Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện quân y 103 và đề xuất biện pháp dự phòng (2015 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y
--------------

HOÀNG THỊ ÚT TRÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN NHIỄM NẤM Ở MIỆNG BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG (2015 – 2016)

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y
--------------

HOÀNG THỊ ÚT TRÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN NHIỄM NẤM Ở MIỆNG BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103


VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG (2015 – 2016)
Chuyên ngành: Ký sinh trùng y học
Mã số: 60 72 01 62

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM VĂN MINH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi, do chính tôi
thực hiện, tất cá các số liệu trong luận văn này chƣa đƣợc công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Tác giả

Hoàng Thị Út Trà


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới
Đảng ủy – Ban giám đốc Học viện Quân y, Bộ môn SR – KST – CT, Phòng
Sau đại học, Hệ Sau đại học – Học viện Quân y, Ban giám hiệu trƣờng Đại
học y dƣợc Thái Bình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Văn
Minh, ngƣời thầy đã dìu dắt, tận tình chỉ bảo và trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong
quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Khắc Lực (chủ nhiệm bộ
môn SR – KST - CT), TS. Lê Trần Anh, TS. Đỗ Ngọc Ánh đã truyền dạy
nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã
góp ý để tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô/chú, anh/chị cán bộ Bộ môn SR –
KST – CT Học viện Quân y đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
cũng nhƣ đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn của tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình học tập để tôi có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay!
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Học viên

Hoàng Thị Út Trà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................................................... 3
1.1. Tình hình nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ ................................ 3
1.1.1. Tình hình nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ trên thế giới .... 3
1.1.2. Tình hình nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ tại Việt Nam ... 9
1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm nấm ở miệng ....................................... 12
1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm ở miệng ................................ 15
1.4. Một số biện pháp dự phòng nhiễm nấm ở miệng ................................ 19
CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
2.3.1. Thực trạng nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thƣ ..................... 24
2.3.2. Xác định một số yếu tố liên quan tới nhiễm nấm ở miệng bệnh
nhân ung thƣ. ........................................................................................... 25
2.3.3. Đề xuất biện pháp dự phòng nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung
thƣ............................................................................................................ 25
2..4 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 25
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:...................................................................... 25
2.4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................. 25


2.5. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu ............................................................. 27
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................ 27
2.5.2. Dụng cụ, hóa chất xét nghiệm . .................................................... 28
2.6. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ............................................... 29
2.6.1. Kỹ thuật điều tra ............................................................................ 29
2.6.2. Các kỹ thật xét nghiệm.................................................................. 29
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu.................................................................... 34
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 35
2.9. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 35

2.10. Các biện pháp khắc phục sai số ......................................................... 35
CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................36
3.1. Thực trạng nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ ............................ 36
3.1.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 36
3.1.2. Thực trạng nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ ..................... 39
3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm ở miệng BN ung thƣ ............ 46
3.2.1.Yếu tố nhân khẩu học, kinh tế, xã hội ............................................ 46
3.2.2. Yếu tố về cơ quan bị bệnh, bệnh kèm theo ................................... 48
3.2.3. Yếu tố điều trị................................................................................ 50
CHƢƠNG 4 : BÀN LUẬN.........................................................................................................................52
4.1. Thực trạng nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thƣ ............................ 52
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ . 58
4.2.1. Yếu tố nhân khẩu học, kinh tế, xã hội ........................................... 58
4.3.2. Yếu tố cơ quan bị ung thƣ, bệnh kèm theo ................................... 58
4.3.3. Yếu tố điều trị................................................................................ 61
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................66
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

1.


A1

Bộ môn - khoa nội tiêu hóa

2.

A3

Bộ môn - khoa lao và bệnh phổi

3.

A7

Bộ môn - khoa Máu – Độc xạ và bệnh nghề nghiệp

4.

AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời)

5.

BC

Bạch cầu

6.


BN

Bệnh nhân

7.

CDC

Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh)

8.

CS

Cộng sự

9.

HC

Hồng cầu

10.

HIV

Human Immunodeficiency Virus


11.

HSCT

Hematopoietic stem cell transplantation
(Ghép tế bào gốc tạo máu)

12.

IA

Invasive Aspergillus
(Nhiễm Aspergillus xâm lấn)

13.

K71

Bộ môn - khoa y học hạt nhân

14.

KS

Kháng sinh

15.

NC


Nghiên cứu

16.

NT

Nhiễm trùng

17.

PCR

Polymerase chain reaction
(Sinh học phân tử)

18.

VK

Vi khuẩn

19.

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng
2.1.

Tên bảng

Trang

Màu sắc khuẩn lạc nấm Candida trên môi trƣờng Brilliance Candida
base, CM 1002 ...................................................................................... 33

3.1.

Đặc điểm về tuổi, giới của đối tƣợng nghiên cứu ................................. 36

3.2.

Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên
cứu ......................................................................................................... 37

3.3.

Đặc điểm về nhóm bệnh ung thƣ của đối tƣợng nghiên cứu ................ 38

3.4.

Cơ cấu nhiễm nấm ở nhóm nghiên cứu ................................................ 40

3.5.

Thành phần loài nấm ở miệng của nhóm nghiên cứu. .......................... 40


3.6.

Thành phần loài nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ máu và cơ quan
tạo máu .................................................................................................. 41

3.7.

Thành phần loài nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ cơ quan hô hấp ...... 41

3.8.

Thành phần loài nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ cơ quan tiêu hóa .... 42

3.9.

Tỷ lệ sinh ống mầm của một số loài nấm ............................................. 42

3.10. Tỷ lệ nhiễm nấm theo dấu hiệu toàn thân ............................................. 43
3.11. Tỷ lệ nhiễm nấm theo tổn thƣơng giả mạc ở miệng ............................. 43
3.12. Tỷ lệ nhiễm nấm theo tổn thƣơng nứt góc miệng, nứt lƣỡi .................. 44
3.13. Giá trị trung bình một số chỉ tiêu huyết học ở nhóm nghiên cứu ......... 44
3.14. Giá trị trung bình một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở nhóm nghiên cứu ... 45
3.15. Tỷ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân ung thƣ giảm albumin máu .................. 45
3.16. Tỷ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân ung thƣ tăng glucose máu .................... 46
3.17. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với tuổi ................................................ 46
3.18. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với giới ................................................ 47
3.19. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với trình độ học vấn ............................ 47
3.20. Liên quan đến nhiễm nấm ở miệng với khoa điều trị ........................... 48
3.21. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với cơ quan bị ung thƣ ........................ 48



3.22. Liên quan nhiễm nấm ở miệng vơi tình trạng di căn ............................ 49
3.23. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với bệnh mạn tính kèm theo ............... 49
3.24. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với tình trạng sử dụng kháng sinh ...... 50
3.25. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với tình trạng sử dụng corticoid ......... 50
3.26. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với tình trạng điều trị hóa chất ............ 51
3.27. Liên quan nhiễm nấm ở miệng với tình trạng xạ trị ............................. 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
3.1.

Tên biểu đồ

Trang

Tỷ lệ nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ ...................................... 39

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1.

Hình ảnh nấm C. albicans ...................................................................... 6


1.2.

Hình ảnh khuẩn lạc nấm C. albicans trên môi trƣờng Sabouraud ......... 6

1.3.

Hình ảnh giả mạc ở miệng do C.albicans ............................................ 12

2.1.

Hình ảnh khuẩn lạc nấm Candida phân lập dựa môi trƣờng Brilliance
Candida base, CM 1002 ....................................................................... 32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay có khoảng 3,5 triệu đến 5,1 triệu loài nấm khác nhau trên trái
đất, nhƣng chỉ có khoảng 300 trong số đó có nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe
con ngƣời [1], [2]. Trên thế giới, mỗi năm có hơn 300 triệu ngƣời ở mọi lứa
tuổi bị tổn thƣơng nặng do nhiễm nấm, trong đó có hơn 1,35 triệu ngƣời chết
do nấm. Năm 2012, Việt Nam ƣớc tính có khoảng 2.352.748 trƣờng hợp
nhiễm nấm, với chủ yếu là Candida âm đạo tái phát (3.893/100 000 phụ nữ
mỗi năm), khoảng 140 ca viêm màng não do Cryptococcus [3]. Nấm sống
ngoài trời, trong đất, trên da và trong cơ thể của con ngƣời. Các loài nấm
thƣờng hiện diện nhƣng không gây bệnh ở những vật chủ khỏe mạnh, hay có
hệ thống miễn dịch tốt. Mặt khác, chúng phát triển mạnh, nhiều hơn ở bệnh
nhân suy giảm miễn dịch nhƣ (HIV/AIDS, cấy ghép tế bào gốc tạo máu
(HSCT), hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thƣ, rối loạn tự miễn dịch, sử dụng

thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị các bệnh tự miễn..); các bác sĩ và các
nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn về cơ chế bệnh sinh và mối
tƣơng quan của nhiễm nấm cơ hội với các yếu tố nguy cơ.
Ung thƣ là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất của
con ngƣời hiện nay, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
trên toàn thế giới với khoảng 14 triệu ca mới mắc ung thƣ hàng năm. Bệnh
ung thƣ gây tử vong cho 8,2 triệu ngƣời vào năm 2012; 8,5 triệu ngƣời vào
năm 2015 [4]. Trên thế giới, gần 1/6 số trƣờng hợp tử vong là do ung thƣ.
Khoảng 70% số ca tử vong do ung thƣ xảy ra ở các nƣớc có thu nhập thấp và
trung bình [5]. Với cuộc cách mạng công nghệ sinh học và sự phát triển của y
sinh học, đã có những tiến bộ quan trọng trong việc phát hiện, kiểm soát và
thậm chí chữa bệnh, tùy thuộc vào loại ung thƣ và giai đoạn lúc chẩn đoán.
Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn gây những hậu quả nghiêm trọng, tạo một gánh
nặng kinh tế cao cho ngƣời bệnh, gia đình và xã hội.


2

Bệnh nhân bị ung thƣ thƣờng bị suy giảm miễn dịch bởi hai yếu tố:
bệnh ung thƣ và các phƣơng pháp điều trị ung thƣ nhƣ dùng hóa chất, tia
xạ…. Nhiễm nấm trong khoang miệng là một vấn đề thƣờng gặp ở bệnh nhân
ung thƣ [6]. Việc chẩn đoán đƣợc thực hiện từ các phát hiện lâm sàng cùng
với kết quả của các xét nghiệm: soi tƣơi, nhuộm mực tàu, nuôi cấy, PCR... Ở
bệnh nhân đang điều trị ung thƣ, khi nấm xâm nhập vào các biểu mô bề mặt
của cơ thể có miễn dịch bị giảm sút, chúng có thể gây nhiễm nấm xâm lấn, có
liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Các loài nấm thƣờng đƣợc phát
hiện là Candida, Aspergillus, và Cryptococcus, trong đó chủ yếu là Candida
[7], [8], [9].
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này và những yếu tố làm
lây truyền bệnh, giúp cho công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của

ngƣời dân về phòng chống bệnh nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ. Vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm nấm ở
miệng bệnh nhân ung thƣ điều trị tại bệnh viện Quân y 103 và đề xuất
biện pháp dự phòng (2015 - 2016)”
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả thực trạng nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thư điều

trị tại bệnh viện Quân y 103 (2015 - 2016)
2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm ở miệng bệnh

nhân ung thư và đề xuất một số biện pháp dự phòng


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thƣ
1.1.1. Tình hình nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thư trên thế giới
Hệ thống vi sinh vật ở khoang miệng ngƣời khỏe mạnh rất phong phú,
trong đó có vi nấm. Các vi sinh vật có thể kết hợp với nhau để hình thành các
màng sinh học, có khả năng chịu đƣợc áp lực cơ học hoặc các phƣơng pháp
điều trị. Trong điều kiện bình thƣờng, những sinh vật này cùng tồn tại và
không gây bệnh. Tuy nhiên, những thay đổi trong môi trƣờng miệng và/hoặc
hệ thống có thể dẫn đến sự suy giảm hay phát triển quá mức của một số loài,

làm mất cân bằng vốn có của hệ thống vi sinh vật. Những thay đổi này bao
gồm ức chế miễn dịch (gây ra bởi thuốc hoặc bệnh), sự mất cân bằng trong hệ
vi sinh vật ở miệng (thứ phát do dùng thuốc kháng sinh), và tổn thƣơng mô tại
chỗ (viêm niêm mạc thứ phát do hóa trị và/hoặc xạ trị) [10], [11].
Bệnh nhân ung thƣ dễ bị nhiễm một số vi sinh vật gây bệnh. Đó là do
nguyên nhân vật chủ bị bệnh (nhƣ lympho Hodgkin, hoặc không phải Hogkin,
bệnh bạch cầu thể lympho mạn tính, bệnh đa u tủy, bệnh bạch cầu cấp) hoặc
do tác động suy giảm miễn dịch và suy tủy xƣơng do điều trị hóa chất. Ngoài
ra, có thể do những bất thƣờng trong quá trình tạo kháng thể, ức chế chức
năng miễn dịch của các tế bào trung gian, tổn thƣơng hàng rào cơ học do đặt
ống thông tĩnh mạch, tổn thƣơng niêm mạc. Khi cơ thể bị bệnh ung thƣ biểu
hiện giảm chức năng của bạch cầu đa nhân trung tính.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn máu tăng lên cao khi số lƣợng bạch cầu dƣới 600/ml
và khi có bạch cầu hạt dƣới 200/ml. Ở bệnh nhân giảm bạch cầu, có ung thƣ
đƣờng máu, hoặc sau ghép tủy xƣơng, nhiễm khuẩn là một cấp cứu và bắt
buộc phải điều trị. Nhiễm khuẩn có thể không có sốt, đặc biệt ở những bệnh
nhân dùng glucocorticoid trong chế độ điều trị hàng ngày. Đây là yếu tố thuận


4

lợi cho vi khuẩn, nấm âm thầm phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho
ngƣời bệnh. Bệnh nhân bị giảm bạch cầu lâu ngày, hoặc sau ghép tủy xƣơng
có nguy cơ nhiễm các loại nấm nhƣ nấm Candida và Aspergillus, nhiễm các
virus nhƣ Hespes và Cytomegalovirus và Pneumocystis carinii [12].
Nấm đƣợc coi là những vi sinh vật bình thƣờng sống trong khoang
miệng và trên bề mặt da, nơi nó thƣờng sống sót cùng tồn tại với một số vi
sinh vật khác nhƣ Staphylococcus, Pseudomonas, Streptococcus, Neisseria…
[12], [13].
Đối với vi nấm, để ký sinh và gây bệnh cho con ngƣời là một chiến

lƣợc đòi hỏi cần có bốn tiêu chí phải đƣợc thực hiện: (1) Phải phát triển ở
nhiệt độ cao, ở nhiệt độ cao hơn 37°C; (2) Nó phải có khả năng tiếp cận các
mô mà nó sẽ ký sinh, bằng cách xuyên qua các rào cản của mô vật chủ hoặc
bằng cách phá vỡ chúng, thông qua các tế bào không khí nhỏ đi vào không
gian chứa đầy phổi và xoang; (3) Nó phải có khả năng tiêu hóa và hấp thụ các
thành phần của mô ngƣời; (4) Cuối cùng, nó phải có khả năng chịu đƣợc hệ
miễn dịch của con ngƣời [13].
Ung thƣ là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào
không kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác
bằng cách phát triển trực tiếp vào các mô lân cận hoặc có thể di chuyển đến
nới khác (di căn). Với bệnh nhân bị bệnh ung thƣ, hệ thống miễn dịch có thể
suy yếu do cả hai yếu tố: từ bệnh và từ hậu quả của một số phƣơng pháp điều
trị nhƣ thuốc, hóa chất và tia xạ. Do đó, bệnh nhân ung thƣ có nguy cơ tăng
khả năng nhiễm nấm Candida ở miệng.
Hiện nay, tần suất nhiễm nấm cơ hội đƣợc phát hiện ngày càng nhiều
nhờ vào các phƣơng pháp chẩn đoán đã đƣợc nâng cao và số lƣợng bệnh nhân
suy giảm miễn dịch ngày càng tăng nhƣ (HIV/AIDS, HSCT), hóa trị liệu cho
bệnh nhân ung thƣ, rối loạn tự miễn dịch, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
trong điều trị các bệnh tự miễn..). Các bác sĩ và các nhà khoa học đã bắt đầu


5

nghiên cứu các cơ chế bệnh sinh và mối tƣơng quan của nhiễm nấm cơ hội
với các nhóm yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ung thƣ, từ đó giúp đề xuất một số
biện pháp dự phòng nhiễm nấm.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Thompson và cộng sự (2010), nghiên
cứu tình trạng nhiễm nấm ở miệng trong số 122 bệnh nhân bị HIV, cho thấy
có tới 1/3 số bệnh nhân có triệu chứng nhiễm nấm và 81,1% bệnh nhân đƣợc
xét nghiệm có nấm men [14].

Ngoài ra, nghiên cứu của Mahmoud và cs (2010), phân tích cho thấy
rằng 15 chi nấm đã có mặt trong hơn 20% số mẫu đƣợc kiểm tra. Trong số
những mẫu này, các loài Candida là những loại thu đƣợc thƣờng xuyên nhất,
đƣợc phân lập từ 75% số ngƣời tham gia nghiên cứu, tiếp theo là
Cladosporium (65%), Aureobasidium và Saccharomycetales (50% cho cả
hai). Các loại nấm khác có trong khoang miệng của những ngƣời khỏe mạnh
là Aspergillus (35%), Fusarium (30%) và Cryptococcus (20%). Các nấm còn
lại đƣợc phát hiện trong các mẫu nƣớc rửa miệng, trong đó có các sinh vật có
khả năng có nguồn gốc từ môi trƣờng [15].
Nấm Candida tồn tại hơn 150 loài, chỉ có một tỷ lệ nhỏ thƣờng liên
quan đến khả năng gây bệnh cho con ngƣời. Chúng thƣờng sống hoại sinh
trong đƣờng tiêu hóa của con ngƣời và động vật, trong âm đạo phụ nữ… Hay
gặp nhất là loài C. albicans, ngoài ra có thể gặp các loài Candida non
albicans khác nhƣ C. tropicalis, C. parapsilopsis, C. glabrata… Trong môi
trƣờng tự nhiên (đất, nƣớc, thực vật) ít khi phân lập đƣợc nấm C. albicans, có
thể phân lập đƣợc một số loài C. tropicalis, C. parapsilopsis, C. glabrata, C.
krusei, C. guilliermondii.
Candida là loại nấm men, có hình tròn hoặc hình bầu dục, đƣờng kính
từ 2-5µm, sinh sản bằng nảy chồi.


6

Hình 1.1. Hình ảnh nấm C. albicans [16].
Ở trạng thái hoại sinh, số lƣợng tế bào nấm rất ít và không có sợi giả,
nấm giữ thế cân bằng với các loại vi sinh vật hội sinh khác. Khi ký sinh gây
bệnh, số lƣợng tăng lên nhiều, xuất hiện những sợi tơ nấm giả cho phép nấm
len lỏi giữa những tế bào và xâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Loài gây bệnh và
hay gặp nhất là C. albicans.


Hình 1.2. Hình ảnh khuẩn lạc nấm C. albicans trên môi trƣờng Sabouraud [16].
Trong môi trƣờng nuôi cấy, sau 3 - 4 ngày, nấm phát triển tạo khuẩn lạc
có màu trắng kem, đƣờng kính 1 - 3mm. Từ khuẩn lạc, tiến hành làm tiêu bản
nhuộm xanh Cotton lactophenol, quan sát vi thể thấy một đám tế bào hạt men
nảy búp [17], [18], [19].


7

Theo nghiên cứu của Lalla và cs (2010), sau khi áp dụng các phƣơng
pháp điều trị ung thƣ, tỷ lệ bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng do nấm và tỷ
lệ nhiễm nấm hiện mắc ở miệng đƣợc tìm thấy đếu tăng so với trƣớc điều trị,
trƣớc điều trị (7,5% và 48,2%); trong quá trình điều trị (39,1% và 72,2%); sau
khi kết thúc điều trị ung thƣ (32,6% và 70,1%). Nghiên cứu cũng cho thấy,
việc sử dụng fluconazole để dự phòng nhiễm nấm trong điều trị ung thƣ giúp
giảm tỷ lệ nhiễm nấm trên lâm sàng là 1,9% [20].
Candida là loại nấm phổ biến nhất trong hệ vi sinh vật của khoang
miệng ở ngƣời, cả ở ngƣời khỏe mạnh và ngƣời có suy giảm hệ thống miễn
dịch [21] . Tỷ lệ C. albicans ở khoang miệng đã đƣợc xác định ở trẻ sơ sinh
(45%), trẻ khỏe mạnh (45% - 65%) [22]. Trong khoang miệng, nấm có thể
đƣợc phân lập từ bề mặt niêm mạc, tuy nhiên nó cũng có thể đƣợc tìm thấy
trong màng sinh học tế bào, tổn thƣơng quanh răng, túi nha chu [23]. Candida
albicans là một loài nấm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn trong tuyến nƣớc bọt
[24]. Nó đƣợc coi là một vi sinh vật cơ hội, làm thay đổi cơ chế bảo vệ cơ thể
và có thể tạo điều kiện cho sự gia tăng các vi sinh vật gây bệnh khác [25].
Candida ở miệng là một nhiễm trùng do nấm thông thƣờng ảnh hƣởng
đến bệnh nhân ung thƣ. Đa số các bệnh nhiễm trùng răng miệng là do
Candida albicans nhƣng chủng non - albicans nhƣ C. glabrata và C.
tropicalis đã ngày càng đƣợc liên quan đến gây bệnh [26].
Kết quả từ giám sát toàn cầu từ năm 1997 đến năm 2007 của Pfaller và

cs (2010), với 31 loài Candida khác nhau đƣợc phân lập thì có năm loài phổ
biến nhất là: C. albicans, C. glabrata, C. tropicalis, C. parapsilosis, và C.
krusei, chiếm 92% trong tất cả các chủng đƣợc báo cáo trong 7 năm gần nhất
của nghiên cứu. Năm loài này nổi bật ở mỗi vùng địa lý, với tần suất và thứ
bậc xếp hạng khác nhau đáng kể giữa các vùng. Trong khi nấm C. albicans
chiếm 64% đến 67% số mẫu phân lập Candida ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng, Châu Âu và Châu Phi/Trung Đông thì ít xuất hiện ở Châu Mỹ Latinh


8

(51,8%) và Bắc Mỹ (48,9%). Sự khác biệt này thậm chí còn lớn hơn với vi
nấm C. glabrata, xếp thứ 4 ở châu Mỹ Latinh, chỉ chiếm 7,4% số chủng, và
đứng thứ hai ở khu vực Bắc Mỹ, chiếm 21,1% số chủng loại phân lập từ khu
vực. Tƣơng tự nhƣ vậy, C. tropicalis đáng kể hơn đáng kể ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dƣơng (11,7%) và Châu Mỹ Latinh (13,2%) so với các khu vực
khác (khoảng 4,9% đến 7,3%). Đồng thời, tăng tỷ lệ các loài Candida non
albicans phổ biến là C. glabrata (10,2% đến 11,7%), C. tropicalis (5,4% đến
8,0%), và C. parapsilosis (4,8% đến 5,6%) đƣợc ghi nhận giữa khoảng thời
gian 1997 đến 2000 và 2005 đến 2007 [27].
Theo Jie Pan và cs (2013), nghiên cứu về vi sinh vật trong khoang
miệng ở ngƣời già, từ kết quả chẩn đoán bằng PCR đã đƣợc sử dụng để xác
định các loài Candida thì các loài Candida phân lập từ 78 ngƣời (cả hai nhóm
nghiên cứu) đƣợc xác định là C. albicans (43,6%), C. glabrata (37,2%), C.
krusei (23,1%), C. africana (9%) và C. guilliermondii (6,4%). Số lƣợng loài
Candida phân lập từ nhóm I ( bệnh nhân bị ung thƣ miệng) lớn hơn nhóm II
(không có tiền sử điêu trị ung thƣ). So sánh giữa các nhóm, loài C. albicans
đƣợc tìm thấy là loài ƣu thế ở nhóm I (55,8%) và nhóm II (28,6%), có sự khác
biệt đáng kể (p <0,05) giữa các nhóm. Tƣơng tự, C. glabrata đã đƣợc tìm thấy
là loài chi phối tiếp theo với sự khác biệt đáng kể giữa nhóm I (48,8%) và

nhóm II (22,8%) [28].
Theo Premkumar, Ramani và Chandrasekar (2014), tỷ lệ hiện nhiễm
của các loài Candida ở ngƣời bị tiểu đƣờng là 87,5%, trong khi ở ngƣời
không bị tiểu đƣờng là 50% [29]. Theo nghiên cứu của Gomes, cho thấy trong
40% môi trƣờng nuôi cấy dƣơng tính với C. albicans thì có 79,2% là từ bệnh
nhân tiểu đƣờng [30] .
Theo nghên cứu của Jobbins J. và cs (1992), nhiều bệnh nhân ung thƣ
tiến triển có vấn đề về miệng, một số trong đó có thể có cơ sở vi sinh học.
Tuy nhiên, hệ vi sinh vật ở miệng những bệnh nhân nhƣ vậy vẫn chƣa đƣợc


9

đặc trƣng. Nghiên cứu này đã đánh giá sự phổ biến của nấm men trong miệng
của 197 bệnh nhân bị ung thƣ. Nấm men đƣợc phân lập từ miệng của 83%
bệnh nhân. Tất cả những tỷ lệ phần trăm này là đáng kể vƣợt quá mức báo cáo
cho các cá nhân khỏe mạnh. Kết quả cho thấy sự mất khả năng kháng khuẩn
của niêm mạc miệng trong ung thƣ giai đoạn cuối, có tiềm năng liên quan đến
việc phát triển các chế độ chăm sóc miệng cho những bệnh nhân này [31].
Điều trị ung thƣ với các phƣơng pháp hóa trị và xạ trị có khả năng gây
độc cho tế bào của con ngƣời [32]. Nó gây ra ức chế tuyến nƣớc bọt và làm
tăng sự tổn thƣơng niêm mạc và viêm niêm mạc miệng. Những bệnh nhân
này có khuynh hƣớng tăng số lƣợng nấm Candida và gây biểu hiện của
Candida miệng [6], [7].
Bệnh Candida là nguyên nhân chính gây bệnh ở ngƣời bị bệnh ác tính.
Đây là một biến chứng phổ biến của xạ trị và có thể dẫn đến đau, rối loạn vị
giác, chán ăn, suy dinh dƣỡng, và viêm thực quản hay hệ thống [33]. Các loài
Candida hiện đang là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm nấm trên toàn
cầu và C. albicans là nấm gây bệnh thƣờng gặp nhất [27], [34].
1.1.2. Tình hình nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thư tại Việt Nam

Theo thống kê của ngành Ung thƣ và Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có
khoảng 150 ngàn ca mới mắc và trên 75 ngàn trƣờng hợp tử vong do ung thƣ.
Trong bản đồ ung thƣ thế giới, tỷ lệ mắc ung thƣ ở nam giới Việt Nam đƣợc
xếp vào nhóm nƣớc cao thứ 3, với gần 200 ca mắc trên 100.000 ngƣời. Tuy
nhiên, tỷ lệ nam giới tử vong do ung thƣ ở Việt Nam lại nằm trong nhóm
nƣớc dẫn đầu thế giới, với hơn 142 trƣờng hợp tử vong trong số 100.000
ngƣời. Ở các nƣớc phát triển, trên 80% ca bệnh ung thƣ có thể chữa khỏi
đƣợc. Tại Việt Nam tỉ lệ này thấp hơn bởi lẽ, có tới 70% bệnh nhân ung thƣ ở
Việt Nam đi khám và phát hiện ở giai đoạn muộn [3].
Ƣớc tính trong năm 2020, sẽ có ít nhất gần 200.000 ca ung thƣ mới
mắc. Dẫn đầu ở nam là ung thƣ phổi, sau đó đến dạ dày, gan, đại trực tràng,


10

thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến... Tỷ lệ mắc mới ở nữ nhiều nhất
lần lƣợt là ung thƣ vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, giáp trạng,
buồng trứng...
Năm 2012, Việt Nam ƣớc tính có khoảng 2.352.748 trƣờng hợp nhiễm
nấm, với chủ yếu là Candida âm đạo tái phát (3.893/100.000 phụ nữ mỗi
năm), khoảng 140 ca viêm màng não do Cryptococcus [3].
Trong 6 năm nghiên cứu từ 1960 – 1966, Bệnh viện Pasteur lấy 3.000
bệnh phẩm cấy đƣợc 640 chủng Candida, trong đó: C. albicans 500 chủng
(78%), C. tropicalis 50 chủng (7,8%), C. krusei 50 chủng (7,8%)… [35].
Candida miệng là một bệnh nhiễm trùng cơ hội của khoang miệng. Đó
là thƣờng xuyên và đƣợc chẩn đoán giữa những ngƣời già, chủ yếu ở những
ngƣời đeo răng giả và các trƣờng hợp khác nhau có thể ngăn ngừa với một
thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh
hệ thống, bệnh tiểu đƣờng và đó là một vấn đề thƣờng xuyên giữa các bệnh
nhân suy giảm miễn dịch bị tổn hại. Nấm phát triển quá mức gây nhiễm trùng

khoang miệng [36].
Khảo sát tình trạng nhiễm khuẩn ở 158 bệnh nhân ung thƣ sau 747 chu
kỳ điều trị hóa chất của Nguyễn Thị Minh Châu và cs (2010), cho thấy kết
quả: trong các chu kỳ điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có nhiễm khuẩn là 9,1% và có
giảm bạch cầu hạt là 69,1%; những bệnh nhân có giảm bạch cầu hạt có tỷ lệ
nhiễm khuẩn cao nhất (11,4%). Với tỷ lệ 98,8% trƣờng hợp nhiễm khuẩn xảy
ra ở tuần đầu và tuần thứ 2 sau điều trị hóa chất ở mỗi chu kỳ. Nhiễm khuẩn
xảy ra đa dạng ở nhiều nơi trên cơ thể, hay gặp ở miệng, da, đƣờng tiêu hóa,
đƣờng hô hấp, nhiễm khuẩn huyết… [37].
Trong báo cáo của Vũ Văn Ty và cs, nhiễm Candida niệu trên bệnh
nhân nghiên cứu cũng có thể nói là nhiễm Candida hệ thống, vì có tiền căn
viêm phổi nấm trên bệnh nhân bị đái tháo đƣờng. Candida albicans chiếm
59% nhiễm Candida máu, tiếp theo là C. glabrata (12%), C. parapsilosis


11

(11%), C. tropicalis (10%), và C. krusei (1,2%). Yếu tố tiên lƣợng nhiễm
Candida máu dựa vào các ổ nhiễm chính bao gồm ống thông nội mạch (65%),
dinh dƣỡng đƣờng tĩnh mạch (42%), đƣờng tiết niệu (11%), đƣờng tiêu hóa
(8%), và đƣờng hô hấp (7%) [38].
Theo Nguyễn Thị Bích Liên và cs (2011), nghiên cứu 323 bệnh nhân
nhiễm HIV (+), vi khuẩn Streptococcus nhóm A (83,2%) và vi nấm Candida
albicans (26,9%) phân lập đƣợc ở họng miệng chiếm tỉ lệ cao nhất trong mẫu
nghiên cứu. Tỉ lệ vi khuẩn phân lập đƣợc tại vùng họng miệng trên bệnh nhân
nhiễm HIV/AIDS theo thứ tự là: Streptococcus nhóm A (83,2%), Morexella
sp (69,9%), Escherichia coli spp(67,8%), Neisseria gonorrhoeae (17%). Tỉ lệ
vi nấm là Candida albicans (26,9%), Candida spp (4,9%) và Candida
tropicalis (2,7%). Các tác nhân vi sinh phân lập đƣợc từ nhóm 3 (có CD4 <
200/mm3) cao hơn nhóm 2 (CD4 > 200/mm3) [39].

Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Phạm Thị Hoài Thu và cs (2013), 97
bệnh nhân LXM cấp dòng Lympho chấp nhận điều trị hóa chất, thấy 79 vị trí
nhiễm trùng, trong đó vị trí hay gặp nhất là NT họng miệng chiếm tỷ lệ
31,6%, tiếp theo là NT hô hấp dƣới (19%), nhiễm trùng huyết (17,7%), là NT
tiêu hóa (12,7%), nhiễm trùng da, mô mềm (12,7%), viêm màng não chỉ
chiếm 2,5% [40] .
Nấm cũng có thể là căn nguyên gây nhiễm trùng huyết, có tỉ lệ ngày
càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Nghiên cứu của Nguyễn Nhị Hà (2017),
phát hiện và xác định các chủng nấm gây nhiễm nấm máu tại Bệnh viện Bạch
Mai từ tháng 1 đến tháng 10/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm
nấm máu trên tổng số bệnh nhân cấy máu dƣơng tính là 9,8% (lần lƣợt là
8,3%, 40% và 100% ở nhóm bệnh nhân dƣơng tính với 1, 2 và 3 căn nguyên).
Các chủng nấm gây bệnh chủ yếu đƣợc phân lập từ Khoa Hồi sức tích cực
(22%). Candida sp. đứng hàng thứ tƣ (7,9%) trong tổng số chủng vi sinh vật
gây bệnh và là tác nhân gây bệnh thƣờng gặp nhất (22%) ở các bệnh nhân


12

nhiễm trùng huyết do nhiều căn nguyên. Căn nguyên chính gây nhiễm nấm
máu là Candida (83,6%), trong đó các loài Candida thƣờng gặp là C. albicans
(38,2%) và C. tropicalis (36,1%) [41].
1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm nấm ở miệng
Tổn thƣơng ở miệng do có thể đƣợc phân loại là cấp tính hoặc mãn
tính. Có thể tồn tại các dạng:
- Tạo giả mạc
Giả mạc hoặc có thể là cấp tính hoặc trong suy giảm miễn dịch và các
nhóm khác nhƣ sử dụng lâu dài của thuốc hít corticosteroid (bệnh nhân hen),
nó có thể là mãn tính. Nó thƣờng xuyên nhất ảnh hƣởng đến trẻ sơ sinh, ngƣời
già, và đoạn cuối của bệnh.


Hình 1.3. Hình ảnh giả mạc ở miệng do C.albicans [42]
Nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng nhƣ bệnh tiểu
đƣờng, bệnh bạch cầu, bệnh ung thƣ, bệnh ác tính khác, hoặc vi rút suy giảm
miễn dịch ở ngƣời (HIV) nhiễm / AIDS. Sự xuất hiện lâm sàng bao gồm các
đám tổn thƣơng dính màu trắng kem hoặc đốm, mà có thể dễ dàng lau sạch
với một miếng gạc. Sau khi lau có thể gây ra chảy máu và thƣờng cho thấy
một nền tổn thƣơng đỏ. Bệnh có thể xuất hiện ở các phần mềm vòm miệng,


13

hầu họng, lƣỡi, niêm mạc má, nƣớu, bao gồm một mạng lƣới các sợi nấm
Candida, vƣớng với các tế bào biểu mô, fibrin, keratin, mảnh vụn hoại tử, và
vi khuẩn. Nếu giả mạc kéo dài đến họng, nó đƣợc gọi là nấm hầu họng. Tình
trạng này đã tấn công nhiều bệnh nhân AIDS và cũng là một bệnh nhiễm đáng
kể ở những bệnh nhân ung thƣ đƣợc điều trị bằng hóa trị. Trong quá trình điều
trị ung thƣ, tỷ lệ tăng của nấm miệng là kết quả của cả hai hiệu ứng suy nhƣợc
của bệnh ung thƣ và từ ức chế miễn dịch trị liệu cho các bệnh ung thƣ.
- Hồng ban
Hồng ban, tƣơng tự nhƣ giả mạc, có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy
thuộc vào màng cứng của nó. Các hình thức cấp tính thƣờng xuyên xuất hiện
sau một đợt sử dụng kháng sinh phổ rộng hay kháng sinh tại chỗ. Các loại
thuốc kháng sinh có thể làm giảm sự cạnh tranh của vi khuẩn trong khoang
miệng và cho phép phát triển quá mức của nấm. Đây là tổn thƣơng gây khó
chịu, cảm giác nóng rát, cũng có thể đƣợc kết hợp với việc sử dụng các thuốc
corticosteroid.
Hồng ban mãn tính xảy ra trên niêm mạc vòm miệng. Có một phần
niêm mạc phù nề mãn tính tiếp xúc với hàm giả và thƣờng là một ranh giới rõ
ràng giữa các mô bị ảnh hƣởng và các mô không bị ảnh hƣởng. Đây là hình

thức nhiễm Candida thƣờng xuyên hơn ở những ngƣời không tháo răng giả
vào ban đêm và những ngƣời mang răng giả quá lâu. Các hàm răng giả có thể
hoạt động nhƣ một ổ nhiễm nấm men, và một số yếu tố, chẳng hạn nhƣ độ
nhám bề mặt, góp phần vào khả năng phát triển của nấm.
- Viêm môi
Viêm môi đƣợc đặc trƣng bởi ban đỏ, đóng vảy và nứt trong vùng góc
của đôi môi. Tổn thƣơng Candida liên quan này thƣờng xuyên có một vi
khuẩn làm thành tố, chẳng hạn nhƣ Staphylococcus aureus. Yếu tố ảnh hƣởng
bao gồm các thiếu hụt (sắt, acid folic hoặc vitamin B12), da nhăn lão hóa do
tuổi, bệnh nhân dùng răng giả.


14

- Mảng bám răng
Mảng bám răng hay Candida nốt (còn gọi là nấm Candida tăng sản
mạn tính hoặc bạch sản Candida) là tổn thƣơng biểu hiện qua những mảng
trắng bất thƣờng mà không thể đƣợc gỡ bỏ bằng cách cạo. Nó ít phổ biến hơn
so với nấm gây giả mạc hoặc hồng ban. Tổn thƣơng thƣờng xảy ra trên niêm
mạc miệng, gần môi. Các tổn thƣơng cũng có thể xuất hiện nhƣ tổn thƣơng
lốm đốm hoặc nốt. Thƣờng sinh thiết đƣợc chỉ định để xác định chẩn đoán vì
nó có thể là dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng hơn (ví dụ, nốt rắn hoặc loét).
Các tần số của chứng loạn sản biểu mô ở Candida mảng bám cao hơn so với
tổn thƣơng khác ở miệng 4-5 lần, và 9% - 40% của các thƣơng tổn phát triển
bệnh ung thƣ miệng.
- Viêm lưỡi hình thoi
Một tổn thƣơng Candida liên quan là viêm lƣỡi hình thoi, mà thƣờng
biểu hiện một tổn thƣơng hình kim cƣơng trên mặt lƣng của lƣỡi gần đƣờng
giao nhau của hai phần ba trƣớc lƣỡi và một phần ba sau lƣỡi. Sinh thiết là
không cần thiết trừ khi có dấu hiệu lâm sàng khác của bệnh nguy cơ lớn

nghiêm trọng. Những tổn thƣơng thƣờng phản ứng kháng nấm khi điều trị.
Nhiễm Candida khác hiếm khi xảy ra ở những bệnh nhân với điều kiện
chăm sóc y tế cơ bản. Nhiễm khuẩn toàn thân do nấm khác đôi khi cho thấy
sự tham gia của đƣờng miệng. Aspergillosis miệng có thể liên quan đến vòm
miệng, lƣỡi và nƣớu. Tổn thƣơng trên vòm miệng thƣờng đƣợc kết hợp với sự
tham gia của đƣờng hô hấp trên. Tổn thƣơng vòm miệng bao gồm tổn thƣơng
loét xung quanh răng, có một lớp tổn thƣơng màu đen. Các tổn thƣơng nƣớu
gây đau đớn, viêm, loét mô xung quanh.
Các tổn thƣơng răng miệng có thể trình bày nhƣ loét hoặc nhƣ một nốt
trên lƣỡi, vòm miệng, hoặc ổ chân răng sau nhổ. Chẩn đoán phân biệt bao
gồm ung thƣ biểu mô tế bào vảy, bệnh lao, và loét. Các bệnh nấm miệng phổ
biến nhất là do Candida, đặc biệt là C. albicans.


15

-

Chốc mép
Tổn thƣơng trắng hai mép, đáy tổn thƣơng màu hồng, có thể đóng vảy,

mở miệng khó, đau. Thƣờng liên quan đến tình trạng bệnh lý vòm miệng hay
phối hợp với tụ cầu gây viêm môi.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm ở miệng
Bình thƣờng Candida ở trạng thái hoại sinh, giữ thế cân bằng với các vi
khuẩn cùng chung sống. Ở ngƣời khỏe mạnh thấy Candida spp. Trong miệng
khoảng 30%, ruột 38%, phế quản 17%, nếp nhăn hậu môn 46%, số lƣợng nấm
ít, thấy 1 – 2 tế bào hạt men nảy búp [19].
Trong một số điều kiện thuận lợi, Candida spp. từ trạng thái hoại sinh
sang gây bệnh. Đặc trƣng của trạng thái ký sinh là số lƣợng nấm tăng lên rất

nhiều, có sợi tơ nấm giả cho phép vi nấm len lỏi giữa những tế bào của vật
chủ và xâm nhập sâu hơn [43].
Những điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh là [44]:
- Yếu tố sinh lý:
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh: hệ miễn dịch còn yếu, chƣa đƣợc hình
thành nhiều loại kháng thể kháng các vi sinh vật.
Theo nghiên cứu của Thomas Ann (2016), nghiên cứu cắt ngang đã
đƣợc tiến hành ở 40 trẻ đƣợc khỏe mạnh đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 12 đến 71
tháng tuổi, cho thấy 100% trẻ có Candida albicans ở miệng [45].
Ngƣời già do sức đề kháng kém, có thể kèm theo hạn chế vận động
cũng có thể giúp cơ hội cho nhiễm khuẩn và nhiễm nấm, trong đó có thể giúp
tăng khả năng nhiễm Candida ở miệng.
- Yếu tố nghề nghiệp:
Các nghề ẩm ƣớt thƣờng xuyên nhƣ bán nƣớc uống, bán trái cây, bán
cá, làm bếp trong nhà hàng ăn uống dễ đƣa đến tình trạng viêm da, viêm
móng quanh móng do nấm.


×