Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY TNHH SXTM SƠN THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.31 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********

NGUYỄN THÀNH MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NHÂN ĐIỀU
TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM SƠN THÀNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********

NGUYỄN THÀNH MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NHÂN
ĐIỀU TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM SƠN THÀNH

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 05/2012


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM THI

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng chế
biến và tiêu thụ nhân điều tại công ty TNHH SX-TM Sơn Thành” do Nguyễn Thành
Minh, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày………….

T.s Trần Độc Lập
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô nhất là các quý Thầy Cô
trong khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã trang bị cho tôi vốn kiến thức
trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ TRẦN ĐỘC LẬP, người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nhung kế toán trong Công ty Sơn Thành đã nhieeyj
tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập và tình toán số liệu và tôi cũng chân thành cám ơn quý
Công ty đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty.
Tôi xin gửi những lời tri ân đến Cha Mẹ và các anh chị em trong gia đình tôi đã tạo
điều kiện cho tôi được đi học cho đến ngày hôm nay, đồng thời tôi cũng xin được gửi
những lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ tôi trong quá trình
làm đề tài.
Dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nên kính mong các quý Thầy Cô, Anh Chị và các bạn thông cảm và kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu từ quý Thầy Cô, Anh Chị và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

Tp.HCM, ngày

tháng

năm


Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THÀNH MINH


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THÀNH MINH. Tháng 6 năm 2012. “Phân tích thực trạng chế biến
và tiêu thụ nhân điều tại công ty TNHH SX-TM Sơn Thành”.
NGUYEN THANH MINH. June 2012. “Analyzing the current situation of
processing and selling cashew nuts at the Son Thanh company”.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thu mua, chế biến và tiêu thụ nhân điều thành
phẩm tại công ty TNHH SX-TM Sơn Thành. Trên cơ sở tổng hợp số liệu từ phòng kế
toán của công ty về tình hình thu mua, chế biến và tiêu thụ nhân điều của công ty trong 3
năm từ 2008-2010. Để tìm hiểu rỏ hơn về những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp
phải trong các khâu chế biến trong những năm hoạt động. Để qua đó tìm ra những khó
khăn hạn chế của công ty và thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận để
đánh giá chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm hoạt động và lợi ích
kinh tế xã hội mà hoạt động kinh doanh chế biến điều của công ty mang lại. Từ đó đưa ra
những kết luận và kiến nghị đến công ty nhằm hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra cho
công ty.
Kết quả tính toán cho thấy, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận
của công ty luôn gia tăng lên theo thời gian hoạt động nhưng lợi nhuận mang lại cho công
ty không phải từ việc bán nhân điều thành phẩm của công ty mà lợi nhuận mang lại cho
công ty từ những nguồn doanh thu do bán lại điều nguyên liệu và bán vỏ điều sau khi tách
lấy nhân với một phần nhỏ doanh thu từ hoạt động tài chính. Nhưng đứng trên khía cạnh
kinh tế xã hội thì trong 3 năm hoạt động kinh doanh chế biến điều tại công ty Sơn Thành
thì lợi ích mà công ty mang lại cho xã hội cũng rất lớn với giá trị hơn 50 tỷ đồng.


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………….. .xi
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………… …………………..xiii
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1 
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 
1.1  Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 
1.2  Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 
1.2.1  Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 
1.2.2  Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 
1.3  Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 3 
1.3.1  Thời gian thực hiện đề tài................................................................................. 3 
1.3.2  Về không gian .................................................................................................. 3 
1.3.3  Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3 
1.3.4  Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 3 
1.3.5  Cấu trúc luận văn.............................................................................................. 3 
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 5 
TỔNG QUAN....................................................................................................................... 5 
2.1  Tổng quan về Công ty TNHH SX-TM Sơn Thành................................................. 5 
2.1.1  Giới thiệu chung về Công ty ............................................................................ 5 
2.1.2  Lịch sử hình thành và phát triển công ty .......................................................... 5 
2.1.3  Chức năng và nhiệm vụ của công ty ................................................................ 6 
vi


2.1.4  Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty .................................................................. 7 
2.1.5  Tình hình sử dụng lao động và phúc lợi của công nhân tại công ty ................ 8 
2.1.6  Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010 ....................... 9 
2.2  Tổng quan về tình hình sản xuất và chế biến điều của Việt Nam......................... 11 
2.2.1  Giới thiệu chung về cây Điều ......................................................................... 11 

2.2.2  Ý nghĩa kinh tế của cây Điều ......................................................................... 12 
2.2.3  Tổng quan về tình hình canh tác cây Điều tại Việt Nam ............................... 13 
2.2.4  Hiện trạng về tình hình canh tác cây điều tại tỉnh Bình Phước...................... 14 
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 16 
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 16 
3.1  Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 16 
3.1.1  Khái niệm và đặc điểm về công ty TNHH SX-TM ....................................... 16 
3.1.2  Quy trình thu mua điều nguyên liệu của công ty ........................................... 17 
3.1.3  Quy trình chế biến hạt điều ............................................................................ 18 
3.1.4  Phân loại nhân điều và các chỉ tiêu phân loại nhân điều................................ 18 
3.1.5  Ý nghĩa của kinh doanh chế biến điều đối với phát triển kinh tế của Tỉnh ... 20 
3.1.6  Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tiêu thụ của nhân điều thành phẩm ........... 21 
3.1.7  Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn của công ty ........................................... 22 
3.1.8  Khái niệm về hiệu quả kinh tế xã hội............................................................. 22 
3.2  Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 22 
3.2.1  Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận .................................................. 22 
3.2.2  Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ................................................ 25 
3.2.3  Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội .............................................. 25 
vii


3.2.4  Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 26 
3.2.5  Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 26 
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 27 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................ 27 
4.1  Tình hình sử dụng vốn của công ty và lượng vốn công ty đầu tư trong kinh doanh
chế biến điều. .................................................................................................................. 27 
4.2  Tình hình thu mua điều nguyên liệu và giá điều nguyên liệu qua các năm .......... 30 
4.3  Tình hình chế biến và sản lượng điều nhân được chế biến ................................... 32 
4.4  Hoạch toán các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến điều của

công ty qua các năm ....................................................................................................... 35 
4.4.1  Chi phí nhân công chế biến ............................................................................ 35 
4.4.2  Các loại chi phí sản xuất và chi phí quản lý sản xuất .................................... 41 
4.4.3  Các chi phí khác ............................................................................................. 42 
4.5  Tổng chi phí chế biến của công ty ........................................................................ 44 
4.6  Tình hình biến động doanh thu và lợi nhuận từ chế biến điều ............................. 45 
4.6.1  Doanh thu của công ty.................................................................................... 45 
4.6.2  Tổng doanh thu của công ty qua các năm hoạt động ..................................... 50 
4.6.3  Lợi nhuận từ chế biến tiêu thụ điều của công ty qua các năm nghiên cứu .... 51 
4.7  Tình hình tiêu thụ nhân điều của công ty qua các công ty thu mua khác ............. 53 
4.8  Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong kinh doanh chế biến điều ...... 55 
4.9  Hiệu quả kinh tế xã hội của kinh doanh chế biến điều mà công ty tạo ra ............ 57 
4.10 

Những khó khăn công ty gặp phải trong quá trình thu mua và chế biến điều

nguyên liệu ..................................................................................................................... 58 
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 60 
viii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 60 
5.1  Kết luận ................................................................................................................. 60 
5.2  Kiến nghị ............................................................................................................... 63 

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH SX-TM


Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất – Thương Mại

NN và CN

Nông Nghiệp và Công Nghiệp

NN và PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

CPNCCB

Chi phí nhân công chế biến

CPCNCĐ

Chi phí công nhân chẻ điều

CPCNBVL

Chi phí công nhân bóc vỏ lụa

CPCNPL

Chi phí công nhân phân loại

GĐNLHT

Giá điều nguyên liệu hàng tháng


GTĐNL

Giá trị điều nguyên liệu

KLĐNLHT

Khối lượng điều nguyên liệu hàng tháng

ĐGBQĐNL

Đơn giá bình quân điều nguyên liệu

DT

Doanh thu

CT

Chi phí

LN

Lợi nhuận

HQSDV

Hiệu quả sử dụng vốn

VCSH


Vốn chủ sở hữu

HQKTXH

Hiệu quả kinh tế xã hội

LNCT

Lợi nhuận công ty

TTNCT

Thuế thu nhập công ty

TL

Tiền lương

∑TL

Tổng tiền lương

∑DT

Tổng doanh thu

∑CP

Tổng chi phí


∑VCSH

Tổng vốn chủ sở hữu

∑GTĐNLNTN

Tổng giá trị điều nguyên liệu nhập trong năm

∑KLĐNLNTN

Tổng khối lượng điều nguyên liệu nhập trong năm
x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
 

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng lao động tại công ty trong năm 2010 .................................. 9 
Bảng 2.2 Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ năm 2008-2010................................. 10 
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng vốn của công ty ............................................................. 27 
Bảng 4.2 Tình hình trả vốn vay, lãi vay ..................................................................... 29 
Bảng 4.3 Sản lượng điều nguyên liệu đem chế biến và giá qua các năm .................. 30 
Bảng 4.4 Tổng sản lượng nhân điều chế biến và tiêu thụ .......................................... 33 
Bảng 4.5 Chi phí chẻ điều qua các năm ..................................................................... 35 
Bảng 4.6 Chí phí bóc vỏ lụa qua các năm .................................................................. 38 
Bảng 4.7 Chi phí phân loại ......................................................................................... 40 
Bảng 4.8 Chi phí quản lý sản xuất .............................................................................. 41 
Bảng 4.9 Các loại chi phí khác ................................................................................... 43 

Bảng 4.10 Tổng hợp chi phí của công ty.................................................................... 44 
Bảng 4.11 Doanh thu bán nhân điều qua các năm ..................................................... 46 
Bảng 4.12 Doanh thu bán điều khô qua các năm ...................................................... 48 
Bảng 4.13 Doanh thu bán vỏ điều qua các năm ........................................................ 49 
Bảng 4.14 Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty qua các năm. .................... 50 
Bảng 4.15 Tổng doanh thu của công ty ...................................................................... 50 
Bảng 4.16 Lợi nhuận của công ty trong kinh doanh chế biến điều ........................... 51 
Bảng 4.17 Sản lượng nhân điều và doanh thu bán nhân điều .................................... 54 
xi


Bảng4.18. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty ........................................ 55 
Bảng 4.19 Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động kinh doanh chế biến của công ty . 57 

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ quản lý công ty .................................................................................... 7 
Hình 2.2 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận ................................................................... 10 
Hình 2.3 Quả điều tới kỳ thu hoạch........................................................................... 15 
Hình 4.1 Sản lượng điều nguyên liệu và nhân điều chế biến ..................................... 33 
Hình 4.2 Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận ......................................................... 52 

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1

Đặt vấn đề
Sau ngày 07/11/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức

thương mại thế giới. Sự kiện này đã mở ra một chân trời mới cho nền kinh tế nước ta, đã
thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển trong nền kinh tế nước nhà như công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại, dịch vụ, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Các ngành đều có xu
hướng mở rộng và muốn vươn ra xa để xâm nhập vào thị trường thế giới, chính điều này
đã kéo theo nhu cầu của những tổ chức và cá nhân có vốn đã thành lập công ty và doanh
nghiệp trong nhiều ngành nghề, với xu hướng đó những công ty và nhiều doanh nghiệp
của các ngành nghề đã ra đời góp phần thúc đẩy vào tổng thể nền kinh tế nước nhà lên
thêm một nấp thang mới cho thời kì hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta. Với lĩnh
vực nông nghiệp nước ta nói riêng với việc hội nhập vào nền thương mại thế giới đã tạo
ra nhiều thuận lợi cho nền sản xuất của ngành, nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân về
những mặt hàng nông sản xin giấy kinh doanh để được thành lập, điều này đã góp phần
tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho công nhân địa phương và công nhân
những vùng lân cận khác tạo nguồn thu nhập cho người dân nâng cao chất lượng cuộc
sống đồng thời cũng góp phấn thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà trong một phần nhỏ tổng
thể nền kinh tế nhà nước.
Trong phần nhỏ của nền kinh tế nước nhà những công ty về chế biến hạt điều đã có
sự đóng góp rất lớn trong sự phát triển chung của toàn ngành trong tổng tỷ trọng xuất
khẩu của cả ngành.Với xu hướng đó những Cty chế biến hạt điều đã ra đời trong điều kiện
nền kinh tế mở cửa của nền kinh tế nước nhà. Họ đã góp phần giải quyết nhiều công ăn
việc làm cho nhiều người dân địa phương và người dân ở vùng lân cận khác, đồng thời họ


cũng đóng góp một phần vào nguồn thuế thu nhập của tỉnh, và cũng chính những Cty chế
biến hạt điều này đã trung gian tham gia thực hiện công đoạn sơ chế nhằm gia tăng giá trị

sản phẩm của hạt điều của doanh nghiệp mình đồng thời chính những doanh nghiệp này
cũng góp phần không nhỏ trong tổng tỷ trọng xuất khẩu của ngành điều Việt Nam.
Để tìm hiểu rỏ hơn về tình hình thu mua, chế biến và tiêu thụ nhân hạt điều tại
Công ty TNHH SX-TM Sơn Thành .Được sự cho phép của khoa kinh tế trường Đại Học
NÔNG LÂM Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và sự cho phép của chủ Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất- thương mại Sơn Thành ( TNHH SX-TM Sơn Thành ) cùng với
sự hướng dẫn tận tình của Tiến Sỉ Trần Độc Lập đã giúp em thực hiện đề tài: “Phân tích
thực trạng chế biến và tiêu thụ nhân hạt điều tại Công ty TNHH SX-TM Sơn
Thành”. Để đi tìm hiểu rỏ hơn tình hình hoạt động và tình hình sử dụng vốn của Công ty
qua đó thực hiện đề tài tốt nghiệp cho bản thân.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng chế biến và tiêu thụ nhân hạt điều tại Công ty TNHH SX-TM
Sơn Thành qua các năm từ năm 2008 đến 2010.
Tìm hiểu tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm 2008 đến năm
2010
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn và cơ cấu vốn của công ty.
Tình hình thu mua điều nguyên liệu: Thực trạng đầu vào của hạt điều nguyên liệu,
giá cả của hạt điều thu mua qua các năm.
Qui trình gia công, sơ chế và bảo quản nhân điều thành phẩm .
Tìm hiểu về tình hình đầu ra của nhân điều thành phẩm của công ty
So sánh tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua các năm từ năm
2008 đến năm 2011.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chế biến và tiêu thụ nhân điều tại công ty
2



1.3

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài “Phân tích thực trạng chế biến và tiêu thụ nhân hạt điều tại Công ty TNHH
SX-TM Sơn Thành”.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/2 đến ngày 9/6 năm 2012. Tiến hành thu
thập số liệu thứ cấp từ bộ phận kế toán doanh nghiệp, xử lý số liệu, tổng hợp lại tài liệu từ
năm 2008 đến năm 2010 để hoàn thành đề tài này.
1.3.2 Về không gian
Không gian thực hiện đề tài này là tại Công ty TNHH SX-TM Sơn Thành, khu phố
Phước Thiện, Phường Tân Thiện, Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung và nghiên cứu và thảo luận về:
Cơ cấu vốn kinh doanh và phí sử dụng vốn của Công ty.
Hiệu quả của quá trình sơ chế hạt điều, các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng tiêu
thụ nhân hạt điều của công ty, phương thức ký kết hợp đồng tiêu thụ và giao nhận hàng
hóa của công ty.
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên số liệu thứ cấp về xuất nhập kho và tồn kho điều nguyên liệu
và nhân điều qua các năm từ 2008-2010 của Công ty TNHH SX-TM Sơn Thành.
1.3.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở Đầu
Đặt vấn đề
Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung và phạm vi nghiên cứu

Cấu trúc khóa luận
Chương 2: Tổng quan
3


Tổng quan về đề tài nghiên cứu, tổng quan về công ty nghiên cứu. Tổng
quan về tình hình chế biến và tiêu thụ nhân hạt điều tại Công ty TNHH SX-TM
Sơn Thành.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu, các chỉ tiêu về lợi nhuận
theo lý thuyết, các phương pháp sử dụng xử lí số liệu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh tế.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích các kết quả nghiên cứu, các chỉ tiêu về lợi nhuận theo lý thuyết,
lợi nhuận thu được trong thực tế, những thuận lợi khó khăn mà công ty gặp phải
trong kinh doanh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu rút ra kết luận cho đề tài và cho cả công ty. Đồng
thời đề xuất những kiến nghị cho công ty trong kinh doanh và cuối cùng là tích lũy
kinh nghiệm cho bản thân.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1

Tổng quan về Công ty TNHH SX-TM Sơn Thành


2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
Chủ công ty: Phùng Hữu Sơn
Số chứng minh chủ công ty: 285121677
Tên đăng ký kinh doanh: Công ty TNHH SX-TM Sơn Thành
Địa chỉ: Khu phố Phước Thiện, phường Tân Thiện, Thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình
Phước
Ngành nghề kinh doanh: Thu mua và chế biến hạt điều.
Ngày đăng ký kinh doanh: 16/11/2007
Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: 01/01/2008
Vốn đăng ký kinh doanh: 5.000.000.000 đồng
Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 3800381991
Điện Thoại: 06513881882
Cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: Chi cục thuế Thị Xã Đồng Xoài
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại toàn cầu ngày
07/11/2007, nhận thấy thị trường Việt Nam ngày càng được mở rộng cho các ngành nghề
trong cả nước, ông Phùng Hữu Sơn hiện là giám đốc của công ty TNHH SX-TM Sơn
Thành hiện giờ, đã xin giấy phép của những cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty
Sơn Thành. Ngày 16/11/2007 được sự cho phép của ủy ban kế hoạch tỉnh Bình Phước đã
chính thức cho ra đời công ty TNHH SX-TM Sơn Thành với lĩnh vực kinh doanh chính là
thu mua và chế biến hạt điều. Với số vốn đăng ký kinh doanh là 5.000.000.000 đồng.
5


Công ty được xây dựng trên diện tích 15.000m2. Vốn đầu tư xây dựng ban đầu gần 2 tỷ
đồng với một kho dự trữ điều gần 1.500 tấn và một sân phơi điều khoảng 10.000m2. Công
ty chủ yếu thu mua điều khô sau đó về một phần bán lại để hưởng lợi nhuận từ khoản
chênh lệch giá và một phần giữ lại để công ty chế biến. Công ty Sơn Thành được thành
lập ở tỉnh được mạnh danh là tỷ phủ về ngành điều, nên đầu vào của điều nguyên liệu hầu

nhu được ổn định từ khi hoạt động cho đến giờ, công ty được xây dựng tại khu phố Phước
Thiện, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, với quy mô hơn 100 công nhân, với công
suất hàng năm từ 2.500 đến 3.000 tấn điều khô nguyên liệu. Sự ra đời của công ty TNHH
SX-TM Sơn Thành đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại địa phương, các vùng
lân cạnh quan việc thu mua nguyên liệu đảm bảo đầu ra góp phần ổn định tình hình sản
xuất cây điều tại địa bàn tỉnh, đồng thời cũng đáp ứng việc làm cho hơn 100 lao động tại
địa phương, với mức lương khoảng 1,7 đến 2 triệu đồng/ tháng. Việc thành lập công ty đã
mang lại nhiều thành công được thể hiện qua tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty
từ năm 2008 đến năm 2010. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh bằng những đóng góp
vào hiệu quả kinh tế xã hội.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.3.1 Chức năng của công ty
Chức năng của công ty là thu mua điều nguyên liệu từ những đại lí thu gom hoặc
những nông hộ tại địa phương trong xã, huyện, hoặc các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân
cạnh khác, vì công ty mới thành lập còn non trẻ và với số vốn kinh doanh nhỏ nên những
mối thu mua điều nguyên liệu chủ yếu là trong tỉnh và những tỉnh lân cạnh nhưng cũng
chỉ với số lượng không nhiều lắm.
Tỉnh: Bình Phước, Đăk Nông, ĐăkLắc, Tây Ninh.
Huyện: Bù Gia Mập, Bù Đốp, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú.
Điều nguyên liệu được công ty mua về một phần bán lại cho những doanh nghiệp
chế biến hạt điều hoặc công ty chế biến khác nhưng đa phần là mua về để chế biến thành
nhân điều thành phẩm rồi bán lại như vậy thì sẻ làm tăng giá trị của nhân điều lên và gia
tăng lợi nhuận cho công ty.
6


2.1.3.2 Nhiệm vụ của công ty
Công ty có những nhiệm vụ sau:
 Thu mua điều nguyên liệu
 Bán và cung cấp phần ít điều nguyên liệu cho những công ty, doanh nghiệp trong

tỉnh.
 Bán nhân điều sau khi sản xuất cho những doanh nghiệp và công ty kinh doanh
khác.
 Tìm kiếm, kí kết hợp đồng với những doanh nghiệp, công ty mà công ty mình tiêu
thụ.
 Tìm kiếm các đầu vào mới của điều nguyên liệu.
 Thực hiện kinh doanh theo đúng chức năng và theo quy định pháp luật.
 Thực hiện tốt nghĩa vụ với công nhân và nhà nước.
2.1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty
Công ty được vận hành hoạt động thể hiện qua sơ đồ quản lý dưới đây:
Hình 2.1 Sơ Đồ Quản Lý Công Ty
Giám Đốc

Phòng kinh

Phòng kế toán

doanh

Nhìn vào sơ đồ trên ta cũng có thể hình dung được người có quyền cao nhất là
giám đốc đồng thời cũng chính là chủ công ty, giám đốc là người điều phối chủ yếu trong
công ty, ra lệnh cho phòng kế toán và phòng kinh doanh nhằm thực hiện các nhiệm vụ
của công ty, nhìn chung đây là bộ máy quản lý đơn giản trong công ty chính điều này sẽ

7


giúp cho giám đốc dễ kiểm soát các hoạt động của nhân viên trong công ty nên hiệu quả
sử dụng nhân lực trong công ty tương đối cao.
Giám đốc: là chủ công ty, là người trực tiếp điều hành các phòng ban, giao quyền

cho cấp dưới và đảm bảo những người đó thực hiện đúng công việc được giao. Giám đốc
cũng chính là người đứng ra huy động vốn, huy động nguồn lực, ký duyệt và ban hành
các văn bản. Là người đại diện pháp nhân cho công ty chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ
đối với nhà nước.
Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý kinh doanh tại công ty, trực
tiếp thực hiện các công việc chuyên môn như: Tiếp nhận nguyên vật liệu, chế biến, bảo
quản, thực hiện đúng các quy trình công nghệ được công ty áp dụng, đảm bảo các sản
phẩm do công ty sản xuất ra đạt yêu cầu, thực hiện đúng định mức nguyên vật liệu mà
nhà nước cho phép, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng kế toán: thực hiện các hoạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty,
theo dõi các công nợ, tính toán tiền lương phải trả cho công nhân, các loại chi phí, doanh
thu của công ty trong 1 kỳ kế toán của công ty để tính toán công ty hoạt động lời, lỗ thế
nào, đồng thời thực hiện các chính sách thuế đối với nhà nước, lập báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh (báo cáo tài chính) để nộp cho chi cục thuế trực tiếp trực thuộc.
2.1.5 Tình hình sử dụng lao động và phúc lợi của công nhân tại công ty
2.1.5.1 Tình hình sử dụng lao động
Với đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp việc sử dụng lao động được phân
thành các loại sau:
 Nhân viên văn phòng: được trả lương theo tháng và hưởng các trợ cấp và bảo hiểm
xã hội theo luất định, mức lương trung bình hàng tháng khoảng 2 triệu đồng
 Lao động phổ thong thường trực được trả lương theo tháng với mức lương trung
bình khoảng 1,7 triệu đồng tháng, công việc chủ yếu của họ là phơi, sấy nông sản.
 Lao động phổ thông không thường trực: được tính theo khối lượng sản phẩm thực
hiện. Công việc chủ yếu là bốc xếp nông sản khi nhập xuất kho. vì tính công việc
không thường xuyên nên lương trung bình khoảng 1,5 triệu đồng tháng.
8


 Công nhân chế biến hạt điều: chiếm nhiều nhất trong công ty, công việc của họ là
chẻ điều từ điều nguyên liệu thành nhân điều, họ được hưởng trợ cấp gang tay khi chẻ

điều, mức lương của họ phụ thuộc vào năng lực lao động của mỗi người do đó sẻ trách
được tình trạng lườinhác, ù lì trong sản xuất ảnh hưởng đến tiến độ công việc của công
ty, vì vậy mức lương của công nhân chẻ điều thường giao động trong khoảng 1,8-2
triệu đồng / tháng.
Bảng 2.1 Cơ Cấu Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Trong Năm 2010
Loại hình lao động

Số lượng lao động

Mức lương

( người )

( triệu đồng/người/tháng)

Nhân viên

7

2

Lao động thường trực

10

1,7

Lao động không thường trực

15


1,5

Công nhân chế biến

100

1,8-2
Nguồn: Phòng tài chính kế toán

2.1.5.2 Phúc lợi của công nhân tại công ty
Phúc lợi công nhân tại công ty: do nắm được nhu cầu và thị yếu của người công
nhân trong công ty, nên tới những ngày lễ lớn trong năm công ty thường có những khoản
thưởng cho công nhân như: thưởng tiền mặt, hay một buổi tiệc ăn tại công ty, hoặc là một
chuyến thăm quan khu du lịch cho công nhân, tuy đây là chính sách nhỏ của công ty
nhưng đã đánh trúng vào sở thích và thị yếu của người công nhân, nên chính sách này sẻ
giúp cho công ty níu giữ công nhân của mình ngày càng lâu và gia tăng tay nghề cho công
nhân.
2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển dần theo thời gian cùng với
việc gia tăng sản lượng chế biến qua các năm đã tác động rất lớn đến doanh thu và lợi
nhuận của công ty. Sự biến động doanh thu và lợi nhuận của công ty gắn liền với sự thay
đổi giá cả điều nguyên liệu trên thị trường khi mua vào và giá cả nhân điều thành phẩm
khi công ty bán ra.
9


Bảng 2.2 Tình Hình Doanh Thu Bán Nhân Điều và Lợi Nhuận Từ Năm 2008-2010
Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Doanh thu

Triệu đồng

Lợi nhuận

Triệu đồng

Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu

%

2008

2009

69.226

2010

74.257,6

92.686,1

375,47

796,8


1.235,9

0,5

1,07

1,33

Nguồn: Phòng kế toán + tính toán tổng hợp
Hình 2.2 Biểu Đồ Doanh Thu và Lợi Nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng
100000

92.686

90000
80000
70000

74.257,6

69.226

60000
50000
40000
30000
20000
10000


375,47

1.235,9

796,8

0
2008

2009
Doanh thu

2010

Lợi nhuận

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 có thể thấy tình hình biến động doanh thu và lợi
nhuận của công ty qua các năm hoạt động kinh doanh. Năm 2008 công ty trong năm đầu
bước vào kinh doanh hoạt động chế biến điều nên còn gặp rất nhiều khó khăn nên lợi
nhuận mà kinh doanh chế biến điều của kinh doanh mang lại cho công ty chỉ chiếm 0,5%
trên tổng doanh thu bán nhân điều mà công ty bán được. Khó khăn ban đầu cho những
ngày bước vào kinh doanh chế biến đã tạo nền tảng phát triển cho công ty cho những năm
hoạt động sau này. Lợi nhuận mà công ty thu được được phòng tài chính kế toán thống kê
10


đến cuối năm 2009 đã tăng lên 796,8 triệu đồng tăng 421,34 triệu đồng so với năm 2008
và chiếm 1,07% trên tổng doanh thu của công ty trong năm 2009 tăng 2,14 lần so với năm
2008. Lợi nhuận của công ty không chỉ ngừng ở đó mà tiếp tục gia tăng lên trong năm
hoạt động kinh doanh trong năm 2010 và phần lợi nhuận mà công ty kiếm được trong

năm 2010 là 1.235,9 triệu đồng chiếm 1,33% trên tổng doanh thu mà công ty làm ra trong
năm 2010 tăng 1,24 lần so với năm 2009 và tăng 2,66 lần so với năm 2008. Qua đó ta có
thể thấy rằng trong những năm đầu kinh doanh mà lợi nhuận công ty tạo ra luôn gia tăng
qua các năm hoạt động đó có thể nói là thành công của công ty, tạo nền tảng cho sự phát
triển của công ty cho những năm hoạt động tiếp theo.
2.2

Tổng quan về tình hình sản xuất và chế biến điều của Việt Nam

2.2.1 Giới thiệu chung về cây Điều
Cây điều có tên khoa học là Anacardium thuộc họ Đào lộn hột Ancardiaccae, tên
tiếng anh là Cashew, được tìm thấy tại Brazil vùng nhiệt đới ven biển Nam Châu Mỹ cách
đây khoảng 400 năm.
Cây điều là cây mọc ở vùng nhiệt đới, tán lá thường xanh quanh năm, cây sống lâu
năm có thể tới 30-40 năm hoặc cũng có thể hơn thế nữa. thời gian cho năng suất cao nhất
là từ năm thứ 8 trở đi.
Cây điều có khẳ năng chịu hạn tốt vì vậy rất thích hợp với điều kiện thời tiết và khí
hậu của nước Việt Nam ta.
Bốn yếu tố chính quyết định cho sự sinh trưởng và năng suất của cây điều:
 Lượng mưa: Từ 1000-2000mm/năm, đồng thời chịu mùa khô kéo dài, nếu lượng
mưa dưới 800mm/năm thì năng suất điều sẻ không ổn định.
 Nhiệt độ: Do cây điều mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới nên có thể chịu đựng nhiệt độ
cực đại đến 400C, thích hợp với nhiệt độ trung bình là 27oC, rất nhạy cảm với nhiệt
độ thấp và sương giá.
 Ánh sáng: Độ mây che thích hợp là 2-2,5. Nếu thiếu ánh sáng sâu bệnh sẽ phát
triển mạnh, độ ẩm tối cao 77-68%, tối thấp 40-56%.
11


 Gió: Khi gió lớn sẽ dễ rụng hoa, gãy cành và có thể đổ cây. Thích hợp với tốc độ

gió từ 3-5m/giây để truyền phấn, ít bệnh hại phát triển.
Quả hạt điều gồm có vỏ, quả cứng và nhân. Phần vỏ cứng chiếm khoảng 69% khối lượng
quả, phần nhân chiếm 26%, phần còn lại là vỏ nhân. Tất cả những thành phần nêu trên
điều có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm có giá trị. Trong đó nhân điều
dùng làm thức ăn cho người là một trong những hạt giàu dinh dưỡng, giàu chất béo rất
được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phần vỏ điều được ép lấy dầu dung trong
công nghiệp, còn lại xác vỏ điều dung để làm chất đốt.
Hiện nay Việt Nam đang canh tác 4 loại giống điều khác nhau và sản lượng mỗi loại cũng
khác nhau như: điều Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Úc. Sản lượng trung bình đạt 1,8-2
tấn/ha. Tuy nhiên sản lượng điều cũng có thể thay đổi theo từng năm của ành hưởng của
thời tiết nói chung và cách chăm sóc của người dân nói riêng, trong đó cây điếu xuất sứ từ
Ấn Độ, Thái Lan, Úc cho sản lượng và chất lượng tốt hơn.
2.2.2 Ý nghĩa kinh tế của cây Điều
Vào thời điểm tháng 7/2011 Việt Nam đang đứng thứ I về xuất khẩu nhân điều trên
thế giới, nhưng để giữ được vị trí này rất khó vì diện tích trồng điều của Việt Nam ngày
càng giảm dần. Nếu ổn định và phát triển ngành điều sẻ góp phần vào việc thực hiện một
số mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển
theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đồng thời kéo theo sự phát triển của một số ngành chế
biến, sản xuất, thượng mại về sản phẩm nhân điệu.
Điều là cây cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm điều có giá trị xuất khẩu thu ngoại
tệ cho đất nước.
Việc phát triển và đi dần vào ổn định của ngành sản xuất điều sẻ góp phần giải
quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại
nông thôn, vốn là những người có trình độ chưa cao. Từ đó đã tạo thu nhập ổn định cho
người nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.
Khi ngành điều phát triển theo đúng tiềm năng của nó, nó sẻ trực tiếp giải quyết và
bố trí lại cơ cấu cây trồng ở các địa phương, giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu
12



×