Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN SANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS CỦA HỘ CHĂN
NUÔI BÒ SỮA HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012
 
 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN SANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS CỦA HỘ CHĂN
NUÔI BÒ SỮA HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012
 
 


 

Hội đồng chấm báo cáo khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh xác nhận bài luận “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS CỦA HỘ CHĂN
NUÔI BÒ SỮA HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do Nguyễn Văn
Sang, sinh viên khóa 2008 – 2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
khóa luận tốt nghiệp thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày
 

 

năm

tháng

năm


 

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên cho con tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã không ngại khó khăn vất vả lo cho con
ăn học nên người.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt cho em những kiến thức, những bài học quý báu mà nhờ đó em có thể vận dụng nó
một cách thiết thực vào công việc và cuộc sống.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đặng
Thanh Hà, người đã giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp trong quá trình thực tập và hoàn

thành Khoá Luận Tốt Nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Uỷ Ban xã Tân Thông Hội,
Trạm Khuyến Nông và Tổng Cục Thú Y huyện Củ Chi đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ
và bên cạnh tôi, những bạn bè, những người thân quen đã giúp tôi về mặt kiến thức
cũng như trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Sang

 
 


 

NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN SANG, tháng 6 năm 2012,“Phân Tích Hiệu Quả và Các
Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Áp Dụng Mô Hình Biogas Của Hộ Chăn
Nuôi Bò Sữa – Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh”.
NGUYEN VAN SANG, June 2012, “Analyze The Effectiveness and The
Factors Affect To The Decision Use The Biogas Model Of Dayry Farmer In Cu
Chi District, Ho Chi Minh City ”.
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở
rộng mô hình biogas của hộ chăn nuôi bò sữa huyện Củ Chi, TP. HCM. Việc thu
thập các số liệu điều tra từ hộ chăn nuôi bò sữa và từ Tổng Cục Thú Y, Trạm
Khuyến Nông huyện Củ Chi cho biết tình hình áp dụng biogas của địa phương.

Kết quả chính của nghiên cứu đạt được cho biết hộ đầu tư hầm biogas đạt
được lợi ich ròng là 182.48 nghìn đồng/tháng, việc đầu tư dạng hầm xây sẽ có lợi
ích ròng cao hơn túi nilong, các trang trại đầu tư biogas với quy mô lớn nhằm chạy
máy phát điện và đun nấu có hiệu quả hơn so với trang trại đầu tư biogas chỉ để đun
nấu, hộ chăn nuôi có quy mô lớn đầu tư hầm biogas hiệu quả hơn hộ chăn nuôi quy
mô nhỏ và vừa. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình
biogas cho biết các yếu tố như khuyến nông, nhân khẩu, nhận thức môi trường của
hộ có tác động mạnh đến khả năng chấp nhận mô hình của hộ chăn nuôi. Ngoài ra,
các yếu tố như thu nhập, quy mô chăn nuôi, kỳ vọng lợi ích đạt được cũng có tác
động đến quyết định của nông hộ.
Các yếu tố như cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu dịch bệnh, trợ cấp
vốn là yếu tố quan trọng trong khuyến khích hộ áp dụng biogas, còn các yếu tố vốn
đầu tư cao, chất lượng không đảm bảo, quy mô chăn nuôi nhỏ, vốn vay là các yếu tố
quan trọng gây cản trở nông hộ áp dụng biogas.
 
 


 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

DANH MỤC PHỤ LỤC

ix

CHƯƠNG 1: MỞ DẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu


3

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc của khoá luận

4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

5

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan

5

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

9


2.3. Tổng quan tình hình áp dụng mô hình biogas

11

2.3.1. Chương trình phát triển và tình hình áp dụng mô hình biogas trong cả
nước

11
2.3.2. Chương trình phát triển và tình hình áp dụng mô hình biogas tại huyện

Củ Chi

12

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Cơ sở lý luận

14
 

 


 

3.1.1. Khái niệm nông nghiệp bền vững


14

3.1.2. Động lực khuyến khích

14

3.1.3. Động lực cản trở

15

3.1.4. Mô hình biogas

15

3.2. Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

20

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

21

3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

21


3.2.4. Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả của mô hình khí sinh học

21

3.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy

22

3.2.6. Phương pháp thảo luận và đánh giá

26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Tình hình quản lý chất thải của hộ điều tra.

27

4.2. Tình hình áp dụng mô hình biogas tại địa phương

29

4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình tham gia tập huấn của hộ điều tra

30

4.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ điều tra
4.3.2. Tình hình tham gia tập huấn và loại hình biogas áp dụng tại địa phương

4.4. Đánh giá và nhận định mô hình biogas của hộ điều tra
4.4.1. Đánh giá mô hình biogas của các hộ đang áp dụng tại địa phương

30
32
34
34

4.4.2. Nhận định của hộ chăn nuôi về môi trường và mô hình biogas tại địa
phương

37

4.5.1. Hiệu quả hộ áp dụng áp dụng mô hình biogas

40

4.5.2. So sánh hiệu quả 2 loại hình biogas được áp dụng tại địa phương

41

4.5.3. So sánh hiệu quả theo hình thức sử dụng mô hình biogas

43

4.5.4. So sánh hiệu quả mô hình biogas theo quy mô trang trại

45

4.5.5. Tổng hợp so sánh hiệu quả giữa các loại hình biogas

4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng mô hình biogas

47

4.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas

47

4.6.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas

48

 
 

46


 

4.7. Phân tích các yếu tố khuyến khích và cản trở trong mở rộng mô hình biogas

53

4.7.1. Các yếu tố cản trở

53

4.7.2. Các yếu tố khuyến khích


55

4.7.3. Biện pháp khuyến khích mở rộng mô hình biogas

57

4.8. Một số ý kiến đề xuất nhằm khuyến khích hộ chăn nuôi bò sữa mở rộng mô
hình biogas

58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

5.1. Kết luận

60

5.2. Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

TIẾNG VIỆT

65


TIẾNG NƯỚC NGOÀI

66

 
 


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KSH

Khí sinh học

LHPN

Liên Hiệp Phụ Nữ

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

LIFSAP

dự án an toàn thực phẩm và cạnh tranh trong chăn nuôi

QSEAP


dự án nâng cao chất lượng và an toàn cho các sản phẩm nông
nghiệp và Phát triển khí sinh học

MARD

Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn

MT

Môi trường

NN & PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

v


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Ban Đầu Của Các Biến Trong Mô Hình

25

Bảng 4.1. Cơ Cấu Hộ Áp Dụng Mô Hình Biogas Theo Quy Mô Chăn Nuôi

27


Bảng 4.2. Cơ cấu quy mô theo phương pháp quản lý chất thải

28

Bảng 4.3. Phương Pháp Quản Lý Chất Thải Trong Chăn Nuôi Của Các Hộ Điều Tra

29

Bảng 4.4. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Của Hộ Điều Tra

31

Bảng 4.5. Diện Tích Và Cơ Cấu Thu Nhập Của Hộ Điều Tra

32

Bảng 4.6. Cơ Cấu Loại Hình Biogas Theo Quy Mô Chăn Nuôi

33

Bảng 4.7. Tham Gia Tập huấn Mô Hình Biogas Của Hộ Điều Tra

34

Bảng 4.8. Đánh Giá Mức Độ Đóng Góp Vào Kinh Tế Gia Đình Của Mô Hình Biogas

35

Bảng 4.9. Đánh Giá Về Lượng Gas Đang Sử Dụng Của Hộ


35

Bảng 4.10. Đánh Giá Chất Lượng Mô Hình Biogas Của Hộ Chăn Nuôi

36

Bảng 4.11. Đánh Giá Của Hộ Chăn Nuôi Về Lợi Ích Môi Trường Của Mô Hình Biogas

37

Bảng 4.12. Đánh Giá Mức Độ Quan Trọng Của Mô Hình Biogas Đối Với Hộ Chăn Nuôi 38
Bảng 4.13. Chi Phí Và Giá Trị Kỳ Vọng Tiết Kiệm Chi Phí Mua Gas Mổi Tháng Của Hộ
Điều Tra

39

Bảng 4.14. Mức Độ Quan Tâm Đến Môi Trường Của Hộ Điều Tra

40

Bảng 4.15. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Hộ Áp Dụng Và Không Áp Dụng Mô Hình
Biogas

41

Bảng 4.16. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Hai Mô Hình Hầm Xây Và Túi NiLong

42

Bảng 4.17. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Theo Hình Thức Sử Dụng


44

Bảng 4.18. So sánh hiệu quả mô hình biogas theo quy mô trang trại

46

Bảng 4.19. Tổng Hợp So Sánh Hiệu Quả Giữa Các Loại Hình Áp Dụng Hầm Biogas

47

Bảng 4.20. Giá Trị Trung Bình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Xây Hầm
Biogas

48

Bảng 4.21. Kết Xuất Mô Hình Logit

49

Bảng 4.22. Dấu Ước Lượng và Kết Quả Kiểm Định P-Value (=10%)

51

vi


 

Bảng 4.23. Kết Quả Dự Đoán Của Mô Hình


53

Bảng 4.24: Đánh Giá Của Hộ Điều Tra Về Các Yếu Tố Cản Trở Trong Áp Dụng Mô
Hình Biogas

54

Bảng 4.25: Đánh Giá Mức Độ Quan Trọng Của Hộ Điều Tra Về Các Yếu Tố Khuyến
Khích Trong Áp Dụng Mô Hình Biogas

56

Bảng 4.26. Đánh Giá Các Biện Pháp Khuyến Khích Mở Rộng Mô Hình Biogas

57

 
 
 
 
 
 
 
 
 

vii



 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Huyện Củ Chi

7

Hình 3.1. Hầm Biogas Theo Kiểu Trung Quốc

17

Hình 3.2. Máy Phát Điện Sử Dụng Khí Biogas

18

Hình 4.1: Cơ Cấu Loại Hình Biogas Của Hộ Điều Tra

33

viii


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các yếu tố khuyến khích và cản trở trong mở rộng mô hình biogas
Phụ lục 2: Văn bản chương trình KSH TP Hồ Chí Minh
Phụ lục 3: Các bảng biểu thống kê trong nghiên cứu
Phụ lục 4: Các bảng kết xuất mô hình hồi quy kinh tế lượng
Phụ lục 5: Một số hình ảnh về mô hình biogas

Phụ lục 6: Bảng câu hỏi

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Đặt vấn đề
Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa TP.HCM ngày càng phát triển và
cung cấp nhiều con giống cho nhu cầu chăn nuôi cả nước, hiện nay TP Hồ Chí Minh có
đàn bò sữa lớn nhất nước với gần 80 nghìn con, mỗi năm cung cấp gần 300 nghìn tấn sữa
tươi cho thị trường, lượng sữa hàng hóa góp phần đáng kể cho nhu cầu tiêu dùng và có
những đóng góp quan trọng vào thành tích chung của ngành nông nghiệp, làm giàu cho
nhiều nông hộ. Ngoài ra, ngành chăn nuôi bò sữa còn góp phần rất lớn vào việc giải
quyết việc làm cho người nông dân. Nó tạo nên nhiều dạng việc làm từ người trực tiếp
chăn nuôi, đến người vắt sữa thuê, người cắt cỏ, thú y, dẫn tinh viên và nhiều dạng việc
làm khác. Ước tính, hàng năm ngành chăn nuôi bò sữa Thành Phố đã tạo công ăn việc
làm cho trên 100.000 người.
Trên bình diện thành phố, hiện nay mô hình chăn nuôi bò sữa chủ yếu phát triển
với quy mô hộ gia đình và đã hình thành những quy mô lớn hơn như trang trại, hợp tác xã
chăn nuôi. Số lượng bò sữa tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và đi đôi với sự
phát triển đó, đòi hỏi phải cung cấp cho người chăn nuôi bò sữa không những về kiến
thức, kinh nghiệm mà còn cả trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, góp phần từng bước đi lên
công nghiệp hóa, chuyên môn hoá ngành chăn nuôi bò sữa để đạt hiệu quả cao và phát
triển bền vững.
Cùng với sự phát triển trong ngành chăn nuôi TP.Hồ Chí Minh thì huyện Củ Chi
là một trong những địa phương có truyền thống chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh mẽ

 



 

trong nhiều năm qua, giúp cải thiện thu nhập đáng kể và chất lượng cuộc cuộc sống cho
nông hộ. Tuy nhiên, việc phát triển chỉ ngừng lại ở quy mô đàn bò còn việc đầu tư
chuồng trại và các trang thiết bị cần thiết cho chăn nuôi thì chưa được quan tâm. Thực
trạng ở một số xã như xã An Nhơn Tây, xã Tân Thạnh Đông hầu hết hộ chăn nuôi có quy
mô vừa và nhỏ thường không có hố chứa phân, nước thải được đổ thẳng ra kênh mương.
Ngoài ra, nhiều hộ chăn nuôi đã tận dụng khoảng sân trước nhà để làm chuồng trại chăn
nuôi, từ đó nguồn nước thải, phân đều thải ra ngoài đường gây ô nhiễm môi trường nước
và không khí một cách nghiêm trọng.
Để giải quyết tình hình trên chính quyền địa phương đã tìm cách để giải quyết tình
trạng ô nhiễm bằng cách khuyến khích các hộ chăn nuôi bò sữa áp dụng mô hình biogas
trong quản lý chất thải trong chăn nuôi. Việc áp dụng mô hình biogas không những giải
quyết được vấn đề ô nhiễm hiện tại mà còn cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống của
các nông hộ thông qua việc khai thác các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của mô
hình biogas quy mô hộ gia đình.
Mặc dù đang được chính quyền địa phương hổ trợ về vốn vay và tổ chức các buổi
tập huấn về chương trình phát triển mô hình biogas nhưng hiện nay việc áp dụng rộng rãi
chỉ hạn chế ở một số xã như xã Tân Thông Hội, xã Phú Hoà Đông, xã Thái Mỹ, các xã
khác còn lại của huyện vẫn chưa đựơc áp dụng phổ biến hoặc đã áp dụng nhưng chưa
đúng tiêu chuẩn, không có hiệu quả, chẳng hạn như tình hình áp dụng biogas của xã Tân
Thạnh Đông hiện nay có hơn 1200 hộ chăn nuôi bò sữa nhưng chỉ có khoản dưới 10% số
hộ đang áp dụng mô hình biogas.
Với tình hình thực trạng như trên cho thấy đề tài “Phân tích hiệu quả và các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí
Minh” cần thiết được nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để mở rộng và
phát triển tình hình áp dụng mô hình biogas và khắc phục tình trạng ô nhiểm môi trường
hiện nay tại địa phương.

1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
2


 

Mục tiêu chính của đề tài là phân tích hiệu quả và xác định các yếu tố khuyến
khích và cản trở ảnh hưởng đến việc mở rộng mô hình biogas tại huyện Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tình hình quản lý chất thải và đánh giá của hộ chăn nuôi bò sữa về

mô hình biogas tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
-

Phân tích hiệu quả mô hình biogas của hộ chăn nuôi bò sữa tại địa phương.

-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas của hộ

nông dân chăn nuôi bò sữa.
-

Đề xuất biện pháp nhằm phát triển mô hình biogas trong chăn nuôi bò sữa tại

địa phương.

1.3 . Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
-

Phạm vi về không gian: do giới hạn về nguồn lực nên nghiên cứu chỉ điều tra

tại các xã như: xã Tân Thông Hội, xã Phước Vĩnh An, xã An Nhơn Tây, xã Tân
Thạnh Đông, xã Tân An Hội huyện Củ Chi, tp Hồ Chí Minh.
-

Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ ngày 01/02/2012 đến ngày

01/06/2012.
-

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng được khảo sát nghiên cứu là những nông dân

chăn nuôi bò sữa có áp dụng và không áp dụng mô hình biogas tại huyện Củ Chi, TP
Hồ Chí Minh.
1.4 . Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đạt được có thể giúp cho nhiều nghiên cứu khác về mô hình
biogas tham khảo hoặc sử dụng kết quả để phát triển thêm mô hình biogas trong tương
lai.
Ngoài ra, việc thực hiện nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chính
quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong việc phát triển mô hình biogas tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu giúp cho ban quản lý có thể tác động đúng đối tượng các hộ chăn
nuôi có tiềm năng và có những định hướng nhất định trong việc đề ra các chính sách quan
3


 


trọng trong mở rộng áp dụng mô hình biogas từ đó giúp cho hộ chăn nuôi cải thiện được
tình hình kinh tế trang trại và môi trường sống của gia đình.
1.5. Cấu trúc của khoá luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Trình bày sự cần thiết để thực hiện
đề tài, mục tiêu chính và các mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi thời
gian, không gian nghiên cứu, phạm vi nội dung thực hiện đề tài và cấu trúc của khóa
luận. Chương 2: Trình bày tổng quan về các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu, tổng
quan về địa bàn điều tra về các đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực
và cuối cùng là tổng quan về các chương trình hỗ trợ khuyến khích hộ chăn nuôi áp dụng
biogas tại địa phương. Chương 3: Bao gồm 2 phần chính là cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu, phần cở sở lý luận nêu một số khái niệm về nông nghiệp bền vững, các động
lực khuyến khích và cản trở trong nông nghiệp bền vững, khái niệm về mô hình biogas,
các loại mô hình chính đang được áp dụng hiện nay và các lợi ích từ mô hình đem lại.
Phần thứ hai trong chương 3 là phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp thu
thập số liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp sử
dụng các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế, Phương pháp phân tích hồi quy và cuối cùng là
phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng các hộ chăn nuôi tại địa phương.
Chương 4: Trình bày những kết quả chính từ nghiên cứu bao gồm: tình hình áp dụng
biogas hiện nay của địa phương, các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ điều tra, tình hình
quản lý chất thải và mức độ quan tâm đến môi trường của nông hộ, các kết quả về hiệu
quả kinh tế các loại mô hình chính đang được áp dụng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định áp dụng mô hình biogas của nông hộ, thảo luận về các yếu tố khuyến
khích và cản trở trong áp dụng mô hình biogas, Cuối cùng là một số đề xuất kiến nghị từ
kết quả trên trong mở rộng mô hình biogas tại địa phương. Chương 5: Trình bày phần kết
luận nhằm tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả mô hình biogas đến hộ chăn nuôi.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu đã thống kê một số tài liệu có liên quan cũng như các kết quả nghiên
cứu có liên quan từ trước nhằm giúp người đọc có có các nhìn tổng quan hơn về vấn đề
nghiên cứu đang thực hiện.
Nguyễn Quang Dũng, 2011, Khảo sát người sử dụng khí sinh học 2010 – 2011.
Người sử dụng rất hài lòng với quyết định đầu tư xây dựng công trình KSH vì nó cung
cấp cho họ nhiều lợi ích to lớn, cũng như rất hài lòng với các dịch vụ được cung cấp bởi
chương trình KSH. Công trình KSH có ảnh hưởng lớn ở khu vực nông thôn và chương
trình đã đạt đến một mức độ mà trong đó lợi ích thiết thực mang lại cho người sử dụng đã
tự thúc đẩy những người chưa sử dụng ra quyết định đầu tư phát triển công nghệ KSH.
Một điều quan trọng cần đề cập đến là có hơn một nửa số hộ gia đình (65,3%) gắn nhà vệ
sinh với công trình KSH để xử lý chất thải của con người. Khi có công trình KSH, xu
hướng mở rộng quy mô chăn nuôi tăng lên do giảm bớt được gánh nặng về vệ sinh môi
trường, 72% số hộ sử dụng KSH đã tăng quy mô đàn lợn bình quân khoảng 2,9 con/hộ.
Điều này cho thấy rằng KSH đằng sau việc sản xuất năng lượng nó còn cung cấp một loạt
các lợi ích cho người dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, cuộc khảo sát đã nêu ra một
vài vấn đề trong đào tạo, vận hành, bảo trì, bảo hành và các thiết bị KSH cần sửa đổi. Chi
tiết về các vấn đề và các nội dung cụ thể được đưa ra và phân tích trong báo cáo chính.
Trần Thị Bình Minh, 2009, xác định yếu tố ảnh hưởng việc chấp nhận sử dụng
biogas của người chăn nuôi heo ở huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên
cứu cho thấytình hình xử lý chất thải ở huyện Thuận An phổ biến là sử dụng Biogas và
làm phân hữu cơ. Nhưng phương pháp làm phân hữu cơ đều không đúng quy cách, chủ
 


 


yếu phân để khô và hoại tự nhiên, sau khi đo lường các yếu tố tác động đến xác suất chấp
nhận Biogas. Nghiên cứu thực hiện chạy mô hình logit, kết quả cho thấy yếu tố số lượng
heo, thâm niên chăn nuôi, hổ trợ chi phí lắp đặt biogas của nhà nước, nhận thức về tầm
quan trọng của biogas, đánh giá hiệu quả hoạt động của biogas và thu nhập có tác động
đến các yếu tố chấp nhận biogas.
Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi heo tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Kết quả
phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định làm biogas của các hộ chăn nuôi ở 3 xã
Thái Hoà, Lạc An, Tân Lập của huyện Tân Uyên cho thấy quyết định làm biogas của
người chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chi phí chất đốt hiện tại của gia đình,
tổng thu nhập của gia đình, số thành viên sống trong nông hộ và nhận thức của người
chăn nuôi về mức độ quan trọng của biogas. Đây chỉ mới là phân tích cho 3 xã đại diện,
nếu phân tích them những xã khác thì yếu tố trên có thể thay đổi tuỳ vào đặc điểm kinh
tế xã hội vùng đó.
Hoàng Mai Phương Thúy, 2009, phân tích lợi ích chi phí của mô hình biogas tại
xã An phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Khoá luận nghiên cứu về lợi ích mô hình
biogas mang lại cho người chăn nuôi và xã hội trên cơ sở lợi ích về kinh tế và môi
trường. Dựa vào phương pháp phân tích lợi ích chi phívà điều tra 65 hộ dân và đã tìm ra
giá trị ròng kinh tế 4 công trình biogas đang phát triển tại địa phương và giá trị môi
trường: giảm khí thải nhà kính do môi trường xử lý chất thải chăn nuôi gia súc mang lại.
Kết quả khoá luận thu được với 4 kiểu hầm biogas: kiểu Thái Đức, kiểu túi plastic, kiểu
ống bê tong, kiểu hầm chữ nhật tự xây lợi nhuận ròng thu được lần lượt là 124 757 đồng,
133 541 đồng, 159 934 đồng, 94 864 đồng và với việc thực hiện mô hình biogas xử lý
chất thải chăn nuôi tại 65 hộ dân ở xã An Phú đã giúp thu hồi khí mêtan (CH4) giúp giảm
thiểu lượng khí thải nhà kính tương đương 457 tấn Co2.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung
tâm thành phố 60 km theo đường Xuyên Á. Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng của tỉnh
6



 

Tây Ninh. Phía Nam giáp huyện Hóc Môn. Phía Đông ngăn cách với tỉnh Bình Dương
bởi sông Sài Gòn. Phía Tây giáp tỉnh Long An.
Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã là: Phú Mỹ
Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Nhuận Đức, Phạm Văn
Côi, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Phước Hiệp, Phước Vĩnh An, Phú Hòa Đông, Trung An,
Tân An Hội, Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Hòa
Phú, Bình Mỹ.
Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Huyện Củ Chi

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình

7


 

Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt
Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc –
Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.
b. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Một năm có hai mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ trung bình năm khoảng 26,6oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm,

tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bố không đều giữa các tháng
trong năm, mưa tập trung từ tháng 7 - 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%,
thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
Các hướng gió mùa chủ yếu là: Gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam,
thổi từ tháng 2 đến tháng 5. Gió Tây – Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9. Gió Đông
Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
c. Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng. Sông Sài Gòn chịu chế
độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m
và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực
tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ
có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung
hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của
dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
d. Tài nguyên
Đất: Có 3 nhóm đất chính là: đất phù sa, đất xám và đất đỏ vàng. Đất phù sa được
dùng để sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng
cây ăn trái. Đất xám thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp
ngắn ngày, rau, đậu … và các cây công nghiệp lâu năm như: cao su, điều. Đất đỏ vàng ít
có giá trị sản xuất.
8


 

Rừng: Theo số liệu trên website huyện, năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng
của huyện là 319,24 ha, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất có
rừng; rừng trồng 179,97 ha, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng. Rừng tự nhiên chủ yếu
ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế.

Khoáng sản : Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với thành phố khá
phong phú gồm có các loại chủ yếu sau:


Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn.



Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn.



Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.



Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng

không đáng kể.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Lịch sử
Thời nhà Nguyễn, đây là vùng đất thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn
Phiên An. Năm 1836 thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Năm 1956 là quận của
tỉnh Bình Dương, được thành lập do tách hai tổng Long Tuy Thượng và Long Tuy Hạ
của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Năm 1963, lập tỉnh Hậu Nghĩa, nửa quận Củ Chi vẫn
giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lại gọi là quận Phú Hoà, tỉnh Bình Dương. Sau
ngày 30/4/1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú Hòa, tỉnh Bình
Dương thành huyện Củ Chi, thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Củ Chi được coi là vùng "đất thép", là căn
cứ quan trọng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Mỹ đã trút xuống

đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân, bố ráp .
b. Dân số
Dân số: khoản 409.648 người (2010)
Mật độ: 713 người/km2

9


 

c. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông
nghiệp, Thương mại – Dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 Khu công nghiệp và 3
Cụm công nghiệp đang hoạt động là:
Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi có diện tích 380 ha, nằm trên địa bàn thị trấn Củ
Chi, xã Tân An Hội và xã Trung Lập Hạ. Hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích
cho thuê là 127 ha, thu hút 23 doanh nghiệp vào đầu tư. Khu công nghiệp Tân Phú Trung
có diện tích 543 ha, nằm trên địa bàn xã Tân Phú Trung và xã Tân Thông Hội. Hiện có 47
doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất kinh doanh tại đây.
Cụm công nghiệp Tân Qui - Khu A, có diện tích 65 ha, thuộc xã Trung An. Hiện
có 5 doanh nghiệp đang hoạt động nằm xen kẽ dân cư với diện tích 14,27 ha. Cụm công
nghiệp Tân Qui – Khu B có diện tích 97 ha, thuộc xã Tân Thạnh Đông. Hiện có 16 doanh
nghiệp đầu tư với diện tích 61 ha, trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động. Cụm
công nghiệp cơ khí Samco có diện tích 99 ha, thuộc xã Tân Thạnh Đông và xã Hoà Phú.
Theo qui hoạch đến năm 2020, huyện sẽ tiếp tục hình thành và phát triển thêm 3
Khu công nghiệp và 2 Cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Đông Nam Củ Chi chuyên
ngành cơ khí chế tạo có diện tích 500 ha, thuộc xã Bình Mỹ. Khu công nghiệp Bàu Đưng
có diện tích 175 ha, thuộc ấp Bàu Đưng – xã An Nhơn Tây – nằm cạnh Thảo cầm viên và
Đền Gia Định. Đây là Khu công nghiệp cơ khí và gia công chế biến. Cụm công nghiệp
Phạm Văn Cội có diện tích 75 ha, thuộc xã Phạm Văn Cội. Đây là Khu công nghiệp phục

vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm ngành nông nghiệp của
thành phố. Hiện có 7 doanh nghiệp đầu tư vào cụm này. Cụm công nghiệp Bàu Trăn có
diện tích 95 ha, thuộc xã Nhuận Đức. Đây là cụm công nghiệp nhẹ, không gây ô nhiễm
môi trường. Hiện có 4 doanh nghiệp đầu tư tại đây.
d. Quy hoạch phát triển
Trong tương lai, một số dự án lớn của thành phố sẽ được triển khai trên địa bàn
huyện Củ Chi như:

10


 

Khu đô thị Tây Bắc thành phố: Quy mô 6.000ha. Vị trí: bao gồm một phần của
huyện Hóc Môn, phần lớn thuộc Củ Chi nằm ở các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội,
Tân An Hội và xã Phước Hiệp ranh giới được giới hạn bởi đường Quốc lộ 22 đến kinh
Xáng giáp Long An, hướng Tây Nam đến khu xử lý chất thải rắn Thành phố. Khu xử lý
chất thải rắn thành phố: Quy mô 822ha. Vị trí: một phần xã Phước Hiệp, một phần xã
Thái Mỹ.
Khu thảo cầm viên Sài Gòn: Quy mô 485,35ha. Vị trí: một phần xã Phú Mỹ Hưng,
một phần xã An Nhơn Tây. Trường đại học Dân lập Củ Chi: Quy mô 20ha. Vị trí: thuộc
xã An Nhơn Tây, Khu công viên văn hoá lịch sử Sài Gòn - Gia Định: Quy mô 100ha. Vị trí: Thuộc xã An Nhơn Tây.
Khu công viên giải trí quốc tế: Quy mô 150ha. Vị trí: Thuộc xã Tân Phú Trung,
Khu du lịch sinh thái - vườn: Quy mô 100ha. Vị trí: thuộc xã Tân Thạnh Đông, Khu công
viên nước Củ Chi (mở rộng): Quy mô 28ha. Vị trí: thuộc xã Phước Vĩnh An, Khu công
nghiệp Tây Bắc Củ Chi - giai đoạn 2: Quy mô 169,80ha. Vị trí thuộc xã Tân An Hội và
Trung Lập Hạ.
2.3. Tổng quan tình hình áp dụng mô hình biogas
2.3.1. Chương trình phát triển và tình hình áp dụng mô hình biogas trong cả nước
Từ năm 1991 - 2011, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi và vệ sinh nông

thôn thì công nghệ sinh học phát triển nhanh chóng. Chương trình mục tiêu quốc gia cấp
nước và vệ sinh nông thôn là dự án phát triển khí sinh học lớn nhất bao trùm hầu hết các
tỉnh thành. Cũng trong giai đoạn này, hầu hết các công trình khí sinh học quy mô nhỏ và
khí sinh học chủ yếu được sử dụng để nấu ăn và thắp sáng. Dự án hỗ trợ chương trình khí
sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh ở nước ta đã được triển khai từ 2003 – 2011
với các mô hình theo tiêu chuẩn KT1 và KT2, nhằm mục đích thực hiện khoảng 167.000
dự án khí sinh học ở 63 tỉnh, thành trong cả nước. Thực tế, thời gian qua có rất nhiều dự
án liên quan đến chương trình khí sinh học. Tính đến tháng 7 năm 2011, đã có 107.000
công trình khí sinh học được xây dựng ở 48 tỉnh; dự án an toàn thực phẩm và cạnh tranh
trong chăn nuôi (LIFSAP) cũng triển khai một hợp phần khí sinh học quy mô hộ gia đình
11


 

ở 12 tỉnh; dự án nâng cao chất lượng và an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp và Phát
triển khí sinh học (QSEAP) đã được triển khai ở 16 tỉnh, thành trong cả nước.
Bên cạnh đó, Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn –
MARD đến năm 2020 đặt mục tiêu trang bị cho khoảng 45% các hộ gia đình trang trại ở
nông thôn có chuồng trại chăn nuôi bảo đảm hợp vệ sinh và khoảng 18.000 trang trại
chăn nuôi có hệ thống quản lý chất thải. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2015 đối với
vấn đề vệ sinh môi trường là 75% các hộ gia đình ở nông thôn có chuồng trại chăn nuôi
hợp vệ sinh. Đối với quy mô lớn, các trang trại chăn nuôi gia súc theo mô hình công
nghiệp, các bể khí sinh học xử lý chất thải cần được xây dựng để xử lý chất thải và tận
dụng nhiên liệu đã được sản xuất ra. Dự án hỗ trợ nông nghiệp theo kế hoạch của ADB
sắp tới dự kiến được triển khai tại nước ta là dự án phát triển theo cơ chế sạch cho các
trang trại quy mô vừa và lớn. Theo đó, các công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn sẽ
giúp giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc thu và phá huỷ chất mê tan giải phóng ra
ngoài không khí và tạo được nguồn năng lượng để tái sử dụng.
Để góp phần giảm phát thải khí nhà kính; sản xuất năng lượng tái tạo, an toàn thực

phẩm, kết hợp với nâng cao chất lượng đời sống trang trại, đã đến lúc chương trình khí
sinh học cần được nhân rộng. Đây là mục tiêu của Chính phủ trong dài hạn, rất cần sự
ủng hộ từ phía các hộ gia đình cũng như các chủ trang trại để hướng tới nền kinh tế phát
triển bền vững.
2.3.2. Chương trình phát triển và tình hình áp dụng mô hình biogas tại huyện Củ
Chi
Để phát triển rộng rãi mô hình biogas tại địa phương chính quyền đã đề ra một số
chính sách như hổ trợ vốn của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố, Huyện, Xã cho các hộ
chăn nuôi đầu tư vào mô hình biogas. Với các chính sách ưu đãi trong việc ở rộng mô
hình biogas Hội LHPN TP đặt mục tiêu từ 2010 đến năm 2012, tiếp tục hỗ trợ vốn, xây
thêm 595 hầm biogas.
Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông thành phố, Trung tâm nước sinh hoạt thành phố
và Trạm Khuyến nông huyện còn tổ chức tập huấn qui trình làm hầm biogas, tổ chức hội
12


×