Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận nhà trần là triều đại phong kiến trong lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.5 KB, 17 trang )

Lời mở đầu
Nhà Trần là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua
Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và
chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để
nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175
năm.

Lịch sử
Người khởi đầu cho nhà Trần là Trần Thủ Độ. Khi đó nhà Lý đã suy vi và
quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng (7 tuổi)
nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (8 tuổi) thì thời đại của nhà Trần chính
thức bắt đầu. Trong khoảng 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại
Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên thành công vào các năm 1258, 1285
và 1288, nhưng trong những năm sau này, kể từ đời vua Dụ Tông thì triều đại
nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự mục nát và yếu kém của
hệ thống quan lại. Cuối cùng vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần,
chấm dứt 175 năm trị vì của dòng họ này.

Kháng chiến chống Nguyên Mông
Lần thứ nhất 1258
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
Đinh Tỵ, Nguyên Phong năm thứ 7, 1257: Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa là
Hà Khuất sai chạy trạm tâu là có sứ Nguyên sang.
Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ
biên giới, theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn.
1


Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí.
Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai hay 兀兀
兀兀) xâm phạm Bình Lệ Nguyên.


Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh
trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Trần) một mình một ngựa, ra vào trận
giặc, sắc mặt bình thản như không.
Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can
vua:
"Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có
thể dễ dàng tin lời người ta thế!"
Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô. Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn
loạn xạ, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.
Thế giặc rất mạnh, lại phải lui giữ sông Thiên Mạc. Phụ Trần theo vua bàn
những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó.
Vua đến hỏi thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời:
"Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác."
Ngày 24, vua và thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh,
cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là
Hà Bổng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.
Khi ấy, người Nguyên mới lấy được Vân Nam, bọn du binh cướp đến, không có
ý đánh chiếm, nên bây giờ người ta gọi chúng là "giặc Phật". Giặc rút, ban cho
Bổng tước hầu.
Lần thứ hai 1285
Nhâm Ngọ, Thiệu Bảo năm thứ 4, 1282: Mùa thu, tháng 8, thú thần Lạng Châu,
là Lương Uất chạy trạm tâu báo rằng "hữu thừa tướng Nguyên là Toa Đô
(Sogatu) đem 50 vạn quân, nói phao là mượn đường đi đánh Chiêm Thành,
2


nhưng thực ra là sang xâm lược Đại Việt". (Thực ra Toa Đô mang 5.000 quân đi
đường thủy từ Quảng Châu đánh Chiêm Thành từ tháng 11 năm Nhâm Ngọ
1282.)
Mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá, họp vương

hầu và trăm quan, bàn kế công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Lấy Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm phó đô tướng quân. Lấy thái úy Trần
Quang Khải làm thượng tướng thái sư. Khi ấy, vua thấy Hoài Văn Hầu Trần
Quốc Toản, còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn
khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về,
huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết
lên cờ 6 chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (tức là "phá giặc mạnh, báo ơn
vua"). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông
thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân
làm văn tế, lại gia phong tước vương.
Quý Mùi, Thiệu Bảo năm thứ 5, 1283: Mùa thu, tháng 7, sai trung phẩm Hoàng
Ư Lệnh, nội thư gia Nguyễn Chương sang Nguyên, gặp thái tử A Thai??, bình
chương A Lạt (hay A Lý Hải Nha tức Ariq-Qaya), ở Hồ Quảng, hội 50 vạn quân
ở các xứ định sang năm vào cướp Đại Việt.
Mùa đông, tháng 10, vua thân hành dẫn các vương hầu điều quân thủy bộ tập
trận.
Tiến phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống
lĩnh quân đội toàn quốc, sai chọn các quân hiệu có tài chỉ huy, chia đi nắm giữ
các đơn vị.
Giáp Thân, Thiệu Bảo năm thứ 6, 1284: Mùa thu, tháng 8, Hưng Đạo Vương
điều các quân của vương hầu, duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân
đóng giữ Bình Than và những nơi xung yếu khác.

3


Mùa đông, tháng 11, sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ (nước Nguyên) xin
hoãn binh.
Tháng 12, Trần Phủ từ Nguyên trở về, tâu rằng vua Nguyên sai bọn Trấn Nam
Vương Thoát Hoan (Toghan), bình chương A Lạt đem quân lấy cớ mượn đường

đi đánh Chiêm Thành, chia đường vào cướp. Thượng hoàng triệu phụ lão trong
nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều
nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng. Ngày
26, quân Nguyên đánh vào các ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược, Chi Lăng.
Quan quân đánh bất lợi lui về đóng ở bến Vạn Kiếp. Hưng Đạo Vương vâng
mệnh điều quân dân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm, chọn những người
dũng cảm làm tiền phong, vượt biển vào Nam, thế quân lên dần. Hưng Vũ
Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng,
Hưng Trí Vương Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà
Hương, Yên Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của
Hung Đạo Vương để chống quân Nguyên. Hưng Đạo Vương chia quân đón giữ ở
Bắc Giang.
Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, (từ tháng 9 về sau là Trùng Hưng năm thứ
nhất): Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 6, tướng Ô Mã Nhi đánh vào các xứ
Vạn Kiếp và núi Phả Lại, quan quân Đại Việt thua trận. Ngày 12, quân Nguyên
đánh vào Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được quân Đại Việt, thấy người
nào cũng thích hai chữ "Sát Thát" bằng mực vào cánh tay, chúng tức lắm, giết
hại rất nhiều. Rồi chúng đến Đông Bộ Đầu. Ngày 13, lại giao tranh với quân
Nguyên. Ngày 28, Hưng Đạo Vương bàn xin Trần Quang Khải chặn đánh cánh
quân của Toa Đô ở Nghệ An.
Tháng 2, ngày Giáp Thìn mồng 1, con thứ của Tĩnh Quốc Đại Vương Trần Quốc
Khang là thượng vị Chương Hiến hầu Trần Kiện và liêu thuộc là bọn Lê Trắc
đem cả quân đầu hàng quân Nguyên. Toa Đô sai đưa bọn Kiện về Yên Kinh. Thổ
4


hào Lạng Giang là bọn Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh, tập kích ở trại Ma Lục.
Gia nô của Hưng Đạo Vương là Nguyễn Địa Lô bắn chết Kiện. Trắc đưa xác
Kiện lên ngựa, trốn đi đêm, chạy được vài chục dặm, tới Khâu Ôn chôn Kiện tại
đó. Sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát

Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy.
Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (Vương là dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau
của công chúa Thuỵ Bảo, ông cha làm quan đời Thái Tông, được ban quốc tính)
đánh nhau với quân Nguyên ở bãi Đà Mạc (nay là bãi Mạn Trù) bị chết. Khi bị
bắt, quân Nguyên hỏi Vương: "Có muốn làm vương đất Bắc không?" Vương thét
to: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất bắc", rồi bị giết.
Thế quân Nguyên rất mạnh, hai vua phải đi thuyền nhỏ đến Tam Trĩ Nguyên, sai
người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn để đánh lừa giặc.
Tháng 3, ngày Giáp Tuất, mồng 1, hai vua bỏ thuyền đi bộ đến Thuỷ Chú. Lấy
thuyền ra sông Nam Triệu (tức huyện Thuỷ Đường) vượt biển Đại Bàng (cửa
Văn Úc ngày nay) vào Thanh Hóa. Thượng vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng đầu
hàng Thoát Hoan. Kế đó, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc và bọn Phạm Cự Địa,
Lê Diễn, Trịnh Long đem gia thuộc đầu hàng quân Nguyên. Nguyên soái Toa Đô
đem quân đến Chiêm Thành, hội với quân Nguyên ở châu Ô Lý (Quảng Trị ngày
nay) rồi cướp châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa - Nghệ An), tiến đóng ở Tây Kết
(khoảng thôn Đông Kết, xã Đông Bình, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày
nay).
Mùa hạ, tháng 4, vua sai bọn Chiêu Thành Vương, Hoài Văn hầu Trần Quốc
Toản, Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết. Quan
quân giao chiến với quân Nguyên ở Hàm Tử Quan (nay là xã Hàm Tử huyện
Văn Giang, Hưng Yên). Các quân đều có mặt.
Tháng 5, ngày mồng 3, hai vua đánh bại quân Nguyên ở phủ Trường Yên. Ngày
mồng 7, Toa Đô từ Thanh Hoá tới. Ngày mồng 10, Trần Quang Khải, Trần Quốc
5


Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh
bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân Nguyên tan vỡ, rút
chạy qua sông Lô. Ngày 17, Toa Đô và Ô Mã Nhi lại từ biển đánh vào sông
Thiên Mạc, muốn hội quân ở kinh sư, để chi viện cho nhau. Du binh Nguyên đến

huyện Phù Ninh, viên phụ đạo huyện ấy là Hà Đặc cùng em là Hà Chương đã lập
mưu đánh bại được.
Ngày 20, hai vua tiến đóng ở Đại Mang Bộ. Tổng quản quân Nguyên là Trương
Hiển đầu hàng. Hôm đó, quan Đại Việt đánh bại quân Nguyên ở Tây Kết, giết và
làm bị thương rất nhiều, chém đầu Toa Đô. Nửa đêm Ô Mã Nhi trốn qua cửa
sông Thanh Hoá, hai vua đuổi theo nhưng không kịp, bắt được hơn 5 vạn dư
đảng giặc đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát.
Hưng Đạo Vương lại giao chiến với quân của Thoát Hoan và Lý Hằng ở Vạn
Kiếp, đánh bại được, quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Lý Hằng đem quân hộ vệ
Thoát Hoan chạy về Tư Minh. Quân Đại Việt lấy tên tẩm thuốc độc bắn trúng
đầu gối bên trái của Hằng, Hằng chết. Tỳ tướng Lý Quán thu nhặt 5 vạn quân
còn lại, giấu Thoát Hoan vào một ống đồng, chạy trốn về bắc. Đến Tư Minh,
Hưng Vũ Vương đuổi kịp, dùng tên tẩm thuốc độc bắn trúng Lý Quán, Quán
chết. Quân Nguyên tan vỡ.
Tháng 6, ngày mồng 6, hai vua trở về kinh sư, thượng tướng Trần Quang Khải
làm thơ rằng:
Tạm dịch:
Đoạt sáo Chương Dương độ Chương Dương cướp giáo giặc
Cầm hồ Hàm Tử quan

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình tu trí lực

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san.

Non nước ấy ngàn thu


Lần thứ ba 1287
6


Bính Tuất, Trùng Hưng năm thứ 2, 1286: Tháng 3, vua Nguyên sắc phong cho
thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích, bình chương sự Ô Mã Nhi, đại tướng Trương Văn
Hổ điều 50 vạn quân, hạ lệnh Hồ Quảng đóng 300 chiếc thuyền biển, hẹn tháng
8 hội cả ở Khâm Châu, Liêm Châu. Lại ra lệnh quân ba hành tỉnh Giang Chiết,
Hồ Quảng, Giang Tây xâm lược phương nam, mượn cớ đưa Trần Ích Tắc về
nước lập làm An Nam Quốc Vương.
Mùa hạ, tháng 6, lệnh cho vương hầu, tôn thất mộ binh, thống lĩnh thuộc hạ của
mình. Vua hỏi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: "Thế giặc năm nay thế nào?"
Quốc Tuấn trả lời: "Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho
nên, năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàng chốn chạy. Nhờ uy tín
của tổ tông và thần võ của bệ hạ, nên quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang
thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa. Vả lại, chúng
còn nơm lớp cái thất bại của Hằng, Quán không còn chí chiến đấu. Theo như
thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn."
Đinh Hợi, Trùng Hưng năm thứ 3 1287: Mùa xuân, tháng 2, nhà Nguyên phát
quân Mông Cổ, quân Hán Nam, 3 hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng,
lính Vân Nam, lính người Lê ở 4 châu ngoài biển, chia đường vào cướp. Sai bọn
vạn hộ Trương Văn Hổ đi đường biển, chở 70 vạn thạch lương theo sau. Lại đặt
chinh Giao Chỉ hành thượng thư tỉnh do bình chương sự Áo Lỗ Xích (Auruyvci),
các tham tri chính sự Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp thống lĩnh và chịu tiết chế của Trấn
Nam Vương.
Tháng 11, ngày 14, Trịnh Xiển tâu rằng thái tử Nguyên A Thai (chính xác là chư
vương A Thai) xâm phạm ải Phú Lương. Vua hỏi Hưng Đạo Vương: "Giặc tới,
liệu tình hình thế nào?" Vương trả lời: "Năm nay đánh giặc nhàn."
Ngày 24, lệnh cho cấm quân giữ ải Lãnh Kinh. Hưng Đức hầu Quán đem quân
đón đánh, dùng tên tẩm thuốc độc bắn giặc chết và bị thương rất nhiều. Giặc lui

về đóng ở ải Vũ Cao. Ngày 28, phán thủ thượng vị Nhân Đức hầu Toàn đem thuỷ
7


quân đánh ở vụng Đa Mỗ, quân Nguyên chết đuối rất nhiều, bắt sống 40 tên và
thu được thuyền ngựa, khí giới đem dâng.
Tháng 12, ngày 16, chiếu sai minh tự Nguyễn Thức đem quân Thánh dực dũng
nghĩa đến chỗ Hưng Đạo Vương để giữ cửa Đại Than. Ngày 26, quân Đại Việt
giao chiến với quan Nguyên, đánh bại chúng. Ngày 30, Thoát Hoan cùng Ô Mã
Nhi hợp 30 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp rối thuận dòng xuôi về phía đông. Thủy
quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy
cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Khánh Dư thất
bại, thượng hoàng được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư
xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công. Khánh Dư liệu biết thủy quân Nguyên đã
qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu
thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng, bắt được quân lương
khí giới nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều. Lập tức sai chạy ngựa mang
thư về báo. Thượng hoàng tha cho tội trước không hỏi đến và nói: "Chỗ trông
cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay đã bị ta bắt được, sợ nó chưa
biết, có thể còn hung hăng chăng?" Bèn tha những tên bị bắt về doanh trại quân
Nguyên để báo tin. Quân Nguyên sau này phải rút lui rất nhanh.
Mậu Tý, Trùng Hưng năm thứ 4, 1288: Mùa xuân, tháng giêng, Ô Mã Nhi đánh
vào phủ Long Hưng. Ngày 8, quan quân hội chiến ngoài biển Đại Bàng, bắt được
300 chiếc thuyền giặc, 10 thủ cấp giặc, quân Nguyên bị chết đuối rất nhiều.
Tháng 2, ngày 29, Ô Mã Nhi đánh vào trại Yên Hưng.
Tháng 3, ngày mồng 8, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương
của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng.
Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân
lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rối giả cách thua chạy, quân
Nguyên đuổi theo. Nước triều xuống, thuyền vướng cọc hết. Nguyễn Khoái chỉ

huy quân Thánh dực dũng nghĩa đánh nhau với giặc, bắt sống Bình chương Áo
8


Lỗ Xích. Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối
nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả. Đến khi Văn Hổ tới, quân
mai phục hai bên bờ hăng hái xông ra đánh, lại đánh bại chúng. Nước triều rút
nhanh, thuyền lương của Văn Hổ mắc trên cọc, nghiêng đắm gần hết. Quân
Nguyên chết đuối rất nhiều. Bắt được 400 chiếc thuyền. Nội ninh tự Đỗ Hành bắt
được Ô Mã Nhi và Tích Lê Cơ Ngọc. Thoát Hoan và A Thai dẫn quân trốn về Tư
Minh. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô
Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các vạn hộ, thiên
hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.
Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng:
Tạm dịch:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Sơn hà thiên cổ điện kim âu

Non sông ngàn thuở vững âu vàng

Trần Hưng Đạo
Trong lịch sử Việt Nam chung và lịch sử quốc tế noí chung, Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn là một trong mười vị tướng giỏi nhất của Thế Giới. Ông
đã lãnh đạo quân dân thời Trần đánh bại quân Nguyên Mông, lúc bấy giờ là một
trong những đạo quân thiện chiến nhất thế giới, vó ngựa họ tung đến đâu là ở đó
sạch bóng người đến đó.Nhưng nhờ tài năng thiên phú, tài lãnh đạo bẩm sinh mà
ông đã được cả thế giới công nhận.

Kinh tế-xã hội
Hành chính

Đời nhà Trần, Việt Nam chia ra làm 12 lộ, Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT)
chép như sau:

9


Nhâm Dần, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 11, 1242: Mùa xuân, tháng 2, chia
nước làm 12 lộ. Đặt chức an phủ, trấn phủ, có 2 viên chánh, phó để cai trị. Các
xã, sách thì đặt chức đại tư xã, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ
lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả 2-4 xã, cùng xã chính,
xã sử, xã giám gọi là xã quan.
Mỗi lộ đều có quyền dân tịch để kiểm soát dân số trong lộ. Dân chúng trong
nước được chia ra làm 3 hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi),
hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi). Lúc đầu
chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ các chức quan nhưng từ đời
vua Anh Tông, những người tài đức cũng được tuyển dụng vào giữ các chức vụ
quan trọng này. Sách Cương mục chính biên có ghi lại 12 lộ như sau: Thiên
Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến
Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu.
Luật pháp
Vua Thái Tông cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. ĐVSKTT có chép lại như
sau:
Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 5 1230: Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ
của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi,
gồm 20 quyển.
Định bị đồ có mức độ khác nhau:
Loại bị đồ làm Cảo điền hoành thì thích vào mặt 6 chữ, cho ở Cảo xã (nay là xã
Nhật Cảo), cày ruộng côn, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng
Thành, thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ sương.

Đặt ty bình bạc là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó
với chức quan kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Năm
1265 đổi thành đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn.
10


Kinh tế
Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ
sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ
mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân
chúng. Đại Việt sử ký toàn thư có chép Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231:
Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy
binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc
huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa
giới phía nam Diễn Châu.
Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo
khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng
bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được
miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả,
tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành
phân, lượng và có hiệu của nhà vua.
Ngoại giao
Trong triều đại nhà Trần, ngoài những cuộc chiến tranh với quân Mông Cổ ở
phía Bắc thì Đại Việt cũng có những sự liên hệ với các nước láng giềng. Đó là Ai
Lao và Chiêm Thành.
Với Ai Lao
Vào đời nhà Trần, quân của Ai Lao thường sang quấy phá cướp bóc ở vùng Nghệ
An và Thanh Hóa. Vì thế triều đình đã phải sai quân lính đi đánh dẹp mãi và
chính các vị vua phải thân chinh đi dẹp gặc, trong đó nhiều nhất phải kể đến vua

11


Trần Nhân Tông. Mỗi lần bị thua thì quân Ai Lao rút về, nhưng sau đó thì lại
sang quấy phá. Trong đời vua Trần Anh Tông, ông cũng nhiều lần thân chinh đi
dẹp giặc nhưng ông cũng đã ra lệnh cho Phạm Ngũ Lão hơn ba, bốn phen đi dẹp
giặc. Vua Trần Minh Tông cũng nhiều phen thân chinh đi dẹp giặc. Trong triều
đại nhà Trần, mục đích của Đại Việt là dẹp các cuộc đánh phá và quấy nhiễu của
quân Ai Lao chứ không có mục đích đánh chiếm lấy đất nước này.
Với Chiêm Thành
Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy
phá và cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần
lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Trong đời vua
Trần Nhân Tông, sau khi chinh phạt Chiêm Thành, thì giữa Đại Việt và nước
Chiêm Thành có sự giao hảo tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tông, lúc bấy giờ
Trần Nhân Tông đã lên làm thái thượng hoàng và trong lúc sang thăm vãn cảnh
nước Chiêm và để cho tình giao hảo của 2 nước trở nên bền vững hơn, nhà Trần
đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân năm 1306. Chế
Mân dâng châu Ô và châu Rí cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận
Châu và Hóa Châu rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở. Một năm sau,
Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết
theo. Vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm
kế rước về.
Chế Mân chết thì Chế Chỉ lên thay và đòi lại 2 châu mà Chế Mân đã dâng cho
Đại Việt. Vua Trần Anh Tông sai quân sang bắt Chế Chỉ đem về trị tội và phong
cho em của Chế Chỉ là Chế Đà A Bà lên thay làm vua nước Chiêm Thành. Đến
đời vua Trần Dụ Tông, con và rể của vua Chiêm Thành tranh giành nhau ngôi
vua, quân nhà Trần sang can thiệp nhưng bị quân Chiêm Thành đánh bại cả 2
lần. Lúc bấy giờ thấy thế lực nhà Trần suy yếu, Chiêm Thành có ý khởi binh
12



đánh đòi lại 2 châu đã mất. Đến đời vua Trần Duệ Tông, nhà vua và tướng nhà
Trần là Lê Quý Ly cử binh sang đánh Chiêm Thành. Chiếm xong cửa Thị Nại
(Quy Nhơn ngày nay) rồi tiến đánh kinh thành là Đồ Bàn năm 1377. Lúc bấy giờ
vua của Chiêm Thành là Chế Bồng Nga, một ông vua có tài thao lược nên đã
đánh tan được quân của nhà Trần. Vua Trần Duệ Tông bị tử trận và Lê Quý Ly
rút quân bỏ chạy về nước. Thừa thắng xông lên, Chế Bồng Nga sai quân sang
đánh phá Đại Việt và đã 3 lần tiến đánh đến thành Thăng Long. Năm 1390, Chế
Bồng Nga lại đem quân sang đánh. Trần Khắc Chân đã đem binh dàn trận ở sông
Hải Triều (sông Luộc ở vùng Hưng Yên ngày nay). Chế Bồng Nga bị trúng tên
tử trận. Chế Bồng Nga chết, quân Chiêm bỏ chạy và sau đó con của Chế Bồng
Nga hàng phục Đại Việt.

Hệ thống thi cử
Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang. Nho học rất được toàn thịnh.
Việc thi cử
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân,
nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp
nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi
thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247,
nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám
hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.
Mở trường học
Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc
Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để
dạy cho dân chúng.
13



Những học giả nổi tiếng
Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn
bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của nước ta. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng
là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua
quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương
thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh
Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và
danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.
Văn Nôm
Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luật
thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên
mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. ĐVSKTT chép:
Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn
Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như
việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc
ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.

Tôn giáo
Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều
sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. ĐVSKTT
chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chổ nào có đình trạm
đều phải đắp tượng phật để thờ.
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật,
và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần,
Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về
14


Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở
những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý.


Thời kỳ suy tàn
Nhà Trần đã có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá quân Nguyên cũng
như bình phục được Chiêm Thành, nhưng kể từ khi thái thượng hoàng Trần
Minh Tông qua đời, vua Trần Dụ Tông ham mê tửu sắc, phó mặc mọi việc triều
chính để cho nhà Trần bước vào giai đoạn suy vi và sau cùng bị mất ngôi.
Vua Trần Dụ Tông chẳng những bỏ bê triều chính mà còn ra lệnh cho xây cung
điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong
nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần
kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.
Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng thất trảm
sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tông đã không nghe
theo nên Chu Văn An đã từ quan về nhà dạy học. Khi vua Trần Dụ Tông mất thì
Trần Nghệ Tông lên thay. Nghệ Tông làm vua được 2 năm, thì lên làm thái
thượng hoàng cho các triều đại Duệ Tông, Hiến Đế (tức Phế Đế) và Thuận Tông.
Thái thượng hoàng Nghệ Tông nắm cả quyền bính trong tay nhưng lại quá tin
dùng một Hồ Quý Ly. Do đó, Quý Ly đã chuyên quyền xúi giục Nghệ Tông giết
hại các trung thần, các hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Hiến Đế cũng bị
sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ.
Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tông cho
nên Hồ Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp
mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì. Năm
1394, Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất
Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc xong xuôi, Hồ Quý Ly bắt Trần
Thuận Tông dời kinh về Tây Đô rồi lập mưu ép Thuận Tông nhường ngôi cho
15


Thiếu Đế khi đó mới có 3 tuổi lên ngôi. Hồ Quý Ly lên làm phụ chính sai người
giết Thuận Tông và chuẩn bị cướp ngôi.

Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều người như Trần Khắc Chân lập hội với
mưu đồ tiễu trừ Hồ Quý Ly, nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết
vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự
xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần.

Các vua nhà Trần
Miếu
hiệu

Niên hiệu
Kiến

Tên

Sinh-

Trị vì

Thụy hiệu

1218-

1226-

Nguyên

1277

1258


Hoàng đế

Mất

Lăng

Trung

(1226-1232)
Thiên

Ứng

Thái

Chính

Bình

Tông

(1232-1251)

Trần Cảnh

Hiếu Chiêu
Lăng

Nguyên
Phong

(1251-1258)
Thiệu

Long

Thánh

(1258-1272) Trần

1240-

1258-

Tuyên

Tông

Bảo

1291

1278

Hoàng Đế

Phù Hoảng

Hiếu

Dụ Lăng


(1273-1278)
Thiệu

Bảo

Nhân

(1278-1285) Trần

1258-

1278-

Duệ

Tông

Trùng Hưng Khâm

1308

1293

Hoàng Đế

1276-

1293-


Nhân

Hiếu

Đức Lăng

(1285-1293)
Anh

Hưng Long

Trần

16

Hiếu Thái Lăng


Tông

Thuyên
Đại

1320

1314

Hoàng Đế

1300-


1314-

Văn

1357

1329

Hoàng Đế

Trần

1319-

1329-

Vượng

1341

1341

1336-

1341-

1369

1369


Khánh

Minh

(1314-1323)

Tông

Khai

Thái

Trần Mạnh

Triết

Mục Lăng

(1324-1329)
Hiến
Tông

Khai Hựu

Xương An

?

Lăng


Thiệu Phong
Dụ Tông

(1341-1357)
Đại

Trị

Trần Hạo

?

Phụ Lăng

tiếm ngôi

bị giết

(1358-1369)
Hôn Đức
Công
Nghệ
Tông
Duệ
Tông
Phế Đế
Thuận
Tông


Đại Định

Dương
Nhật Lễ

1370
1370-

Anh

1394

1372

Hoàng Đế

Lăng

1337-

1373-

1377

1377

?

Hy Lăng


1361-

1377-

phế làm Linh

1388

1388

Đức Vương

Trần

1378-

1388-

ép nhường ngôi lăng

Ngung

1399

1398

và ép chết

Long Khánh Trần Kính


Quang Thái

1369-

1321-

Thiệu Khánh Trần Phủ

Xương Phù

?-1370

Trần Hiện

Triết Nguyên

núi An Bài

Sinh

bị Hồ Quý Ly
Thiếu Đế Kiến Tân

Trần An

1396-?

13981400

cướp

phế

ngôi
làm

Ninh
Vương

17

Bảo ?
Đại

Yên



×