Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

QUẢNG bá HÌNH ẢNH điểm DU LỊCH bán đảo sơn TRÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.18 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐIỂM DU LỊCH BÁN ĐẢO SƠN TRÀ
THÔNG QUA TỔ CHỨC SỰ KIỆN CHO DU KHÁCH NỘI ĐỊA

Người hướng dẫn: Ts. Trương Sỹ Quý
Người thực hiện: Dư Thị Trà My
Lớp: 35k3.1

Đà Nẵng, 2013


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài viết này là dự án nghiên cứu của riêng tôi. Các thôi tin trong bài
viết này hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Dư Thị Trà My

Dư Thị Trà My

Trang 2



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

LỜI CẢM ƠN

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trương Sỹ Quý và sự hộ trợ, giúp đỡ của các
anh chị đang làm việc tại phòng Tổ Chức Sự Kiện thuộc Ban Quản Lý Bán Đảo Sơn Trà
Và Các Bãi Biển Du Lịch Đà Nẵng, chuyên đề tốt nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin
gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy và các Anh Chị.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự của đề tài:

Hiện nay xu hướng xây dựng hình ảnh là cốt lõi cạnh tranh trong nền kinh tế thế
giới thế kỷ 21. Nếu quan sát các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ thấy:
Trung Quốc là điểm đến du lịch được ưa thích hàng đầu châu Á, bởi nó đã vươn
lên là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bằng việc xuất khẩu hàng tiêu dùng làm cho
hình ảnh Trung Quốc hiện diện ở khắp mọi nơi. Singapore đang từ bỏ các ngành
công nghiệp chế tạo để phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo với mục tiêu
biến quốc gia này thành hòn đảo nghệ thuật. Dubai không có tài nguyên dầu lửa,
không có các ngành công nghiệp chế tạo vẫn phát triển đầy kiêu hãnh tiến tới mục
tiêu thành một xứ sở thiên đường nghỉ dưỡng trên vùng sa mạc nóng bỏng. Tất cả
các ví dụ trên đều cho thấy hình ảnh một điểm đến có sức mạnh to lớn trong việc
thu hút sự chú ý khách du lịch. Đây là vũ khí bí mật bên cạnh chất lượng dịch vụ
và giá cả. Do đó “Hình ảnh điểm đến” từ lâu đã trở thành vấn đề nghiên cứu và

ứng dụng hàng đầu trong các đề tài về du lịch của các điểm đến trên toàn thế giới.
Dư Thị Trà My

Trang 3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

2. Ý nghĩa thực tiễn và lý do chọn đề tài

Nhận thấy một thực tế khuyết điểm của du lịch tại Bán Đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
hiện nay là vẫn chưa thật sự tạo ra hình ảnh rõ ràng và nổi bật trong tâm trí du khách nội
địa. Vấn đề này không xuất phát từ việc tài nguyên du lịch của chúng ta nghèo nàn mà là
từ công tác quảng bá hình ảnh chưa được chú trọng đúng mực. Từ thực trạng trên tôi đã
lựa chọn đề tài cho bài viết nghiên cứu là: “Quảng bá hình ảnh Sơn Trà thông qua tổ
chức sự kiện cho du khách nội địa”.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Với dự án nghiên cứu này , mục tiêu đặt ra là: Nhận dạng hình ảnh điểm đến Sơn
Trà trong tâm trí của du khách nội địa. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình quảng
bá thông qua hình thức tổ chức sự kiện có thể thu hút và hấp dẫn du khách, tạo
hiệu quả trong du lịch tại Đà Nẵng nói chung và Sơn Trà nói riêng.
4. Cách tiếp cận
Trên cơ sở những lý thuyết đã học cùng với các thông tin về du lịch tại Sơn Trà
thông qua Ban Quản Lý Bán Đảo Sơn Trà và Các Bãi Biển Du Lịch Đà Nẵng, đề
tài đã tiến hành xây dựng chương trình quảng bá thông qua tổ chức sự kiện cho
điểm đến Sơn Trà đối với khách nội địa.
5. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: năm 2006 – 2012
- Không gian nghiên cứu: Bán Đảo Sơn Trà, tp Đà Nẵng.
- Lĩnh vực nghiên cứu: lĩnh vực quảng bá hình ảnh điểm đến.

Dư Thị Trà My

Trang 4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Tổ chức sự kiện trong du lịch
1.1.1.Khái niệm của sự kiện trong du lịch
Sự kiện là những việc xảy ra, sự việc tác động vào hoặc làm xảy ra sự ghi nhớ, những
việc xảy ra ngẫu nhiên, một phần của một chương trình (chẳng hạn như chương trình thể
thao, một cuộc đua ngựa..) việc xảy ra như số phận hay vận mệnh, một hoạt động có tổ
chức tại một địa điểm cụ thể như chương trình tiếp thị hay quyên góp.
The Cham bers Dictionary (1998,p,150)
Sự kiện là một hoạt động có tổ chức như cuộc họp, hội nghị , triễn lãm, sự kiện đặc biệt,
tiệc tối (gala dinner)
The Accepted Practises Exchange (APEX)

Sự kiện đặc biệt
- Đối với người tổ chức là sự kiện đã từng diễn ra hoặc hiếm khi diễn ra ngoài những
chương trình hay hoạt động bình thường của các nhà tài trợ hoặc nhà tổ chức
- Đối với khách hàng là cơ hội nghỉ ngơi, giải trí, có những trải nghiệm xã hội hay văn
hóa ngoài những lựa chọn bình thường hoặc ngoài những trãi nghiệm hằng ngày.

Getz, 1997
1.1.2. Xây dựng ý niệm tổ chức sự kiện:
Goldbatt (1977) đề nghị "Ws năm" là câu hỏi quan trọng để yêu cầu trong việc tạo ra các
khái niệm sự kiện
1. WHY - Tại sao sự kiện này được tổ chức? Có phải là lý do thuyết phục khẳng định
quan trọng và khả năng tồn tại của tổ chức sự kiện.

Dư Thị Trà My

Trang 5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

2. WHO- ai sẽ được là các bên liên quan trong sự kiện? Chúng bao gồm các bên liên
quan nội bộ, chẳng hạn như ban giám đốc, nhân viên và khán giả hay khách, và các bên
liên quan bên ngoài như là phương tiện truyền thông và các chính trị gia.
3. WHEN- Khi nào sự kiện sẽ được tổ chức? Là khoảng thời gian có đủ để nghiên cứu
và lập kế hoạch sự kiện? thời gian đó có cần phù hợp với nhu cầu của khán giả? và nếu
sự kiện là ở ngoài trời, Thì các điều kiện khí hậu sẽ liên quan như thế nào?
4. WHERE - nơi sẽ tổ chức sự kiện? Việc lựa chọn địa điểm phải đại diện cho thỏa hiệp
tốt nhất giữa nhu cầu tổ chức của sự kiện này, khán giả thoải mái, tiếp cận và chi phí.
5.WHAT - là nội dung sự kiện hoặc sản phẩm? Điều này phải phù hợp với nhu cầu muốn
mong muốn và kỳ vọng của khán giả, và phải phối hợp với lý do tại sao, ai, khi nơi của
sự kiện.
Một phần quan trọng phát triển các sự kiện sẽ được xác định yếu tố độc đáo và các nguồn
lực có thể làm cho các sự kiện đặc biệt và góp phần hình ảnh và thương hiệu của nó.
1.2. Chiến lược quảng bá

1.2.1. Khái niệm về quảng bá
Dịch sang tiếng Anh “quảng bá” là “broadcast” hay “communicate”: là sự truyền đi cùng
lúc nhiều thông tin theo tất cả các hướng. Công cụ sử dụng để quảng bá là: truyền hình,
radio, Internet, báo chí…
(Theo

website

http://searchcio-

midmarket.techtarget.com/sDefinition/0,,sid183_gci213709,00.html )
1.2.2.Tiến trình xây dựng quy trình quảng bá.
1.2.2.1.Xác định khán giả mục tiêu.
Khán giả mục tiêu là người nhận thông điệp trong mô hình quảng bá. Họ thuộc thị trường
mục tiêu nhưng không chỉ là khách du lịch mục tiêu. Khán giả mục tiêu của chiến lược
quảng bá hình ảnh điểm đến bao gồm: những TO và đại lý du lịch; khách du lịch đang du

Dư Thị Trà My

Trang 6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

lịch tại điểm đến; giới truyền thông và những người dẫn đạo ý tưởng, khách du lịch tiềm
năng.
Khán giả mục tiêu sẽ tác động một cách mạnh mẽ lên các quyết định của người thực hiện
quảng bá về: nói cái gì, nói như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu, nói với ai, và ai sẽ là

người nói.
Trong quá trình phân tích khán giả mục tiêu, nhà hoạch định chiến lược cần định lượng
sự hiểu biết của khán giả mục tiêu về điểm đến thông qua hai thước đo:
• Về mức độ quen thuộc: Chưa hề nghe, chỉ mới nghe, có biết một chút, biết khá nhiều,

biết rất rõ.
• Về mức độ ưa thích điểm đến: Rất không ưa thích, không ưa thích, không ý kiến, ưa
thích, rất ưa thích.
Từ kết quả của hai thước đo này nhà hoạch định chiến lược quảng bá mới xác định nhiệm
vụ truyền thông khác nhau. Ví dụ:
• Điểm đến A được biết nhiều, ưa thích => cần duy trì danh tiếng
• Điểm đến B ít quen thuộc, ưa thích => cần giành được sự chú ý của nhiều người hơn

nữa
• Điểm đến C ít được biết đến, không được ưa thích => cần tìm hiểu tại sao không thích,
cải thiện hình ảnh trong lúc đó cố gắng duy trì mức độ biết đến thấp
• Điểm đến D mọi người đều không biết, không được ưa thích => hạ thấp mức độ biết
đến, nâng cao chất lượng rồi sau đó mới tìm cách thu hút.
1.2.2.2.Thiết kế thông điệp hình tượng của điểm đến du lịch.
Thông điệp điểm đến là tập hợp các thông tin (lời nói, hình ảnh, âm thanh, màu sắc…)
mà người phát muốn gửi đến du khách ở thị trường mục tiêu.
Theo mô hình AIDA, một thông điệp của điểm đến phải đạt được sự chú ý (Attention),
tạo đươc sự quan tâm (Interest), khơi dậy được mong muốn (Desire) và thúc đẩy được
hành động (Action).
a. Nội dung thông điệp:
Dư Thị Trà My

Trang 7



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Nhà truyền thông cần lựa chọn chủ đề nhằm tạo ra đáp ứng mong muốn từ người
nghe. Có ba kiểu chủ đề:
• Chủ đề lý tính: thể hiện điểm đến sẽ đem lại những lợi ích mong muốn cho du
khách như chất lượng, tính kinh tế, các trải nghiệm đặc biệt tại điểm đến.

• Chủ đề tình cảm: khơi dậy những tình cảm tích cực hay tiêu cực đúng mức để

đưa đến việc lựa chọn điểm đến du lịch. Chẳng hạn gợi nên tình cảm yêu
thương, bao dung, tự hào, khôi hài,... về điểm đến.
• Chủ đề đạo đức: hướng du khách đến sự ý thức về cái thiện, thúc dục sự ủng hộ
các mục tiêu có tính chất xã hội như bảo vệ môi trường, giúp đỡ người tàn
tật,...tại điểm đến.
b. Cấu trúc thông điệp
Nhà truyền thông phải quyết định các vấn đề về cấu trúc thông điệp như:
• Có nên đưa ra kết luận hay để tự người nghe đưa ra kết luận.
• Có nên giới thiệu lập luận một chiều (chỉ nêu điểm mạnh, tốt của sản phẩm) hay
lập luận hai chiều (cả điểm mạnh lẫn điểm yếu)
• Có nên giới thiệu những lập luận mạnh mẽ nhất ngay từ đầu hay để sau.
c. Hình thức thông điệp
Hình thức thông điệp phải sinh động để cuốn hút sự chú ý, quan tâm và dễ thuyết
phục người mua. Đối với mỗi phương tiện truyền thông hình thức thông điệp được
xác định bởi các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn:
Đối với ấn phẩm quảng cáo: tiêu đề, lời lẽ lôi cuốn, minh hoạ sống động, màu sắc
phù hợp, tính lạ thường và tương phản.
Đối với thông điệp qua radio: từ ngữ, cách phát âm, chất lượng giọng đọc…
d. Nguồn thông điệp

Thông điệp phải được chuyển tải bằng nguồn phổ biến hoặc hấp dẫn nhằm đạt
được sự chú ý và ghi nhớ cao hơn. Do đó các nhà quảng cáo hay sử dụng các nhân
vật nổi tiếng làm người phát ngôn. Nhưng quan trọng không kém là tính đáng tin
cậy của nguồn. Một nguồn đáng tin cậy được xác định bởi 3 nhân tố:
• Tính chuyên gia: là những hiểu biết chuyên môn mà người truyền thông điệp có
khi phát biểu. Ví dụ: chuyên viên sở du lịch, phóng viên du lịch…

• Tính đáng tin: là mức độ khách quan và trung thực mà người nghe cảm nhận

được. Ví dụ: bộ phim tài liệu về điểm đến, các bức ảnh nghệ thuật dự thi, …
• Tính dễ mến: thể hiện ở sự thẳng thắn, hài hước, tự nhiên của nguồn. Ví dụ:
nhân vật hoạt hình, diễn viên hài nổi tiếng…
Dư Thị Trà My

Trang 8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

1.2.2.3.Chọn công cụ truyển thông để quảng bá hình ảnh điểm du lịch
Bên cạnh cách phân loại các công cụ truyền thông cổ động của Philip Kotler ta còn có
cách phân loại chi tiết hơn dành cho lĩnh vực dịch vụ của Christopher Lovelock:
Truyền
thông
nhân

Quảng cáo


Xúc tiến bán



Bán hàng

TV và Radio Hàng mẫu

Quan
hệ Tài
liệu Thiết kế của
công chúng hướng dẫn
công ty/ tổ
chức
Phát
hành Web site
báo chí

Dịch
vụ Báo chí
khách hàng

Phiếu
thưởng

Họp báo

Huấn luyện Internet
khách hàng


Quà

Tổ chức sự Tập gấp
kiện đặc biệt

Sổ
tay Trang trí nội
hướng dẫn
thất

Tiếp thị qua Quảng cáo Giảm giá
điện thoại
ngoài trời

Tài trợ

Truyền
miệng

Triển lãm, Hộp
trình diễn
thoại

Thư trực tiếp Giải thưởng

Màn
hình
quảng cáo

Phương tiện

đi lại

Phần mềm Trang
tương tác
bị

thiết

thư Văn phòng
phẩm
Đồng phục
nhân viên

Với đặc tính riêng của quảng bá hình ảnh điểm đến ta có thể lựa chọn nhóm các công cụ
sau:
• Truyền thông cá nhân:
• Cung cấp thông tin cho du khách dưới dạng: quầy tư vấn thông tin du lịch, trạm tra

cứu dữ liệu (IT kios).
• Truyền miệng: giữa người thân bạn bè, giữa người đã đi du lịch tại điểm đến và
người chưa đi.

• Về quảng cáo: Tivi và radio; Báo, tạp chí; Internet; Quảng cáo ngoài trời
• Về quan hệ công chúng: có rất nhiều hoạt động đa dạng như xuất bản báo chí, đăng

tin trên báo chí, tổ chức lễ hội sự kiện, tổ chức các đoàn fam trip, tham gia hội chợ
triển lãm, tổ chức road show, trade show; phối hợp với các cơ quan Nhà Nước khác
tạo điều kiện quảng bá du lịch trong các chuyến đi ngoại giao…
• Về tài liệu hướng dẫn sử dụng: website, sổ tay hướng dẫn, tập gấp.


Dư Thị Trà My

Trang 9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

1.2.2.4.Quyết định thời điểm truyền đạt.
Bước thứ ba trong việc chọn phương tiện truyền thông là định thời điểm, được chia thành
vấn đề vĩ mô và vấn đề vi mô. Vấn đề vĩ mô là việc định thời điểm theo chu kỳ hay theo
mùa. Quy mô và sự chú ý của khán giả thay đổi tùy theo thời điểm khác nhau trong năm.
Phần lớn các nhà tiếp thị không quảng cáo khi sự quan tâm hầu như không có, nhưng lại
chi tiêu mạnh cho ngân sách quảng cáo khi sự chú ý tự nhiên vào địa phương gia tăng và
lên đến đỉnh điểm. Hiếm khi nào người ta quảng cáo trái mùa hay trái chu kỳ. Nhưng
ngược lại, người ta có thể chứng tỏ giá trị kinh tế cao nhất khi tiếp thị một điểm đến như
Himalayas vào mùa vãn khách. Để việc này có hiệu quả, việc thu hút phải có giá trị thực;
không thể chỉ đơn thuần chào mời du khách những động cơ khuyến khích có giá trị thấp
kém. Himalayas có thể được quảng bá là một nơi xinh đẹp hơn và vắng lặng hơn vào mùa
vãn khách. Các du khách được tận hưởng không gian rộng hơn, quang cảnh thanh bình
hơn và các hoạt động khác như đi bộ đường dài. Vấn đề vi mô là việc định thời điểm
ngắn hạn của hoạt động quảng cáo. Việc quảng cáo nên được thực hiện cách quãng như
thế nào trong một thời đoạn ngắn như một tuần chẳng hạn? Ta hãy xem ba phương thức
khác nhau:
• Thứ nhất là quảng cáo “dồn dập” và tập trung toàn bộ vào một thời đoạn ngắn, như
suốt một ngày. Người ta có thể cho là sự dồn dập này sẽ thu hút sức chú ý và quan tâm tối
đa, và nếu hồi tưởng tốt, ảnh hưởng có thể kéo dài trong một thời gian.
• Phương thức thứ hai là quảng cáo liên tục, trong đó sự tiếp cận xảy ra đều đặn trong
suốt thời đoạn. Phương thức này có thể hữu hiệu nhất khi khán giả mua hay sử dụng sản

phẩm thường xuyên và cần được nhắc nhở liên tục.
• Phương thức thứ ba là quảng cáo gián đoạn, trong đó các đợt quảng cáo dồn dập qui
mô nhỏ xuất hiện gián đoạn mà không có mục quảng cáo ở khoảng giữa.
Phương thức này tạo ra sự chú ý nhiều hơn một chút so với quảng cáo liên tục và cũng có
một số ưu điểm nhắc nhở.

Dư Thị Trà My

Trang 10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Các quyết định về thời điểm quảng cáo nên cân nhắc ba yếu tố. Tỉ lệ thay đổi của khán
giả là tỉ lệ thay đổi của khán giả mục tiêu giữa hai thời đoạn. Tỉ lệ này càng cao, việc
quảng cáo càng nên liên tục. Tần số hành vi là số lần ra quyết định trong một năm của
khán giả mục tiêu mà nhà tiếp thị muốn tác động đến. Hành vi càng thường xuyên, quảng
cáo càng nên liên tục. Tốc độ quên là tốc độ mà một thông điệp bị quên lãng hay động cơ
thay đổi hành vi được tạo nên bị nguội lạnh. Một lần nữa, sự ghi nhớ của khán giả càng
ngắn, quảng cáo càng nên liên tục.
1.2.2.5.Đánh giá kết quả quảng bá.
Đo lường kết quả của một chiến dịch truyền thông chẳng phải một nhiệm vụ dễ dàng.
Đo lường kết quả tiếp thị địa phương càng khó khăn hơn vì có quá nhiều biến số nối kết
với nhau.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá giúp các nhà lập kế hoạch truyền thông xác định
những nhược điểm trong quá trình truyền thông hay thực hiện. Việc truyền đạt thông
điệp của địa phương có tiếp cận đúng đối tượng hay không? Họ có hiểu thông điệp và
nhận thấy nó đáng tin cậy và thuyết phục hay chăng? Thông điệp này có đến với họ một

cách thường xuyên hay vào những thời điểm thích hợp hay không? Liệu có nên chi tiêu
thêm nữa không? Các nhà tiếp thị nên thường xuyên đánh giá ảnh hưởng về mặt truyền
thông và doanh số của việc quảng cáo.
Việc đo lường tác động truyền thông cho ta biết liệu một mục quảng cáo có được truyền
đạt tốt hay không. Việc kiểm định bản sao quảng cáo (copy testing) có thể tiến hành kiểm
định trước (pre-testing) hay sau khi (post-testing) quảng cáo được phát hành hay phát
sóng. Có ba phương pháp chính để kiểm định trước quảng cáo. Thứ nhất là thông qua xếp
hạng trực tiếp, trong đó nhà quảng cáo cho một nhóm khách hàng tiếp xúc với các mục
quảng cáo khác nhau và yêu cầu họ xếp hạng các mục quảng cáo. Xếp hạng trực tiếp
nhằm mục đích biểu thị sức thu hút sự chú ý của các mục quảng cáo và mức độ ảnh
hưởng đến khách hàng. Dù là một cách đo lường không hoàn hảo về tác động thực sự của
quảng cáo, nhưng thứ hạng cao vẫn thể hiện khả năng có một mục quảng cáo hữu hiệu
hơn. Trong phương pháp kiểm định tập hợp các mục quảng cáo (porfolio test), khách
Dư Thị Trà My

Trang 11


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

hàng được tùy nghi dành thời gian để xem hay lắng nghe một tập hợp các tiết mục quảng
cáo. Sau đó, có hoặc không có sự trợ giúp của người phỏng vấn, họ sẽ được yêu cầu hồi
tưởng lại tất cả các tiết mục quảng cáo và nội dung của chúng. Mức độ nhớ lại của họ cho
thấy khả năng nổi trội của một mục quảng cáo và khả năng thông điệp trong mẫu quảng
cáo được người ta am hiểu và ghi nhớ. Trong phương pháp kiểm định phòng thí nghiệm
(laboratory test), người ta dùng các thiết bị để đo lường những phản ứng sinh lý của
khách hàng trước một mục quảng cáo – nhịp tim, huyết áp, sự giãn nở đồng tử, và sự bài
tiết mồ hôi. Các kiểm định này đo lường sức thu hút chú ý của mục quảng cáo nhưng

không thể hiện được tác động của nó đối với niềm tin, thái độ và dự định.
Có ba phương pháp phổ biến để kiểm định sau quảng cáo. Dùng phương pháp kiểm định
mức độ sâu sắc (recall test), nhà quảng cáo yêu cầu những người đã tiếp cận với các
chương trình quảng cáo truyền hình hay tạp chí hãy nhớ lại mọi điều có thể nhớ được về
thông điệp quảng cáo. Số điểm hồi tưởng biểu thị sức mạnh của quảng cáo trong việc gây
sự chú ý và ghi nhớ. Trong phương pháp kiểm tra khả năng nhận biết (recognition test),
nhà nghiên cứu yêu cầu độc giả của một tạp chí số vừa phát hành nêu lên những gì họ ghi
nhận được sau khi đã xem qua trước đó. Điểm ghi nhận có thể được dùng để đánh giá
tác động của quảng cáo đối với các phân đoạn thị trường khác nhau và để so sánh mục
quảng cáo của công ty với mục quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh. Trong phương pháp
kiểm tra sức thuyết phục (persuasion test), người ta được hỏi liệu mục quảng cáo có làm
cho họ có ý muốn hướng đến địa phương hơn không và đến mức độ nào.
Ảnh hưởng của quảng cáo lên doanh số thường khó đo lường hơn. Ngoài quảng cáo còn
có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc bán hàng – những đặc điểm của địa phương,
giá cả và tính sẵn có. Một cách để đo lường ảnh hưởng của quảng cáo lên doanh số là
so sánh doanh số quá khứ với chi tiêu quảng cáo quá khứ. Một cách khác là thông qua
thực nghiệm, trong đó những vùng lãnh thổ tương tự như nhau được quảng cáo ở những
cường độ khác nhau để xem liệu điều này có dẫn đến các mức doanh số khác nhau
không.

Dư Thị Trà My

Trang 12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Tác động truyền thông của quảng cáo dễ đo lường nhất khi ta có thể đo được những phản

ứng trực tiếp. Đơn đặt hàng bằng thư tín hay điện thoại, yêu cầu cẩm nang giới thiệu
hàng, hay các cuộc tiếp xúc bán hàng đều giúp nhà tiếp thị đo lường được phản ứng.
Chúng cho phép nhà tiếp thị xác định được bao nhiêu thắc mắc mà những lá thư mang
đến và bao nhiêu hành động mua hàng xuất phát từ những thắc mắc này.
Nói chung, các nỗ lực đo lường được thiết kế nhằm trả lời ba vấn đề sau đây:
1. Phản ứng đạt được là gì?
2. Có đáp ứng được các mục tiêu không?
3. Những thay đổi gì được đề xuất?
Một hệ thống qui trình đánh giá được thiết kế tốt có thể giúp thông điệp và phương
tiện truyền thông luôn được cải thiện.
1.2.2.6.Quản lý những nguồn quảng bá và thông điệp mâu thuẫn nhau.
Địa phương có thể chi tiêu hàng triệu đô-la quảng cáo với du khách, dân cư, hay các nhà
đầu tư chỉ để nhận thấy rằng những điều truyền đạt không kiểm soát được lại lấn lướt
những thông điệp chính thức. Ví dụ điển hình là dư luận quốc tế không thể kiểm soát xuất
phát từ những trường hợp xâm phạm tình dục trẻ em ở Phnom Penh, Cambodia. Những
thông tin này tương phản sâu sắc với những thông điệp chính thức về sự thu hút của
Phnom Penh đối với các nhà đầu tư, du khách và dân cư. Nhiều địa phương đã chịu
những dư luận như vậy từ các phương tiện truyền thông: vấn đề ma tuý ở Myanmar, các
cuộc tấn công khủng bố ở Đông Timor, thất nghiệp cao ở Bangladesh (35.2% năm 1996)
dẫn đến tỷ lệ tội phạm cao, hay những lời cáo buộc chống lại một thị trưởng về tình trạng
gạ gẫm và cưỡng đoạt trẻ con ở Philippines. Những nỗ lực lâu dài và nghiêm túc nhằm
xây dựng hình tượng có thể nhanh chóng tiêu tan trong một thế giới mà sự lan truyền
thông tin là vô hạn.
Lý tưởng nhất là các ấn tượng chính thức và phi chính thức hòa quyện lại với nhau để
củng cố hình tượng. Khi chính phủ Đài Loan cho phép kết nối trực tiếp nhưng có giới hạn
Dư Thị Trà My

Trang 13



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

với Trung Quốc thông qua các hòn đảo Quemoy và Matsu, đây là một dấu hiệu cho thấy
bước tiến quan trọng đến sự hòa giải, hoặc chí ít cũng là cùng tồn tại trong hòa bình. Đầu
năm 2001, chiếc phà chở hành khách Taiwu xuất phát từ hòn đảo pháo đài Quemoy vững
chắc, tiền tuyến phòng ngự của Đài Loan trước sự xâm nhập khả dĩ của Trung Quốc, đến
Hạ Môn vùng duyên hải Phúc Kiến trong tiếng hát của các em học sinh “Chúc mừng năm
mới”, một bài ca chúc mừng sự đoàn tụ.
Mặc dù phản ứng của Trung Quốc trước sự nối kết mới và rất nhỏ bé này có phần nào
lạnh lùng, chuyến đi này tượng trưng cho sự giao lưu về mặt xã hội và kinh tế ngày càng
tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan và nhu cầu cấp thiết “bình thường hóa” quan hệ. Kết
quả là sự kiện nhỏ bé này được đăng tải trên gần như mọi ấn bản quốc tế lớn, bất chấp sự
từ chối của Trung Quốc, không đáp lễ bằng một chuyến đi theo hướng ngược lại. Tuy
nhiên, bước kế tiếp là Đài Loan cho phép các du khách Trung Quốc được đến tham quan
lần đầu vào năm 2002. Điều này chẳng những tượng trưng cho việc hâm nóng hơn nữa
mối quan hệ, mà còn có tiềm năng thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu du lịch của Đài Loan.
Nếu có thể, các địa phương chỉ muốn phô bày những đặc điểm tích cực của mình. Họ
muốn dấu đi những khu nhà ổ chuột, những người vô gia cư, sự đối xử thô bạo với các
sắc tộc thiểu số, tình trạng thất nghiệp, và các ấn tượng không tốt khác. Tuy nhiên, người
ta không thể kiểm soát được các phương tiện truyền thông ở phạm vi này. Thông thường
địa phương nhận thấy chính họ bị tác động của những sự cố bất ngờ và không mong đợi.
Địa phương nên làm gì trước những ấn tượng tiêu cực như thế? Có ba điều khả dĩ. Thứ
nhất là lờ đi – “cứ hành động như thể chẳng có nó trên đời này và rồi nó sẽ trôi qua.”
Thứ nhì là đáp trả bằng cách nhanh chóng gửi đi một thông điệp ngược lại. Thứ ba là giải
quyết vấn đề mà dẫn đến những ấn tượng tiêu cực đó.
Không một phản ứng nào trong ba cách trên là tốt nhất trong mọi tình huống. Phản ứng
tùy thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của ấn tượng tiêu cực, mức độ lan tràn của nó
và khả năng khắc phục như thế nào. Nếu sự tổn hại không nghiêm trọng, nếu sự nhận biết

của công chúng rất có giới hạn, và nếu tình hình dễ dàng khắc phục, tốt nhất là nên lờ đi
ấn tượng tiêu cực đó. Nếu sự tổn hại không nghiêm trọng nhưng đa số công chúng đều
Dư Thị Trà My

Trang 14


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

biết đến và dễ dàng khắc phục, thì phương án đáp trả có thể có kết quả. Nếu tình hình rất
nghiêm trọng, ai cũng biết, và chẳng dễ gì cứu vãn, tốt nhất là nên thiết lập hướng đối
phó dài hạn.
Trường hợp của Mitshubishi Motors Corp. là ví dụ về một tình huống rất nghiêm trọng
mà thoạt tiên bị lờ đi, đáp trả, rồi sau cùng phải giải quyết với tổn thất khổng lồ cho công
ty. Chính sách đóng dấu mẫu tự “h” (mẫu tự đầu tiên của chữ “bí mật” trong tiếng Nhật
(himitsu) trên các đơn phàn nàn của khách hàng về những khiếm khuyết của xe bắt đầu
ngay từ năm 1977. Công ty đã áp dụng biện pháp che đậy một cách hệ thống, không để
lọt thông tin đến Bộ Giao Thông nhằm tránh những vụ thu hồi sản phẩm gây lúng túng.
Các khiếm khuyết nhanh chóng được giải quyết trên cơ sở từng trường hợp một. Năm
2000, sau khi bị chính phủ thanh tra, công ty thừa nhận rằng, trong hàng thập niên, họ đã
che đậy những khiếm khuyết của ô tô, bao gồm hệ thống
phanh hoạt động kém và rò rỉ nhiên liệu. Sau đó chính phủ Nhật bắt đầu xem xét các
phương án trừng phạt việc che đậy của công ty và gây nguy hiểm đến sự an toàn của
khách hàng. Đến cuối năm, công ty đã tốn 10 tỷ yên (83 triệu đô-la) để thu hồi ô tô trên
toàn thế giới.
Hậu quả đối với hình tượng của Mitsubishi còn hơn cả chi phí giải quyết những vấn đề
với ô tô. Ấn tượng về sự yếu kém năng lực nổi lên từ vụ việc này ám chỉ tình trạng thiếu
kỹ năng của cả một ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Tất cả các nhà sản xuất trong

ngành đều đã đầu tư rất nhiều vào việc gầy dựng nhận thức của thế giới về chất lượng của
xe Nhật, và sự che đậy này là một mối đe dọa cho một hình tượng được xây dựng một
cách công phu trong gần như suốt nửa sau của thế kỷ 20. Mối đe dọa đối với ngành càng
tăng lên bởi việc áp dụng một biện pháp sai lầm của công ty khi yếu tố tiêu cực xuất hiện
lần đầu. Ta cũng có thể theo dõi những trường hợp tương tự ở các thành phố châu Á khi
vấn đề lạm dụng ma túy hiện rõ mà vẫn bị bỏ qua và thậm chí còn phủ nhận. Những tình
huống như thế có thể nhanh chóng phát triển thành những hình tượng tiêu cực mà chẳng
những liên quan đến vấn đề nguyên thủy, mà còn có thể gây ra sự bất tín vào một địa
phương và những qui trình ra quyết định dân sự.
Dư Thị Trà My

Trang 15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

1.3.Hình ảnh điểm đến du lịch
1.3.1 Khái niệm hình ảnh điểm đến du lịch.
“Hình ảnh điểm đến là tập hợp những niềm tin, hình dung, và ấn tượng mà con người có
được về một điểm đến” – Theo Philip Kotler và đồng nghiệp (1993). Nói các khác, hình
ảnh điểm đến là những kết cấu của trí não (liên quan hoặc không liên quan đến thị giác),
nó kết hợp các yếu tố, ấn tượng, giá trị của con người có được về một điển đến cụ thể.
“Hình ảnh điểm đến có tầm quan trọng tối cao vì nó chuyển hóa những yếu tố đại diện
của một khu vực vào tâm trí của khách du lịch tiềm năng, giúp họ có thể nhận thức về
điểm đến trước khi đi du lịch” – Theo định nghĩa của Fakeye và Crompton (1991).
1.3.2.Các yếu tố tạo nên hình ảnh điểm đến hiệu quả
- Hình ảnh phải thiết lập được các đặc tính và các giá trị điểm đến.
- Hình ảnh phải chuyển tải những đặc tính trên một cách khác biệt không nhầm lẫn với

đối thủ.
- Hình ảnh phải chuyển tải được sức mạnh tình cảm.
1.4.Những vấn đề lưu ý khi quảng bá cho hình ảnh của một điểm du lịch thông qua
tổ chức sự kiện:
- Tổ chức sự kiện được xem là một công cụ để quảng bá cho hình ảnh của điểm du lịch,
chính vì vậy việc đánh giá khán giả mục tiêu của chương trình quảng bá là một điều rất
quan trọng để quyết định tính chất của tổ chức sự kiện. Cụ thể là:


Điểm đến A được khán giả mục tiêu biết nhiều, ưa thích => Sự kiện cần tổ chức để

duy trì danh tiếng của điểm đến
• Điểm đến B ít được khán giả ưa thích hoặc ít biết đến => Sự kiện cần chú trọng
các yếu tố nhằm giành được sự chú ý của nhiều người hơn nữa
• Điểm đến C ít được khán giả biết đến, không được ưa thích => cần tìm hiểu tại sao
không thích,và sự kiện tổ chức ra nhằm cải thiện hình ảnh trong lúc đó cố gắng duy
trì mức độ biết đến thấp

Dư Thị Trà My

Trang 16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Điểm đến D mọi người đều không biết, không được ưa thích => sự kiện nên chú


tâm vào nâng cao chất lượng rồi sau đó mới tìm cách thu hút.
- Thiết kế thông điệp của sự kiện và thông điệp quảng bá điểm đến không trùng nhau.

Dư Thị Trà My

Trang 17


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Chương 2: Thực trạng khai thác tổ chức sự kiện để quảng bá cho hình ảnh Sơn Trà.
2.1. Giới thiệu về Ban Quản Lý Bán Đảo Sơn Trà
2.1.1. Giới thiệu chung
BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố Đà Nẵng được thành lập theo
Quyết định số 4694/QĐ-UBND ngày 11/7/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.
BQL là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Giám đốc Sở Du lịch (nay
là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thành phố Đà Nẵng, có tư cách pháp nhân, được sử
dụng con dấu theo quy định và được mở tài khoản giao dịch.
Tên giao dịch quốc tế: Sơn Tra Eco- Toursim Sea Board
Tên viết tắt: Sơn Trà Eco – TSB
Trụ sở đặt tại số 133 Hồ Nghinh, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Lập kế hoạch quản lý, khai thác và thực hiện việc quản lý quy hoạch, kiểm tra đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng để phục vụ cho hoạt động về du lịch tại bán
đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng trong phạm vi khu vực được giao và đã
được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ mát, sắp xếp, quản lý
các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phù

hợp với cảnh quan môi trường và theo quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan đơn vị, địa phương có liên quan quản lý, khai thác, sử dụng,
bảo vệ tài nguyên, bảo tồn và phát triển khu du lịch bán đảo Sơn Trà (khu vực được quy
hoạch hoạt động du lịch) theo đúng quy định của nhà nước.
- Thực hiện cứu hộ tại các bãi biển du lịch Đà Nẵng

Dư Thị Trà My

Trang 18


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

- Chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, tăng
cường công tác quản lý để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch, quản lý vệ
sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên tại bán đảo Sơn Trà (khu vực được quy hoạch
hoạt động du lịch) và các bãi biển du lịch Đà Nẵng.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, du lịch để thu hút khách đến
tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ mát tại bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch UBND thành phố và giám đốc Sở Du lịch
giao (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Dư Thị Trà My

Trang 19



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

2.1.3.Cơ cấu tổ chức.

2.2.Điều kiện khai thác tổ chức sự kiện nhằm quảng bá cho hình ảnh Sơn Trà
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý- địa hình
Sơn Trà là một bán đảo thuộc quản lý của thành phố Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà
nằm ngang hướng Đông Tây, có ngực nối với đất liền. Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông
Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Tây Bắc giáp vịnh Đà Nẵng, Đông Bắc và Đông Nam giáp
biển đông, Tây Nam giáp đất liền và Cảng Sông Hàn.

Dư Thị Trà My

Trang 20


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Bán đảo Sơn Trà có dãy núi chạy theo hướng Đông – Tây, các sườn chạy theo
hướng Bắc Nam chia cắt mạnh bởi hệ thống khe suối. Chu vi bán đảo khoảng 60 km,
chiều dài khối núi là 13 km, chỗ rộng nhất 5 km, chỗ hẹp nhất 1,5 km, trong đó ¾ giáp
biển. Đỉnh cao nhất của bán đảo Sơn Trà có độ cao 696m so với mặt nước biển, ngoài ra
còn có đỉnh cao 647 m và 621 m. Từ trên những đỉnh cao này có thể quan sát được các
khu vực dân cư quanh bán đảo và thành phố Đà Nẵng, đặc biệt có thể quan sát các cảnh
quan đẹp như đảo Ngọc, đèo Hải Vân của tỉnh Thừa Thiên Huế, đảo Cù Lao Chàm của

tỉnh Quảng Nam.
Bán đảo Sơn Trà là tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà Nẵng. Sơn
Trà được ví von như một cây nấm với đầu nấm là khu rừng nhiệt đới Sơn Trà, còn thân
nấm là những bãi cát vàng cùng những rạn san hô đầy màu sắc đắm mình dưới biển xanh.
Trên cơ sở tổng hợp số liệu từ phiếu phỏng vấn đối với đối tượng khách tham quan
bán đảo Sơn Trà, có đến 56% trên tổng số 80 du khách cho rằng đến bán đảo Sơn Trà với
mục đích tham quan, nghỉ dưỡng. Như vậy có thể thấy hằng năm lượng khách đến đây
tham quan ngắm cảnh là khá lớn.
Địa thế bán đảo Sơn Trà rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch tham quan, ngắm
cảnh.
2.2.1.2.Khí hậu, thủy văn
Theo tài liệu “phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng” của PTS Lê Quang QuỳnhViện khí tượng thuỷ văn 1988, Tài liệu “Đặc điểm khí hậu Quảng Nam Đà Nẵng” của Kỹ
sư Trương Đình Hùng 1993; Tài liệu khí tượng thuỷ văn Quận Sơn Trà theo niên giám
thống kê 2006-2010, Sơn Trà thuộc vùng khí hậu III, đồng bằng Duyên Hải và hải đảo có
khí hậu nhiệt đới gió mùa có các đặc điểm sau:
a. Khí hậu
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Tháng nóng nhất là các tháng 5,

6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27,7-29,70C, những ngày có gió mùa
Tây Nam nhiệt độ có khi lên đến 28 – 390C.
Dư Thị Trà My

Trang 21


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
-

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý


Lượng mưa: Tổng lượng mưa năm là 22.368 mm/năm; lượng mưa lớn nhất tập
trung vào tháng 7, 8, 9, 10,11,12; lượng mưa thấp nhất tập trung vào tháng 2,4.

Độ ẩm không khí trung bình: 82 %; độ ẩm cao tập trung các tháng 1,2,10,11,12
(84% - 88%); độ ẩm thấp nhất tập trung vào tháng 5,6,7 (77%).
Tốc độ gió: Cao tập trung vào tháng 9,10 (13m/s – 14m/s); thấp nhất tập trung vào
tháng 1,2,3,4,11,12 (4m/s – 7m/s).
Tổng số giờ nắng trong năm: 2000 – 2.260,8 giờ/năm.
b. Thủy văn

Sơn trà có khoảng 20 con suối chảy quanh năm hoặc theo mùa bao gồm:
- Ở sườn Bắc Sơn Trà: Có suối Hải đội 8, Tiên Sa, Suối lơn, Suối sâu, Suối ông
Tám, Suối ông Lưu, và Suối Bãi Bắc.
- Ở sườn Nam Sơn Trà: có suối Bãi Con, Bãi Chẹ, Suối Đá Bằng, Suối Bãi Xếp,
Suối Heo, Suối Mân Quang ...
Trong các suối kể trên có hai con suối lớn nhất là Suối Đá, và Suối Heo, hai con
suối này cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân ở
quanh Sơn Trà.
Với kiểu khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa nắng kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6, việc
triển khai các hoạt động du lịch gắn với môi trường thiên nhiên rất thuận lợi. Hệ
thống suối phân bố ở các sườn Bắc và Nam của bán đảo Sơn Trà cũng là một lợi
thế để đa dạng sản phẩm du lịch, tuy nhiên, phần lớn các suối tương đối nhỏ, trữ
lượng nước ít và đặc biệt không có nước vào mùa khô. Chỉ có một số suối có tiềm
năng để khai thác cho mục đích du lịch như suối Ôm, suối Sâu...
2.2.2. Tài nguyên du lịch
- Tài nguyên tại bán đảo Sơn Trà.


Bảo tàng Đồng Đình
Bảo tàng Đồng Đình là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Miền Trung được UBND

thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép hoạt động từ đầu năm 2011. Đây là bảo tàng
tổng hợp trưng bày nhiều sưu tập do chủ dự án là NSUT Đoàn Huy Giao thực
hiện.

Dư Thị Trà My

Trang 22


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Nằm trên một vùng rừng đồi sát đường Hoàng Sa nhưng chủ dự án có chủ ý khai
thác lợi thế giữa cảnh quan thiên nhiên rừng với các hiện vật chuyên đề trưng bày
tại một khu nhà liên hoàn có kiến trúc kết hợp rất ấn tượng giữa truyền thống với
hiện đại. Tại đây du khách có thể đến thư giản nghỉ ngơi và chiêm quan thế giới
rừng cây cỏ được chủ dự án chăm chút khá hài hoà giữa công năng kiến trúc với
công năng sinh thái. Bảo tàng làm theo một mô hình khu nhà vườn trung du xứ
Quảng với cây trái và thảm cỏ tóc tiên xanh mướt được bố trí những lối đi nhỏ
bằng đá lát chung quanh vườn. Những lối đi này tạo cho khách tham quan một
cảm giác thư thái như được trở về khu vườn tuổi thơ của chính mình mà chủ dự án
đã cố tạo nên và đặt tên cho nó là “Bảo tàng Đồng Đình – một khu vườn của ký
ức”. Ký ức đó được tìm lại bằng chính hình ảnh cây đùng đình (có nơi gọi là cây
đủng đỉnh ) một loại cây họ dừa thường xanh, mọc nhiều tại khu bảo tồn thiên Sơn
Trà mà chủ nhân lấy đặt tên cho bảo tàng của mình. Một khu vườn rừng đá tảng
dành cho nhóm bạn hoặc gia đình sau khi tham quan bảo tàng có thể thư thái ngồi
nghỉ ngơi để nghe tiếng gió của lá và tiếng hót của chim rừng.
Có bốn hồ cá đặt rải rác trong vườn tạo hiệu ứng sơn thuỷ mát mẽ cho khu vườn.
Về phần trưng bày các bộ sưu tập gồm có:

a/ Hai ngôi nhà rường cổ theo phong cách kiến trúc của thợ Kim Bồng, với một
không gian thấm đượm chất cổ kính.
- Ngôi nhà rường truyền thống xứ quảng này nguyên là Nhà của cụ Lê Tuất, người được
xem là cha đẻ của nghề gốm xứ Quảng Nam, thân sinh của nghệ nhân làm gốm Lê Đức
Hạ ở làng An Quán xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
- Ngôi nhà rường của cụ Nguyễn Nhân ở thôn 3, xã Bình Quý huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam. Theo cụ Nhân thì ngôi nhà này được thân sinh của ông là một giáo thụ xây
dựng trong những năm 30 của thế kỷ trước.

Dư Thị Trà My

Trang 23


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

Hai ngôi nhà này trưng bày các sưu tập gốm cổ theo các chuyên đề như sau :
* Sưu tập văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hoá cổ đại, đã cùng với văn hoá Đông
Sơn ở phía Bắc và văn hoá Óc Eo ở phía Nam tạo thành tam giác hình thành nên nền văn
hoá cổ đại của Việt Nam. Văn hoá Sa Huỳnh được phát hiện lần đầu tiên ở di chỉ khảo cổ
học thuộc làng Sa Huỳnh phía cực nam tỉnh Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ 20. Tại hội nghị
khảo cổ học Đông Nam Á năm 1936 tại Manila (Philippin), cái tên Sa Huỳnh được quốc
tế hoá với tên gọi văn minh Sa Huỳnh (còn gọi là văn hoá Sa huỳnh. Tại Bảo tàng Đồng
Đình một sưu tập nhỏ của nền văn hoá nầy, trong đó có một số tiêu bản quý như khuyên
tai hình lá liễu (đá) và vòng đeo chân (đá) làn đầu tiên được thấy ở Việt Nam.
* Sưu tập gốm Chămpa, đây là bộ sưu tập gốm thời cổ đại được tìm thấy trong
lòng đất kinh thành Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hiện là mối quan tâm của các
nhà khảo cổ học trong và ngoài nước. Ngoài ra còn khá nhiều hiện vật gốm sứ có tên gọi

là gốm Gò Sành (Bình Định) vốn được coi là một trong những trung tâm gốm khá phồn
thịnh của Châu Á từ thế kỹ thứ 13 đến thế kỹ thứ 15 của người Chăm cổ.
* Sưu tập gốm Đại Việt là bộ sưu khá đa dạng về chủng loại và niên đại kéo dài từ
đầu công nguyên đến nửa đầu thế kỹ 20. Không gian nguồn gốc của bộ sưu tập gần như
kéo dài từ bắc chí nam. Trong đó số nhiều là gốm các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Lê-Mạc
và triều Nguyễn. Các hiện vật nói lên sự phồn thịnh về gốm sứ của tiền nhân.
* Sưu tập gốm sứ mậu dịch là bộ sưu tập có niên đại kéo dài từ đầu công nguyên
đến thế kỹ thứ 17, phần lớn được tìm thấy trong lòng đất và đặt trong lòng biển Đông, nơi
nhiều thời từng là con đường gốm sứ nhộn nhịp của các nước trong vùng.
Các bộ sưu tập cổ vật trên được chọn lọc để trung bày những hiện vật tiêu biểu đã
được Hội Đồng Giám Định (gồm các chuyên gia cổ vật ở Trung ương và địa phương) lập
phiếu xác nhận.
b/ Một ngôi nhà kiến trúc hiện đại vận dụng không gian sinh thái rừng để xây dựng trên
một ngọn đồi thoai thoải. Công trình kiến trúc độc đáo nầy đã được các nhà sinh thái học,
các kiến trúc sư trong và ngoài nước có dịp đến thăm đều đánh giá cao khả năng biểu
Dư Thị Trà My

Trang 24


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: T.S Trương Sỹ Quý

cảm của nó. Ba phòng trong ngôi nhà có nền cao thấp khác nhau tuỳ theo địa thế của khu
đất, và đặt biệt là cho những tảng đá lớn thâm nhập vào bên trong nội thất như một sự
tham dự của chính thiên nhiên và ngôi nhà. Đây là công trình dùng trưng bày các tác
phẩm mỹ thuật. Trước mắt là sưu tập tranh của hai hoạ sĩ Đinh Ý Nhi và Đặng Việt Triều.
Về tranh Đinh Ý Nhi (Hà Nội) chỉ thuần nhất là tranh bột màu đen trắng, một bước
ngoặc lớn trong cuộc đời sáng tạo của chị, làm nên tên tuổi chị như một trong những hoạ

sĩ hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Về tranh màu kết hợp với mặt nạ của hoạ sĩ Đặng Việt Triều (TP HCM) là một thể
nghiệm khá thành công giữa hội hoạ và điêu khắc. Bộ tranh cho thấy một cái nhìn mới về
đề tài chiến tranh và môi trường tạo ấn tượng mạnh đối với người xem.
Ngôi nhà nầy cũng là nơi trưng bày luân phiên các tác phẩm mỹ thuật của các tác
giả khác trong tương lai.
Ngoài ra tại các kiến trúc phụ trợ gồm nhà quản lý và nhà làm việc của chủ dự án
còn trưng bày một sưu tập dân tộc học khá độc đáo của các dân tộc thiểu số Miền Trung –
Tây Nguyên. Các hiện vật nầy rất đáng được chú ý bởi lẽ ngoài chất khám phá nó còn
làm tôn lên một cách hài hoà với không gian rừng chung quanh khu bảo tồn thiên nhiên
Sơn Trà.
Nét chung nhất mà bảo tàng Đồng Đình đem lại cho du khách là một không gian
văn hoá nghệ thuật kết hợp hài hoà với không gian sinh thái làm cho du khách đến đây có
được cảm giác vừa bổ ích vừa thư thái sau những ngày bận bịu với đời thường.
Trước mắt Bảo tàng Đồng Đình chỉ mở cửa vào hai ngày cuối tuần ( thứ bảy và chủ
nhật) và các ngày lễ. Những ngày khác theo yêu cầu của các tour đặt chỗ trước.


Sơn Trà Tịnh Viên
Nằm khuất sâu trong một thung lũng thuộc tiểu khu 64 thuộc Khu bảo tồn thiên
nhiên Bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng chưa đầy 8km. Sơn
Trà tịnh viên thật bình yên trên đồi núi đúng như tên gọi của nó, đặc biệt hơn khi

Dư Thị Trà My

Trang 25


×