Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SỬ DỤNG MIND MAP hỗ TRỢ tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO học SINH TRONG dạy học vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.33 KB, 8 trang )

SỬ DỤNG MIND MAP HỖ TRỢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
Lê Thị Kiều Oanh
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt: Mind Map hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi 250 triệu người trên thế giới, trong
đó có các tổ chức giáo dục và giáo viên các nước [2]. Ở Việt Nam, thuật ngữ Mind Map đã thu hút được
ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục. Lí thuyết về Mind Map cũng đã được
nhiều giáo viên quan tâm tìm hiểu và ứng dụng vào dạy học một số môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
Đối với các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt là Vật lý, việc ứng dụng Mind Map vào quá
trình dạy học mới chỉ ở những bước đầu và còn khá mới mẻ. Bài viết đề cập đến việc sử dụng Mind Map
hỗ trợ tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông.

1. MỞ ĐẦU
Để nâng cao chất lượng dạy học, các phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng vào
quá trình dạy học làm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); khắc
phục được tình trạng thầy đọc - trò chép, HS thụ động trong học tập. Tuy nhiên, các kết quả
nghiên cứu về não bộ cho thấy: Thông thường, một người trung bình chỉ sử dụng chưa đến 1%
tiềm năng của bộ não trong các lĩnh vực sáng tạo, ghi nhớ, học tập [2]. Câu hỏi đặt ra là: Chúng
ta sẽ đạt được những gì khi sử dụng 20%, 40% hay thậm chí 100% tiềm năng của bộ não? Học
tập như thế nào và sử dụng công cụ gì để tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng bộ não?
Giải pháp được hướng đến là nghiên cứu ứng dụng Mind Map (MM) vào dạy học. MM là
một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương
thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não. Sử dụng MM hỗ trợ tổ chức hoạt động
nhận thức (TCHĐNT) cho HS trong dạy học giúp khai phá tiềm năng vô tận của bộ não, phát
huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo của HS.
2. NỘI DUNG
2.1. Mind Map
MM (Bản đồ tư duy, Sơ đồ tư duy) là một hình
thức ghi chép sử dụng từ khóa, chữ số, màu sắc và
hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ý


tưởng hay hình ảnh trung tâm ở giữa MM sẽ được
phát triển bằng các nhánh chính. Các nhánh chính
được phân thành những nhánh nhỏ, những nhánh
(Hình 1)

nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu các vấn đề ở mức độ
sâu hơn.
2.2. Các bước vẽ MM


- Vẽ chủ đề chính ở trung tâm: HS thể hiện chủ đề chính là kiến thức trọng tâm của bài học
hoặc một phần của bài học ở giữa tờ giấy bằng hình ảnh hoặc từ khóa, làm nổi bật nội dung của
chủ đề chính bằng các yếu tố: kích thước, màu sắc…(Hình 2)
- Vẽ các tiêu đề phụ: Nội dung các tiêu đề phụ là các kiến thức cơ bản của bài học. Những
nội dung kiến thức này sẽ góp phần làm sáng tỏ nội dung của chủ đề chính. HS vẽ các tiêu đề
phụ bằng hình ảnh hoặc chữ in hoa quanh hình ảnh trung tâm theo hướng chéo góc (Hình 3).
- Vẽ các ý chính và chi tiết hỗ trợ: HS xác định những kiến thức hỗ trợ cho nội dung các
tiêu đề phụ, tiến hành vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Nên tận dụng các từ khóa và
hình ảnh trong khi vẽ. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên
nhánh (Hình 4).

Hình 2

Hình 3

Hình 4

- Hoàn thiện MM: Thêm các hình ảnh và sử dụng màu sắc giúp các ý quan trọng thêm nổi
bật, bổ sung các liên kết cần thiết để hoàn thiện MM.
MM được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau

đó là theo chiều kim đồng hồ [1]. Có thể vẽ MM bằng tay hoặc bằng các phần mềm Mind
Mapping. Việc sử dụng các phần mềm Mind Mapping sẽ làm cho việc lập Mind Map dễ dàng,
linh hoạt hơn.
2.3. Các ứng dụng của MM trong dạy học vật lý
MM là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập, giúp giáo viên và học sinh trình bày ý
tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài
học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa
ra ý tưởng mới…
Trong dạy học vật lý, ngoài các ứng dụng trên, MM còn được ứng dụng vào phân tích, giải
quyết vấn đề trong dạy học khái niệm, định luật vật lý; tóm tắt nội dung kiến thức theo đề cương,
theo chương, theo đoạn văn hoặc theo loại kiến thức vật lý. Có thể sử dụng MM hỗ trợ quá trình
TCHĐNT cho HS ở tất cả các loại bài lên lớp: bài nghiên cứu kiến thức mới; bài luyện tập, củng
cố kiến thức; bài thực hành thí nghiệm; bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức; bài kiểm tra, đánh giá
kiến thức, kỹ năng. Trong bài nghiên cứu kiến thức mới, có thể sử dụng MM hỗ trợ TCHĐNT
cho HS trong dạy học các khái niệm, định luật vật lý theo trình tự sau:


2.3.1. Các khái niệm vật lý
 Đối với những khái niệm đơn giản, gần gũi với đời sống hàng ngày của HS hoặc những
khái niệm mà HS đã làm quen ở những bài học trước, GV có thể:
- Cho HS lập MM để chi tiết hoá những ý tưởng, kiến thức và sự hiểu biết của mình trước
khi đi vào nghiên cứu nội dung khái niệm.
- Tổ chức cho HS nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) và khai thác các hình vẽ, thí nghiệm,
videoclips…từ thư viện điện tử hoặc internet để tham gia các hoạt động nhận thức (HĐNT) và
tìm hiểu nội dung khái niệm theo các giai đoạn điển hình. HS vừa tham gia các HĐNT, vừa so
sánh, đối chiếu với MM đã lập để bổ sung, chỉnh sửa.
HS LẬP MM CHI TIẾT HÓA SỰ HIỂU BIẾT CỦA MÌNH
VỀ KHÁI NIỆM KHỐI LƯỢNG

TỔ CHỨC CHO HS NGHIÊN CỨU SGK, KHAI

THÁC THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ, INTERNET ĐỂ: CHỈ
RA ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH TÍNH, ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH
LƯỢNG, PHÁT BIỂU KHÁI NIỆM, XÁC ĐỊNH

HS TRÌNH BÀY NỘI DUNG KHÁI NIỆM
DỰA VÀO MM ĐÃ LẬP; TRAO ĐỔI VÀ
HOÀN THIỆN MM

Tiến trình TCHĐNT cho HS trong
dạy học Khái niệm khối lượng

HS VẬN DỤNG KHÁI NIỆM ĐỂ GIẢI THÍCH
CÁC HIỆN TƯỢNG, GIẢI CÁC BÀI TẬP CÓ
LIÊN QUAN


- Cho HS trình bày nội dung của khái niệm dựa trên MM đã lập và trao đổi, bổ sung ý kiến
để có một MM hoàn thiện về khái niệm cần nghiên cứu.
- Cho HS vận dụng khái niệm để giải bài tập, giải thích các hiện tượng liên quan.
 Đối với những khái niệm khó: GV có thể tổ chức cho HS lập MM trong quá trình tham
gia các HĐNT.
- GV tổ chức tình huống học tập bằng một bài toán, một thí nghiệm mô phỏng, một hình
ảnh…; HS nhận thức được nội dung khái niệm cần xây dựng, lĩnh hội.
- GV lấy nội dung của khái niệm làm chủ đề chính ở trung tâm, sau đó vẽ thêm các tiêu đề
phụ và giới thiệu ý nghĩa của nó.
GV TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP, HS NHẬN THỨC ĐƯỢC KHÁI NIỆM CẦN NGHIÊN CỨU : GIA TỐC

GV GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHỦ ĐỀ CHÍNH VÀ CÁC TIÊU ĐỀ PHỤ CỦA MM

TỔ CHỨC CHO HS NGHIÊN CỨU SGK, KHAI THÁC THÔNG TIN ĐỂ LẬP MM XÂY DỰNG KHÁI NIỆM


HS TRÌNH BÀY NỘI DUNG KHÁI NIỆM,
TRAO ĐỔI VÀ HOÀN THIỆN MM

HS VẬN DỤNG KHÁI NIỆM ĐỂ GIẢI THÍCH
HIỆN TƯỢNG, GIẢI BÀI TẬP

Tiến trình TCHĐNT cho HS trong dạy học Khái niệm Gia tốc


- Tổ chức cho HS khai thác tranh ảnh, thí nghiệm, videoclips…từ thư viện điện tử hoặc
internet để tham gia các HĐNT và tìm hiểu nội dung khái niệm. HS vừa tham gia HĐNT, vừa
lập MM để đưa ra ý tưởng, phương án sáng tạo giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Để xây dựng
được một MM hoàn thiện, HS phải tích cực, chủ động tham gia vào các HĐNT từ đó hiểu sâu
sắc và ghi nhớ lâu hơn nội dung của khái niệm.
- HS lần lượt trình bày nội dung của khái niệm dựa trên MM đã lập và trao đổi, bổ sung ý
kiến để có một MM hoàn thiện về nội dung của khái niệm.
- Cho HS vận dụng khái niệm để giải bài tập, giải thích các hiện tượng liên quan.
2.3.2. Các định luật vật lý
Bước 1. Nêu sự kiện khởi đầu: GV sử dụng thí nghiệm, hình ảnh, đoạn video clip…giới
thiệu hiện tượng, làm xuất hiện mâu thuẫn nhận thức và yêu cầu HS dự đoán diễn biến của hiện
tượng, tìm nguyên nhân hoặc xác lập mối liên hệ nào đó.

GV cho HS quan sát thí nghiệm mô phỏng và yêu cầu HS dự
đoán về mối quan hệ giữa hai lực trong tương tác.

HS lập MM đưa ra
các dự đoán về mối
quan hệ giữa hai
lực trong tương tác.


HS nghiên cứu SGK, khai thác thư viện điện
tử, lập MM đề xuất phương án thí nghiệm
kiểm tra.

- GV cho HS tiến hành thí nghiệm với hai lực kế đứng yên.
- GV tiến hành thí nghiệm với hai lực kế chuyển động.
HS rút ra kết luận, phát biểu nội dung định luật
HS vận dụng định luật để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng có liên quan.
Tiến trình TCHĐNT cho HS trong dạy học nội dung Định luật III Niu-tơn


Bước 2. Xây dựng giả thuyết và suy ra hệ quả logic: GV yêu cầu HS vận dụng những kiến
thức đã biết hoặc khai thác, tìm kiếm thông tin từ SGK, internet, thư viện điện tử để giải thích
kết quả quan sát được. Trong trường hợp HS đã vận dụng tất cả những kiến thức, định luật đã
biết để giải thích hiện tượng nhưng không thành công, GV cho HS xây dựng các giả thuyết để
kiểm tra. HS lập MM đưa ra các giả thuyết để giải thích hiện tượng, chọn một giả thuyết để tiến
hành thí nghiệm kiểm tra.
Bước 3. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra: GV tổ chức cho HS lập MM đề xuất các phương án
thí nghiệm kiểm tra sự đúng đắn của giả thuyết. Nội dung của MM bao gồm: phương án, dụng
cụ, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. GV định hướng cho HS lựa chọn phương án tối ưu nhất
để tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Nếu kết quả thí nghiệm phù hợp; GV cho HS khẳng định mô
hình, giả thuyết chấp nhận được và phát biểu thành định luật. Nếu kết quả thí nghiệm không phù
hợp, GV tổ chức, hướng dẫn HS xây dựng mô hình, giả thuyết mới.
Bước 4. HS vận dụng định luật để giải thích các hiện tượng, giải bài tập liên quan.
3. KẾT LUẬN
Từ cơ sở lý luận và thực tế sử dụng MM hỗ trợ TCHĐNT cho HS trong dạy học vật lý cho
thấy:
- Trong quá trình chuyển hóa một nội dung kiến thức vật lý thành MM, HS phải đào sâu suy
nghĩ, tìm tòi đồng thời phải sử dụng các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng,

khái quát hóa…Chính vì vậy, sử dụng MM hỗ trợ TCHĐNT cho HS trong dạy học là một trong
những biện pháp để rèn luyện cho HS kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác tư duy và biện pháp
logic.
- Khi lập MM từ một nội dung bài học ở SGK, HS luôn tự đặt câu hỏi: Ở đây nói về vấn đề
gì? Vấn đề đó đề cập đến những khía cạnh nào? Trong những khía cạnh đó, khía cạnh nào là chủ
yếu, bản chất? Vì vậy, HS sẽ có được kỹ năng tách ra được nội dung bản chất từ tài liệu đọc
được, tìm được những nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học.
- Khi gia công trí tuệ chuyển hóa nội dung bài học thành MM, HS sẽ hiểu bài một cách sâu
sắc, chắc chắn. Sử dụng MM giúp HS chiếm lĩnh được tri thức, có được phương pháp tái tạo
kiến thức cho bản thân đồng thời phát huy được năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo của
HS trong dạy học.
- GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người
thiết kế, xây dựng các hoạt động tương ứng với nội dung kiến thức của bài học hoặc một phần
của bài học. Quá trình hướng dẫn HS xây dựng MM giúp GV thu được mối liên hệ ngược, phát
hiện kịp thời những sai sót của HS để điều chỉnh tối ưu quá trình dạy học.
4. KIẾN NGHỊ
Để việc TCHĐNT cho HS trong dạy học vật lý với sự hỗ trợ của MM diễn ra thành công và
mang lại hiệu quả cao trong dạy học, GV cần phải:
- Tổ chức cho HS tìm hiểu và làm quen với việc sử dụng MM.


- Tạo được môi trường học tập thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS:
chuẩn bị chu đáo về trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ: máy vi tính có kết nối internet, thư viện
điện tử hỗ trợ, thí nghiệm thật...
- Phân phối một cách hợp lý thời gian TCHĐNT: thời gian cho HS tự lực hoạt động chiếm
lĩnh tri thức, thời gian dành cho việc lập MM và thời gian GV dùng để chính xác hóa kiến thức.
Cần lưu ý rằng MM không phải là một tác phẩm hội họa vì vậy trong dạy học, GV tránh để cho
HS dành quá nhiều thời gian vào việc trang trí, trau chuốt MM mà không chú ý đến việc thực
hiện các nhiệm vụ học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tony Buzan (2008), Lập Bản đồ tư duy, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội.
[2] Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội.
[3] Hoàng Đức Huy (2009), Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên) (2006), Vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[5] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý
ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

UTILIZING MIND MAP TO SUPPORT THE PROCESS OF AWARENESS
OPERATIONS ORGANIZING OF STUDENTS IN TEACHING PHYSICS
Le Thi Kieu Oanh
Quang Binh University
Abtract: Recently, Mind Map is a device that has been used by about 250 million people all over the
world, where there are many educational organizations and teachers of many countries. In Vietnam,
Mind Map terminology has attracted more and more consideration of the educational researchers. The
theory of Mind Map is also caught attention of many teachers in order to do research and apply to teach
some subjects in the field of social sciences. With regards to the subjects in the field of natural sciences,
especially Physics, the application of Mind Map in teaching process is just in the first steps and quite new
as well. The paper deals with the utilizing Mind Map to support the process of awareness operations
organizing of students in teaching Physics in order to contribute significantly towards the improvement
of teaching effect and teaching quality in Physics in senior high school.




×