Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

tiểu luận: Nghiên cứu và học tập phong cách thơ văn HỒ CHỦ TỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.52 KB, 18 trang )

Tiểu luận:

Nghiên Cứu Học Tập Một Số Thơ Văn
Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Nguồn tham khảo:
Dựa theo tập san nghiên cứu văn học số 5 năm 1960
(bài này mình sưu tầm và đánh máy lại nên chưa sửa lỗi chính tả, mong các bạn
thông cảm. tài liệu có thể dùng cho giáo viên và học sinh tham khảo, rất bổ ích)

Mỗi lần chúng ta có dịp ôn lại thơ văn Hồ chủ tịch. Là mỗi lần
chúng ta thấy trong thơ văn ấy tỏa ra những ánh sáng mới. Thơ
văn hồ chủ tịch là sự kết tinh lý tưởng đẹp đẽ nhất của loài
người: lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Rõ ràng thơ văn Hồ chủ tịch
là một kho tàng triết lý và chân lý mà hầu như không bao giờ
chúng ta khai thác hết. Mỗi lần đọc lại thơ văn người. Chúng ta
lại thấy nhận thức tư tưởng và tình cảm của chúng ta được nâng
cao thêm một mức. Chúng ta học tập ở thơ văn người cái bí
quyết làm con người mới. con người tự do, làm chủ vận mệnh
mình và làm chủ vũ trụ.
Hồ chủ tịch thường sử dụng hai loại văn: văn chính luận và
văn nghệ thuật. nếu như thơ nghệ thuật của hồ chủ tịch thể hiện
nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, một chủ nghĩa nhân đạo
tuyệt vời, thì văn chính luận của người thể hiện đường lối, chủ
trương của đảng, những chính sách lớn của đảng nhằm dành
thắng lợi cho dân tộc Việt Nam và hạnh phúc của nhân dân Việt
Nam.


Cũng nên nói qua một điều: chúng ta cần biết đến văn chính
luận và văn nghệ thuật là hai loại văn khác nhau. Văn chính luận
chủ yếu đi vào lý trí. Nhằm đạt yêu cầu tư tưởng mà không quan


tâm lắm đến tính chất hình tượng nghệ thuật. trái lại, thơ văn
nghệ thuật thì phải thông qua hình tượng nghệ thuật, thông qua
tác dụng truyền cảm trong tâm hồn người đọc mà thể hiện mục
đích tư tưởng.
Nhưng nghiên cứu văn thơ Hồ chủ tịch, chúng ta thấy có một
số khá lớn không nằm trong lệ chung đó. Cụ thể có một số khá
lớn văn chính luận của hồ chủ tịch mang một tính nghệ thuật rất
cao, trong khi một số thơ của người- ngoài một số ít hơn là thơ
nghệ thuật thực sự- thì lại chủ yêu nhằm tuyên truyền . Động
viên chính trị kịp thời, chứ không hề chú trọng đến yêu cầu nghệ
thuật mà chúng ta thường quen quan niệm thơ phải có. Trong bài
này, ngoài yêu cầu học tập tư tưởng vĩ đại của hồ chủ tịch qua
một số thơ văn của người, chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu thêm
mấy đặc điểm nghệ thuật của văn và thơ hồ chủ tịch.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về tính tư tưởng và tính
nghệ thuật trong văn chính luận của người gồm những bài in
trong mấy tập những lời kêu gọi của người.
Ngày nay, chúng ta đã có được một khoảng cách thời gian
tạm đủ để nhận định những lời kêu gọi của hồ chủ tịch một cách
khách quan. Những ngày tháng 8 và kháng chiến, chúng ta đã
sống trong một tình trạng khá căng thẳng. chúng ta đã như
những thủy thủ không lành nghề gặp bão biển, chúng ta chờ có
lệnh của thuyền trưởng là thi hành, không kịp suy nghĩ nhiều, do
đó mà đã không thể thấy hết ý nghĩa của các lệnh kia. Nhưng
ngày nay, chúng ta có đủ cái thể nhìn để lĩnh hội thấu suốt các
triết lý cao sâu trong những lời kêu gọi của Hồ chủ tịch. Văn
chính luận của Hồ chủ tịch đi sâu vào lòng hàng triệu con người,
như Lê-nin đã từng yêu cầu ở văn học cách mạng. Tác dụng của
văn chính luận ấy thật lớn lao không những trong một giai đoan



bấy giờ, mà đến cả ngày nay, và có thể còn về lâu sau nữa. rõ
ràng, văn chính luận của Hồ chủ tịch có cái gì hơn là những bài
cổ động thông thường, vì nếu bảo rằng văn chính luận chỉ là
tuyên truyền khô khan. Là chính trị cứng rắn, thì những sự việc
từ mười, mười lắm năm nay tất nhiên đã qua rồi; những nhiệm
vụ Hồ chủ tịch đề ra thuở ấy; nhân dân ta đã hoàn thành rồi; như
vậy phải chẳng ngày nay đọc lại những lời kêu gọi của Hồ chủ
tịch, chúng ta dửng dưng như không , không có một tí xúc động?
Không! Nghìn lần không! Sau mười, mười lăm năm, đọc lại văn
ấy chúng ta vẫn thấy hồi hộp, bâng khuâng, chúng ta vẫn thấy
xót xa, phấn khởi.
Nguyên nhân nào đã xui nên những lời văn tuyên truyền, kêu
gọi còn giữ được tác dụng lâu dài như vậy? ấy là vì những lời
văn ấy là tiếng gọi chân thành tự trong lòng vị lãnh tụ của dân
tộc thốt ra. Vì hồ chủ tịch là sự chân thành hiện hình , và nghe
lời người nói là chúng ta :
…Tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau…
Hồ chủ tịch luôn luôn chủ trương lấy sự chân thành mà đãi
người, dùng sự chân thành để cảm hóa long người.
Người dạy: “ Đánh vào lòng là hơn hết, đánh vào thành trì là
thứ hai”. Lời kêu gọi của người thấm nhuần tinh thần của khẩu
hiệu ấy. nguyên nhân tác dụng lớn lao của văn chính luận của hồ
chủ tịch chính là ở đó. Nguyễn đình thi nhận định :“ khi hồ chủ
tịch nói , là nhà hiền triết và người thi sĩ trong lòng mỗi người
dân nói lên” và tiếng nói đó, theo Nguyễn Đình Thi, “ động thấu
những miền sâu xa và đẹp đẽ nhất của lòng người”.
Văn chính luận của Hồ chủ tịch mang cả một mối cảm tình
dạt dào, nồng cháy. Trong những ngày nguy kịp nhất tổ quốc ta

phải trải qua khi chúng ta nghe người thốt lên: “Tôi xin hứa với
đồng bào rằng Hồ chí minh không phải là người bán nước!” thì
có cả một cái gì như vừa lạnh vừa nóng xuyên thẳng qua tim ta;


Khi ta nghĩ rằng cái người đã vì nhân dân, vì dân tộc mà hi sinh
tất cả; người đã từng bôn ba ở hải ngoại ba chục năm trời; người
vừa mới chân ướt chân ráo thoát ra khỏi ngục tù quân phiệt phản
động tưởng để kịp về lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giải
phóng dân tộc; người ấy mà phải thốt ra một lời cam đoan nặng
nghĩa như một lời nguyền như thế , thì lòng ta tự nhiên thấy nhói
lên, se lại; chúng ta thấy dấy lên một niềm căm giận đối với bọn
lưu manh việt quốc, lâu la của quốc dân đảng tưởng giới thạch,
chuyên vu cáo đảng ta, vu cáo người đảng viên ưu tú nhất của
đảng; Chúng ta không khỏi cảm thấy một cái gì trong tâm hồn
ngân lên như một tiếng đàn thổn thức bàng hoàng!
Hoặc khi Hồ chủ tịch nói:
“ Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi
tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp
nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là
vì mục đích ấy. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được
chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc chính phủ, tôi lo lắng
ngày đêm, nhẫn nhục cố gắng, cũng vì mục đích đó.”
“Bất kì bao giờ, bất kì ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục
đích, là làm cho ích quốc lợi dân…”
Thì thật quả là một cái gì hơn là một lời kêu gọi chung, hơn là
câu chính luận thông thường.
Đầu năm 1947, nói về tinh thần anh dũng, lòng quyết tâm
của dân tộc Việt Nam chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để
giành độc lập cho tổ quốc, hồ chủ tịch tuyên bố:

“ Nếu chiến tranh kéo dài… nước ta sẽ bị tàn phá tiêu điều.
nhưng dù tiêu điều đến đâu, non nước này vẫn là non nước Việt
Nam. Trên đống xương máu, trên đống tro tàn, thanh niên ta, con
cháu ta sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập!”
Đó là tính chất ngoan cường của một dân tộc bất khuất phát
tiết ra thành hình ảnh sinh động. thành lời lẽ đanh thép mà ngày
nay đọc lại, chúng ta còn thấy phấn khởi tự hào. Hồ chủ tịch


thường có những câu, những chữ gây cảm xúc mạnh mẽ như
vậy.
Kêu gọi nhân dân tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước anh
em, người nói:
“ Tám trăm triệu bầu bạn đang nhìn vào chúng ta, đang
mong chờ chúng ta thắng lợi và chắc chắn chúng ta sẽ thắng lợi”
Câu nói của chủ tịch Hồ chí minh mang cả một khí thế hào
hùng, một tinh thần tin tưởng sắt đá ở hậu thuẫn to lớn cho cuộc
kháng chiến của ta, đó là sự đồng tình tích cực của nhân dân các
nước xã hội chủ nghĩa.
Ngược thời gian lên một tí, chúng ta còn nhớ năm 1941,
trong thư từ nước ngoài gửi về, cụ Nguyễn ái quốc đã có những
câu :
“ Hơn hai mươi triệu con cháu lạc hồng quyết không chịu kéo
dài cuộc đời nô lệ … tinh thần trung liệt của các bậc tiền bối như
phan đình hùng, hoàng hoa thám, lương ngọc quyến vẫn còn đó,
sự tích anh hùng của các nghĩa sĩ các tỉnh thái nguyên, yên bái,
nghệ tĩnh..vv.. vẫn trường tồn. các cuộc khởi nghĩa gần đây ở
nam kì , đô lương, bắc sơn, đã chứng minh rằng đồng bào ta
quyết bước theo dấu máu quang vinh của tiền nhân, anh dũng
giết giặc. Nhưng công lớn chưa thành, thực không phải vì giặc

pháp mạnh, mà vì thời cơ chưa chín muồi và đồng bào toàn quốc
chưa đồng tâm nhất trí mà thôi!...
Hoặc những câu:
“ Tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc đang chấn động bên tai
các người, nhiệt huyết anh dũng của các bậc tiên liệt đang sôi
sục trong lòng các người ! Tinh thần phấn đấu của nhân dân
đang đầy dẫy trước mặt các người ! chúng ta hãy mau mau đứng
dậy !”…vv
Thật là đẹp ! thật là hùng ! Ở đây lời văn chính luận đã
nhường chỗ cho một thứ trữ tình cao độ không khác gì những
anh hùng ca ! Cái giọng kì tráng toát ra từ trong văn của người


chính là giọng của một dân tộc đang vùng dậy, là khí thế của
một pho sử oánh liệt đang ghi thêm những trang mới . Đúng như
đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết trong cuốn Hồ chủ tịch, đồng
thời là sức mạnh của dân tộc việt nam, đồng chí phạm văn đồng
viết:
“Sức mạnh của HỒ CHỦ TỊCH vững chắc là vì nguồn gốc
của nó ăn sâu trong lịch sử cách mạng dân tộc ngót một thế kỉ,
sức mạnh của HỒ CHỦ TỊCH còn ăn sâu hơn nữa trong cả dĩ
vãng của dân tộc… ta lắng nghe sức mạnh ấy cao rạo rực trong
người ta, thúc dục ta chiến đấu. ta lắng nghe tiếng gọi của ông
cha trong tiếng gọi của HỒ CHỦ TỊCH…”.
Sức mạnh đó đã thể hiện trong những câu văn đanh thép,
chắc nịch, như những câu ta đọc trong bài Tuyên ngôn độc lấp:
“Bởi thế cho nên chúng tôi- lâm thời chính phủ của nước
việt nam mới- tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với pháp, xóa bỏ
hết những hiệp ước mà pháp đã kí về Việt Nam, xóa bỏ tất cả
mọi đặc quyền của pháp trên đất việt nam”.

Hoặc:
“Một dân tộc gan góc chống ách nô lệ của pháp hơn 80 năm
nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phátxít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải
được độc lập”.
Chúng tôi nghĩ rằng để nói cho được những câu như thế, dân
tộc việt nam đã phải hi sinh bao nhiêu thế hệ con ưu tú của mình,
và mấy câu ấy cũng cổ vũ biết bao nhiêu thế hệ con ưu tú khác
quyết tâm giữ vững nền độc lấp của mình. Chúng ta liên hệ đến
các dân tộc đang đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa thực dân
để giành độc lập tự do, và chúng ta mong chờ các dân tộc bạn
thành công để tuyên bố với thế giới những câu tương tự.
Một đặc điểm nữa có tắc dụng nâng lên rất cao tính nghệ
thuật của văn chính luận HỒ CHỦ TỊCH. Là đọc văn người
chúng ta thấy một tình thương tình yêu mênh mông bao trùm lấy


tác phẩm của người, và bao trùm lấy tất cả chúng ta: tình yêu
non sông đất nước, thương yêu nhân dân lao động và tất thảy các
đồng bào, tình quốc tế vô sản và tình nhân loại. Vì thấm nhuần
tình thương yêu tràn ngập ấy, mà văn người, dù là văn chính
luận, vẫn mang tính chất nồng cháy, lâm ly. Ai không còn nhứ
những lời kêu gọi nhân dân, nhịn ăn cứu đói”
“Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ,
chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả
nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,
mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu
dân nghèo. Như vậy thì những nghười nghèo sẽ có bữa rau, bữ
cháo để chờ mùa lúa sau, khỏi đến nỗi chết đói… tôi xin thay
mặt dân nghèo mà cảm ơn đồng bào”.
Ai không còn những lời thiết tha người nói về tử sĩ, về

thương binh:
“ Cách mấy ngày trước, họ cũng là những thanh niên lành
mạnh, vui vẻ, oanh liệt. trải qua những ngày ăn gió nằm sương,
những trận mưa bom bão đạn, họ bị tay què chân cụt, họ hóa ra
thương binh”.
“Họ đã hi sinh cho ai?”
“… Những tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc
lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh…”
Chúng ta đồng tình với nhận định đầy thi vị của Xuân Diệu
khi anh viết: “ Cụ hồ đang ở cánh tay, ở bắp chân bị cắt của
thương binh, cụ Hồ xót mỗi đứa mồ côi, mỗi bà mẹ góa”. Chúng
ta cảm thấy cụ hồ còn đau ở cánh tay, ở bắp chân của những
chiến sĩ đang lành mạnh; cụ hồ còn xót xa những đứa con chưa
mồ côi, những bà mẹ chưa góa, vì chiến tranh mà còn kéo dài thì
người chiến sĩ còn có khả năng bị cắt tay cắt chân, con thơ vợ
dại của họ có khả năng trở thành con thơ góa bụa. Chúng ta cảm
thấy cụ hồ không những lo âu cho người thanh niên Việt Vam,
cho trẻ em, và người phụ nữ việt nam, mà người còn lo âu cho


các từng lớp ấy, các giới ấy trên toàn thế giới nữa. Vì hồ chủ tịch
là một chiến sĩ hòa bình vĩ đại. vì người là một người cộng sản
vĩ đại!
Ngày pháp gây hấn ở Nam bộ sau cách mạng thành công,
trong tình trạng nhân dân sôi sục căm thù, Hồ chủ tịch đầy lòng
nhân đạo gửi thư tới căn dặn đồng bào:
“ Tôi chỉ muốn dặn đồng bào nam bộ một lời: đối với những
người pháp bị bắt trong cuộc chiến tranh, ta phải caanh phòng
cho cẩn thận nhưng phải đối đãi khoan hồng; phải làm cho thế
giới, trước hết cho dân pháp biết rằng chúng ta chỉ đòi quyền độc

lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán; làm cho thế giới
biết rằng chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn
đi giết người cướp nước”.
Sau đó, gửi thư cho những người pháp ở đông dương, lãnh
tụ chúng ta lại nói:
“ Lúc này bọn thực dân đã mở đầu tấn công chúng tôi ở
nam bộ. chúng đã bắt đầu giết bao nhiêu đồng bào của chúng
tôi… mặc dù như vậy, trên khắp đất nước Việt Nam, sinh mệnh
và tài sản của người pháp vẫn được che chở và tiếp tục được che
chở, miễn là các người ấy chịu sống yên ổn và không tìm cách
gây chuyện… Những người pháp ở đông dương! Bây giờ đến
lượt các bạn phải tỏ ra rằng các bạn xứng đáng là con cháu
những vị anh hùng vẻ vang xưa kia đấu tranh cho tự do, bình
đẳng và bác ái”.
Chúng ta liên hệ đến một khẩu hiệu của các mác đã tự đề ra:
“ Chẳng có cái gì là tính chất nhân đạo mà xa lạ đối với tôi!”.
Đối với những kẻ làm tay sai cho giặc, HỒ CHỦ TỊCH cũng
chỉ muốn xem họ là “ những đồng bào lạc lối lầm đường” vì
người không tin rằng họ đã hoàn toàn mất hết tinh thần yêu
nước! người viết:
“ Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn
dài đều hợp nhất lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có


người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác cũng là dòng dõi
nơi tổ tiên ta.Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ, ta phải nhận
rằng đã là con lạc chấu hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái
quốc. đối với những đồng bào đang lạc lối lầm đường, ta phải
lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”.
Bàn về lời nói này của HỒ CHỦ TỊCH, đồng chí Phạm Văn

Đồng viết:
“ Chúa giê-su nói : “ Gặp một người có tội lỗi mà hối cãi thì
trên trời vui mừng hơn gặp chín mươi chin vị tu hành” HỒ CHỦ
TỊCH tin rằng người việt nam nào cũng yêu nước, muốn nước
thống nhất, độc lấp; ta khéo nhen nhúm than hồng ấy, nó sẽ cháy
lên thành lửa ngọn”.
Và rõ ràng đây là chính sách đại đoàn kết của HỒ CHỦ TỊCH
và của đảng ta, chính sách cải tạo tư tưởng chí tình và chí lý,
chứa chan tinh thần nhân đạo, nó đã đem lại kết quả rực rỡ trên
miền bắc xã hội chủ nghĩa và nhất định có ảnh hưởng đến miền
nam.
Cũng trong phàn này, không thể nào bỏ qua lời của hồ chủ
tịch đã dành cho thiếu nhi việt nam. Trong công tác quan trọng,
bận rộn của hồ chủ tịch, người vẫn luôn quan tâm đến thiếu nhi.
Thiếu nhi là người vui hồn nhiên, tươi mát của người.
Từ tháng tám đến nay, ít có tết trung thu nào Hồ chủ tịch
không gửi thơ hoặc thư cho thiếu nhi cả nước. Lời thơ hay thư
đều dí dỏm, trong sáng thấy đượm một tình thương bao la vô
hạn. Người đã từng nói:
Ai yêu các nhi đồng
Bằng bác hồ chí minh…
Trung thu năm 1949, HỒ CHỦ TỊCH viết:
“ Giặc pháp và bọn phản động mỹ không thể ăn cướp ông
trăng trung thu của các cháu. Cũng như chúng nó không thể ngăn
trở cuộc thắng lợi của kháng chiến ta…”.


Và cũng trung thu năm ấy, trong một bức thu khác, người
viết:
“ Mặc dù giặc tây độc ác, chúng quyết không thể ngăn trở

trăng thu vừa đẹp vừa tròn.
Mặc dù giặc tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở
các cháu vui tươi hăng hái.
Mặc dù giặc tây bạo ngược, chúng quyết không thể ngăn
trở chúng ta kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành
công.
Đến ngày kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập
thành công, bác cháu ta sẽ cùng nhau ăn những tết trung thu tưng
bừng vui vẻ, vinh hoa bõ lúc phong trần…”
Bằng những lời vô cùng giản dị, bác hồ đã dạy cho thiếu
nhi, và cho cả chúng ta, sự phát triển tất yếu của quy luật thiên
nhiên cũng như quy luật cách mạng, và mang lại cho chúng ta
một mối liên quan, một niềm tin tưởng nồng nàn ở thắng lợi cuối
cùng của dân tộc và ở hòa bình.
Mỗi bài văn chính luận của HỒ CHỦ TỊCH là một cái mốc
đánh dấu quá trình tiến triển của cách mạng Việt Nam. Đọc lại
những bài này, chúng ta thấy hiện ra trước mắt cả một giai đoạn
lịch sử gian nan, đau khổ và diệu kì. Chúng ta thấy rõ vai trò
quyết định của đảng ta đứng đầu là HỒ CHỦ TỊCH. Chúng ta
xúc cảm sâu sắc trước tinh thần của người “lo trước cái lo của
nhân dân, và vui sau cái vui của nhân dân”. Chúng ta cảm thấy
trong những giờ phút nguy nam và quyết liệt nhất của lịch sử
dân tộc, HỒ CHỦ TỊCH, hiện thân của đảng cao cả, đều có mặt
ở khắp mọi nơi, đều có tiếng nói của mình ở trong mọi dịp, đưa
ra lòng tin và sức chiến đấu cho mọi người. đúng HỒ CHỦ
TỊCH là ngôi sao bắc đẩu, dù ở bưng biền đồng tháp, dù ở miền
rừng núi điện biên, vẫn luôn luôn thức tỉnh trên vòm trời cao để
hướng dẫn đường đi cho mọi người.



Nhưng như đã nói ở trên, HỒ CHỦ TỊCH không chỉ có sáng
tác toàn văn chính luận. người còn làm thơ. Người còn là một
nhà thơ lớn.
Cũng như đã nói, nếu như có một số khá nhiều văn chính
luận của Hồ chủ tịch ngâm vang ý thơ, sáng ngời hình tượng thì
lại có một số khá nhiều thơ của người chỉ chú trọng động viên,
kêu gọi, một cách giản dị, nhẹ nhàng. Ở đây có một điểm quan
trọng cần chú ý: nếu chúng ta tách rời thơ văn khỏi mục đích
tuyên truyền, giáo dục của nó, thì chúng ta không hiểu được thơ
HỒ CHỦ TỊCH . HỒ CHỦ TỊCH luôn luôn gắn chặt thơ mình
với yêu cầu chính trị. Lại là người thấu hiểu hơn ai hết tâm hồn
của quần chúng việt nam, HỒ CHỦ TỊCH biết rằng nhân dân
việt nam đặc biệt ai cũng thích thơ, và có khiếu tiếp thu nhanh
chóng những vấn đề phứt tạp. Nếu nó được trình bày dưới hình
thức thơ . Do đó , người hay làm thơ tuyên truyền,. và chúng ta
không lấy làm lạ mà thấy mỗi lần phải viết bài để giải thích một
chính sách mới, thuyết trình một vấn đề mới, thậm chí phê phán
một lệch lạc mới phát hiện, thì bác thường kết luận bài văn mình
bằng mấy câu thơ. Đến cả trong những bài diễn văn chào các
khách quý của nhà nước, như đón đồng chí vô-rô-si-lốp ( năm
1957), như tiễn tổng thống in-đô-nê-xi-a ( năm 1959), người
cũng đưa vào trong ấy những đoạn thơ lục bát. Vì người quan
niệm diễn văn đó không chỉ là thứ văn thù tạc giữa hai nước với
nhau, mà còn là những dịp để quần chúng mình học tập, phải
chăng đây là một biểu hiện đầy sáng tạo của quan điểm quần
chúng của người?
Và không phải chỉ có bây giờ HỒ CHỦ TỊCH mới áp dụng
lối đưa thơ có tính chất dân gian vào giữa những đoạn văn chính
luận như thế. Hồi còn hoạt động ở nước ngoài. người có sáng
tác và bí mật gửi về nước tập văn Nhhajt kí chìm tàu trong đó

người chú trọng tuyên truyền cho cách mạng tháng mười nga ;
trong tập văn này người cũng đã chen vào giữa các đoạn văn


những câu thơ lục bát. Đồng bào ở nghệ an ngày nay còn truyền
tụng được một đoạn có kèm theo những câu thơ như vậy. ví dụ
có những câu như:
Nước nga lắm chuyện cực cười
Đem người nô lệ làm người tự do,vv…
Cho nên HỒ CHỦ TỊCH rất ít làm những thơ thực sự có tính
chất nghệ thuật, người phải bận tâm lo những việc cấp bách hơn
đối với cương vị của người.
Cũng như HỒ CHỦ TỊCH rất yêu hoa, rất thích trồng hoa ,
mà vẫn bỏ qua sở thích ấy, đồng chí phạm văn đồng kể lại mẫu
chuyện sau đây thật là cảm động:
“ Người thích hoa và có kể câu chuyện ở nga cũng như ở các
nước âu-mỹ người ta dùng phi cơ chở các thứ hoa ở xa về để
trang điểm đời sống hằng ngày các đô thị lớn. nhưng trong vườn
hoa phủ chủ tịch, hoa ngày càng nhường chỗ cho khoai, bắp”.
Đồng chí phạm văn đồng kể tiếp:
“Gần côn minh, có núi tây sơn, một thắng cảnh có tiếng. môt
hôm anh em muốn đi xem. Hồ chủ tịch bảo: “ nếu tiện lắm sẽ
hay; chúng ta là người cách mạng chứ không phải kẻ du lịch”.
Việc hồ chủ tịch ít làm thư nghệ thuật quả cũng có ít nhiều ý
nghĩa như vậy.
Tuy nhiên, trong đời hoạt động của người, có những lúc
người không thể làm gì có ích hơn nữa,- như thời kì người bị
giam giữ ở các nhà tù quốc dân đảng của tưởng- thì người làm
thơ nghệ thuật. đó là một trăm mười bốn bài của tập thơ nhật kí
trong tù chẳng hạn. hoặc nữa, cũng có lúc không nén nỗi những

mối cảm xúc mãnh liệt do những biến có lớn đưa đến, HỒ CHỦ
TỊCH cũng làm thơ, và những cảm xúc đó, thơ người có một giá
trị nghệ thuật cao.
Hồi còn ở trung quốc , nhân gặp một đồng chí người việt
nam cũng đang hoạt động bí mật ở bên ấy, hoàn cảnh cả hai
người bấy giờ rất thiếu thốn, vất vả, hồ chủ tịch tặng một bài thơ


nôm đường luật trong có mấy câu tự nhiên và thắm thiết như
sau:
Dân bị hai tròng vào một cổ
Ta liều tăm đắng với ngàn cay
Già dù yếu sức mang mang nhẹ
Trẻ cố ra công gánh gánh đầy…
Năm 1947, nhận được tin có ba cụ lão du kích cao bằng bắt
sống được mấy tên giặc pháp, Hồ chủ tịch vui lắm, làm thơ tặng
ba cụ:
Tuổi cao ý chí càng cao
Múa gươm giết giặc ào ào gió thu
Sẵn sang tiêu diệt quân thù
Tiếng thơm việt bắc ngàn thu lẫy lừng.
Nếu ta hiểu rõ đây là nói về ba cụ phụ lão người thiểu số là
những người chuyên đi rừng và chuyên dùng gươm (dao dài)
làm vũ khí quen thuộc, thì ta thấy hình ảnh “ múa gươm ào ào
gió thu” rất sinh động, rất điển hình. Đọc câu thơ, ta nghe thấy
phảng phất cái khí thế một bản anh hùng ca, hoặc ta mường
tượng như đọc một câu nào đó của chinh phụ ngâm, của thiên
nam ngữ lục.
Trong những ngày gian khổ nhất của cuộc kháng chiến
trường kì, HỒ CHỦ TỊCH đã cùng với các chiến sĩ, cán bộ, ở

núi nằm hang, ăn rau mặc vải. thế mà người vẫn giữ được tinh
thần sảng khoái, cốt cách ung dung. Người thường phê bình
những kẻ chưa bao lăm tuổi đã tự cho mình già, để thực hiện
những khẩu hiệu cầu an: “ lão giả an chi”. Năm 63 tuổi, người
làm bài thơ kỉ niệm:
Nhân vị ngũ tuần thường thán lão,
Ngã kim thẩy cửu chính khang cường.
Tự cung thanh đạm tinh thần sảng.
Tố sự thung dung nhật nguyền trường.
Dịch là:


Người chưa năm chục kêu già đây
Mà tôi sáu ba còn khỏe thay!
ở ăn thanh đạm inh thần nhẹ,
làm việc ung dung với tháng ngày.
Hồ chủ tịch luôn nêu cao gương vui, khỏe, trẻ. Như tố hữu
đã từng ca ngợi:
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi
Người rực rõ một mặt trời cách mạng.
HỒ CHỦ TỊCH luôn luôn biểu lộ một tinh thần lạc quan
cách mạng không gì lay chuyển được.
Phong độ ung dung của hồ chủ tịch có cái gì giông giống
phong độ của một nhà hiền triết phương đông(…). Trong thơ
nghệ thuật của mình Hồ chủ tích chỉ muốn giữ lại của núi rừng
nhưng cái xinh tươi đẹp đẽ nhất của nó, mà không hề bận tâm
đến những nỗi gian nan. Thơ hồ chủ tịch âm vang “tiếng chim
kêu, suối nước chảy, tiếng địch vọng vào tường núi ; Thơ người
sáng tác tươi những sắc trời, sắc nước và sắc hoa. Nhưng có một
điều là những cảnh rất thơ rất mộng đó đều gắn liền với cuộc

sống của con người, với lý tưởng của cách mạng.
Phải có một tình yêu đời thắm thiết, một sức sống tâm hồn
mãnh liệt mới có một tình yêu thiên nhiên nồng đượm như ta
thấy trong thơ người. sau đây là một bài thơ được nhiều người
học thuộc lòng:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ bàn quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền.
Dịch là:
Xuân rằm trăng đẹp trăng tươi
Sông xuấn nước gợn màu trời them xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.


Trăng bao giờ cũng đẹp,. trăng rằm đẹp hơn. Nhưng trăng
của đêm nguyên tiêu (rằm tháng giêng) lại là trăng được dân tộc
ưa thích hơn cả(…). Lại nữa, trường hợp thưởng thức trăng đó
không phải là trường hợp bình thường, trên sân nhà, bên cạnh
gia đình êm ấm ( ông trăng nhà ai? Ông trăng nhà ta…) mà là
trăng nơi “ yên ba thảm xứ”, có sông hồ mịt mù hơi khói, khuất
lạc giữa chốn núi rừng, mà người thưởng thức lại là người làm
việc đánh giặc, thì đây quả thật là một trường hợp đặc biệt, ly kỳ.
rõ ràng người quân sự ở đay có cái gì đó rất cao thượng, rất thơ:
đó là người quân sự cách mạng, làm quân sự nhằm mục đích
đem đến cho nhân dân lao động một cuộc sống ấm no.
Đầu năm 1948, quân ta thắng lớn trên đường số 4 và ở
mường hinh lũng mường. Hồ chủ tịch gửi cho cụ Bùi Bằng
Đoàn, một nhà thâm nho, một nhà thơ chữ hán như sau:

Khán thư sơn điều thê song hãn,
Phê trái xuân hoa chiếu nghiên trì.
Tiệp báo tần lai lao dịch mã,
Tư công tức cảnh tặng tân phi.
Dịch là:
Xem sách chim rừng gù cửa sổ
Phê văn hoa núi chiếu trong nghiên
Nhiều phen thắng lợi giao thông mệt
Nhờ cụ thơ vui tặng một thiên.
ở nơi thâm sơn cùng cốc, nhà hiền triết vĩ đại là HỒ CHỦ
TỊCH thường làm bạn với chim núi, với hoa rừng. chim ấy, hoa
ấy đã vào trong nếp sống hằng ngày của vị lãnh tụ, đã thỏ thẻ
bên cạnh người, giữa những công việc quan trọng nhất của
người. nhưng từng giờ từng phút, người vẫn chờ mong tin tức
chiến sự, nó càng khẳng định sự tất thắng của cuộc kháng chiến
? Làm sao không phấn khởi với kết quả của những chiến lược
chiến thuật tài tình đã đề ra? Và làm sao không khỏi tự hào vì
mỗi thắng lợi càng mới chứng tỏ thêm sự trưởng thành của quân


đội và của dân tộc, nhờ sự giáo dục của đảng và chính bản thân
người?
Tiệp báo tần lai lao dịch mã.
Hình ảnh con ngựa giao thông mệt mỏi há không nhắc lại
cho chúng ta hình ảnh một con ngựa khác, “con ngựa đá” trong
một câu thơ cũng đầy tự hào dân tộc của vua trần thánh tông:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Dịch là:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá

Non sông nghìn thủa vững âu vàng.
Năm 1948 quả là năm có sự chuyển biến lớn trong tình hình
kháng chiến của ta. Hồ chủ tịch có những bài thơ nói về những
thắng lợi liên tiếp trong khoảng thời gian này:
Trù hoạch canh thâm tiệm đắc nhàn,
Thu phong thu vũ báo thu hàn.
Hốt văn thu địch sơn tiền thưởng
Du kích quy lai tửu vị tàn.
Dịch là:
Sắp xếp việc quân đã tạm ngơi,
Gió mưa thu báo tiết hàn rồi.
Thu quân kèn vọng vang tường núi,
Du kích đã về, rượu chửa nguôi.
Trong khi đang bận rộn tâm trí, nhà quân sự không hề nghĩ
đến thời tiết; Chỉ lúc đêm tàn, công việc tạm yên, người chuẩn bị
đi làm mới chợt nhận ra rét thu đã đến, nhìn theo chén rượu
chống lạnh canh khuya chưa uống cạn, người thống cảm tha thiết
với anh em chiến sĩ mới được phân phối đi công đồn, đang phải
chịu “ Ăn gió nằm sương và những trận mưa bom bão đạn”, thì
chợt đã nghe tiếng địch dội vang ngoài núi, báo tin họ đã thắng
trận trở về! Thì ra du kích, những người nông dân mộc mạc ấy,
những người lính ăn đói mặc rét ấy, mà oanh liệt chẳng kém gì


quan vân trường khi nhà tướng này bỏ dở khách khứa xuất trận
chém đầu giặc Hoa Hùng để rồi ung dung trở về với chén rượu
hâm chưa nguội của mình. Chúng ta thật ít thấy có nơi nào miêu
tả hình ảnh người du kích việt nam mà cô đọng, sinh động và
đẹp như ở đây. Du kích việt nam thật là oai hùng! Chúng ta thấy
bao nhiêu tình cảm chứa chan, sôi nổi, nồng say đúc lại trong hai

mươi tám chữ của thể thơ tư tuyệt, cảm khái làm sao!
Cũng trong năm 1948, Hồ chủ tịch còn có bài thơ như sau,
cũng rất hay:
Nguyệt thôi song vấn thi thành vị,
Quân vụ nhưng mang vị tố thi.
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chỉnh thị liên khu báo tiệp thì.
Dịch là:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Là tin thắng trận liên khu báo về.
Trăng trong thơ của người sao mà nũng nịu, tình tứ đến thế!
Khi thì “ trăng rằm trăng đẹp trăng tươi” , khi thì “ trăng thu vừa
đẹp vừa tròn”, khi thì “ trăng ngân đầy thuyền” và bây giờ thì
trăng lại đòi thơ”! Nhưng mà người ta cảm thấy nhà thơ tỏ ra
không chiều nuông trăng lắm. Nhà thơ bảo đang bận việc quân.
Có phải như thế không, hay chỉ là một cớ thoái thác? Phải chăng
nhà thơ không có thơ cho trăng, chỉ vì trăng chưa phải là đối
tượng chính để mình “ tức cảnh thành thơ”? nhà thơ cần một yếu
tố thứ hai nữa là tin thắng trận” thì mới đủ cảm xúc để bật ra thơ
. Và rõ ràng khi đã có yếu tố đó rồi, khi chuông lầu trên núi đã
gióng lên, kéo người ra khỏi “giấc thu” và báo tin thắng trận, thì
nhà thơ lại có thơ ngay lập tức chứ nào phải chờ đợi đến hôm
nào. Hỡi hằng nga! Chị đừng buồn nhé! Nhà thơ không ruồng
rẫy chị, nhưng không thể nào chỉ có biết một mình chị! Đối


tượng của thơ HỒ CHỦ TỊCH cũng như của văn người, bao giờ
cũng là cách mạng, là dân tộc và nhân dân. Nếu thơ người có

mượn nguồn gợi cảm trong thiên nhiên thì thiên nhiên ấy phải
gắn liền với cuộc sống, với thời sự, với những nhiệm vụ trước
mắt. Và chúng ta sung sướng tự hào mà có những bài thơ sâu sắc
như bài này. Thật không phải vô cớ mà Liên Xô thắm thiết tình
ruột thịt đã chọn dịch bài thơ này ra tiếng nga và nhiều tiếng dân
tộc khác, lại phổ nhạc nó để phổ biến khắp đất nược vĩ đại của
mình!
Thơ văn Hồ chủ tịch đã giáo dục chúng ta rất nhiều. Thế hệ
này và những thế hệ mai sau có thể tìm thấy trong thơ văn của
người những món ăn tinh thần vô cùng bổ ích. Đi thẳng vào tâm
trí chúng ta, thơ văn đó biến thành sức mạnh vật chất vĩ đại để
chúng ta mang ra hiến dâng cho đất nước, cho sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thực hiện thống nhất nước
nhà. Riêng về thơ, thì với mấy bài đã nói qua ở trên, với ngục
trung nhật ký và những bài khác nữa, HỒ CHỦ TỊCH là một nhà
thơ lớn của dân tộc.
Đọc thơ hồ chủ tịch, chúng ta vô cũng yêu mến lãnh tụ vĩ đại
cảu chúng ta. Chúng ta tự thấy phải làm cái gì hơn nữa, phải nổ
lực phấn đấu hơn nữa, cốt làm sao cho bớt nỗi lo âu cho vị cha
bao lần trìu mến của chúng ta, cốt làm sao cho người có được
đôi chút thì giờ rỗi rãi, để người có thể ít nhất mỗi năm vài tuần ,
an tâm “trồng cây hoa, xới luống rau, câu con cá” để người có
thể trong vài tuần đó “ sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi,
em trẻ chăn trâu” và để người có thể làm them thơ nghệ thuật.



×