Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Là ngôi trường cấp ba đầu tiên được thành lập ở miền núi của tỉnh…, trải
qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển trường đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Đến nay Trường THPT…là điểm sáng của giáo dục vùng cao của tỉnh…. Để
đạt được thành tựu đó, song song với việc nâng cao chất lượng dạy học nhà
trường còn đặc biệt chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh.
Bởi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc giáo dục toàn diện cho học sinh, Ban giám hiệu nhà trường
luôn đề cao vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm, nhất là lớp học
sinh con em người đồng bào dân tộc thiểu số … trong địa bàn huyện.
Qua thực tế trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm học sinh là con
em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, tôi nhận thấy đa số các em đều
ngoan, ham học hỏi. Tuy nhiên học sinh thuộc đối tượng này thường xuất hiện
tình trạng đi học “giã gạo”, “đi học theo mùa” dẫn đến bỏ học giữa chừng trong
năm học. Tình trạng còn trở nên nghiêm trọng hơn vào thời điểm trước tết
Nguyên đán hoặc khoảng tháng 2 âm lịch vì thời gian này địa phương vào mùa
thu hoạch đót. Do đó, tôi cho rằng cái khó của công tác chủ nhiệm đối với các
lớp này không phải là giáo dục học sinh chưa ngoan mà người giáo viên cần làm
gì để học sinh đi học đều hơn và không bỏ học. Điều này đang góp phần làm cho
chất lượng giáo dục của trường còn thấp so với các trường khác trong phạm vi
toàn tỉnh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông đã khó, ở các lớp học sinh người
đồng bào dân tộc thiểu số lại càng khó hơn. Bởi lẽ, các em đã quen với sinh hoạt
cộng đồng, những phong tập tập quán đã ngấm sâu vào trong tư tưởng của các
em. Hơn nữa, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao…còn
nhiều khó khăn, thiếu thốn cái ăn, cái mặc nên phần lớn phụ huynh chưa nhận
thức đúng tầm quan trọng của việc cho con em mình đến trường nhằm tạo điều
Giáo viên:
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
kiện cho các em được học tập và phát triển một cách toàn diện. Tất cả những
điều đó làm cho giáo viên gặp không ít trở ngại trong công tác chủ nhiệm lớp.
Trong nỗi băn khoăn ngày đêm trăn trở, bản thân tôi đã nghiên cứu và tìm
ra được một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác chủ
nhiệm, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tôi mong muốn, hạn chế
được tình trạng học sinh vắng học thường xuyên dẫn đến bỏ học, vận động được
học sinh đến lớp thì công tác chủ nhiệm của tôi sẽ mang lại hiệu quả thiết thực
cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, giúp con em đồng bào dân tộc thiểu số
vùng cao hương quế tìm được cho mình một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn ở
phía trước. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả trong công tác chủ nhiệm học sinh dân tộc thiểu số”.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2017.
Giáo viên:
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
2. Đánh giá thực trạng
2.1. Tình hình chung
Học sinh thuộc đối tượng là con em đồng bào dân tộc thiểu số … trên địa
bàn huyện ở trường ngày càng nhiều, chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số học sinh
toàn trường. Mỗi năm, nhà trường có từ 5 đến 7 lớp 100% học sinh là người
đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là bộ phận có ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu
giáo dục nhà trường đã đề ra ngay từ đầu năm.
Ở các lớp học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số thường có tỷ lệ học
sinh vắng học, bỏ học cao nhất trong trường. Nhiều tập thể lớp vẫn chưa tìm ra
biện pháp ngăn chặn tình trạng này, kéo theo các lớp không thực hiện tốt phong
trào thi đua trong nhà trường.
Cha mẹ các em chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, cần thiết phải
tạo điều kiện cho con em mình đến trường. Đặc biệt, một số phụ huynh đi làm ăn
xa nên “khoáng trắng” con em có thầy cô ở trường. Vì vậy, công tác phối hợp
giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế nên không
phát huy hết được hiệu quả giáo dục.
Đa số giáo viên của trường đều ở các huyện đồng bằng lên công tác nên
chưa có kinh nghiệm nắm bắt tình hình của địa phương. Một số giáo viên trẻ
chưa tích lũy được kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nên khi được phân
công làm giáo viên chủ nhiệm các lớp 100% học sinh là người đồng bào dân tộc
thiểu số cảm thấy áp lực dẫn đến thiếu nhiệt tình trong công tác được giao.
2.2. Tình hình thực tế
2.2.1. Về phía giáo viên
Phần lớn học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số chưa ý thức được
nhiệm vụ học tập của mình, lại thêm năng lực học tập còn hạn chế và kỹ năng
giao tiếp trong cuộc sống chưa cao. Bên cạnh đó, các em tình hình nhút nhát,
chưa có khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông tốt như tiếng mẹ đẻ nên khó tiếp
xúc, gần gũi với thầy cô. Nếu giáo viên chủ nhiệm thiếu quan tâm sẽ không nắm
Giáo viên:
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. Do đó chưa thu hút được các em đến
lớn.
Giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự đi sâu, đi sát vào từng đối tượng học
sinh trong lớp, không sắp xếp được thời gian thăm hỏi gia đình học sinh của lớp
mình để nắm bắt được thực tế từng em về điều kiện kinh tế, sinh hoạt cuộc sống,
học tập, … nên không động viên các em tới lớp được kịp thời mỗi khi các em có
ý định bỏ học.
Một số giáo viên chủ nhiệm còn chưa xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm
phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thẻ của tình. Đồng thời, chưa “đều tay” trong
công tác quản lý và giáo dục học sinh của lớp. Do đó, giáo viên chủ nhiệm của
giáo viên không thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
Những năm tháng được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp có 100%
học sinh người dân tộc thiểu số ở trường, tôi không biết mình đã bỏ ra bao nhiêu
thời gian, sức lực và trí tuệ để vận động các em ra lớp, để dỗ dành động viên các
em cố gắng trong học tập. Vì vậy, để phát huy hiệu quả công tác chủ nhiệm
người giáo viên cần phải đầu tư nghiên cứu nhằm tìm ra được phương pháp và
kỹ năng đặc biệt, tối ưu nhất nhằm giúp các em có hứng thú học tập, yêu trường,
yêu lớp làm cho các em cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
Quan trọng hơn, thầy cô cần xây dựng cho được môi trường học tập thân thiện
của lớp mình, luôn gần gũi, yêu thương học sinh bằng cả tấm lòng bao dung, độ
lượng và phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó, các em đi học
chuyên cần hơn, đảm bảo sỉ số lớp học, nâng cao chất lượng học tập của lớp.
Đặc biệt là, giáo viên giúp học sinh xác nhận đúng nhiệm vụ và mục đích
học tập của bản thân bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Ngoài ra, mỗi giáo viên cần
có kế hoạch cụ thể thường xuyên đến từng nhà gia đình học sinh để thăm hỏi và
tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, việc học tập, vui chơi, … của các em.
Giáo viên nên phân tích giảng giải bằng các từ ngữ thông dụng, dễ hiểu cho ba
mẹ các em thấy được lợi ích và sự cần thiết phải cho con em mình đến trường.
Giáo viên:
4
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
2.2.2. Về phía học sinh:
Các em dễ tin tưởng người khác nên dễ bị lợi dụng bởi các phần tử xấu.
Chẳng hạn, vào thời điểm trước và sau tết Nguyên đán, có rất nhiều thanh niên
trong làng, bản đi làm ăn ở xa mới về. Ăn tết xong họ lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ học
sinh đi vào Nam làm ăn kiếm tiền mà bỏ học.
Sự nhận thức về trách nhiệm học tập của các em còn chưa cao nên các em
thường xuyên vắng học ở nhà để giúp đỡ cha mẹ trông em nhỏ, chăn bò, theo bố
mẹ lên nương rẫy một tuần có khi nửa tháng mới về, … Ở … , mùa đót về sau
dịp tết cổ truyền của dân tộc cộng thêm giá đót cao nên con em đồng bào dân tộc
…lại ồ ạt đi vào rừng chặt đót bán lấy tiền. Chẳng ai còn nhớ, quan tâm đến việc
nhắc nhở con em mình đến trường. Có lẽ cũng vì thế mà vào mùa này, học sinh
là con em người đồng bào dân tộc … không mấy mặn mà đến việc học.
Các em nhận thức sai lầm về một tình yêu lành mạnh của lứa tuổi thanh
thiếu niên, một tình yêu đẹp của tuổi học trò đơm hoa kết trái quá vội dẫn đến
các em phải bỏ học giữa chừng để kết hôn. Đây là vấn nạn tảo hôn xảy ra phần
lớn ở miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, là vấn đề cả xã hội chung tay ngăn
chặn và đẩy lùi. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, chia sẽ tâm tư
nguyện vọng của các em một cách kịp thời và tổ chức hoạt động ngoại khóa,
giáo dục sức khỏe vị thành niên ở lớp thu hút học sinh tích cực tham mưu đạt
hiệu quả.
Khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế cộng thêm tình trạng học sinh đi
học “giã gạo” kéo dài khiến các em bị hỏng nhiều kiến thức dẫn đến không tiếp
thu được bài tiếp theo, học không đuổi kịp các bạn trong lớp làm cho các em
chán nản không muốn học tiếp hoặc kết quả học tập không cao, … Hơn nữa đa
số các em còn thụ động, chưa tích cực tham gia các hoạt động khác của trường,
của lớp tổ chức.
Với nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học của học sinh là con em người
đồng bào dân tộc thiểu số thì người giáo viên chỉ với lòng yêu nghề, nhiệt tình
Giáo viên:
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
giảng dạy vẫn chưa đủ để có thể làm tốt công tác chủ nhiệm ở các lớp này. Thực
tiễn đòi hỏi mỗi chúng ta phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp
tình hình thực tế của lớp mình. Có như vậy, thầy cô mới mang lại hiệu quả giáo
dục cao khi làm công tác chủ nhiệm.
PHẦN III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện
Giáo viên:
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
1.1. Đặc điểm của học sinh là con em người đồng bào dân tộc thiểu số
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở các em là rụt rè, nhút nhát nên không tự tin
trong giao tiếp nên có phần hạn chế về kỹ năng sống. Đây là một trong những
rào cản lớn đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt các em thường có lòng tự
trọng cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt từ thầy cô
các em dễ xa lánh thầy cô và bạn bè hoặc bỏ học. Vì vậy, giáo viên không nên
nổi giận, la hét, mắng chửi các em khi các em không hiểu được những điều thầy
cô nói … hoặc có những hành vi chế nhạo, chê cười, … các em.
Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào những người có uy tín, nhất là đối
với giáo viên chủ nhiệm. Các em thường dễ dàng nghe theo những chỉ dẫn,
những công việc giáo viên giao, nhiều khi các em còn bắt chước tác phong, cử
chỉ, ngôn ngữ, … của giáo viên. Vì vậy, giáo viên phải luôn gần gũi, đi sâu, đi
sát giúp đỡ các em, cố gắng cảm hóa các em bằng sự tận tình chăm sóc của
mình, đồng thời gương mẫu về mọi mặt để nhận được sự tin yêu của các em, từ
đó phát huy tác dụng giáo dục của mình.
Các em sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết
phục cao đối với các em. Trong các tiết lên lớp, những vấn đề kiến thức có liên
hệ thực tế hoặc liên quan đến bản thân học sinh tạo được hứng thú để các em học
tập sôi nổi và hiệu quả. Do đó, giáo viên cần lưu ý việc nêu gương những điển
hình tốt của học sinh trong lớp, trong trường về mọi mặt như gương người tốt
việc tốt, gương học sinh vượt khó học giỏi, … Đây là những minh chứng cụ thể
nhằm dần dần hình thành cho các em những biểu tượng đẹp và khái niệm về
phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời khắc phục dần những tàn dư lạc hậu còn rơi rớt
trong nhận thức của một số em.
Học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số còn dễ bị ảnh hưởng từ bạn
bè và dư luận tập thể. Bạn bè và dư luận tập thể có tác dụng chi phối việc học tập
của các em, nhất là vấn đề đi học chuyên cần. Chẳng hạn như các em có thể vắng
học vì bạn rủ rê đi chơi, … Vì vậy để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả giáo viên
Giáo viên:
7
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
phải rất quan tâm đến việc tổ chức những nhóm bạn học tập cho các em. Có thể
chọn những nhóm học tập là học sinh của từng bản hay từng xóm trong thôn để
các em đoàn kết và rủ nhau đến lớp đầy đủ.
Các em gái thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ, những em gái lớn trong một
lớp thường thiếu những hoài bão ước mơ cần thiết, cho nên những tác động
ngoại cảnh dễ làm cho các em khác bỏ theo. Từ những đặc điểm này, trong khi
giao tiếp gặp gỡ riêng với các em học sinh gái, giáo viên phải thường nói chuyện
tâm tình với các em về các vấn đề như vai trò của người phụ nữ trong xã hội ta
hiện nay, những công việc mà người phụ nữ miền núi phải có trách nhiệm vươn
lên để gánh vác, sự cần thiết phải có trình độ văn hóa tối thiểu trong thời đại
ngày nay, đồng thời phân tích cho các em những hạn chế của người con gái vùng
cao nếu đi lấy chồng sớm, …
Đặc biệt hơn, con em đồng bào dân tộc … ở huyện đa số đều ngoan, hiền,
chịu khó học hỏi, vốn có giọng hát hay, múa giỏi, … nói chung là các em có thể
mạnh về các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Tuy nhiên, do bản tính e ngại,
rụt rè nên các em không phát huy được khả năng của mình. Vì vậy, giáo viên chủ
nhiệm cần quan tâm, động viên khích lệ học sinh mạnh dạn tham gia các hoạt
động ngoại khóa, hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa.
Học sinh con em đồng bào các dân tộc ở miền núi đến trường với lòng
ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. Đa số các em đều là con
em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô cùng thiếu thốn,
ngoài việc học các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số
lượng học sinh trên lớp. Tuy nhiên, mỗi người giáo viên chủ nhiệm nếu nắm
vững một số đặc điểm tâm lý của học sinh miền núi, con em đồng bào dân tộc ở
vùng sâu, vùng xa thì việc giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.
1.2. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên:
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
Giáo viên chủ nhiệm là người giúp hiệu trưởng, quản lý tập thể học sinh
lớp mình phụ trách nhằm đạt được mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Hơn
nữa, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đánh
giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách
nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa
nhà trường, gia đình và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm còn là nhân vật trung tâm,
linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong toàn lớp.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã
hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.
Để thực hiện chức năng cầu nối, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp không những
có trách nhiệm cao, say sưa với nghề nghiệp, yêu thương học sinh mà còn đòi
hỏi giáo viên chủ nhiệm phải là một nhà hoạt động xã hội, biết vận động quần
chúng, có năng lực thiết kế, thi công các kế hoạch hoạt động, thực hiện các mục
tiêu, nội dung giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có trí tuệ, có lương
tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định
thực hiện hoài bão, ước mơ, lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ.
2. Nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện:
2.1. Nội dung, phương pháp tổng quát:
Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là người có những ảnh hưởng không nhỏ
đến việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng hình thành nhân cách của học sinh. Vì vậy
làm sao để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao ý thức của học
sinh trong học tập và rèn luyện đạo đức? Theo tôi, không dễ dàng tìm được
phương pháp tích cực để giáo dục một học sinh, nhất là học sinh người đồng bào
dân tộc thiểu số. Tôi càng tâm đắc và thấm thía hơn những dòng chữ của mỗi
thầy giáo người Nga đã viết “Đến với một nhà giáo điểm chủ yếu là tình người.
Đó cũng là nhu cầu sâu sắc trong lòng mỗi con người. Có lẽ mầm mống của
hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh
phúc cho con người. Đó là một điều vô cùng quan trọng vì khi ta tạo ra niềm vui
Giáo viên:
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
cho người khác, cho trẻ thơ thì ở họ sẽ có một tài sản vô giá, đó là tình người mà
tập trung ở sự nhiệt tâm, thái độ ân cần, sự chu đáo, lòng vị tha”. Vì vậy, tôi nghĩ
mỗi việc làm của giáo viên chủ nhiệm đều xuất phát từ trái tim nhân hậu, từ tình
cảm chân thành của một người mẹ, người cha, người anh, người chị, người bạn
đáng tin cậy của cán em. Trong công tác giáo dục, tôi xem đó là một phương
châm chủ nhiệm của mình, đồng thời linh hoạt tác động giáo dục đến từng thành
viên trong lớp và chú trọng giáo dục tập thể. Điều này được thể hiện qua những
việc làm cụ thể như:
+ Một là: Điều tra cơ bản tình hình lớp chủ nhiệm, khi nhận lớp chủ
nhiệm, giáo viên yêu cầu viết bản sơ yếu lý lịch cá nhân gồm một số thông tin
như họ và tên, ngày sinh, số điện thoại gia đình, của bố, mẹ, địa chỉ và kết quả
học tập của năm học trước, đăng ký phấn đấu năm học này, … thông qua đó giáo
viên chủ nhiệm nắm bắt được cơ bản từng học sinh trong lớp.
+ Hai là: Xây dựng và sử dụng có hiệu quả ban cán sự lớp và ban chấp
hành chi đoàn, tức là xây dựng đội ngũ cán bộ lớp liên kết chặt chẽ, có khả năng
tổ chức, có sự ảnh hưởng cao đến các thành viên còn lại trong các hoạt động ở
nhà trường. Giáo viên cho học sinh bầu cán bộ lớp thông qua bỏ phiếu kín, chọn
cho được đội ngũ cán bộ lớp có đầy đủ uy tín, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
+ Ba là: Tạo môi trường học tập thân thiện, hòa đồng có sức lan tỏa đến
từng thành viên trong lớp. Đồng thời, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo
viên chủ nhiệm và học sinh, giữ học sinh với học sinh trên tinh thần hiểu biết,
lắng nghe, cảm thông và chia sẽ. Giáo viên phải tạo được sự tin cậy đối với học
trò để các em mạnh dạn chia sẻ. Muốn vậy, tôi phải là một bạn đồng hành với
các em trong tất cả các hoạt động của lớp nhằm tạo cho các em sự gần gũi, tin
tưởng ngay từ đầu.
+ Bốn là: Lập kế hoạch chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế
hoạch chủ nhiệm riêng của cá nhân dựa trên kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường.
Giáo viên:
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể từng tuần, từng tháng. Hồ sơ quản lý học
sinh phải khoa học, chính xác, rõ ràng.
+ Năm là: Xây dựng các tiêu chí thi đua; cần cụ thể, chính xác, công khai,
minh bạch và tổ chức thi đua theo từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học sao
cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của lớp chủ nhiệm, đồng thời thường xuyên
khuyến khích, khen thưởng kịp thời những học sinh đạt được kết quả học tập tốt
trong tuần. Việc khen thưởng đúng người, đúng việc nhằm khích lệ từng thành
viên trong lớp, từ đó phát huy tinh thần phấn đấu vươn lên của học sinh. Hơn
nữa, hình thức khen thưởng, phê bình, kỷ luật, đúng người, đúng việc, đúng mức
ngay từ đầu sẽ tạo không khí thi đua sôi nổi trong lớp học. Từ đó tạo ra một môi
trường học tập thật tốt trong lớp thu hút học sinh tham gia tích cực, hạn chế được
tình trạng vắng học của các em.
+ Sáu là: Giáo viên chủ nhiệm phải là một tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Với đặc điểm, học sinh dân tộc thiểu số có niềm tin sâu sắc với những
người có uy tín nên mọi hành động, suy nghĩ, cách cư xử của giáo viên sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến học sinh. Khi nói phải bằng tấm lòng chân thành, phải tạo
chỗ dựa tinh thần cho các em, phải biết lắng nghe, thấu hiểu và không được áp
đặt học sinh, không nên la hét hay cáu ghét các em. Có như thế các em mới thấy
mình được tôn trọng và khi thầy cô nói các em cũng sẽ chú ý và vâng lời. Quan
trọng hơn, người thầy cần phải mẫu mực cả trong lời ăn tiếng nói từ cuộc sống
hằng ngày, phải vậy mới thuyết phục được học sinh, mới hoàn thành tốt được kế
hoạch đã đưa ra. Bên cạnh đó, người giáo viên chủ nhiệm cần phải là một giáo
viên bộ môn có chuyên môn vững vàng để có thể tạo được uy tín với học sinh.
+ Bảy là: Viết nhật ký chủ nhiệm, giáo viên nên có nhật ký ghi chép về ưu,
nhược điểm, tính cách, sở trường, hiện tượng, vi phạm, sự tiến bộ, của từng học
sinh trong lớp. Nói chung là tất cả các vấn đề xảy ra hằng ngày của lớp, đây
chính là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh một cách tổ chức có hệ
thống và cũng là nguồn tư liệu xếp loại học sinh một cách chính xác, công bằng.
Giáo viên:
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
+ Tám là: Tổ chức các nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh, thành lập
nhóm học tập, câu lạc bộ, tạo bầu không khí thi đua học tập tốt. Tăng cường ý
thức học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.
+ Chín là: Giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo
dục đạo đức học sinh, quy chế đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực của học
sinh, các hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp. Nhận định đánh giá chính
xác, khách quan quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong
lớp, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo tinh thần dân chủ, công khai, đúng quy
trình.
+ Mười là: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thường xuyên trao
đổi thông tin kịp thời đến với phụ huynh học sinh để phối hợp cùng giáo dục các
em. Cần trao đổi qua lại giữa giáo viên với phụ huynh theo định kỳ ít nhất một
lần/tháng. Hàng tuần mời trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham dự
giờ sinh hoạt lớp. Qua đó, cha mẹ học sinh trực tiếp nắm bắt được kết quả học
tập, rèn luyện đạo đức của con em mình trong tuần, từ đó phối hợp cùng giáo
viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục thích hợp. Để công tác kết hợp với phụ
huynh là người đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả như mong muốn, thầy cô
phải biết một số tiếng dân tộc địa phương và tìm hiểu về phong tục tập quán của
họ.
Cuối cùng là, giáo viên thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về
tình hình của lớp về khả năng học tập của từng thành viên trong lớp. Thông qua
giáo viên bộ môn và các hoạt động đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt
được học sinh một cách toàn diện hơn. Tôi cho rằng, công tác chủ nhiệm không
thể đem lại hiệu quả tích cực như chúng ta mong muốn nếu giáo viên không
nhận được sự tín nhiệm và ủng hộ của từ các cấp quản lý trong nhà trường và các
đồng nghiệp của mình. Sự chỉ đạo, quan tâm, chia sẽ kịp thời của họ sẽ là động
lực để giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Giáo viên:
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
2.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Năm học 2016 – 2017, cùng với công tác giảng dạy bộ môn …, tôi được
ban giám hiệu tín nhiệm phân công chủ nhiệm lớp …. Đây là lớp có 100% học
sinh là con em người đồng bào dân tộc … trên địa bàn huyện, thêm nữa, là học
sinh cuối cấp nên các em có những biến đổi phức tạp về tâm sinh lý và định
hướng chọn nghề nghiệp trong tương lai. Bản thân tôi ý thức được tầm quan
trọng đối với sự phát triển đúng đắn của học sinh trong giai đoạn này nên càng ý
thức hơn về trách nhiệm cao cả của mình trong công tác chủ nhiệm lớp các em.
Tôi đã vận dụng khoa học phương pháp và kỹ năng của mình để làm tốt công tác
chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường tin tưởng, giao phó.
2.2.1. Luôn gần gũi, quan tâm tới mọi học sinh của lớp
Khi được phân công chủ nhiệm lớp … đến trước khi gặp lớp, tôi tìm gặp
giáo viên chủ nhiệm cũ và một số giáo viên bộ môn để tìm hiểu sơ lược một số
vấn đề liên quan đến các em như tình hình học tập, hoạt động văn nghệ, thể thao,
những thế mạnh, mặt hạn chế, … Tất cả các thông tin ban đầu được tôi ghi chép
cẩn thận vào sổ nhật ký chủ nhiệm của tôi; nhờ vậy khi nhận lớp tôi dễ dàng tiếp
xúc gần gũi với các em, được học sinh đón nhận mình bằng tình cảm chân thành
và thân thiện nên các em mạnh dạn chia sẽ bản thân mình. Nhờ vậy, công việc
đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm là tìm hiểu đặc điểm thông tin, tình hình của
từng học sinh về độ tuổi, nơi ở, hoàn cảnh gia đình, … được tôi tiến hành thuận
lợi và có hiệu quả.
Trong tất cả các hoạt động của lớp, tôi đều tham gia cùng các em, cổ vũ
tinh thần cho các em. Làm như vậy, các em rất vui và có hiệu quả cao trong công
việc, mặt khác đồng hành với các em trong từng hoạt động giúp tôi có cơ hội
hiểu rõ hơn về đối tượng giáo dục của mình. Khoảng cách giữa cô và trò xích lại
gần nhau để các em tự tin hơn khi trao đổi, chia sẻ tâm sự với tôi những vấn đề
mà các em đang gặp phải trong cuộc sống, nhất là các em gái. Đặc biệt hơn,
trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt lớp, để tránh sự nhàm chán, tôi lồng
Giáo viên:
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
ghép sinh hoạt văn nghệ hoặc kể cho các em nghe những câu chuyện với nội
dung phù hợp mà tôi sưu tầm được. Đa số học sinh trong lớp đều vui vẻ, thích
thú với các hình thức sinh hoạt đó, nhờ vậy hiệu quả giáo dục trong công tác chủ
nhiệm lớp của tôi được nâng cao rõ rệt.
2.2.2. Xây dựng và phát huy tốt vai trò của đội ngũ ban cán sự lớp
Tôi thiết nghĩ với học sinh dân tộc thiểu số thì lời nói, hành động của bạn
bè trong lớp tác động rất lớn đến ý thức và hành động của các em. Dựa trên
những thông tin đã tìm hiểu được, việc tổ chức ngay ban cán sự lớp là hết sức
cần thiết nhằm thông qua các em này truyền tải những ý kiến, định hướng của
giáo viên chủ nhiệm đến toàn thể học sinh trong lớp. Muốn đạt được mục đích
đó giáo viên chủ nhiệm phải phát hiện và đưa những học sinh thực sự có năng
lực vào ban cán sự lớp. Vì vậy, tôi tiến hành thăm do ý kiến của từng cá nhân
trong lớp về mức độ hài lòng với ban cán sự lớp cũ. Trên cơ sở đó, định hướng
cho học sinh lớp mình bầu ban cán sự lớp mới có sự kế thừa năm học trước
thông qua bỏ phiếu kín, tìm ra được đội ngũ cán bộ lớp có đầy đủ uy tín, năng
lực, có ý thức trách nhiệm cao để hoàn thành tốt công việc được giao.
2.2.3. Thành lập “tổ trưởng khu vực hay nhóm trưởng khu vực”
Ngoài ban cán sự lớp, tôi còn thành lập riêng “tổ trưởng khu vực” của lớp,
đây là các học sinh gương mẫu nhất ở từng địa bàn trong lớp. Bởi học sinh lớp
tôi là con em ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa trong huyện như thôn … xã
…, điều kiện kinh tế khó khăn, nhà ở xa trường nhiều em phải đi bộ hàng chục
cây số từ lúc gà gáy mới đến được trường, … Theo đó, tổ trưởng khu vực được
giao nhiệm vụ chính là vận động các bạn trong khu vực mình đến lớp thường
xuyên, nắm tình hình mọi mặt các bạn để báo cáo kịp thời với giáo viên chủ
nhiệm và ban cán sự lớp. Vì vậy, khi có học sinh có dấu hiệu đi học “giã gạo”
hoặc có ý định bỏ học giữa chừng tôi đều nhận được thông tin từ các em một
cách nhanh chóng, từ đó kịp thời ngăn chặn và động viên em tới lớp. Nhờ vậy
mà trong năm học 2016 – 2017 lớp … không có học sinh bỏ học giữa chừng và
Giáo viên:
14
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
tình trạng vắng học được cải thiện một cách rõ rệt nên công tác chủ nhiệm lớp
đạt những hiệu quả đáng khích lệ.
Với mong muốn, các em được thỏa nguyện vọng của mình sẽ là động lực
tạo hứng thú cho các em tới lớp và học tập tốt hơn nên song song với công tác tổ
chức lớp, tôi động viên các em có nhà ở xa trường vào ở nhà bán trú của trường,
đồng thời phân tổ học tập, chỗ ngồi theo nguyện vọng của các em theo từng khu
vực.
2.2.4. Làm tốt công tác thi đua giữa các tổ trong lớp
Giáo viên đưa ra phong trào thi đua giữa các tổ, tổ nào duy trì sĩ số tốt, có
thành tích học tập cao được tổng kết tuyên dương và khen thưởng kịp thời vào
các tiết sinh hoạt cuối tuần. Phần thưởng của các em chỉ là cây bút hay tập vở, …
ít ỏi là vậy nhưng đối với các em thật sự có ý nghĩa, tôi cảm nhận được sự phấn
khởi, vui mừng hiện hữu trên gương mặt từng em. Học sinh lớp tôi mong chờ tiết
sinh hoạt lớp vào cuối tuần, do đó tiết sinh hoạt không còn đơn điệu nữa, đã tạo
được sự thu hút và lan tỏa đến mỗi thành viên trong lớp. Chính vì thế, mặc dù là
một lớp con em người đồng bào dân tộc nhưng trong tổng kết thi đua hàng tuần,
tập thể lớp luôn được xếp thứ nhất, nhì của khối 12.
2.2.5. Triển khai ngay một số phong trào học tập trong lớp:
Triển khai ngay một số phong trào nhằm động viên, khích lệ học sinh đến
lớp và khuyến khích phong trào học tập của học sinh. Có thể điểm qua một vài
phong trào mà lớp tôi đã thực hiện có hiệu quả là:
+ Thứ nhất: Phong trào “tiếp sức đến trường” với mục đích thăm hỏi, động
viên học sinh có điều kiện khó khăn, học sinh đau ốm, cha mẹ học sinh đau ốm
nặng, người thân học sinh mất, … hoặc trao phần thưởng cho các học sinh có
thành tích học tập tốt nhằm khuyến khích học sinh đến trường.
+ Thứ hai: Phong trào “nuôi heo đất” giáo viên vận động học sinh tự kiếm
tiền (bắt cá, bắt lươn, lượm sắt, tiết kiệm tiền ăn vặt, …) tiết kiệm mỗi em 1.000
Giáo viên:
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
đồng/tuần. Cuối mỗi kỳ học, sẽ dùng số tiền tích góp được tặng thưởng cho các
em có thành tích cao.
+ Thứ ba: Phong trào “đôi bạn cùng tiến hoặc học nhóm” để giúp học sinh
có trách nhiệm hơn trong việc tự vận đọng nhau đến lớp cũng như giúp đỡ nhau
trong học tập. Để đạt hiệu quả, tôi chọn ra một số học sinh trong lớp có năng lực
tốt hơn rồi cho các em ấy tự trao đổi và tìm cho mình một bạn cùng tiến phù hợp
sao cho cả hai phải có điều kiện cùng học với nhau. Để phong trào đem lại hiệu
quả tích cực, tôi thường xuyên kiểm tra đột xuất trong giờ sinh hoạt lớp và nhắc
nhở ban cán sự lớp giám sát thực hiện; đồng thời kết hợp với giáo viên bộ môn
để nắm tình hình và tìm biện pháp giúp đỡ những đôi bạn còn yếu. Phong trào
này tạo điều kiện để các em học sinh có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tạo
sợi dây gắn kết các thành viên trong lớp.
2.2.6. Tổ chức các hoạt động giáo dục và định hướng nghề:
Động viên học sinh trong lớp tham gia các hoạt động ngoại khóa văn
nghệ, thể dục thể thao, … và kịp thời khen thưởng những học sinh đạt được
thành tích cao nhằm khích lệ tinh thần đối với các em. Việc khen thưởng đúng
người, đúng việc có hiệu ứng lan tỏa đến các thành viên còn lại của lớp.
Ngoài ra, tôi còn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, tuyên truyền về sức
khỏe sinh sản vị thành niên, an toàn giao thông, nạn tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trong các tiết sinh hoạt lớp bằng nhiều hình thức phong phú như:
Diễn kịch, kể chuyện, thi tìm hiểu, … thu hút được sự quan tâm của các học sinh
trong lớp và luôn đạt được mục đích giáo dục mà tôi đã đề ra.
Đối với hoạt động định hướng nghề, tôi thường trao đổi với các em thông
tin đổi mới phương pháp và hình thức thi của Bộ giáo dục. Trên cơ sở đó khoanh
vùng các đối tượng theo từng nhóm nghề, định hướng cho các em chọn nghề
nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương.
2.2.7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn và
các tổ chức khác trong nhà trường:
Giáo viên:
16
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
Ngoài thời gian làm công tác chủ nhiệm trên lớp, giáo viên chủ nhiệm cần
sắp xếp thời gian đến từng nhà học sinh để thăm hỏi sức khỏe gia đình các em.
Qua thực tế từ những lần thăm hỏi trực tiếp tại nhà, tôi đã hiểu rõ thêm từng đối
tượng học sinh của lớp mình về việc học tập ở nhà, điều kiện kinh tế gia đình,
sinh hoạt cuộc sống hằng ngày của các em. Từ đó tùy từng đối tượng mà tôi linh
hoạt đề ra kế hoạch giáo dục phù hợp.
Muốn nâng cao chất lượng học tập của lớp, ngoài những biện pháp nêu
trên bản thân tôi không ngừng học tập và sáng tạo trong việc áp dụng các
phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên đóng vai trò
hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ cho các em hoạt động học tập, do năng lực của
học sinh không đồng đều nên tôi có những biện pháp và kế hoạch cụ thể cho
từng đối tượng học sinh, đưa ra những mô hình trực quan gần gũi với các em để
các em dễ hiểu, dễ tiếp thu bài học đạt hiệu quả. Mục đích cuối cùng là giúp các
em có đầy đủ lượng kiến thức và kĩ năng cơ bản chuẩn bị cho kỳ thi trung học
phổ thông Quốc gia.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng của đề tài:
Bản thân tôi là giáo viên trẻ nhiệt huyết với nghề, gần như thấu hiểu được
khó khăn mà học sinh vùng cao … đang cố gắng khắc phục từng ngày để được
Giáo viên:
17
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
đến trường. Tôi càng khát khao đem cái chữ đến tận từng thôn, từng bản làng xa
xôi, hẻo lánh. Vì vậy, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ
nhiệm với các lớp mà đối tượng học sinh 100% là con em đồng bào dân tộc …,
tôi đã vận dụng linh hoạt những biện pháp nêu trên để công tác chủ nhiệm lớp
của tôi đạt kết quả cao nhất. Cụ thể:
Tổng số học sinh của lớp … năm học 2016 – 2017 là 31 em học sinh
người đồng bào dân tộc …. Trong suốt năm học, lớp không có học sinh nào bỏ
học giữa chừng, các em đi học chuyên cần và ý thức học tập được nâng cao rõ
rệt. Đặc biệt các em mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô, nhờ giáo viên giảng
giải những chỗ mà các em không hiểu, nhiều em đăng ký tham gia hoạt động văn
nghệ, thể thao đạt kết quả cao. Một số thành tích tiêu biểu mà lớp đã đạt được
phải kể đến là:
+ Xếp loại học lực cả năm: Khá đạt 10 em, trung bình đạt 21 em và không
có học sinh xếp loại yếu, kém.
+ Xếp loại hạnh kiểm cả năm: Tốt đạt 27 em, khá 4 em.
+ Học kỳ I và học kỳ III năm học 2015 – 2016 tập thể lớp được 2 lần nhận
giấy khen của ban giám hiệu về “Tập thể thực hiện tốt phong trào hai không” và
“tập thể đạt thành tích cao trong phong trào thi đua học tập”.
+ Em … là học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh.
+ Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm
lớp là con em người đồng bào dân tộc thiểu số mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện
thành công trong năm học 2015 – 2016 và đang tiếp tục áp dụng trong những
năm học tới. Tôi nghĩ rằng những biện pháp mà mình đưa ra có thể thực hiện
được đối với học sinh các lớp là con em người đồng bào dân tộc thiểu số ở mọi
cấp học trên địa bàn huyện. Mong rằng những kết quả mà sáng kiến đem lại sẽ
tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức đúng đắn của học sinh và phụ huynh là
người đồng bào dân tộc … nơi đây. Khắc phục được tình trạng đi học chưa
Giáo viên:
18
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
chuyên cần của học sinh, có như vậy thì công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên
mới đạt hiệu quả thiết thực nhất.
2. Kiến nghị:
+ Một là: Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương
tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên nhà trường được học tiếng dân tộc … để hoạt
động phối hợp giữa giáo viên và học sinh, giáo viên và phụ huynh thuận lợi hơn
góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong công tác chủ nhiệm.
+ Hai là: Trong công tác giảng dạy các lớp học sinh là con em người đồng
bào dân tộc thiểu số nên chọn những giáo viên lâu năm, đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm.
+ Ba là: Ban giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường cần thể hiện
quan tâm hơn nữa đến các em. Chẳng hạn như thầy cô trong ban giám hiệu nhà
trường đến dự giờ thăm lớp mỗi tháng 1 lần trong tiết sinh hoạt lớp nhằm gặp gỡ,
trao đổi thân mật với các em, khuyến khích động viên các em học tập tốt hơn.
+ Bốn là: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải
nghiệm thú vị với mục đích giúp cho học sinh trong toàn trường có cơ hội tìm
hiểu về bản sắc dân tộc … ở huyện …. Hơn nữa tôi cho rằng hoạt động này còn
tạo điều kiện để các em mạnh dạn thể hiện bản thân, thông qua đó rèn luyện cho
các em nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tác giả Hà Nhật Thăng “Phương pháp công tác của người giáo viên
trung học ở trường phổ thông”.
- Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Uẩn “Giáo trình tâm lý học đại cương”.
Giáo viên:
19
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018
- Luật giáo dục
- Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý – giáo
dục cho học sinh trung học (chương trình phát triển giáo dục trung học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
- Sổ điểm lớp.
- Sổ chủ nhiệm.
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện:
2. Đánh giá thực trạng
2.1. Tình hình chung
2.2. Tình hình thực tế
2.2.1. Về phía giáo viên
2.2.2. Về phía học sinh
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện
1.1. Đặc điểm của học sinh là con em người đồng bào dân tộc thiểu số
1.2. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm
2. Nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện
2.1. Nội dung, phương pháp tổng quát
2.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.2.1. Luôn gần gũi, quan tâm tới mọi học sinh của lớp
2.2.2. Xây dựng và phát huy tốt vai trò của đội ngũ ban cán sự lớp
2.2.3. Thành lập “tổ trưởng khu vực hay nhóm trưởng khu vực”
2.2.4. Làm tôt công tác thi đua giữa trong lớp
2.2.5. Triển khai ngay một số phong trào học tập trong lớp
2.2.6. Tổ chức các hoạt động giáo dục và định hướng nghề
2.2.7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn và các
1
3
3
3
3
tổ chức khác trong nhà trường
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng của đề tài
2. Kiến nghị
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo viên:
20
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên:
Năm học 2017 - 2018
21