Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

XÂY DỰNG ĐƯỜNG CẦU NƯỚC SẠCH VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC CUNG CẤP VÀ CẢI THIỆN NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ KIM THU

XÂY DỰNG ĐƯỜNG CẦU NƯỚC SẠCH VÀ MỨC SẴN LÒNG
TRẢ CHO VIỆC CUNG CẤP VÀ CẢI THIỆN NƯỚC SẠCH
TẠI HUYỆN PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ KIM THU

XÂY DỰNG ĐƯỜNG CẦU NƯỚC SẠCH VÀ MỨC SẴN LÒNG
TRẢ CHO VIỆC CUNG CẤP VÀ CẢI THIỆN NƯỚC SẠCH
TẠI HUYỆN PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

Ngành : Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Giáo Viên Hướng Dẫn : T.S. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG ĐƯỜNG
CẦU NƯỚC SẠCH VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC CUNG CẤP VÀ CẢI
THIỆN NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN” do NGUYỄN
THỊ KIM THU, sinh viên khóa 2008 – 2012, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________________.

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày
tháng
năm
Ngày

tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại 4 năm học tập dưới ngôi Trường Đại Học
Nông Lâm TPHCM. Những kiến thức mà tôi đã tích lũy được trong suốt quá trình học
tập là hành trang vững chắc giúp tôi bước vào đời. Để có được kết quả như ngày hôm
nay, tôi xin:
Đầu tiên, con xin gởi đến Cha, Mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo điều
kiện để con được học tập với lòng biết ơn sâu sắc.
Em trân trọng kính gởi lòng biết ơn chân thành đến Quý Thầy Cô, đặc biệt là
Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại
Trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Đặng Thanh Hà, đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cám ơn các anh, chị công tác tại Phòng Tài Nguyên – Môi Trường và anh Hệ,
công tác tại nhà máy nước đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè
đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi khi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Thu


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM THU. Tháng 06 năm 2012. “Xây Dựng Đường Cầu

Nước Sạch Và Mức Sẵn Lòng Trả Cho Việc Cung Cấp Và Cải Thiện Nước Sạch
Tại Huyện Phú Quý, Tỉnh Bình Thuận”.
NGUYỄN THỊ KIM THU. June 2012. “Estimating The Demand For Clean
Water And The Willingness To Pay For The Supply And Improvement Of Clean
Water in Phu Quy District, Binh Thuan Province”
Đề tài xây dựng đường cầu nước sạch và mức sẵn lòng trả cho việc cung cấp và
cải thiện nước sạch tại huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.Với nguồn số liệu từ cuộc
điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ dân trên địa bàn huyện Phú Quý, đề tài đã xây
dựng được mô hình đường cầu nước sạch cá nhân (theo giá) trong sinh hoạt dưới dạng
hàm Cobb-Douglas: QD = 27,47 * GN-0,94. Qua đó, xác định đường tổng cầu nước sạch
trên địa bàn Huyện là: QD = 149.409 * GN-0,94.
Ứng dụng kết quả đường cầu và xác định đường cung bền vững (QS = 15.000),
đề tài đã xác định được giá nước tối ưu là 11,580đ/m3.
Đề tài cũng tìm hiểu về mức sẵn lòng trả trung bình và các yếu tố ảnh hưởng
đến mức sẵn lòng trả cho việc cung cấp và cải thiện nước sạch tại địa phương. Từ kết
quả thực tế, mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình nơi đây là 5,850 đồng/m3 nước sạch,
cao hơn mức giá nước quy định tại nhà máy là 350 đồng/m3; các yếu tố ảnh hưởng đến
mức sẵn lòng trả cho việc cung cấp và cải thiện nước sạch được thể hiện qua phương
trình dạng ln sau: Ln(WTP) = 1,171 – 0,105*Ln(LNTT) + 0,125*Ln(TN) –
0,045*Ln(SNSD) + 0,017*Ln(TDHV) – 0,036*Ln(KCNNM) – 0,013*Ln(KCNBB)
Thông qua kết quả phân tích đường cầu nước sạch và tình hình thực tế về khai
thác và chất lượng tài nguyên nước hiện tại. Từ đó, đề tài có những đề xuất hướng
chính sách để đảm bảo chất lượng nước sạch phục vụ cho người dân và khai thác hiệu
quả, bền vững hơn.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt


viii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục các phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

4

1.4. Nội dung nghiên cứu

4

1.5. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


5

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

9

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

14
14

3.1.1. Các khái niệm cơ bản về nước

14

3.1.2. Vai trò của nước đối với sự sống

14

3.1.3. Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước tại Việt Nam


15

3.1.4. Một số lý luận cơ bản về đường cầu

15

3.1.5. Một số lý luận cơ bản về đường cung

19

v


3.1.6. Cơ sở lý thuyết của các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của
TNTNMT (định giá TNTNMT)

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

21

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

21


3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

21

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy

21

3.2.5. Phương pháp xây dựng hàm cầu nước sạch trong sinh hoạt tại huyện
Phú Quý.

22

3.2.6. Phương pháp xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng
trả cho việc cung cấp và cải thiện nước sạch tại Huyện.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng sử dụng nước hiện nay tại Huyện

24
26
26

4.1.1. Tình hình hộ gia đình lắp đặt và sủ dụng nước máy tại địa phương

26

4.1.2. Mức ô nhiễm và tình hình xử lý nước thải tại hộ

27


4.2. Đặc điểm của hộ điều tra

29

4.2.1. Quy mô hộ và cơ cấu trình độ học vấn

29

4.2.2. Cơ cấu ngành nghề và thu nhập của người dân

30

4.2.3. Giá nước hiện nay tại địa phương

31

4.3. Xây dựng mô hình hàm cầu nước sạch cá nhân trong sinh hoạt

33

4.3.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

33

4.3.2. Kiểm định mô hình

35

4.3.3. Nhận xét chung và phân tích mô hình


36

4.4. Xây dựng hàm cầu và hàm cung nước sạch của thị trường

38

4.4.1. Xây dựng hàm cầu nước sạch trên toàn Huyện

38

4.4.2. Hàm cung nước sạch tại Huyện

38

4.4.3. Mức giá nước sạch tối ưu

39

4.5. Mức sẵn lòng trả và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp và cải thiện nước
sạch

40

4.5.1. Mức sẵn lòng trả cho việc cung cấp và cải thiện nước sạch

vi

40



4.5.2. Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả cho việc
cải thiện nước sạch.

41

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

46

5.1. Kết luận

46

5.2. Kiến nghị

47

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

47

5.2.2. Đối với người dân

48

5.2.3. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO


499

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)

CB – VC

Cán bộ viên chức

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số

ĐT & TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

GTGT


Giá trị gia tăng

HTX

Hợp tác xã

NTD

Người tiêu dùng

NTU

Đơn vị đo độ đục (Nephelometric Turbidity Unit)

QĐBYT

Quyết định Bộ y tế

SMEWW

Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải
(Standard Methods for the Examination of Water and
Waste Water)

TC – CĐ – ĐH

Trung cấp - Cao đẳng - Đại học

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN – MT

Tài nguyên môi trường

TNTNMT

Tài nguyên thiên nhiên môi trường

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kì


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ Lệ Đất Đai Trên Toàn Huyện
Bảng 2.2. Cơ Cấu Kinh Tế Thời Kì 1991 – 2005

8
11

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng Hàm Cầu
Nước Sạch trong Sinh Hoạt

23

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng Các Yếu Tố
Ảnh Hưởng

24

Bảng 4.1. Tỷ Lệ Hộ Gia Đình Lắp Đặt và Sử Dụng Nước Máy

26

Bảng 4.2. Lưu Lượng Nước Máy Sử Dụng trong Hộ

26


Bảng 4.3. Đánh Giá của Hộ Gia Đình về Chất Lượng Nước Sạch

27

Bảng 4.4. Đánh Giá Mức Ô Nhiễm Nguồn Nước Giếng tại Địa Phương

28

Bảng 4.5. Tình Hình Xử Lý Nước Thải tại Hộ Gia Đình

28

Bảng 4.6. Quy Mô Nhân Khẩu Hộ

29

Bảng 4.7. Thu Nhập Bình Quân/Tháng của Hộ

31

Bảng 4.8. Giá Phân Bổ Cho Các Đối Tượng và Mục Đích Sử Dụng
Nước Máy

32

Bảng 4.9. Mức Giá Nước Máy Hiện Tại của Người Dân

33

Bảng 4.10. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu Nước Sạch

Cá Nhân Trong Sinh Hoạt

33

Bảng 4.11. So Sánh Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

35

Bảng 4.12. Mức Giá Sẵn Lòng Trả Cho Việc Cải Thiện Nước Sạch

41

Bảng 4.13. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Ước Lượng Các Yếu
Tố Ảnh Hưởng

42

Bảng 4.14. So Sánh Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Các Yếu Tố
Ảnh Hưởng

43

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Phú Quý

6


Hinh 4.1. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Hộ Qua Cuộc Điều Tra

29

Hình 4.2. Cơ Cấu Ngành Nghề tại Địa Phương

30

Hình 4.3. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ

31

Hình 4.4. Đường Cầu Nước Sạch Cá Nhân

34

Hình 4.5. Đường Cầu Nước Sạch Cho Toàn Huyện

39

Hình 4.6. Đường Cung Nước Sạch Theo Mức Khai Thác Tối Ưu

39

Hình 4.7. Đồ Thị Thể Hiện Giá Nước Tối Ưu

40

x



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Mặt (TCVN 5942 – 1995)
Phụ lục 2: Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Sinh Hoạt Việt Nam TCVN 5502
Phụ lục 3: Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Sạch (Quyết định số 09/2005/QĐBYT )
Phụ lục 4: Kết Xuất Eviews Mô Hình Ước Lượng Hàm Cầu Nước Sạch Cá Nhân
trong Sinh Hoạt Chạy Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 5: Kết Xuất Kiểm Định White Mô Hình Đường Cầu Nước Sạch Cá Nhân
trong Sinh Hoạt Chạy Bằng Phương Pháp OLS (Mô Hình Hồi Qui Nhân Tạo)
Phụ lục 6: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Phụ Của Mô Hình Đường Cầu Cá Nhân Nước
Ngầm trong Sinh Hoạt (Mô Hình Hồi Quy Bổ Xung)
Phụ lục 7: Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình Đường Cầu
Phụ lục 8: Các Kiểm Định Giả Thiết Cho Mô Hình
Phụ lục 9: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình
Phụ lục 10: Kết Xuất Eviews Mô Hình Các Yếu Tố ảnh Hưởng
Phụ lục 11: Kết Xuất Kiểm Định White Mô Hình Các Yếu Tố ảnh Hưởng
Phụ lục 12: : Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Phụ Của Mô Hình Các Yếu Tố ảnh Hưởng
Phụ lục 13: Các Kiểm Định Giả Thiết Cho Mô Hình
Phụ lục 14: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình
Phụ lục 15: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt, là nhu cầu thiết yếu, có vai trò

quyết định sống còn đối với đời sống con người và sinh vật, đối với các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội trên hành tinh chúng ta. Trong cấu trúc động, thực vật thì nước
chiếm tới 95-99% trọng lượng các loài cây dưới nước, 80% trọng lượng các loài cá,
70% trọng lượng các loài cây trên cạn, 65-75% trọng lượng con người và các loài
động vật. Nước là nền tảng của sự sống, không một sinh vật nào có thể thiếu nước.
(TS. Chu Thái Thành, 2009)
Theo dự báo, trên thế giới hiện nay có khoảng 1,4 tỷ km3 nước các loại trong đó
nước ngọt chỉ chiếm khoảng 35 triệu km3, tức là chiếm khoảng 2,5% lượng nước của
trái đất, đến năm 2020 lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 40%, riêng
nhu cầu nước cho sản xuất lương thực tăng 17%. Sẽ có 2/3 dân số thế giới gặp khó
khăn về nước và khoảng 34 quốc gia phải sống với tiềm năng nước dưới đất ngưỡng
1000 m3/người/năm, tức là ít hơn 7,4 lần so với con số tính lượng nước bình quân đầu
người trên toàn thế giới.
(PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung, 2011)
Ngày nay kinh tế - xã hội càng phát triển, cuộc sống của nhân dần dần được cải
thiện và nâng cao. Tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp dần dần nổi lên nhanh
chóng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, giải quyết tốt tình trạng
thất nghiệp hiện nay. Vấn đề nào cũng bao gồm 2 mặt của nó, bên cạnh sự phồn thịnh
về kinh tế thì các vấn đề có liên quan đến môi trường ngày càng trầm trọng. Đó là tình
trạng chung của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo dõi tình hình
kinh tế trên toàn thế giới, chúng ta có thể nhận thấy được tại sao đầu tư tại các nước


phát triển lại khó khăn hơn so với các nước đang phát triển và kém phát triển, có thể
có nhiều nguyên nhân như nền kinh tế đã bão hòa, trả lương cao dẫn đến lợi nhuận
thấp nhưng theo tôi, vấn đề cốt lõi ở đây chính là các quy định pháp luật về vấn đề môi
trường nghiêm khắt, chặt chẽ. Kinh tế càng phát triển, thu nhập càng cao thì con người
càng đòi hỏi các nhu cầu về cuộc sống càng cao, tại các nước như Anh, Mỹ, Thụy
Điển, Thụy Sĩ…người dân sẵn sàng đóng một khoảng thu nhập để nâng cao chất lượng
môi trường, đi du lịch tham quan thắng cảnh, tận hưởng không khí trong lành. Hiện

nay, tình hình môi trường trên thế giới ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, sự nóng lên
của trái đất, kết quả là băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng rồi hiệu ứng nhà kính,
thủng tầng ozôn là vấn đề chung của toàn thế giới, là kết quả của sự phát triển kinh tế
như vũ bão, nổi bật là Châu Á, điển hình là Trung Quốc.
Hiện nay, tại Việt Nam, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nguồn nước đều vượt quá
mức giới hạn cho phép. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả nghiêm
trọng gây xôn xao dư luận, cụ thể là vụ ô nhiễm sông Đồng Nai. Cá nổi lềnh bềnh trên
mặt nước, nguồn nước hôi, thối, không thể sử dụng trong sinh hoạt và các hoạt động
khác, là những vấn đề khiến chúng ta phải nhìn lại, tập trung cho phát triển kinh tế còn
về vấn đề môi trường thì sao, chúng ta quá lỏng lẻo hay chưa nghĩ đến các trường hợp
xấu nhất. Theo các chuyên gia phân tích, ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây ra 7
bệnh đứng đầu của 27 bệnh thường gặp ở nước ta: tả, lỵ, trực trùng, lỵ a-mip, thương
hàn, bại liệt, viêm gan A.
Với vị thế là một hòn đảo, cách đất liền 54 hải lý, huyện Phú Quý có tầm chiến
lược quan trọng đối với tình hình an ninh – chính trị của nước nhà. Cùng với sự phát
triển của đất nước, nơi đây cũng đang trở thành tâm điểm lớn đối với các nhà đầu tư
trong nước và quốc tế, nhiều hạng mục du lịch lớn đã được UBND huyện phê duyệt.
Với ưu điểm là bờ biển đẹp, không khí trong lành, cuộc sống thanh bình tạo nên một
Phú Quý thân thương đối với người dân và những người đang công tác tại huyện đảo
này. Những năm trở lại đây, được sự quan tâm của chính phủ và các cấp chính quyền,
nhà máy nước tại Huyện đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Hiện nay, nguồn
nước đã được sử dụng rộng rãi nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ chưa lắp đặt. Từ
thực tế trên, tôi tiến hành điều tra, thực hiện nghiên cứu đề tài “Xây dựng đường cầu
nước sạch và mức sẵn lòng trả cho việc cung cấp và cải thiện nước sạch tại huyện
2


Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”. Để có được kết quả như mong đợi, cùng với sự nỗ lực
của bản thân và người đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, thầy
Đặng Thanh Hà.

Ý nghĩa của đề tài
 Xác định lượng cầu nước sạch thực tế, làm nguồn tư liệu cần thiết trong phục
vụ nhu cầu nước sạch của nhà máy nước tại Huyện.
 Xác định được lượng cung – cầu và điểm cân bằng về thị trường nước sạch tại
địa phương.
 Đối với chính quyền địa phương: là nguồn tư liệu quý để đề ra những chính
sách trong công tác khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng đường cầu nước sạch , mức sẵn lòng trả trung bình và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc cung cấp và cải thiện nước sạch trong sinh hoạt tại huyện Phú Quý,
tỉnh Bình Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng sử dụng nước hiện nay tại địa phương

-

Xây dựng đường cầu về nước sạch

-

Xác định giá nước sạch

-

Xác định mức sẵn lòng trả trung bình và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung


cấp và cải thiện nước sạch và tại Huyện.
-

Đề xuất hướng chính sách

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 29/02/2012 đến 08/06/2012. Trong
đó khoảng thời gian từ 29/02 đến 15/03 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, từ ngày
15/03 đến ngày 10/04 tiến hành điều tra thông tin về tình hình sử dụng nước của các
hộ gia đình và nhập số liệu. Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình
và viết báo cáo.
3


1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành dựa trên nguồn thu thập số liệu thứ cấp từ phòng TN - MT, nhà
máy nước huyện Phú Quý và số liệu sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ
dân trên địa bàn huyện Phú Quý.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
Thực trạng sử dụng nước hiện nay
Xây dựng mô hình đường cầu nước sạch trong sinh hoạt, đường cung nước sạch
và mức giá nước sạch tối ưu
Xác định mức sẵn lòng trả trung bình và các các yếu tố ảnh hưởng đến việc
cung cấp và cải thiện nước sạch
Đề xuất hướng chính sách: khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1. Mở đầu

Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo và tổng quan về Huyện.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các tiêu chuẩn chất lượng
môi trường nước ở Việt Nam và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: thực
trạng sử dụng nước hiện nay; xây dựng đường cầu nước sạch cá nhân theo giá từ đó
tính toán được đường tổng cầu nước sạch trên địa bàn toàn Huyện, xác định mức giá
nước sạch tối ưu; mức sẵn lòng trả trung bình và các yếu tố tố ảnh hưởng đến việc
cung cấp và cải thiện nước sạch. Cuối cùng là một số đề xuất.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước.
4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để đề tài đi đúng hướng, được sự hướng dẫn của Thầy Đặng Thanh Hà. Ngoài
ra, tôi cũng có tham khảo các nghiên cứu sau:
Trương Thị Thanh (2008), “Xây Dựng Đường Cầu Nước Sạch Cho Sinh Hoạt
Tại Phường Thạnh Xuân Quận 12 - TPHCM”. Tác giả nghiên cứu về đường cầu nước
sạch cho sinh hoạt, và mức sẵn lòng trả trung bình trên 1 m3 nước sach dùng trong sinh
hoạt tại Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. HCM. Qua kết quả nghiên cứu, ta có
phương trình đường cầu cần tìm Q = 88,907 P


0 , 5453

, mức giá sẵn lòng trả cho 1 m3 là

4,655 đồng và các nhân tố ảnh hưởng đến mức giá sẵn lòng trả.
Nguyễn Văn Chín (2008), “Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt tại TP. Pleiku,
tỉnh Gia Lai”. Kết quả nghiên cứu được đường cầu nước sinh hoạt dạng hàm Cobb –
Douglas vào 2 mùa như sau: Qkhô = 19,34 P - 0,1336 và Qmưa = 23,1 P - 0,083. Thông
qua kết quả trên, ta thấy được yếu tố mùa cũng rất ảnh hưởng đến lượng cầu thực tế.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Phú Quý (còn gọi là Cù Lao Thu) có diện tích tự nhiên 1.781,47 ha, là
một phần đảo gồm 10 đảo nhỏ: Phú Quý, Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đen, Hòn Giữa,
Hòn Đỏ, Hòn Đồ lớn, Hòn Đồ nhỏ, Hòn Tí và Hòn Hải. Huyện Phú Quý có toạ độ địa
lý:
Từ 10º28´58˝ đến 10º33΄35˝ Vĩ độ Bắc
Từ 108º55΄13˝ đến 108º 58΄12˝ Kinh độ Đông.
Huyện đảo Phú Quý nằm ở ngoài cùng hệ thống đảo ven bờ cực Nam Trung
Bộ, cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam, cách thị xã Cam Ranh


(tỉnh Khánh Hòa) 150 km về hướng Nam, cách Thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) 200 km về hướng Đông, cách Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) 330 km
về phía Đông Bắc, cách đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) 540 km về phía Tây Bắc.
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Phú Quý

b) Địa hình
Địa hình đảo Phú Quý không bằng phẳng, độ cao trung bình từ 15m đến 20m,
không bị chia cắt bởi các con sông, suối lớn, nhưng các đồi cát, cồn cát thường xuyên

bị tác động của gió với quy mô và tốc độ đáng kể đã thu hẹp diện tích canh tác và vùi
lấp đường sá. Vì vậy, để cho việc sử dụng đất bền vững, lâu dài vào các mục đích
nông nghiệp mà chủ yếu là cây màu và cây lâu năm cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng,
các công trình công nghiệp và nhà ở của nhân dân cần phải bố trí diện tích đất hợp lý
để trồng rừng chắn gió, cát và hiện tượng xâm thực của biển.
c) Khí hậu
Nằm giữa biển khơi nên Phú Quý chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ khí hậu của
biển rất rõ rệt:

6


- Nhiệt độ không khí trung bình năm 270C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
290C (tháng 5), thấp nhất 240C (tháng 1), biên độ nhiệt dao động trong năm không lớn
(40C), không có mùa đông lạnh.
- Lượng mưa trung bình năm 1.200 mm/năm, nhưng lại phân bố không đều
trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (tháng 10 có lượng mưa
cao nhất 300 mm). Mùa ít mưa thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng
mưa trung bình 10 mm/ tháng.
- Gió trên Đảo hoạt động gồm 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau (trùng với mùa khô), tốc độ trung bình 5m/s, tốc độ cực đại
(tháng 1) có thể đạt 16 - 18 m/s; gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
(trùng với mùa khô), tốc độ trung bình 3,8 - 4,7 m/s.
- Độ ẩm không khí trung bình trong năm từ 82% đến 84%, thấp nhất là tháng 1
với 78% và cao nhất là tháng 9 đạt 88%. Nhìn chung không khí quanh năm thường
khô.
Khí hậu trên đảo Phú Quý mang tính chất của khí hậu đại dương với các đặc
trưng nắng nhiều, khô và đặc biệt gió nhiều.
d) Thủy văn
Toàn đảo hiện không có sông, suối và kênh mương, khi mưa nước chảy theo

các đường tụ thủy và mương xói thoát ngay ra biển. Do diện tích nhỏ, dòng chảy ngắn,
độ che phủ thấp nên thường là hết mưa thì dòng chảy hết nước.
Vùng biển Phú Quý có chế độ nhật triều không đều hay còn gọi thủy triều hỗn
hợp thiên về nhật triều. Theo nhiều số liệu thống kê thì biên độ dao động mực nước
triều (nhật triều) tại vùng biển Phú Quý thường nhỏ hơn 2m. Số ngày nhật triều trong
tháng từ 18 đến 20 ngày. Do địa hình cao so với mực nước biển nên thủy triều ít ảnh
hưởng đến đời sống và tình hình sản xuất trên đảo.
d) Tài nguyên
Tài nguyên đất:
Nhóm đất cát (Arenosols): diện tích 713,73 ha, chiếm 40,06% diện tích tự
nhiên của Huyện.
Nhóm đất đỏ (Ferrasols): diện tích 1.003,00 ha, chiếm 56,30% diện tích tự
nhiên của Huyện.
7


Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols): có diện tích 36,66 ha, chiếm 2,06% diện
tích tự nhiên của Huyện.
Bảng 2.1 Tỷ Lệ Đất Đai Trên Toàn Huyện
Đất
- Đất đang sử dụng
+ Đất nông nghiệp
+ Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
Tổng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)


1.590,39

89,27

1.263.63

79,45

326,76

20,55

191,08

10,73

1.781,47

100
(Nguồn: Phòng TN – MT)

Tài nguyên nước:
Là một đảo diện tích không lớn, bao quanh bởi biển cả và xa đất liền, nước ngọt
cho nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt và sản xuất là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa
quyết định bậc nhất sống còn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân
dân trên đảo Phú Quý.
Nhìn chung, nguồn nước ngọt của huyện Phú Quý thuộc vào dạng khan hiếm,
đang và sẽ tạo ra một trong những giới hạn chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
trên Huyện.
Tài nguyên rừng:

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2006, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là
197,63 ha, chiếm 11,09% diện tích tự nhiên.
Tài nguyên khoáng sản:
Qua các tài liệu điều tra ở huyện Phú Quý chưa phát hiện được loại khoáng sản
nào có giá trị và có khả năng khai thác ở quy mô lớn ngoài các loại: than bùn, đá xây
dựng, cát nén, đá quánh.
Tài nguyên biển:
Huyện Phú Quý nằm trong vùng biển với hai ngư trường lớn là ngư trường
vùng thềm lục địa và ngư trường biển khơi. Tổng diện tích của ngư trường khoảng
628.000 km2, trong đó ngư trường vùng thềm lục địa khoảng 216.000 km2 và ngư
trường vùng biển sâu khoảng 412.000 km2 gần gấp đôi ngư trường thềm lục địa. Trữ
8


lượng nguồn lợi hải sản vùng này được đánh giá 2,5 - 3,0 triệu tấn (kể cả trữ lượng
tôm, mực, sò, điệp...).
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Hải sản
Tổng số tàu thuyền hiện có 1.306 chiếc/5622 lao động. Trong đó, tàu thuyền thu
mua hải sản, dịch vụ hậu cần ven bờ là 133 chiếc (97 chiếc thu mua chế biến hải sản
trên biển, 36 chiếc dịch vụ hậu cần ven bờ).
Sản lượng khai thác hải sản là 23.500 tấn. Trong năm do thiếu hiểu biết pháp
luật của các nước nên có 9 thuyền/152 ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản ở vùng biển
nước ngoài bị Inđônêxia và Philipin bắt giữ, hiện nay toàn bộ tàu cá và thuyền viên đã
được thả về nước.
Công tác nuôi trồng: duy trì tốt 107 cơ sở nuôi trồng hải sản bằng lồng bè, với
tổng diện tích 14.929 m2, tổng sản lượng xuất lồng tính đến cuối tháng 10/2011 là 135
tấn.
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận

động ngư dân không khai thác hải sản bằng chất nổ, xung điện và hóa chất; nhưng
phương tiện kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thường xuyên tổ chức tuần tra,
kiểm soát để phát hiện, xử lý triệt để việc đánh bắt hải sản bằng chất nổ.
Công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn: chủ động xây dựng bổ xung
kế hoạch phòng chống lụt bão, tổ chức trực ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu
nạn nghiêm túc khi có tin áp thấp nhiệt đới, bão. Tuy nhiên, trong năm do thời tiết diễn
biến bất thường nên đã có 03 thuyền bị chìm, làm chết và mất tich 05 người; xảy ra lốc
xoáy làm 37 nhà bị tốc mái và 02 người bị thương.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tính đến cuối tháng 10/2011 là 130.986 triệu đồng.
Sản phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh 3.258 tấn. Các cơ sở sửa chữa tàu thuyền đã
chủ động cơi nới mặt bằng để nâng cao công suất kéo tàu thuyền, nhưng vẫn chưa thể
đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Chi nhánh điện cơ bản đáp ứng dược nhu cầu sử dụng
điện của người dân trên toàn Huyện. Công trình phong điện đã được triển khai thi
công, đang tiếp tục làm các thủ tục xây dựng nhà kho, nhà xưởng.
9


Nông, lâm nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng tính đến cuối tháng 10/2011 là: 726 ha, ước thực hiện
năm 2011 là 921 ha. Trong đó, diện tích trồng mới cây lâu năm ước đạt 29 ha, cây
hằng năm ước đạt 892 ha, một số diện tích đất nông nghiệp đã được quy hoạch để xây
dựng các công trình: đường xá, trường học, khu dân cư và trồng cây lâu năm.
Chăn nuôi: công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm được quan tâm đúng
mức. Ngoài việc thường xuyên triển khai các biện pháp chủ động phòng chống dịch,
Huyện đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ, tổ chức tiêm phòng nên trong năm
không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên toàn
Huyện: 9.656 con, trong đó: Bò: 888 con; Heo: 1.668 con; Gà, Vịt là 7100 con. Ngoài
ra, mô hình nuôi Giông đang tiếp tục phát triển và bước đầu có hiệu quả.
Lâm nghiệp: gieo trồng cây giống được 44.500 cây (chủ yếu là phi lao, mù

u,…),đã xuất vườn trồng cây phân tán 38.117 cây, tỷ lệ cây sống đạt trên 92,76%.
Ngoài ra UBND huyện đã giao Trạm Nông – Lâm nghiệp triển khai thực hiện dự án
trồng cây chắn sóng dược 11 ha, đã tiến hành nghiệm thu tỷ lệ cây sống đạt 95%, phối
hợp với Viện Lâm Nghiệp Miền Nam trồng thí nghiệm 2 ha rừng ngập mặn trên địa
bàn Huyện.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và phòng chống cháy rừng trong mùa khô được tăng
cường. Tình hình chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn ra, phát
hiện 07 vụ chặt phá rừng, 01 đối tượng lấn chiếm đất rừng trồng cây ăn quả xử phạt
hành chính 1.300.000 đồng, trong năm không có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn.
Tuy nhiên, các cấp ngành chưa tập trung triển khai thực hiện tốt nên số lượng trồng
cây phân tán ven đường còn ít, công tác trồng cây xanh tại các cơ quan, đơn vị còn hạn
chế.
Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ được duy trì, đến nay có trên 600 hộ kinh doanh
chủ yếu là phân phối và bán lẻ, cơ bản phục vụ đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm, tiêu
dùng của nhân dân; dịch vụ phục vụ nghề cá như thu mua chế biến hải sản, sửa chữa
tàu thuyền, ngư lưới cụ… tiếp tục phát triển, tao điều kiện cho ngư dân bám biển dài
ngày, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng thu nhập. Tổng kiêm ngạch xuất khẩu hàng
hóa tính đến ngày 15/10/2011 là 2,702 triệu USD. Dự tính đến cuối năm 2011, kim
10


ngạch xuất khẩu đạt 3,000 triệu USD. Lượng hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Huyện
chủ yếu là hàng hải sản, nhưng trong năm sản lượng đánh bắt hải sản đạt thấp, các
công ty không xuất khẩu trực tiếp mà bán lại cho các công ty ở đất liền; cùng với việc
giá xăng dầu, giá điện tăng theo giá thị trường nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 53 HTX với tổng vốn đăng kí
114.039 tỷ đồng; 130 hộ kinh doanh cá thể với tổng số vốn đăng kí 28.541 tỷ đồng,
trong đó đăng kí mới 108 hộ với tổng số vốn 13.444 tỷ đồng; đăng kí lại 22 hộ với
tổng số vốn 15.097 tỷ đồng.

Giao thông vận tải
Hoạt động vận tải đường biển: tiếp tục duy trì 07 tàu vận tải hoạt động trên
biển, trong đó: 04 tàu vận tải hành khách, hàng hóa và 03 tàu chuyên chở hàng hóa
tuyến Phú Quý – Phan Thiết. Số lượng hành khách vận chuyển tính đến 15/10/2011
đạt 38.500 lượt người, trong năm ước vận chuyển được 39.8 ngàn lượt khách . Doanh
thu vận chuyển hành khách là 6.588 triệu đồng, ước cuối năm 2011 đạt 6.758 triệu
đồng. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tính đến ngày 15/10/2011 đạt 89.700 tấn, ước
tính cuối năm đạt 115,8 ngàn tấn. Doanh thu vận tải hàng hóa là 10.560 triệu đồng,
ước tính cuối năm đạt 13.780 triệu đồng.
Năng lực vận tải đường bộ: có trên 38 chiếc xe vận tải cơ bản đáp ứng được
nhu cầu vận chuyển hàng hóa các loại trên địa bàn Huyện.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Kinh Tế Thời Kì 1991 – 2005
ĐVT: %
Chỉ tiêu

Năm 1991

Năm 2000

Năm 2005

1. Nông, lâm, ngư nghiệp

75,6

55,0

36,4

2. Công nghiệp, xây dựng


3,6

25,0

42,5

3. Dịch vụ

20,8

20,0

21,1

Tổng số

100

100

100
(Nguồn: Phòng TN – MT)

b) Đặc điểm văn hóa – xã hội
Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2010, dân số toàn Huyện là 25.182 nhân khẩu,
mật độ dân số bình dân 1.413 người/km2. Tốc độ tăng dân số cao, nếu tính tăng dân số
11



đến nay tốc độ tăng dân số tự nhiên ngày càng tăng từ 1,47% năm 2000 lên 2,2% năm
2005.Tuy nhiên, theo số liệu thống kê năm 2010 thì tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên chỉ
còn 1,23%.
Văn hóa
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được chú trọng tăng cường và phát triển sâu
rộng tại các đơn vị, địa phương với nhiều hình thức phong phú, phục vụ tốt các sự kiện
lớn như phối hợp tốt với các đoàn văn hóa nghệ thuật ra biểu diễn tại đảo; tổ chức bắn
pháo hoa tầm thấp và đua thuyền truyền thống cấp huyện; chương trình văn nghệ
mừng Đảng mừng xuân Canh Dần, tạo không khí thi đua trong đời sống lao động sản
xuất, học tập của các tầng lớp nhân dân trên Huyện.
Giáo dục
Trong năm,đã được tỉnh giao triển khai xây dựng 02 trường đạt chuẩn quốc
gia. Tuy nhiên trong quá triển khai còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị dạy học
nên không đạt chỉ tiêu đề ra.
Tỉ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT của huyện đạt 76%, tổ chức tốt các hoạt động
phong trào thi đua,tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn ngành, như: các kì thi học sinh
giỏi, giáo viên dạy giỏi, thi giải toán qua mạng internet…
Hiện nay, toàn huyện có 14 trường (trong đó: 1 trường mầm non,3 trường mẫu
giáo,6 trường tiểu học, 3 trường THCS và 1 trường THPT )
Y tế
Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ
và nhân dân tiếp tục được tăng cường; công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
được các cấp ngành quan tâm; phối hợp với các đoàn y, bác sĩ trong và ngoài tỉnh đến
Huyện khám và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân được khoảng 2000 lượt người. Các
ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh phòng chống dịch bệnh
trong nhân dân, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Thực hiện
công tác điều động bác sĩ tăng cường về tuyến xã.
Duy trì thực hiện tốt công tác phòng bệnh, các chương trình mục tiêu y tế quốc
gia, theo dõi điều trị tốt các loại bệnh xã hội; xây dựng kế hoạch, nội dung công tác

dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện tốt công việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
bà mẹ, trẻ em; thực hiện công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
12


Tổng số lần khám bệnh trong năm là 55.361 lượt.
An ninh quốc phòng
Công tác quốc phòng: triển khai tốt các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng; công
tác tuyển quân đảm bảo các bước từ vận động, tuyên truyền đến việc giao nhận quân.
Công tác bảo vệ an ninh vùng biển được tăng cường, các lực lượng vũ trang đã chủ
động nắm chắc diễn biến tình hình, xử lý kịp thời và có hiệu quả các vụ việc xảy ra;
thực hiện tốt công tác huấn luyện cho các lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và
tổ chức thành công lễ ra mắt trung đội dân quân biển năm 2011.
Tình hình an ninh chính trị: cơ bản được giữ vững; thường xuyên chỉ đạo công
tác nắm tình hình; kiểm tra tạm trú, tạm vắng, theo dõi hoạt động của các đối tượng
nghi vấn; bảo vệ an toàn tuyệt đối các ngày lễ và bầu cử Quốc hội.

13


×