Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất tại Cam Ranh (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.02 KB, 189 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN,
MẬT ĐỘ NUÔI VÀ THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SINH
KHỐI Artemia franciscana NUÔI TRONG AO ĐẤT TẠI CAM RANH” trong luận án
này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả thu được trong luận án này là thành
quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Mã số B2007-13-18 và
B2010-13-59). Tôi là chủ nhiệm đề tài của 2 đề tài nghiên cứu trên.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà
trường, Bộ Giáo dục & Đào tạo và pháp luật về lời cam đoan này.
NGHIÊN CỨU SINH

NGUYỄN TẤN SỸ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân trọng kính gửi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha
Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học Trường Đại học
Nha Trang lòng biết ơn chân thành khi tôi là nghiên cứu sinh được học tập, công tác và
nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn: Phó Giáo sư – Tiến
sĩ Nguyễn Văn Hòa (Đại học Cần Thơ) và Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng (Đại
học Nha Trang) đã hướng dẫn đề tài và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án đúng tiến độ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp kinh phí để tôi
thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Mã số B2007-13-18 và B2010-1359). Thành quả của các nghiên cứu đó đã giúp cho tôi hoàn thành được luận án này.
Tôi xin cảm ơn Phòng KHCN đã đôn đốc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành các đề tài NCKH cấp Bộ và được sử dụng số liệu để hoàn thành luận án


này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Khoa Nuôi trồng Thủy sản,
Trường Đại học Nha Trang đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn sự hỗ
trợ tích cực trong nghiên cứu khoa học của các Thầy Cô giáo ở Bộ môn Sinh học Nghề
cá.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Muối Cam Ranh đã tạo điều kiện về cơ sở
vật chất và ao nuôi để tôi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản – Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị
để bố trí các thí nghiệm trong quá trình triển khai đề tài. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của
Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang và các cán bộ
của Viện đã giúp đỡ trong việc phân tích mẫu.
Xin cám ơn các em sinh viên khóa 45NT (Trần Thị Diễm Tuyết, Trần Thị Bích
Hà, Phạm Văn Tuân); Khóa 46NT (Đỗ Thị Mai Hương, Phạm Văn Lưỡng, Nguyễn
Anh Tiến) Khóa 47NT (Nguyễn Duy Linh, Trương Thị Thắm, Nguyễn Thị Nhung,
Nguyễn Thị Mỹ Dung, Hoàng Thị Hoài); Khóa 48NT (Phan Thành Đông, Đỗ Thị
Phương Dung, Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Giang, Triệu Thị Lý, Đỗ Thị Phượng); Khóa


iii

49NT (Hoàng Phú Sảm, Vũ Ngọc Phương, Lê Thị Thùy) đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong
công tác nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã hỗ
trợ về tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án này.
Nha Trang, 2011

Nguyễn Tấn Sỹ


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

viii
x

Danh mục các hình và

xii

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án

xiii


MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN

4

1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA

4

1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố

4

1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời

5

1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng

6

1.1.4. Đặc điểm sinh sản

7

1.2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SINH KHỐI ARTEMIA
1.2.1. Thành phần sinh hóa của Artemia

1.2.2. Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản

8
8
12

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
ARTEMIA TRONG AO NUÔI

18

1.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong ao nuôi

18

1.3.2. Ảnh hưởng của cấu trúc ao nuôi

20

1.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh trong ao nuôi

24

1.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật

25

1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NUÔI ARTEMIA Ở VIỆT NAM

30


1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

34

1.5.1. Vị trí địa lý

34

1.5.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn

35


v

1.5.3. Những điểm khác biệt về đặc điểm khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng giữa
Cam Ranh và Vĩnh Châu

37

1.6. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

38

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

39

2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


39

2.2. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

39

2.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

40

2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến năng suất và chất
lượng Artemia franciscana

40

2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất và chất
lượng Artemia franciscana

41

2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của loài tảo làm thức ăn đến năng suất
và chất lượng Artemia franciscana

41

2.3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của loài tảo chiếm ưu thế trong ao nuôi
đến năng suất và chất lượng Artemia franciscana

42


2.3.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến năng suất và
chất lượng Artemia franciscana

43

2.3.6. Thí nghiệm 6: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana với các
kết quả nghiên cứu đạt được

44

2.3.7. Thí nghiệm 7: Đánh giá chất lượng Artemia franciscana thông qua ương nuôi
cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) giai đoạn 30-60 ngày tuổi

44

2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

46

2.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ TẢO VÀ KỸ
THUẬT NUÔI TẢO

49

2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU

52

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


53

3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SINH
KHỐI Artemia franciscana NUÔI TRONG AO ĐẤT

53

3.1.1. Diễn biến của các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 1

53

3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của Artemia

54

3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của Artemia

56


vi

3.1.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia

57

3.1.5. Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần tảo trong ao nuôi

58


3.1.6. Ảnh hưởng của độ mặn đến năng suất sinh khối Artemia franciscana

66

3.1.7. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau đến chất lượng Artemia

68

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
Artemia franciscana

71

3.2.1. Diễn biến của các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2

71

3.2.2. Kết quả gây nuôi tảo ở thí nghiệm 2

72

3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng của Artemia

76

3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của Artemia

77


3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia

78

3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất sinh khối Artemia franciscana 79
3.2.7. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến chất lượng Artemia franciscana

80

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
Artemia franciscana

82

3.3.1. Ảnh hưởng của loài tảo làm thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng
Artemia

82

3.3.2. Ảnh hưởng của loài tảo có chất lượng tốt chiếm ưu thế trong ao nuôi đến
năng suất và chất lượng Artemia franciscana

88

3.3.3. Ảnh hưởng của loại thức ăn bổ sung đến năng suất và chất lượng Artemia
franciscana

101

3.4. THỬ NGHIỆM NUÔI THU SINH KHỐI Artemia franciscana TRONG AO ĐẤT

THEO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

108

3.4.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong các ao nuôi thử nghiệm

108

3.4.2. Sinh trưởng về chiều dài (mm) của Artemia

109

3.4.3. Tỷ lệ sống của Artemia trong các ao nuôi thử nghiệm

110

3.4.4. Năng suất sinh khối Artemia ở thí nghiệm 6

110

3.4.5 Chất lượng của Artemia nuôi theo qui trình thử nghiệm

111

3.4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế

113

3.5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG Artemia franciscana QUA ƯƠNG NUÔI CÁ CHIM
VÂY VÀNG (Trachinotus blochii) GIAI ĐOẠN 30-60 NGÀY TUỔI


115


vii

3.5.1. Diễn biến các yếu tố môi trong các nghiệm thức thí nghiệm

115

3.5.2. Hàm lượng protein và lipit ở các loại thức ăn

116

3.5.3. Ảnh hưởng của các dạng sinh khối Artemia đến sinh trưởng của cá TN

116

3.5.4. Ảnh hưởng của các dạng sinh khối Artemia đến tỷ lệ sống của cá chim vây
vàng giai đoạn 30-60 ngày tuổi

119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

120

KẾT LUẬN

120


KIẾN NGHỊ

121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

122


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

o AA

Ascorbic acid

o ANOVA

Analysis Of Variance between groups

o ARA

(20:4n-6)

Axít arachidonic


o BW

Body weight

Khối lượng cơ thể

o ctv

Vitamin C

cộng tác viên

o DHA

(22:6n-3)

Axít decosahexaenoic

o DO

Dissolved oxygen

Nồng độ oxy hòa tan (mg/L)

o DW

Dry weight

Khối lượng khô


o EPA

(20:5n-3)

Axít eicosapentaenoic

o FA

Fatty axit

Axít béo

o GSL

Great Salt Lake

Hồ muối lớn

o HUFA (highly unsaturated fatty acids)

Axít béo có mức chưa no cao.

o kDa

Kí lô Dalton

o KL

Khối lượng


o LA

(18:2n-6)

Axít linoleic

o LNA

(18:3n-3)

Axít α-linolenic

o M

Mysis

o Mg/L

miligam trên lít

o MUFA (mono unsaturated fatty acids)

Axít không no một nối đôi

o N

Ấu trùng

Nauplius


o NT

Nghiệm thức

o NTTS

Nuôi trồng thủy sản

o PL

Postlarvae

Hậu ấu trùng

o ppm

Part per million

Nồng độ phần triệu

o PUFA (polyunsaturated fatty acids)

Axít không no nhiều nối đôi

o PVC

polyvinyl clorua

o SD


Standard deviation

Độ lệch chuẩn

o SE

Standard error

Sai số chuẩn


ix

o SFA

(saturated fatty acids)

Axít béo bão hòa

o SFB

San Francisco Bay

Vịnh San Francisco

o SGR

(specific growth rate)

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng


o Si

Silic

silíc

o TFA

Total fatty acids

Tổng acid béo

o TL

Total length

Chiều dài thân

o TN

Thí nghiệm

o WW

Wet weight

o Z

Zoea


Khối lượng tươi


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thành phần sinh hóa (%) ở các giai đoạn phát triển của Artemia

9

Bảng 1.2: Thành phần axít béo (%) ở các giai đoạn phát triển của Artemia

10

Bảng 1.3: Thành phần axit amin ở các giai đoạn phát triển của Artemia

10

Bảng 1.4: Hàm lượng vitamin (µg/g khô) ở các giai đoạn phát triển của Artemia

11

Bảng 1.5: Chế độ cho ăn điển hình đối với các giai đoạn ấu trùng Penaeus

13

Bảng 1.6: Hàm lượng và tỷ lệ của EPA, DHA và ARA ở các loại thức ăn sống


15

Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong ao nuôi ở các độ mặn khác nhau

53

Bảng 3.2: Sinh trưởng về chiều dài (mm) của Artemia ở các độ mặn khác nhau

54

Bảng 3.3: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRL (%/ngày) của Artemia nuôi ở các độ mặn
khác nhau

55

Bảng 3.4: Tỷ lệ sống (%)của Artemia nuôi ở các độ mặn khác nhau

56

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về sinh sản của Artemia ở thí nghiệm 1

57

Bảng 3.6: Kết quả gây nuôi tảo trong ao ở các độ mặn khác nhau

58

Bảng 3.7: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo trong ao nuôi ở các độ mặn khác
nhau


62

Bảng 3.8: Thành phần sinh hóa của Artemia khi nuôi ở các độ mặn khác nhau

68

Bảng 3.9: Thành phần axít béo của Artemia khi nuôi ở các độ mặn khác nhau

69

Bảng 3.10: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2

71

Bảng 3.11: Kết quả gây nuôi tảo ở thí nghiệm 2

72

Bảng 3.12: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo trong các ao nuôi ở TN 2

74

Bảng 3.13: Sinh trưởng về chiều dài (mm) của Artemia ở thí nghiệm 2

76

Bảng 3.14: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRL (%/ngày) của Artemia ở TN 2

77


Bảng 3.15: Tỷ lệ sống (%) của Artemia ở thí nghiệm 2

78

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về sinh sản của Artemia ở thí nghiệm 2

78

Bảng 3.17: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 2

80

Bảng 3.18: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm 2

81

Bảng 3.19: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 3

83

Bảng 3.20: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 3

84

Bảng 3.21: Tỷ lệ sống (%) của Artemia ở thí nghiệm 3

85


xi


Bảng 3.22: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 3

86

Bảng 3.23: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm 3

87

Bảng 3.24: Các yếu tố môi trường trong các ao nuôi ở thí nghiệm 4

88

Bảng 3.25: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT1 của thí nghiệm 4

90

Bảng 3.26: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT2 của thí nghiệm 4

91

Bảng 3.27: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT3 của thí nghiệm 4

92

Bảng 3.28: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT4 của thí nghiệm 4

93

Bảng 3.29: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 4


96

Bảng 3.30: Tỷ lệ sống của Artemia ở thí nghiệm 4

97

Bảng 3.31: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 4

99

Bảng 3.32: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm 4

99

Bảng 3.33: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 5

101

Bảng 3.34: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 5

102

Bảng 3.35: Tỷ lệ sống của Artemia ở thí nghiệm 5

103

Bảng 3.36: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 5

105


Bảng 3.37: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm 5

106

Bảng 3.38: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 6

108

Bảng 3.39: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 6

109

Bảng 3. 40: Năng suất sinh khối của Artemia ở thí nghiệm 6

110

Bảng 3.41: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 6

111

Bảng 3.42: Thành phần axít béo của Artemia ở các giai đoạn phát triển

112

Bảng 3.43: Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi thu sinh khối Artemia

113

Bảng 3.44: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 7


115

Bảng 3.45: Hàm lượng protein và lipit trong các loại thức ăn

116

Bảng 3.46: Chiều dài trung bình (cm/con) của cá trong quá trình thí nghiệm

117

Bảng 3.47: Khối lượng trung bình (g/con) của cá trong quá trình thí nghiệm

118


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Artemia franciscana trưởng thành

4

Hình 1.2: Sự phân bố của Artemia trên thế giới

5

Hình 1.3: Vòng đời phát triển của Artemia


6

Hình 1.4: Sử dụng Artemia làm giàu để đưa các chất cần thiết vào cơ thể đối tượng
nuôi

12

Hình 1.5: Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

35

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

39

Hình 2.2: Cách đo chiều dài của Nauplius và Artemia trưởng thành

47

Hình 3.1: Kết quả gây nuôi tảo trong ao nuôi ở các độ mặn khác nhau

59

Hình 3.2: Biến động số lượng loài tảo trong thời gian thí nghiệm ở các độ mặn khác
nhau

64

Hình 3.3: Biến động mật độ tảo trong thời gian thí nghiệm ở các độ mặn khác nhau 65
Hình 3.4: Năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi ở các độ mặn khác nhau


67

Hình 3.5: Kết quả gây nuôi tảo ở thí nghiệm 2

73

Hình 3.6: Năng suất sinh khối của Artemia franciscana ở thí nghiệm 2

80

Hình 3.7: Năng suất sinh khối của Artemia ở thí nghiệm 4

98

Hình 3.8: Năng suất sinh khối của Artemia ở thí nghiệm 5

104

Hình 3.9: Tỷ lệ sống của Artemia ở thí nghiệm 6

110

Hình 3.10: Tỷ lệ sống của cá trong quá trình thí nghiệm

119


xiii


THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến
năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana Kelloge, 1906
nuôi trong ao đất tại Cam Ranh”
Chuyên ngành:
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
Mã số:
62 62 70 05
Họ và tên nghiên cứu sinh:
Nguyễn Tấn Sỹ
Họ và tên người hướng dẫn:
1 PGS-TS Nguyễn Văn Hòa
2 PGS-TS Lại Văn Hùng
Cơ sở đào tạo:
Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
1. Độ mặn không ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức sinh sản, thành phần sinh hóa,
nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và có ảnh hưởng gián tiếp đến hàm lượng các axit
béo thiết yếu trong nhóm HUFA (EPA, DHA). Do đó độ mặn ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất sinh khối và ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng Artemia. Trong
phạm vi nghiên cứu, độ mặn thích hợp nhất để nuôi Artemia đạt năng suất và chất
lượng cao trong khoảng 70-90 ‰.
2. Mật độ nuôi không ảnh hưởng đến sức sinh sản, thành phần sinh hóa và thành phần
axit béo, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của Artemia.
Trong phạm vi nghiên cứu, mật độ nuôi thích hợp nhất để nuôi Artemia đạt năng
suất và chất lượng cao là 100 nauplius/lít.
3. Thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng
của Artemia. Trong phạm vi nghiên cứu cho thấy loài tảo Chaetoceros sp. là thức
ăn thích hợp cho Artemia. Sinh trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng của
Artemia ở các ao nuôi có loài tảo Chaetoceros sp. chiếm ưu thế đều cao hơn so với

các loài tảo khác. Việc sử dụng các loại thức ăn bổ sung như bột ngô, bột đậu nành
và tảo khô spirulina cho Artemia ở các ao nuôi thu sinh khối đã nâng cao năng suất
sinh khối và chất lượng của Artemia. Trong đó, tảo khô spirulina cho kết quả tốt
hơn các loại thức ăn bổ sung khác.
4. Năng suất và chất lượng Artemia đã được nâng cao đáng kể khi nuôi thử nghiệm
trong ao đất ở độ mặn trong khoảng 70-90‰, mật độ nuôi 100 nauplius/lít, gây
nuôi tảo Chaetoceros sp. chiếm ưu thế trong ao nuôi, dùng tảo khô Spirulina làm
thức ăn bổ sung khi mật độ tảo trong ao nuôi giảm.
5. Có thể sử dụng sinh khối Artemia sống để thay thế cho thức ăn công nghiệp trong
ương nuôi cá chim vây vàng giai đoạn 30-60 ngày tuổi, sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá con không có sự sai khác có ý nghĩa giữa 2 loại thức ăn thí nghiệm. Sử dụng
kết hợp sinh khối Artemia sống với thức ăn viên NRD để ương cá chim vây vàng
giai đoạn 30-60 ngày tuổi đã nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng so với nghiệm thức
đối chứng.
Nghiên cứu sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Tấn Sỹ


xiv

Abstracts
Thesis title: “Study the effect of salinity, density and food on the productivity and
quality of Artemia franciscana biomass cultured in the earthen pond
at Cam Ranh”
Major:
Marine and Brackishwater Aquaculture
Major code: 62 62 70 05
PhD Student: Nguyen Tan Sy

Supervisor: 1. Associate Prof. Dr. Nguyen Van Hoa
2. Associate Prof. Dr. Lai Van Hung
Educational institution: Nha Trang University
Key Findings:
1. Salinity did not affect the growth, fecundity, biochemical composition, but affected
the survival and indirectly on levels of essential fatty acids of HUFA group (EPA,
DHA). Thus salinity affected directly on biomass yield and impacts indirectly to
the quality of Artemia. Within this study, the optimum salinity to improve
productivity and quality of Artemia was determined between 70 ppt and 90 ppt.
2. Stocking density did not affect on fecundity, biochemical composition and fatty
acid composition, but affected directly on the growth and survival rate of Artemia.
within the study, the most appropriate stocking density to improve productivity of
Artemia biomass is 100 nauplii/litre.
3. The different foods had a significant effect on the growth, survival, productivity
and quality of Artemia. This study showed that Chaetoceros sp. displayed as a
suitable food for Artemia franciscana in comparison to Chlorella sp.,
Nannochloropsis oculata or mixed algae. The use of food supplements such as
corn meal, soybean meal and spirulina algae in ponds for Artemia enhanced
biomass yield and quality of animals. In particular, spirulina algae gives better
results than the others.
4. Productivity and quality of Artemia was significantly enhanced in trial culture in
the earthen ponds at salinities between 70 ppt and 90 ppt, stocking density 100
nauplii/liter, Chaetoceros sp. and Spirulina algae as supplement food source when
the density of algae in the pond decrease .
5.

Artemia biomass can be used to replace artificial food in larval rearing of the
snubnose pompano (Trachinotus blochii) at 30-60 day-old stage. The growth and
survival of fry not different significantly between the two food treatments. The use
of Artemia biomass in conjunction with industrial food NRD of INVE in larval

rearing the snubnose pompano in period 30-60 days of age had improved the
survival and growth rate in comparison to the control treatment (only using
industrial food).
Phd Student

Nguyen Tan Sy


1

MỞ ĐẦU
Artemia được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 và đã trở thành nguồn
thức ăn sống lý tưởng cho ấu trùng cá và giáp xác [70], [83], [87], [91]. Artemia có giá
trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành có giá trị
dinh dưỡng cao hơn ở giai đoạn ấu trùng [12], [52], [70], [92], [93]. Vì thế sinh khối
Artemia là thức ăn cần thiết cho hầu hết các đối tượng trong nuôi trồng thủy sản.
Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu về sinh khối Artemia cho nghề nuôi ốc hương ở
khu vực Nam Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng rất lớn nên nhiều thương
lái ở miền Trung đặt mua sinh khối Artemia với số lượng lớn từ Vĩnh Châu.
Các nghiên cứu về Artemia đã được thực hiện ở Sóc Trăng và Bạc Liêu nhưng
chủ yếu theo hướng thu trứng bào xác. Ở khu vực miền Trung chỉ có một số thử
nghiệm nuôi Artemia của Vũ Đỗ Quỳnh và Nguyễn Ngọc Lâm ở Cam Ranh [16],
Trương Sĩ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ ở Nha Trang [15]… và chưa có những nghiên cứu
sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, không thể ứng dụng các kết quả đã được nghiên cứu ở
Sóc Trăng và Bạc Liêu vào khu vực miền Trung vì có sự khác biệt về thổ nhưỡng và
điều kiện thời tiết. Do đó cần có những nghiên cứu chuyên sâu để hoàn thiện quy trình
nuôi thu sinh khối nhằm nâng cao năng suất và chất lượng Artemia, đáp ứng nhu cầu
thức ăn tươi sống cho nuôi trồng thủy sản ở khu vực Nam Trung Bộ.
Năng suất và chất lượng Artemia nuôi trong ao đất phụ thuộc vào các yếu tố vô
sinh như: Độ mặn, nhiệt độ, pH, DO, cường độ chiếu sáng, lượng mưa,… và phụ thuộc

vào các yếu tố hữu sinh như: Mật độ nuôi, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, các
loài địch hại,… Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố độ mặn, mật độ nuôi
và thức ăn tự nhiên trong ao nuôi để xác định rõ ảnh hưởng của chúng đến năng
suất và chất lượng Artemia là rất cần thiết.
Artemia là nhóm rộng muối, sống được trong nước lợ từ độ mặn vài phần nghìn
đến nước mặn bão hòa (250‰). Ngay cả trong nước ngọt, Artemia có thể sống và hoạt
động bình thường từ 1 – 2 giờ [102]. Thế nhưng Artemia là thức ăn ưa thích của nhiều
loài động vật thủy sinh, nếu nuôi trong nước biển bình thường sẽ có nhiều địch hại đối
với chúng như các loài tôm, cá, Copepoda,… Ngược lại, độ mặn quá cao và vượt
ngưỡng chịu đựng sẽ gây chết cho Artemia [12]. Như vậy có thể nuôi Artemia trong ao


2

ở độ mặn nào là thích hợp nhất để nâng cao năng suất và chất lượng cần được nghiên
cứu cụ thể hơn.
Đối với nuôi Artemia độc canh một chu kỳ, việc xác định mật độ nuôi thích hợp
có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cân bằng các yếu tố môi trường ao nuôi, duy trì sự phát
triển ổn định của quần thể, kéo dài thời gian thu sinh khối để nâng cao năng suất. Vì
vậy việc nghiên cứu để xác định mật độ nuôi Artemia trong ao hợp lý nhất là rất cần
thiết.
Trong ao nuôi thu sinh khối, vi tảo là nguồn thức ăn tốt nhất cho Artemia [50].
Tuy nhiên, do giá trị dinh dưỡng của các loài tảo là khác nhau nên ảnh hưởng của
chúng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của Artemia sẽ khác nhau
[10]. Mỗi loài tảo cá biệt có thể có chất dinh dưỡng này nhưng lại thiếu chất dinh
dưỡng khác. Do đó hỗn hợp nhiều loài tảo sẽ cung cấp cho động vật nuôi đầy đủ dinh
dưỡng hơn [45]. Hàm lượng axít béo không no (HUFA) có trong Artemia phần lớn
phụ thuộc vào thức ăn mà nó nhận được [69]. Việc sử dụng vi tảo thuộc chi
Nannochloropsis, Chaetoceros và Chlorella làm thức ăn cho Artemia sẽ nâng cao hàm
lượng HUFA [68]. Vì vậy nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ

lệ sống và chất lượng của Artemia franciscana cần được nghiên cứu đầy đủ hơn.
Từ thực tiễn trên, đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn,
mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia
franciscana Kelloge, 1906 nuôi trong ao đất tại Cam Ranh” được thực hiện:
Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Nâng cao năng suất và chất lượng Artemia franciscana khi nuôi trong ao đất.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định độ mặn, mật độ và thức ăn thích hợp để nâng cao năng suất và chất
lượng Artemia nuôi trong ao đất.
2. Sử dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện qui trình nuôi sinh khối Artemia
trong ao đất.


3

Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến năng suất và chất lượng Artemia
franciscana nuôi trong ao đất.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất và chất lượng Artemia
franciscana nuôi trong ao đất.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài tảo làm thức ăn và thức ăn bổ sung
đến năng suất sinh khối và chất lượng Artemia franciscana nuôi trong ao đất.
4. Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia franciscana trong ao đất theo các kết quả
nghiên cứu đạt được.
5. Đánh giá chất lượng Artemia franciscana qua ương nuôi cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii) giai đoạn cá giống.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu sẽ xác định các chỉ số thích hợp về độ
mặn, mật độ nuôi và thức ăn lên nuôi thu sinh khối Artemia trong ao đất.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung các dẫn liệu có giá trị khoa học

trong nghiên cứu và ứng dụng, góp phần hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối Artemia
trong ao đất ở khu vực Nam Trung Bộ.
Những kết quả mới đã đạt được:
Là công trình đầu tiên ở khu vực Nam Trung Bộ:
- Xác định được vai trò của độ mặn, mật độ và thức ăn lên năng suất sinh khối
và chất lượng Artemia nuôi trong ao đất.
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học để bổ sung vào quy trình nuôi sinh khối
Artemia trong ao đất tại khu vực Nam Trung Bộ.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố
Artemia franciscana có vị trí phân loại như sau:
Giới (Kingdom)

Động vật (Animalia)

Ngành (Phylum)

Chân khớp (Arthropoda)

Lớp (Class)

Giáp xác (Crustacea)

Lớp phụ (Subclass)


Chân mang (Branchiopoda)

Bộ (Order)

Anostraca

Họ (Family)

Artemiidae Grockwski, 1895

Giống (Genus)

Artemia Leach, 1819

Loài (Species)
Tên đồng vật (Synonym)

Artemia franciscana Kelloge, 1906
Artemia salina Linneus, 1758

Tên thường gọi: Artemia
Tên tiếng Anh:

Brine shrimp [9], [11], [90],…
Con cái

Con đực

Hình 1.1: Artemia franciscana trưởng thành



5

Artemia franciscana phân bố tự nhiên ở châu Mỹ và châu Đại dương, không
phân bố tự nhiên ở Việt Nam (hình 1.2). Tuy nhiên hiện nay Artemia franciscana đã
được nuôi rộng rãi tại Sóc Trăng (Vĩnh Châu) và Bạc Liêu, mặc dù có nguồn gốc từ
Mỹ (San Francisco Bay, USA) và đã trở thành dòng Vĩnh Châu do chúng đã thích nghi
với điều kiện tự nhiên của vùng này [12].

Hình 1.2: Sự phân bố của Artemia trên thế giới [36]
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời
Ấu trùng Artemia mới nở (instar I), có chiều dài 400 - 500 μm, màu vàng cam,
có mắt Nauplius màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ (anten I có chức năng cảm giác,
anten II có chức năng bơi lội và lọc thức ăn và bộ phận hàm dưới để nhận thức ăn).
Mặt bụng ấu trùng được bao phủ bằng mảnh môi trên lớn (để nhận thức ăn: chuyển các
hạt từ tơ lọc thức ăn vào miệng). Ấu trùng giai đoạn này không tiêu hóa được thức ăn,
vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, chúng sống dựa vào noãn hoàng [90].
Sau khoảng 8 - 10 giờ từ lúc nở (phụ thuộc vào nhiệt độ), ấu trùng lột xác thành
giai đoạn II (instar II). Lúc này, chúng có thể tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ (tế bào
tảo, vi khuẩn, chất vẩn) có kích thước từ 1 đến 50 μm nhờ vào đôi anten II, và lúc này
bộ máy tiêu hóa đã hoạt động. Ấu trùng phát triển và biệt hóa qua 15 lần lột xác. Các
đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực và biến thành chân ngực. Mắt kép xuất hiện ở hai
bên mắt. Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình thái và chức năng quan trọng bắt
đầu, anten II mất chức năng vận chuyển và trải qua sự biệt hóa về giới tính. Ở con đực
chúng phát triển thành càng bám, trong khi anten của con cái bị thoái hóa thành phần


6

phụ cảm giác. Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức năng. Các đốt chân

chính và các nhánh chân trong (vận chuyển và lọc thức ăn) và nhánh chân ngoài dạng
màng (mang) [90].
TRỨNG BÀO XÁC
GIAI ĐOẠN “BUNG DÙ”

BẮT CẶP

Con cái

PHÔI XUẤT HIỆN
NHƯNG CÒN NẰM
TRONG MÀNG NỞ

Con đực
ẤU TRÙNG MỚI NỞ
(CÒN NOÃN HOÀNG)

CON TRƯỞNG THÀNH
ẤU TRÙNG TRẢI QUA
CÁC GIAI ĐOẠN LỘT XÁC

Hình 1.3: Vòng đời phát triển của Artemia [62] [90]
Artemia phát triển thành con trưởng thành sau 2 tuần nuôi và bắt đầu tham gia
sinh sản, nhưng trong điều kiện tối ưu chỉ sau 7-8 ngày nuôi. Artemia trưởng thành dài
khoảng 10 mm, cơ thể thon dài với hai mắt kép, ống tiêu hóa thẳng, anten cảm giác và
11 đôi chân ngực. Con đực có đôi gai giao vĩ ở phần sau của vùng ngực. Đối với con
cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi chân ngực thứ 11.
Tuổi thọ trung bình của cá thể Artemia trong các ao nuôi ở ruộng muối khoảng 40-60
ngày tùy thuộc điều kiện môi trường [9].
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng

Artemia có tập tính ăn lọc không chọn lựa và thức ăn của chúng là vi tảo, vi
khuẩn, sinh vật đơn bào, mùn bã hữu cơ,… chúng có khả năng lọc được những hạt lơ
lửng trong môi trường nước có kích thước từ 1-50 µm [47], [52], [102]. Ở giai đoạn ấu
trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30µm và 40-50µm khi trưởng thành
[54]. Ở ruộng nuôi thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc bón phân gây màu tảo
trực tiếp trong ao nuôi hoặc gián tiếp trong ao gây nuôi tảo. Ngoài ra chúng còn sử


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full






×