.
Sinh thái học đã tiến từ việc nghiên cứu mối quan hệ cơ thể- môi trường sang
nghiên cứu mối quan hệ con người, xã hội và tự nhiên- sinh quyển, sinh thái học ngày
nay đã đạt được những đổi mới lớn lao như đã sinh thái hoá 1 số quan điểm lý luận
chung, đặc biệt là ở khía cạnh thế giới quan và phương pháp luận.Bởi vì trước thực
trạng phát triển của các vấn đề sinh thái hiện nay, đòi hỏi phải có những thay đổi cơ
bản đối với những quan điểm truyền thống đã bám rễ hàng thế kỷ nay trong giới khoa
học tự nhiên cũng như trong nhận thức của con người về ý nghĩa xã hội lớn lao của

các quy luật sinh thái học.
Nhiệm vụ của sinh thái học hiện đại là tổng hợp lại các khuynh hướng cơ bản, làm
rõ các mối liên hệ ngược giữa tự nhiên và con người, sự biến đổi của tự nhiên bởi con
người, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lên con người và những khả năng thích
nghi của con người lên môi trường đã bị biến đổi, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
sống với tư cách môi trường dinh dưỡng của con người, và sử dụng hợp lý môi trường
đó với tư cách là môi trường sản xuất của nó...Trong sinh thái học hiện đại, con người
đã trở thành đối tượng nghiên cứu trực tiếp của khoa học tự nhiên, còn đối tượng của
khoa học tự nhiên- giới tự nhiên trở thành đối tượng trực tiếp của khoa học về con
người.
Sự hình thành sinh thái học- xã hội chủ yếu là do tính phức tạp của quá trình tác
động qua lại giữa con người và môi trường tự nhiên từ giữa thế kỷ XX trở lại đây.
2.2-Khái quát môi trường sinh thái ngày nay
-Nguồn nguyên liệu hoá thạch cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
không phải là vô hạn. Vấn đề là ở chỗ con người cần phải biết dự đoán trước các
nguồn tài nguyên đó, vì đây là các nguồn tài nguyên không tái tạo được.Ngày nay
ngoài nguồn năng lượng do nhiên liệu hoá thạch cung cấp như than dầu lửa, khí đốt,
con người đang chuyển dần sang sử dụng các nguồn năng lượng khác như năng lượng

6


nguyên tử, năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước, song chi phí rất lớn, đắt hơn so với
nhiên liệu hoá thạch.
-Các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo được như không khí, rừng, đất, nước,
động thực vật.
2.2.a-Tài nguyên rừng: trong đó rừng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với
cuộc sống con người.Bằng chứng là hơn 6 tr km2 rừng rộng bằng một nửa diện tích
Châu âu bị đốn trụi trong 20 năm qua.Diện tích rừng ngày càng bị co hẹp lại vì tình
trạng khai thác bừa bãi. Mỗi năm tổng số rừng nhiệt đới giảm 8000 km2. Hiện nay

rừng toàn thế giới đang kêu cứu.Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, nồng độ khí cacbonic đã
tăng 27% và đang nhanh chóng tăng lên.Cứ mỗi phút trôi qua, có tới 21,5 héc ta rừng
nhiệt đới bị phá huỷ ,hàng năm có tới 17 triệu ha rừng nhiệt đới bị hạ, sự cằn cỗi đất
đai, hạn hán và lũ lụt, sự thất bát của mùa màng, dẫn đến tình trạng nghèo đói, là sự
nghèo dần tính đa dạng sinh học, do nơi cư trú của chúng bị phá hoại, là sự tăng hàm
lượng CO2 trong khí quyển- gây nên”hiệu ứng nhà kính”, tăng hàm lượng cacbonic
trong khí quyển, mặt đất sẽ bị nung nóng thường xuyên và mất đi chất màu mỡ.Châu
Phi, Châu á, Châu Mỹ La Tinh bị bóc lột thậm tệ phải bán rừng để cầm hơi, dù rừng là
mạng sống của đất nướ, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
2.2.b-Tài nguyên đất: sự mất mát quá lớn của rừng dẫn đến nghèo kiệt đất đai và
sự mất dần những sinh vật quí hiếm.Nhiều đất đai trồng trọt bị xói mòn, bùn cát lấp
các con sông trên thế giới gấp 3 lần thế kỷ trước.Hàng năm trên toàn trái đất, hoạt
động của con người đã rửa trôi khoảng 25400 triệu tấn lớp đất bề mặt của những vùng
đất đang được sử dụng, làm mất đi khoảng21 triệu hécta đất đai phì nhiêu.Quả bom
dân số sẽ tạo nên hiện tượng hoang mạc hoá đất đai.Hiện nay ở Châu Phi, Châu á,
Châu Mỹ, mỗi năm có khoảng 6 tr ha đất đai bị hoang mạc
2.2.c-Động thực vật: Con người không để cho nhau được sống yên lành,và cũng
không để cho muôn loài tồn tại. Vậy mà trái đất vốn là nơi nương náu và sinh trưởng
của muôn loài..Nhiều nhà chuyên môn dự đoán rằng trong vòng 20-30 năm tới có khả
năng 1/4 số loài sinh vật trên hành tinh nghĩa là khoảng 1 triệu loài sẽ có nguy cơ bị
7


tuyệt chủng, trung bình mỗi ngày mất khoảng 100 loài.Nhờ sự khám phá Châu Mỹ đã
dẫn tới diệt chủng đàn bò bidông,nhiều loài thú đẹp đẽ khác,kể cả đàn sói.Đàn voi
Châu Phi chỉ còn 1/10, mỗi năm có 5000 con voi bị giết .Từ đất nước của voi, tê giác
1 sừng, tê giác 2 sừng, bầy hổ báo, hươu nai. Hiện nay chúng ta chỉ còn khoảng500
con voi, dăm bảy con tê giác và vài chục con bò rừng.Chúng ta đang lấn chiếm môi
trường sống của chúng, bắt giết chúng để mưu lợi lộc.Đã nhiều năm qua chúng ta
dửng dưng và nương nhẹ lũ săn trộm tàn bạo.

2.2.d-Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá: 3/4bề mặt của trái đất là
nước nhưng trong đó nứơc ngọt cần cho sự sống của các sinh vật trên cạn, cho con
người và nền sản xuất xã hội lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất không đáng kể. Ước tính trong
vòng 30 năm tới, khoảng 1/3dân số trên thế giới sẽ bị thiếu nước thường xuyên.
Nguyên nhân thiếu nước là do dân số tăng nhanh, do sự gia tăng nhu cầu về nước cho
phát triển công nghiệp và nông nghiệp.(Theo thông điệp của VNEP nhân ngày thế
giới về nước 22-3-1996).
-Nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sinh thái đang hàng ngày hàng giờ bào mòn cơ
thể tự nhiên, lẫn xã hội, nhưng cho đến nay con người vẫn chưa thể kiểm soát được.
2.2.e-Một hiểm hoạ quan trọng nhất do con người tạo ra đó là vấn đề dân
số.Dân số thế giới tăng với tốc độ khủng khiếp .Thời phục hưng, dân số thế giới mới
có 450 tr người,năm 1900 là 1,5 tỷ;năm 1950 là 2,5 tỷ và hiện nay là 5,4 tỷ.Theo dự
báo của Liên hợp quốc, đến năm 2075 dân số thế giớ là 10 tỷ người, 10 tỷ người sẽ
khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nạn ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng
và áp lực của làn sóng nhập cư từ các nước nghèo sang nước giàu ngày càng khốc liệt
hơn, từ đó gây ra các cuộc xung đột vũ trang triền miên.
Bước vào năm 2000, nạn ô nhiễm môi trường đã đến giới hạn cuối cùng mà trái
đất có thể chịu đựng được.
3.Một số giải pháp cơ bản đối với vấn đề môi trường sinh thái ngày nay:
-Thay đổi về nhận thức- xây dựng ý thức sinh thái.

8


-Tiến hành những hoạt động có ý thức nhằm tái sản xuất và tiến đến tái sản xuất
mở rộng chất lượng môi trường sinh thái.
-Sự kết hợp các mục tiêu kinh tế và sinh thái.
-Hướng mọi hoạt động của con người vào mục đích phát triển bền vững của xã
hội.
-Vai trò của thông tin và hệ thống điều khiển môi trường sinh thái.

C.VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM.
Trái đất chúng ta là một mái nhà. Việt Nam với tư cách là một thành viên của
ngôi nhà trái đất, vì vậy phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo vẻ sạch đẹp
của ngôi nhà trái đất như mọi thành viên khác của thế giới.
3-Môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay thực trạng và đặc điểm.
Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường sinh thái
cần phải xuất phát từ việc phân tích những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tác
động qua lại giữa con người và tự nhiên trong điều kiện của một nước còn chậm phát
triển, nhưng lại đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố hiện đại như kỹ thuật,
công nghệ, cơ chế thị trường , và cả những yếu tố truyền thống văn hoá dân tộc như
quan niệm của con người về tự nhiên, về mối quan hệ của họ với tự nhiên.Chính
những quan niệm đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên những mâu
thuẫn giữa con người và tự nhiên trong các quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên
trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Nước ta có nhiều ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện địa
lý tự nhiên, đặc biệt là có thế mạnh về nguồn tài nguyên tái tạo (rừng, đất đai, động
thực vật), một số loại tài nguyên khoáng sản( dầu mỏ, than đá, đất hiếm..). Khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mặt trời chiếu sáng quanh năm là nguồn cung cấp năng
lượng vô tận cho sự sống của con người và mọi sinh vật.Song, trong mấy chục năm
qua , với số tài nguyên sẵn có, một mặt chúng ta chưa biết khai thác và sử dụng hợp
lý, tiết kiệm dẫn đến sự nghèo nàn và cạn kiệt số tài nguyên đó, và mặt khác còn gây
ra ô nhiễm môi trường pháp.
9


3.1- Hiện trạng môi trưòng sinh thái Việt Nam: Các vấn đề bức xúc
Các vấn đề sinh thai trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tiêu dùng: Nổi bật nhất
trong lĩnh vực này là nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cùng với sự giai tăng nạn ô nhiễm môi trường sống.
3.1.a-Tài nguyên rừng:

Đây là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta đang bị con
người tấn công và tàn phá dữ dội nhất. Nếu như vào năm 1945, độ che phủ của rừng
là 48% tổng diện tích cả nước thì sau hơn 50 năm, đặc biệt là trong những thập niên
80, 90 của thế kỷ hai mươi, độ che phủ của rừng đã giảm sút một cách đáng lo ngại,
có lúc chỉ còn khoảng 20%, dưới mức an toàn cho phép (dưới 30% là báo động đối
với môi trường). Theo số liệu thống kê năm 2000, độ che phủ của rừng Việt Nam đã
phục hồi trở lại và đạt trên 30%, nghĩa là vượt qua ngoài tầm báo động. Tuy nhiên, sự
phục hồi này chủ yếu là do rừng mới trồng, giá trị sinh thái không cao.
+Ngoài lý do chủ yếu là bị con người khai thác bừa bãi, sự suy giảm của rừng
nước ta còn bị cháy, bị lũ lụt hoặc sâu bọ tàn phá. Trong những năm gần đây, các vụ
cháy rừng ở U Minh Thượng, U Minh Hạ, Cà Mau, Đắc Lắc vv..; các vụ sâu róm phá
hoại rừng ở nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… đã tiêu huỷ hàng chục hécta rừng, trong
dó có những cánh rừng nguyên thuỷ vô cùng quý hiếm- những bảo tàng tự nhiên về
đa dạng sinh học hiếm hoi còn sót lại trên Trái Đất. Nhìn chung, cho đến nay, rừng
Việt Nam Vẫn đang tiếp tục giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng, mặc dù nhà nước
ta đã có lệnh đóng cửa rừng từ năm 1996.
+Do chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hoá học của Mỹ đã để lại di hại trên 48%
diện

tích

trồng

trọt,

lâm

nghiệp




miền

Nam.

Mức

độ

mất

rừngquálớn:200.000ha/năm, trong đó có 60.000ha bị chặt phá làm nông
nghiệp,50.000ha bị cháy,còn lại là do khai thác lấy gỗ, củi.Mức trồng rừng hàng năm
80.000-100.000ha không đủ bù đắp lại số rừng bị mất. Hơn nữa, rừng tái sinh và rừng
trồng có giá trị kinh tế và đặc biệt là giá trị sinh thái không cao.

10


3.1.b-Tài nguyên đất: rừng có mối quan hệ chặt chẽ với đất đai. Vốn đất đai nước
ta không phải là ít. Với hơn 33 triệu ha,đất đai Việt nam đứng thứ 12 trên thế giới,
nhưng tính bình quân đầu người thì rất thấp, còn bình quân diện tích đất canh tác theo
đầu người vào loại thấp nhất thế giới.
Với 70% lao động và khoảng 80% dân số cả nước đang hoạt động, sinh sống
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, đất đai, nhất là đất canh tác nông
nghiệp luôn là nguồn vốn lớn, quan trọng của nền kinh tế, là tài sản quý giá nhất đối
với người Việt Nam. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này cũng đang bị suy gian\mr về số
lượng cũng như chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đất đai bị suy kiệt do
rừng bị tàn phá nặng nề, không điều hoà được nước, gây xói mòn, lở đất, laterit hoá
đất, vữa trôi các chất màu mỡ vv…;do các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện đại

như việc sử dụng máy móc cơ giới để làm đất, việc lạm dụng các chất hoá học trong
phòng trừ dịch hại, các loại phân hoá học đã giết hại những quần thể sinh vật có lợi
trong đất, trong nước; do nững tác động tiêu cực từ các chất thải của sản xuất công
nghiệp hoặc do việc mở rọng các làng nghề, do việc đô thị hoá công nghiệp hoávv…
3.1.c-Tài nguyên nước ngọt và sạch:
+Hiện nay, đối với Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, nước ngọt và
sạch là một trong những vấn đề sinh thái nhân văn bức xúc, nan giải nhất. Nhìn
chung, do một số điều kiện tự nhiên thuận lợi trong đất, nguồn nước ngọt của
Việt Nam không thiếu thâm chí có lúc còn quá thừa thãi gây nên ngập lụt kéo
dài. Tuy nhiên nước ngọt và sạch hiện nay ở ta đã có hiệu khan hiếm và trở
thành một vấn đề sinh thái nhân văn cần được quan tâm và giảI quyết. Bởi vì,
phần lớn các nguồn nước ngọt và sạch, cả mặt nước, lẫn các mạch nước ngầm
đều đang bị ô nhiễm bởi các chất thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
thủ công nghiệp, chất thảI của các bệnh viện và chất thảI của sinh hoạt. Hầu hết
các loại chất thảI chưa dược sử lý và trực tiếp đổ vào sông, ao, hồ, kênh rạch,
cống rãnh… Trong khi đó, hệ thống cấp thoát nước ở các thành phố, thị xã , thị
trấn còn rất thô sơ, không đồng bộ và thiếu nhiều. Các chất thảI độc hại được đổ
11


trực tiếp vào môI trường đã làm ô nhiễm nước của các con sông lớn, ao, hồ,
ngấm vào các mạch nước ngầm- nguồn cung cấp nước ngọt và sạch cho mọi sinh
hoạt đời sống của người dân ở cả thành thị và nông thô. Việc lọc và làm sạch
nước ở các nhà máy nước chủ yếu chỉ mới loại trừ được các chất lắng đọng, hạn
chế ô nhiễm sinh học, còn các chất độc hại thì rất khó có thể làm sạch được, bởi
vì chúng vô cùng đa dạng, phức tạp
Hiện tượng khai thác nước ngầm vô tổ chức:
+Tốc độ đo thị hoá nhanh, dân số tăng, khu dân cư mới mọc lên nhiều, mà
cấp nước thì không kịp, đẻ ra hiện tượng” người người khoan giếng ,nhà nhà có
giếng”. Điều tất yếu đã và đang xảy ra là nguồn nước ngần bị ô nhiễm. Bởi vì công cụ

khai thác không bảo đảm, một số bị ô nhiễm hữu cơ hoặc vô sinh. Mặt khác gây ra
hiện tượng sụt, lở đất- điều đã tháy ở ngoại thành TPHCM.Như ta biết, nguồn nước
ngầm bị ô nhiễm thì khó lòng cứu chữa vì đó là tài sản vô giá.
Nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên nhiên vật liệu:
Đây là những nguồn tài nguyên thiên nhiên rất cần cho quá trình công nghiệp hoá đất
nước. Các nguồn tài nguyên nàỷơ nước ta khá phong phú, đa dạng về chủng loại,
nhưng trữ lượng không cao, ngoài nguồn dầu hoả và khí đốt. Nhìn chung, các nguồn
tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, vàng, bạc, đá quý… của chúng ta đang bị
khai thác bừa bãi, sử dụng chưa thật có hiệu quả và trở nên khan hiếm dần.
3.1.d-Tài nguyên đa dạng sinh học :
+Đa dạng sinh học là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường
sống. Tài nguyên đa dạng sinh học của nước ta vào loại phong phú và mang tính đặc
thù của moi trương nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, rong những năm gần đây, nguồn tài
nguyên nay đã và đang bị khai thác bừa bãi , tuỳ tiện; nạn xuất khẩu bất hợp pháp các
động thực vật quý hiếm, đặc biệt là các động vật hoang dã, các loại gỗ, dượ liệu quý
ngày càng ra tăng. Ngoài ra còn nạn cháy rừng, lũ lụt, hạn hán cũng góp phần quan
trọng vào việc suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này.
12


Việc nhập khẩuchưa qua thẩm định kỹ về mặt khoa học và sự xâm nhập của các
loại sinh vật lạ, có hại như ốc bươu vàng, hải ly, chim sáo đá, cá răng dao, bèo nhật
bản vvv. Đang gây tác động không nhỏ cho mùa màng cho sức khoẻ của con người và
môi trường sống.
Đô thị hoá làm tăng nguồn phát thải và chất thải
+Sự thừa nước đã khổ, sự thiếu nước càng khổ hơn.Các nguồn nước ngọt
sạch đang bị thu hẹp và giảm chất lượng do bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt và
đặc biệt là các chất thải của sản xuất công nghiệp.Các chất thải từ các bệnh viện, các
phòng thí nghiệm khoa học, khu chăn nuôi- đều không được xử lý ,gây nên ô nhiễm
rất nguy hiểm cho môi trường nước.Nền công nghiệp nước ta tuy phát triển chưa

mạnh, nhưng những chất thải của nó góp phần quan trọng vào việc gây ô nhiễm các
nguồn nước và không khí.Hầu hết các chất thải từ các nhà máy đều chưa được xử lý
nghiêm túc đã tung vào môi trường.Xung quanh khu vực các nhà máy,đất và nước đều
bị ô nhiễm nặng bởi các chất hóa học độc hại, kim loại mạnh.Ở nhiều nơi,ô nhiễm
nguồn nước ngọt do các chất thải của sản xuất,đạt đến mức rẩt nguy hiểm cho người,
gia súc,các sinh vật nước.
+Việc tăng nhanh dân số thành thị đã làm tăng sức ép về nhà ở,vệ sinh môi
trường,hiện nay ở các thành phố ở Việt Nam các tiêu chuẩn đô thị đều đạt dưới mức
quá xa so với yêu cầu tối thiểu.Mặc dù nhà ở và các công trình công cộng đã tăng khá
nhiều nhưng không theo kịp với tốc độ gia tăng đân số nói chung ở các đô thị.Nạn
thiếu nhà ở hoặc nhà ở chật chội đang trở thành vấn đề trầm trọng,bình quân nhà ở
của đô thị các tỉnh phía bắc khỏang 4m2/người,các tỉnh phía Nam khỏang 5m2/người
nhưng phân bố không đều.Sau vần đề nhà ở là vấn đề rác thải,mặc dù nhiều năm
qua,các cấp chính quyền địa phương, các ngành liên quan quan tâm đến việc thu gom
và xử lý rác thải đô thị nhưng hiện nay đó vẫn đang là một vấn đề bức xúc,ứơc tính
khối lượng rác thải đô thị phát sinh của cả nước có khoảng 190.000 tấn mỗi ngày
nhưng khả năng thu gom mới chỉ đạt 50% khối lượng ,cá biệt có một số nơi tỷ lệ thu
gom mới chỉ đạt từ 20-30%.Tình trạng thu gom và xử lý chất thải đô thị kém đang là
13


nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, đất, vệ sinh đô thị và ảnh
hưởng đến cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồng.
3.1.e-Vấn đề ô nhiễm không khí.
+Trong các yếu tố của môi trường sống, không khí được coi là yếu tố quan trọng
nhất. Vấn đề ô nhiễm không khí ở nước ta đã có,song nhìn chung chưa đạt đến mức
nguy hiểm và cũng chưa phải là hiện tượng phổ biến, vì quá trình công nghiệp hóa đô
thị chưa phát triển mạnh.Hiện tượng ô nhiễm không khí chủ yếu tập chung ở các
thành phố lớn, các khu công nghiệp lớn và các khu dân cư suy thoái,nguyên nhân chủ
yếu là do các chất thải sinh hoạt và do chất thải của các phương tiện giao thông vận

tải.Lượng xe ô tô và xe gắn máy tăng vùn vụt hàng năm sẽ góp phần làm tăng nồng
độ các chất ô nhiễm trong không khí và chất thải xăng dầu cho nguồn nước,làm tăng
mức ồn,tăng hàm lượng bụi lơ lửng do quá trình di chuyển của phương tiện vận
tải,ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sức khoẻ của con người.Hiện nay ở một số
điểm nút giao thông của một số thành phố lớn hàm lượng các chất ô nhiễm nói trên
và mức ồn đã vượt mức cho phép nhiều lần.Ở cácđô thị lớn như TPHCM, Hà Nội, Hải
Phòng, Việt Trì nồng độ cacbonic đã vượt 2-10 lần cho phép.Riêng các khu vực như
nhà máy ximăng hoặc các trục giao thông chưa được tráng nhựa, ô nhiễm bụi đã gấp
50-60 lần cho phép.
+Bên cạnh đó,nền công nghiệp của nước ta phần lớn thiết bị và công nghệ sản
xuất lạc hậu nên hiệu qủa sử dụng nguyên nhiên liệu thường rất thấp.Hệ số chất thải
tính trên sản phẩm thường rất lớn,rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện...
đều được xây dựng trước thời kỳ đổi mới,trang thiết bị lạc hậu về kỹ thuật và hầu như
không có thiết bị xử lý nước thải.Phần lớn các chất thải lỏng đều đổ trực tiếp vào
kênh, mương thoát nước gây ra ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm.Những năm
gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững trong chính
sách đầu tư, các công trình mới,nhà nước đã chú trọng nghiêm ngặt đến yêu cầu bảo
vệ môi trường,đồng thời thường xuyên yêu cầu các cơ sở sản xuất phải tiến hành đánh

14


giá tác động môi trường để có kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường,nhờ đó chất
lượng môi trường bước đầu đã được cải thiện.
3.1.f- Vấn đề sinh thái nhân văn cơ bản trong lĩnh vực mối quan hệ giữa con
Vấn đề ô nhiễm môi trường xã hội.
+Trong những năm gần đây, nhiều tệ nạn xã hội đã, đang bùng nổ một cách hết sức
nhanh chóng và phổ biến, nhất là nạn buôn bán và sử dụng tràn lan cá chất ma tuý gây
nghiện, các chất kích thích sự điên loạn, cuồng dâm bạo lực của con người… Từ đó,
gây nên căn bệnh hiểm nghèo như các bệnh xã hội (lậu giang mai…), nghiện hút, đặc

biệt nguy hiểm là HIV-AIDS, Đây không chỉ là vấn đề kinh tế- xã hội, mà thực chất
còn là một vấn đề sinh thái nan giải. Bởi vì các tệ nạn xã hội này đã tàn phá con người
từ trong bản chất sinh học của nó như gây nên biến đổi về gen theo chiều hướng xấu ,
làm cho đúa trẻ mới sinh đã mang những bệnh tật nguy hiểm, mang những dị tật bẩm
sinh hoặc chết ngây khi được sinh ra… Điều nguy hiểm à càng ngăn chặn, chúng càng
bung ra và phát triển nhanh hơn, rộng hơn; đồng thời liên quan đến nhiều tệ nạn xã
hội khác nữa nhu buôn lậu, cướp giật, trộm cắp vvv…
Gây ra mất trật tự, an toàn xã hội, tàn phá sức lực của con người, làm suy yếu lực
lượng lao động xã hội. Ngoài ra môi trường xã hội còn bị đe doạ bởi các đại dịch
nguy hiểm, như dịch sá, dịch cúm gà… có khả năng lan tràn rất nhnh và gây chết
người.
Vệ sinh thực phẩm và môi trường: các bệnh dịch tả, sốt xuất huyết ,kiết
lỵ,thương hàn cẫn còn phổ biến.Thủ phạm của chúng là vấn đề vệ sinh thiu đang đầy
dãy khắp nơi.
3.1.g- Đói nghèo và xoá đói giảm nghèo là một trong những vấn đề sinh thái nhân
văn bức bách ở Việt Nam hiện nay
Nghèo đói cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phá hoại môi trường. Hiện
nay, ở nước ta, tỷ lệ người thuộc diên đói nghèo vẫn còn khá cao _khoảng 12%);
trong đó tập trung phần lớn ở các vùng rừng sâu, núi cao, hải đảo xa xôi. Họ hầu như
15


không được hưởng những thành quả của sự phát triển kinh tế- xã hội, nghĩa là chưa
được đối sử một cách công bằng và bình đẳng trong việc hưởng thụ các tài nguyên
thiên nhiên của đất nước.Cuộc sống của họ gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc chủ yếu vào
thiên nhiên. Do vậy dù biết hay không biết đến các vấn đề môi trường sinh thái đang
nảy sinh, họ buộc phải tìm kiếm sự mưu sinh bằng cách vắt kiệt nguồn tài nguyên có
thể khai thác được. Điều đó chứng tỏ rằng nghèo đói cũng là một vấn đề sinh thái
nhân văn cần được giải quyết.
+Vấn đề sinh thái nhân văn trong lĩnh vực hoạt động văn hoá tinh thần:

Đây là một trong những vấn đè hiên đang được nhân loại đặc biệt quan tâm trong khi
giải quyết vấn đề môi trường. Khía cạch văn hoá của sinh thái nhân văn bao gồm một
số nội dung chủ yếu, như ý thức sinh thái, đạo dức sinh thái, lối sống văn hoá sinh
thái vvv…
+Vấn đề ý thức sinh thái :
Một trong nhưng vấn đề sinh thái nhân văn gay cấn và bức xúc nhất ở nước ta hiện
nay là sự nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân, thậm chí của
cả những nhà quản lý xã hội các cấp đều còn thấp, hay nói một cách khác, ý thức sinh
tháI và tư duy của người Việt Nam cho đến nay vẫn còn ở trình độ thấp- trình độ của
người sản xuất tiểu nông và chưa được phổ biến trong toàn xã hội. Đó là thực trạng
cũng là nguyên nhân quan tọng đua đến hậu quả tiêu cực cho môi trường sống.
+Vấn đề đạo đức sinh thái và nối sống văn hoá sinh thái:
Đạo đức và lối sống văn hoá sinh thái truyền thống của người Việt Nam được hình
thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp lúa nước còn ở trình độ phát triển
thấp. Có thể nói là nối sống văn hoá tiểu nông với đặc trưng cơ bản tích cực là nối
sống hài hòa với thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên, nhưng lại chưa biết cách khai
thác thiên nhiên một cách khoa học, hợp lý để phát triển xã hội. Các thói quen, phong
tục tập quán lối sống tiểu nông đó, ngoài mặt tích cực như trên, còn chứa đựng nét
chưa đẹp không phù hợp và bất cập so với sự phát triển hiện đại, nhất là trong lĩnh

16


vực bảo vệ môi trường, như sự tự do tuỳ tiện. Lối sống văn hoá sinh thái tiểu nông
còn không thích ứng với lối sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Vấn đề thiếu hụt tri thức và thông tin về môi trường và bảo vệ môi trường :
Điều này đặc biệt nghiêm trọng và liên quan đến phần lớn những người nông dân.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường cộng với quan niệm thiển cận về các lợi ích cục bộ,
trước mắt của người dân thường dẫn họ đến những hành động vô ý thức, làm tổn hại
đền môi trường, như lạm dụng hoá chất trong sản xuất, bảo quản chế biến lương thực,

thực phẩm hoặc dùng chất nổ, xung điện đánh bắt thuỷ hải sản; khai thác rừng, đất đai
và nhiều loại khoáng sản quý hiếm khác một cách tự do, tuỳ tiện làm suy giảm chất
lượng cũng như biến dạng cảch quan môi trường.
3.2Chiến lựợc phát triển bền vững:
Trong những năm qua,đi đôi với việc phát triển kinh tế,công tác bảo vệ môi
trường cũng được Đảng,Nhà nước rất quan tâm,ngày 23/6/1998 Bộ Chính Trị Ban
Chấp Hành Trung Ương Đảng Công Sản Việt Nam đã ra chỉ thị số 36/CT-TW về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất
nước”Chỉ thị nêu rõ các cấp,các ngành cần đổi mới nhận thức,tăng cường lãnh đạo,chỉ
đạo công tác bảo vệ môi trường,thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường”chỉ
thị 36-TW nhờ đó các ngành,các địa phương và cơ sở sản xuất đã tăng cường quản lý
môi trường hơn trước và chú ý đầu tư hạ tầng kỹ thuật,thiết bị bảo vệ môi trường, góp
phần từng bước ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và suy thái môi trường.
Ngày nay, gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước là quá trình
đô thị hóa,là sự tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu,nguyên liệu cho sản xuất,đời
sống sẽ gây ra áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên.Bởi vậy,bảo vệ môi trường là trách nhiệm có chỉ trong một quốc gia mà đã
là sự chú ý trong toàn cầu.Để đạt được yêu cầu này cần :
-Tăng cường nhận thức và vai trò trong các nhà lãnh đạo các cấp khi quyết định
chính sách đầu tư phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường.
17


-Trong chính sách đầu tư cần chú trọng ưu tiên khuyến khích sử dụng công nghệ
thông tiên tiến và công nghệ trong sạch nhằn giảm thiểu hệ số chất thải tính trên một
đơn vị sản phẩm.
-Tăng cường vai trò,sức mạnh cho các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt
động bảo vệ môi trường các cấp trong việc theo dõi,kiểm tra,đánh giá và quản lý môi
trường.
-Thường xuyên tuyên truyền nhận thức và vận động mọi người dân,tổ chức kinh tế

xã hội nâng cao ý thức,tự nguyện đóng góp công sức,vật lực và hành động của mình
trong việc bảo vệ môi trường.Đặc biệt phải nghiêm chỉnh thực hiện luật bảo vệ môi
trường.

18


PHẦN KẾT LUẬN
Là một nước đi sau,chúng ta đã có được những bài học qúi báu của các nước đi
trước.Thực tế ở nhiều nước đã cho thấy,tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng bậc
nhất của sự phát triển xã hội,song đó không phải là mục tiêu duy nhất và càng không
phải là tất cả.Ngày nay,con người đã nhận thức ra cái giá quá đắt phải trả cho sự tăng
trưởng đơn phương đó:Một môi trường tự nhiên đã và đang bị tàn phá,một cuộc
khủng hoảng sinh thái toàn cầu đang đe dọa sự sống của trái đất.Những gì được gọi là
thành tựu trong gần 300 năm qua do khoa học và công nghệ đem lại cũng đồng thời
kèm theo những tổn thất to lớn cho môi trường tự nhiên như lỗ thủng ozôn,hiệu ứng
nhà kính,mưa axít,cạn kiệt tài nguyên thiênnhiên,khoángsản,đất,rừng,sa mạc hóa...
Hoàn toàn có thể khẳng định rằng,con người hiện đại không thể sống thiếu khoa học
và công nghệ,cũng như không thể sống tách rời khỏi môi trường tự nhiên.Một bài học
xương máu rút ra từ qúa trình công nghiệp hóa vừa qua là không thể tách mục tiêu
sinh thái là yêu cầu tất yếu,khách quan của sự phát triển xã hội nói chung và của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay nói riêng.
Những vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay không nằm ngoài vấn
đề môi trường sinh thái chung của thời đại, nét đặc trưng của vấn đề môi trường sinh
thái nước ta hiện nay là sự đan xen phức tạp giữa những vấn đề môi trường sinh thái
cổ điểm với những vấn đề môi trường sinh thái hiện đại,cộng với sự gay gắt của vấn
đề ô nhiễm môi trường xã hội,là sự vượt trước của những vấn đề môi trường sinh thái
so với trình độ phát triển của xã hội.Phát triển bền vững là chiến lược phát triển chung
của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay.ở Việt Nam, để thực hiện chiến lược phát
triển bền vững trước hết cần phải thay đổi quan niệm về sự phát triển ,thể hiện qua

các chính sách,thực hiện sự kết hợp chặt chẽ mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái
trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa,hướng đến xây dựng một nước Việt Nam
giàu mạnh về kinh tế,công bằng về xã hội và trong sạch về môi trường sinh thái.
Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới- thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.Đó là một nhu cầu tất yếu, khách quan và bức xúc, nhằ đưa đất nước từ
19


một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.Để đạt được
điều đó, trước hết phải tăng trưởng kinh tế.Song, nguyên tắc phát triển của thời đại
ngày nay là phải kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.Vấn
đề bảo vệ và không ngừng cải thiện môi trường sống ngày nay không chỉ là vấn đề
quốc sách, mà còn là vấn đề toàn cầu mang tính cấp bách.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Môi trường sinh thái vấn đề và giải pháp
Phạm Thị Ngọc Trâm
Tổng cục thống kê môi trường Việt nam 1999
Bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững
Chu Thái Thành
Giáo trình triết học Mác-Lênin

21


MỤC LỤC


19
Tài liệu tham khảo………………………………….………………………………21

22



×