Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM xây lắp tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.91 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
Một số đặc điểm về sản xuất xây lắp và sản phẩm xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp
nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu
nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh
tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản
phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Hầu hết các sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có giá trị
và quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài…
Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết
kế, dự toán thi công). Dự toán được lập cho từng công trình trong dự án theo khối lượng
của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng. Dự
toán công trình được lập là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công
trình. Trong quá trình sản xuất phải so sánh các chi phí thực tế phát sinh với dự toán, lấy
dự toán làm thước đo để kiểm tra tính hợp lý của các chi phí cũng như kiểm tra tính hiệu
quả của việc quản trị chi phí.
Các sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết
bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Điều này làm
cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của
điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng...
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa
vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của


từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại
chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác
động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt... đòi hỏi việc tổ chức
quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự
toán. Việc tập hợp, theo dõi chi phí và tính giá thành phải được thực hiện từ khi công
trình bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành.
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu
cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm
bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp.
II.
Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.1.
Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình hoạt động của tất cả các doanh nghiệp nói chung và của ngành xây lắp
nói riêng, để tạo ra các sản phẩm, xây dựng các công trình thì tất yếu cần đến các nguồn
lực như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, tiền vốn,…Quá trình tạo ra sản
phẩm trên cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí lao
động sống, lao động vật hóa để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình. Để thực hiện
hoạt động sản xuất các sản phẩm xây lắp cần sử dụng các chi phí lao động, đối tượng lao
I.

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thị Nga

động và tư liệu lao động; các yếu tố này được đưa và quá trình sản xuất tạo nên chi phí
sản xuất.
Do đó, có thể nói, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp chính là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các hao phí cần thiết
khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành xây dựng, lắp đặp các công trình (những
hoạt động sản xuất sản phẩm xây lắp) trong một thời kỳ nhất định. Chi phí về lao động
sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của
người lao động. Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu
lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài
chính.
Chi phí sản xuất xây lắp là một bộ phận cơ bản cấu thành giá thành công trình xây lắp,
bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí về nguyên vật liệu: cát, xi-măng, đá, thép …
- Chi phí nhân công xây lắp
- Chi phí máy thi công xây lắp: máy xúc, máy ủi, …
- Chi phí lán trại, các công trình phụ trợ phục vụ thi công, các nhà kho tại công
trường.
- Chi phí gia công lắp đặt thiết bị
- Chi phí thuê ngoài, mua ngoài khác để phục vụ thi công xây lắp
Chi phí ngoài xây lắp là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh ngoài xây lắp như hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, dịch vụ.
1.2.
Phân loại chi phí sản xuất
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nếu một đồng chi
phí bỏ ra không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc
quản lý chi phí sản xuất không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí
mà phải dựa trên các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của
từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. Điều này đặt ra yêu

cầu đối với nhà quản lý là làm sao để kiểm tra, kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ và
hợp lý. Để thực hiện điều đó, nhất thiết phải tiến hành phân loại chi phí.
Phân loại chi phí sản xuất xây lắp là việc sắp xếp các chi phí sản xuất theo từng loại,
từng nhóm dựa trên các đặc trưng nhất định.
1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Căn cứ vào tính chất và nội dung kinh tế của các loại chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất
của doanh nghiệp được phân chia thành các yếu tố sau:
- Nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ
tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất thi công xây lắp (loại trừ vật liệu
dùng không hết nhập kho, phế liệu thu hồi, động lực).
- Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng
không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
- Tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang
tính chất lương phải trả cho người lao động.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp trích theo tỷ lệ
quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động.
- Khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả
tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản
xuất kinh doanh.
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các

yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật
liệu phụ, nhiên liệu, … tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thi công, xây lắp chế tạo
sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, lao vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản trích
theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí vật liệu, tiền lương và các khoản phụ cấp theo
lương, tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
2.1.
Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí phát sinh bằng tiền để hoàn thành khối
lượng sản phẩm xây lắp theo quy định, sản phẩm xây lắp có thể là công việc mà có thiết
kế và tính dự toán thiết kế riêng, có thể là công trình hay hạng mục công trình hoàn thành
toàn bộ. Trong công tác quản lý cũng như hạch toán, giá thành sản phẩm được tính có dự
toán riêng đã hoàn thành.
Giá thành sản xuất sản phẩm: Gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm xây
lắp, lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành toàn bộ sản phẩm: Bao gồm giá thành sản phẩm sản xuất và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
2.2.
Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
 Giá thành dự toán
Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công
trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế – kỹ thuật của

Nhà nước và các khung giá giới hạn quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ của Bộ Tài
Chính. Căn cứ vào giá trị dự toán xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình, ta có
thể xây dựng dự toán của chúng theo công thức:
Giá thành dự
Giá trị dự toán
Thu nhập chịu
Thuế
=
toán
sau thuế
thuế tính trước
GTGT đầu ra
Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng để làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây dựng kế
hoạch của mình, còn các cơ quan quản lý Nhà nước qua đó giám sát được các hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.
 Giá thành kế hoạch:
Là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về
các định mức, đơn giá, biện pháp thi công. Giá thành kế hoạch được xác định theo công
thức sau:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh,
phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
 Giá thành thực tế:
-

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 3



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để
hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định và được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi
phí sản xuất đã tập hợp được cho khối lượng xây dựng thực hiện trong kỳ.
Giá thành thực tế là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực tế phấn đấu của doanh nghiệp, là
cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, các loại giá thành trên phải tuân thủ
theo nguyên tắc sau:
Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế
III.
Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.1.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh tại nhiều thời điểm khác
nhau, liên quan đến việc tạo ra các loại sản phẩm, lao vụ khác.
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất
theo các phạm vi và giới hạn. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu
tiên trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế
toán chi phí sản xuất là xác định nơi tạo ra chi phí đó (tổ, đội, phân xưởng sản xuất, giai
đoạn công nghệ,…) hoặc đối tượng chịu chi phí (công trình, hạng mục công trình, đơn đặt
hàng,…).
Dựa trên những căn cứ và những đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm trong doanh
nghiệp xây lắp, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể từng công trình, từng
hạng mục công trình, từng phân xưởng, từng tổ, đội, đơn đặt hàng…
1.2.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

 Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan
trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, kế toán căn cứ
vào chứng từ ban đầu để hạch toán cho từng đối tựơng riêng biệt. Theo phương pháp
này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên
đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể
cho phép.
 Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến
nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối
tượng. Trong trường hợp đó, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng. Sau đó, lựa chọn
tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán
chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:
- Xác định hệ số phân bổ (H)
Tổng chi phí cần phân bổ
Hệ số phân bổ
=
Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
Hay
H=
C
T

-

Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
C =T xH
i

i


Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Trong đó
C : là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
i

T : là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
i

H: là hệ số phân bổ
Thực tế cho thấy, trong các doanh nghiệp xây lắp, do sản phẩm mang tính đơn chiếc,
cách xa nhau về mặt không gian nên chủ yếu sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp, còn
với khoản mục chi phí gián tiếp phải có tiêu thức phân bổ.
Ngoài ra trong doanh nghiệp xây lắp còn có những phương pháp hạch toán chi phí sau:
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình:
chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp
cho công trình, hạng mục công trình đó.
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: chi phí sản xuất
phát sinh sẽ được tập hợp theo đơn đặt hàng riêng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng
số chi phí phát sinh kể từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của
đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: các chi phí sản xuất

được tập hợp theo từng đơn vị thi công.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công
trình hoàn thành hoặc từng khối lượng công việc xây lắp có thiết kế riêng.
Đồng thời với việc xác định đối tượng tính giá thành thì phải xác định được kỳ tính giá
thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ được xác định như sau:
- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc
theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là khi công trình hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được qui định thanh toán
theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là hạng mục công trình được qui định thanh toán định
kỳ theo khối tượng từng loại công việc trên cơ sở dự toán thì kỳ tính giá thành là theo
tháng (quý).
2.2.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm
 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này thích hợp với xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quá trình sản xuất
phải trải qua nhiều giai đoạn thi công chia ra cho các đối tượng sản xuất khác nhau. Ở
đây, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, còn đối tượng tính giá thành là
sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Công thức tính:
Z = Dđk + C1 + C2 + …+ Cn - Dck
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
C1, C2, …, Cn: là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn hay từng hạng mục công trình
của một công trình.
Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
 Phương pháp hệ số chi phí
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công ty xây lắp có thể ký kết với bên giao
thầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán


Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

riêng cho từng phần công việc. Các hạng mục công trình trên cùng một địa điểm thi công,
cùng đơn vị thi công nhưng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau.
Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ.
Công thức:
Z tt = Gdt x H
Trong đó: Z tt: Giá thành thực tế của hạng mục công trình
Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó
H : Hệ số phân bổ giá thành thực tế
Tổng chi phí thực tế của công trình
Với H
=
Tổng chi phí dự toán của tất cả hạng mục công trình
IV.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu
phụ, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển thẳng tham gia cấu thành thực
thể, sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng sản phẩm
xây, lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu
chính trong chi phí chung).

Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: Nguyên vật liệu sử dụng cho
xây dựng hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công
trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực
tế.
Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại
tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất sử dụng
cho công tŕnh.
Tài khoản sử dụng – TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Tài khoản này dùng để phán ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt
động xây dựng, sản xuất sản phẩm công nghiệp, … của doanh nghiệp xây lắp. Tài khoản
này được mở trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.
Kết cấu:
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho hoạt động xây lắp, sản
xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ (gồm có VAT theo phương pháp trực tiếp).
Bên Có:
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho
- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây
lắp, hoạt động sản xuất khác trong kỳ sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây dựng.
TK 621 không có số dư cuối kỳ

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga


Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152,153

TK 621

TK 152

Xuất kho NVL,CCDC cho xây lắp NVL dùng không hết nhập lại kho

TK 111,112,1413,331

TK 154

NVL mua về sử dụng ngay

Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp

TK 133

Thuế GTGT
2. Chi phí nhân công trực tiếp

Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động
trực tiếp thực hiện công việc xây dựng, lắp đặt (kể cả lao động thuê ngoài) bao gồm tiền
công, tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ lương cấp có tính chất ổn định.
Tài khoản sử dụng – TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản này dùng để phán ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt
động xây dựng.
Kết cấu:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, cung

cấp dịch vụ bao gồm tiền lương, tiền công, lao động, các khoản phụ cấp.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang”
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 (3341)
TK 334 (3341)

TK 622

TK 154

Phải trả cho công nhân thuộc danhKết
sách
chuyển chi phí nhân công trực tiếp

TK 111,112,331,3342
Phải trả cho lao động thuê ngoài

TK 141

Thanh toán tạm ứng chi phí NC

3. Chi phí sử dụng máy thi công

Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các khoản chi phí về nguyên vật
liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương (chính, phụ), phụ cấp của công nhân trực tiếp
điều khiển máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy và chi
phí mua ngoài, chi phí khác bằng tiền có liên quan đến sử dụng máy thi công để thực hiện
khối lượng công việc xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp.
Tài khoản sử dụng: TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công”
Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực
tiếp cho hoạt động xây lắp.
Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương phải trả công nhân sử
dụng máy thi công (như BHXH, BHYT, KPCĐ).
Kết cấu:
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí NVL cho máy hoạt động, chi
phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển
máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công,…).
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang bên Nợ TK 154 – Chi phí sản
xuất, kinh doanh dở dang.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ.

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
 Trường hợp DNXL không tổ chức đội xe, máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội xe,

máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng
Chi phí máy thi công được hạch toán theo sơ đồ sau:
TK 111, 334

TK 623

TK 1541

Tiền lương phảiCăn
trảcứ
công
bảng
nhân
phân
điều
bổkhiển
chi phí
máy
sử thi
dụng
công
máy thi công tính cho công trình, hạng mục công trình

TK 152, 153, 141
Vật liệu dùng cho máy thi công

TK 214


TK 632
Chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường
Khấu hao máy thi công

TK 111, 112, 331…
Chi phí dịch vụ…

Dùng MTC

TK 133
Nếu có

 Trường hợp DNXL tổ chức đội xe, máy thi công riêng và tổ chức kế toán riêng cho

đội máy
-

DN cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận
Sơ đồ hạch toán:
TK 111, 112, 152, 153, 334, 214…
TK 621, 622, 627
TK 154

TK 623

Tập hợp chi phí thực tế phát sinh K/c chi phí để tính giá
Phân
thành
bổ chi phí sử dụng máy thi công


-

DN thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa
các bộ phận trong nội bộ
Khi đó doanh thu nội bộ được ghi nhận được ghi sổ như sau:
Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công (6238 Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK133 : Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)
Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (Xác định thuế
GTGT phải nộp tính trên giá bán nội bộ về ca xe, máy bán dịch vụ)
Có TK 512 : Doanh thu nội bộ.
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Sơ đồ hạch toán
TK 152, 153, 111,112,334.331,214

TK 621

TK 154

TK 623

Giá thành của đội máy thi công

Tập hợp chi phí thực tế phát
K/csinh
chi phí để tính giá thành

TK 512
Giá bán nội bộ

TK 333
Thuế TGTG
phải nộp

TK133

Thuế GTGT được khấu trừ

Các bộ phận trong doanh nghiệp không tính kết quả riêng mà thực hiện phương thức
cung cấp lao vụ máy lẫn nhau.
4. Chi phí sản xuất chung
Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến tổ chức phục vụ và
quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng như: tiền lương của
nhân viên quản lý đội, các khoản trích trên lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân
trực tiếp sản xuất, chi phí NVL, CCDC sử dụng cho nhu cầu chung của tổ, đội, chi phí
khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí bằng
tiền khác có liên quan đến hoạt động của đội.
Tài khoản sử dụng – TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Kết cấu:
Bên Nợ: Các khoản chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang”.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Sơ đồ 1.4 : Hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 627

TK 334,338
Lương và các khoản trích

TK 111,112,138
Khoản ghi giảm CPSXC

trên lương của CNV
TK 152, 153
Xuất dùng NVL. CCDC

TK 154
Kết chuyển CPSXC

TK 142, 242
Giá trị côngcụ dụng cụ lớn


Khi phân bổ

TK 214
Trích khấu hao TSCĐ

TK 335
Trích trước chi phí sửa

chữa TSCĐ
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác

TK 133

Thuế GTGT (nếu có)

TK 1413

Quyết toán tạm ứng chi
phí sản xuất

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13
g

Trang 11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

V.

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Kế toán tổng hợp, kết chuyển chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp
1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Nội dung: Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí máy thi công, chi phí sản xuất chung cuối kỳ được tập hợp vào bên nợ TK 154 “chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Tài khoản 154 áp dụng cho đơn vị xây lắp phải được mở cho từng công trình, hạng
mục công trình.

Số dư cuối kỳ TK 154 “sản phẩm dở dang” được xác định trên cơ sở kiểm kê và
đánh giá khối lượng còn dở dang.
Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK 621

TK 154

TK 632

Kết chuyển chi phí NVL cuốiKết
kỳ chuyển giá thành công trình hoàn thành bàn giao

TK 622
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ

TK 623
Kết chuyển chi phí máy thi công cuối kỳ


TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ
2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Đối với công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán sản phẩm xây lắp
theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý xác định được giá thành dự toán thì sản phẩm dở dang là
các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được đánh
giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của từng công trình, hạng mục
công trình đó cho các giai đoạn, tổng hợp công việc đã hoàn thành và còn dở dang theo
giá trị dự toán của chúng.

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

 Phương pháp đánh giá chi phí sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán:

Chi phí thực tế của khối lượng
Chi phíXLthực
dở dang
tế củađầu
khốikỳlượng XL phát sinh trong kỳ
+
Chi phí thực tế của khối lượng XL dở dang cuối kỳ
Chi phí khối lượng XL dở

x
=
Chi phí khối lượng hoàn Chi
thành
phíbàn
khốigiao
lượng
trong
XL dở
kỳ dang cuối kỳ theo dự toán
+
 Phương pháp đánh giá chi phí sản phẩm dở dang theo giá trị dự toán:

Chi phí thực tế của khối lượng
Chi phíXLthực
dở dang
tế củađầu
khốikỳlượng XL phát sinh trong kỳ
+
Chi phí thực tế của khối lượng XL dở dang cuối kỳ
Giá trị dự toán của khối lượng XL d
x

=

Chi phí dự toán của khối lượngGiá
hoàn
trị thành
dự toán
bàn

của
giao
khối
trong
lượng
kỳ XL dở dang cuối kỳ
+

3.

Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Để tính giá thành sản phẩm, phải tập hợp chi phí theo từng đối tượng, từng công trình
và lập phiếu tính giá thành sản phẩm:
Phiếu tính giá thành sản phẩm
Quý… tháng… năm…
Giá trị spdd Chi phí phát sinh
Giá trị spdd
Đầu kỳ
trong kỳ
cuồi kỳ

Khoản mục

Tổng giá thành sản
phẩm

Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí MTC
Chi phí SXC

Tổng cộng

Tổng giá thành thực tế của công
Chitrình
phí sản xuất dở dang
đầuchi
kỳphí sản xuất phát sinh trong
Chi phíkỳsản xuất dở dang cuối kỳ
Tổng
=

+

-

Căn cứ vào giá thành sản xuất xây lắp thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ hoặc bàn giao
cho đơn vị nhận thầu chính toàn bộ:
Trường hợp tiêu thụ, bàn giao cho bên A:
Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán”
Có TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga


PHẦN 2
THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG
- HỘI AN
I.

Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An
1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty

Tên công ty
Tên giao dịch quốc tế
Tên viết tắt
Trụ sở chính
Nam
Điện thoại
Email
Logo

: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển - Hội An
: Development Investment Construction Hoi An Joint
Stock Company
: DIC - HỘI AN
: 25 Hùng Vương, phường Cẩm Phô, Tp. Hội An, Quảng
: 0510. 3861367 – 3861224 – 2863531
:
:

Vốn điều lệ
Các chi nhánh


: 29.999.420.000 đồng
: Chi nhánh DIC – HỘI AN tại Đà Nẵng
Chi nhánh DIC – HỘI AN tại Tp.Hồ Chí Minh
Được thành lập vào năm 1979, do UBND thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà
Nẵng (cũ) sáng lập với chức năng chính là xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp, từ một doanh nghiệp có qui mô nhỏ không có tiếng tăm trên thương trường, DICHội An đã từng bước trưởng thành theo thời gian và đến nay đã là một doanh nghiệp xây
dựng hàng đầu ở địa phương và là một trong năm đơn vị xây dựng mạnh của DIC
GROUP.
Quảng Nam là địa bàn sản xuất kinh doanh chính của đơn vị. Tuy nhiên, với năng lực
hiện tại cộng với hàng chục năm kinh nghiệm, công ty đã vươn xa, đảm nhận thi công
nhiều công trình có quy mô lớn ở nhiều địa phương khác trên cả nước như: Đà Nẵng,
Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Hà Nội …
Lực lượng lao động của công ty hiện nay khá vững mạnh với đội ngũ trên 50 kiến trúc
sư, kỹ sư tài năng giàu kinh nghiệm trong công tác, cùng với hàng trăm công nhân thợ
lành nghề bậc cao, nghệ nhân có tay nghề truyền thống về mộc, nề Kim Bồng nổi tiếng
của xứ Quảng đang được phát huy bởi khoa học kỹ thuật xây dựng tiên tiến, hiện đại
hoàn toàn đáp ứng và thoả mãn yêu cầu về kỹ, mỹ thuật của các công trình du lịch và cao
tầng.
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Xây Dựng Hội An có một ban lãnh đạo đầy tâm
huyết, năng động và sáng tạo. Với phương châm: “Khách hàng luôn là những người bạn
quý”. Lãnh đạo công ty luôn tạo được mối quan hệ tốt, biết thông cảm, tôn trọng, giữ gìn
chữ tín với khách hàng biểu hiện qua các công trình hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo
chất lượng cả về kỹ thuật và mỹ thuật.
2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Đầu tư phát triển các khu đô thị mới và khu công nghiệp, đầu tư kinh doanh phát triển
nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế mới.

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13


Trang 14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình
kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước và xử lý môi
trường, công trình đường dây và trạm biến thế.
Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng trang trí nội
ngoại thất.
- Kinh doanh xăng dầu.
- Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kinh doanh khai thác và vận
chuyển đất, cát để san lấp mặt bằng.
- Kinh doanh dịch vụ nhà đất.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn.
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, hoàn thiện công trình xây dựng.
- Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, mạng vi tính, điều hòa không khí, hệ thống báo
cháy, báo trộm, phòng cháy chữa cháy, thang máy, hệ thống quan sát, hệ thống chống sét,
thông gió.
3. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty
Hoạt động chủ yếu của Công ty là thi công xây lắp các công trình có quy mô lớn, thời
gian kéo dài, hoạt động trên địa bàn rộng lớn; điệu kiện sản xuất thiếu tính ổn định, luôn
biến đổi theo địa điểm thi công; do vậy, việc tổ chức sản xuất nhất thiết phải tuân theo
tiến độ nhất định, phải có thiết kế dự toán thi công được duyệt. Hoạt động xây lắp có tính
thời vụ rất cao nên khi phân bổ kế hoạch sử dụng các yếu tố sản xuất phải lưu ý đến đặc
điểm này.
Thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình tương đối dài, vì vậy rất dễ
gặp những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như hao mòn vô hình, thiên tai, ... Do vậy

việc đẩy nhanh tiến độ thi công là điều kiện quan trọng và cần thiết để tránh những tổn
thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư kinh doanh.
Hoạt động sản xuất, thi công diễn ra trong phạm vi hẹp với số lượng công nhân và vật
liệu lớn. Điều này đòi hỏi việc tổ chức công tác xây lắp phải có sự phối hợp đồng bộ và
chặt chẽ giữa các bộ phận theo giai đoạn công việc.
Hoạt động sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều
kiện môi trường, thiên nhiên. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến
chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các thiệt hại do ngừng sản xuất hay do phải phá
đi, làm lại vì vậy mà đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch điều độ, phù hợp sao cho có thể
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta phổ biến là theo phương
thức “ khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc các công việc
cho các đội sản xuất tại Công ty. Trong giao khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn
có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận
khoán. Việc giao khoán trên sẽ giúp cho việc nâng cao trách nhiệm trong quản lý xây
dựng của các đội xây dựng tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công.
Đặc điểm quy trình sản xuất tại Công ty
Hiện nay các công trình của Công ty đang thực hiện chủ yếu theo quy chế đấu thầu.
Khi nhận được thông báo mời thầu, Công ty tiến hành lập dự toán công trình để tham gia
dự thầu. Nếu thắng thầu, Công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tư khi trúng thầu Công ty
lập dự toán, ký kết hợp đồng với bên chủ đầu tư. Và sau đó tiến hành lập kế hoạch cụ thể
về tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng
công trình. Căn cứ vào giá trị dự toán, Công ty sẽ tiến hành khoán gọn cho các đội thi
công về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có thể là cả công
-

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 15



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

trình hoặc khoản mục công trình. Khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn
giao cho chủ đầu tư.
Sơ đồ quy trình sản xuất tại Công ty:
Dự thầu

Thanh lý hợp đồng

Tiếp nhận hợp đồng

Lập kế hoạch

Quyết toán và thẩm định kết quả

Thi công

Nghiệm thu và bàn giao

4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
4.1.

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

4.2.
Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận trong bộ máy quản lý
4.2.1. Đại hội đồng cổ đông


Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có đầy đủ
quyền hạn và nghĩa vụ theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
4.2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty. Hội đồng quản trị của công
ty hiện tại gồm :
Ông Trần Đình Lợi
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Ông Nguyễn Quang Tín Ủy viên HĐQT
Ông Nguyễn Phước
Ủy viên HĐQT
Ông Đinh Phú Lộc
Ủy viên HĐQT
Ông Lê Văn Dũng
Ủy viên HĐQT

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4.2.3.

4.2.4.
4.2.5.









GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Hội đồng quản trị có quyền quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; quyết định chiến
lược đầu tư, phát triển của Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt
động của Ban giám đốc và các bộ phận quản lý khác; có quyền kiến nghị sửa đổi bổ sung
điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh và ngân sách hằng năm của Công ty; triệu tập, chỉ
đạo nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ; đề xuát việc tái cơ cấu lại hoặc
giải thể Công ty; các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm 3 thành viên. Cơ cấu Ban kiểm
soát hiện nay của công ty:
Ông Bùi Văn Sự
Trưởng Ban kiểm soát
Ông Trần Đình Dũng
Thành viên Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Hoàng Phương
Thành viên Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát có quyền kiểm tra sổ sách và các
Báo cáo tài chính của công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất
kinh doanh và tài chính của công ty.; trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo thẩm tra các báo
cáo tài chính của công ty, trình bày ý kiến của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên
quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; các
quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty.
Ban giám đốc

Tổng giám đốc : Ông Trần Đình Lợi
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công : Ông Nguyễn Phước
Ông Phạm Anh Thi
Phó tổng giám đốc phụ trách Kế hoạch – Đầu tư
: Ông Trần Văn Việt
Các phòng chức năng
Phòng Tài chính - Kế toán Trưởng phòng
: Ông Võ Thế Lực
Phó phòng
: Bà Võ Hồ Quỳnh Giao
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán
theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Quản lý toàn bộ các hồ sơ có liên quan đến công tác
tài chính kế toán của Công ty như: dự toán, hợp đồng kinh tế, quyết toán,…
Kiểm tra giám sát các khoản thi, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; đồng
thời kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản tại Công ty các
đơn vị trực thuộc.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật và của Hội đồng quản trị.
Phòng Kế hoạch - Đầu tư Trưởng phòng
: Ông Trần Văn Sơn
Phó phòng
: Ông Nguyễn Hoàng
Phương
Phòng Kế hoạch – Đầu tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng giám đốc phụ trách
Kế hoạch – Đầu tư, chịu trách nhiệm về công tác đầu tư dự án, xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng năm, trên cơ sở cân đối các chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với điều kiện
hoạt động của Công ty; tổng hợp số liệu báo cáo đầu tư dự án; kiểm tra các báo cáo kinh
tế mỹ thuật, báo cáo đầu tư và thiết kế kỹ thuật các dự án mà Công ty thực hiện hoặc
tham gia.

Phòng Kỹ thuật thi công
Trưởng phòng : Ông Vũ Thanh Việt
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Phó phòng : Ông Lê Đình Thịnh
Phòng kỹ thuật thi công chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc phụ trách Kỹ
thuật thi công. Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi
công công trình của các đơn vị trực thuộc và các BCH công trường về công tác quản lý
hồ sơ pháp lý dự thầu, lập hồ sơ đấu thầu, quyết toán, bản vẽ hoàn công, dự toán công
trình và các hồ sơ có liên quan.
Phòng Tổ chức - Lao động
Trưởng phòng : Ông Nguyễn Văn Xa
Phòng Tổ chức – Lao động chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và có trách
nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý cán bộ công nhân viên; thực
hiện đúng nội quy, quy chế, trật tự an toàn doanh nghiệp, về chế độ quyền lợi của người
lao động đúng theo các quy định của nhà nước; giải quyết các vấn đề xung quanh việc
tranh chấp lao động; công tác tuyển chọn, bố trí đề bạt cán bộ công nhân viên.
5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
5.1.
Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Kế toán

vật tư

-

-

-

-

Kế toán
thanh toán

Kế toán tổng hợp chi
phí và tính giá thành

Kế toán
TSCĐ

Thủ quỹ

Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận
Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán; hướng dẫn, kiểm tra công việc của
kế toán viên; chỉ đạo công tác kế toán và tham mưu trực tiếp cho ban lãnh đạo về tình
hình tài chính, kế toán của Công ty.
Kế toán vật tư: Theo dõi nhập, xuất, tồn vật liệu và ghi chép sổ sách có liên quan. Thực
hiện việc kê khai thuế, tính đúng, tính đủ các khoản phải thanh toán nghĩa vụ với Nhà
nước theo quy định tháng, quý, năm đúng quy định về thuế.
Kế toán thanh toán: thực hiện thu, chi và lập báo cáo thu, chi theo kế hoạch hàng ngày.
Đôn đốc thu công nợ từ khách hàng và lập báo cáo công nợ ...

Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Tập hợp các tài liệu của từng phần hành kế
toán vào sổ kế toán tổng hợp, theo dõi , kiểm tra các nguồn vốn, tính lãi vay các công
trình, rút sổ vay nợ từng công trình, cuối tháng đối chiếu số liệu với công trình. Hằng
tháng, quý, năm khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính và quản lý sổ kế toán.
Theo dõi các hợp đồng kinh tế.
Tập hợp số liệu, xử lý số liệu do các trưởng đội xây dựng thi công dưới các công trình
đưa lên. Lựa chọn phương pháp tính giá thành và đối tượng tính giá thành.
Lập bảng tính giá thành công trình và xác định giá trị công trình dở dang.
Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình mua sắm vật tư. TSCĐ, theo dõi việc sử dụng và
khấu hao tài sản cố định, thanh lý theo quy định của Nhà nước. Thực hiện việc kê khai
thuế, tính đúng, tính đủ các khoản phải thanh toán nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định
tháng, quý, năm đúng quy định về thuế.

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
-

5.2.
-

-

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Thủ quỹ: Có trách nhiệm giữ tiền mặt, thu và chi theo phiếu của bộ phận kế toán. Cuối
ngày phải kiểm quỹ đối chiếu với tiền phát sinh thực tế, phải luôn kiểm tra đối chiếu số

liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ.
Hình thức sổ kế toán sử dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty đang áp dụng là hình thức kế toán máy (theo phương pháp chứng từ
ghi sổ). Hình thức này rất thuận tiện và phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán
bộ kế toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán KTVN, giúp cho công việc của phòng kế toán
được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán máy:
Sổ kế toán:
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Chứng từ
Kế toán
Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
5.3.
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định về sửa
đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.
- Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/ 12 hàng
năm. Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập, ghi sổ bằng Đồng Việt Nam
(VND).
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán theo quý.
- Phương pháp tính thuế: Công ty chọn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.

- Phương pháp hạch toán: Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá xuất kho: Công ty tính giá xuất kho theo giá đích danh.
- Phương pháp tính giá thành: Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
II.
Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển – Hội An
1. Khái quát chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty
- Phương thức tổ chức sản xuất
“Khoán gọn” cho các đội thi công
Công ty thực hiện phương thức khoán gọn về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công,… từng hạng mục công trình cho các đội thi
công. Để cung cấp đủ vốn cho hoạt động xây lắp, công ty thực hiện tạm ứng theo từng
giai đoạn cho từng đội để mua nguyên liệu vật liệu, thuê nhân công,... Giữa công ty và
đội trưởng các đội thi công phải có hợp đồng giao khoán công việc, việc tạm ứng để thực
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

-

-

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

hiện khối lượng xây lắp và quyết toán về khối lượng nhận khoán thực hiện phải căn cứ
vào Hợp đồng giao khoán và Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán kèm theo Bảng kê

khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt. Xuất phát từ nguyên tắc này, việc
tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ được hạch toán toàn bộ vào các tài khoản 621(Chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp), 622 (Chi phí nhân công trực tiếp), 623(Chi phí sử dụng
máy thi công), 627 (Chi phí sản xuất chung của Đội)…để Công ty làm căn cứ tập hợp chi
phí qua tài khoản 154, đồng thời làm cơ sở thanh toán khoản tạm ứng đã ghi nợ cho Đội
tại tài 1413 "Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ".
Hình thức giao khoán chi phí
Phương thức giao nhận thầu và giao khoán chi phí cho đội thi công được áp dụng một
cách có hiệu quả tại hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác cũng như ở Công ty. Với từng
công trình, Công ty phải lập các dự toán tham gia đấu thầu. Khi trúng thầu, phòng Kỹ
thuật thi công sẽ tiến hành lập các dự toán nội bộ và giao khoán cho các tổ đội thi công.
Theo cách này, công ty giữ phần chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước giá trị
công trình theo tỷ lệ phần trăm để trang trải chi phí quản lý và thực hiện các nghĩa vụ với
nhà nước. Phần giá trị về nguyên vật liệu, chi phí nhân công công trình, chi phí máy thi
công, …công ty sẽ cho đội tạm ứng để có chi phí chủ động sử dụng để phục vụ thi công
các công trình.
Các tổ, đội có quyền chủ động tiến hành thi công trên cơ sở các định mức kỹ thuật, kế
hoạch tài chính đã được Ban giám đốc thông qua:
+ Chủ động trong việc mua, tập kết và bảo quản vật tư cho các công trình thi công.
+ Chủ động thuê và sử dụng nhân công ngoài xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Quá trình thi công chịu sự giám sát chặt chẽ của phòng Tài chính - Kế toán về mặt tài
chính, phòng Kỹ thuật thi công về mặt kỹ thuật cũng như tiến độ thi công. Đầu tháng,
mỗi tổ, đội thi công đều phải lập kế hoạch sản xuất-kế hoạch tài chính, đồng thời báo cáo
tiến độ hoàn thành, tập hợp chi phí trên cơ sở tổng hợp chứng từ gửi cho các phòng ban
chức năng liên quan; qua đó tiếp tục xin tạm ứng để có nguồn tài chính phục vụ thi công.
Đặc điểm chi phí sản xuất
Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một tỷ
trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu
thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng
cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên

vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham
gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá
thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho
hoặc xuất thẳng đến chân công trình.
Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc điểm sản xuất,
đặc tính sản phẩm khác nhau mà do đó, đặc điểm chi phí phát sinh cũng có những đặc
trưng riêng. Đối với lĩnh vực xây lắp, thi công; tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Xây dựng Hội An, chi phí sản xuất có một số các đặc điểm sau:
+ Đặc điểm của công ty là một đơn vị chuyên về xây dựng cơ bản nên chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn (65-70% giá trị sản phẩm). Vật liệu chính được
đưa vào ngay đầu quá trình sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chủ yếu được tính dựa vào định mức do Phòng Kỹ thuật thi công
xây dựng theo dự toán nội bộ. Định mức này sẽ là căn cứ để khoán cho các đội thi công,
để các đội có thể tự chủ trong việc mua nguyên vật liệu.
Phân loại chi phí sản xuất
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp













2.

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Đế đáp ứng nhu cầu quản lý tại Công ty, chi phí sản xuất được phân ra thành:
+ Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: là những chi phí về vật liệu chính (các loại sắt,
thép, xi măng, nhựa đường,…), vật liệu phụ (cát, đá, sỏi,…), nhiên liệu (gas, dầu
diezen…) sử dụng để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty.
+ Chi phí nhân công trực tiếp
Đặc điểm của công ty là hầu hết các công trình được giao khoán cho đội thi công, đội
tự thuê công nhân, đội áp dụng hình thức tính lương cũng như phương thức thanh toán
chứng từ nhân công theo khối lượng công trình, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm
của mỗi công trình một cách thuận lợi nhất. Mỗi đội thi công có tổng lương phải trả khác
nhau tùy vào khối lượng hoàn thành, tiến độ hoàn thành và đơn giá công việc.
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng khối lượng công việc hoàn thành được
chỉ huy công trường, giám sát công trình nghiệm thu xác nhận và đơn giá tiền lương, đội
thi công thực hiện chi trả tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền
lương, tiền công như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội…theo quy định phát sinh trong kỳ
để tập hợp chi phí, chứng từ gửi về kế toán làm cơ sở thanh toán, hạch toán vào chi phí
giá thành công trình đồng thời giảm khoản đã tạm ứng tại tài khoản 1413.
+ Chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là những máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ sản xuất thi công như: máy
đầm, máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông, … Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí về
sử dụng máy để hoàn thành khối lượng xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công gồm hai
loại sau:
Chi phí thường xuyên cho máy thi công: là chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử
dụng máy thi công, gồm:

Chi phí cho nhân viên trực tiếp điều khiển máy.
Chi phí vật liệu cho máy
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy.
Chi phí khấu hao máy
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền
Chi phí tạm thời: Là những chi phí có liên quan đến việc tháo lắp, chạy thử, vận
chuyển máy thi công,...
+ Chi phí sản xuất chung:
Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các đội ngoài hai khoản
mục trên. Để phục vụ cho công tác quản lý trong từng đội theo quy định hiện hành, đồng
thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định các chi phí sản xuất theo yếu tố, toàn bộ
chi phí sản xuất chung phát sinh tại các đội được chia thành:
Chi phí nhân viên ở đội: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà công ty
phải trả cho các giám đốc xí nghiệp, nhân viên ở đội.
Chi phí dụng cụ đồ dùng: Bao gồm chi phí như dụng cụ bảo hộ lao động, đồ dùng phục
vụ sản xuất: búa, kính hàn, mũi khoan…
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại các đội như
nhà làm việc, máy photo,…
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Nhằm phục vụ cho việc tính giá thành được chính xác, cần phải xác định đúng đối
tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Từ những đặc điểm riêng của sản
phẩm xây lắp như mang tính đơn chiếc, có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài nên chi
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


II.1.
-

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

phí sản xuất thường được tập hợp theo các công trình hay hạng mục công trình. Việc xác
định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất như vậy sẽ là cơ sở cho việc lập dự toán xây
dựng cũng như tạo sự thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi chi phí xây dựng của từng công
trình.
Dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán
công ty đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình hay hạng mục công trình.
Các chi phí được tính toán và quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng công trình, hạng mục
công trình đó, nên các khoản chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng công
trình, hạng mục công trình, theo từng khoản mục chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
Tại công ty, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
hai bước cơ bản sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình hay hạng mục
công trình.
Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì và tính giá thành sản phẩm hoàn
thành.
Trong quá trình hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán luôn
bám sát vào số chi phí giao khoán để làm cơ sở ghi nhận các khoản mục chi phí thực tế
phát sinh. Song song với phần việc này, kế toán cũng phản ánh việc cấp vốn cho mục
đích thi công trên cơ sở khối lượng, tiến độ hoàn thành theo từng hạng mục công trình.
Đây là một quy trình khép kín từ giao khoán-cấp vốn- sử dụng vốn để trang trải các chi

phí sản xuất. Nhận biết một cách sâu sắc về quy trình này có tác dụng đưa ra những nhận
định mang tính tổng quát và đầy đủ phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Trong quý IV năm 2011, tại công ty đang thi công những công trình: Công trình
trường THPT Chất lượng cao, công trình văn phòng UBND Tỉnh Quảng Nam, công trình
Trụ sở làm việc của Đoàn ĐBQH – HĐND tỉnh Quảng Nam. Trong đó, đến hết quý IV
năm 2011, có công trình Trụ sở làm việc của Đoàn ĐBQH – HĐND tỉnh Quảng Nam đã
hoàn thành được nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư và đưa vào sử dụng. Trong bài báo
cáo của mình em xin chọn công trình này để phân tích và minh họa cho quá trình hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Xây dựng Hội An.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ sử dụng
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác
nhau gắn với nhiều công trình khác nhau và xuất phát từ phương thức khoán gọn nên các
đội thi công công trình mua nguyên vật liệu về theo tiến độ thi công thực tế và tổ chức
lưu trữ, tổng hợp hóa đơn, chứng từ mua nguyên vật liệu. Vật liệu mua về được chuyển
thẳng đến các công trình và xuất dùng trực tiếp cho công tác thi công. Phiếu nhập kho,
xuất kho sẽ được lập ở đội để theo dõi nguyên vật liệu mua từ nhà cung cấp và xuất ra để
phục vụ công trình; do đó, giá trị vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp thực tế
đích danh. Cơ sở để ghi nhận giá trị vật liệu xuất dùng là các Phiếu nhập kho, xuất kho,
hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT. Những chứng từ này được đội lưu trữ, tổng hợp, làm
căn cứ ghi sổ cho công tác kế toán tại công ty.
Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
-


GVHD: ThS. Trần Thị Nga

Quá trình luân chuyển chứng từ
Căn cứ nhu cầu về nguyên liệu vật liệu phục vụ cho công trình theo Hợp đồng khoán
chi phí cho Đội, Đội trưởng sẽ chỉ đạo bộ phận vật tư lập Phiếu yêu cầu mua vật tư, sau
đó kế toán và Đội trưởng Đội thi công công trình ký duyệt, phiếu này được chuyển cho
bộ phận mua hàng tiến hành mua vật tư. Thủ kho tại công trình chịu trách nhiệm nhận
hàng, lập phiếu nhập kho, nhập vật tư, hàng hoá.
Tất cả hóa đơn GTGT mua vật liệu trong tháng sẽ được đội trưởng đội thi công tập
hợp lại. Vào ngày 15 và 30 hàng tháng, đội trưởng lập Bảng tổng hợp chi phí vật liệu đội
đã sử dụng để thi công trong thời gian từ lần hoàn ứng trước đến lần hoàn ứng này có
kèm theo các hóa đơn gốc.
Ví dụ minh họa:
Ngày 3/11/2011, Ban chỉ huy công trình Trụ sở làm việc của Đoàn ĐBQH -HĐND
tỉnh QN yêu cầu nhập vật tư để phục vụ thi công công trình. Theo yêu cầu này, đội
trưởng đội thi công sẽ lập Phiếu yêu cầu nhập vật tư:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XD-HỘI AN
Mẫu số S02a – DN
25 Hùng Vương – Hội An – Quảng Nam
PHIẾU YÊU CẦU NHẬP VẬT TƯ
Họ và tên
Đơn vị
Lý do nhập

ST
T

Ngày 03 tháng 11 năm 2011
: Đỗ Thành Công

: Ban chỉ huy công trình Trụ sở làm việc của Đoàn ĐBQH -HĐND tỉnh QN
: Phục vụ thi công công trình Trụ sở làm việc của Đoàn ĐBQH -HĐND tỉnh QN

Tên hàng

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Xi măng
kg
1460
1200
1.752.000
1
3
118.000
33,040.000
Cát
m
280
2
Khi nguyên liệu vật liệu vận chuyển về nhập kho, thủ kho và đội trưởng phụ trách việc
kiểm tra và nhận hàng. Thủ kho chịu trách nhiệm lập Phiếu nhập kho (Phụ lục số 1), cc̣n
đội trưởng sẽ nhận hóa đơn từ nhà cung cấp:


Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 23


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG 05
Mẫu số:01GTKT-3LL-01
Địa chỉ: 127-Phan Bội Châu-Tam Kỳ-Quảng Nam.
Ký hiệu: NA/2011T
Tel: 05113851820. Fax: 0511 3967963
Số : 000287
Mã số thuế: 0102038933-049
HOÁ ĐƠN GTGT
Liên 2 (Giao cho khách hàng)
Ngày 06 tháng 11 năm 2011
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
Mã khách: N73-000635
Chứng từ: S00009823
triển Xây dựng Hội An
Đơn đặt hàng: Ngày giao
Địa chỉ: Số 25 – Hùng Vương – Hội An
Mã số thuế:
Hàng: 14/11/2011
Hình thức thanh toán: TM
Số tài khoản:
hoặc CK

Thời hạn thanh toán:
Kho xuất hàng: Kho vật tư Hòa Hương
Mã kho xuất: VT01
14/12/2011
Tài
khoản:
Phương tiện vận chuyển: Minh Vương 92K 2893
56110000120493
Ngân hàng: Đầu tư & Phát
Địa chỉ giao hàng: Kho vật tư Hòa Hương
triển Quảng Nam
TÊN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
MS
ĐVT
SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
Xi măng BS
1203-02-XM
Kg
1460
1.200
1.752.000
Cộng tiền hàng
1.752.000
Thuế GTGT (10%)
175.200
Lệ phí xăng dầu
0
Tổng cộng tiền thanh toán
1.927.200
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu chín trăm hai mươi bảy nghỉn đồng chẵn

Người mua hàng
Thủ kho
Người lập hóa đơn
Kế toán trưởng
Giám đốc

-

Kèm theo các hóa đơn được tập hợp lại; định kỳ, đội trưởng lập Bảng tổng hợp chi phí
vật liệu đội đã sử dụng để thi công công trình.
Sau đó, đến cuối tháng, đội trưởng gửi các chứng từ lên phòng Tài chính – Kế toán để
kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của chúng. Căn cứ vào phần giao khoán chi phí của đội thi
công còn được nhận, kế toán sẽ quyết định phần giá trị chấp nhận thanh toán cho đội. Sau
đó, kế toán lập Giấy thanh toán tạm ứng (Phụ lục số 2) để hạch toán chi phí nguyên vật
liệu phát sinh cho công trình, giảm khoản tạm ứng trên tài khoản 1413.
Hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Kế toán mở Sổ chi tiết TK 621 để hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán, để theo dõi số liệu chi tiết và tổng hợp của NVL trực
tiếp. Trong “Hệ thống tài khoản” chọn đối tượng để theo dõi tài khoản là theo “Hạng mục
công trình – dự án”. TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình, với các tài khoản chi
tiết TK 6211, TK 6212,…Mỗi lần thêm công trình mới, ta sẽ thêm vào danh mục tài
khoản chi tiết cho công trình đó.
Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán định khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào
phần mềm

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

Trang 24



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Nga

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XD-HỘI AN
số S02c1 - DN

Mẫu

Số 25 Hùng Vương – Hội An – Quảng Nam
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Quý IV/2011
Tài khoản 6212
Tên công trình: Trụ sở làm việc văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND Tỉnh Quảng Nam
Chứng từ
SỐ TIỀN
TK
NTGS
DIỄN GIẢI
ĐƯ
SH
NT
NỢ

1
15/11
15/11
15/11
30/11
30/11


31/12

2
HD-000287
HD-000288
HD-000290
PXK-0012
PXK-0015

BTKC-01

3
06/11
07/11
07/11
08/11
10/11

31/12

4
- Mua xi măng
- Mua cát tô
- Mua đá
- Xuất cát
- Xuất xi măng

K/c chi phí NVLT
Cộng số phát sinh


1413
1413
1413
1413
1413

1542

7
1.752.000
33.040.000
72.865.000
10.620.000
144.000


8


326.580.400
326.580.400 326.580.400
Ngày 31 tháng 12 năm 2011

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XD-HỘI AN
Mẫu số S02a – DN
25 Hùng Vương – Hội An – Quảng Nam
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 022
Quý IV/2011

Tên công trình: Trụ sở làm việc của Đoàn ĐBQH -HĐND tỉnh QN
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Trích yếu
Ghi chú
(VND)
Nợ

1
Mua xi măng phục vụ công trình Trụ sở làm
việc văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND Tỉnh
Mua cát phục vụ công trình Trụ sở làm việc
văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND Tỉnh
Mua đá phục vụ công trình Trụ sở làm việc văn
phòng Đoàn ĐBQH – HĐND Tỉnh


Cộng
Người lập

Bùi Nguyên Vy Thương – Lớp 33K13

2

3

4

6212


1413

1.752.000

6212

1413

33.040.000

6212

1413

72.865.000






198.506.700

5

Kế toán trưởng

Trang 25



×