Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG LÚA THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CAI LẬY – TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.72 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ KIM THE

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG LÚA THEO TIÊU CHUẨN
GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CAI LẬY – TIỀN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ KIM THE

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG LÚA THEO TIÊU CHUẨN
GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CAI LẬY – TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG LÚA THEO TIÊU
CHUẨN GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CAI LẬY – TIỀN GIANG” do NGUYỄN THỊ
KIM THE sinh viên khóa 34 ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG thực
hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày_______________________.

TS.Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn

______________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_______________________
Ngày

tháng

năm

Tháng


Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Con thành kính cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con thành người, trở
thành người có ích cho xã hội. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị đã động
viên và giúp đỡ em vượt qua những lúc khó khăn.
Xin cảm ơn các quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang để em bước vào
đời.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế. Đặc
biệt là Thầy Đặng Thanh Hà, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn chú Nguyễn Văn Nhi - chủ tịch xã Mỹ Thành Nam, chú Trương
Văn Bảy – chủ nhiệm hợp tác xã Mỹ Thành đã giúp đỡ tận tình và cung cấp số liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu trong quá trình con thực tập tại địa bàn xã Mỹ Thành
Nam.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã động viên và giúp đỡ trong suốt thời
gian học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh

Sinh viên
Nguyễn Thị Kim The


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM THE. Tháng 06 năm 2012. “Phân Tích Các Yếu Tố ảnh
Hưởng Đến Việc Phát Triển Mô Hình Trồng Lúa Theo Tiêu Chuẩn Global Gap
Tại Huyện Cai Lậy – Tiền Giang”.
NGUYEN THI KIM THE. June 2012. “Analyzing The Factors Influencing
Development Of The Growing Rice Model According Global Gap Standard At
Cai Lay, Tien Giang”.
Đề tài đã tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và điều tra 80 hộ nông dân thuộc địa
bàn 2 xã Mỹ Thành Nam và Mỹ Thành Bắc huyện Cai Lậy – Tiền Giang (bao gồm 40
hộ nông dân trồng lúa theo tiêu chuẩn Global Gap và 40 hộ nông dân trồng lúa
thường) .
Sau khi phân tích, tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình trồng
lúa, đề tài cho thấy thu nhập trung bình của nhóm hộ trồng lúa theo tiêu chuẩn Global
Gap (3.314.598 đồng) cao hơn thu nhập trung bình của nhóm hộ trồng lúa thường
(2.307.965 đồng) tính trên 1000m2/ vụ lúa Đông Xuân 2011-2012 là 1,436 lần. Đồng
thời, đề tài đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất lúa, cho thấy lượng phân bón, lượng thuốc BVTV và việc có hay
không có tham gia mô hình TLTG là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa.
Cũng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đề tài đã xác định các yếu tố ảnh hưởng
quyết định chấp nhận tham gia mô hình TLTG, kết quả phân tích cho thấy độ hài lòng
của người dân về giá lúa Gap có tác động mạnh nhất, tiếp đến là mức độ hiểu biết của
người dân về kỹ thuật canh tác lúa Gap, trình độ cũng ảnh hưởng đến quyết định tham
gia. Ngoài ra, còn một số lý do khách quan khác ảnh hưởng đến quyết định tham gia
mô hình.
Cuối cùng, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển mô
hình trồng lúa theo tiêu chuẩn Global Gap tại địa phương.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Bố cục luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4


1.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

1.2.1. Vị trí địa lý và hành chánh

6

1.2.2.Khí hậu và thời tiết

6

1.2.3. Địa hình

7

1.2.4. Dân cư và dân số

7

2.2.5. Kinh tế - văn hóa – xã hội

9

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận


13
13

3.1.1. Sản xuất nông nghiệp bền vững GAP

13

3.1.2. Tham gia “bốn nhà” phát triển nông thôn Việt Nam

16

3.1.3. Khái niệm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh
tế

20
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:

21

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả:

21


3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

22

3.2.4. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

22

CHƯƠNG 4 KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất lúa GlobalGap tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

27
27

4.1.1. Quá trình đi đến thực hiện mô hình GlobalGap trên cây lúa tại
huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

27

4.1.2. Tình hình thực hiện sản xuất lúa GlobalGAP tại huyện Cai Lậy
tỉnh Tiền Giang

28

4.2. Đặc điểm của hộ điều tra

31

4.2.1. Trình độ học vấn của chủ hộ


31

4.2.2. Độ tuổi của chủ hộ

33

4.2.3. Số nhân khẩu

33

4.2.4. Diện tích đất canh tác

34

4.2.5. Thu nhập của chủ hộ

35

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa

36

4.3.1. Ước lượng các thông số của mô hình hàm năng suất lúa trong một
vụ của các hộ dân

36

4.3.2. Kiểm định mô hình


37

4.3.3. Kiểm định các vi phạm của mô hình

38

4.3.4. Nhật xét chung về mô hình

38

4.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn Global
Gap và trồng lúa thường

40

4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng mô hình TLTG

43

4.5.1. Xác định mô hình

43

4.5.2. Kết quả ước lượng các thông số trong mô hình

43

4.5.3. Kiểm định mô hình

44


4.5.4. Tác động biên

45
vi


4.5.5. Một số đề xuất nhằm phát triển mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn
Global Gap

46

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1.Kết luận

48

5.2. Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CSVC

Cơ Sở Vật Chất

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

FAO

Tổ Chức Lương Thực Thế Giới

HTX

Hợp Tác Xã

NN và PTNN

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

T.p HCM


Thành Phố Hồ Chí Minh

TCCN/CĐ/ĐH

Trung Cấp Chuyên Nghiệp/Cao Đẳng/Đại Học

THCS

Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

TLTG

Trồng Lúa Theo Tiêu Chuẩn Global Gap

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WTO

Tổ chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống Kê Dân Số Huyện Cai Lậy

8

Bảng 3.1. Bảng Kỳ Vọng Dấu Mô Hình Hàm Năng Suất

24

Bảng 3.2. Bảng Kỳ Vọng Dấu Mô Hình Logictis

26

Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ

32

Bảng 4.2. Độ Tuổi Của Chủ Hộ

33

Bảng 4.3. Số Nhân Khẩu Của Chủ Hộ

34

Bảng 4.4. Diện Tích Đất Trồng Lúa Của Các Hộ


35

Bảng 4.5. Thu Nhập Của Chủ Hộ

35

Bảng 4.6. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Qui

37

Bảng 4.7.Kết Quả Kiểm Định P-Value Với Mức Ý Nghĩa 10% Và Dấu Ước Lượng
Của Các Biến.

39

Bảng 4.8. Bảng So Sánh Chi Phí Bình Quân/1000m2/Vụ Giữa 2 Mô Hình Trồng Lúa 40
Bảng 4.9. Bảng So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trung Bình/ 1000m2 Vụ Đông Xuân
2011-2012 Giữa Hai Mô Hình Trồng Lúa

42

Bảng 4.10. Kết Quả Ước Lượng Hồi Quy Mô Hình Logistic

44

Bảng 4.11 : Kết Quả Kiểm Định P-Value Với Mức Ý Nghĩa 10% Và Dấu Ước Lượng
Của Các Biến

44


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Bản Đồ Hành Chính Của Huyện Cai Lậy

x

12


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Kết Xuất Eviews Mô Hình Ước Lượng Hàm Năng Suất Lúa Vụ Đông
Xuân 2011 – 2012
Phụ Lục 2. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Giữa Các Biến Giải Thích (Biến Phân Bón)
Phụ Lục 3. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Giữa Các Biến Giải Thích (Biến Thuốc
BVTV)
Phụ Lục 4. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Giữa Các Biến Giải Thích (Biến Giống)
Phụ Lục 5. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Giữa Các Biến Giải Thích (Biến Lao Động)
Phụ Lục 6. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Giữa Các Biến Giải Thích (Biến Khuyến
Nông)
Phụ Lục 7. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Giữa Các Biến Giải Thích (Biến Kinh
Nghiệm)
Phụ Lục 8. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Giữa Các Biến Giải Thích (Biến Mô Hình)
Phụ Lục 9. Kiểm Định White Của Hô Hình Ước Lượng Hàm Năng Suất Lúa
Phụ Lục 10. Kiếm Định Lm Hiện Tượng Tự Tương Quan Của Mô Hình Hàm Năng
Suất
Phụ Lục 11. Khấu Hao CSVC Của Hộ Tham Gia Mô Hình TLTG

Phụ Lục 12. Kết Xuất Eview Mô Hình Logistic
Phụ Lục 13. Bảng Phòng Vấn Hộ Nông Dân

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng
nông thôn và hơn 75% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp. Trong đó sản xuất lúa gạo đóng vai trò chủ đạo, không chỉ cung cấp cho nhu
cầu nội địa mà còn xuất khẩu. Là nước xuất khẩu gạo thứ hai nhưng hiện nay Việt
Nam vẫn chưa có bất kỳ thương hiệu gạo nào trên thị trường Quốc Tế (Kim Kha,
2011). Vì vậy, nước ta cần phải có chiến lược cải thiện các biện pháp canh tác lúa
truyền thống nhằm phát triển cho gạo có thương hiệu và thế đứng trên thị trường trong
nước cũng như trên thế giới, đem lại lợi ích cho người nông dân, môi trường, làm cho
đất nước ngày càng giàu mạnh…phù hợp với xu thế mới – mục tiêu phát triển bền
vững.
Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO. Do đó, đối với nền sản xuất nông
nghiệp, để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường các nước, đặc biệt là những thị
trường khó tính như Mỹ, châu Âu thì xu hướng thế giới đòi hỏi sản xuất phải an toàn,
bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người lao động, an toàn
cho môi trường và truy nguyên nguồn gốc. Đó cũng chính là những tiêu chuẩn của
Global Gap. Global Gap (Global Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu. Áp dụng GlobalGap vì năng suất và chất lượng, vì
lợi ích của người lao động do môi trương làm việc an toàn. Nó phù hợp với yêu cầu
của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Do đó,
để cải thiện đời sống nhờ vào hạt lúa, một trong những giải pháp đó là người nông dân

phải thực hiện sản xuất theo quy trình Global Gap (Nguyễn Thị Minh Lý, 2010).
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 12/2/2009, HTX Mỹ Thành ở xã Mỹ
Thành Nam huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (một trong những tỉnh nông nghiệp thuộc


khu vực đồng bằng sông cửu Long có diện tích trồng lúa khá lớn) đã chính thức đón
nhận giấy chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, đánh dấu một bước tiến mới rất quan
trọng trong sản xuất lúa ở nước ta. Khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP trong sản xuất
lúa sẽ làm cho năng suất lúa tăng hơn và phẩm chất gạo tốt hơn nhờ áp dụng các giống
lúa có năng suất và chất lượng cao cho xuất khẩu cũng như kỹ thuật canh tác hướng
vào giảm chi phí đầu tư nhằm hạ giá thành và tăng thu nhập cho nông dân. Điều quan
trọng khi tổ chức việc sản xuất lúa theo GlobalGAP là có sự liên kết “4 nhà” và được
bao tiêu sản phẩm. Nhờ thế, nông dân không phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm, không
bị thương lái ép giá vì toàn bộ số lúa làm ra đã được Công ty ADC bao tiêu với giá cao
hơn thị trường 20% (Phan Dũng, 2009). Mặc dù vậy, từ năm 2009 đến nay tính trong
phạm vi của tỉnh, mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn Global GAP vẫn chưa phổ biến tại
các xã lân cận. Như vậy, nguyên nhân nào làm cho mô hình này không thể phát triển
rộng khắp?Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chấp nhận tham gia mô hình của người
dân? Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển mô hình trồng lúa
theo tiêu chuẩn Global Gap tại Huyện Cai Lậy – Tiền Giang” giúp giải quyết
những vấn đề nêu trên và định hướng các chính sách nhằm phát triển mô hình tại Tiền
Giang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển mô hình trồng lúa theo tiêu
chuẩn Global Gap tại Huyện Cai Lậy – Tiền Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất và triển khai mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn
Global Gap tại tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa.

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn Global Gap
và mô hình trồng lúa thường.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận mô hình trồng lúa
theo tiêu chuẩn Global Gap của nông hộ.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình trồng
lúa theo tiêu chuẩn Global Gap tại địa phương.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại xã Mỹ Thành Nam và xã Mỹ Thành Bắc
huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Tiến hành phóng vấn điều ta 80 hộ nông dân, trong đó
40 hộ trồng lúa theo tiêu chuẩn Global Gap và 40 hộ trồng lúa không theo tiêu chuẩn
GloBal Gap.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012.
1.4. Bố cục luận văn
Đề tài gồm 5 phần chính như sau: Chương 1 là chương mở đầu: giới thiệu vấn
đề để cho thấy sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể sẽ được giải quyết trong phạm vi của đề tài, giới thiệu phạm vi nghiên cứu và trình
bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2 là chương tổng quan: giới thiệu về các tài liệu,
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương 3 là chương nội dung và
phương pháp nghiên cứu: nêu lên các cơ sở lý luận mà dựa vào đó, đồng thời cùng với
các phương pháp, phương thức của quá trình thực hiện được nêu lên trong chương 3
này để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chương 4 là chương kết quả nghiên cứu và thảo
luận: trình bày các kết quả nghiên cứu của quá trình đi điều tra thực tế thu được, giải
quyết các mục tiêu của đề tài. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nguyễn Thị Kim Chi, 2010. “Đánh giá lợi ích của việc áp dụng Global GAP
đối với nông dân sản xuất lúa Huyện Cai Lậy – Tiền Giang”. Khóa luận tốt nghiệp
chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi trường, Đại học Nông Lâm, T.p HCM đã đánh
giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn Global Gap tại huyện Cai
Lậy – Tiền Giang. Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ sản xuất lúa (30
hộ có áp dụng Global Gap tại HTX Mỹ Thành và 30 hộ sản xuất thường tại xã Mỹ
Đức Tây) thuộc huyện Cai Lậy. Đồng thời, sử sụng phương pháp phân tích (thống kê,
so sánh, phân tích hồi quy) để tiến hành so sánh một số chỉ tiêu giữa 2 nhóm, và đánh
giá lợi ích của việc áp dụng Global Gap. Thực tế cho thấy việc áp dụng mô hình theo
tiêu chuẩn Global Gap giúp người dân giảm được chi phí biến đổi đầu vào trung bình
113.595,1 đồng so với sản xuất thường. Giá lúa cao hơn thị trường 20%, lợi nhuận
bình quân/vụ thu được cao hơn 60% so với sản xuất thường. Ngoài ra, người nông dân
có thể giảm được chi phí sức khỏe từ việc sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản
xuất lúa là 22.391 đồng/ người/ vụ.
Huỳnh Công Chất, 2008. “Đánh già hiệu quả kinh tế của cây lúa chất lượng
cao tại xã Tân Hội Đông Huyện Châu Thành – Tiền Giang”. Luận văn tốt nghiệp cử
nhân phát triển nông thôn, ĐH Nông Lâm, T.p HCM. Đề tài phân tích các yếu tố sản
xuất, năng suất và giá bán sản phẩm, chỉ ra được ưu điểm và triển vọng của lúa chất
lượng cao tại địa phương. Tuy nhiên, đề tài chưa chứng minh được vì sao còn nhiều hộ
và một số diện tích còn sản xuất lúa thường, mặc dù biết hiệu quả thấp hơn. Đề tài
cũng chưa làm rõ một số vấn đề về quy mô diện tích phù hợp; khả năng về vốn, kỹ
thuật, tiêu thụ sản phẩm (ổn định đầu ra).



Nguyễn Minh Hào, 2004. “Ứng dụng chính sách thuế để giảm sử dụng thuốc
BVTV hóa học tại xã Phước Trung, Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Luận văn tốt
nghiệp kinh tế, ĐH Nông Lâm,Tp HCM. Nghiên cứu này, một phần xác định mức độ
thiệt hại của thuốc bảo vệ thực vật lên diện tích trồng lúa, chi phí sức khỏe, năng suất
trồng lúa của các hộ dân. Đề tài giả định đường thiệt hại về diện tích trồng lúa là
đường tuyến tính,thể hiện mối quan hệ giữa mức thiệt hại với lượng thuốc sử dụng
bằng cách cố định các biến khác, ta có giả định như sau: nếu giảm 34% lượng thuốc
BVTV hóa học sử dụng thì lượng thiệt hại cũng giảm 34% với thiệt hại trên 1 ha diện
tích trồng lúa 1.9 triệu đồng. Thiệt hại sẽ làm giảm đươc là 1 triệu đồng x 34%=0.65
triệu đồng/ha.
Võ Thị Thúy Vẫn, 2010. “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Global
GAP đối với ngành hàng lúa gạo trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Luận
văn tốt nghiệp Khoa tại Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần
Thơ. Đề tài tập trung tìm hiểu tiến trình phát triển và qui trình thực hiện để đạt được
tiêu chuẩn Global GAP, qua đó xác định đóng góp của “bốn nhà”. Nghiên cứu này
cũng tập trung phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của những hộ tham gia sản xuất theo
tiêu chuẩn Global GAP với những hộ sản xuất bên trong và ngoài HTX, của những hộ
sản xuất trước và sau GAP. Quá trình phát triển của HTX và qui trình thực hiện để đạt
được tiêu chuẩn Global GAP là một quá trình lâu dài và có bước đi phù hợp. Để đạt
được tiêu chuẩn Global GAP phải tuân thủ 211 điểm kiểm soát từ khâu sản xuất, xay
xát, lau bóng và đóng gói gạo. Qua đó, xác định vai trò của từng nhà. Nhà nước xây
dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, tìm thị trường,...; Nhà khoa
học tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu các giống lúa
mới,...; Nhà doanh nghiệp hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân,...; Nhà
nông tuân thủ qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, ký kết hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm với doanh nghiệp,...Bên cạnh đó, việc phân tích và so sánh các chỉ tiêu kinh
tế cho thấy những hộ tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP đạt hiệu quả cao
hơn so với những hộ sản xuất bên trong và ngoài HTX, những hộ sản xuất trước khi vào
GAP.
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc

phát triển mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn Global Gap tại Huyện Cai Lậy, Tiền
5


Giang. Vì vậy, đề tài này được thực hiện trên cơ sở định hướng tham khảo các nghiên
cứu trên.
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý và hành chánh
Cai Lậy là một trong mười đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang, trong đó thị
trấn Cai Lậy là đô thị quan trọng thứ ba sau thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, là
đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện phía Tây và là cửa ngõ giao lưu
với các tỉnh trong khu vực gồm Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang. Trung tâm huyện
cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30 km, với quốc lộ 1A xuyên qua giữa huyện, nối liền
thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, lại có tỉnh lộ 868, 868B,
874B, 865, 864, 875 chạy qua. Về đường thủy, ngoài nhánh sông Tiền, sông Ba Rài là
tuyến huyết mạch quan trọng chạy qua địa phận huyện, còn phải kể đến hệ thống kinh
rạch chằng chịt có mật độ cao, tạo thuận lợi cho việc giao thông đi lại của nhân dân
trong huyện.
Về ranh giới hành chính, phía Bắc giáp huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) và
huyện Tân Phước; phía Nam giáp sông Tiền, đối diện huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre)
và một phần của tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Cái Bè; phía Đông giáp huyện
Châu Thành và Tân Phước.
Tọa độ địa lý: Huyện Cai Lậy nằm trong giới hạn tọa độ: từ 105059’57’’ đến
106012’19’’ kinh độ Đông và từ 10017’25’’ đến 10023’08’’ vĩ độ Bắc. Toàn huyện có
27 xã và một thị trấn, với tổng diện tích 436.2 km2 (niên giám thống kê huyện Cai Lậy,
2010).
1.2.2.Khí hậu và thời tiết
Huyện Cai Lậy nằm trong khu vực ảnh hưởng chế độ khí hậu chung của miền
Tây Nam Bộ, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm

27.90C, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (28-320C), thấp nhất vào tháng 12 và tháng 01
(22-250C). Ẩm độ bình quân là 79.2% và thay đổi theo mùa. Lượng mưa trung bình
hàng năm là 1.200 mm, tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa cao nhất, còn tháng 2 hầu
như không có mưa. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ sông
Tiền, có chất lượng tốt. Hàng năm khi lũ về mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp cho
6


đồng ruộng, nên vụ Đông Xuân thường cho năng suất cao. Cai Lậy có hiện tượng thiếu
nước vào mùa khô và thừa nước vào mùa mưa cùng với sự ảnh hưởng của lũ. Cả hai
trường hợp này chỉ có thể khắc phục bằng biện pháp thủy lợi cùng với hệ thống đê bao
chống lũ.
1.2.3. Địa hình
Huyện có 3 loại đất chính:(1) Đất phù sa ngọt: có diện tích 34.748 ha, chiếm
83.36% diện tích đất tự nhiên, phân bố hầu hết diện tích đất nông nghiệp của huyện.
Hằng năm được bồi đắp phù sa từ nguồn nước sông Tiền và lũ từ Đồng Tháp Mười đổ
về; (2) Đất phèn: diện tích 6.048 ha, chiếm 14.05%. Diện tích đất tự nhiên của vùng
này có tầng phèn xuất hiện ở độ sâu 50cm - 100cm được phân bố dọc theo kênh
Nguyễn Văn Tiếp thuộc các xã Phú Cường và Mỹ Thạnh Đông. Đất giàu chất hữu cơ
nhưng chưa được phân hủy, lượng độc chất còn tương đối cao. Vùng này đã được cải
tạo bằng thủy lợi nên năng suất lúa khá cao. Ngoài ra, đất phèn còn rải rác ở các xã
như Long Tiền, Long Khánh, Hiệp Đức, Tân Bình,… (3) Đất cát: diện tích 850 ha,
chiếm 2.04% diện tích đất tự nhiên phân bố ở khu vực Giồng Cát Nhị Mỹ, Nhị Quí,
Tân Hội, Tân Phú, Phú Quí. Hiện đã được trồng cây ăn trái chủ yếu là nhãn.
1.2.4. Dân cư và dân số
Thống kê dân số Cai Lậy phân theo giới tính, theo thành thị và nông thôn qua
các năm:

7



Bảng 2.1. Thống Kê Dân Số Huyện Cai Lậy
Phân theo giới tính
Năm

Phân theo thành thị, nông thôn

Tổng số
Nữ

Nam

Thành thị

Nông
thôn

2005

308.284

148.592

159.692

25.875

282.409

2006


308.716

148.925

159.791

26.418

282.298

2007

306.481

148.030

158.451

26.217

280.264

2008

306.055

148.041

158.014


26.266

279.789

2009

306.751

151.628

155.123

24.262

282.489

2010

306.694

151.600

155.094

24.258

282.436

Niên giám thống kê Huyện Cai Lậy , 2010

Do đặc điểm cư trú theo địa hình như ven sông rạch, trên giồng cát và cư trú
theo trục lộ giao thông… nên mật độ dân số không đồng đều. Theo số liệu năm 2010,
huyện Cai Lậy có 27 xã và 1 thị trấn, với số dân là 306.694 người, mật độ dân số Cai
Lậy 703 người/km2, trong đó mật độ cao nhất là thị trấn Cai Lậy là 3.850 người/km2,
kế đến là vùng đất giồng xã Nhị Quý 1.311 người/km2. Mật độ thấp nhất là xã Phú
Cường 389 người/km2 (Niên giám thống kê Huyện Cai Lậy, 2010).
Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số huyện Cai Lậy có chiều hướng giảm dần do tỉ lệ sinh
cũng như tỉ lệ chết giảm. Trong đó, tỉ lệ sinh giảm mạnh hơn những năm qua. Đây là
kết quả của những chương trình , biện pháp vận động, giáo dục trong nhân dân về ý
nghĩa của kế hoạch hóa dân số, sinh đẻ có kế hoạch, vệ sinh phòng bệnh, nuôi dạy con
cái,… nhằm đưa tỉ lệ này xuống mức hợp lý.
Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: năm 2005 toàn huyện có 180.698 người
trong độ tuổi lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 148.803 người , năm 2008
tổng lao động tăng lên 185.491người , lao động nông nghiệp cũng tăng lên với
150.127 người, đến năm 2010 con số này là 185.499 người và lao động nông nghiệp là
148.994 người cho thấy lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng giảm không
8


đáng kể. Trong khi đó, ở các ngành nghề khác thì chỉ có lĩnh vực công nghiệp chế biến
theo hướng tăng cao, như năm 2005 là 4.305 người, đến năm 2010 có 6.452 người.
Điều đó nói lên rằng kinh tế của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp và
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khá chậm.
2.2.5. Kinh tế - văn hóa – xã hội
Về Nông nghiệp, tiếp tục xác định là Huyện trọng điểm về lúa và cây ăn trái
của tỉnh Tiền Giang, xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, do vậy
trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư và
có bước đi vững chắc, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển đúng hướng.
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 là 69.907,0 ha, trong đó diện tích trồng lúa
chiếm 48.918,4 ha, với năng suất trung bình của 3 vụ là 60,47 tạ/ha tổng sản lượng đạt

287.369,82 tấn (Phòng NN và PTNT Huyện Cai Lậy,2011).
Ngoài ra, Cai Lậy còn có một vùng rộng lớn những vườn cây ăn trái: cam, quýt,
chôm chôm, nhãn.... Năm 2011, diện tích cây ăn trái của huyện đạt 18.4511ha (có
14.3222 ha vườn chuyên canh) cung cấp cho thị trường trong nước và có xuất khẩu
(Báo cáo sản xuất nông nghiệp Huyện Cai Lậy, 2011).
Kinh tế thủy sản phát triển ở bốn lĩnh vực: khai thác; nuôi trồng; sản xuất cá
giống và dịch vụ. Năm 2011, tổng diện tích nuôi đạt 1.450 ha, trong đó có 450 ha a
diện tích ương cá giống, diện tích nuôi cá tra xuất khẩu là 79,59 ha. Sản lượng nuôi đạt
33.500 tấn, sản lượng khai thác đạt 795 tấn (Báo cáo sản xuất nông nghiệp Huyện Cai
Lậy, 2011).
Về lĩnh vực công nghiệp, tính đến năm 2010 trong nước hiện có 1466 cơ sở sản
xuất công nghiệp lớn nhỏ với giá trị sản xuất đạt 873.411 triệu đồng, trong đó ngành
công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 1436 cơ sở đạt giá trị sản xuất là
869.360 triệu đồng (niên giám thống kê Huyện Cai Lậy,2010).
Về thương mại dịch vụ, toàn huyện có 24/28 xã-thị trấn có chợ. Các chợ gắn
với các trung tâm – thị trấn, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
nông sản, hàng tiêu dùng và các dịch vụ sản xuất, sinh hoạt đa dạng, phong phú, đã
làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay. Ngành thương mại và dịch vụ có 4.045 cơ sở.
Trong đó có 5 cơ sở tập thể, vốn đầu tư bình quân là 0,1 tỷ đồng; 118 DNTN vốn đầu
tư bình quân 0,3-0,8 tỷ đồng; 3.917 cơ sở hộ cá thể, vốn đầu tư bình quân 2-5 triệu
9


đồng và 5 công ty cổ phần, vốn đầu tư bình quân 0,5 tỷ đồng. Thương mại dịch vụ
phát triển nhanh trong những năm gần đây, tổng giá trị sản xuất chiếm 33,22% trong
cơ cấu kinh tế, tăng bình quân 10,88% (niên giám thống kê Huyện Cai Lậy, 2010).
Cùng với phát triển kinh tế, huyện Cai Lậy đang từng bước đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng. Năm 2010,toàn huyện đã đầu tư xây dựng được 258 công trình, trong đó
đường láng nhựa 07 công trình với chiều dài 11,717 km; đường dal chính và đường dal
phụ 202 công trình với chiều dài 110,39 km; nâng nền đường 07 tuyến với chiều dài

15,114 km, xây dựng 09 cầu bê tông cốt thép với tổng chiều dài 168 m và nâng cấp 07
công trình giao thông khác với chiều dài 4,524 km. Tổng kinh phí đầu tư là 31,879 tỷ
VNĐ, trong đó vốn nhân dân đóng góp 13,279 tỷ VNĐ, chiếm 41,65%. Ngoài ra, bằng
nguồn vốn ngân sách đầu tư của tỉnh và huyện đã xây dựng được 15 tuyến đường liên
xã với chiều dài 77,412 km và xây dựng mới 95 cầu các loại với chiều dài 2.465 m,
tổng kinh phí đầu tư 66,794 tỷ VNĐ (Niên giám thống kê Huyện Cai Lậy, 2010).
Hoạt động tín dụng ngân hàng: Hoạt động ngân hàng tại huyện những năm gần
đây phát triển rất nhanh, ngoài mạng lưới giao dịch của ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn gồm trụ sở chính chi nhánh huyện Cai Lậy, còn có các điểm thị
trấn Cai Lậy, phòng giao dịch Long Tiên, phòng giao dịch Mỹ Phước Tây. Bên cạnh
đó, nhiều ngân hàng cũng mở đơn vị chi nhánh và phòng giao dịch đóng tại thị trấn
Cai Lậy như ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đông Á
(DongA bank), ngân hàng Công thương… Các ngân hàng hoạt động nhiều loại dịch vụ
đa dạng, thực hiện nhiều loại giao dịch từ máy ATM, dịch vụ kiều hối; dịch vụ tài
khoản, bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ; cho vay,
gồm: cho vay kinh doanh, cho vay sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, cho vay thực
hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác, cho vay tiêu dùng… Đặc
biệt, huyện Cai Lậy có thêm ngân hàng chính sách giải quyết cho vay các chương trình
xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ học phí sinh viên…
Ngành giáo dục huyện Cai Lậy không ngừng phát triển về số lượng và chất
lượng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư đúng mức, đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Tính đến tháng 11-2009, Cai Lậy hiện có 8
10


trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở (THCS) và 1 trường trung học phổ thông
(THPT) đạt chuẩn quốc gia, trong đó Trường THCS Tam Bình và Trường THPT Đốc
Binh Kiều là 2 đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn sớm nhất

trong tỉnh và cả nước.

11


Hình 2.1.Bản Đồ Hành Chính Của Huyện Cai Lậy

Nguồn: www.tiengiang.gov.vn

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm về Gap
GAP là gì?
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) là những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ,
thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,
hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử
dụng (FAO, 2003).
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất
đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng
ruộng và vận chuyển sản phẩm,... nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục
đích đảm bảo: An toàn cho thực phẩm; An toàn cho người sản xuất; Bảo vệ môi
trường; Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm (FAO, 2003).
Các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP

Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh
hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường thông qua việc:
- Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM).
- Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM).
- Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản
phẩm.
Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tiêu


×