Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.86 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG
CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Ở VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG
CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Ở VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ NHẬN
THỨC CỦA NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT HOANG
DÃ Ở VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN” do NGUYỄN THỊ THÙY LINH, sinh
viên khóa 34, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _______________________.

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba, Mẹ những người đã hết
lòng ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần cho con, đó chính là nguồn động viên to lớn
giúp con đủ tự tin vượt qua những khó khăn, thử thách.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em
những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc Thầy Đặng Thanh Hà, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đạt được kết quả như hôm
nay em xin gửi đến thầy lòng tri ân nhiệt thành của em.
Cảm ơn những Anh/Chị công tác tại phòng NN&PTNT, các Anh/Chị kiểm lâm
và công an Kinh tế huyện Tân Phú đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, Cho tôi gởi lời cảm ơn đến các anh chị khóa trước và các bạn lớp
KM34, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THÙY LINH. Tháng 06 năm 2012. “Đánh Giá Nhận Thức
Của Người Dân Sử Dụng Các Sản Phẩm Từ Động Vật Hoang Dã Ở Vườn Quốc
Gia Nam Cát Tiên”.
NGUYEN THI THUY LINH. June 2012. “Assessing The Awareness Of
Local Residents On The Consumption From Wildlife Products In Nam Cat Tien
National Park”.
Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế thì nhu cầu về động vật hoang dã cũng
ngày càng tăng cao làm cho tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và
thiếu bền vững bùng nổ. Để đánh giá được hiện trạng sử dụng và nhu cầu sử dụng
trong tương lai, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng các sản phẩm từ
động vật hoang dã của người dân, đề tài “Đánh Giá Nhận Thức của Người Dân Sử
Dụng các Sản Phẩm Từ Động Vật Hoang Dã ở Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên” đã
được thực hiện.
Đề tài thu thập dữ liệu, gồm thu thập dữ liệu thứ cấp từ phòng NN&PTNT, tài
liệu từ công an Kinh tế huyện Tân Phú, thu thập dữ liệu sơ cấp từ 80 người dân, trong
đó 35 người ở TP.HCM và 45 người ở Tân Phú. Đề tài sử dụng các phương pháp phân
tích gồm: phương pháp thống kê mô tả, và sử dụng mô hình Logit để phân tích các yếu
tố tác động đến quyết định sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã của người dân.
Qua điều tra nghiên cứu, đề tài đã tìm hiểu được tình hình quản lý, buôn bán và
săn bắt ĐVHD ở trong và ngoài vùng đệm của VQG Nam Cát Tiên. Nghiên cứu cho
thấy nhận thức của người dân về vấn đề sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD là khá thấp.
Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
các sản phẩm từ động vật hoang dã là: giới tính, trình độ, hiểu biết và giá. Trong đó,
giới tính là biến có ảnh hưởng nhiều nhất tới mô hình với mức ảnh hưởng 21,14%.
Thứ hai là trình độ, khi trình độ tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ sử dụng tăng lên 0,754%,
tiếp đến là hiểu biết với mức độ tác động đến quyết định sử dụng của người dân là
0,573% và yếu tố giá với mức độ tác động đến tỷ lệ sử dụng là 0,416%.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Giả thiết nghiên cứu ............................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ...........................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3
1.4.2. Phạm vi không gian.......................................................................................3
1.4.3. Phạm vi thời gian ..........................................................................................3
1.5. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................3
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ........................................................................5
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .......................................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Phú .........................................................6
2.2.2. Điều kiện kinh tế ...........................................................................................7
2.2.3. Giáo dục-Y tế-Văn hóa-Xã hội .....................................................................9
2.3. Tổng quan về Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên....................................................12
2.3.1. Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên ....................................................................12
2.3.2. Tình hình quản lý và bảo tồn ĐVHD ở VQG Nam Cát Tiên .....................13
2.4. Tổng quan về nhu cầu sử dụng, tình hình buôn bán và những khó khăn trong
việc cấm săn bắt, buôn bán ĐVHD ở Việt Nam ......................................................14
CHƯƠNG 3.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................16
v



3.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................16
3.1.1. Vùng đệm ....................................................................................................16
3.1.2. Động vật hoang dã và tình hình chăn nuôi động vật hoang dã ...................17
3.1.3. Khái niệm người tiêu dùng .........................................................................18
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng .............................21
3.1.5. Nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng ..................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................24
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ...........................................................25
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................25
3.2.4. Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................25
3.2.5. Phương Pháp phân tích hồi quy ..................................................................26
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................31
4.1. Tình hình quản lý, buôn bán, và săn bắt động vật hoang dã ở trong và ngoài
vùng đệm của VQG Nam Cát Tiên ..........................................................................31
4.1.1. Ở thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................31
4.1.2. Ở Tân Phú (Đồng Nai) ................................................................................32
4.2. Các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã ......................33
4.3. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc sử dụng sản phẩm từ ĐVHD ....36
4.3.1. Những đặc điểm kinh tế xã hội của hộ điều tra ..........................................36
4.3.2. Nhận thức của người dân về ĐVHD ...........................................................40
4.3.3. Ý kiến về biện pháp chăn nuôi các loại động vật hoang dã ........................41
4.3.4. Yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi ..................................................42
4.4. Thực tế về tình hình sử dụng sản phẩm của người dân .....................................44
4.5. Tổng quan về nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD trong tương lai .........46
4.5.1. Nhu cầu sử dụng trong tương lai.................................................................46
4.5.2 Mục đích sử dụng trong tương lai ................................................................48
4.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD ..................49
4.6.1. Lựa chọn mô hình .......................................................................................49

4.6.2. Kết quả ước lượng mô hình ........................................................................49
vi


4.6.3. Kiểm định mô hình .....................................................................................51
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................54
5.1. Kết luận .............................................................................................................54
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVHD

Động vật hoang dã

KBT

Khu Bảo tồn

KHHGĐ -XH

Kế hoạch hóa gia đình và xã hội

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


SD

Sử dụng

SP

Sản phẩm

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VQG


Vườn Quốc gia

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình Hình Vi Phạm Pháp Luật Trong Săn Bắt và Chăn Thả Gia Súc ...........17
Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu ................................................................................................28
Bảng 4.1. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ .......................................................38
Bảng 4.2. Cơ Cấu Thể Hiện Nghề Nghiệp của Chủ Hộ ................................................38
Bảng 4.3. Nhận Thức của Người Dân về Tác Hại của Việc Tiêu Dùng Quá Mức Động
Vật Hoang Dã ................................................................................................................41
Bảng 4.4. Mức Độ Tác Động của Các Kênh Tuyên Truyền Đến Hành Vi của Người
Tiêu Dùng ......................................................................................................................42
Bảng 4.5. Cơ Cấu Sử Dụng Sản Phẩm ..........................................................................44
Bảng 4.6. Nhu Cầu Sử Dụng trong Tương Lai ............................................................46
Bảng 4.7. Nhu Cầu về Các Loại Sản Phẩm Sử Dụng trong Tương Lai ........................47
Bảng 4.8. Lựa Chọn Sản Phẩm trong Tương Lai ..........................................................48
Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logistic (Mô Hình 1) ..................................50
Bảng 4.10. Kết Quả Dấu Ước Lượng và Kết Quả Kiểm Định P-Value .......................51
Bảng 4.11. Kết Quả Dự Đoán của Mô Hình .................................................................53

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Những Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Hành Vi Tiêu Dùng ...................................23
Hình 4.1. Các Chuỗi Cung Ứng Sản Phẩm ĐVHD.......................................................33
Hình 4.2. Các Kênh Phân Phối Sản Phẩm ĐVHD ........................................................34

Hình 4.3. Hình Thể Hiện Kênh Phân Phối Thú Rừng ở Tân Phú. ................................35
Hình 4.4. Hình Thể Hiện Kênh Phân Phối Thú Rừng ở TP.HCM. ...............................36
Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Giới Tính .........................................................................37
Hình 4.6. Trình Độ Học Vấn .........................................................................................37
Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Nhóm Thu Nhập .............................................................39
Hình 4.8. Hình Thể Hiện Nhận Thức của Người Dân về Sản Phẩm Tiêu Dùng ..........40
Hình 4.9. Biểu Đố Đánh Giá Giải Pháp Được Đưa Ra .................................................41
Hình 4.10. Mức Độ Tác Động của Các Yếu Tố Đến Hành Vi của Người Tiêu Dùng tại
TP.HCM ........................................................................................................................43
Hình 4.11. Mức Độ Tác Động của Các Yếu Tố Đến Hành Vi của Người Tiêu Dùng tại
Tân Phú ..........................................................................................................................44
Hình 4.12. Cơ Cấu Sử Dụng Sản Phẩm ở TP.HCM .....................................................45
Hình 4.13. Cơ Cấu Sử Dụng Sản Phẩm ở Tân Phú .......................................................45
Hình 4.14. Hình Thể Hiện Nhu Cầu Sử Dụng trong Tương Lai ...................................46
Hình 4.15. Hình Thể Hiện Mục Đích Sử Dụng Sản Phẩm trong Tương Lai ................48

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Hình Ảnh về Buôn Bán và Chăn Nuôi ĐVHD
Phụ lục 2. Bảng Kết Xuất Mô Hình
Phụ lục 3. Bảng Kết Xuất Dự Đoán Mô Hình
Phụ lục 4. Bảng Trung Bình Các Biến Trong Mô Hình
Phụ lục 5. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Người Dân

xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đã và đang phát triển một
cách nhanh chóng. Điều này kéo theo nhu cầu ngày một gia tăng về việc sử dụng các
sản phẩm từ động vật hoang dã như: thịt động vật hoang dã, động vật hoang dã dùng
để làm thuốc, trang trí, vật nuôi và dùng vào nhiều mục đích khác. Việc săn bắt và sử
dụng ĐVHD quá mức gây ra hậu quả mất cân bằng sinh thái, mất đa dạng sinh học.
Hiện nay việc bảo tồn các loài động vật hoang dã là một vấn đề quan trọng và
được sự quan tâm của chính phủ các nước. Đã có nhiều nỗ lực của các cơ quan chính
phủ, các tổ chức và các cá nhân để bảo tồn ĐVHD, nhưng nhiều loài động vật vẫn
đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị thu hẹp
và các mối đe dọa từ việc săn bắt, buôn bán bất hợp pháp ĐVHD.
Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên là nơi có nhiều loài động vật khác nhau sinh
sống. Nhưng theo tình hình hiện nay thì số lượng động vật đó đã giảm đi rất nhiều và
công tác bảo tồn ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên cũng đang gặp phải những khó khăn
nghiêm trọng, khó khăn chính là do nhận thức của người dân về việc bảo tồn các loài
ĐVHD còn thấp nên hoạt động săn bắt các loài ĐVHD vẫn đang diễn ra lén lút và
ngày một tinh vi hơn, làm cho số lượng của nhiều loài động vật suy giảm một cách
nghiêm trọng. Trong khi số lượng các loài vật hoang dã không còn nhiều trong tự
nhiên mà nhu cầu sử dụng của những người lắm tiền nhiều của ngày càng tăng, họ sẵn
lòng mua các sản phẩm từ ĐVHD như: ngà voi, sừng tê giác, cao hổ cốt, rắn hổ
chúa…với giá rất cao bởi họ nghĩ rằng các mặt hàng từ thú rừng này có khả năng giúp
bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, chữa được nhiều bệnh nan y và một số khác cho rằng thịt
thú rừng ngon, lạ và mang lại may mắn. “Có người mua thì có người bán, chúng tôi
chỉ phục vụ những người có nhu cầu và biết thưởng thức” đây là câu nói của một chủ


tiệm bán thịt rừng nằm trên đường Phạm Viết Chánh TP.HCM. Có cầu thì có cung nên
các nhà hàng, quán ăn bán thú rừng xuất hiện ở hầu hết các quận, huyện trong thành

phố, và ở nhiều nơi khác để phục vụ nhu cầu nhâm nhi đồ “lạ” cho các thượng đế. Để
rồi mỗi ngày, có hàng trăm loài động vật trong tự nhiên bị săn bắt, giết hại không
thương tiếc. Giá cao, nhu cầu có điều đó làm cho một số người vẫn tiếp tục săn bắt và
buôn bán các loài động vật hoang dã bất chấp những qui định của pháp luật. Đề tài
“ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG
VẬT HOANG DÃ Ở VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN” nhằm xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã từ đó đưa ra các đề
xuất, kiến nghị phù hợp để có thể điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng sang một
hành vi tích cực hơn, góp phần trong công tác bảo tồn động vật ở VQG Nam Cát Tiên
nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá nhận thức, hành vi và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã của người dân ở trong và ngoài vùng đệm
của Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài thì cần đạt được các mục tiêu cụ thể như
sau:
 Tìm hiểu về tình hình buôn bán và săn bắt ĐVHD ở trong và ngoài vùng
đệm của VQG Nam Cát Tiên.
 Đánh giá nhận thức, hành vi của người dân sử dụng và không sử dụng
các sản phẩm từ động vật hoang dã.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các sản phẩm từ
ĐVHD
 Đề xuất kiến nghị.
1.3. Giả thiết nghiên cứu
Việc quyết định sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở VQG Nam Cát
Tiên của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào nhận thức của người dân về động vật hoang
dã và tầm quan trọng của chúng đối với con người.
2



1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Người sử dụng và không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã tại
TP.HCM và Tân Phú (Đồng Nai)
Ngoài ra đề tài còn tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong VQG Nam Cát
Tiên cũng như kiểm lâm ở các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia nhằm thu thập thông
tin được đầy đủ hơn.
1.4.2. Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Tân Phú
(Đồng Nai). Số liệu sơ cấp được chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên phân tầng tập trung tại
các địa điểm như: xã Phú Lập, xã Tà Lài thuộc huyện Tân Phú và các hộ dân sống tại
TP.HCM.
1.4.3. Phạm vi thời gian
Khóa luận được thực hiện từ ngày 09/02/2012 đến ngày 09/06/2012.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề. Chương này trình bày sự cần thiết của việc xác định những
yếu tố tác động đến việc sử dụng các sản phẩm từ thú rừng
Chương 2: Tổng quan. Chương này giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tài
liệu tham khảo, tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của người
tiêu dùng đồng thời giới thiệu sơ lược nhu cầu về việc sử dụng động vật hoang dã, và
tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các
khái niệm về người tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu
dùng, trình bày về động vật hoang dã và về chăn nuôi động vật hoang dã. Đồng thời
nêu lên phương pháp để tiến hành đề tài, bao gồm phương pháp thu thập số liệu và
phương pháp xử lý số liệu. Phương pháp thu thập số liệu gồm: phỏng vấn người dân,
phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp xử lý dùng thống kê mô tả nhằm mô tả tình hình

sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã hiện nay, nhận thức của người dân về động vật
hoang dã và phân tích bằng mô hình kinh tế lượng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
quyết định sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.
3


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày chi tiết các kết
quả đạt được của nghiên cứu, thảo luận. Trình bày rõ về thực trạng tiêu dùng, nhận
thức về môi trường của người dân và phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử
dụng các sản phẩm từ ĐVHD của người dân.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương cuối cùng tóm lược lại các kết quả chính
mà đề tài thực hiện, đánh giá kết quả. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm làm thay
đổi hành vi của con người sang một hướng tích cực hơn. Góp phần trong công tác bảo
vệ ĐVHD.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài về động vật hoang dã trong những năm vừa qua đã được một số các tổ
chức, ban ngành nghiên cứu và khảo sát. Trong đó tình trạng sử dụng động vật hoang
dã của người dân Việt Nam tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà chức trách. Để tiến hành thực hiện
đề tài này, tôi đã tham khảo một số tài liệu bao gồm những đề tài tốt nghiệp của các
khóa trước, các bài giảng của thầy cô có liên quan, các bài báo, tư liệu của các nghiên
cứu trên thế giới.
Van Song Nguyen (2008) đã nghiên cứu về ‘‘Kinh doanh động vật hoang dã”

với mục tiêu chính của đề tài là ước tính lợi nhuận từ việc buôn bán động vật hoang
dã, và phân tích những lý do của việc thực hiện không hiệu quả các chính sách bảo vệ
động vật hoang dã tại Việt Nam. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn,
thống kê mô tả, và phân tích lợi ích chi phí, từ đó ước tính được số lượng, doanh thu
và lợi nhuận từ ngành buôn bán ĐVHD ở VN. Theo đề tài tính toán được thì số lượng
ĐVHD bán ra mỗi ngày là khoảng 5,7 tấn, tổng doanh thu khoảng 108.000 USD và lợi
nhuận khoảng 33.200 USD. Số lượng động vật hoang dã bị tịch thu là khoảng 69
tấn mỗi năm, chiếm khoảng 3,3% tổng số lượng ĐVHD buôn bán bất hợp pháp tại
Việt Nam. Và giá trị bị tịch thu là 18,5 tỷ đồng (1,2 triệu USD). Hàng năm có khoảng
3.050 tấn động vật hoang dã trái phép được giao dịch trong và ngoài nước. Tổng
doanh thu khoảng 312 tỷ USD và lợi nhuận khoảng 66,5 triệu USD mỗi năm. Lợi
nhuận từ việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là rất lớn và lớn hơn nhiều so
với tổng số tiền phạt, điều đó làm cho việc thực thi các chính sách của nhà nước là khó
khăn nên tình trạng buôn bán động vật hoang dã ngày càng phát triển mạnh mẽ.


Le Thanh Tong (2008), nghiên cứu về ‘‘Đánh giá chính sách thương mại động
vật hoang dã ở Việt Nam’’. Mục tiêu chính là đánh giá các chính sách của quốc gia
trong việc cấm buôn bán động vật hoang dã, xác định các vấn đề tồn đọng và thiếu sót,
đề xuất điều chỉnh các quy định hiện hành hoặc phát triển các chính sách mới để thay
thế những chính sách không thích hợp. Đề tài đã nêu ra một số thiếu xót trong chính
sách ban hành của nhà nước như: Một số công cụ chính sách đã được chuẩn bị vội
vàng vì thế có rất nhiều điểm yếu và chồng chéo lên nhau; một số các điều khoản trong
thương mại động vật hoang dã đã được sử dụng khác nhau trong các tài liệu tham
khảo khác nhau và gây ra sự nhầm lẫn. Và đề tài cũng đã nêu lên kiến nghị như sau: sử
dụng, khai thác bền vững động vật hoang dã, tăng cường bảo vệ và một số biện pháp
khác. Bên cạnh đó đề tài cũng đã ước tính được số lượng động vật hoang dã cung
cấp cho thị trường Việt Nam là khoảng 3.400 tấn và hơn 1 triệu con mỗi năm và giá trị
của ngành kinh doanh động vật hoang dã là rất lớn.
Tóm lại tổng quan về tài liệu không chỉ là một số bài nghiên cứu mà còn được

tổng hợp từ nhiều nguồn, từ thực tế cuộc sống, các bài giảng của thầy cô trong quá
trình thực tập, từ hệ thống Internet và từ việc thăm dò ý kiến của các cá nhân có liên
quan.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Phú
a) Vị trí địa lý
Tân Phú là huyện miền núi nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, trung tâm huyện cách
TP.Biên Hòa 100 km, cách TP.HCM 126 km. Phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Đông nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây bắc giáp tỉnh Bình Phước; phía
Tây nam giáp huyện Định Quán; phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu.
b) Tổ chức hành chính
Tân Phú có diện tích là 773,74 km2, chiếm 13,13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
huyện có 18 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã: Phú Thịnh, Phú
Bình, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Lộc, Đak Lua, Nam Cát Tiên, Phú Điền, Trà Cổ, Phú
Trung, Phú Lâm, Tà Lài, Phú Thanh, Phú An, Phú Lập, Thanh Sơn và Núi Tượng.

6


c) Khí hậu
Tân Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Trong năm có
2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình
năm 1.700 – 1.800 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng,
nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70%. Nhiệt độ trung bình năm 25-270C, tháng
lạnh nhất cũng không dưới 23,500C, số giờ nắng trong năm 2.500-2.860 giờ, độ ẩm
trung bình 80-82%.
Tổng năng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 110-120 kcal/cm2 và
phân bố đều qua các tháng. Tháng 12 nhỏ nhất là 7,5 – 8,5 kcal/cm2; tháng 4 cao nhất
là 13,5 kcal/cm2.
2.2.2. Điều kiện kinh tế

a) Nông nghiệp
Trồng trọt: Tổng diện tích cây trồng: 37.035 ha, trong đó:
 Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng là 23.381 ha. Trong đó: Lúa 12.956
ha, Bắp 5.575 ha. Năng suất lúa đạt 48,59 tạ/ha, sản lượng 62.959 tấn, tăng 7,1% so với cùng
kỳ năm 2010. Bắp đạt 55,89 tạ/ha, sản lượng 31.157 tấn, tăng 14,08% so cùng kỳ. Tổng sản
lượng lương thực có hạt đạt 94.116 tấn.
 Cây lâu năm: Tổng diện tích 13.654 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2010,
trong đó: cây công nghiệp 8.470 ha, cây ăn quả 5.082 ha, diện tích cho sản phẩm 11.661 ha.
Năng suất một số cây trồng chính: Tiêu 22,5 tạ/ha; Cà phê 20 tạ/ha; Điều 9,3 tạ/ha; Sầu riêng
65 tạ/ha; Quýt 215 tạ/ha; Mãng cầu 56 tạ/ha.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc: 64.391 con, tăng 40,49% so với cùng kỳ năm
2010. Trong đó: đàn heo 57.111 con, đạt 104,28% KH, tăng 49,15 %; đàn gia cầm:
806.000 con, đạt 115,97% kế hoạch đề ra, tăng 32,57%. Trong đó: đàn gà 573.000
con, tăng 14,6%. Tổ chức tiêm phòng vắc xin các loại dịch bệnh cho đàn gia súc, gia
cầm đợt I, kết quả: bệnh dịch tả đạt 83%, bệnh tụ huyết trùng đạt 75%. Tiếp tục triển
khai tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch hại trên đàn gia
súc, gia cầm cho đợt 2 và 3 trên địa bàn huyện. Duy trì thường xuyên công tác kiểm
soát hoạt động giết mổ, kiểm dịch động vật; tiến hành kiểm tra các cơ sở giết mổ, buôn
bán động vật, sản phẩm động vật. Nhìn chung các cơ sở chấp hành đúng quy định về
7


vệ sinh, phòng dịch; cấp hỗ trợ 5.084,8 triệu đồng cho người chăn nuôi có heo bị bệnh
tai xanh năm 2010.
Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn
nuôi và giết mổ tập trung. Trên địa bàn huyện hiện có 08 trang trại chăn nuôi tập trung
ở 3 xã: Phú Thanh 05 trang trại chăn nuôi gà, 01 trang trại chăn nuôi heo; Phú An 01
trang trại chăn nuôi heo; Phú Lập 01 trang trại chăn nuôi heo.
Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 1.550 ha, giảm 112 ha so cùng kỳ, trong
đó diện tích nuôi tôm 41 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Phú Thanh, Thanh Sơn, Phú

Lập, Phú Điền, Trà Cổ. Sản lượng nuôi trồng đạt 3.904 tấn.
b) Lâm nghiệp
Các ngành chức năng huyện, UBND các xã, đơn vị có rừng tăng cường công
tác tuần tra, kiểm soát quản lý bảo vệ rừng. Qua công tác kiểm tra, phát hiện 42 vụ vi
phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, đã xử lý vi phạm hành chính 39 vụ, tịch thu:
103,6 m3 gỗ nhóm 1-8, xử phạt hành chính thu nộp ngân sách 151,5 triệu đồng, còn
tồn 03 vụ đang điều tra xử lý theo quy định.
Tổ chức 07 hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác
bảo vệ rừng và vận động được 340 hộ dân ký bản cam kết bảo vệ rừng. Nhìn chung
công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn các xã, đơn vị được duy trì, ổn định, bảo vệ
tốt diện tích rừng hiện có.
Tổ chức triển khai thực hiện “Tết trồng cây mừng sinh nhật Bác 19/5” tại ấp 4
xã Đắc Lua và Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tiếp nhận và trồng 10.000 cây sao, 600 cây
dầu, 8000 cây keo lai; tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy
rừng; đồng thời củng cố 11 Ban chỉ huy và các tổ, đội bảo vệ rừng trên địa bàn huyện;
kiểm tra, hướng dẫn các xã, các đơn vị có rừng thực hiện đúng phương án kế hoạch
phòng cháy chữa cháy mùa khô năm 2011 như: thi công đường băng cản lửa đạt 100%
kế hoạch, chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy; thường xuyên thông tin cấp
dự báo cháy rừng hàng ngày đến ban chấp hành phòng cháy chữa cháy huyện, UBND
các xã biết, chủ động triển khai phương án phòng cháy chữa cháy, trong năm 2011 trên
địa bàn huyện không xảy ra cháy rừng.

8


c) Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ước đạt 177.177 triệu đồng,
đạt 195,17 so với kế hoạch, tăng 131,69% so cùng kỳ, tập trung vào các lĩnh vực sản
xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến nông sản, may xuất khẩu.
Công ty TNHH Fashion Garmens 2 (may công nghiệp) đang hoạt động với quy

mô trên 3000 công nhân. Tính đến đầu tháng 9/2011 công ty đã thu hút được trên
1.200 lao động, hiện vẫn đang tiếp tục thông báo tuyển dụng công nhân vào làm việc.
Đây là công ty đầu tiên hoạt động trong khu công nghiệp Tân Phú và cũng là công ty
có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trên địa bàn huyện.
d) Khoa học công nghệ
Tổ chức nghiệm thu dự án “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng
suất lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
tại xã Tà Lài”; tổ chức sơ kết dự án “Duy trì và phát triển điểm thông tin khoa học và
công nghệ tại Trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng tại các xã: Phú Điền,
Phú Thịnh, Phú Lập, Thanh Sơn, Nam Cát Tiên”; triển khai xây dựng mới 03 điểm
thông tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Văn hóa thể thao - học tập cộng đồng
các xã: Phú Thanh, Phú Xuân, Phú Trung.
e) Công tác tổng điều tra nông thôn-nông nghiệp và thủy sản
Theo kết quả tổng hợp nhanh toàn huyện điều tra được: 34.527 hộ và 62 trang
trại gồm 21 trang trại cây hàng năm, 7 trang trại cây lâu năm, 24 trang trại chăn nuôi, 3
trang trại thủy sản và 7 trang trại tổng hợp.
Kết quả tỷ lệ hộ của khu vực nông thôn chia theo ngành sản xuất chính như sau:
 Hộ nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 59,45%
 Hộ công nghiệp-xây dựng chiếm 11,91%
 Hộ dịch vụ chiếm 24,99%
 Hộ khác chiếm 3,65%
2.2.3. Giáo dục-Y tế-Văn hóa-Xã hội
a) Giáo dục - Đào tạo
Thực hiện hoàn thành năm học 2010-2011, kết quả: Duy trì sỹ số học sinh:
Mầm non 100%; Tiểu học 99,4%, THCS 98%, THPT 95%. Trong năm học có 289 học
9


sinh phổ thông bỏ học, trong đó tiểu học 11 học sinh, tỷ lệ 0,08% giảm 0,15%; THCS
37 học sinh, tỷ lệ 0,8%, giảm 1,1%; THPT 241 học sinh, tỷ lệ 4,2%, giảm 0,4% so với

cùng kỳ.
Đội ngũ lao động: Thực hiện thuyên chuyển, tuyển dụng viên chức và kiện toàn
đội ngũ cán bộ quản lý các trường học. Tổng số lao động hiện có: 2.561 người, trong
đó: Mầm non: 739 người, Tiểu học: 1.052 người; THCS: 770 người.
Tình hình cơ sở vật chất trường học: Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 98,1%; 36/45
trường phổ thông có phòng thư viện riêng.
Toàn huyện có 13 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (MN: 03, TH: 03,
THCS: 06, THPT: 01), đạt 18,8%; trong đó có 4 trường được công nhận mới (TH Nam
Cát Tiên, TH Huỳnh Tấn Phát, THCS Nam Cát Tiên, THCS Phú Lâm).
b) Công tác y tế
Ngành y tế thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân; tổ chức
trực cấp cứu 24/24 giờ đảm bảo về chuyên môn; công suất giường bệnh đạt 95,8% kế
hoạch; thực hiện các chương trình y tế Quốc gia đạt 98% kế hoạch. Chương trình
phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh tay - chân - miệng được chú trọng. Tỷ lệ
trẻ em suy dinh dưỡng dưới 2 tuổi chiếm 7,6%, dưới 5 tuổi chiếm 11,03%.
Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc,
chấn chỉnh các hoạt động y tế ở các xã, thị trấn; hướng dẫn các xã thực hiện tốt các
tiêu chí giữ vững xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, giám sát chặt chẽ các dịch bệnh đảm
bảo không để xảy ra dịch trên địa bàn.
c) Công tác văn hoá - Thông tin và truyền thanh
Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
Đài Truyền thanh huyện thực hiện tiếp sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài
Tiếng nói Việt Nam đảm bảo đúng thời lượng. Tổ chức sản xuất 199 chương trình phát
thanh, 94 chương trình truyền hình; biên tập 2.443 tin, 382 phóng sự, 25 bài ghi nhanh
và các chuyên mục phản ánh tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa-xã hội, an ninhquốc phòng trên địa bàn huyện và biên tập 199 câu chuyện về học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
10



Hoạt động văn hóa văn nghệ-thể dục thể thao: Tổ chức 105 hội thi, hội diễn,
biểu diễn văn hóa văn nghệ ở cơ sở; tổ chức các giải thể dục thể thao như cầu lông,
biểu diễn múa lân, võ thuật, bóng chuyền, thu hút hàng trăm người tham gia và hàng
ngàn người xem. Tổ chức tham gia các giải cấp tỉnh như: Giải thể thao cho người
khuyết tật, giải đua xe đạp về Chiến khu D, tham gia hội thao dân tộc thiểu số tỉnh
Đồng Nai và các giải thể dục thể thao khác do tỉnh tổ chức.
Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Tổ chức tổng kết phong trào xây
dựng đời sống văn hóa năm 2010, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2011, khen
thưởng cho 18 khu, ấp văn hóa, 19 tập thể và 137 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. Tổ
chức thẩm định các danh hiệu văn hóa năm 2011 ước đạt: Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa
đạt 93%; tỷ lệ khu, ấp văn hóa đạt 87%; tỷ lệ cơ quan, trường học có đời sống văn hóa
tốt đạt 92%..
d) Công tác dân số - KHHGĐ –XH
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,06%, giảm 0,02% so cùng kỳ. Tỷ lệ sinh con thứ
ba trở lên chiếm 14,32%, giảm 0,51% so cùng kỳ. Triển khai thực hiện chiến dịch
truyền thông lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình năm
2011. Tổ chức triển khai đề án cung cấp thông tin dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia
đình cho vị thành niên và thanh niên.
Tính đến nay toàn huyện hiện có 9.140 hộ nghèo, chiếm 24,17% tổng số hộ dân
cư, trong đó: Hộ nghèo thuộc chương trình giảm nghèo là 8.591 hộ (22,72%); hộ
nghèo thuộc diện khác là 549 hộ (1,45%). Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2011
xuống còn 22,62%.
e) Công tác dân tộc
Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về dân tộc; tổ chức họp mặt, tặng quà
cho các vị già làng, cộng tác viên cơ sở nòng cốt công tác dân tộc trong đồng bào dân
tộc thiểu số nhân dịp tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011 theo đúng kế hoạch đề ra;
thực hiện giải ngân nguồn vốn các hợp phần hỗ trợ thuộc chương trình 135 giai đoạn II
cho các xã thụ hưởng; cấp 1.641 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người dân tộc thiểu
số để khám chữa bệnh. Tổ chức 02 lớp tập huấn công tác dân tộc cho các đối tượng là
lãnh đạo các phòng ban thuộc huyện và các xã, thị trấn, tổng số có 251 người tham dự.

11


2.3. Tổng quan về Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
2.3.1. Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn
ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách Thành phố Hồ Chí Minh 150km về
phía Bắc. Đặc trưng của Vườn Quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được
thành lập ngày 13 tháng 1 năm 1992 trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và
khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát. Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích là 71.920
ha.
Cát Tiên được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” vào
tháng 8 năm 2005. VQG Nam Cát Tiên với khoảng 50% diện tích là rừng cây xanh,
40% là rừng tre, 10% là nông trại. Thú gồm 103 loài thuộc 29 họ, 11 bộ, trong đó có
các loài thú quý hiếm như Bò Banten, Bò Gaur, Hổ, Gấu Chó, Gấu Ngựa, Voi Châu
Á, Trâu Rừng, Báo Hoa Mai, Báo Gấm,...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú
đa dạng: gồm 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 31 loài quí hiếm đã được
phát hiện và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Các loài chim thuộc loài quý hiếm như:
Hạc Cổ Trắng, Công, Mỏ Rộng Đen, Già Đẩy Java, Cò Lao Ấn Độ, Le Khoang Cổ,
Gà Lôi Lông Tía, Gà Tiền Mặt Đỏ..v.v, ngoài ra còn nhiều loại cá và loài bò sát khác
nữa. Cát Tiên cũng là nơi cư ngụ của 39 loài nằm trong sách đỏ thế giới.
Vai trò của VQG Nam Cát Tiên:
 Duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường nhờ các
quần xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm của kim loại nặng, thuốc trừ
sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con
người, giúp phần nào phục hồi các tài nguyên tái sinh. Duy trì các vốn gene di truyền,
là nơi cung cấp nguyên liệu cho công tác tuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và
sau này kể cả cho các mục đích khác.
 Duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu,
mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói

mòn, lũ lụt, hạn hán. Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều
hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.
 Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệ
được các di sản văn hoá, lịch sử dân tộc.
12


 Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục, đào tạo.
 Tăng thu nhập do hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân
trong vùng.
2.3.2. Tình hình quản lý và bảo tồn ĐVHD ở VQG Nam Cát Tiên
Công tác quản lý, bảo vệ rừng của VQG Cát Tiên do lực lượng kiểm lâm và sự
phối hợp của chính quyền địa phương của các xã ở xung quanh VQG đảm nhận.
Hạt kiểm lâm là đơn vị chịu trách nhiệm chính đối với công tác bảo vệ rừng.
Công tác bảo vệ rừng ở VQG Cát Tiên được thực hiện thông qua các trạm kiểm lâm,
chốt quản lý bảo vệ rừng bố trí tại các khu vực vành đai ranh giới của vườn.
VQG Cát Tiên hiện gồm Ban giám đốc (có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), 3
Phòng nghiệp vụ, 1 hạt kiểm lâm (gồm16 trạm kiểm lâm và 2 đội cơ động), 1 trung
tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, 1 trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
Tổng số lực lượng kiểm lâm hiện nay của VQG là 195 người, về trình độ chuyên môn
thì có 3 trên đại học và 33 người đại học, 109 trung cấp, 32 sơ cấp, nhân viên kỹ thuật
18 người.
Để tăng cường hỗ trợ và nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm của VQG
Cát Tiên, dưới sự tài trợ của quỹ Bảo tồn Việt Nam và cục Kiểm Lâm, dự án nâng cao
năng lực quản lý, giám sát bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Cát Tiên đã được thực
hiện từng bước với các chương trình tập huấn cho cán bộ, nâng cao nhân thức và mua
sắm các trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng
như: Một số tuyến đường được nâng cấp, cải tạo giúp cho việc đi lại thuận tiện hơn
như tuyến đường canh phòng, đường đi Đắk Lua, tuyến đường Tà Lài đi Sa Mách.
VQG cũng đã thành lập các khu quy hoạch bảo tồn Gấu, quy hoạch bảo tồn

Linh trưởng, quy hoạch bảo tồn bò hoang dã (Bò tót và Bò rừng), quy hoạch cứu hộ
các loài động vật hoang dã nguy cấp. Mục tiêu chính của các khu quy hoạch là bảo vệ
các loài không bị tác động của con người làm suy giảm về số lượng, chất lượng. Ngoài
ra còn nghiên cứu, theo dõi, giám sát, xây dựng biện pháp bảo tồn nhằm duy trì và
phát triển về số lượng. Trung tâm cứu hộ ĐVHD thực hiện nhiệm vụ cứu hộ ĐVHD
với các hình thức: chữa trị thương tật, bệnh tật, phục hồi chức năng, tái thả, nhân
giống.
13


×