Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỰC THĂNG tại CÔNG TY TNHH MTV lữ HÀNH VITOURS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.66 KB, 68 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TRỰC THĂNG TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH.................................................................4
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp Lữ Hành......................................................................4
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành...................4
1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh lữ hành...................................................4
1.1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành................................................................5
1.1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành.................................5
1.1.2.1. Vai trò...............................................................................................................5
1.1.2.2. Chức năng:.......................................................................................................7
1.1.2.3. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành................................................................9
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp Lữ Hành......................................................................10
1.1.3.1 Phân theo tổng cục DLVN...............................................................................10
1.1.3.2. Phân theo quy mô hoạt động..........................................................................10
1.1.3.3. Phân theo kênh phân phối...............................................................................11
1.2 Lý luận chung về chương trình du lịch và chương trình du lịch trực thăng.......12
1.2.1. Chương trình du lịch.........................................................................................12
1.2.1.1. Khái niệm chương trình du lịch......................................................................12
1.2.1.2. Đặc điểm và vai trò của chương trình du lịch................................................13
1.2.1.3. Phân loại chương trình du lịch.......................................................................15
1.2.2. Chương trình du lịch trực thăng........................................................................18
1.2.2.1. Khái niệm.......................................................................................................18
1.2.2.2. Đặc điểm chương trình du lịch trực thăng......................................................18
1.2.3.2. Khả năng........................................................................................................21

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1



Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

1.2.4. Kinh nghiệm......................................................................................................22
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỰC
THĂNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS...................................23
2.1. Tổng quan về công ty lữ hành Vitours..................................................................23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................................23
2.1.1.1. Qúa trình hình thành:.....................................................................................23
2.1.1.2. Qúa trình phát triển:.......................................................................................25
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty....................................................27
2.1.2.1. Chức năng của công ty...................................................................................27
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty......................................................................................27
2.1.2.3. Quyền hạn của công ty...................................................................................28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................29
2.1.4. Các hoạt động chức năng..................................................................................30
2.1.5. Hệ thống sản phẩm và thị trường khách............................................................31
2.1.5.1. Hệ thống sản phẩm.........................................................................................31
2.1.5.2. Thị trường khách............................................................................................32
2.2. Tình hình sử dụng nguồn lực của công ty.............................................................36
2.2.1. Tình hình sử dụng lao động...............................................................................36
2.2.2. Tình hình sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị.............................................39
2.2.3. Tình hình tài chính của công ty ty Lữ hành Vitours...........................................39
2.3. Sơ lược về các tour du lịch trực thăng tại công ty Vitours....................................43
2.4. Thực trạng về phát triển chương trình du lịch trực thăng tại công ty Vitours......48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỰC
THĂNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS...................................50

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

3.1. Căn cứ để phát triển loại hình du lịch trực thăng tại công ty TNHH MTV lữ hành
VITOURS..................................................................................................................... 50
3.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.........................................50
3.1.1.1. Môi trường vĩ mô............................................................................................50
3.1.1.2. Môi trường vi mô............................................................................................52
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty TNHH MTV lữ hành Vitours
..................................................................................................................................... 53
3.1.2.1. Phương hướng................................................................................................53
3.1.2.2. Mục tiêu..........................................................................................................54
3.2. Xu hướng phát triển chương trình du lịch trực thăng tại công ty TNHH MTV lữ
hành Vitours................................................................................................................54
3.3. Phân tích nhu cầu cuả khách................................................................................55
3.4. Các giải pháp phát triển chương trình du lịch trực thăng tại công ty TNHH MTV
lữ hành VITOURS........................................................................................................61
3.4.1. Nâng cao chất lượng.........................................................................................61
3.4.1.1. Nâng cao về nguồn nhân lực..........................................................................61
3.3.2. Phát triển các sản phẩm du lịch trong chương trình du lịch trực thăng............63
3.3.2.1. Tính đa dạng...................................................................................................63

3.3.2.2. Tính tiện ngi....................................................................................................64
3.3.2.3. Đảm bảo chất lượng.......................................................................................64
3.3.3. Đưa ra mức giá hợp lý cho chương trình du lịch trực thăng.............................65
3.3.4. Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch trực thăng cho du khách.............65
3.3.4.1 Quảng bá chương trình du lịch trực thăng......................................................66
3.3.4.2 Các chương trình khuyến mãi..........................................................................66

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TRỰC THĂNG TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp Lữ Hành
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành
1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh lữ hành
Định nghĩa về hoạt động kinh doanh lữ hành có hai cách tiếp cận là theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng: kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp
đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và
chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục
đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận.
Theo cách tiếp cận này, kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc
nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ, hàng hóa thõa mãn hầu hết các nhu cầu thiết
yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch. Ví dụ như sắp xếp để tiêu thụ

hoặc bán các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, chương trình du lịch hoặc bất kỳ dịch vụ du
lịch khác. (Nguồn Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế
Quốc Dân, 2009)
Cách tiếp cận theo phạm vi hẹp: Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành
với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí,
người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ
chức các chương trình du lịch. Điểm xuất phát của giới hạn nói trên là các công ty lữ
hành thường rất chú trọng đến việc kinh doanh chương trình du lịch. Tiêu biểu cho
cách tiếp cận này là định nghĩa về lữ hành trong Luật Du Lịch Việt Nam.
Định nghĩa về kinh doanh lữ hành: Kinh doanh lữ hành (Tour operators business) là
việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch
trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp
qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng
dẫn du lịch.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

1.1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn
mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các công ty lữ
hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tàu biển, ngân
hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Hình thức tổ chức các công
ty lữ hành nói trên rất phổ biến ở Châu Âu, châu Á và đã trở thành những tập đoàn

kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. Ở giai
đoạn này thì các công ty lữ hành không chỉ là người bán(phân phối), người mua sản
phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản
phẩm du lịch. Từ đó có thể nêu định nghĩa công ty lữ hành như sau:
Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận
thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách
du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian
bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh
tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến
khâu cuối cùng.
1.1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành
1.1.2.1. Vai trò
Vai trò chính của công ty lữ hành là liên kết các sản phẩm riêng lẻ cả các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch thành một sản phẩm hoàn chỉnh hay từng phần và bán cho khách du
lịch nhằm phục vụ các nhu cầu du lịch.
Trong vai trò này ngoài hoạt động kinh doanh chính của mình là bán và thực hiện các
chương trình du lịch trọn gói, công ty lữ hành còn là một nhà trung gian bán và tiêu
thụ các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh du lịch thông qua hệ thống kênh phân
phối của mình, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch và đem lại sự thỏa mãn cho
du khách. Những vai trò này của công ty lữ hành được diễn ra trong mối quan hệ cung
- cầu. Mối quan hệ này được thể hiện trong sơ đồ sau.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Trần Niên Tuấn

Các nhà cung
cấp

Điểm du lịch

Công ty lữ hành

Ngành du lịch

Chính quyền
địa phương
Khách du lịch

a. Đối với khách du lịch
Hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu với mọi
người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống
trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành. Đi du
lịch, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hoá, xã hội cũng như lịch sử
của đất nước. Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu đó.
- Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời
gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch
của họ.
- Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ
chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo
điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.
- Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch. Các doanh nghiệp lữ
hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá

hấp dẫn đối với khách.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

- Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách
du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu
dùng nó.
b. Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch.
- Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác
trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần
rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành.
- Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuyếch trương
của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt
Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh nghiệp lữ
hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu thị trường du lịch quốc tế.
c. Đối với ngành Du lịch
Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du lịch. Nó có
vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Nếu mỗi doanh nghiệp lữ
hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành Du lịch nói riêng và
toàn bộ nền kinh tế nói chung.
d. Đối với doanh nghiệp khác
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh
nghiệp khác trên thị trường. Và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật

ấy. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác
phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất
khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
e. Đối với cư dân địa phương
Khi lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các
địa phương. Điều này sẽ giúp dân cư địa phương mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có
cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người
dân ở đây.
1.1.2.2. Chức năng:

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng môi
giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các
chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa
cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ
hành được qui định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch. Còn với
chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch
trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành
còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống,
vận chuyển. Cụ thể nó có ba chức năng chủ yếu: Chức năng thông tin, chức năng tổ
chức và chức năng thực hiện
- Chức năng thông tin: Doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin cho khách du

lịch, nhà kinh doanh du lịch, điểm đến du lịch. Hay nói theo cách khác là doanh nghiệp
lữ hành cung cấp thông tin cho cả người cung cấp sản phẩm du lịch và người tiêu dùng
du lịch. Các nhà kinh doanh lữ hành cung cấp thông tin cho khách du lịch chủ yếu là
thông tin thứ cấp, có thể bằnghình thức truyền thống hoặc hiện đại. Còn đối với các
nhà cung cấp du lịch thì các nhà kinh doanh lữ hành cung cấp thông tin dựa cả hai
nguồn: thứ cấpvà sơ cấp. Trong đó thông tin sơ cấp được quan tâm và sử dụng nhiều
hơn.Khi có nhiều thông tin sơ cấp các nhà cung cấp định hướng đúng nhu cầucủa
khách du lịch, từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhucầu của
khách.
- Chức năng tổ chức: Doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động tổ chứcnghiên
cứu thị trường, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu dùng. Tổ chức nghiên cứu thị trường
gồm cả nghiên cứu thị trường cầu và nghiên cứu thị trường cung du lịch. Tổ chức sản
xuất bao gồm việc sắp đặt trước các dịch vụ hay liên kết các dịch vụ đơn lẻ thành một
chương trình du lịch. Tổ chức tiêu dùng gồm tổ chức cho khách đi lẻ thành từng nhóm,
định hướng và giúp đỡ khách trong khi du lịch.
- Chức năng thực hiện: Doanh nghiệp lữ hành thực hiện công đoạn cuốicùng
của quá trình kinh doanh lữ hành. Bao gồm hoạt động vận chuyểnkhách du lịch theo
các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng, thực hiện cáchoạt động hướng dẫn tham
quan, kiểm tra, giám sát các dịch vụ của các nhàcung cẩptong quá trình du lịch. Mặt

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

khác thực hiện hoạt động làm gia tăng giá trị sử dụng và giá trị của chương trình du

lịch thông qua lao động của hướng dẫn viên

1.1.2.3. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành
Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ
chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ
chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:
-Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp
dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân
phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá
bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các
sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí... thành một sản phẩm thống
nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch sẽ xoá
bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin
tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu
cuối cùng.
Tóm lại các doanh ngiệp du lịch có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là làm trung gian, là
cầu nối giữa khách du lịch và dịch vụ du lịch tổ chức thực hiện chuyển giao sản phẩm
từ lĩnh vực sản xuất sang tiêu dùng. Các doanh nghiệp này vừa giúp đỡ các nhà cung
cấp dịch vụ du lịch khai thác các tài nguyên du lịch, thu hút khách, quảng cáo khuếch
trương đồng thời còn cung cấp cho khách du lịch những thông tin cần thiết, hướng
dẫn, giúp đỡ họ trong việc lực chon chương trình du lịch và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch thỏa mãn nhu cầu của họ. Như vậy việc hình thành các công ty lữ
hành du lịch đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành du lịch của đất nước
vừa giúp du khách có một chuyến đi tốt đẹp vừa giúp đỡ các nhà cung cấp kinh doanh
có hiệu quả. Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành còn kéo theo sự

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1


Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

phát triển của một số ngành nghề khác như: giao thông,các ngành thủ công mỹ nghệ,
làng nghề truyền thống, dịch vụ thông tin liên lạc, ngân hàng,…Hoạt động kinh doanh
lữ hành phát triển không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du
lịch mà còn có ý nghĩa to lớn và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
một đất nước
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp Lữ Hành
1.1.3.1 Phân theo tổng cục DLVN
Theo điều 43 - Luật Du lịch Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
a. Doanh nghiệp lữ hành nội địa
Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, nhận ủy
thác để thực hiện nhiệm vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam. Vì vậy khách có thể là người Việt
Nam hoặc người nước ngoài nhưng chỉ được phép đưa khách đi du lịch trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam. Nếu là khách nước ngoài đi du lịch trong phạm vi VN thì công ty
lữ hành đó phải có Hướng dẫn viên quốc tế (đã được cấp thẻ Hướng dẫn viên ) làm
hướng dẫn. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng phải chấp hành những quy
định về việc mua bảo hiểm du lịch cho khách khi khách có yêu cầu, hướng dẫn khách
tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng
dẫn viên…
b. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Có trách nhiệm xây dựng các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu

cầu của khách hàng để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt
Nam đi du lịch nước ngoài,thực hiện các chương trình đã kí kết hợp đồng ủy thác tưng
phần cho lữ khách nội địa. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quyền kinh doanh lữ hành
nội địa nhưng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không có quyền kinh doanh lữ
hành quốc tế.
Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn được phân loại dựa theo các tiêu thức sau:
1.1.3.2. Phân theo quy mô hoạt động

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

a. Doanh nghiệp lữ hành lớn: Là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có quy mô lớn,
kênh phân phối rộng, có đội ngũ nhân viên đông đảo, thường bao gồm kinh doanh lữ
hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành lớn thường là
các doanh nghiệp vừa tổ chức thiết kế các chương trình du lịch và đồng thời tổ chức
bán các sản phẩm du lịch.
b. Doanh nghiệp lữ hành trung bình: Là những doanh nghiệp lữ hành có quy mô trung
bình, các kênh phân phối cũng vừa phải, thường tổ chức thiết kế các chương trình du
lịch trong nước và một số nước lân cận.
c. Doanh nghiệp lữ hành nhỏ: :Là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Thường tở chức
thiết kế và bán các chương trình du lịch nôi địa. Số lượng các nhân viên ít, thường có
kênh phân phối trực tiếp tới khách hàng.
1.1.3.3. Phân theo kênh phân phối.
a. Doanh nghiệp lữ hành bán buôn.

Thường là các công ty lữ hành rộng lớn có hệ thống đại lý bán lẻ và điểm bán độc lập.
Các đại lý du lịch bán buôn mua sản phẩm của các nhà cung cấp với số lượng lớn với
mức giá rẻ sau đó tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ với mức giá phổ biến trên thị trường.
b. Doanh nghiệp lữ hành bán lẻ.
Là các doanh nghiệp mua sản phẩm từ các nhà bán buôn và sau đó bán trực tiếp cho
khách du lịch, các doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ.
c. Doanh nghiệp lữ hành tổng hợp.
Bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có nghĩa là đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng
loại dịch vụ vừa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa
thực hiện bán buôn và bán lẻ vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. Đây là kết
quả của quá trình phát triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể
kinh doanh du lịch.
1.1.3.4. Phân theo hình thái kinh tế và hình thức sở hữu tài sản.
a. DNLH thuộc sỡ hữu nhà nước do nhà nước đầu tư: Là các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành có sự hỗ trợ của nhà nước về nguồn lực, và do nhà nước sở hữu, có trách

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

nhiệm và quyền hạn đối với doanh nghiệp.
b. DNLH tư nhân: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, công ty có vốn
100% nước ngoài) Là những doanh nghiệp do các nhân hay tổ chức đứng ra xây dựng
và có giấy phép hoạt động kinh doanh lữ hành hợp pháp của nhà nước.
1.2 Lý luận chung về chương trình du lịch và chương trình du lịch trực thăng

1.2.1. Chương trình du lịch
1.2.1.1. Khái niệm chương trình du lịch
Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành, cũng là một sản phẩm độc đáo và có những đặc thù riêng của nó. Các nhà nghiên
cứu, các nhà kinh doanh lữ hành có thể thiết kế nên những chương trình du lịch thực
hiện nó, nhưng cho đến nay trong các ấn phẩm về khoa học du lịch chưa có định nghĩa
thống nhất về chương trình du lịch.
Theo David Wright định nghĩa trong cuốn hướng dẫn nghề nghiệp lữ hành: “
Chương trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch thông thường bao gồm vận
tải, nơi ăn ở, sự di chuyển hoặc tham quan một hoặc nhiều hơn các quốc gia, vùng,
lãnh thổ hay thành phố. Sự phục vụ này phải được đăng kí đầy đủ hoặc hợp đồng trước
với một doanh nghiệp lữ hành. Khách du lịch phải thanh toán đầy đủ trước khi các
dịch vụ thực hiện”.
Quy định về lữ hành trọn gói của các nước liên minh Châu Âu (EU) và hội lữ
hành Vương Quốc Anh thì: Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước it
nhất của hai trong số các dịch vụ nơi ăn ở, dịch vụ lữ hành khác sinh ra rừ giao thông
vận tải, nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp. Thời gian của chương trình nhiều
hơn 12 giờ.
Theo tác giả Gagnon và Ociepka trong cuốn “Phát triển nghề lữ hành” tái bản
lần thứ sáu: Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá
trước, khách có thể mua riêng lẻ hoạc mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc
có thể tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các
mức độ chất lượng khác nhau của bất kì hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng
không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 12



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

Đấy là các nhà nghiên cứu thế giới đưa ra những cách hiểu về chương trình du
lịch. Việt Nam ta có thể coi là một nước có nền kinh tế du lịch còn non trẻ, đang phát
triển. Chúng ta kế thừa và phát triển khoa học du lịch của thế giới, từ đó đưa ra các
cách hiểu phù hợp, như trong luật du lịch Việt Nam có nói: “Chương trình du lịch là
lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của
khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.
Theo quy định của tổng cục du lịch Việt Nam: Chương trình du lịch là lịch trình của
chuyến du lịch bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn khách lưu trú,
loại phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí.
Theo nhóm tác giả giáo trình “Quản trị lữ hành”, đại học Kinh tế quốc dân thì định
nghĩa chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ,
hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác
nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và
bán trước khi tiêu dùng của khách.
Trên cơ sở thừa kế các định nghĩa nêu trên chúng ta có thể đưa ra định nghĩa
chương trình như sau:
“Chương trình du lịch có thể được hiểu là sự liên kết ít nhất một dịch vụ đặc
trưng và một dịch vụ khác với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã được xác
định trước. Đơn vị tính của chương trình du lịch là chuyến và được bán trước cho
khách nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng và nhu cầu nào đó trong quá trình thực hiện
chuyến đi”.
1.2.1.2. Đặc điểm và vai trò của chương trình du lịch
a. Đặc điểm của chương trình du lịch
Chương trình du lịch là một sản phẩm đặc biệt, có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Chương trình du lịch là một sản phẩm vô hình: các sản phẩm du lịch không thể
cân, đo, đong, đếm, nếm, ngửi, trước khi mua. Nó chỉ được thực hiện thông qua sự

cảm nhận của khách hàng khi họ đã và đang tiêu dùng dịch vụ đó. Do ở hầu hết các
dịch vụ, khách hàng không thể lấy mẫu hoặc đánh giá một cách tự nhiên nên họ có xu
hướng dựa vào kinh nghiệm của những người sử dụng các dịch vụ đó. Điều này

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

thường được xem như thông tin truyền miệng rất quan trọng đối với ngành lữ hành.
Khách hàng cũng được coi trọng lời khuyên của các chuyên gia về du lịch như các đại
lý lữ hành vì họ có nhiều kinh nghiệm trước đó với các công ty và các điểm du lịch.
- Chất lượng của một loại tour du lịch phụ thuộc vào uy tín của nhà cung ứng
(khách sạn, dịch vụ vận chuyển ở sân bay, thái độ của người hướng dẫn…). Uy tín của
các nhà cung ứng rất quan trọng bởi chính họ góp phần lớn đảm bảo cho một chương
trình du lịc thành công. Uy tín của họ sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm
của chúng ta.
- Chương trình du lịch dễ bị sao chép vì nó mang tính công nghệ không cao như
vậy khó có thể bảo vệ bí quyết. Chúng ta thấy các chương trình du lịch của các công ty
hầu như giống nhau, nếu khác cũng chỉ chút ít.
- Chương trình du lịch mang tính không đồng nhất: Chương trình du lịch tuy
giống nhau. Một chương trình du lịch không thể cố định với tưng đối tượng khách mà
nó luôn có sự thay đổi để phù hợp với yêu cầu của khách. Chúng ta xây dựng theo yêu
cầu của khách chứ ta không bán những gì ma ta có. Điều đó phù hợp với yêu cầu của
thi trường.
- Tính không thể lưu kho: Do sản phẩm du lịch được tạo ra và tiêu dùng đồng

thời nên các sản phẩm du lịch không thể cất giữ, hay làm lại, sai sót trong quá trình tạo
ra sản phẩm du lịch có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng và khách có thể mất lòng tin
vào hệ thống du lịch của chương trình. Việc thiết kế phải đáp ứng yêu cầu của khách,
đáp ứng yêu cầu đó một cách tốt nhất.
- Chương trình du lịch rất nhạy cảm với những yếu tố môi trường vĩ mô (Chính
trị, thiên tai, dịch bệnh,..). Cứ mỗi sự kiện này xảy râ thì ảnh hưởng rất nhiều tới du
lịch.
- Tính thời vụ cao và luôn dễ bị biến động, bởi vì tiêu dùng và sản xuất du lịch
phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường vĩ mô. Chương
trình du lịch đòi hỏi sự tiếp xúc giữa người sản xuất và người tiêu dùng cùng lúc. Chất
lượng của chuyến du lịch chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lí cá nhân và
tâm lí xã hội.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

Vậy chúng ta thấy để bán một chương trình du lịch là rất khó, nó thể hiện rõ ở
các đặc điểm trên, mặt khác khi khách tiêu dùng sản phẩm du lịch chúng ta chỉ trao
quyền sủ dụng chứ không trao quyền sở hữu cho họ. Vì vậy khi mua chương trình du
lịch khách hàng sẽ cảm thấy rủi ro, do dự và băn khoăn ( về tài chính, tâm lý xã hội,
thân thể,…)
b.Vai trò của chương trình du lịch
Chương trình du lịch đóng vai trò quan trọng đối với các địa điểm du lịch và du
khách:

* Đối với địa điểm du lịch
-Tạo những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, tức là
lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch.
- Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
- Khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa.
-Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước và địa phương.
* Đối với du khách
- Mang đến cho du khách những sự lựa chọn thông qua sự kết hợp chính xác của
các tour du lịch địa phương và tour du lịch trọn gói.
-Tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản, lịch sử, các di tích, thắng cảnh…
-Tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với những người dân địa phương, mở rộng sự hiểu
biết, tăng cường tình đoàn kết, thân ái giữa con người với con người. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật và khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh du lịch, các trang web về du lịch cũng
như hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến (e-tourism)… được ứng dụng ngày càng
sôi động đã và đang rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian giữa các vùng
miền trong một quốc gia với nhau, việc khám phá và tìm hiểu các giá trị đặc trưng,
tiêu biểu của một đất nước ngày càng trở nên dễ dàng và thuận lợi.
1.2.1.3. Phân loại chương trình du lịch
Chương trình du lịch được phân loại theo những căn cứ sau:

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn


a. Nguồn gốc phát sinh:
• Chương trình du lịch bị động: Khách tự tìm đến Công ty lữ hành,đề ra các
yêu cầu và mong muốn. Trên cơ sở đó công ty lữ hành thoả thuận với khách về nội
dung của chương trình, về mức giá, mức chất lượng và tổ chức thực hiện...Nhưng
những chương trình du lịch này chỉ phổ biến đối với khách lẻ tẻ và thường được các
doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ áp dụng.
• Chương trình du lịch chủ động: Là các công ty lữ hành chủ động nghiên
cứu thị trường xây dựng các chương trình du lịch., ấn định các ngày thực hiện sau đó
mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình. Chỉ có các công ty lữ hành lớn có thị
trường ổn định mới tổ chức các chương trinh chủ động do tính mạo hiểm của nó.
• Chương trình du lịch kết hợp: Là sự hòa hợp của hai loại trên đây. Các
công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình du lịch nhưng
không ấn định ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo,…
khách du lịch sẽ tìm đến công ty.Khách du lịch sẽ đi theo chương trình do công ty xây
dựng nhưng có một số sửa đổi.
b. Căn cứ vào mức giá của chương trình
• Chương trình du lịch theo giá trọn gói (toàn bộ): bao gồm hầu hết các dịch
vụ, hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và giá của
chương trình là giá trọn gói. Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do
các công ty lữ hành tổ chức.
• Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản (bao gồm một số hàng hoá và
dịch vụ cơ bản) bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung
đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho khách du lịch công
vụ. Giá chỉ bao gồm vé máy bay, một vài tối ngủ khách sạn và tiền taxi từ sân bay đến
khách sạn.
• Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn: Khách du lịch có thể tùy ý lựa
chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ
chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống
hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể được lựa chọn từng thành phần riêng lẻ


SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả
một chương trình tổng thể.
c. Căn cứ vào dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc vào tiêu dùng:
• Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng
• Chương trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng
• Chương trình du lịch độc lập tối thiểu
• Chương trình du lịch độc lập đầy đủ
• Chương trình tham quan
d. Căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi
• Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục, tập
quán…
• Chương trình du lịch sinh thái
• Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh
• Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng
• Chương trình du lịch thể thao, khám phá mạo hiểm: leo núi, lặn biển, tham
quan các bản làng dân tộc.
• Chương trình du lịch đặc biệt, ví dụ như tham quan các chiến trường xưa
cho các cựu chiến binh.
• Các chương trình du lịch tổng hợp là sự tập hợp của các thể loại trên đây.
Ngoài những tiêu thức nói trên, người ta còn có thể xây dựng các chương trình
du lịch theo những tiêu thức và thể loại sau:

• Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn.
• Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày.
• Các chương trình tham quan thành phố với các chương trình du lịch xuyên
quốc gia.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

• Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông đường bộ (ô tô,
xe ngựa, xe máy, xe đạp…), đường thủy(tàu thủy, thuyền buồm…), hàng không,
đường sắt.
Sự phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối và có sự kết hợp của nhiều loại
chương trình du lịch.
1.2.2. Chương trình du lịch trực thăng
1.2.2.1. Khái niệm
Chương trình du lịch trực thăng được hiểu là một loại hình du lịch đặc biệt được chia
theo tiêu thức phương tiện vận chuyển, sử dụng máy bay trực thăng xuyên suốt chuyến
hành trình để khám phá những danh lam thắng cảnh, địa điểm lý thú,…phục vụ nhu
cầu tham quan và tìm hiểu của du khách.
1.2.2.2. Đặc điểm chương trình du lịch trực thăng
• Phương tiện vận chuyển bằng trực thăng đóng vai trò cốt lõi trong cấu thành
sản phẩm du lịch trực thăng. Chính phương tiên vận chuyển đã làm nên sản phẩm du
lịch này, là đặc trưng để phân biệt sản phẩm này với các sản phẩm du lịch khác.
• Chương trình du lịch trực thăng có tính nhanh chóng và an toàn. Máy bay trực

thăng là loại phương tiện di chuyển nhanh, linh hoạt, an toàn. Du khách có thể du lịch
trên phạm vi địa lí rộng lớn trong một khoảng thời gian ngắn, di chuyển qua những địa
điểm mà bình thường khó có thể đến được. So với các phương tiện vận chuyển du lịch
khác như như ô tô, xe tự lái (caravan), tàu hỏa, thuyền bè... thì tính an toàn đối với
phương tiện vận chuyển bằng trực thăng cao hơn rất nhiều do: mật độ giao thông thấp,
phương tiện hiện đại, có sự giám sát và chỉ dẫn từ hệ thống mặt đất, được vận hành
theo quy trình đòi hỏi tính an toàn gần như tuyệt đối…
• Loại hình du lịch trực thăng có tính sang trọng. Loại hình du lịch này đáp ứng
những yêu cầu đặc biệt của du khách và cung cấp dịch vụ thể hiện đẳng cấp cho người
sử dụng.
• Loại hình du lich trực thăng có các sản phẩm du lịch chủ yếu khai thác trong
khoảng thời gian ngắn: nửa ngày, một ngày hay có thể là vài giờ.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

• Loại hình này chủ yếu khai thác đối tượng khách cao cấp có khả năng chi trả cao.
• Loại hình này được sử dụng nhiều trên thế giới tại các điểm du lịch nổi tiếng
như: Las Vegas, Barcelona, Cape Town, Sydney, Kuala Lumpur,… Tại Việt Nam dịch
vụ bay trực thăng đã xuất hiện từ năm 1993 với chặng bay từ Hà Nội đi Hạ Long tuy
nhiên loại hình du lịch trực thăng này vẫn được xem là loại hình mới, tại Việt Nam chỉ
mới hình thành và có một vài công ty đưa vào khai thác sản phẩm du lịch trực thăng.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1


Trang 19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

1.2.3. Điều kiện và khả năng phát triển chương trình du lịch trực thăng
1.2.3.1. Điều kiện
a. Cung
Trước đây, có một số tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, cung cấp dịch vụ
bay trực thăng. Nhưng trong quá trình hoạt động, họ gặp những thách thức về năng lực
quản lý, điều hành khai thác bay và không vượt qua được nên buộc phải rút lui.
Sau đó trong thị trường du lịch Việt Nam, trong nhiều năm qua, Công ty bay dịch vụ
miền Bắc đã cung cấp hàng trăm chuyến bay trực thăng phục vụ nhu cầu du lịch, tham
quan cho du khách trong nước và quốc tế (có năm đạt đến trên 200 giờ bay phục vụ du
lịch như năm 2008).
Tại khu vực miền trung cũng đã có dịch vụ du lịch bằng trực thăng. UBND TP Đà
Nẵng đã đồng ý sơ bộ với 2 đối tác là Công ty bay Dịch vụ miền Bắc (NSFC) và hãng
du lịch Vietnamtourism (Vitours) đưa vào khai thác loại hình du lịch trực thăng ở Đà
Nẵng và miền Trung. Trước mắt sẽ có 3 máy bay trực thăng được NSFC đưa từ sân
bay Gia Lâm (Hà Nội) vào đậu ở sân bay Đà Nẵng, đó là Mi 17, Mi 172 (Nga sản
xuất) và EC 155 B1 (Pháp sản xuất) nhằm phục vụ nhu cầu của du khách. Trước tiên,
Vitours cùng NSFC sẽ bay khảo sát một số tour và sau đó sẽ đưa vào khai thác, hoạt
động dài hơn. Đã có một đoàn khách 20 người từ thành phố Hồ Chí Minh đã sẵn sàng
cho chuyến City tour bay đầu tiên trên bầu trời Đà Nẵng vào cuối tháng 12-2010. Trực
thăng từ sân bay sẽ đưa khách bay ngang Ngũ Hành Sơn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến
rũ của bãi biển Mỹ Khê, ngắm rừng già và thiên nhiên hoang sơ của bán đảo Sơn Trà,
Bà Nà. Đó là những du khách tham gia và trải nghiệm đầu tiên của tour du lịch trực

thăng tại miền Trung.
Ngoài ra, chuyến famtrip khảo sát sẽ được tổ chức dành cho lãnh đạo UBND và Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị,
Quảng Ngãi và đại diện các resort, sân golf… theo lộ trình Đà Nẵng-Cù Lao Chàm-Lý
Sơn-Cồn Cỏ.
Đây là một chương trình du lịch được chú trọng và hứa hẹn đầy tiềm năng tại Đà Nẵng

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

và các vùng lân cận. Với tính chất độc đáo, tour trực thăng là một sản phẩm của Đà
Nẵng mà du khách sẽ phải nhắc lại một khi đã trải nghiệm.
b. Cầu
Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao và kéo theo đó là yêu cầu cũng cao hơn. Với
những du khách có khả năng chi trả cao thì họ thường tìm đến những chương trình du
lịch mang tính độc đáo, mới lạ và chất lượng cao. Sự gia tăng lượng khách có mức chi
tiêu cao như khách Mỹ, châu Âu, đặc biệt là du khách Hàn Quốc, Nhật Bản qua các
chuyến bay trực tiếp thuê bao đến Đà Nẵng trong thời gian gần đây đã đẩy mạnh nhu
cầu khám phá điểm đến bằng các loại hình dịch vụ cao cấp, độc đáo, mạo hiểm. Gần
đây, lượng khách sử dụng dịch vụ trực thăng du lịch không ngừng tăng lên.

1.2.3.2. Khả năng
Du lịch bằng trực thăng được đánh giá sẽ góp phần làm cho thị trường du lịch
Việt Nam đa dạng và phong phú hơn, có thêm những lựa chọn thú vị. Theo ý kiến của

nhiều nhà đầu tư, thị trường du lịch Việt Nam trong tương lai sẽ rất năng động và dịch
vụ du lịch bằng trực thăng cũng sẽ phát triển mạnh mẽ. Nếu phát triển tốt, dịch vụ du
lịch trực thăng sẽ phát huy tối đa thế mạnh ở mỗi khu vực, góp phần không nhỏ cho sự
phát triển kinh tế ở mỗi vùng miền và trên phạm vi cả nước.Như ta đã biết miền Trung
dù sở hữu nhiều đảo, bán đảo tuyệt đẹp (Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Lý Sơn…),
nhưng chỉ có thể khai thác khách mạnh mẽ vào mùa hè bằng tàu cánh ngầm, du
thuyền, ca nô…
Vì vậy, vào những thời điểm thời tiết không thuận lợi, mưa gió nhiều, với vận tốc từ
220 đến 276 km/h, trực thăng sẽ giúp việc di chuyển đến các đảo khá tiện lợi và nhanh
chóng, chỉ bằng khoảng 1/3 thời gian đi tàu cao tốc.

Ngoài ra Đà Nẵng, một thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đặc biệt chú
trọng phát triển ngành du lịch. Nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch thành phố đã
đưa ra những chủ trương kích cầu thúc đẩy sự phát triển cho ngành. Hiện nay thành
phố đã đầu tư lớn vào các cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiên cho du

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

khách. Vì thế khả năng phát triển du lịch trực thăng là một điều không phải là quá khó.
Với sự sáng tạo và dám mạo hiểm của các công ty lữ hành cộng thêm sự ủng hộ của
chính quyền địa phương thì việc phát chiển chương trình du lịch trực thăng rất có khả
quan và đầy tiềm năng.
1.2.4. Kinh nghiệm

Du lịch bằng trực thăng – mô hình không mới với nhiều nước trên thế giới, nhưng lại
khá lạ lẫm ở Việt Nam. Hiện giờ, Đà Nẵng đã cho phép mở dịch vụ du lịch bằng trực
thăng với sự hợp tác giữa công ty bay dịch vụ miền Bắc và công ty cổ phần du lịch
Việt Nam. Đây là hai đơn vị có uy tín, Công ty bay dịch vụ miền Bắc cũng đã cung
cấp nhiều chuyến bay phục vụ du lịch nên cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong mỗi lần bay trong khi đó công ty cổ phần du lịch Việt Nam cũng là một công ty
hoạt động trong lĩnh vực du lịch lâu năm, chuyên môn của nhân viên cao có nhiều kinh
nghiệm trong tổ chức tour vì thế sự hợp tác giữa hai công ty hứa hẹn sẽ tạo ra các
chương trình du lịch trực thăng độc đáo mang đến cho du khách. Măc dù vậy đây vẫn
còn là một chương trình du lịch mới được khai thác vì thế các công ty du lịch cũng gặp
không ít khó khăn.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỰC
THĂNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS
2.1. Tổng quan về công ty lữ hành Vitours
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Lữ hành VITOURS
Tên tiếng anh: VITOURS LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: VITOURS
Loại hình công ty: TNHH một thành viên
Địa chỉ: 83 Nguyễn Thị Minh Khai – Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 05113.823660 – 822142 – 819516
Fax: 05113.812559
Email:
Website: www.vitours.com.vn
2.1.1.1. Quá trình hình thành:
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam
Vitours mà trước đây là Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Công ty Du lịch Việt
Nam tại Đà Nẵng gắn liền với chặng đường lịch sử phát triển của ngành Du lịch Việt
Nam.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, để kịp
thời phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phục vụ khách du lịch quốc
tế, ngày 31 tháng 05 năm 1975, Đặc Khu ủy Quảng Đà đã ký quyết định số
294/QĐ/TV thành lập Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tháng 10 năm 1975, Uỷ ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ có
quyết định số 133/QĐ ngày 10/10/1975 chuyển Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà
Nẵng thuộc UBND cách mạng tỉnh Quảng Đà sang trực thuộc UBND cách mạng tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Niên Tuấn

Theo Quyết định số 78/QĐ-ĐD ngày 22/01/1976 của VP Đại diện Trung ương
Đảng và Chính phủ tại Khu V, ngày 20/02/1976 Công ty Du lịch Việt Nam có quyết
định số 310/QĐ-DL tiếp nhận và sáp nhập Công ty Cung ứng tàu biển Khu Trung

Trung bộ vào Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng lấy tên là Công ty Du lịch Cung ứng tàu biển Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 4 năm 1976 Công ty Du lịch Việt
Nam có quyết định số 458/DL-TCL.ĐTL ngày 06/4/1976 tiếp nhận Công ty Du lịch Cung ứng tàu biển Quảng Nam - Đà Nẵng trực thuộc Công ty Du lịch Việt Nam.
Thực hiện Quyết định số 441/TTg ngày 31/11/1977 của Thủ tướng Chính phủ,
tháng 01 năm 1978 UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có quyết định số 103/QĐ-UB
ngày 05/01/1978 thành lập Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Nam – Đà Nẵng tách ra
từ bộ phận cung ứng tàu biển của Công ty Du lịch - Cung ứng tàu biển Quảng Nam Đà Nẵng.
Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Nghị định số
119/HĐBT ngày 09/4/1990 thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam và Công ty Du
lịch Quảng Nam – Đà Nẵng là thành viên của Tổng Công ty.
Năm 1991 Tổng Công ty Du lịch Việt Nam Quyết định tách 01 bộ phận kinh
doanh ;lữ hành của Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng để thành lập Chi nhánh
Tổng Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng.
Căn cứ Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về
thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước; Chi nhánh Tổng Công ty Du lịch Việt
Nam tại Đà Nẵng trở thành Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết định
thành lập số 77/QĐ-TCDL ngày 26/3/1993 của Tổng Cục Du lịch và Công ty Du lịch
Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập lại theo quyết định số 93/QĐ-TCDL ngày
27/3/1993 của Tổng Cục Du lịch. Cả hai Công ty cùng trực thuộc Tổng Cục Du lịch.
Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 7
năm 1999 Tổng cục Du lịch có quyết định số 204A/QĐ-TCDL ngày 24/7/1999 sáp
nhập Công ty Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng vào Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà
Nẵng từ ngày 01/10/1999.

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Trần Niên Tuấn

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Tổng cục
Du lịch có quyết định số 107/QĐ-TCDL ngày 07/3/2007 cho phép cổ phần hoá Công
ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng và quyết định số 346/QĐ-TCDL ngày 26/7/2007 phê
duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng thành
Công ty Cổ phần.
Ngày 30/12/2007, Đại hội đồng cổ đông Công ty đã thông qua Điều lệ tổ chức, hoạt
động và thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours. Công ty chính thức
hoạt động theo loại hình Công ty Cổ phần từ ngày 02/01/2008.
2.1.1.2. Qúa trình phát triển:
Trải qua 35 năm hoạt động Công ty đã phát triển lớn mạnh về mọi mặt, từng
bước xây dựng và củng cố hệ thống kinh doanh, vươn ra thị trường quốc tế, hợp tác
trong và ngoài nước, tạo dựng được thương hiệu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế
hoạch do Nhà nước giao, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, quan tâm
và làm tốt công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa và từ thiện,… Với 18 cán bộ công nhân
viên ban đầu mới thành lập, chưa qua đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch,
nhưng với phương châm khắc phục khó khăn “lấy ngắn nuôi dài” xây dựng kế hoạch
kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, coi nhân tố con người là động lực và mục tiêu của sự
phát triển vì vậy đi đôi với phát huy nguồn nhân lực hiện có, Công ty tập trung làm tốt
công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, tạo môi trường làm
việc thuận lợi để người lao động tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp, đến nay toàn
Công ty có 231 lao động, 49% có trình độ đại học và trên đại học, 23,38% có trình độ
cao đẳng và trung cấp, số còn lại lao động có kỹ thuật bậc cao.
Ngoài những cơ sở vật chất ban đầu khi thành lập, trong quá trình hoạt động
kinh doanh Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất phục vụ kinh
doanh ngày càng phát triển trong đó có hệ thống các khách sạn, nhà hàng, phương
tiện vận chuyển khách, trụ sở làm việc và nhiều trang thiết bị khác ,…
Với nền tảng đã tạo dựng, Công ty tổ chức triển khai nhiều hoạt động kinh
doanh từ phạm vi hẹp, trên một địa bàn ít phát triển đến phạm vi rộng, trên nhiều địa

bàn, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài bằng hệ thống các Chi nhánh, Đại lý,
Văn phòng Đại diện. Công tác khảo sát, nghiên cứu xây dựng, quảng cáo và chào bán

SVTH: Hoàng Thị Hòe_35K03.1

Trang 25


×