Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập về Phân bón

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.96 KB, 33 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công Nghệ Hóa

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên Em xin được gửi tới thầy giáo Ths.Nguyễn Mạnh Hà lời biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất. Thầy là người trực tiếp giao đề tài và tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ Em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Công nghệ hóa; các anh và chị
ở Cty cổ phần chứng nhận và giám định IQC và các bạn đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho Em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo.

Hà Nội, tháng 03 năm 2018.
Sinh Viên thực hiện
Nguyễn Thị Sơn


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công Nghệ Hóa

MỤC LỤC

Chương I : GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công Nghệ Hóa

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:


Công ty Cổ phần Chứng nhận IQC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số: 0105859046 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Tên giao dịch tiếng anh: IQC ASSESSMENT AND CERTIFICATION JOINT STOCK
COMPANY.
Tên thường gọi: IQC CERTIFICATION BODY
Trụ sở chính: TT12, ô 61, khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội
Website: htp:/www.iqc.com.vn; E.mail:
Tel: 043 99 4712; Fax: 04 4 503208
Ngành nghề hoạt động chính của IQC :
Đánh giá chứng nhận sản phẩm, chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp
tiêu chuẩn; giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
Đào tạo: Hệ thống quản lý chất lượng, chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý
chất lượng


GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG CHỨNG NHẬN

QMR

VĂN PHÒNG

PHÒNG
CHỨNG NHẬN

CHUYÊN GIA BÊN NGOÀI

Bộ Phận Kỹ Thuật


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Bộ phận
kỹ thuật



Các sản phẩm chính của công ty :
a) Chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón vô cơ.
b) Chứng nhận ISO 9001 : 2008.
c) Chứng nhận ISO 22000.
d) Chứng nhận ISO 29001.
e) Chứng nhận ISO 27001.
f) Chứng nhận ISO 50001.
g) Chứng nhận ISO/TS 16949.
h) Chứng nhận HACCP.
i) Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm.
j) Đào tạo ISO.
k)Chứng nhận ISO 14000.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về đối tượng phân tích:
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng
suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng
năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng
muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.

Một số phân bón vô cơ thông dụng hiện nay:
Phân đơn:

Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
a) Phân đạm vô cơ gồm có:
Phân Ure CO(NH2)2 có 46%N
Phân đạm sunphat còn gọi là đạm SA (NH4)2SO4 chứa 21%N
Phân clorua amon NH4Cl có chứa 24-25% N
Phân nitrat amon NH4NO3 có chứa khoảng 35% N
Phân nitrat canxi Ca(NO3)2 có chứa 13-15% N
Phân Nitrat Natri NaNO3 có chứa 15-16% N
Phân Cyanamit canxi CaCN2 có chứa 20-21% N
b) Phân lân:


Phân super lân Ca(H2PO4)2 có chứa 16-20% P2O5
Phân lân nung chảy (thermophotphat, lân văn điển) có chứa 16% P2O5
c) Phân kali:
Phân clorua kali KCl có chứa 60% K2O.
Phân sunphat kali K2SO4 có chứa 48-50% K2O
Phân hổn hợp:
Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và
phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính
theo nồng độ phần trăm.
Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất,
16kg P2O5 và 8kg K2O…
Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất
trung và vi lượng.
Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn
hợp có 2 loại:
a) Phân trộn:
là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp
hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.

b) Phân phức hợp:
là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để
tạo ra.
c) Các dạng phân hỗn hợp:
*Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
DAP (Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0
*Các dạng phân ba NPK thường là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
*Phân chuyên dùng:
là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại
cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí


sản xuất; do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng
cây trồng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú
ý theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng
cho lúa. JT1, JT2,JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.

2.2. Tổng quan về phương pháp phân tích
Hiện có 2 phương pháp phổ biến được dùng để phân tích hàm lượng tổng nitrogen
hoặc protein thô, là phương pháp Dumas và phương pháp Kjeldahl.
Cả 2 phương pháp này đều được thế giới công nhận và đã được tiêu chuẩn hóa thành
TCVN. Hai phương pháp này được sử dụng để xác định hàm lượng tổng nitrogen
hoặc protein thô trong sản phẩm. Bên cạnh đó chỉ tiêu protein thô là một trong những
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Ví dụ như hàm lượng đạm (hàm

lượng protein) trong nước mắm, hay hàm lượng protein trong sữa hoặc hàm lượng
protein trong thức ăn chăn nuôi… vì hàm lượng đạm quyết định tới giá thành của sản
phẩm. Cho tới nay đã có những thắc mắc hoặc tranh chấp thương mại về hàm lượng
protein thô trong sản phẩm của nhà sản xuất khi gửi mẫu tới các phòng thí nghiệm
khác nhau, sử dụng những phương pháp phân tích khác nhau, đã cho những kết quả
khác nhau.


Phương pháp Kjeldahl
Phương pháp Kjeldahl chỉ xác định được những nitrogen ở dạng hữu cơ và ammonia.
Phương pháp Kjeldahl được chia làm 3 giai đoạn: vô cơ hóa mẫu, chưng cất và chuẩn
độ.
+Giai đoạn 1: Vô cơ hóa mẫu
Sử dụng axit sulphuric đậm đặc, có sử dụng chất xúc tác như K2SO4 hoặc CuSO4 ở
nhiệt độ cao. Khi đó nitrogen có trong mẫu (ngoại trừ nitrogen ở dạng muối nitrate và
nitrite) sẽ được chuyển thành dạng amonia, các hợp chất hữu cơ khác sẽ được vô cơ
hóa thành CO2 và H2O và một vài khí khác. Amonia trong môi trường axit sẽ được
chuyển thành dạng ion amoni (NH4+). Được tổng quát qua sơ đồ sau :
Hợp chất hữu cơ + H2SO4



CO2 + H2O + (NH4)2SO4 + SO2

+Giai đoạn 2: Chưng cất mẫu
Mẫu sau khi vô cơ hóa được trung hòa bằng kiềm mạnh (thông thường khoảng 4050% NaOH), amonium sulphate sẽ được chuyển hóa thành khí amonia.
(NH4)2SO4 + 2 NaOH → 2 NH3+ + Na2SO4 + 2H2O
Tiếp theo, nếu sử dụng phương pháp chuẩn độ trực tiếp thì axit boric sẽ được lựa chọn
làm chất hấp thụ khí amonia.
NH3 + H3BO3 → NH4+ + H2BO3–

+Giai đoạn 3: Chuẩn độ
Muối amonium borate được chuẩn độ bằng dung dịch axit như axit sulphuric hoặc axit
hydrochloric. Sử dụng chất chỉ thị để kết thúc điểm chuẩn độ, hoặc sử dụng chuẩn độ
tự động có máy đo pH ở khoảng pH = 5.
H2BO3– + H+ → H3BO3


Phương pháp Dumas
Phương pháp Dumas xác định nitrogen ở tất cả các dạng liên kết, cả hữu cơ và vô cơ,
bao gồm cả nitrite và nitrate. Mẫu được đốt cháy ở nhiệt độ cao, khoảng 900 độ C tạo
thành các oxide, các hợp chất bị đốt cháy bao gồm cả gốc muối nitrate và nitrite để tạo
thành N-oxides hoặc N2. Với sự có mặt của Cu (đồng), các oxit nitrogen sẽ được khử
thành nitrogen. Trong khi đó, CO2 , H2O và một vài oxide khác được tách ra và loại
bỏ hoàn toàn bằng các bẫy hấp thụ và hấp phụ. Khí nitrogen sinh ra được đo bằng đầu
dò dẫn nhiệt (thermal conductivity detector – TCD).
Một máy tính được kết nối với máy Dumas bằng phần mềm điều khiển và tính nồng
độ nitrogen có trong mẫu từ tín hiệu trên đầu dò TCD của khí Nitrogen và từ khối
lượng mẫu.
Giới hạn phát hiện của phương pháp Dumas khoảng 0,01 mg Nitrogen. Phương pháp
Dumas có lợi thế là dễ sử dụng và hoàn toàn tự động hóa. Nó nhanh hơn phương pháp
Kjeldahl rất nhiều, chỉ khoảng 4-5 phút/mẫu, trong khi phương pháp Kjeldahl cần
khoảng 1,5-2 tiếng. Phương pháp Dumas không sử dụng chất độc hại hoặc hóa chất
độc hại và không ô nhiễm môi trường như phương pháp Kjeldahl đã sử dụng. Trong
khi phương pháp Kjeldahl sử dụng axit sulphuric đậm đặc và sinh khí SO2 rất độc hại.



Với nguyên lý của phương pháp Dumas, phân tích tổng Nitrogen bao gồm cả các hợp
chất vô cơ như nitrite và nitrate thì phương pháp Kjeldahl chỉ phân tích các hợp chất
nitrogen hữu cơ và amonia. Đây chính là sự khác biệt khi so sánh kết quả giữa hai

phương pháp trên
Do vậy, cần lưu ý rằng, phương pháp Dumas định lượng được tất cả các dạng hợp chất
của nitrogen bao gồm cả hữu cơ và vô cơ, nó không có sự chọn lọc protein. Vì vậy
nếu sử dụng phương pháp Dumas, các sản phẩm có thể làm giả để tăng hàm lượng
protein bằng bất cứ hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ nào có chứa nitrogen. Cũng giống như
phương pháp Kjeldahl, không đưa ra được kết quả protein thực khi nó phân tích cả
những chất phi protein, ví dụ amoniac. Vì vậy, để tránh xung đột trong các trường hợp
thương mại, cần phải nêu rõ phương pháp sử dụng khi phân tích protein thô.
Phương pháp Kjeldahl vẫn được coi là phương pháp chuẩn để so sánh với các phương
pháp khác khi phân tích protein thô. Phương pháp Dumas được sử dụng khi sự khác
biệt giữa các mẫu là không đáng kể.


Chương 3 : THỰC NGHIỆM
Lấy mẫu ,xử lý mẫu
Lấy mẫu :
Mẫu được lấy dựa theo TCVN 9486:2013
Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi người lấy mẫu phải có chứng chỉ đào tạo và có đại
diện của bên được lấy mẫu. Khi cần thiết có sự giám sát của bên thứ ba.
Mẫu được lấy phải đại diện cho cả lô phân bón.
Không lấy mẫu ở các bao gói bị rách, bị ướt, bị biến dạng. Trong quá trình lấy mẫu và vận
chuyển mẫu, phải đảm bảo tránh bị tác động của các tác nhân từ bên ngoài, giữ mẫu được
nguyên trạng như lúc ban đầu cho tới khi đem đến phòng thí nghiệm
Dụng cụ chứa mẫu
Tùy thuộc vào loại phân bón, sử dụng các loại dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu khác nhau cho
phù hợp.
Các dụng cụ lấy mẫu phải được làm bằng vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng phân
bón (thường được làm bằng polyme, thủy tinh hoặc kim loại không gỉ, inox, compozit …).
Đối với các loại phân bón dạng rắn: đựng mẫu trong bao bì làm bằng nylon, giấy chống
ẩm…

Đối với phân bón dạng lỏng: đựng mẫu trong chai nhựa, chai thủy tinh…

Phương pháp lấy mẫu
Xác định số mẫu ban đầu tối thiểu
Đối với lô phân bón dạng rắn
Trường hợp phân bón được chứa trong bao gói có khối lượng không vượt quá 50 kg:
Số bao gói cần lấy được tính theo công thức:
A= 3 x

3

N

trong đó N là tổng số bao gói trong một lô phân bón và được phân nhóm theo qui định
ở Bảng 1. Mỗi bao gói được lấy một mẫu ban đầu.


Bảng 1 - Số bao phân bón cần lấy
Tổng số bao gói trong Số bao gói được Tổng số bao gói trong
một lô phân bón (N) lấy mẫu
một lô phân bón (N)

Số bao gói được
lấy mẫu

1 - 10

Lấy từng bao

182 - 216


18

11 - 49

11

217 - 254

19

50 - 64

12

254 - 296

20

65 - 81

13

297 - 343

21

82 - 101

14


344 - 394

22

102 - 125

15

394 - 450

23

126 - 151

16

451 - 512

24

152 - 181

17

Trường hợp phân bón được chứa trong các đơn vị bao gói và xếp trong các bao, thùng
hoặc hộp carton: áp dụng qui trình lấy mẫu các bao gói theo quy định tại 5.1.1.1 để
xác định số lượng bao, thùng hoặc hộp carton được lấy. Nếu tổng số bao, thùng hoặc
hộp carton của lô phân bón không vượt quá 1000 thì mỗi bao, thùng, hộp carton được
lấy mẫu chỉ lấy ra một đơn vị bao gói làm mẫu ban đầu.

Trường hợp phân bón để rời
Số mẫu ban đầu tối thiểu của lô phân bón được lấy tính theo công thức:
A=

M
2

[ làm tròn về số nguyên]

trong đó
A Số mẫu ban đầu cần lấy;
M Khối lượng của lô phân bón, tính bằng tấn.
Xem ví dụ ở Bảng 2.
Trường hợp nếu cần nhiều số mẫu ban đầu hơn để có được mẫu trung bình của lô phân
bón, thì phải lấy nhiều hơn. Các mẫu ban đầu phải được lấy ngẫu nhiên từ các vị trí
khác nhau trong lô phân bón.


Bảng 2 - Số mẫu ban đầu đối với lô phân bón dạng rắn để rời
Khối lượng (Tấn)

Căn bậc hai

Số lượng mẫu ban đầu

100

10

5


200

14.2

7

300

17.3

9

400

20

10

500

22.4

12

Đối với lô phân bón dạng lỏng
Trường hợp phân bón được chứa trong thùng, can, phuy có khối lượng không vượt
quá 50 L hoặc 50 kg: Áp dụng như 5.1.1.1.
Trường hợp phân bón được chứa trong đơn vị bao gói (chai, bao tráng kẽm…) và
được chứa trong thùng hoặc hộp carton: Áp dụng như 5.1.1.2.

Trường hợp phân bón được chứa ở thùng, phuy có khối lượng lớn hơn 50 L
Số mẫu ban đầu được lấy tính theo công thức:
A=

V
2

[ làm tròn về số nguyên]

trong đó
A số mẫu ban đầu cần lấy;
V Thể tích dung dịch của thùng phân bón, tính bằng mét khối.
Xem ví dụ Bảng 3.
Bảng 3 - Số mẫu ban đầu đối với lô phân bón dạng lỏng
Thể tích lô phân bón, m3 Căn bậc hai

Số lượng mẫu ban đầu

100

10

5

200

14.2

7


300

17.3

9

400

20

10

500

22.4

12


Xác định vị trí lấy mẫu ban đầu
Phân bón chứa trong bao, thùng, hộp carton: Các mẫu ban đầu được lấy phân bổ ngẫu
nhiên ở các vị trí trên, giữa, dưới, trong và ngoài của lô phân bón.
Phân bón đổ rời: San phẳng bề mặt đống, lấy các mẫu ban đầu theo phương thẳng
đứng tại 3 vị trí ở giữa và 4 góc, ở khắp độ sâu của đống phân bón.
Phân bón lỏng chứa trong can, thùng phuy: Mẫu ban đầu phải được lấy dọc theo chiều
sâu của thùng phân bón, lấy ở ba vị trí giữa và xung quanh của thùng.
Vị trí lấy mẫu ban đầu phụ thuộc vào diện tích, hình dạng lô phân bón, xem tại Phụ
lục B.
Xác định cỡ mẫu thử nghiệm tối thiểu
Cỡ mẫu thử nghiệm tối thiểu không nhỏ hơn 500 g hoặc 500 mL.

Xác định cỡ mẫu ban đầu tối thiểu
Khối lượng mỗi mẫu ban đầu tối thiểu tùy thuộc vào cỡ mẫu thử nghiệm tối thiểu, số
mẫu ban đầu cần lấy và số lần giản lược được tính theo công thức:
m=

A
× 2k × 3
a

trong đó
m là cỡ mẫu ban đầu tối thiểu cần lấy (đơn vị gam hoặc mililit);
A là cỡ mẫu thử nghiệm tối thiểu (đơn vị gam hoặc mililit);
a là số mẫu ban đầu cần lấy;
k là số lần giản lược mẫu;
3 là hệ số (trong trường hợp mẫu chung được chia làm 3 mẫu gồm mẫu thử nghiệm,
mẫu lưu tại cơ sở và mẫu người lấy mẫu hoặc cơ quan quản lý lưu).
CHÚ THÍCH 1: Khối lượng mẫu ban đầu tối thiểu không được nhỏ hơn 100 g đối với
dạng rắn và không nhỏ hơn 100 mL đối với dạng lỏng (trường hợp đơn vị bao gói có
khối lượng sản phẩm nhỏ hơn 100 g hoặc 100 mL thì lấy nguyên bao gói sản phẩm
làm mẫu ban đầu).


Xác định mẫu chung
Được gộp, trộn hoặc lắc đều tất cả các mẫu ban đầu của một lô phân bón.
Xác định mẫu thử nghiệm
Đối với phân bón dạng rắn: Trộn đều mẫu chung, dàn thành lớp phẳng, chia chéo
thành bốn phần, lấy hai phần đối diện, làm nhiều lần đến khi mẫu trung bình có
khoảng trên 1,5 kg (xem tại Phụ lục C), mẫu trung bình chia đều làm ba phần, cho mỗi
phần vào một túi đựng mẫu, buộc kín ghi nhãn mác, mã số và niêm phong. Một túi
lưu tại cơ sở lấy mẫu, một túi người lấy mẫu hoặc cơ quan quản lý lưu, một túi chuyển

đến phòng thử nghiệm.
Đối với phân bón dạng lỏng: mẫu chung được lắc đều, lấy khoảng 1,5 L, chia làm ba
phần cho vào ba bình đựng mẫu, đậy kín, ghi nhãn mác, mã số và niêm phong. Một
bình làm mẫu lưu tại cơ sở lấy mẫu, một bình người lấy mẫu lưu lại, một bình chuyển
đến phòng thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 2: Trường hợp mẫu ban đầu là các đơn vị bao gói có khối lượng sản
phẩm nhỏ hơn 100 g hoặc 100 mL thì lấy ngẫu nhiên số lượng đơn vị bao gói bảo đảm
đủ khối lượng mẫu thử nghiệm theo quy định tại 5.3.
Bao gói, ghi nhãn, biên bản lấy mẫu, biên bản bàn giao mẫu và bảo quản mẫu
Bao gói mẫu
Mẫu thử nghiệm phải được đựng trong bao gói phù hợp, không được làm sai lệch kết
quả của phép thử nghiệm.
Mẫu dùng để xác định độ ẩm hoặc các thử nghiệm khác cần tránh sự hao hụt của các
chất bay hơi, phải được đựng trong bao gói cách ẩm và được bảo quản trong điều kiện
thích hợp, chống hao hụt do bay hơi.
Bao gói đựng mẫu và các dụng cụ chứa mẫu khác phải được người lấy mẫu đóng dấu
hoặc dùng ký hiệu niêm phong.
Nhãn của mẫu
Thông tin viết trên nhãn hoặc viết trực tiếp trên bao đựng mẫu phải không tẩy xóa
được; dấu sử dụng không được thôi nhiễm vào mẫu và làm thay đổi bản chất của mẫu.


Thông tin trên nhãn phải được ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc sau: Mã số mẫu, tên
cơ sở lấy mẫu, tên phân bón, số hiệu lô hàng, ngày tháng năm sản xuất, địa điểm lấy
mẫu và ngày tháng năm lấy mẫu, họ tên và chữ ký người lấy mẫu.
Biên bản lấy mẫu (xem tại Phụ lục D)
Biên bản bàn giao mẫu (xem tại Phụ lục E)
Bảo quản mẫu
Không được làm thay đổi thành phần và hàm lượng các chất cần phân tích trong quá
trình lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và lưu giữ mẫu.

Bảo quản, lưu giữ mẫu ở nơi khô, thoáng, mát và sạch sẽ.
Thời gian, nhiệt độ bảo quản lưu giữ mẫu tùy thuộc loại mẫu và yêu cầu phân tích
chất lượng.
Nhãn mác ghi trên bao túi đựng mẫu không được phai mờ trong quá trình vận chuyển
cũng như trong thời gian bảo quản, lưu giữ mẫu.
Báo cáo lấy mẫu
Báo cáo lấy mẫu bao gồm những thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này
b) Đặc điểm nhận dạng mẫu
c) Mọi thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được coi là tùy chọn và các yếu
tố có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.


Mẫu biên bản lấy mẫu phân bón
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------…………, ngày

tháng

năm 20

BIÊN BẢN LẤY MẪU PHÂN BÓN
1. Họ và tên người lấy mẫu:
Mã số chỉ định hoặc chứng chỉ đào tạo:
Đơn vị chủ quản:
2. Đại diện đoàn kiểm tra (nếu có):
Họ và tên …………………………………… Chức vụ: …………………………….
Họ và tên ………………………………………. Chức vụ: …………………………….
3. Đại diện cơ sở lấy mẫu:

Họ và tên …………………………………… Chức vụ: …………………………….
Họ và tên ………………………………………. Chức vụ: …………………………….
4. Địa điểm lấy mẫu:
5. Thời gian lấy mẫu:

Hồi ……. giờ ……… Ngày ………. tháng ……. năm 20…

6. Lý do lấy mẫu: ………………………………………………….
7. Phương pháp lấy mẫu:

(TCVN, AOAC …) ………

(Thông tin về tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với lấy mẫu phân bón, ghi rõ tên từng phân
bón được lấy mẫu và các chỉ tiêu chất lượng được công bố áp dụng…)
8. Thông tin về các mẫu:
STT

Tên phân bón Đơn vị sản Mã hiệu lô Khối lượng Số lượng
xuất
lô (tấn,
bao gói
m3)

Khối lượng Mã số hoặc Ghi chú
mẫu
ký hiệu
(kg/mL) mẫu

9. Số mẫu gửi phòng phân tích và chỉ tiêu phân tích (ghi rõ số lượng, mã số và chỉ tiêu phân
tích của từng mẫu…):

10. Số mẫu lưu tại cơ sở lấy mẫu (ghi rõ số lượng và mã số từng mẫu lưu):


Biên bản đã được thông qua trước khi ký. Biên bản này lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một
01 bản, có giá trị như nhau./.

Đại diện đoàn

Chủ cơ sở lấy mẫu

Người lấy mẫu

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(ký, ghi rõ họ tên)

Biên bản giao nhận mẫu phân bón
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------…………, ngày

tháng

năm

BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU PHÂN BÓN
Hôm nay, ngày …. tháng … năm …..
tại …………………………………………………………………………

Bên giao mẫu phân bón: …………………….
Đại diện: …………………………………………
Bên nhận mẫu phân bón: ……………………………………………………..
Đã tiến hành giao nhận mẫu phân bón để phân tích chất lượng, với số lượng, mã số các loại
phân bón và yêu cầu phân tích như sau:
Tổng số mẫu phân tích là: …. mẫu. Ký hiệu mẫu do bên đưa mẫu lập.
Loại mẫu: Mẫu phân bón dạng (lỏng, rắn…):
Tổng số
chỉ tiêu

Chỉ tiêu phân tích
Số
Mẫu

Ký hiệu
mẫu

1

Ẩm độ N

P2O5 hh K2O hh S

VSV
VSV
VSV phân
Cố định phân
giải
N
giải lân cellulos


NA1

x

x

x

x

x

x

x

7

2

NA2

x

x

x

x


x

x

x

7

3



x





x

2



PP
phân


TC VN TC VN TC VN TC VN TCN


TC VN TC VN TCVN




tích

Đại diện bên nhận mẫu

Đại diện bên giao mẫu


Xử lý mẫu
Mẫu đem đến phòng thí nghiệm được đảo trộn đều, trải phẳng trên khay nhựa hoặc
tấm nilông, lấy mẫu trung bình theo phương pháp đường chéo góc, trộn đều, lấy hai
phần đối diện và loại bỏ dần cho đến khi còn khoảng 500 g;
Chia mẫu trung bình thành hai phần bằng nhau, cho vào hai túi PE buộc kín, ghi mã
số phân tích, ngày, tháng, tên mẫu (và các thông tin cần thiết khác), một phần làm mẫu
lưu, một phần làm mẫu phân tích, thời gian lưu mẫu không quá 6 tháng.
Nghiền mịn mẫu rồi qua rây có đường kính lỗ 2 mm, trộn đều làm mẫu phân tích.
Mẫu có ẩm độ cao có thể cân một lượng mẫu xác định, sấy khô ở nhiệt độ 70 C, xác
o

định độ ẩm, nghiền mịn mẫu khô qua rây 2 mm làm mẫu phân tích. Lưu ý khi tính kết
quả phải nhân với hệ số chuyển đổi từ khối lượng mẫu khô sang khối lượng mẫu thực
tế ban đầu.

Tiến hành phân tích
Phương pháp xác định Nito tổng số trong phân bón:

Phương pháp Kjeldahl
Nguyên tắc:
Chuyển hóa các hợp chất Nito trong mẫu thành dạng NH4+ bằng H2SO4 hoặc bằng
H2SO4 xúc tác K2SO4, Se sau đó cất amoni nhờ dung dịch kiềm đặc thu NH3 bằng axit
boric, rồi chuẩn độ amon tetraborat bằng axit tiêu chuẩn từ đó xác định % nito trong
mẫu.
Các phương trình phản ứng:
Mẫu + H2SO4, xt → NH3
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3 + Na2SO4 + H2O
NH3 + H2O + H3BO3 → (NH4)2B4O7 + 7H2O
(NH4)2B4O7 + 2HCl + 5H2O → 2NH4Cl + 4H3BO3
Điều kiện tiến hành:
-Phá mẫu: bằng axit H2SO4 hoặc bằng H2SO4 + xúc tác K2SO4, Se; đun sôi nhẹ đến khi
có khói trắng bay lên trong 60 phút, đun cho đến khi hết khói trắng thu được dung
dịch trong . Chuyển toàn bộ dung dịch và cặn qua bình định mức 100 ml định mức tới
vạch, để lắng hoặc lọc.


-Chưng cất: sử dụng NaOH 400 g/l để chưng cất ni tơ; bộ cất ni tơ phải tuyệt đối kín,
tránh sự thất thoát NH3 trong chưng cất. Quá trình chưng cất phải đảm bảo hết NH3
thử bang giấy chỉ thị pH. Bình hứng NH3 chứa hỗn hợp axit boric với hỗn hợp chỉ thị
metyl xanh, đỏ; ống hứng phải được cắm ngập vào dung dịch axit boric tránh thất
thoát NH3.
-Chuẩn độ: chuẩn độ muối borac thu được bằng dung dịch axit HCl tiêu chuẩn 0,1N
đến khi dung dịch chuyển từ xanh lục sang đỏ tím.
-Để loại trừ sai số cần tiến hành với mẫu trắng.
Một số thiết bị dùng phân tích:
Cân phân tích độ chính xác ± 0,0001 g:



Bộ phá mẫu DK42



×