Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Định hướng và các giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

------------------------------

NGUYỄN THÚY HIỀN

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

------------------------------

NGUYỄN THÚY HIỀN
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số
: 62.34.10.01


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu
2. TS. Lê Hoàng Oanh

Hà Nội


3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình khoa
học khác đã công bố.

Tác giả Luận án
Nguyễn Thúy Hiền


ii

Mục lục
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................vii

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài Luận án.................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án...............................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.....................................................10
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận án.......................................10
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................11
6. Ý nghĩa khoa học của Luận án................................................................................13
7. Những đóng góp mới của Luận án.........................................................................13
8. Kết cấu nội dung Luận án.......................................................................................14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN
PHỐI....................................................................................................................................15
1.1. Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối..........................................................15
1.1.1.Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối..............................................................15
1.1.2. Khái niệm về các phân ngành dịch vụ phân phối..............................................20
1.2. Vai trò và mối quan hệ phát triển của ngành dịch vụ phân phối.................27
1.2.1. Vai trò của ngành dịch vụ phân phối.................................................................27
1.2.2. Mối quan hệ phát triển của ngành dịch vụ phân phối......................................31
1.3. Nội dung phát triển và các tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành dịch vụ
phân phối...........................................................................................................................34
1.3.1. Nội dung phát triển ngành dịch vụ phân phối...................................................34
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành dịch vụ phân phối..........................38
1.4. Các yếu tố tác động đến phát triển ngành dịch vụ phân phối......................43
1.4.1. Vai trò của nhà nước..........................................................................................43
1.4.2. Hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước......................44
1.4.3. Năng lực của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối.....................46
1.5. Những yêu cầu và điều kiện cần để phát triển ngành dịch vụ phân phối....47
1.6. Kinh nghiệm phát triển ngành dịch vụ phân phối của một số nước và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam...........................................................................................48
1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước...........................................................................49
1.6.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ phân phối.......................................55

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT
NAM.....................................................................................................................................58
2.1. Tình hình phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam.........................58


iii

2.1.1. Bán buôn.............................................................................................................58
2.1.2. Bán lẻ..................................................................................................................61
2.1.3. Về đại lý thương mại..........................................................................................69
2.1.4. Hoạt động nhượng quyền thương mại...............................................................71
2.1.5. Đánh giá tình hình phát triển ngành dịch vụ phân phối...................................74
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ phân phối ở
Việt Nam..............................................................................................................................84
2.2.1. Về quản lý Nhà nước ngành dịch vụ phân phối...................................84
2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế chính sách quản lý ngành
dịch vụ phân phối thời gian qua..................................................................................88
2.2.3. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch
vụ phân phối.................................................................................................................97
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành dịch vụ phân phối ..........103
2.3.1.
Những
công..............................................................................................103

thành

2.3.2. Những tồn tại....................................................................................................104
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại......................................................................109
2.3.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.................................................................111
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT

NAM...................................................................................................................................113
3.1. Định hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam....................113
3.1.1. Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối thế giới..................................113
3.1.2. Phân tích ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam qua mô hình SWOT............115
3.1.3. Lựa chọn định hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối............................126
3.2. Giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam.......................138
3.2.1. Giải pháp chung...............................................................................................138
3.2.2. Giải pháp đối với các phân ngành dịch vụ phân phối.....................................156
KẾT LUẬN........................................................................................................................163
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ......................................166
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................167
PHẦN PHỤ LỤC...............................................................................................................174
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra khảo sát...........................................................................174
Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả phân tích xử lý kết quả điều tra với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 20.0..................................................................................................................179
Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp/cơ sở tham gia khảo sát..................................196


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Từ viết tắt Tiếng Việt
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

DVPP

DVPP


NQTM

Nhượng quyền thương mại

BB

Bán buôn

BL

Bán lẻ

ĐL

Đại lý

TNHH

Tránh nhiệm hữu hạn

KHCN

Khoa học công nghệ

VCCI

Phòng thương mại và công nghiệp VN

UBND


Uỷ ban nhân dân

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

QLNN

Quản lý Nhà nước

HTX

Hợp tác xã

ST

Siêu thị

TTTM

Trung tâm thương mại

CNTT

Công nghệ thông tin


SX

Sản xuất

NK

Nhập khẩu

DN

Doanh nghiệp

KCHTTM

Kết cấu hạ tầng thương mại

2. Từ viết tắt Tiếng Anh


v

Từ viết tắt

Tên đầy đủ Tiếng Anh

Tên đầy đủ Tiếng Việt

WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại Thế
giới

EU

European Union

Liên minh châu Âu

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia
Nations
Đông Nam Á

TBT

Agreement on Technical Barriers to Hiệp định rào cản kỹ
Trade
thuật đối với thương mại

ILO

International Labour Organization

Tổ chức Lao động Quốc
tế

FTA


Free Trade Area

Khu vực thương mại tự
do

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

TPP

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương

ENT

Economic Need Test

Đánh giá nhu cầu kinh tế

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám

phá

SPSS

Statistical Product and
Services Solutions

Thống kê sản phẩm, dịch
vụ và xử lý dữ liệu

SNA

System of National Accounts

Hệ thống tài khoản quốc
gia

SWOT

Strengths,Weaknesses
Opportunities,Threats

Mô hình phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức

M&A

Mergers and Acquisitions


Mua bán và sáp nhập

GDP


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố chợ bán buôn (hạng 1,2) theo vùng kinh tế năm 2015.................58
Bảng 2.2. Phân bổ chợ cả nước theo quy mô đến 31/12/2015...................................62
Bảng 2.3.Phân bố mạng lưới siêu thị, TTTM cả nước đến 31/12/2015.....................65
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm của ngành dịch vụ bán buôn,bán lẻ,
sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác..............................................................74
Bảng 2.5. Vốn đầu tư của ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ sửa chữa.........................76
Bảng 2.6. Lao động của ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ sửa chữa............................77
Bảng 2.7. Số doanh nghiệp của ngành DVBB, DVBL..............................................78
Bảng 2.8. Tổng hợp các nhân tố đánh giá siêu thị, cửa hàng tiện ích .......................98
Bảng 2.9. Kết quả xử lý dữ liệu phân tích hồi quy tuyến tính ST, cửa hàng tiện ích.99
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp các nhân tố đánh giá cửa hàng tạp hóa, thực phẩm truyền
thống...........................................................................................................................99
Bảng 2.11. Kết quả xử lý dữ liệu phân tích hồi quy tuyến tính cửa hàng tạp hóa, thực
phẩm truyển thống....................................................................................................100


vii

DANH MỤC
Hình 1.1. Biểu diễn bốn kiểu hệ thống phân phối phổ biến cho hàng hoá tiêu dùng cá
nhân với các cấp độ....................................................................................................32
Hình 1.2. Các phương thức thực hiện thương mại dịch vụ........................................33


YHình 2.1. Số vụ nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam từng năm
giai đoạn 2007-2015...................................................................................................72
Hình 2.2. Tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế năm 2015................74
Hình 2.3. Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế năm 2015.......................76
Hình 2.4. Tỷ trọng lao động trong các ngành đến năm 2015.....................................77

YHình 3.1. Mô hình và khung định hướng phát triển ngành DVPP.......................125


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài Luận án
Khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia, những năm qua, tỷ lệ đóng góp khu vực dịch vụ trong GDP của
các nước đang phát triển đã gia tăng nhanh chóng, có nhiều quốc gia đóng góp khuv
vực dịch vụ trong GDP đã đạt mức 60-70%. Một trong những đóng góp vào tăng
trưởng của khu vực dịch vụ là ngành DVPP (DVPP). Cũng giống như xu thế của
các nước đang phát triển trên thế giới, DVPP ở Việt Nam ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.Nếu tính cả hoạt động sửa chữa động
cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình thì DVPP từ năm 2000 trở lại đây
chiếm hơn 13% trong tổng GDP.
DVPP ở Việt Nam thời gian qua ngày càng được mở rộng về qui mô, xuất
hiện thêm nhiều phương thức, loại hình DVPP với chất lượng phục vụ ngày càng
được nâng cao, các loại hình DVPP đan xen, hỗ trợ nhau đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy SX, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời
sống cho người dân; Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp phân phối nước ngoài
dưới các hình thức đã góp phần làm thay đổi cấu trúc, diện mạo thị trường trong
nước theo hướng văn minh, hiện đại phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

của đất nước và phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. Mặc dù
đã có nhiều tiến bộ song nhìn chung ngành DVPP của Việt Nam vẫn còn lạc hậu
chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhìn chung quy mô còn nhỏ
lẻ, trình độ lạc hậu, chi phí lưu thông cao vì vậy đã làm giảm sự đóng góp của
ngành đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong bán buôn chưa xuất hiện nhiều các DN làm tốt chức năng bán buôn
với qui mô lớn, có khả năng nghiên cứu thị trường, đưa đơn đặt hàng cho nhà SX,
tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa rộng khắp thông qua thiết lập chuỗi,
hoặc NQTM,… do vậy, chưa tạo được ảnh hưởng đến nhà SX, theo đó chưa góp
phần thay đổi cơ cấu SX, chưa phát huy vai trò dẫn dắt các ngành SX phát triển


2

cũng như tạo việc làm cho người lao động. Trong bán lẻ, quá nhiều loại hình tổ
chức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộ kinh doanh cá thể)
không định hình phát triển, không được tổ chức thành đối tượng của quản lý nhà
nước, hoạt động tự do và độc lập ngoài vòng kiểm soát, làm cho thị trường trở nên
manh mún, tản mạn, lộn xộn, cơ sở vật chất yếu, không có mối liên kết trong kênh
phân phối, pháp luật nhà nước và lợi ích của người tiêu dùng chưa được tôn trọng.
Mô hình quản lý chợ còn nửa vời, hiệu lực và hiệu quả quản lý còn thấp. Mô hình
ST, TTTM mới hình thành song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và
Hồ Chí Minh, đại bộ phận các siêu thị vẫn là qui mô nhỏ, chưa xuất hiện nhiều đại
siêu thị.
Do hệ thống phân phối chưa được tổ chức tốt, không tạo lập được mối liên
kết chặt chẽ từ nhà SX đến người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, khả
năng kiểm soát giá cả của doanh nghiệp đối với các đại lý còn yếu kém đã làm cho
khả năng tự điều chỉnh của thị trường kém nhanh nhạy, các biện pháp can thiệp của
Nhà nước khó phát huy hiệu quả. Hậu quả là sự tác động của thị trường thế giới đến
thị trường nước ta thường lớn hơn so với các nước.

Với những tồn tại của ngành DVPP như đã nêu trên, từ triển vọng phát triển
kinh tế của đất nước cho thấy tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn, trong đó,
các yếu tố tạo nên triển vọng đó là: thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, du lịch
phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, hàng hoá từng bước tham
gia vào chuỗi phân phối toàn cầu... và để phù hợp với mục tiêu đưa đất nước ta trở
cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020 mà một trong những tiêu chí của
nước công nghiệp là khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và phát triển hiện đại, việc
nghiên cứu nhằm đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển ngành DVPP theo
hướng văn minh hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước là
cần thiết. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Định hướng và các giải pháp phát triển
ngành DVPP ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ.


3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Cùng với phát triển kinh tế của đất nước, ngành DVPP trong thời gian vừa
qua đã có bước phát triển rất đáng ghi nhận, đặc biệt kể từ khi nước ta gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Ngành đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc
định hướng SX, là cầu nối giữa cung và cầu, có đóng góp lớn cho GDP của cả nước.
Chính vì thế, ngành DVPP được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan
tâm. Một số công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về lý luận cơ bản, phân
tích và đánh giá tình hình phát triển trong thời gian qua và xu hướng thời gian tới;
tác động của việc gia nhập WTO với phát triển của ngành; cơ chế chính sách liên
quan đến sự phát triển của ngành... Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển từng
phân ngành dịch vụ. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh
vực này như sau:
2.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
Trên thế giới cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về phát triển của
DVPP hàng hoá, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

1. Kaliajan, K, “ Hạn chế trong thương mại DVPP”, tháng 8 năm 2000. Tài
liệu nghiên cứu của nhóm nghiên cứu năng suất, Ausinfo, Can berra. Tài liệu đã chỉ
ra những hạn chế của thương mại DVPP trong quá trình phát triển và ảnh hưởng của
nó tới nền kinh tế.
2. Anderson, James H. và Roger R. Betancourt: ”Lĩnh vực phân phối và quá
trình phát triển”, tháng 4 năm 2002, Vấn đáp kinh tế, quyển 40, số 2. Trong đó đề
cập đến quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực phân phối.
3. Betancourt, Roger R “Kinh tế học về bán lẻ và phân phối”, 2004, Nhà xuất
bản Edward Elgar, Chelentham, UK và Northampton, MA, USA.. Cuốn sách đã
khái quát và đã có những khái niệm cơ bản về bán lẻ và phân phối.
4. Ando, M và Fukunari Kimura, “Hình thành mạng lưới SX và phân phối
quốc tế ở Đông Á” 2005, Tập Thương mại quốc tế ở Đông Á, NBER - Hội thảo


4

Đông Á về Kinh tế. Nhóm tác giả đã nghiên cứu sự thành thành và phát triển mạng
lưới SX và phân phối quốc tế ở Đông Á, những nền kinh tế đã có những thành công
nhất định trong lĩnh vực DVPP.
5. Mourstier Laule, Đào Thế An, Hoàng Bằng An, Vũ Trọng Bình, Muriel
Figuies, Nguyễn Thị Tân Lộc và Phan Thị Giác Tâm “Siêu thị và người nghèo ở
Việt Nam”, 2006, CIRAD và ADB. Nhóm tác giả đã có những nghiên cứu và góc
nhìn cụ thể về phát triển siêu thị ở Việt Nam, sự phát triển của nó và tác động đến
những người nghèo ở Việt Nam.
6. Reardon, Thomas và Rose Hopkins “Cách mạng siêu thị ở các quốc gia
đang phát triển: chính sách giải quyết những căng thẳng nổi lên giữa các siêu thị,
các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ truyền thống”, 2006, Tạp chí nghiên cứu phát
triển châu Âu.
7. Fels, Allan “Quản lý bán lẻ - Bài học từ các quốc gia đang phát triển” ,
Asia Pacific Business Review - số 1 năm 2009. Trong bài này, tác giả đã tổng kết

kinh nghiệm và rút ra bài học quản lý bán lẻ ở các nước đang phát triển.
8. A T Kearney “Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu - Chỉ số bán
lẻ toàn cầu 2009”. Tài liệu xếp hạng các thị trường bán lẻ trên thế giới dựa trên cơ
sở đánh giá 4 nhóm chỉ tiêu để xác định chỉ số phát triển bán lẻ của từng quốc gia.
9. Muriel Figuies, Mourstier Laule “Sự hấp dẫn của thị trường ở quốc gia
mới nổi: Siêu thị và người tiêu dùng nghèo ở Việt Nam”, 2009, Chính sách thực
phẩm 34. Nhóm tác giả đã nghiên cứu về thị trường của các quốc gia mới nổi, sự
hấp dẫn của những thị trường này, sự hình thành và phát triển siêu thị ở các quốc
gia này và tác động của nó đối với những người nghèo trong đó có người tiêu dùng
nghèo của Việt Nam.
10. Shuaguang Wang “Các nhà bán lẻ nước ngoài sau khi Trung quốc gia
nhập WTO những câu chuyện thành công và thất bại”, 2009, Asian Facific Business
Review”. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thị trường bán lẻ của Trung Quốc sau


5

khi gia nhập WTO. Những thất bại và thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực
bán lẻ, một nước có điều kiện phát triển khá tương đồng với Việt Nam đã được đúc
rút ra trong bài viết này, đây là những kinh nghiệm quý báu để các nhà nghiên cứu,
các nhà phân phối bán lẻ và các nhà quản lý của Việt Nam tham khảo.
11. Michael J. Mc Demotl “sổ tay NQTM”, 2003, Enterprise Magazines. Đây
là quyển sách giới thiệu về hoạt động NQTM cho những ai quan tâm về kinh doanh
dưới hình thức nhượng quyền. Quyển sách giới thiệu khá đầy đủ về khái niệm,
nguyên lý hoạt động, những lưu ý của các bên nhận quyền và bên giao quyền, là
quyển sách bỏ túi cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
12. Ed Teixeira “Nhượng quyền nhìn từ khía cạnh bên ngoài”, 2005 Xibris
Corporatin. Đây là bài nghiên cứu mà tác giả đã quan sát hoạt động nhượng quyền ở
một góc nhìn cụ thể, cái hay cái không hay để những người quan tâm đến hoạt động
kinh doanh nhượng quyền, hay các nhà nghiên cứu tham khảo.

2.2. Các nghiên cứu trong nước
1. Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Thương mại) “Các loại hình
kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt
Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2001. Trong đó, tập trung nghiên cứu sâu về
loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh hiện đại và đề ra định hướng quản lý nhà nước
đối với loại hình này, chưa đề cập đến quản lý nhà nước toàn ngành DVPP.
2. PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu chủ nhiệm Đề tài “Phát triển hệ thống phân
phối hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ năm 2002. Trong đó, đã nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá
thực trạng và đề xuất phương hướng phát triển hệ thống phân phối hàng hoá ở nước
ta. Chưa đi sâu vào nghiên cứu cơ chế quản lý và đề xuất chính sách cụ thể và đồng
bộ cho sự phát triển đó.
3. Trường cán bộ Thương mại Trung ương “Giải pháp phát triển cửa hàng
tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010”, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ, năm 2005. Trong đó đi sâu nghiên cứu về cửa hàng tiện lợi và đề xuất


6

giải pháp phát triển, chưa đề xuất việc tập trung tích tụ của các doanh nghiệp phân
phối làm cơ sở để vận hành chuỗi.
4. CN. Phạm Hồng Tú “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại (hệ thống chợ) chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, 2005. Trong đó đi sâu nghiên cứu về đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng hệ
thống chợ, chưa nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý sự phát triển chợ nói riêng,
lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ nói chung.
5. PGS.TS. Đinh Văn Thành “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức
các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta”, chủ nhiệm Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ năm 2006. Trong đó đi sâu vào nghiên cứu kênh phân phối
một số mặt hàng chủ yếu (rau quả, thịt, hàng may mặc, sắt thép, phân bón, xi

măng...), chưa nghiên cứu kênh phân phối đối với tất cả các nhóm hàng để đề xuất
cơ chế, chính sách quản lý các kênh phân phối hàng hoá.
6. Sách chuyên khảo: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc
các nhóm hàng lương thực, thực phẩm” PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu cùng tập thể
tác giả bên soạn, NXB thế giới phát hành năm 2006. Trong đó đã đề xuất một số
giải pháp vĩ mô, nâng cao vai trò của Chính phủ để phát triển hệ thống phân phối
liên kết dọc bao gồm cả khâu bán lẻ nhưng chỉ giới hạn vào nhóm hàng lương thực,
thực phẩm.
7. TS. Nguyễn Thị Nhiễu “Nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số
nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ năm 2007. Trong đó, chủ yếu giới thiệu các mô hình kinh doanh bán lẻ của
một số tập đoàn phân phối nước ngoài và các định chế pháp lý để quản lý, chưa đi
sâu nghiên cứu kinh nghiệm về hoạch định cơ chế, chính sách của Chính phủ các
nước để quản lý quá trình phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ nhằm rút ra bài học
hữu ích cho Chính phủ Việt Nam.
8. TS. Từ Thanh Thuỷ “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển
dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, 2009. Trong đó,


7

đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam, đánh giá thực
trạng và đề xuất hoàn thiện môi trường kinh doanh cho dịch vụ BB, BL theo một số
tiêu chí chủ yếu từ góc độ thuận lợi hoá thương mại cho thương nhân, chưa đi sâu
nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ từ góc độ cơ cấu dịch vụ, chính sách mặt hàng,
chính sách và cơ chế quản lý giá cả, quản lý thị trường theo địa bàn lãnh thổ...
9. Th.s Nguyễn Thị Thanh Hà: “Kinh doanh bán lẻ trên mạng”, chủ nhiệm
Đề tài cấp Bộ, năm 2009, Trong đó đã đề cập đến môi trường pháp lý cho kinh
doanh bán lẻ trên mạng, nhưng chưa nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể
để quản lý sự phát triển kinh doanh BL trên mạng nói riêng, hệ thống BL nói chung.

10. CN Phạm Hồng Tú: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường bán lẻ
hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020” chủ nhiệm Đề tài cấp Bộ,
2010. Trong đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thị trường BL hàng tiêu dùng ở
nông thôn Việt Nam từ góc độ cấu trúc thị trường và thương mại, chưa đi sâu
nghiên cứu từ góc độ QLNN đối với phát triển thị trường BL ở nông thôn.
11. TS. Phạm Hồng Tú: “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng
chiến lược phát triển DVPP thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến 2030” chủ nhiệm đề
tài cấp Bộ. Đề tài đã đi tập trung vào đánh giá hiện trạng, phân tích điểm mạnh,
điểm yếu của ngành DVPP và đề xuất nội dung và giải pháp chiến lược phát triển
DVPP ở nước ta. Đề tài chưa xây dựng định hướng cho phát triển ngành DVPP.
12. PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch: “Báo cáo đánh giá năng lực cung cấp dịch
vụ NQTM tại Việt Nam” trưởng nhóm tư vấn dự án B-WTO, Bộ Công Thương,
2008. Trong đó đã đề cập khá chi tiết đầy đủ về thực trạng, khung khổ pháp lý cho
hoạt động NQTM, tuy nhiên, mô hình, định hướng cho hoạt động này trong thời
gian tới còn chưa rõ.
13. Viện Nghiên cứu Thương mại: “Nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ
của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, 2007. Đề tài đã nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ với tư cách là các phân


8

ngành DVPP, trong đó tập trung nghiên cứu các điều kiện, xu hướng phát triển và
chính sách quản lý các dịch vụ này ở một số nước.
14. Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương: “Các loại hình kinh doanh
văn minh, hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị tại Việt Nam”, Đề
tài khoa học cấp Bộ, năm 2001. Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển các loại hình
bán lẻ hiện đại, trong đó tập trung vào loại hình kinh doanh siêu thị.
15. Viện Nghiên cứu Thương mại: “Hoàn thiện môi trường kinh doanh
nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ,

năm 2009. Đề tài đã tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá môi trường kinh
doanh, thực trạng ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường
kinh doanh để phát triển hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ.
16. Dự án Mutrap III do EU tài trợ: “Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về
DVPP ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các qui định chuyên
ngành với cam kết WTO”, 2009. Các tác giả đã phân tích cơ cấu ngành DVPP toàn
cầu; trình bày khung khổ pháp lý cho ngành DVPP ở Việt Nam qua đó đánh giá các
vấn đề thực tế đang đặt ra. Báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị về chính sách cho
phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam.
17. Phạm Hữu Thìn, Luận án tiến sỹ kinh tế, năm 2008, “Giải pháp phát
triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam” Luận án đã đề cập
đến các loại hình bán lẻ hiện đại (ST, TTTM, cửa hàng tiện ích), trong đó tập trung
vào nội dung quản lý nhà nước.
18. Bộ Công Thương, Đề án trình Chính phủ ban hành tại Quyết định số
27/2007/QĐ-TTg, năm 2007 “Phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020”. Đề án đã xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng
phát triển (các loại hình doanh nghiệp, loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, các mô
hình tổ chức lưu thông hàng hoá) và giải pháp phát triển thương mại trong nước.
19. Nhóm chuyên gia John J. Downes và đồng sự: “Báo cáo hỗ trợ Bộ Công
Thương xây dựng Nghị định về đại lý thương mại trong lĩnh vực dịch vụ phân


9

phối”, Dự án Mutrap III, 2011. Trong đó đã nêu khái quát về hoạt động đại lý
thương mại ở Việt Nam, rà soát khung pháp lý và đề xuất khung pháp lý hoàn chỉnh
cho hoạt động đại lý thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa nêu rõ mô hình, định
hướng hoạt động của đại lý thương mại ở Việt Nam thời gian tới.
20. Nhóm chuyên gia Andras Lakatos và đồng sự: “Báo cáo rà soát khuôn
khổ pháp lý về DVPP ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy

định chuyên ngành với cam kết WTO” Dự án Mutrap III, 2011. Trong đó chủ yếu rà
soát khuôn khổ chính sách pháp lý cho hoạt động DVPP và sự phù hợp với cam kết
WTO. Chưa nêu rõ đường hướng cho sự phát triển DVPP nói chung.
2.3. Khoảng trống khoa học
Những công trình nghiên cứu trước đây tập trung vào nghiên cứu cụ thể cho
một hoặc một số phân ngành DVPP nói riêng, chủ yếu nghiên cứu về BB, BL, ST,
chợ... Hoặc các nghiên cứu cũng tập trung vào từng vấn đề như môi trường kinh
doanh, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại... vì vậy, còn thiếu nghiên cứu cơ sở,
lý luận cho phát triển ngành DVPP như: cơ sở lý thuyết và hệ thống các tiêu chí
đánh giá sự phát triển của ngành và từng phân ngành DVPP; thiếu nghiên cứu thực
tiễn như: đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là tác động của các yếu
tố ảnh hưởng, tác động của QLNN đối với phát triển ngành DVPP; phân tích
SWOT ngành DVPP để từ đó lựa chọn định hướng phát triển ngành DVPP bao gồm
cả 4 phân ngành. Cũng có những nghiên cứu về 4 phân ngành DVPP, tuy nhiên còn
hạn chế về đánh giá thực trạng, chưa đầy đủ, toàn diện và nhất là chưa phản ánh
được những diễn biến gần đây nhất hoặc thiếu những định hướng phát triển cho
từng phân ngành DVPP trong tương lai.
Giải pháp phát triển ngành DVPP trong các nghiên cứu trước đây cũng chưa
được giải quyết toàn diện. Những vấn đề như: Nhà nước kiến tạo môi trường cho
phát triển ngành DVPP, nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với
ngành; tái cấu trúc ngành; nâng cao chuỗi giá trị gia tăng của ngành thông qua việc
nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp; phát triển các chuỗi


10

cung ứng hàng hoá tập trung của các doanh nghiệp BB, BL; an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, tiêu thụ hàng hoá cho nông dân ... cũng còn khoảng
trống trong các nghiên cứu đã thực hiện.Vì vậy, đề tài nghiên cứu được lựa chọn để
góp phần bù đắp các khoảng trống này.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp phát
triển ngành DVPP ở Việt Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá và góp phần bổ sung cơ sở lý luận về phát triển ngành DVPP;
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành DVPP ở Việt Nam; Thực trạng các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành DVPP.
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển ngành DVPP trong thời gian tới.
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phát triển ngành DVPP, bao gồm
4 phân ngành: Dịch vụ đại lý; Dịch vụ bán buôn; Dịch vụ bán lẻ; Dịch vụ NQTM.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển ngành DVPP
với các khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá và bài học
kinh nghiệm về phát triển ngành DVPP.
Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành DVPP, thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của ngành, xác định những tồn tại và nguyên nhân, những
vấn đề đặt ra trong thực tiễn cần giải quyết; phân tích SWOT đối với ngành DVPP
để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển ngành trong giai đoạn tới.
Đề tài nghiên cứu 4 phân ngành dịch vụ theo hệ thống phân loại sản phẩm
của Liên hợp quốc (Central Product Classification - CPC) bao gồm 4 phân ngành:


11

bán buôn, bán lẻ, đại lý, NQTM. Tuy nhiên, do phân loại ngành dịch vụ của Việt
Nam để thống kê chưa theo tiêu chí của Liên hợp quốc, vì vậy, phân tích, đánh giá
vẫn phải tham khảo chủ yếu số liệu thống kê theo tiêu chí của Việt Nam.
Đánh giá về sự phát triển đại lý và NQTM hạn chế bởi số liệu của 2 loại hình

này chưa được tách bạch hoặc chưa được thống kê bởi cơ quan thống kê của Việt
Nam. Mặc dù vậy, nghiên cứu sinh đã cố gắng tổng hợp từ nhiều nguồn để đánh
giá: đánh giá về sự phát triển của đại lý thông qua số liệu chung về dịch vụ bán
buôn và đại lý và nguồn của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này; Đánh giá
về NQTM được thực hiện theo nguồn của cơ quan quản lý và các đề tài nghiên cứu,
khảo sát về loại hình này.
Luận án chủ yếu nghiên cứu phát triển ngành từ góc độ vĩ mô (Nhà nước),
không đi sâu nghiên cứu từ góc độ doanh nghiệp.
- Về không gian:
Nghiên cứu một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong ngành DVPPBL
bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
16 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế của Việt Nam.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2007 - 2015 và đề xuất định hướng,
giải pháp phát triển ngành DVPP giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có
được dữ liệu phản ánh một cách tổng hợp, khách quan và đa chiều về ngành DVPP
ở Việt Nam. Bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu bao gồm 2
nhóm:
Số liệu thứ cấp: Sử dụng kế thừa các tư liệu, thông tin phù hợp, hiện có trong
nước và quốc tế từ tất cả các nguồn về cơ sở lý luận của DVPP, các văn bản pháp
lý, định hướng phát triển, chính sách phát triển các loại hình DVPP đã có, các báo


12

cáo nghiên cứu, tư liệu trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến phát triển DVPP
trên thế giới và tại Việt Nam.
Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên các điều tra, khảo sát đã

thực hiện và thu thập điều tra khảo sát trực tiếp và điều tra xã hội học thông qua
phiếu hỏi liên quan đến thực trạng và triển vọng phát triển ngành DVPP.
- Phương pháp điều tra khảo sát trực tiếp: Được thực hiện theo hình thức
chọn mẫu, đảm bảo tính đại diện của thông tin cần đạt được, với mục đích nhằm
đánh giá những yếu tố tác động đến phát triển ngành DVPP, thực trạng phát triển
các loại hình DVPP, các chính sách quản lý hiện nay cũng như những vấn đề thực
tiễn đặt ra cần giải quyết để đề xuất định hướng đổi mới phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế của đất nước.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Cùng với quá trình điều tra khảo sát trực
tiếp, Luận án sẽ kết hợp điều tra xã hội học thông qua Phiếu hỏi nhằm đánh giá
những yếu tố tác động đến phát triển ngành DVPP.
- Phương pháp phỏng vấn nhanh: Bên cạnh những dữ liệu thu được thông
qua điều tra bằng Phiếu hỏi thì nghiên cứu cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn
nhanh người tiêu dùng nhằm củng cố thêm thông tin, dữ liệu cũng như mức độ tin
cậy của dữ liệu điều tra.
- Phương pháp SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức): Luận án áp dụng phương pháp này để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu,
những cơ hội, thách thức của ngành DVPP ở Việt Nam từ đó, lựa chọn định hướng
phát triển ngành.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Thông qua phân tích sẽ tìm
được những tồn tại và nguyên nhân, các phép so sánh, các cách thức QLNN đối với
phát triển ngành DVPP để thấy rõ xu hướng vận động trong việc sử dụng của mỗi
cách thức, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận án.


13

- Về xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm Excel cho các dữ liệu thống kê, phần
mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu sơ cấp.
6. Ý nghĩa khoa học của Luận án

Tác giả hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà nghiên
cứu, giảng dạy có cái nhìn toàn diện hơn về DVPP, qua đó góp phần bổ sung nhận
thức và hoàn thiện hơn những vấn đề lý luận về DVPP. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp
các nhà hoạch định chính sách vĩ mô có cái nhìn toàn diện và có thể tham khảo để
xây dựng chiến lược phát triển ngành; sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển
ngành DVPP, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trong nước nói chung
và góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này.
7. Những đóng góp mới của Luận án
- Về lý luận: Luận án đã xác lập được khung khổ lý thuyết cơ bản về khái
niệm DVPP, về 4 phân ngành DVPP như: BB, BL, NQTM, ĐL; đưa ra khái niệm
về phát triển ngành DVPP; xác lập 3 nội dung phát triển ngành; xây dựng 4 tiêu chí
đánh giá sự phát triển của ngành DVPP.
- Về thực tế: Luận án vận dụng mô hình và các phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng phù hợp để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành
DVPP, trong đó xây dựng mô hình nghiên cứu và lựa chọn điều tra thực trạng các
cơ sở kinh doanh của phân ngành bán lẻ là phân ngành dịch vụ có nhiều yếu tố điển
hình cho phát triển ngành DVPP ở Việt Nam, kết quả của việc điều tra và phân tích
mô hình đã khẳng định và làm giàu thêm những đánh giá về thực trạng ngành
DVPP là có cơ sở, từ đó rút ra được 5 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành DVPP
đó là: yếu tố năng lực của nhà cung cấp dịch vụ (quy mô, diện tích của cơ sở kinh
doanh, cơ sở hạ tầng, quy mô, trình độ lao động, vốn); yếu tố khả năng đáp ứng
dịch vụ (chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ bán hàng đi kèm...); yếu tố áp
dụng khoa học công nghệ trong quản lý của doanh nghiệp; yếu tố môi trường kinh
doanh; yếu tố vị trí kinh doanh. Từ đó rút ra được các kết luận về tồn tại, nguyên
nhân và đặc biệt là 6 vấn đề cần giải quyết để phát triển ngành DVPP ở Việt Nam.


14

- Về đề xuất nghiên cứu: Dựa trên các luận cứ lý luận và thực tiễn, thông qua

mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành
DVPP, dự báo xu thế phát triển của ngành DVPP trên thế giới, luận án đã đưa ra
quan điểm và xác định được 4 nhóm định hướng chung ở tầm vĩ mô cho phát triển
ngành DVPP ở Việt Nam trong thời gian tới; Đề xuất định hướng phát triển của 4
phân ngành DVPP. Đề xuất các giải pháp chung cho toàn ngành, giải pháp cụ thể
cho phát triển của từng phân ngành DVPP. Đặc biệt là đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ
sung các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển cũng như quản lý ngành phù hợp với
bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trong quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình
tăng trưởng và hội nhập ngày càng sâu rộng.
8. Kết cấu nội dung Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung Luận án kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển ngành dịch vụ phân phối.
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối
ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
1.1.Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối
1.1.1.Khái niệm về ngành dịch vụ phân phối
Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu ngành kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt
động kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông


15

nghiệp và thương mại. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện

nay bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triển
cho đến ngày nay với sự trợ giúp của tiến bộ khoa học, công nghệ. Trong cuốn “các
giai đoạn phát triển kinh tế” nhà lịch sử kinh tế nổi tiếng người mỹ Walter
W.Rostow đã dưa ra mô hình phát triển kinh tế của 5 giai đoạn và ứng với mỗi giai
đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng cho giai đoạn ấy. Theo đó, ở giai
đoạn trung tâm, được gọi là giai đoạn cất cánh, ngoài nguồn vốn đầu tư trong nước,
nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, khoa học kỹ thuật tác động
mạnh vào nông nghiệp và công nghiệp, công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, có tốc độ
tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển
SX, thông qua nhu cầu thu hút công nhân, kích thích phát triển khu vực đô thị và
khu vực dịch vụ. [53]
- Ngành Dịch vụ: là một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi
quốc gia. Dịch vụ là ngành tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình
thái vật thể nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hoạt động dịch vụ rất đa
dạng, bao trùm lên tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.
Tiếp cận theo nghĩa rộng: ngành dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba
trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2
ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp: dịch vụ là những hoạt động tiếp tục, hỗ trợ, khuyếch trương
cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hoạt động trước, trong và sau khi bán hàng,
là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.
Về bản chất, dịch vụ và sản phẩm vật chất có những nét khác biệt: là sản
phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều yếu tố tác động
như người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó; Dịch vụ có sự khác
biệt về chi phí so với các sản phẩm vật chất; SX và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng
thời, nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời mà phải tiến hành cùng lúc; Dịch vụ
không thể cất giữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị
trường như các sản phẩm vật chất khác... Những đặc điểm này tạo ra những nét đặc



×