Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tieu luan ngoai thuong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hệ thống ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.67 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước những cơ hội và thách thức trong xu thế hội nhập kinh tế khu
vực, Việt nam đã và đang từng bước đổi mới toàn diện vể cơ chế cũng như mô
hình quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Sự phát triển nền kinh tế
đồng nghĩa với sự phát triển của thương mại quốc tế (Đó chính là sự phát triển
của hệ thống ngân hàng). Hệ thống ngân hàng phát triển thúc đẩy hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu phát triển bởi ngân hàng là người trung gian giúp các bên
đối tác thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả hơn thông qua nhiều
nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là thanh toán quốc tế.
Ở Việt nam trong những năm qua, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng
được sử dụng càng nhiều trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều đó
cho thấy vai trò của phương thức thanh toán này rất quan trọng trong thanh toán
quốc tế, nó góp phần đẩy mạnh phát triển của nước nhà. Thực tiễn cho rằng
thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng tại Việt nam đang đặt ra cho các
ngân hàng cũng như các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu một vấn đề cần giải
quyết: Làm thế nào để vận dụng phương thức tín dụng một cách hoàn thiện nhất,
vừa có hiệu quả vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho các bên. Nắm bắt
được tình hình đó em đã chọn đề tài :”Phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ,thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng
chứng từ trong hệ thống ngân hàng” cho bài tiểu luận của mình.

1


Nội Dung
CHƯƠNG I . NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

I. Khái niệm và vai trò của phương thức tín dụng chứng từ.
1.Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng


(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở
thư tín dụng), cam kết sẽ trả số tiền nhất định cho một người thứ ba, hoặc trả cho
bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi); hoặc sẽ trả,
chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, khi xuất trình đầy đủ cho ngân
hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp trong thư tín dụng.
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý cam kết trả tiền của ngân hàng mở đối
với người xuất khẩu khi họ hoàn thành đẩy đủ nghĩa vụ quy đinh việc trả tiền,
chấp nhận hoặc chiết khấu chứng từ, là cơ sở để người nhập khẩu xem xét trả
tiền cho khách hàng.
Các bên tham gia trong thư tín dụng chứng từ:
- Người mở thư tín dụng là người mua hàng( sau khi được thông báo bán
hàng của người bán hàng “đã sẵn sàng để giao”).
- Ngân hàng mở L/C là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, ngân hàng
này cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán hàng hay người hưởng lợi chỉ
định.
-Ngân hàng thống báo thư tín dụng là ngân hàng ở nứơc ngoài hưởng lợi thực
hiện việc thông báo L/C cho người hưởng lợi.

2


Ngoài các chủ thể trên, có thể có thêm sự tham gia của các ngân hàng trung
gian

khác:

-Ngân hàng xác nhận: nếu người bán hàng không tín nhiệm ngân hàng mở L/C
họ yêu cầu L/C phải được xác nhận bởi một ngân hàng khác gọi là Ngân hàng
xác nhận. Ngân hàng này thường phải là ngân hàng có uy tín cao trong TTQT, có

trách nhiệm
cùng với ngân hàng mở trong việc thanh toán L/C. Ngân hàng xác nhận có thể là
ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác theo yêu cầu của người bán.
-Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến
hạn trả do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền trên theo uỷ quyền của ngân
hàng mỏ thư tín dụng.
-Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng được sự uỷ quyền của ngân hàng mở chuyển
tiền cho ngân hàng đòi tiền.
-Ngân hàng chuyển chứng từ: Một ngân hàng thay vì gửi nhiều bộ chứng từ
thanh toán tới các ngân hàng mở khác nhau, họ gửi tất cả các chứng từ này tới
một ngân hàng gọi là ngân hàng chuyển chứng từ. Ngân hàng này có trách nhiệm
gửi tiếp các bộ chứng từ đến ngân hàng mở để thanh toán.
- Ngân hàng chuyển nhượng: Nếu L/C là loại có thể chuyển nhượng, Ngân
hàng này sẽ đứng ra chuyển nhượng L/C từ người hưởng lợi này sang người
hưởng lợi khác theo yêu cầu của người hưởng lợi đầu tiên...
2. Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ
2.1 Đối với hợp đồng mua bán quốc tế
Phương thức tín dụng chứng từ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt
động mua bán quốc tế, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và mở ra cơ
hội cho rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế.

3


Hoạt động thanh toán có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với hoạt động mua bán
hàng hoá. Mối quan hệ đó được thể hiện trong bất kỳ trong một hoạt động mua
bán hàng hoá, dịch vụ nào bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các bên
trong hợp đồng.
Trong mọi hình thức buôn bán luôn tồn tại mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫm
giữa việc người mua hàng luôn muốn có được hàng hoá đúng chất lượng, số

lượng và thời gian rồi mới trả tiền. Còn người bán lại muốn nhận được tiền
nhanh, đủ và đúng rồi mới chuyển hàng cho người mua. Để giải quyết mâu thuẫn
này có nhiều phương thức thanh toán nhưng thực tế phương thức toán L/C
thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có ưu điểm là đảm bảo an toàn cho cả hai
bên.
Cụ thể: trả tiền khi giao chứng từ nhận quyền sở hữu hay kiểm soát hàng hoá
cho bên thứ ba độc lập, được cả người bán lẫn người mua tin tưởng chọn làm
trung gian trong việc trả tiền và giao chứng từ. Sự tín nghiệm các bên là rất quan
trọng. Các ngân hàng phải có khả năng thanh toán dồi dào, uy tín, trách nhiệm
cao được yêu cầu tham dự với tư cách thứ ba nói trên cam kết có điều kiện với
người bán là sẽ trả tiền khi xuất trình bộ chứng từ, tuân thủ các quyết định mà
hai bên mua bán đã đạt được và ghi trong L/C. Như vậy, phương thức tín dụng
chứng từ bảo đảm quyền lợi của hai bên một cách chính đáng, hợp lý, giúp cho
việc thanh toán thuận lợi dễ áp dụng trong việc trao đổi mua bán hàng hoá. Mặt
khác, nó còn góp phần mở rộng, củng cố duy trì mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu
dài giữa các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế.
2.2 Đối với người bán(xuất khẩu)
Phương thức tín dụng chứng từ bảo đảm cho người bán nhận đúng, đủ tiền
bán hàng khi đã hoàn tất các nghiã vụ của mình theo yêu cầu quy định trong L/C.
2.3 Đối với người mua (nhập khẩu)

4


Ngoài việc đảm bảo cho người bán nhận được tiền hàng, phương thức tín
dụng chứng từ còn đảm bảo cho người mua nhận đựơc hàng hoá thông qua bộ
chứng từ quy định trong L/C là bộ chứng từ đầy đủ điều kiện nhận hàng theo
cam kết nêu trong hợp đồng. Ngân hàng cũng sẽ trả tiền cho người mua khi nhận
đựơc chứng từ, đủ điều kiện để nhận hàng và người mua có quyền khiếu nại cho
người bán theo hợp đồng nếu hàng hoá thực tế không đúng trong chứng từ hoặc

có quyền yêu cầu ngân hàng đình chỉ việc trả tiền nếu phát hiện lừa đảo.
Như vậy, phương thức tín dụng chứng từ với những ưu điểm của nó đã thoả
mãn, đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của hai bên, đồng thời bảo vệ được quyền lợi
chính đáng tối cần thiết của họ.
II. Quy trình và đặc điểm của L/C
1. Quy trình:
Ngân hàng nươc xuất
khâu
(thông báo L/C)

Ngân hàng nước mua
hàng
Mở L/C

Người nhập khẩu
Người xuất khẩu

- Người nhập khâủ yêu cầu ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng tiến hàng mở L/C và thông báo mở L/C cho ngân hàng thông báo.
- Ngân hàng thông báo sẽ chuyển L/C cho người xuất khẩu .
- Người xuất khẩu tiến hành giao hàng theo đúng hợp đồng .
-Lập hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá chuyển đến để đòi tiền
- Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ và đòi tiền ngân hàng mở L/C .

5


- Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ nếu phù hợp sẽ tiến hành chiết khấu.
- Ngân hàng mỏ L/C sẽ đòi tiền nhà nhà nhập khẩu .
2. Đặc điểm của L/C

Thứ nhất: Đảm bảo quyền lợi chính đáng của hai bên và giúp tiến hành thanh
toán được tiện lợi nhanh chóng hơn.
Thứ hai: L/C là sự cam kết của ngân hàng và chịu trách nhiệm về thanh toán
giữa người bán và người mua
Thứ ba: Quy trình thanh toán của L/C chỉ dựa trên căn cứ duy nhất là sự phù
hợp hay không phù hợp của chứng từ so với yêu cầu của L/C chứ không quan
tâm đến tình trạng thực của hàng hoá và việc các bên có thức hiện đúng hợp
đồng hay không. Những phát sinh tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên tự
gải quyêt.
III. Các loại thư tín dụng
1. Tín dụng không thể huỷ ngang
2. Tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận
3. Tín dụng không huỷ ngang miễn try đòi
4. Tín dụng giáp lưng
5. Tín dụng chuyển nhượng
6. Tín dụng tuần hoàn
7. Tín dụng đối ứng
IV. Nôi dung thư tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế
1. Số liệu, địa điểm và ngày mở L/C
2. Tên, địa chỉ cảu những người liên quan đến L/C(ngân hàng mở L/C, ngân
hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận)
3. Tiền mở L/C: vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ
4. Thời hạn hiệu, thời hạn trả tiền giao hàng trong L/C

6


Thời hạn hiệu lực tức là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu, bắt đầu từ ngày mở L/C đến hết ngày có hiệu lực ghi trong
L/C .

Thời gian trả tiền là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau theo quy định
của hợp đồng.
5. Nội dung về hàng hóa: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả...cũng được
ghi vào thư tín dụng.
6. Nội dung về vận tải giao nhận hàng: Điều kiện cơ sở giao hang, nơi gửi hàng,
nơi giao hàng, cách vận chuyển ... cũng được ghi rõ trong thư tín dụng.
7. Những chứng từ mà người xuất trình:
Đây là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chưng từ thanh toán
là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hang
hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi. Ngân
hàng mở L/C thường yêu cầu xuất trình các chứng từ sau: Hối phiếu thương mại,
hoá đơn thường mại, vận đơn hàng hải, chứng nhận bảo hiểm, chứng nhận xuất
xứ...
8. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Là nội dung cuối cùng của phương
thức tín dụng và nó rằng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.

7


CHƯƠNGII. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỂ HOÀN THIỆN
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

Nghiệp vụ thanh toán phương thức tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến từng doanh nghiệp XNK và sự phát triển của nền
kinh tế đất nước. Mặc dù trong thời gian qua hệ thống ngân hàng việt nam đã
tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao
được hiệu quả thanh toán bằng L/C và dần dần có những bước đáng kể. Nhưng
song song với những kết quả đạt được là những mặt hạn chế đang còn diễn ra đã
làm giảm đi sự hoạt động của các ngân hàng: chưa mở rộng được thị trường ra
nước ngoài, nhu cầu ngoại tệ còn hạn chế, chưa thống nhất được phương thức

làm việc , quan trọng là chưa áp dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá trong
chuyên môn đã dẫn đến những sai xót trong thanh toán ảnh hương đến nhu cầu
phát triển và mở rộng các dịch vụ khác. Những hạn chế đó là một trong những
nguyên nhân cản trở việc hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán này.

8


CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ
THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

Nhìn chung, nghiệp vụ thanh toán của L/C trong hệ thống ngân hàng đẵ
được nâng lên và có những kết quả đáng kể. Tuy nhiên việc không ngừng nâng
cao chất lượng tín dụng hiện nay vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Qua quá trình tìm
hiểu em xin nêu nên một số giải pháp sau đây:
1.Sớm xác định và điều chỉnh các quy định của pháp luật Việt nam trong việc ký
kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp giải quyết được các tranh chấp trong thanh toán quốc tế đặc biệt là
L/C.
2. Giảm bớt sự phức tạp và chồng chéo trong Quy chế về hải quan, về kiểm dịch
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng đúng hạn, lập
chứng từ và thanh toán đúng quy định nhằm hạn chế các tranh chấp cũng như
thiệt hại phát sinh.
Luật và các văn bản dưới luật phải thực đi vào cuộc sống nghĩa là tạo được
cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế để các đối
tác nước ngoài tin cậy, sẵn sàng lựa chọn và áp dụng. Như vậy luật và các văn
bản dưới luật phải đẩy đủ, rõ ràng, chặt chẽ, bao quát hết được các tình huống
phát sinh đồng thời phải phù hợp với thương mại quốc tế.
3. Phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên quan để đáp ứng tốt hơn nữa
như cầu thanh toán của khách hàng cũng như mở rộng thị phần thanh toán.

4.Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để thuận lợi cho việc thanh toán, đẩy
nhanh tốc độ giao dịch, loại trừ được rủi ro do nhiều yếu tố mang lại.
5. Tăng cường đào tạo và tiêu chuẩn hoá cán bộ trong nghiệp vụ thanh toán quốc
tế để nâng cao hiêụ quả thanh toán quốc tế...

9


KẾT LUẬN
Bất kể một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường giao dịch mua bán
quốc tế đều mong muốn tìm được lợi nhuận kinh tế, còn các ngân hàng khi than
gia vào dịch vụ với vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ, đảm bảo hoạt động
thanh toán diễn ra một cách thuận lợi cũng tìm được một nguồn thu nhập từ việc
cung cấp dịch vụ kinh doanh của mình.
Phương thức thanh toán này đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến trtong hoạt
động mua bán quốc tế là điều dễ hiểu. Hơn nữa cũng do tính chất phức tạp của
phương thức thanh toán này đòi hỏi người vận dụng nó phải nắm vững được bản
chất của nó một cách cụ thể và chính xác để tiến hành hoạt động kinh doanh
XNK của mình một cách nhanh chóng nhất.
Việc hoàn thiện phương thức thanh toán này là một vấn đề cấp bách xuất
phát từ những hạn chế đang còn tồn tại trong nền kinh tế thị trường nhằm thúc
đẩy hoạt động thương mại quốc tế của nước ta phát triển, tạo điều kiện thuận lợi
gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong thời gian tới.
Những giải pháp trên mang tính giải quyết và định hướng đựơc đưa ra dựa trên
những hạn chế còn tồn tại nhằm đưa đến những hiệu quả cao nhất trong việc
hoàn thiện phương thức thanh toán này.
Bên cạnh những thiếu xót còn hạn chế trong kiến thức cũng như trong quá
trình tìm tòi nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những sai xót, em mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài tiểu luận của em đựơc hoàn thiện hơn.


10


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Giào trình ngoại thương: PGS.TS- Trần văn chu
2.Giáo trình tài chính tiền tệ:
3. Thời báo tạp chí ngân hàng: số 31 ngày16/04/2003
4. Một số bài tài liệu tham khảo khác.

11


MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
Chương 1: những lý luân chung về phương thức thanh toán tín dung chứng từ
1.khái niệm và vai trò của chứng từ
11.quy trình và điểm của L/C
111.các loại tín dụng
1V.Nội dung thư tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế
Chương 11:Thưc trạng hoạt động để hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ
Chương 111:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán thư tín
dụng chứng từ
Kết luận

12


13




×