Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tieu luan luat kinh tế vấn đề vi phạm về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.97 KB, 10 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
B.
Từ lâu vai trò và tầm quan trọng của hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm phi vật
chất bởi trí tuệ con người đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ , kinh tế
, văn hoá ,xã hội đã được nhận thức tương đối thống nhất trên phạm vi một quốc
gia ,cũng như trên phạm vi toàn thế giới .những thành quả của hoạt động sáng tạo
bằng trí tuệ con người tuy mang tính chất vô hình nhưng lại chứa đựng giá trị tinh
thần , vật chất vô cùng to lớn ,nó cũng được thừa nhận là tài sản và gọi là tài sản trí
tuệ ,sở hữu các tài sản trí tuệ được gọi tắt là sở hữu trí tuệ . Trong hệ thống pháp luật
Việt Nam trước đây ngoài ,ngoài quy định tại hiến pháp 1992 thì quyền sở hữu trí tuệ
được điều chỉnh tại pháp lệnh về bảo hộ sở hữu công nghiệp (năm 1989),pháp lệnh về
chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (năm 1987) và pháp lệnh về quyền
tác giả (năm 1995) .Bộ luật dân sự được quốc hội khoá IX ,kỳ họp thứ tám thông qua
ngày 28-10-1995 và có hiệu lực thi hành từ 1-7-1996 đã điển hình hoá các quy định
pháp luật trên vào phần thứ sáu dưới 1 tiêu đề chung là :quyền sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ .Quyền sở hữu trí tuệ lại được chia thành 2 bộ phận quyền tác
giả và quyền sở hữu công nghệ .Để khuyến khích các ý tưởng tri thức khoa học phát
triển việc xây dựng những quy định pháp luật thương mại mới trên phạm vi toàn thế
giới nhàm điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành phương tiện giúp củng cố trật
tự , khả năng dự báo cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống . ở đây
chúng tôi muốn đưa ra một ví dụ cụ thể về một vụ tranh chấp mới xảy ra ,đó là việc vi
phạm quyền tác giả của nhà xuất bản văn nghệ TPHCM đối với nhà báo Lê Phước
Vinh (phóng viên đài phát thanh – truyền hình Cần Thơ ) được đăng trên báo pháp
luật số 90 ngày 15-4-2004 của tác giả Chính Nghiệp ,trong tiểu luận này chúng tôi
muốn sử dụng kiến thức về luật kinh tế đã được học ở trường để bình luận về vụ tranh
chấp trên .
1


C. NỘI DUNG .
Pháp luật dân sự là công cụ pháp luật của nhà nước và công dân ,thúc đẩy giao


lưu dân sự ,tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước .
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới ,ngày 28-10-1995 ,quốc hội khoá IX ,kỳ
họp thứ tám đã thông qua bộ luật dân sự Việt Nam ,bộ luật dân sự năm 1995 ra đời
đánh dấu 1 mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới .
Theo điều 750 của bộ luật dân sự thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và
quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra .
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học
,nghệ thuật ,khoa học .
Quyền tác giả là hệ thống các quyền nhân thân và quyền tài sản được pháp luật
công nhận và bảo hộ đối với các tác phẩm của tác giả , chủ sở hữu tác phẩm ,của
những người có các quyền và lợi ích liên quan đến tác phẩm (quyền thừa kế ,quyền kế
cận ,quyền tác giả …)
Theo khoản 1 điều 745 và khoản 2 nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 hướng
dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả .để được công nhận là “tác giả ”, một
người phải thoả mãn các yếu tố chung sau :
- phải là người trực tiếp có hoạt động sáng tạo ra tác phẩm
- Tác phẩm sáng tạo ra phải thuộc lĩnh vực văn học ,nghệ thuật, khoa học .
- Tác phẩm đó phải thuộc 1 trong những loại hình tác phẩm được pháp luật công
nhận và bảo hộ quy định tại điều 747 bộ luật dân sự .
Người sáng tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm được
công bố hoặc phổ biến .

2


I.

Nội dung vụ tranh chấp .
Chúng tôi xin được tóm tắt vụ tranh chấp như sau :

Năm 1995-1996,ông Lê Phước Vinh ngụ tại quạn Ninh Kiều ,thành phố Cần

Thơ là phóng viên đài phát thanh –truyền hình thành phố Cần Thơ làm cộng tác viên
cho tuần báo quốc tế (nay là báo quốc tế thuộc bộ ngoại giao ) .Trong tuần báo số 41
ra ngày 9/10 đến 15/10 năm 1996 có đăng bài “Nhạc tài tử – văn hoá miền sông nước
” và ký tên Lê Phước Vinh .Tháng 7/2000 ,nhà xuất bản (NXB) văn nghệ TPHCM
xuất bản cuốn sách “Đồng Bằng Sông Cửu Long chào thế kỷ 21” dày hơn 500 trang
và bán với giá 150.000 đ /1cuốn và cuốn sách này đã sử dụng lại bài báo “nhạc tài tử
– văn hoá miền sông nước ”nhưng không xin phép tác giả Lê Phước Vinh ,tên tác giả
của bài này đã bị viết tắt ,đồng thời 1 số đoạn của bài viết cũng bị cắt bỏ .
Đến giữa năm 2003 ,nhà báo Lê Phước Vinh vào thư viện Cần Thơ đọc sách và
bất ngờ phát hiện bài báo của mình đã được sử dụng in lại .Tháng 10 năm 2003 nhà
báo Lê Phước Vinh gửi thư cho giám đốc NXB văn nghệ nói rõ việc đơn vị này đã vi
phạm quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm của ông mà không xin phép ,không tôn
trọng tên tác giả và cắt bỏ một đoạn làm sai lệch bài viết của ông .Nhà báo Lê phước
Vinh yêu cầu NXB văn nghệ trả nhuận bút và tặng sách cho ông .
Chờ tới gần 6 tháng sau vẫn không thấy NXB văn nghệ đả động gì về việc
khiếu nại của ông nên giữa tháng 2 năm 2004 nhà báo Lê Phước Vinh đã khởi kiện vi
phạm tác quyền ra toà nhờ phân xử .Đến lúc này NXB văn nghệ mới cử người xuống
Cần Thơ gặp nhà báo Lê Phước Vinh thương lượng và hứa sẽ trả nhuận bút 1 triệu
đồng .Tại phiên toà nhà báo Lê Phước Vinh cho rằng NXB văn nghệ TPHCM đã vi
phạm nghiêm trọng tác quyền . Hành vi vi phạm của NXB văn nghệ là cố ý ,động thái
xin lỗi đề nghị biếu sách ,trả nhuận bút của NXB văn nghệ theo ông là mang tính đối
phó chứ không có ý nghĩa tích cực sau khi đã biết ông khởi kiện .nhà báo Lê Phước
3


Vinh yêu cầu NXB văn nghệ phải bồi thường thiệt hại cho ông hơn 33 triệu đồng bao
gồm các khoản thiệt hại về tinh thần ,vật chất ,chi phí đi lại , thù lao ,nhuận bút
....Đồng thời ông còn yêu cầu NXB văn nghệ phải đăng lời cải chính trên phương tiện

thông tin đại chúng và phải chấm dứt hành vi vi phạm ,thu hồi lại số sách đã xuất
bản .
Về phía NXB văn nghệ đã thừa nhận sai phạm ,luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đại
diện uỷ quyền của NXB văn nghệ đã đọc văn bản xin lỗi ông Vinh trước toà .Đại diện
NXB cũng đồng ý đăng lời cải chính trên 2 tờ báo mà ông Vinh chỉ định nhưng chỉ 1
kỳ trên 1 số và đồng ý trả nhuận bút theo quy chế hiện hành .Đối với khoản thiệt hại
ông Vinh đòi bồi thường NXB văn nghệ đề nghị toà bác vì không có cơ sở để chấp
nhận .
Hội đồng xét xử toà án nhân dân TPHCM đã tuyên bố chấp nhận 1 phần yêu
cầu của nguyên đơn Lê Phước Vinh ,buộc NXB văn nghệ đăng lời cải chính trên 2 tờ
báo ,bồi thường số tiền gần 6,5 triệu đồng bao gồm thiệt hai tinh thần ,nhuận bút và
ch phí đi lại ,bác yêu cầu của ông Vinh về việc ông yêu cầu NXB văn nghệ TPHCM
chấm dứt hành vi vi phạm thu hồi số sách đã phát hành .
II.

Bình luận về vụ tranh chấp.
Từ nội dung của vụ tranh chấp trên ta xem xét xem NXB văn nghệ có vi phạm

tác quyền không ?
Rõ ràng ở đây ta thấy rằng nhà báo Lê Phước Vinh là tác giả của tác phẩm “nhạc
tài tử – văn hoá miền sông nước ” nhưng tác phẩm này được thực hiện theo hợp đồng
cho đài phát thanh – truyền hình Cần Thơ và chủ sở hữu là đài phát thanh – truyền
hình Cần Thơ.
Theo điều 752 của bộ luật dân sự vè các quyền của tác giả không đồng thời là
chủ sở hữu tác phẩm thì :

4


Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân đối với tác

phảm mà mình là tác giả bao gồm :
- đặt tên cho tác phẩm
- đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm ,được nêu tên thật hoặc bút danh khi
tác phẩm được công bố ,phổ biến , sử dụng .
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm , cho phép hoặc không cho phép người khác
sửa đổi nội dung tác phẩm .
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác
phẩm mà mình sáng tạo bao gồm :
- được hưởng nhuận bút
- được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng .
- nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả ,trừ trường hợp mà tác
phẩm không được nhà nước bảo hộ .
Ta thấy rằng việc NXB văn nghệ tự ý sử dụng tác phẩm ,viết tắt tên tác giả của
bài này ,đồng thời cắt bỏ một số đoạn của bài viết là vi phạm về quyền tác giả . Việc
khởi kiện của nhà báo Lê Phước Vinh là đúng .
Theo nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của chính phủ về chế độ
nhuận bút thì ta thấy rằng theo điều 3- chương II : các loại hình tác phẩm hưởng chế
độ nhuận bút ,theo điều 747 của bộ luật dân sự thì tác phẩm của nhà báo Lê Phước
Vinh thuộc vào mục 6 tức là tác phẩm báo chí và theo điều 4- chương I :nhóm nhuận
bút của các loại hình tác phẩm thì tác phẩm thuộc vào mục 4 ( nhuận bút cho tác
phẩm báo chí (báo in , báo điện tử )).
Theo mục 1-điều 6: đối tượng hưởng nhuận bút là tác giả hoặc chủ sở hữu tác
phẩm của tác phẩm thuộc 1 trong trong các nhóm nhuận bút quy định tại điều 4 nghị
định này ) thì rõ ràng nhà báo Lê Phước Vinh là người phải được hưởng nhuận bút từ

5


tác phẩm của mình và NXB văn nghệ phải trả tiền nhuận bút cho ông khi đã sử dụng
tác phẩm của ông theo chế độ hiện hành .

Ở đây ta cần hiểu nhuận bút , nhuận bút khuyến khích ,quỹ nhuận bút , thù lao
và lợi ích vật chất là gì ?
Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tac giả hoặc chủ sở
hữu tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng .
Nhuận bút khuyến khích là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả thêm cho
tác giả nhằm khuyến khích tác giả sáng tạo tác phẩm thuộc loại đề tài và các loại
trường hợp theo quy định tại nghị định này .
Quỹ nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm lập ra để trả nhuận bút
,thù lao và các lợi ích vật chất khác .
Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện
những công việc có liên quan đến tác phẩm .
Lợi ích vật chất là các lợi ích mà tác giả được hưởng ngoài nhuận bút bao
gồm : Nhận sách biếu , vé mời xem tác phẩm công bố ,phoỏ biến ; giải thưởng trong
nước hoặc quốc tế .
Việc nhà báo Lê Phước Vinh gửi đơn ra toà kiện NXB văn nghệ có đúng quy
đinh của luật dân sự không ?
Như nội dung của vụ tranh chấp thì khi biết NXB văn nghệ vi phạm tác quyền
tháng 10/2003 nhà báo Lê Phước Vinh đã có hành động gửi thư cho giám đốc NXB
văn nghệ nói rõ về việc vi phạm quyền tác giả của đơn vị này và yêu cầu trả nhuận
bút cùng với việc tặng sách cho ông từ đó có thể thấy ông Vinh muốn thoả thuận với
NXB văn nghệ đó là nguyên tắc đầu tiên của luật dân sự và luật dân sự quy định toà
án chỉ đứng ra giải quyết khi đã qua thoả thuận của 2 bên với nhau mà không được
,tuy đã gửi thư để thoả thuận nhưng chờ 6 tháng sau không thấy trả lời và ông Vinh đã
đâm đơn kiện là chính xác và đúng pháp luật .
6


Sau khi biết việc nhà báo Lê Phước Vinh khởi kiện ra toà NXB văn nghệ mới
cử người xuống cần thơ để thương lượng trả nhuận bút Vinh ,rõ ràng đó là hành động
đối phó với tình hình lúc đó vì sau 6 tháng kể từ ngày ông Vinh gửi thư NXB văn

nghệ đã không có hành động gì đáp trả chỉ khi biết bị khởi kiện họ mới xuống Cần
Thơ để đòi thương lượng .
Giá nhuận bút mà NXB văn nghệ thương lượng để trả cho nhà báo Lê Phước
Vinh là 1 triệu đồng ở đây có phù hợp với quy định của pháp luật không ?
Theo quy định tại điều 24 nghị định 61/2002/NĐ - CP về nhuận bút cho tác
phẩm báo chí thì nhuận bút cho tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử )căn cứ vào thể
loại ,chất lượng tính theo hệ số khung nhuận bút sau :
Nhóm
1

Thể loại

Hệ số

Tin

1-10

2
3
4
5

Trả lời bạn đọc
Tranh
ảnh
chính luận
Phóng sự

1-10

1-10
10-30
10-30


Bài phỏng vấn
Văn học
Nghiên cứu

6
7

8-30
10-30

Theo khung nhuận bút thì tác phẩm của nhà báo Lê Phước Vinh thuộc vào nhóm
5 với hệ số là 10-30 ,cũng theo mục 4 của điều này thì nhuận bút phải được tính trả
như sau :
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị 1 đơn vị hệ số nhuận bút .

7


Áp dụng vào vu tranh chấp này thì ta thấy cuốn sách Đồng Bằng Sông Cửu Long
đón chào thế kỷ 21” dày hơn 500 trang bán với giá 150.000 đ /1 cuốn có sử dụng lại
bài báo của ông Vinh được tính nhuận bút (giả sử ở mức hệ số thấp nhất là 10) là :
Nhuận bút = 10 x 150.000đ = 1.500.000đ
Ở đây ta thấy rằng mức tiền 1000.000đ mà NXB văn nghệ đưa ra để thoả thuận là
không phù hợp và thấp hơn mức nhuận bút mà pháp luật quy định.
Cũng từ đây chúng ta xem xét khoản đòi bồi thường thiệt hại do nhà báo Lê Phước

Vinh nêu ra là 33 triệu đồng bao gồm các khoản thiệt hại về tinh thần ,vật chất ,chi phí
đi lại ,thù lao ,nhuận bút … ở toà án có đúng không ?
Về khoản tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật thì ông Vinh được hưởng
tối thiểu là 1500.000 đ (mức hệ số là 10) và tối đa là 4500.000 (với mức hệ số là 30)
chưa kể thiệt hại về tinh thần , chi phí đi lại ,sách biếu cũng cần lưu ý ở đây về mức
thiệt hại tinh thần :bộ luật dân sự quy định người vi phạm quyền nhân thân của người
khác phải bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần ,trên thực tế thiệt hại về tinh
thần rất khó xác định do vậy bộ luật dân sự tại các điều 613 ,614, 615 đã giao trách
nhiện xác định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho toà án .Nhưng nếu theo như
khoản đòi bồi thường của nhà báo Lê Phước Vinh thì nó lớn hơn nhiều so với mức
thiệt hại thực tế mà ông đáng được hưởng .
Việc phán xét của toà án nhân dân TPHCM theo chúng tôi là hợp lý so với những
gì mà nhà báo Lê Phước Vinh đáng được hưởng và được bồi thường theo quy định
của pháp luật hiện hành .

8


C. KẾT LUẬN.
Đây không phải là vụ tranh chấp đầu tiên đầu tiên xảy ra cho đến nay mà nó
chỉ là một trong số nhiều những vụ vi phạm quyền tác giả xảy ra hiện nay với các
mức độ khác nhau và đáng báo động. Từ vụ tranh chấp trên ta có thể thấy rằng tuy
nhà nước đã có những biện pháp tích cực nhằm phòng ngừa , ngăn chặn cũng như xử
lý việc vi phạm về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung đã phần
nào giảm bớt được tình trạng trên nhưng nhìn chung việc quản lý nhà nước vẫn còn
thiếu sự chặt chẽ , sự hiểu biết và ý thức về luật pháp của nhân dân còn hạn chế ,việc
vi phạm tác quyền xảy ra cả đối với các tác phẩm trong và ngoài nước với mức độ
ngày càng nghiêm trọng và tinh vi hơn không thúc đẩy được tinh thần sáng tạo ,các ý
tưởng ,nghiên cứu của các tác giả. Theo chúng tôi nhà nước cần có những biện pháp
mạnh mẽ ,triệt để hơn để ngăn chặn tình trạng trên ,thường xuyên kiểm tra giám sát

việc thực hiện các quy định của pháp luật , xử lý nghiêm khắc đối với các tình trạng vi
phạm muốn vậy nhà nước và quốc hội phải hoàn thiện hệ thống luật pháp ,đưa ra các
quy định, bổ xung, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế ,chặt chẽ và minh bạch
hơn ,đảm bảo tính thi hành pháp luật của mọi người dân để ngày càng có nhiều hơn
những ý tưởng, phát minh, khám phá phục vụ cho sự phát triển của đất nước nhất là
trong tình hình trên thế giới khi mà Việt Nam sắp ra nhập WTO.

Danh mục tài liệu tham khảo
9


1. Tìm hiểu những quy định mới về dân sự và tố tụng dân sự – Thy Anh – Nhà
Xuất bản lao động Hà Nội (2004)
2. Giáo trình luật kinh tế - Trường Đại Học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội (lưu
hành nội bộ ) – 2004
3. Báo pháp luật số 90 ngày 15-4-2004 – tác giả Chính Nghiệp

10



×