Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH SAIGON PRECISION

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THÀNH ĐƯỢC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH SAIGON PRECISION

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THÀNH ĐƯỢC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH SAIGON PRECISION

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. LÊ THÀNH HƯNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng văn hóa
doanh nghiệp tại công ty TNHH Sai Gon Precission” doNguyễn Thành Được, sinh
viên khóa K34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ___________________.

ThS. LÊ THÀNH HƯNG

Giáo viên hướng dẫn
________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.

năm 2012.

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2012.


LỜI CẢM TẠ

Từ khi cắp sách đến trường, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
biết bao công ơn dạy dỗ của quý thầy cô. Nhân đây tôi xin cảm ơn tất cả những thầy
cô đã từng dìu dắt tôi, cảm ơn công lao của thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu
trên giảng đường cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, cha mẹ tôi- những người đã
có công sinh thành, dưỡng dục tôi nên người.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Thảnh Hưng - người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn đến toàn thể Ban Giám Đốc và các anh chị
cán bộ công nhân viên của TNHH SaiGon Precision.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè, người thân… đã hết
lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh, Công Ty SaiGon Precision. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn
thể bạn bè luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên


NGUYỄN THẢNH ĐƯỢC


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THÀNH ĐƯỢC. Tháng 05, năm 2012. “Phân tích thực trạng văn
hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Sai Gon Precission”
NGUYEN THANH DUOC. May, 2012. “Analysis of the culture company At
Sai Gon Precission One Member Company Limited”.

Văn hóa doanh nghiệp được xem là một vấn đề thách thức cho các doanh
nghiệp muốn xây dựng một tổ chức vững mạnh và phát triển. Dựa vào mô hình phân
tích văn hóa Denison, khóa luận mở ra mô hình phân tích văn hóa doanh nghiệp bằng
công cụ SPSS. Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát 200 người tại công ty, khóa luận đã
phần nào đánh giá một cách khách quan các yếu tố tác động chủ yếu đến văn hóa tại
doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hóa doanh nghiệp tại công ty tương đối phù
hợp và tác động tích cực đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy
mối quan hệ hồi quy giữa các yếu tố thành phần đến 4 nhóm chính: sự tham chính, tính
nhất quán, khả năng thích ứng và sứ mệnh tác động chủ yếu đến VHDN. Thông qua
kết quả nghiên cứu, luận văn xác định các nhân tố tác động chủ yếu để xây dựng 1
VHDN bền vững và phát triển.
Từ những kết quả thu được, khóa luận đề xuất các giải pháp để nâng cao tính
linh hoạt, ổn định và bền vững trong cấu trúc nội bộ, xây dựng các chương trình để
phát triển, thúc đẩy tính sáng tạo và đóng góp của NV, nhằm phát huy thế mạnh và
khắc phục những điểm yếu trong VHDN để giúp DN đẩy mạnh, phát triển.


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng thể ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................2
1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty............................................................4
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty............................................................................4
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ công ty .....................................................................6
2.2.3. Giới thiệu sản phẩm chính của công ty ..........................................................6
2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: .....................................................................9
2.2.5. Quy mô hoạt động của Công ty ....................................................................13
2.2.6. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty .......................................13
2.2.7. Chế độ chính sách nhân sự ...........................................................................16
2.2.8. Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................17
2.2.9. Phương hướng hoạt động:.............................................................................18
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................19
3.1. Lí thuyết văn hóa tổ chức ....................................................................................19
3.1.1. Các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp .....................................................19
v



3.1.2. Chức năng văn hóa doanh nghiệp.................................................................21
3.1.3. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp ..................................................................22
3.1.4. Vai trò văn hóa doanh nghiệp .......................................................................26
3.1.5. Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Denison..................................................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................33
3.2.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................33
3.2.2. Nghiên cứu định lượng .................................................................................35
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................36
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................38
4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................................................38
4.2. Phân tích thống kê và đánh giá thang đo ............................................................39
4.2.1. Thang đo tính tham chính trong văn hóa doanh nghiệp ...............................39
4.2.2. Thang đo tính nhất quán trong văn hóa doanh nghiệp .................................46
4.2.3. Thang đo khả năng thích ứng trong văn hóa doanh nghiệp..........................52
4.1.4. Thang đo về sứ mệnh trong văn hóa doanh nghiệp ......................................57
4.2. Đánh giá các yếu tố chính tác động đến VHDN: ............................................63
4.2.1. Giải pháp nhằm thúc đẩy sứ mệnh trong DN ...............................................64
4.2.2. Phát triển khả năng thích ứng với những thay đổi ........................................65
4.2.3. Giải pháp cho sự phát triển ổn định, bền vững .............................................67
4.2.4. Giải pháp cho nạn “chảy máu chất xám” .....................................................68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................70
5.1. Kết luận ...............................................................................................................70
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................71
5.2.1. Về phía doanh nghiệp ...................................................................................71
5.2.2. Về phía nhà nước: .........................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73
PHỤ LỤC ......................................................................................................................68


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VHDN:

Văn hóa doanh nghiệp

DN:

Doanh nghiệp

AMOS 16.0

Phần mềm thống kê AMOS 16.0

KMO

Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin

SIG

Mức ý nghĩa (Significant)

SPSS

Phần mềm thống kê SPSS

NV:


Nhân viên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.4. Quy mô hoạt động của Công ty qua hai năm 2010 -2011 ............................13
Bảng 2.5. Doanh thu của công ty TNHH Saigon Precision qua các năm 2007 -2011 ..14
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động của công ty năm 2011 ........................................................15
Bảng 3.2. Tóm Tắt các nhân tố và các biến đo lường ...................................................33
Bảng 3.3. Tỷ Lệ Mẫu Ngẫu Nhiên Phân Tầng ..............................................................35
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................38
Bảng 4.2. Thống kê mô tả thang độ tính nhất quán.......................................................40
Bảng 4.3. Cronbach Alpha của các thành phần thang đo về tính chất tham chính .......41
Baûng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo tham chính ..................................43
Bảng 4.5. Bảng đánh giá mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc ........................44
Bảng 4.6. Bảng đánh giá R2...........................................................................................46
Bảng 4.7. Bảng phân tích phương sai của mô hình hồi quy ..........................................46
Bảng 4.8. Thống kê mô tả thang độ tính nhất quán.......................................................47
Bảng 4.9. Cronbach Alpha của các thành phần thang đo về tính chất nhất quán .........49
Baûng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo nhất quán...................................50
Bảng 4.11. Thống kê mô tả thang đo khả năng thích ứng .............................................53
Bảng 4.12. Cronbach Alpha của các thành phần thang đo khả năng thích ứng ............54
Baûng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo khả năng thích ứng ..................56
Bảng 4.14. Thống kê mô tả thang đo sứ mệnh ..............................................................58
Bảng 4.15. Cronbach Alpha của các thành phần thang đo sứ mệnh .............................59
Baûng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo sứ mệnh.....................................61
Bảng 4.17. Bảng điểm TB của 4 yếu tố tác động VHDN .............................................63
ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Trụ sở chính tại KCX Linh Trung 1 ................................................................5
Hình 2.2. Các sản phẩm truyền thống của công ty ..........................................................7
Hình 2.3. Sơ đồ Bộ Máy Quản lý ..................................................................................10
Hình 2.4. Sơ đồ doanh thu công ty qua các năm 2007 - 2011......................................14
Hình 3.1. Sơ đồ ảnh hưởng VHDN đến quản lí ............................................................26
Hình 3.1. Tính cách đặc trưng của VHDN ....................................................................28
Hình 3.2. Mô hình Denison ...........................................................................................30
Hình 3.4. Sơ đồ cơ cấu chức vụ trong doanh nghiệp ....................................................36
Hình 4.1. Đánh giá điểm TB các nhân tố ......................................................................63
Hình 4.2. Các nhóm tuổi lao động tham gia vào công ty 2011 .....................................67

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thu thập thông tin khách hàng
Phụ lục 2. Phân tích thang đo tham chính
Phụ lục 3. Phân tích thang đo tính nhất quán
Phụ lục 4. Phân tích thang đo khả năng thích ứng
Phụ lục 5. Phân tích thang đo sứ mệnh

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong một môi trường toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Các
công ty đang gia tăng nhanh chóng lợi thế cạnh tranh.Các chiến lược về giá, sản phẩm,
dịch vụ khách hàng, hệ thống hậu cần, thương hiệu??Vâng, tất cả đều góp phần tạo
hiệu quả giúp các doanh nghiệp tăng nhanh hiệu quả. Nhưng có một yếu tố tuy không
rõ ràng lắm và dường như vô hình nhưng có một vai trò cực kì quan trọng trong việc
tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Yếu tố đó là: Văn hóa Doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi
doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ,
tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng
vững và tồn tại được. Một văn hóa mạnh phải thể hiện rằng các nguyên tắc và giá trị
cơ bản được thấm sâu và phổ biến rộng rãi, gây ảnh hưởng lớn đến mọi thành
viên.Nhân viên càng hiểu sâu sắc đối với các nguyên tắc bao nhiêu thì mức độ cam kết
của họ càng mạnh bấy nhiêu.Đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty.
Đã có nhiều bài khóa luận khác phân tích văn hóa doanh nghiệp. Các khóa luận
tập trung vào mức độ thỏa mãn NV, chế độ nhân sự, hình ảnh, phong cách, logo..để
đánh giá VHDN. Điều này thiếu tính thuyết phục vì chưa có một lí thuyết cơ sở vững
vàng và thể hiện đầy đủ đặc tính của VHDN. Dựa vào kết quả nghiên cứu từ mô hình
Denison, bài khóa luận tập trung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN đến DN
nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện.
Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Sai Gon Precision em quyết
định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp công ty
TNHH Sai Gon Precision”. Nhằm phân tích, khảo sát thực trạng văn hóa tổ chức tại


doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển và
nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng thể

Kết quả khảo sát sẽ hữu ích cho công ty Saigon Precision nhìn lại thực trạng
VHDN để xây dựng nền VHDN mạnh, đáp ứng đòi hỏi của thời đại. Doanh nghiệp sẽ
có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của VHDN và việc xây dựng bản sắc
riêng cho tổ chức mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ tạo dựng môi trường lợi thế
cạnh tranh, thu hút nhân lực, thu hút đầu tư, tạo niềm tin từ phía khách hàng, đối thủ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Dựa vào các tài liệu nghiên cứu của các nhà quản trị học về văn hóa doanh
nghiệp. Bài tiểu luận sẽ tập trung:
 Dựa vào mô hình Denison xác định các yếu tố tác động đến VHDN.
 Phân tích mức độ tác động các yếu tố, nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh
nghiệp và đánh giá tình hình văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
 Đưa ra một số phương án phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhằm giúp
doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa khả năng kinh doanh, cạnh tranh và phát triển bền
vững trên thị trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Sai Gon Precison.Địa chỉ : Đường D,
khu chế xuất Linh Trung I, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012. Số liệu nghiên cứu thu
thập trong năm 2010 – 2011.
1.4. Cấu trúc luận văn
Bài luận văn gồm ba phần chính:
 Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mục
tiêu muốn đạt được, phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
 Chương 2: Giới thiệu chung về Công ty. Trình bày các thông tin cơ bản về
Công ty đang tiến hành nghiên cứu.
2



 Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trình bày các lý
thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp khảo sát VHDN
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu, đây là phần chính của báo cáo nghiên cứu,
phần này trình bày các kết quả đạt được của nghiên cứu.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị, chương tóm tắt các kết quả đã đạt được,
đồng thời đưa ra các kiến nghị giúp công ty xây dựng nền VHDN phát triển.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Precision là Công ty 100% vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 034/GPĐT ngày 26
tháng 12 năm 1994 do Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp và Khu Chế Xuất Thành Phố
Hồ Chí Minh (HEPZA) cấp.
Loại hình: Công ty TNHH
Tên Công ty : Công ty TNHH Saigon Precision
Tên giao dịch : Saigon Precision Co., Ltd.
Trụ sở chính: tại Văn phòng và nhà máy
Đường D, khu chế xuất Linh Trung I, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Nhà máy: Khu chế xuất Linh Trung II, Bình Chiểu, Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại

: (84-8) 7.295.533 – 7.295.215

Fax


: (84-8) 7.295.532

Email

:

4


Hình 2.1. Trụ sở chính tại KCX Linh Trung 1

Nguồn: Phòng Hành Chính - NS
Công ty TNHH Saigon Precision là công ty 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản là
công ty thành viên của tổng công ty Suruga Seiki Co., Ltd Nhật Bản được thành lập tại
Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 034/GPĐT ngày 26 tháng 12 năm 1994 do Ban
Quản Lý Khu Công Nghiệp và Khu Chế Xuất Thành Phố Hồ Chí Minh (HEPZA) cấp.
Tháng 9 năm 1995 nhà máy tại khu chế xuất Tân Thuận Quận 7, Tp Hồ Chí
Minh được chính thức đưa vào hoạt động gia công sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
cho Hệ thống Tự động hóa và Quang học (Slide Guide, Linear Bush, Slide Way, Slide
Table, Stage Unit, Micro Module Unit, Jig Bush, Micro Module, Ball Screw Unit, 1
Axis Actuator…) và các mặt hàng cho khuôn dập và khuôn ép (Punch, Bush, Button
Dies, Cam Slider, Retainer, Tapper Pin, Core Pin, Slide Core,…).
Chính sách chất lượng của công ty Saigon Precision: “Công ty Saigon Precision
không bao giờ hài lòng với chất lượng sản phẩm hiện tại mà luôn cố gắng nâng cao
hơn nữa nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng”. Công ty đã đạt được chứng nhận
ISO 9001:2000 nhằm mục đích giảm số lượng hàng hư hỏng xuống mức 0 và đảm bảo
việc giao các sản phẩm cho khách hàng và các đối tác đúng kỳ hạn. Công ty đang nỗ
5



lực phấn đấu để đạt chứng nhận ISO 14001 về môi trường. Với khẩu hiệu: “Giảm bớt
than phiền của khách hàng”,
Năm 2000 Công ty mở chi nhánh tại khu chế xuất Linh Trung I, Linh Trung,
Thủ Đức , TP Hồ Chí Minh, nhà máy chỉ sản xuất các sản phẩm của Hệ thống Tự động
hóa và Quang học.
Năm 2002 toàn bộ nhà máy và văn phòng tại khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7
đã được dời về khu chế xuất Linh Trung
Năm 2004, công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001 – 2000 do tổ chức BVQI (Vương Quốc Anh) cấp chứng nhận.
Năm 2005 Công ty xây dựng nhà máy mới tại khu chế xuất Linh Trung II,
phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh, và mở rộng nhà máy ở KCX,
Linh Trung II.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ công ty
 Tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng: Các chi tiết dùng cho
Hệ thống Tự động hóa và Quang học, các mặt hàng cho khuôn dập và khuôn ép.
 Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng, thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Xây
dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thơi tăng cường mở rông thị trường
tiêu thụ
 Đặc biệt là công ty đã xây dựng và duy trì thành công Hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001-2000 nên sản phẩm công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và ổn
định, tạo được sự tín nhiệm từ thị trường.
 Trong hoạt động sản xuất, công ty có nghĩa vụ đăng ký sản xuất đúng ngành
nghề đã đăng ký.
 Công ty phải thực hiện chế độ báo cáo, thống kê tài chính định kỳ theo quy
định của nhà nước.
 Công ty có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
2.2.3. Giới thiệu sản phẩm chính của công ty
Các loại sản phẩm của công ty bao gồm: Các chi tiết dùng cho khuôn dập và

khuôn ép (Punch, Bush, Button Dies, Cam Slider, Retainer, Tapper Pin, Core Pin,
6


Slide Core,…). Các hệ thống trượt, chi tiết dẫn hướng và truyền động sử dụng trong
thống Tự động hóa và quang học (Slide Guide, Linear Bush, Slide Way, Slide Table,
Stage Unit, Micro Module Unit, Jig Bush, Micro Module, Ball Screw Unit, 1 Axis
Actuator…)
Hình 2.2. Các sản phẩm truyền thống của công ty

Linear Bush

Slide Way

Slide Guide

Stage Units

Micro Module
Units

7


Ball Screw
Units

Punch, Bush,
Retainer, Taper
Pin,

Core pin...

Punch blank

Bush blank

Cam Slider

8


Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền máy móc công nghệ hiện
đại nhập từ nước ngoài nên tiết kiệm được chí phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên
vật liệu trên một đơn vị sản phẩm được quản lý hợp lý. Sản phẩm sau khi sản xuất
xong đều được xuất khẩu. Với chất lượng cao và ổn định, các sản phẩm của Công ty
Saigon Precision đã chiếm được lòng tin của khách hàng.
Công ty sản sản xuất theo đơn đặt hàng nên sau khi sản xuất sẽ được mang đi
tiêu thụ hết. Trước tiên Công ty nhận đơn đặt hàng của khách hàng sau đó lập kế
hoạch sản xuất, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất sản phẩm theo đúng yêu
cầu đặt hàng của khách hàng và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn và địa điểm
đã thỏa thuận.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
2.2.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh của Công
ty TNHH Saigon Precision được thực hiện bằng hệ thống quản lý chất lượng tiêu
chuẩn ISO 9001- 2000.
Công ty TNHH Saigon Precision tổ chức bộ máy theo hình thức quản lý trực
tuyến chức năng. Tổng Giám Đốc chỉ huy trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.

Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, phù hợp với quy mô hoạt động của công
ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp, các phòng ban chịu trách nhiệm báo cáo
kết quả công việc và đề xuất các vấn đề có liên quan đến công việc và chịu trách
nhiệm kết quả công việc của mình. Các bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng
giám đốc và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ở các bộ phận.
Với bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến thì việc phân công cho mỗi bộ
phân hỗ trợ ban giám đốc làm việc hiệu quả hơn, giảm nhẹ chi phí quản lý để nâng cao
hiệu quả hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh.

9


Hình 2.3. Sơ đồ Bộ Máy Quản lý

Nguồn: Phòng HC - NS

10


2.2.4.2. Nhiệm vụ các phòng ban:
Tổng Giám Đốc:
Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động
của công ty, là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ
công nhân viên trong Công ty, ký các hợp đồng kinh tế mở tài khoản ngân hàng và các
hợp đồng thuê mướn.
Phó Tổng Giám Đốc:
Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh tế tiếp cận thị trường, tiến độ, kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chịu trách nhiệm quản lý tổ chức nhân sự, mua hàng, hệ
thống chất lượng, môi trường, công tác tài chính trong công ty, các dự án tài chính và
nhiệm vụ đặc biệt khác của Ban Giám Đốc.

Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu (Sales & Ex-Im):
Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đơn đặt hàng cho Công ty. Thực
hiện các giao dịch mua bán với khách hàng, các hoạt động tiếp thị, tổ chức công tác
khảo sát giá cả thị truờng quốc tế. Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong các hoạt động
xuất nhập khẩu, lập kế hoạch chọn đối tác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu
hàng hóa do Ban Giám Đốc đã ký duyệt. Kiểm tra và giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Quản lý tổ đóng gói hàng hóa
trước khi xuất.
Phòng quản lý sản xuất (Production Control):
Tiếp nhận trực tiếp đơn hàng từ khách hàng, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch về
mẫu mã theo đơn đặt hàng, trực tiếp phát các đơn hàng đến các xưởng sản xuất. Theo
dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất dựa trên thông tin mà các xưởng cung cấp,
điều phối cân đối sản xuất, quản lý kho bán thành phẩm và thành phẩm, điều tiết việc
tiêu thụ sản phẩm.
Phòng tài chính kế toán (Finance):
Tổ chức hạch toán tòan bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản
phẩm, xác định kết quả kinh doanh, kiểm soát thu chi, quản lý công nợ, hàng tồn kho.
Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính- kế toán.kinh
doanh. Lập báo cáo theo từng tháng, quý, năm cho Công ty và cơ quan thuế. Tham
mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính.
11


Phòng tổng vụ (General Affairs)
Quản lý đội ngũ cán nhân sự trong Công ty. Tổ chức tuyển dụng và đào tạo ban
đầu cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của của Công ty, quản lý hành chánh, bảo trì
tổng quát. Lập kế hoạch đào tạo nhân viên, kế hoạch lao động tiền luơng, theo dõi và
báo cáo thực hiện kế hoạch tiền lương. Thực hiện các chế độ chính sách hợp đồng lao
động và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tham mưu cho Giám Đốc về tổ chức bộ
máy chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.

Phòng Thu mua (Purchasing)
Lập kế hoạch thu mua NVL, hàng hóa, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, và quản lý của Công ty, quản lý kho vật tư hàng hóa và quản lý
nhóm cắt vật liệu(Cutting).
Phòng Thiết kế Kỹ thuật (Engineering)
Chịu trách nhiệm thiết kế cung cấp các bản vẽ kỹ thuật của các sản phẩm sản
xuất cho các xưởng sản xuất và cho các phòng ban, kiểm soát và hỗ trợ kỹ thuật sản
xuất, bảo trì máy móc thiết bị vận hành trong sản xuất.
Phòng hổ trợ (Supporting)
Chịu trách nhiệm hổ trợ, làm các công đoạn phụ cho quá trình sản xuất chính
như: nhiệt luyện, mạ sản phẩm, chế tác các bộ đồ gá, và một số phụ kiện lắp ráp.
Phòng quản lý chất lượng và môi trường (Quality & Environment)
Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 và 14002000 quản lý và hiệu chuẩn dụng cụ đo, kiểm tra đầu vào các phụ kiện lắp ráp.
Phòng Công nghệ Thông tin (IT)
Bảo trì hệ thống máy tính, phần mền trong Công ty bảo vệ hệ thống thông tin
của Công ty, cung cấp cài đặt các phần mền ứng dụng tiện ích cho người sử dụng.
Các xưởng sản xuất (Press, Mold, FA, OST, IFT)
Sản xuất theo lệnh sản xuất của công ty. Thực hiện quá trình sản xuất lắp ráp
các sản phẩm chính, từ công đoạn bắt đầu đến kết thúc, báo cáo về kế hoạch triển khai
thực hiện sản xuất cũng như tiến độ giao hàng và tình hình hoạt động sản xuất của
xưởng.
12


Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những
năm gần đây
2.2.5. Quy mô hoạt động của Công ty
Bảng 2.4. Quy mô hoạt động của Công ty qua hai năm 2010 -2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu


Chênh lệch

Năm 2010

Năm 2011

193.272

342.256

148.984

77,08

Vốn kinh doanh

48.868

78.718

29.850

61,08

Doanh thu thuần

355.341

465.323


109.982

30,9

10.895

12.808

1.913

17,6

Tổng giá trị tài sản

LNST

±∆

%

Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán
Qua số liệu của Bảng 2.4 ta nhận thấy tổng tài sản của công ty năm 2011 là
342.256 triệu đồng, tăng 148.984 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 77,08% so với năm
2010. Việc tăng giá trị tài sản cho thấy tình hình hoạt động tài chính và sản xuất kinh
doanh của công ty đạt hiệu quả tốt nên Công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất.
Vốn kinh doanh của công ty cũng tăng lên 29.850 triệu đồng, tương ứng với tỷ
lệ 61,08% so với năm 2010. Do Công ty đã đầu tư thêm vốn kinh doanh để phát triển
sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất của Công ty đã tăng mạnh cụ thể là doanh thu
thuần năm 2010 tăng 109.982 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 30,9% so với năm 2010.

Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2011 đạt 12.808 triệu đồng, tăng lên
1.913 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 17.6% so với năm 2010. Nhìn chung, quy mô
hoạt động của công ty đang ngày càng mở rộng và phát triển.
2.2.6. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
a) Thị truờng tiêu thụ chủ yếu của của công ty
- Từ Năm 1995 – 2004, Công ty hoạt động chủ yếu ở thị trường Nhật Bản
- Năm 2005 Công ty mở rộng thị trường Mỹ, thâm nhập thị trường Trung Quốc.
- Năm 2006 mở rộng thị trường Trung Quốc, Newzeland, Hàn Quốc.
- Năm 2007 mở rộng thị trường sang Thái Lan.
- Năm 2008 Hoạt động ở thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới.
13


- Năm 2009 mở rộng thị trường sang thị các nước Đông Âu ( trụ sở tại Ba Lan).
Công ty sử dụng phương pháp thanh toán chủ yếu TT (Telegraphic transfer),
một số ít là L/C (Letter of credit) nên việc thanh tóan với khách hàng được đảm bảo.
b) Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty
Với hơn 10 năm hình thành và phát triển Công ty đã đạt được một số thành tựu
nhất định doanh thu qua các năm đều tăng lên. Điều này cho thấy sản phẩm Công ty đã
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nên thị phần tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng
lên.
Bảng 2.5. Doanh thu của công ty TNHH Saigon Precision qua các năm 2007 -2011
ĐVT:Triệu đồng
2007

2008

2009

2010


2011

Doanh thu thuần

158,025

219,873

297,952

355,341

465,323

Lợi nhuận thuần

1,448

4,832

10,176

15,321

17,789

Năm

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

Hình 2.4. Sơ đồ doanh thu công ty qua các năm 2007 - 2011

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng lên, năm 2007 doanh thu đạt
158.025 triệu đồng. Năm 2008 doanh thu đạt 219.873 triệu đồng, tăng 61.848 triệu
14


×