Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nước đảo phú quý, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ với đề tài “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN” được nghiên cứu và
hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Minh Hằng - Khoa Môi trường,
Trường Đại học Thủy Lợi.
Với sự giúp đỡ tận tình, chi tiết và cụ thể của TS. Nguyễn Thị Minh Hằng và
các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học, sự
giúp đỡ của bạn bè, sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường luận văn thạc sỹ
của tôi đã được hoàn thành.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, xây dựng luận văn, tôi luôn nhận
được sự quan tâm hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hằng. Bên cạnh đó tôi
còn nhận được sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đồng nghiệp để hoàn thành bản
luận văn này. Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình và quý
báu đó.
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong muốn nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các chuyên gia, các bạn đọc để tôi
hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 09 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Ngọc Quốc


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Ngọc Quốc Mã số học viên: 118608502010
Lớp: Cao học 19 MT
Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02


Khóa học: 2011-2013
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS Nguyễn Thị Minh Hằng với đề tài nghiên cứu trong luận văn
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẢO PHÚ
QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận văn nào trước
đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn
được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng
trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN


Nguyễn Ngọc Quốc




MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÙNG HẢI ĐẢO – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẢO PHÚ QUÝ 4
1.1.Tổng quan các nghiên cứu về môi trường nước ở các vùng hải đảo 4
1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về môi trường nước ở các vùng hải đảo trên thế
giới……………………………………………………………………… 4
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về môi trường nước ở các vùng hải đảo ở
Việt Nam…………………………………………………………………….11
1.2.Giới thiệu chung về đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận 14

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 15
1.2.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội: 18
1.2.3 Đặc điểm môi trường sinh thái 27
Chương 2.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 28
TRÊN ĐẢO PHÚ QUÝ 28
2.1 Đánh giá hiện trạng, xu thế biến động của nguồn nước trên đảo Phú Quý:
28
2.1.1. Nguồn nước mưa: 28
2.1.2 Nguồn nước mặt: 31
2.1.3 Nguồn nước ngầm: 33
2.2. Hiện trạng việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên đảo Phú Quý 44
2.2.1. Tổng lượng nước khai thác, sử dụng: 44


2.2.2. Sử dụng nước cho tưới 44
2.2.4. Sử dụng nước cho sản xuất 47
2.3. Hiện trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước 47
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt 47
2.4. Dự báo nhu cầu sử dụng nước và khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác sử
dụng của nguồn nước 48
2.4.1. Nhu cầu khai thác sử dụng: 48
2.4.2 Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn nước 54
2.5 Kết luận chương 2 59
Chương 3.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN
ĐẢO PHÚ QUÝ 60
3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp: 60
3.2 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước trên đảo Phú
Quý. 61

3.2.1. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm: 61
3.2.2. Các giải pháp bảo vệ chất lượng nước: 65
3.2.3 Về vấn đề thực hiện các giải pháp và lựa chọn giải pháp ưu tiên 68
3.3 Nghiên cứu giải pháp xây dựng tường ngăn nước ngầm 69
3.3.2 Các phương án xây dựng tường 76
3.3.3 Các thông số kỹ thuật chủ yếu của tường ngăn nước ngầm 77
3.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của tường ngăn nước ngầm tới kinh tế, xã hội, sinh
thái và môi trường nước trên đảo Phú Quý 79


3.4 Nghiên cứu giải pháp quản lý kiểm soát các nguồn ô nhiễm và giảm tải
lượng chất ô nhiễm tại nguồn 83
3.4.1 Đối với cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy hải sản 83
3.4.2 Đối với nguồn nước sinh hoạt của khu vực dân cư: 84
3.4.3 Đối với các giếng khoan khai thác nước không còn sử dụng: 86
KẾT LUẬN 90


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Vị trí đảo Phú Quý 16
Hình 2-1 Biểu đồ đặc trưng lượng mưa tháng trên đảo (giai đoạn 1995 - 2011) 29
Hình 2-2: Biểu đồ lượng mưa, bốc hơi trung bình tháng (giai đoạn 1995 – 2011) 31
Hình 2-3: Sơ đồ dòng chảy mặt không thường xuyên trên đảo 32
Hình 2-4: Sơ đồ vị trí các giếng lấy mẫu nước ngầm trên đảo Phú Quý 34
Hình 2-5 Nồng độ Tổng chất rắn hòa tan tại một số giếng nước ở đảo (mg/l) 35
Hình 2-6a Nồng độ Sulfat tại một số giếng nước ở đảo Phú Quý (mg/l) 35
Hình 2-6b Nồng độ Nitrat tại một số giếng nước ở đảo Phú Quý (mg/l) 36
Hình 2-7a Nồng độ clorua tại các giếng nước trên đảo Phú Quý (mg/l) 37
Hình 2-7b Nồng độ clorua tại các giếng nước trên đảo Phú Quý (mg/l) 38
Hình 2- 8: Biểu đồ Piper và các quá trình liên quan 41

Hình 2- 8a: Biểu đồ Piper tầng chứa nước Holocen Đảo Phú Quý 42
Hình 2-8b: Biểu đồ Piper tầng chứa nước khe nứt trong Bazan nứt nẻ, tầng
Pleistocen trung- thượng (βQ
1
) 43
Hình 2-9 Cơ cấu sử dụng nước của các nghành 44
Hình 3.1 Một mặt cắt ngang điển hình của xâm nhập từ nước biển vào một tầng
nước ngầm ven biển. (Bear, 1979, Hydraulics of Groundwater. McGraw-Hill,
NewYork) 70
Hình 3.2 Ranh giới giữa nước ngọt và nước mặn 71
Hình 3.3 Sự hình thành phễu khi có giếng khai thác nước ngầm 73
Hình 3.4 Khi chưa có giếng khai thác nước ngầm 73
Hình 3.5 Khi có giếng khai thác nước ngầm 74
Hình 3.6 Khi xây dựng tường và có chắn giếng khai thác nước ngầm 74
Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung bơm dẫn nước ngầm cho các khu vực
dân cư 85
Hình 3.8 Chất ô nhiễm đi từ bề mặt thấm xuống các tầng chứa nước 87
Hình 3. 9 Chất ô nhiễm đi từ các giếng không còn khai thác sử dụng thấm xuống
các tầng chứa nước 88


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Lượng mưa trung bình tháng trong giai đoạn 1995-2011 tại trạm
quan trắc Phú Quý (đơn vị: mm) 17

Bảng 2-1: Lượng mưa ngày lớn nhất theo các tháng tại trạm quan trắc Phú Quý:29
Bảng 2-2: Tổng hợp số ngày mưa trung bình tháng 30
Bảng 2.3 Thống kê một số hộ khai thác nước dưới đất cho tưới bằng giếng khoan
45


Bảng 2.4: Thống kê các điểm cấp nước theo hình thức tập trung 46
Bảng 2.5: Tổng lượng nước sản xuất dự báo đến năm 2020 50
Bảng 2. 6 Tổng lượng nước sinh hoạt dự báo đến năm 2000 50
Bảng 2.7 Tổng lượng nước tưới dự báo đến năm 2020 51
Bảng 2.8 Tổng lượng nước sản xuất dự báo đến năm 2020 52
Bảng 2.9 Tổng nhu cầu sử dụng nước dự báo đến năm 2020 53
Bảng 2.10 Lượng mưa có thể khai thác theo quy mô hộ gia đình 56










DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
COD : Nhu cầu ôxi hóa hóa học
BOD5 : Nhu cầu ôxi sinh học
GDP : Tổng thu nhập bình quân/đầu người
Ha : Hecta
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Tổng chất rắn hòa tan
CN : Công nghiệp
NN : Nông nghiệp

KTXH : Kinh tế xã hội
SX : Sản xuất
GTSX : Giá trị sản xuất
QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
UNICEF
: Tổ chức nhi đồng Liên Hợp Quốc



1
MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, nhu cầu sử dụng
nước cũng tăng lên không ngừng. Sự bùng nổ gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi,
ô nhiễm nguồn nước làm cho mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nước và nhu cầu
nước dùng ngày càng gay gắt về cả số lượng và chất lượng. Theo dự đoán và cảnh
báo của nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong những thập kỷ tới thế giới đang
đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng.
Tại Việt Nam cũng có những khu vực khai thác nước ngầm mạnh mẽ vượt
quá khả năng tái tạo của nước ngầm và d ẫn đến những tác động xấu đến môi
trường. Ở một số vùng như các hải đảo Việt Nam, nước mưa được coi là một nguồn
tài nguyên nước ngọt quý giá. Đặc biệt, trên các hải đảo, do đặc điểm địa hình tự
nhiên, nhiều nơi không cho phép việc xây dựng các hồ chứa nước ngọt trên mặt đất
vì các hồ này thường chiế m nhiều diện tích đất đai . Khi có mưa, nước mưa một
phần sẽ ngấm xuống đất bổ xung cho nước ngầm, một phần sẽ chảy nhanh ra biển

do các sông trên các vùng này thường ngắn, có khi độ dốc lớn. Nước ngầm theo
thời gian cuối cùng cũng sẽ chảy ra biển, làm giảm trữ lượng nước trong đất. Tại
những vùng ven biển, hiện tượng xâm nhập mặn vào tầng nước ngầm cũng thường
hay xảy ra dẫn đến làm gi ảm trữ lượng tài nguyên nước. Hơn nữa, khi các hoạt
động khai thác nước ngầm ở đây diễn ra vượt quá khả năng tái tạo, thì nguồn nước
ngầm sẽ bị suy giảm, mực nước ngầm b
ị hạ thấp và dao động lớn. Đây là một trong
những nguyên nhân gây ra những vấn đề môi trường dẫn đến sự sụt lún đất trên
diện rộng và xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ngầm.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước phải "bảo đảm việc khai
thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt
quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước; đồng thời "bảo đảm gắn
kết quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước với các quy hoạch bảo vệ, khai



2
thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra và các quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh
tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng - an ninh" (Chiến lược quốc gia về tài nguyên
nước đến năm 2020). [2]
Thực tế đó đang đặt ra những thách thức trong việc nghiên cứu nhằm bảo vệ,
khai thác hợp lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước mà trong đó nư ớc ngầm là
một dạng tài nguyên nước rất quan trọng. Nguồn nước ngầm này thường có tr ữ
lượng lớn và là ngu ồn duy nhất bổ sung cho nguồn nước mặt nhằm thoả mãn yêu
cầu dùng nước của con người.
Đảo Phú Quý hiện nay đang được xác định là một trong những đảo trọng
điểm của nước ta về phát triển các lĩnh vực như kinh tế, an ninh, quốc phòng. Ngoài
việc đẩy nhanh phát triển về vật chất và cơ sở hạ tầng, đảo Phú Quý đang có những

bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong những năm tới.
Cùng với những mục tiêu phát triển kinh tế như phấn đấu tăng trưởng GDP
giai đoạn 2010 - 2020 trên 14%, thu nhập theo đầu người vào năm 2010 là 1.142
USD trở lên, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội. [7]
Như vậy, với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho đảo Phú
Quý trong giai đoạn sắp tới, thì nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng cao, đặc biệt đối với
một số ngành kinh tế như sản xuất chế biến hải sản. Nhu cầ
u sử dụng nước gia tăng,
nếu như không có giải pháp khai thác sử dụng một cách hợp lý sẽ gây ra những tác
động xấu ảnh hưởng đến nguồn nước như suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt,
nước ngầm cũng như nguy cơ xâm nhập mặn nguồn nước ngầm là rất lớn.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
bảo vệ môi trường nước trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận” là rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay, nhằm định hướng cho việc quản lý, khai thác, sử dụng
hiệu quả nguồn nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đảo, đồng



3
thời giúp cho việc bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên nước ở trên đảo Phú Quý,
tỉnh Bình Thuận.
2. Mục đích của đề tài:
Kết quả n ghiên cứu nhằm góp phần giúp cho các cơ quan quản lý , các hộ
dùng nước trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt, nước ngầm
một cách khoa học, hợp lý và bền vững để phát triển bền vững môi trường , kinh tế,
xã hội đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận trong tương lai.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Thu nhập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích , đánh giá số liệu: Dựa trên các số liệu đã thu thập
được tiến hành phân tích, đánh giá các chuỗi số liệu đó.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các dự án quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đảo đã có.
- Phương pháp so sánh và tư vấn chuyên gia : Lấy ý kiến chuyên gia , so sánh
các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam.



4
Chương 1:
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÙNG HẢI ĐẢO – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẢO PHÚ QUÝ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về môi trường nước ở các vùng hải đảo
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về môi trường nước ở các vùng hải đảo trên thế
giới
Cùng với sự phát triển của kinh tế cùng với sự gia tăng của dân số thì nhu
cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Trái lại, về điều kiện tự nhiên các đảo vừa và nhỏ
thì nguồn nước ngọt tại các khu vực này lại vô cùng khan hiếm. Nguồn nước trong
các đảo bao gồm nước mưa, nước ngọt, nước ngầm.
Nước mưa rơi trên bề mặt đảo phần lớn thoát ra biển, một phần thấm xuống
đất. Phần thấm xuống đất một phần được trữ trong các lớp không bão hòa nằm trên
mực nước ngầm, một phần thấm xuống cung cấp cho nước ngầm, một phần nhỏ
được trữ trong các hồ ao hoặc các vùng trũng. Nước trữ trong các lớp đất không bão
hòa thường xuyên nằm trên mực nước ngầm. Nước ngầm cũng như nước mưa trữ
trong các vùng trũng được thoát dần ra biển đồng thời bị bốc hơi rất nhanh.
Nước ngầm thực chất là một loại khoáng sản lỏng, cung cấp cho các ngành

công nghiệp, cho sinh hoạt dân dụng, phục vụ cho nông nghiệp. Nước ngầm có ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Trong nhiều trường hợp nước
ngầm sạch hơn nước mặt. Hơn nữa nước ngầm thường được bảo vệ chống lại ô
nhiễm từ bề mặt bởi đất và các tầng đá.
Vì nước ngầm là một tài nguyên rất quý giá nên việc đánh giá sự biến đổi
của nguồn nước và nghiên cứu các giải pháp bảo vệ nguồn nước cho các vùng biển
đảo, đặc biệt là các đảo vừa và nhỏ là nhiệm vụ hết sức quan trọng.



5
Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, ô nhiễm nước ở các lục địa và đại dương
gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến
trình phát triển của công nghiệp hóa. Có thể kể đến những ví dụ điển hình như:
Ở nước Anh vào đầu thế kỷ XIX, sông Tamise rất sạch. Nó như là một cống lộ
thiên vào giữa thế kỷ XX. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi
người ta buộc phải đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp với diện tích rộng hơn, các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán và
nhiều sông lớn. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ XVIII. Nhưng
khi tốc độ phát triển kinh tế càng nhanh đặc biệt là ngày càng nhiều các cơ sở sản
xuất công nghiệp từ đó tình hình đã thay đổi: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi
không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp thường
xuyên bị ô nhiễm. Sông Rhine chảy qua vùng công nghiệp hóa mạnh, khu vực có
hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc
Sandoz ở Bale năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng ô nhiễm nước cũng tồi tệ ở bờ phía đông cũng như nhiều
vùng khác. Vùng hồ lớn bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễm đặc
biệt nghiêm trọng.
Những chỉ tiêu hiểm hoạ nhiễm mặn quan trọng hơn cả đã được xác định trong
nhiều công trình nghiên cứu, bao gồm: Độ mặn của đới thông khí, độ mặn của nước

ngầm, lớp phủ thực vật, lượng mưa, các thông số của tầng chứa nước, sự có mặt của
một lớp vỏ phong hoá mãnh liệt, lượng bốc hơi, độ sâu mực nước ngầm, địa hình và
loại đất.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất chủ yếu ở nhiều quốc
gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng môi trường sống của con người.
Theo thống kê của các nhà chuên môn nguồn nước ngầm chiếm 95% là nước
ngọt cung ứng trên thế giới. Việc khai thác nguồn nước ngầm được tiến hành từ lâu
ở các quốc gia phát triển. Ở Hoa Kỳ, khoảng 50% nước uống cho dân cư (96% ở



6
vùng ven và 20% ở đô thị), 40% lượng nước dùng để tưới tiêu đều được lấy từ nước
ngầm
Do tốc độ tăng dân số quá nhanh và sự phát triển của các ngành công nghiệp,
nông nghiệp… đòi hỏi nhu cầu về nước rất lớn. Việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước
ngầm hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm:
- Sự cạn kiệt nguồn nước ngầm: do sự khai thác lấy đi nhanh hơn sự bổ cập của
nước làm cho nguồn nước ngầm trở nên cạn kiệt. Thí dụ sự cạn kiệt nguồn nước
ngầm đã xảy ra ở Thái Lan, California, miền Bắc Trung Quốc, Mexico và Ấn Ðộ
là do khai thác để tưới tiêu.
- Sự lún sụt: Khi lớp nước ngầm ở cạn bị lấy đi nhanh tạo nên khoảng trống
trong các lớp ngậm nước là nguyên nhân gây nên sự sụt lún. Hiện tượng này đã xảy
ra vào năm 1981 ở California (Hoa kỳ) đã tàn phá nhà cửa, nhà máy, đường dẫn
nước, đường xe điện , ở thủ đô Bangkok (Thái lan) cũng có hiện tượng sụt lún do
khai thác nước ngầm quá mức… và nhiều nơi khác trên thế giới.
- Sự nhiễm mặn: Sự khai thác nước ngầm ở các vùng ven bờ biển tạo nên
khoảng trống trong các lớp đá ngậm nước, làm cho nước biển tràn vào chiếm lấy
khoảng trống đó gây nên sự nhiễm mặn nguồn nước. Sự nhiễm mặn nguồn nước đã

xảy ra ở những vùng ven bờ biển của Israel, Syria.
- Sự ô nhiễm nguồn nước: Khi khai thác nước ngầm sử dụng cho tưới tiêu, cho
sản xuất công nghiệp và cho sinh hoạt, lượng nước thải có thể rò rỉ theo các đường
ống dẫn làm ô nhiểm nguồn nước ngầm. Sự ô nhiễm nước ngầm đã và đang xảy ra
ở nhiều nước phát triển và kể cả Hoa Kỳ. Nguồn tài nguyên nước ngầm bị ô nhiễm
bởi hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, nước ngầm bị ô nhiễm muốn phục hồi
lại phải mất hàng trăm thậm chí đến hàng ngàn năm
Hiện tượng nhiễm mặn trong nước ngầm ở vùng ven biển thường có nguyên
nhân do sự xâm nhập mặn từ biển, khi cột thuỷ áp của nước ngầm hạ thấp xuống
dưới mực nước biển. Hiện tượng này xảy ra khi có sự thay đổi về điều kiện cân
bằng nước ngầm tự nhiên hay do quá trình khai thác sử dụng nước ngầm quá mức



7
khiến cho mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến sự dịch chuyển của biên mặn về phía
đất liền. Những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nhận định rằng:
Nhiễm mặn chỉ trở thành vấn đề môi trường khi tồn tại những tác nhân sau: nguồn
mặn, nguồn nước mà trong đó muối có thể hoà tan, một cơ chế mà nhờ đó muối có
thể phân bố lại trong những địa điểm khác nhau của vùng cảnh quan – nơi có thể
chịu tổn hại. Sự tương tác của những nhân tố môi trường làm cho hiểm hoạ nhiễm
mặn thay đổi theo không gian và thời gian.
Nguồn gốc gây ra ô nhiễm và suy thoái nguồn nước ngầm có thể từ các nguyên
nhân khác nhau:
- Nhiễm mặn: Việc canh tác nông nghiệp, chăn nuôi quá tải không đúng cách là
nguyên nhân chính cho việc ô nhiễm nguồn nước ngầm, tạo điều kiện cho việc
nhiễm mặn ở nhiều nơi. Các mạch nước ngầm đã bị ô nhiễm mặn khó có khả năng
sử dụng lại được nữa.
- Các chất phóng xạ có trong đất và có thể thâm nhập vào nước ngầm sau rất
nhiều năm. Nguy cơ ô nhiễm asen trong nguồn nước ở phía Bắc Việt Nam với nồng

độ cao gấp 50 lần so với tiêu chuẩn của Việt nam (10 phần tỷ) theo Micheal Berg
thuộc viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Liên bang Thụy Sĩ công bố trênTạp
chí Environmental Science and Technology. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
nguồn nước này lấy từ các giếng đóng ở độ sâu từ 10 đến 35m. Tình trạng ô nhiễm
này đã được chứng Minh qua việc khảo sát một số bệnh nhân bị nhiễm bệnh
arsenicosis (lòng bàn tay và chân bị nám đen) ở một số vùng có tỷ lệ dân bị mắc
bệnh cao.
- Ô nhiễm nhu cầu ôxi hóa học (COD) và nhu cầu ôxi sinh học (BOD5): Nhu
cầu ôxi hóa học là một chỉ tiêu cho thấy sự có mặt của các chất hữu cơ nhẹ trong
nước. Ở những vùng phát triển nông nghiệp và công nghiệp, lượng COD và BOD5
thường tăng cao cho thấy sự có mặt của chất hữu cơ và nghèo oxy hòa tan trong
nước. Ngoài ra, cũng có thể có các nguyên nhân khác như nồng độ kim loại nặng
cao, photphat, nitrrat, nitrit và amoniac mà nguyên nhân chính là dư lượng của các



8
loại hóa chất đã được sử dụng trong canh tác nông nghiệp như thuốc BVTV và phân
bón.
- Ô nhiễm hóa chất BVTV: Việc phát triển nông nghiệp để giải quyết nhu cầu
lương thực, thực phẩm do gia tăng dân số là nguyên nhân chính của nguy cơ ô
nhiễm các hóa chất diệt cỏ, trừ sâu có trong nước ngầm. Mà các loại hóa chất này
có thể tồn tại lâu dài trong đất và sẽ theo nước mưa đi vào nước ngầm. Chính vì
thế có thể nguồn nước ngầm không còn là nguồn nước sạch nữa. Những hóa chất
này sẽ tích tụ dần dần trong cơ thể của các loài sinh vật, đặc biệt là con người và sau
một thời gian dài mới được phát hiện và có nguy cơ gây tử vong cao đối với người
bệnh.
Tại Ấn Độ nồng độ nitrate cao nhất đã được tìm thấy tại Bikaner, Rajasthan,
tuy nhiên các khu vực đô thị cũng như nông thôn của một số tiểu bang có nồng độ
Nitrate cao. Ô nhiễm Nitrat trên diện rộng không chỉ ở khu vực nông thôn, ngay cả

trong các khu vự đô thị. Một trong những lý do chính của ô nhiễm kim loại nặng
trong nước ngầm do chất thải công nghiệp. Khi tầng nước ngầm bị ảnh hưởng thì
việc làm sạch là rất khó khăn. Ô nhiễm kim loại nặng như crôm, chì, niken… trong
nước ngầm đã được tìm thấy ở một số nơi trên lãnh thổ Ấn Độ, nguyên nhân chủ
yếu là do không xử lý chất thải công nghiệp đúng quy định.
Sự xuất hiện của Asen trong nước ngầm lần đầu tiên được báo cáo trong năm
1980 ở Tây Bengal Ấn Độ. 79 khối nhà ở West Bengal thuộc 8 huyện đã được phát
hiện có chứa lượng Asen vượt quá giới hạn cho phép là 0,01 mg /L (so với tiêu
chuẩn Ấn Độ). Khoảng 16 triệu người sống trong vùng rủi ro. Hàm lượng sắt trong
nước ngầm cũng đã được quan sát trong hơn 1,1 vạn vị trí. Nồng độ sắt cao được
tìm thấy ở Assam, West Bengal, Orissa, Chhattisgarh, và Karnataka.
Sự mặn hóa các giếng nước ngầm Ấn Độ xảy ra chủ yếu ở các bang
Maharashtra, Punjab, Rajasthan, Haryana, Gujarat, Karnataka, Uttar Pradesh, Delhi,
Orissa và Bihar. Sự xuất hiện mặn trong đất có thể là do sự khai thác quá mức nước
ngầm, phụ thuộc vào việc sử dụng nước mặt và nước ngầm, đặc điểm của lớp nước



9
hoặc một số lý do khác. Ước tính khoảng 1,93 vạn km
2
bị ảnh hưởng bởi nước mặn
có độ dẫn điện EC > 4000mS/cm. Có một số nơi của Rajasthan và phía nam
Haryana, nơi giá trị EC của nước ngầm lớn hơn 10000mS/cm làm cho nước không
uống được. Ở một số vùng Rajasthan và Gujarat nước giếng được sử dụng trực tiếp
cho sản xuất muối bằng cách bay hơi do độ mặn nước ngầm quá cao.
Các vùng ven biển ở Ấn Độ bao gồm các bộ phận của Gujarat, Maharashtra,
Karnataka, Kerala, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Orissa và West Bengal. Bên cạnh
việc nước ngầm bị mặn hóa còn bị xâm nhập của nước biển. Trong một số khu vực
nhất định, việc khai thác quá mức nước ngầm khiến nước ngầm trở thành nước

mặn. Ở một số địa điểm tại các khu vực ven biển đã quan trắc được độ mặn ven
biển. Vùng vành đai Minjur thuộc Tamil Nadu và Mangrol dọc theo bờ biển
Saurashtra Chorwad-Porbande đã bị xâm nhập mặn.
Hàng trăm giếng khoan ở nông thôn Bangladesh đã được xác định với nồng độ
asen cao và diện tích các vùng bị ô nhiễm đang ngày càng tăng. Cho đến nay 50.000
giếng khoan đã được thử nghiệm và 63% trong số đó đã bị ô nhiễm bởi asen với
nồng độ không thể chấp nhận được.
Chất lượng nước ngầm ở Madagascar khác nhau đáng kể giữa các hòn đảo và ở
các độ sâu, đặc biệt là trong các thành tạo trầm tích khác biệt của các lưu vực ven
biển. Nước ngầm thường là mềm (nồng độ Ca, Mg thấp) trong các loại đá silicat
(nền cát, bùn và kết tinh) và giá trị PH tương đối thấp (<7, thông thường là 6)
.Trường hợp nền là các loại đá cacbonat, thì nước ngầm thường có giá trị PH gần
trung tính (7 hoặc cao hơn). Nước ngầm thường là ngọt (độ mặn thấp) trong đá kết
tinh và tại các khu vực cách xa bờ biển.
Tuy nhiên, nước ngầm tầng sâu trong các vùng nền phức tạp bị ảnh hưởng bởi
độ mặn cao ở một số vùng. Một số hình thành cổ trong các bể trầm tích (ví dụ như
nơi có Trias trầm tích) cũng có thể độ mặn đã tăng, mặc dù vài dữ liệu tồn tại để từ
đó đánh giá chúng. Độ mặn là một vấn đề cần quan tâm trong một số các tầng nước
ngầm ven biển, nơi bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và xâm nhập của nước biển



10
vào vùng cửa sông. Nước ngầm tầng nông có nhiệt độ tương đối thấp (<30 º C),
phản ánh không khí xung quanh và điều kiện mặt đất.
Mặt khác, nhiệt độ cao hơn (thường vượt quá 40º C) đã đo được trong nước
ngầm từ một số trầm tích sâu hơn ở các lưu vực ven biển, phản ánh tuần hoàn và
thời gian lưu trú lâu dài của nước ngầm trong các tầng chứa nước. Nước ngầm len
lỏi dọc theo các đứt gãy sâu trong tầng đá kết tinh hoặc tại các khu vực tiếp xúc
giữa nền và trầm tích cũng đã làm tăng nhiệt độ ở những nơi này. Đây là những

khoáng cũng thường có trong nước ngầm tầng nông (Besairie 1959). Suối nước
nóng đã được thấy ở một số nơi trên khắp hòn đảo. Có rất ít thông tin để đánh giá
tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Madagascar, nhưng lưu ý nước mặt bị ô nhiễm ở
những nơi nước thải thô và chất thải hữu cơ khác. Một số mẫu nước ngầm nông có
nồng độ nitrate cao, mặc dù nồng độ có thể sẽ thấp hơn trong tầng nước ngầm sâu
hơn, đặc biệt là nơi chúng xảy ra trong điều kiện tự chảy. Nước ngầm có nồng độ
kiềm cao. Một số khu vực thuộc đảo này, nước ngầm có nồng độ sắt cao.
Các kết quả thu được từ việc phân tích các mẫu nước ngầm ở các tầng nước
ngầm ven biển của Metropolis Lagos, Nigeria thu thập được cho thấy rằng một số
thông số thí nghiệm nằm trong giới hạn cho phép theo quy định bởi FEPA (Cơ quan
bảo vệ môi trường liên bang) và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới). Độ pH, SO4
2-
,
PO4
3-
, độ cứng do canxi và kiềm nằm trong khoảng giá trị được chấp nhận đối với
nước uống. Tuy nhiên, tổng độ cứng của tất cả các mẫu nước vượt quá giới hạn cho
phép quy định của các cơ quan kiểm soát.
Tổng độ cứng là chỉ số biểu thị sự đóng góp từ magiê, canxi, và các cation hóa
trị cao khác như sắt, kẽm, mangan, nhôm Sự gia nhập canxi ít ỏi đến tổng độ cứng
biểu thị trong trường hợp không có khoáng sản mang canxi từ tầng nước ngầm nằm
ở dưới. Tổng độ cứng có giá trị cao có thể là do sự gia nhập của các cation hóa trị
cao vào hệ thống nước ngầm. Tất cả các mẫu nước có thể được coi là rất cứng (độ
cứng > 300mg/L) theo phân loại độ cứng.
Milanovic (2004) tổng quan một số hậu quả do đập trữ nước vùng cát gây ra tại
khu vực đá vôi. Ở Trung Quốc, việc giữ nguyên dòng chảy ngầm để trữ nước phục



11

vụ tưới trong hệ thống hang động đã gây ra lũ lụt làm ngập khu vực đất rộng 2km
phía thượng nguồn. Ở Herzegovina, thao tác không phù hợp trong việc bít kín một
kênh đá vôi đã gây ra sự gia tăng đột ngột áp lực nước lên hồ chứa, và vì vậy bề mặt
khu vực chứa nước đã bị phá sập. Một trường hợp khác, một số trường hợp xây
dựng các kênh đá vôi tạo ra một số lượng lớn các dòng chảy mới xuất hiện trên bờ
dốc của đồi.
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về môi trường nước ở các vùng hải đảo ở Việt
Nam
Ở Việt Nam, do nền công nghiệp mới phát triển, số đô thị và các khu công
nghiệp còn ít và các điểm tập trung dân cư chưa nhiều nên lượng nước dùng cho
công nghiệp và sinh hoạt còn quá ít so với trữ lượng trong tự nhiên. Tuy vậy, sự
nhiễm bẩn nguồn nước đã bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp; lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện,
hóa chất, thực phẩm; cùng với lượng nước thải do sinh hoạt đã trở thành một vấn
đề cấp bách cần phải được quan tâm.
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các
đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các
mức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liên và Trần Đức Viên 1990).
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ
yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân
bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, trong đó mỗi ngành có
một loại nước thải đặc trưng khác nhau. Khu công nghiệpThái Nguyên thải nước
biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hang chục cây số.
Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy
hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng
kể. Khu công nghiệp Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và
sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.




12
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các
đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa
qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên
gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và
nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu
Long, ven biển miền Trung
“Cần phải xây những bức tường ngăn sâu dưới lớp cát để chống nước mặn
thẩm thấu. Ngoài ra, phải tính lại chu kỳ khai hoang. Vùng đất nào chưa đạt tiêu
chuẩn khai hoang thì để khai thác tự nhiên ”, đưa ra giải pháp cho cơ chế xâm mặn
thẩm thấu và tiềm sinh.
Sự xâm nhập mặn của nước biển được giải thích là do mùa khô, nước sông cạn
kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Hiện tượng tự nhiên
này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trước. Nhưng bên cạnh đó, những vùng
đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm sinh.
Với vùng ven biển cấu tạo địa chất là những cồn cát lớn, bùn phù sa lấp đầy ở
dạng mềm như đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, chứa đựng nhiều
thấu kính cát có khả năng mao dẫn, tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập vào đất
liền.
Còn tại những nơi có nguồn gốc là vùng sình lầy ven biển, trong quá trình khai
hoang lấn biển biến thành vùng ngọt hóa để trồng lúa, đất và keo sét của vùng này
giữ hàm lượng muối nhất định. Khi đắp đê, vùng sình lầy sẽ bị tù hóa, chuyển từ
môi trường có mặn tiềm sinh thành môi trường bị ôxy hóa. Như vậy, lượng muối
vẫn tồn tại đã chuyển sang bốc hơi lên bề mặt. Bài học lịch sử cho trường hợp này
có thể thấy là vùng chiêm trũng Hà Nam.




13
Trong từng vùng cụ thể, xâm nhập mặn có thể do một nhóm hoặc cả ba nhóm
nguyên nhân nêu trên. Ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, quá trình ngọt hóa
ven biển diễn ra rất nhanh, lượng nước ngọt từ sông Hồng và sông Cửu Long đổ ra
biển lớn nên tương tác xảy ra theo xu hướng nghiêng về phía sông. Nước biển xâm
nhập vào sông Hồng sâu 15-16 km, có nơi chỉ sâu 6 km. Ngược lại, những vùng bờ
biển có cấu trúc cửa sông rộng, hình phễu thì sự tương tác nghiêng về phía biển và
khả năng xâm nhập mặn cao. Tại cửa sông Bạch Đằng, nước biển xâm nhập vào sâu
tới gần Phả Lại, cách bờ biển 56 km. Trong khi đó, mặc dù là vùng rất sâu nhưng
tứ giác Long Xuyên bị nhiễm mặn theo hai cơ chế thẩm thấu và tiềm sinh.
Trên đảo Lý Sơn tỉnh Quảng ngãi, một số khu vực giếng nước sinh hoạt của
người dân đã bị nhiễm mặn không thể sử dụng được. Đặc biệt tại khu dân cư số 7,
thôn Tây xã An Vĩnh, hiện có 12/14 giếng nước, sinh hoạt của người dân nguồn
nước đã bị nhiễm mặn không thể sử dụng được. Hơn 100 hộ dân tại khu dân cư này
đã phải đi xa vài cây số để lấy nước về sinh hoạt cho gia đình. Không chỉ nguồn
nước sinh hoạt bị nhiễm mặn hoặc cạn kiệt, mà hiện nay toàn bộ giếng nước phục
vụ việc tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp của người dân trên đảo Lý Sơn. Tại các cánh
đồng trên huyện đảo cũng rơi vào cảnh “trơ đáy” vì cạn kiệt, có gần 70 hécta hành
và cây trồng vụ hè thu sắp cho thu hoạch có nguy cơ mất trắng vì thiếu người nước
tưới tiêu.
Đáng quan tâm là toàn bộ
lượng nước ngọt được khai thác từ lòng đất tại huyện
đảo này đã bị ô nhiễm nặng. Qua phân tích mẫu nước của ngành chức năng huyện
đảo cho hay, nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt đã bị nhiễm nitrat nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trên đảo Lý
Sơn, Quảng Ngãi là do quá trình sản xuất, canh tác của bà con nông dân trên huyện
đảo sử dụng các loại, phân hóa học, thuốc trừ sâu bơm tưới cho hoa màu bừa bãi

với số lượng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, chất thải từ các khu dân cư đổ ra ven
biển và một lượng lớn chất thải của tàu thuyền vào ra trong khu vực, đã gây nên
tình trạng ô nhiễm này.



14
Biện pháp trước mắt cũng như lâu dài được chính quyền và ngành chức năng
huyện đảo Lý Sơn đưa ra là đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bà con nhân
dân giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong sản xuất
nông nghiệp. Tập trung thu gom xử lý rác thải trên toàn địa bàn huyện đảo. Đồng
thời tăng cường trồng rừng để bảo vệ môi trường và nguồn nước.
Trước tình trạng nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của người dân
trên đảo bị nhiễm mặn và có nguy cơ cạn kiệt, huyện đã trích kinh phí chống hạn để
tổ chức nạo vét hơn 50 giếng nước tại các khu dân cư trong huyện. Ngoài ra huyện
còn trích hàng trăm triệu đồng để đào mới một số giếng nước tại các cánh đồng
phục vụ việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng
mưa thấp nên chỉ cải thiện được phần nào tình trạng trên.
Riêng ở Hà nội một số nơi đã xảy ra lún đất, biến dạng bề mặt đất, giếng đã bị
tụt nước ngầm trên 10m và lưu lượng giảm đi một nửa so với ban đầu. Để hạn chế
tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ công tác điều
tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô
nhiễm các nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước
ngầm.
1.2. Giới thiệu chung về đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Đã từ lâu đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách
xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu Từ
niên hiệu trị thứ 4 (1844). Vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể
biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực
thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Tuy là một hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện
được cho thấy đảo đã được khai phá tạo nên cuộc sống ở đảo từ rất sớm. Trong quá
trình khai thác đá quánh, nhân dân đã tìm thấy những mộ vò lớn. Trong mộ có chôn
theo một số công cụ lao động như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá
với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Điều này phù hợp với những giai thoại được lưu



15
truyền rằng trước khi có sự khai phá thiên nhiên của những con người từ lục địa, ở
đây đã có một giống người "Thượng" sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven
biển. Trải qua những biến thiên của lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng
dân di cư từ đất liền ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người
Kinh đóng vai trò chính. Khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm
với những chiếc thuyền ra được khơi xa thì cũng là lúc có nhiều người từ đất liền
đặt chân lên đảo. Cùng với những phần mộ còn sót lại trên đảo, sự tích công chúa
Bàng Tranh chứng tỏ người Chăm đã có mặt ở đảo này. Sự tích kể rằng: Bàng
Tranh là một công chúa xinh đẹp vì chống lệnh vua cha nên bị kết tội phản nghịch
nên bị kết đày ra đảo.
Về vị trí đảo Phú Quý nằm trên tuyến đường biển nối đất liền và quần đảo
Trường Sa nên có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ phòng thủ quốc gia.
Như vậy, với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho đảo Phú
Quý trong giai đoạn sắp tới, thì nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng cao, đặc biệt đối với
một số ngành kinh tế như sản xuất chế biến hải sản. Nhu cầu sử dụng nước gia tăng,
nếu như không có giải pháp khai thác hợp lý sẽ gây ra những tác động xấu ảnh
hưởng đến nguồn nước như suy thoái, cạn kiệt và đặc biệt là khả năng xâm nhập
mặn nguồn nước ngầm là rất lớn. Mặt khác cần xét đến tính ổn định giữa nhu cầu và
khả năng đáp ứng của nguồn nước, nhằm tránh sự phá vỡ cân bằng gây ảnh hưởng
đến quá trình phát triển và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của đảo.
1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1- Vị trí địa lý, điạ hình
Huyện đảo Phú Quý gồm có 6 đảo nổi: Phú Quý, Hòn Tranh, Hòn Trùng ở
phía Nam, Hòn Đỏ, Hòn Đen, Hòn Giữa ở phía Bắc. Trong số đó, đảo Phú Quý là
lớn nhất, có diện tích 16km
2
, chiếm đến 97% diện tích nổi của toàn huyện đảo và
bằng khoảng 0,2% diện tích toàn tỉnh. Đảo Phú Quý nằm trên biển Đông cách thành
phố Phan Thiết khoảng 120km về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý giới hạn:Từ
10º28’58”đến10º33’35”Vĩ độ Bắc; Từ 108º55’13” đến 108º58’12” Kinh độ Đông.



16

Hình 1-1: Vị trí đảo Phú Quý

Địa hình của đảo Phú Quý bao gồm núi đồi ở khu vực phía Bắc và đất bằng ở
khu vực phía Nam, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam. Ở phía Bắc có núi Cấm cao
106m, núi Cao Cát cao 86m; ở phía Nam có đồi Ông Đụn cao 46-48m. Trung tâm
đảo có những dãy đồi cao 20 - 30m bị ngăn cách bởi những dãy đất bằng cao 10 -
20m. Vùng rìa đảo là những dãy thềm cao 5m, ở đây có nổi lên những đụn cát cao
7-8m và nơi thấp nhất là bãi Triều Dương với độ cao 2m. Địa hình đảo không bị
phân cắt mạnh, không có sông suối, biển không cắt vào phần đất nổi của đảo. Đặc
điểm này đã hạn chế được sự xâm nhập mặn đến nguồn nước ngọt trên đảo.
2- Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu quan trắc khí tượng – hải văn tại trạm Phú Quý từ năm 2000 đến
2011 cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27,4
o
C, chênh lệch nhiệt ngày đêm là 4,1

o
C.
- Tổng số giờ nắng cao, trung bình nhiều năm là 2.703 giờ
- Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 84,4%.
- Lượng bốc hơi trung bình tháng thay đổi khá lớn từ 84,1mm (tháng X) đến
131,4mm (tháng I). Tổng lượng bốc hơi năm trung bình nhiều năm là 1.291mm.
- Lượng mưa trung bình tháng thay đổi theo mùa, từ 3.3mm (tháng II) đến



17
267,5mm (tháng X). Tổng lượng mưa năm trung bình nhiều năm là 1.314mm.
- Nhiệt độ nước biển ven bờ khoảng 25-29
o
C; trung bình nhiều năm là 27,5
o
C.
Bảng 1-1: Lượng mưa trung bình tháng trong giai đoạn 1995-2011 tại trạm quan trắc Phú
Quý (đơn vị: mm)
Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Năm
1995 8.4

-

25.0

4.3


84.1

335.3

61.6

201.0

186.9

216.3

46.9

53.6

1223.4

1996 2.7

-

2.7

18.6

57.2

147.5


116.2

182.3

459.0

282.5

250.2

198.0

1716.9

1997 -

-

0.3

6.5

147.0

132.4

120.2

185.4


155.6

177.1

73.2

72.7

1070.4

1998 10.5

4.0

20.4

54.5

56.0

180.5

79.1

72.1

171.5

538.5


307.6

302.3

1797.0

1999 48.6

0.9

51.5

132.2

99.1

71.9

285.0

62.5

81.2

377.5

261.4

140.6


1612.4

2000 27.0

-

43.0

32.8

147.3

110.3

239.9

116.8

177.8

310.8

259.6

199.8

1665.1

2001 13.8


0.1

96.6

105.0

141.9

139.0

118.0

153.4

249.2

297.4

203.2

106.4

1624.0

2002 0.0

5.2

0.0


83.8

94.5

65.1

125.4

107.1

142.6

171.0

270.7

35.4

1100.8

2003 -

2.9

29.0

0.0

311.2


228.1

126.9

107.7

336.7

363.5

227.2

124.0

1857.2

2004 1.5

-

0.1

3.0

200.6

158.8

33.2


139.0

153.8

66.2

52.1

2.0

810.3

2005 1.3

0.0

2.0

2.0

182.7

32.8

121.6

92.4

73.9


100.9

49.6

240.5

899.7

2006 6.9

6.8

41.2

53.4

104.5

111.9

82.7

110.2

164.5

194.5

6.9


240.3

1123.8

2007 5.2

0.0

34.6

127.8

326.8

223.5

214.2

235.6

98.0

245.6

119.8

15.9

1647.0


2008 5.6

7.3

0.0

55.0

151.3

212.3

86.9

87.2

340.8

209.5

384.3

86.2

1626.4

2009 9.8

12.5


22.1

181.2

221.7

61.1

83.8

44.4

167.1

115.5

156.8

44.7

1120.7

2010 143.5

0.3

1.5

64.0


48.1

93.9

94.3

175.4

368.9

767.0

246.3

100.2

2103.4

2011 22.3

0.0

346.9

10.2

194.2

85.6


105.7

107.7

118.6

113.2

23.7

61.7

1189.8

TB
tháng
20.5 3.3 42.2 55.0 151.1 140.6

123.2

128.2

202.7

267.5

172.9 119.1



(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Thuận)
Nằm ở khu vực Nam Biển Đông, Phú Quý chịu ảnh hưởng của chế độ
thuỷ triều chuyển tiếp từ chế độ nhật triều không đều ở phía Bắc sang chế độ
bán nhật triều không đều ở phía Nam. Qua số liệu quan trắc từ năm 2000- 2005


×