Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Những biến đổi văn hoá và tính cố kết cộng đồng hiện nay (nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình) (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.21 KB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

NGUYỄN THỊ HẰNG

NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ TÍNH CỐ KẾT
CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP DÂN TỘC MƢỜNG TẠI TỈNH HÕA BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

NGUYỄN THỊ HẰNG

NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ TÍNH CỐ KẾT
CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP DÂN TỘC MƢỜNG TẠI TỈNH HÕA BÌNH
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số : 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Đặng Cảnh Khanh


2. PGS.TS. Trịnh Văn Tùng

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐXH

: Biến đổi xã hội

BSVH

: Bản sắc văn hóa

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐSXH


: Đời sống xã hội

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

VHTT

: Văn hóa tinh thần

VHVC

: Văn hóa vật chất

VHXH

: Văn hóa xã hội


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................................4
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ........................................................................5
5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................6
6. Kết cấu luận án ....................................................................................................7
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................... 8
Chƣơng 1. TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8
1.1. Đôi điều dẫn nhập ............................................................................................8

1.2 Về những thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc .............................13
1.2.1. Hƣớng nghiên cứu khái quát hóa .............................................................. 13
1.2.2. Hƣớng nghiên cứu dân tộc chí .................................................................. 15
1.2.3. Hƣớng nghiên cứu chuyên sâu ................................................................. 17
1.2.4. Những nghiên cứu về biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng của
ngƣời Mƣờng ..................................................................................................... 19
1.3. Mấy nhận xét sơ bộ về định hƣớng nghiên cứu..............................................21
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 24
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 26
2.1. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài ...........................................................26
2.1.1. Tiếp cận theo lý thuyết hành động xã hội (còn gọi là phân tích văn hóa)
của Max Weber .................................................................................................. 26
2.1.2. Tiếp cận theo lý thuyết đoàn kết xã hội và ý thức tập thể của Émile
Durkheim............................................................................................................ 31
2.1.3. Quan điểm/phƣơng pháp lịch sử.............................................................. 35
2.2. Định nghĩa và các khái niệm làm việc ............................................................36
2.2.1. Văn hóa ..................................................................................................... 36
2.2.2. Biến đổi văn hóa ....................................................................................... 38
2.2.3. Tính cố kết cộng đồng .............................................................................. 38


2.2.4. Dân tộc Mƣờng .........................................................................................39
2.3. Thao tác hóa khái niệm làm việc ....................................................................40
2.4. Sơ đồ phân tích ...............................................................................................42
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................43
2.5.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu ................................................................. 43
2.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ..................................................................... 43
2.5.3. Phƣơng pháp quan sát tham gia ................................................................ 45
2.5.4. Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi ..................................... 45
2.5.5. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia ......................................................... 47

2.6. Bối cảnh kinh tế - xã hội và địa bàn nghiên cứu ............................................48
2.6.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ........................................................................... 48
2.6.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 51
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 56
Chƣơng 3. SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TÍNH CỐ KẾT CỘNG
ĐỒNG .......................................................................................................................57
3.1.Tập quán sản xuất và tính cộng đồng ..............................................................57
3.2. Văn hóa ẩm thực và tính cố kết cộng đồng ....................................................62
3.2.1. Một số giá trị ẩm thực cổ truyền của ngƣời Mƣờng ................................. 62
3.2.2. Thực trạng và sự biến đổi văn hóa ẩm thực của ngƣời Mƣờng trong thời
kỳ Đổi mới .......................................................................................................... 66
3.3. Trang phục và tính cộng đồng ........................................................................69
3.3.1. Trang phục truyền thống của ngƣời Mƣờng ............................................. 69
3.3.2. Sự biến đổi trang phục và tính cộng đồng ................................................ 76
3.4. Văn hoá ở và tính cộng đồng ..........................................................................79
3.4.1 Nhà ở truyền thống của ngƣời Mƣờng ...................................................... 80
3.4.2. Thực trạng nhà ở của ngƣời Mƣờng ......................................................... 91
Tiểu kết Chƣơng 3................................................................................................... 96
Chƣơng 4. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TINH THẦN VÀ TÍNH CỐ KẾT CỘNG
ĐỒNG .......................................................................................................................98
4.1. Nghi thức hôn nhân, cƣới hỏi và tính cố kết cộng đồng.................................98
4.2. Việc tang ma và tính cố kết cộng đồng ........................................................105
4.3. Tục thờ cúng tổ tiên, lễ hội và tính cố kết cộng đồng ..................................112


Tiểu kết Chƣơng 4................................................................................................. 119
Chƣơng 5. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ TÍNH CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG..121
5.1. Biến đổi trong quan hệ gia đình, dòng họ và tính cố kết cộng đồng trong gia
đình ngƣời Mƣờng ...............................................................................................122
5.1.1. Quan hệ gia đình, dòng họ và tính cố kết cộng đồng của ngƣời Mƣờng

cổ truyền........................................................................................................... 122
5.1.2. Thực trạng quan hệ gia đình, dòng họ và tính cố kết cộng đồng của ngƣời
Mƣờng hiện nay ................................................................................................124
5.2. Tổ chức đời sống cộng đồng ngƣời Mƣờng .................................................127
5.2.1. Mối quan hệ làng bản và tính cố kết cộng đồng của ngƣời Mƣờng cổ truyền127
5.2.2. Mối quan hệ làng bản và tính cố kết cộng đồng của ngƣời Mƣờng
hiện nay ............................................................................................................138
Tiểu kết Chƣơng 5................................................................................................. 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát ................................................................................. 47
Bảng 2.2. Nhóm tuổi của ngƣời trả lời ..................................................................... 47
Bảng 2.3. Cơ cấu nghề nghiệp của ngƣời đƣợc khảo sát .......................................... 47
Bảng 2.4. Cơ cấu nghề nghiệp của ngƣời đƣợc khảo sát .......................................... 47
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của các hộ đƣợc khảo sát.................................................. 59
Bảng 3.2. Thực trạng ẩm thực truyền thống của các hộ đƣợc khảo sát (%) ............. 67
Bảng 3.3. Tỷ lệ ngƣời mặc trang phục truyền thống ở địa phƣơng phân theo
nhóm tuổi ..................................................................................................................77
Bảng 3.4. Mặc trang phục truyền thống phân theo vùng (tỷ lệ %) ........................... 79
Bảng 3.5. Thực trạng các loại nhà ở của ngƣời Mƣờng ........................................... 92
Bảng 3.6. Mong muốn làm nhà ở phân theo nhóm tuổi ........................................... 94
Bảng 4.1. Việc đăng ký kết hôn của ngƣời Mƣờng Hòa Bình hiện nay ................. 101
Bảng 4.2. Không gian kết hôn của ngƣời Mƣờng theo các nhóm tuổi (%) ............ 102
Bảng 4.3. Về trang phục cƣới của ngƣời Mƣờng Hòa Bình hiện nay (%) ............. 104

Bảng 4.4. Sự tham gia của ngƣời dân vào các lễ hội cổ truyền (%) ....................... 118
Bảng 5.1. Tỷ lệ hộ nhờ cậy anh, em, họ hàng, cộng đồng lúc có việc quan trọng .... 126


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ 1: Sự vận hành của văn hóa và tính cộng đồng từ ngày Đổi mới (1986) đến
nay (2015) ................................................................................................................. 41
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hòa Bình (năm 2014) ........................................... 53
Hình 1: Mâm cỗ truyền thống của ngƣời Mƣờng Vang ........................................... 63
Hình 2: Tục hút thuốc lào truyền thống của ngƣời Mƣờng Vang ............................ 66
Hình 3: Trang phục truyền thống của ngƣời Mƣờng (Sƣu tầm) ............................... 69
Hình 4: Vị trí nhà ở truyền thống của ngƣời Mƣờng ................................................ 80
Hình 5: Miếu thờ thần Đất (Thổ Công) của ngƣời Mƣờng truyền thống ................. 81
Hình 6: Cầu thang nhà sàn Mƣờng truyền thống ở Mƣờng Bi ...................................... 82
Hình 7: Tiếp khách tại nhà sàn truyền thống của ngƣời Mƣờng .............................. 87
Hình 8: Gia chủ ngồi bên cửa vóong truyền thống ở Mƣờng Thàng ........................ 89
Hình 9: Bếp lửa truyền thống của ngƣời Mƣờng Bi Nguồn: Khảo sát thực tế
năm 2013 ..................................................................................................................90


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển, biến đổi là quy luật tất yếu của các sự vật, hiện tƣợng nói
chung và văn hóa nói riêng. Trong tiến trình lịch sử, không có nền văn hóa nào lại
không tiếp thu, ảnh hƣởng và biến đổi do tác động của những điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định. Các nền văn hóa của các dân tộc, trong khi tồn tại, tự thân nó đã chứa
đựng và tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới nhƣ một quá trình tự nhiên, rồi khi có
những tác động mạnh của những điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách xã hội thì
sự biến đổi diễn ra càng rõ nét. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi trong thực tiễn,

nền văn hóa dân tộc này bị ảnh hƣởng bởi nền văn hóa dân tộc kia để thậm chí dẫn
đến nhiều nền văn hóa bị mai một, mất đi bản sắc riêng của mình. Văn hóa dân tộc
Mƣờng, một dân tộc có bề dày hàng ngàn năm lịch sử trên đất nƣớc Việt Nam, cũng
không là một ngoại lệ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, ở trong nƣớc thì
đó là tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và nền kinh tế thị trƣờng, nền văn
hóa Việt Nam đang có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Bằng cảm quan đời
thƣờng, chúng ta cũng có thể cảm nhận đƣợc sự chuyển động lớn lao này – một sự
chuyển động mà trong đó không tránh khỏi sự xen cài giữa cái mới và cái cũ, cái
tiến bộ và cái lạc hậu, thậm chí không thiếu những cái đƣợc coi là ngoại lai, mất
gốc. Chẳng hạn, trong lĩnh vực văn hóa vật chất, chúng ta không chỉ chứng kiến
cảnh quần jean áo pull song hành cùng quần nhiễu áo the, khăn xếp. Mà trong các
lĩnh vực khác của cuộc sống nhƣ ăn uống, nhà ở, đi lại và tập quán lao động sản
xuất cũng xảy ra tình trạng tƣơng tự. Trong các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời
trong gia đình, họ hàng, làng bản, ngƣời ta cũng thấy từ các khuôn mẫu ứng xử,
các vai trò xã hội đến sự liên kết cộng đồng cũng không còn vận hành nhƣ cũ,
chúng cũng bị lai tạp giữa ta và tây, giữa nông thôn và thành thị. Cũng nhƣ vậy,
trong đời sống tâm linh, tín ngƣỡng, các lễ cƣới, lễ tang, lễ hội lại đang làm nảy
sinh một hiện tƣợng mới đƣợc gọi là “văn hóa phong bì”, khiến nhiều ngƣời nghĩ
rằng nghi lễ cổ truyền ở ta bị “thƣơng mại hóa”.
1


Trƣớc thực trạng đó, trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, cũng nhƣ
trong dƣ luận xã hội nói chung, ngƣời ta cho rằng đó là sự xuống cấp của đạo đức,
ngƣời khác lại gọi đó là sự rối loạn của hệ giá trị xã hội. Từ đó nhiều ngƣời tỏ ra lo
lắng đến sự phai nhạt của nền văn hóa nƣớc nhà – một nền văn hóa đã tồn tại qua
hàng ngàn năm lịch sử. Điều cần lƣu ý là, những hiện tƣợng xã hội nhƣ vừa nêu
không chỉ diễn ra ở ngƣời Việt, mà còn có cả ở các dân tộc thiểu số anh em khác,
trong đó có tộc ngƣời Mƣờng nói chung và ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình nói riêng.

Vậy có phải nền đạo đức của chúng ta đang “xuống cấp”, hệ giá trị xã hội
đang “rối loạn” và bản sắc văn hóa Việt Nam đang bị đe dọa. Thiết nghĩ, để góp
phần trả lời các câu hỏi vừa đặt ra, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn
diện và có hệ thống về sự vận hành và biến đổi của văn hóa Việt Nam trong xu thế
phát triển của nhân loại. Bởi chỉ có nhƣ vậy, chúng ta mới tránh đƣợc những sai lầm
mang tính siêu hình và cục bộ.
Nhƣ chúng ta đã biết, từ trƣớc đến nay, cả trong thời kỳ Đổi mới (từ 1986)
cũng nhƣ các giai đoạn trƣớc đó – Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi văn hóa không chỉ
là mục tiêu mà còn là động lực để phát triển con ngƣời và xã hội. Trong Nghị quyết
Trung ƣơng lần 5 (khóa VIII). Đảng đã xác định xây dựng “nền văn hóa Việt Nam
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Điều đó có nghĩa là nền
văn hóa của chúng ta đƣợc cấu thành bởi hai hợp phần rất cơ bản: “tiên tiến” và
“bản sắc dân tộc”. Từ đó đến nay, qua mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,
mục tiêu ấy ngày càng đƣợc cụ thể hóa thành các chƣơng trình hành động trong việc
điều hành thực tiễn từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Dựa vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng ở cả hai mặt nhận thức lý luận và
điều hành thực tiễn, chúng ta có cơ sở để hiểu sâu sắc hơn sự vận hành và biến đổi
của nền văn hóa Việt Nam hiện nay. Có thể ví nền văn hóa ấy nhƣ một dòng sông
vỗ sóng xuôi về biển cả, trong đó, không chỉ có những lớp sóng nổi lên trên bề mặt
mà còn có cả những lớp sóng ngầm tiềm ẩn dƣới lòng sâu. Sóng trên bề mặt thì gây
ấn tƣợng tức thì vào cảm quan của ngƣời ta, nó dễ dàng thay đổi và không tránh
khỏi mang theo ít nhiều bọt bèo và cả rác. Trong khi đó, những lớp sóng tiềm ẩn
dƣới lòng sông lại thể hiện những gì tƣơng đối ổn định và bền vững, tạo nên bản sắc
2


của một nền văn hóa. Trong số những gì ổn định và bền vững tạo nên bản sắc của
nền văn hóa ấy, theo tác giả, tính cố kết cộng đồng là một đặc trƣng tiêu biểu và đây
cũng là điều mà chúng ra cần lƣu ý.
Xuất phát từ những tiền đề vừa nêu, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài cho

Luận án của mình là: “Những biến đổi văn hoá và tính cố kết cộng đồng hiện nay:
nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Trên tƣ cách là một
nghiên cứu trƣờng hợp, với hi vọng góp phần nhận thức về sự vận hành và biến đổi
văn hóa Mƣờng trong bối cảnh hội nhập, qua đó cung cấp các luận cứ khoa học cho
sự nghiệp xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà
toàn Đảng, toàn dân ta đang hƣớng tới hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đặt vấn đề nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của ngƣời Mƣờng trong thời kỳ
Đổi mới trên cả ba phƣơng diện là văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã
hội, song không dừng lại ở đó, nghiên cứu này còn đi sâu thêm một chút nữa – đó là
thông qua các biến đổi văn hóa bề nổi đó để tìm hiểu một đặc điểm ẩn chìm và
xuyên suốt của chúng là tính cố kết cộng đồng, với tƣ cách là một phẩm chất tạo
nên bản sắc văn hóa của ngƣời Mƣờng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm
vào hai lĩnh vực hoạt động cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó tìm hiểu thực trạng và các nhân tố tác động
đến sự biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng của dân tộc Mƣờng. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mƣờng, góp
phần cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng “nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà đất nƣớc ta đang hƣớng tới.
- Về mặt khoa học, theo thông lệ quốc tế, các kết quả nghiên cứu thực
nghiệm ít nhiều mang tính hệ thống trong nghiên cứu này sẽ đƣợc lƣu giữ làm tài
liệu đối chiếu và so sánh trong các nghiên cứu lặp lại ở những năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp nghiên
cứu về biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng của dân tộc Mƣờng.
3


 Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sự biến đổi văn hóa dân tộc

Mƣờng, đặc biệt là sự thay đổi về tính cố kết cộng đồng dƣới tác động của
những điều kiện kinh tế - xã hội của thời kỳ Đổi mới.
 Phân tích các nhân tố tác động làm biến đổi văn hóa và tính cố kết của cộng
đồng dân tộc Mƣờng và chỉ ra xu hƣớng biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng
đồng dân tộc Mƣờng.
 Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Mƣờng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đó là những biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng dân tộc Mƣờng ở
Hòa Bình.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Là cộng đồng dân tộc Mƣờng tại tỉnh Hòa Bình, cụ thể là ở bốn vùng Mƣờng
tiêu biểu là Mƣờng Bi (huyện Tân Lạc), Mƣờng Vang (huyện Lạc Sơn), Mƣờng
Thàng (huyện Cao Phong) và Mƣờng Động (huyện Kim Bôi).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Tỉnh Hòa Bình
 Về thời gian: Tập trung vào thời kỳ Đổi mới (từ 1986 đến nay). Tuy nhiên,
để có thể thấy đƣợc sự biến đổi văn hoá của ngƣời Mƣờng thời Đổi mới, cũng cần
đối chiếu các khuôn mẫu, mô hình văn hoá của thời kỳ này với các thời kỳ đã lùi
vào lịch sử, mà trực tiếp nhất là so sánh với thời kỳ bao cấp.
 Về vấn đề nghiên cứu: Nhƣ đã nói, văn hóa là một hiện tƣợng xã hội rộng
lớn, nó bao phủ lên toàn bộ cả ba môi trƣờng hoạt động và sinh sống của con ngƣời,
là môi trƣờng thiên nhiên, môi trƣờng xã hội và môi trƣờng nội tâm của con ngƣời.
Tƣơng ứng với ba môi trƣờng đó là ba loại hình văn hóa, đó là VHVC, VHTT và
VHXH. Ba loại hình văn hóa là nét chung phổ biến của toàn nhân loại. Nhƣng ở
mỗi quốc gia, dân tộc hay ở mỗi tộc ngƣời, quá trình vận hành của ba loại hình văn
hóa ấy lại làm nảy sinh những thuộc tính cơ bản tạo thành bản sắc riêng của mình.
Một trong những thuộc tính cơ bản tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung,
4



cũng nhƣ văn hóa dân tộc Mƣờng nói riêng là tính cố kết cộng đồng. Do đó, vấn đề
trọng tâm của nghiên cứu này là tìm hiểu sự vận hành và biến đổi của các loại hình
văn hóa nói chung cũng nhƣ tính cố kết cộng đồng của ngƣời Mƣờng Hòa Bình
trong thời kỳ Đổi mới đã và đang diễn ra nhƣ thế nào?
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
4.1.1. Dƣới tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội của thời kỳ Đổi mới,
đời sống văn hóa của ngƣời Mƣờng Hòa Bình đã và đang biến đổi nhƣ thế nào? Các
hợp phần cơ bản của nó nhƣ văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội
có biến đổi giống nhau không?
4.1.2. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, trong bối cảnh kinh tế - xã hội chung đó, nét
văn hóa ẩn chìm tạo nên bản sắc văn hóa Mƣờng là tính cố kết cộng đồng có biến
đổi không? Nếu có thì xu hƣớng biến đổi của nó ra sao?
4.1.3. Các nhân tố nào tác động đến sự biến đổi biến đổi văn hóa Mƣờng ?
Mức độ tác động mạnh, yếu của từng nhân tố đó tới sự biến đổi văn hóa Mƣờng nhƣ
thế nào?
4.1.4. Nhìn chung, sự biến đổi văn hóa Mƣờng ở cả bề nổi (văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội) và bề sâu (tính cố kết cộng đồng) có phản ánh
mục tiêu xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào các câu hỏi trên, tác giả đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu dƣới đây:
4.2.1. Dƣới tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội của thời kỳ Đổi mới
(xem Sơ đồ phân tích 1), đời sống văn hóa của ngƣời Mƣờng đã và đang có sự biến
đổi khá mạnh mẽ. Trong đó, văn hóa vật chất thay đổi nhanh và triệt để hơn hai loại
hình còn lại là văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội.
4.2.2. Trong sự biến đổi chung đó, tính cố kết cộng đồng của ngƣời Mƣờng
với tƣ cách một thuộc tính làm nên bản sắc văn hóa Mƣờng đang ngày càng đƣợc
mở rộng vƣợt qua khuôn khổ của bản làng (nhờ có các phƣơng tiện sinh hoạt mới

nhƣ xe máy, điện thoại di động, internet,...), đồng thời nó cũng có sự chi phối trở lại
đối với các lĩnh vực văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.
5


4.2.3. Có nhiều nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hóa dân tộc Mƣờng,
trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là sự thay đổi về tập quán và công cụ sản xuất.
Sự thay đổi về tập quán và công cụ sản xuất là nguyên nhân chính dẫn tới sự biến
đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng của dân tộc Mƣờng.
4.2.4. Trong sự biến đổi chung đó, có những yếu tố cổ truyền đang bị mai
một dần, lại cũng có những yếu tố đƣợc cách tân, đổi mới, hoặc đƣợc nâng cao hơn,
song nhìn chung, văn hóa Mƣờng hiện nay vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập, vừa
giữ gìn và phát huy đƣợc bản sắc riêng của mình. Sự biến đổi đó đã góp phần phản
ánh mục tiêu xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
5. Đóng góp mới của luận án
Đóng góp mới của luận án này, theo tác giả, đƣợc thể hiện ở bốn điểm cơ
bản sau đây:
5.1. Nhìn nhận và nghiên cứu văn hoá dân tộc Mƣờng nhƣ một hệ thống
đƣợc cấu thành từ ba loại hình: VHVC, VHTT và VHXH. Trƣớc đây, loại hình
VHXH thƣờng bị gộp chung vào với VHTT, thì nay tác giả đã mạnh dạn tách nó ra
thành một lĩnh vực riêng, song hành cùng với VHTT và VHVC. Những biểu hiện
cơ bản của VHXH đƣợc điều tra, khảo sát và trình bày trong luận án này là các
khuôn mẫu ứng xử, các vai trò xã hội đƣợc thể hiện trong các mối quan hệ giữa con
ngƣời với con ngƣời từ trong gia đình, dòng họ, đến các mối quan hệ làng bản và tổ
chức cộng đồng của ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình.
5.2. Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu về
ngƣời Mƣờng và văn hóa Mƣờng. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chỉ dừng lại ở
việc mô tả các khuôn mẫu, các mô hình, các tình tiết của văn hóa Mƣờng đã đƣợc định
hình trong lịch sử, nghĩa là nghiên cứu văn hóa ở dạng tĩnh với việc tách rời từng yếu
tố và trừu tƣợng hóa chúng để phân tích, chứ chƣa có mấy ai đi sâu nghiên cứu văn

hóa Mƣờng ở các dạng thức sống động trong sự vận hành và biến đổi của nó. Trong
nghiên cứu ngày, nhƣ tiêu đề luận án đã chỉ rõ, là nghiên cứu văn hóa Mƣờng trong sự
biến đổi. Vì vậy, ngƣời viết đã tập trung vào sự vận hành của văn hóa Mƣờng trong
thời kỳ Đổi mới với tất cả những biểu hiện khác nhau của nó (nhƣ giao lƣu, tiếp xúc và
tiếp biến văn hóa, cũng nhƣ những mâu thuẫn, xung đột nội tại của nó trong quá trình
6


biến đổi). Nghĩa là luận án nghiên cứu văn hóa ở thể “động”, chứ không phải ở dạng
“tĩnh” nhƣ nhiều công trình đã công bố.
5.3. Việc so sánh làm nổi bật sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu có thể
xem xét nhƣ là một minh chứng thuyết phục cho lý thuyết về sự khuyếch tán văn
hóa. Ở những vùng “ven”, nơi có sự giao lƣu, tiếp xúc nhiều hơn với nền văn hoá
ngoại vi, thì cũng là nơi sự tiếp biến văn hoá diễn ra mạnh mẽ hơn. Bổ sung vào đó,
việc vận dụng cách tiếp cận liên ngành (dân tộc học, xã hội học, văn hoá học), để từ
đó làm nổi bật đƣợc các chiều cạnh khác nhau của sự biến đổi từ truyền thống đến
hiện đại cũng là một điểm mới của nghiên cứu này.
5.4. Đóng góp quan trọng nhất của luận án – đó là nghiên cứu mối quan hệ
tƣơng hỗ giữa những biến đổi văn hóa đƣợc biểu hiện trên bề mặt (thể hiện qua văn
hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần) và nét văn hóa ẩn chìm ở bề sâu
là tính cố kết cộng đồng, một thuộc tính tạo ra bản sắc văn hóa của ngƣời Mƣờng
Hòa Bình trong thời kỳ Đổi mới. Việc nghiên cứu mối quan hệ tƣơng hỗ này đã
cho thấy sự vận hành và biến đổi văn hóa của ngƣời Mƣờng hiện nay không chỉ
giúp cho ngƣời Mƣờng tiếp biến và hội nhập ngày càng sâu với các dân tộc khác ở
Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới, mà bản sắc văn hóa Mƣờng cũng ngày càng đƣợc
phát huy và phát triển.
6. Kết cấu luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục
đính kèm, nội dung luận án đƣợc chia thành 5 chƣơng. Cụ thể là:
Chương 1: Trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu văn hóa dân tộc

Mƣờng, từ đó xác định nội dung và phƣơng hƣớng nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Đây là
những tiền đề, những tri thức, những công cụ cần thiết để triển khai nghiên cứu thực
nghiệm những chƣơng tiếp theo;
Chương 3: Mô tả và phân tích sự biến đổi VHVC, trong đó bao gồm các yếu
tố nhƣ ẩm thực, trang phục, nhà ở, việc đi lại, tập quán sản xuất trong mối quan hệ
tƣơng hỗ với tính cộng đồng của ngƣời Mƣờng tỉnh Hòa Bình thời Đổi mới.
Chương 4: Mô tả và phân tích sự biến đổi văn hóa tinh thần với các yếu tố cơ
7


bản là ngôn ngữ, lễ cƣới, lễ tang và lễ hội trong mối quan hệ tƣơng hỗ với tính cộng
đồng của ngƣời Mƣờng tỉnh Hòa Bình thời Đổi mới.
Chương 5: Mô tả và phân tích sự biến đổi VHXH với các biểu hiện cụ thể là
các mối quan hệ gia đình, dòng họ, bản làng và tổ chức đời sống cộng đồng trong mối
quan hệ tƣơng hỗ với tính cộng đồng của ngƣời Mƣờng tỉnh Hòa Bình thời Đổi mới.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Đôi điều dẫn nhập
Để có thể viết tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận
án, tác giả nhận thấy cần sơ lƣợc về các khái niệm nhƣ văn hóa, tính cố kết cộng
đồng, cũng nhƣ một số vấn đề kéo theo nhƣ sự biến đổi và mối quan hệ tƣơng hỗ
giữa hai khái niệm này.
1.1.1. Văn hóa: là một khái niệm có nội hàm và ngoại biên vô cùng rộng lớn,
nó trùm lên và bao phủ mọi phƣơng diện của đời sống xã hội, nó thể hiện tính vô
tận của cuộc sống con ngƣời. Ở đây, luận án không đi sâu vào các định nghĩa về văn
hóa (vì điều này đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2 – cơ sở lý luận và thực tiễn của đề
tài), mà chỉ tập trung vào diện bao phủ của văn hóa hay nói khác đi là các loại hình

văn hóa.
Nhƣ chúng ta đã biết, trƣớc đây, trong khoa học cũng nhƣ trong đời sống xã
hội, ngƣời ta chỉ phân chia văn hóa thành hai loại hình, đó là văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần. Nhƣng sự phân chia này vẫn còn khá trìu tƣợng, gây cản trở cho
quá trình nhận thức cũng nhƣ trong các hoạt động thực tiễn hàng ngày. Nhằm khắc
phục nhƣợc điểm đó (mà cụ thể là khắc phục sự đối lập một cách trìu tƣợng giữa
tính vật chất và tính tinh thần của văn hóa), vào những năm 90 của thế kỷ trƣớc,
UNESCO đã tổ chức thảo luận và đi đến nhất trí dùng các thuật ngữ mới: văn hóa
vật thể (tangible culture) và văn hóa phi vật thể (intangible culture) để chỉ hai lĩnh
vực tƣơng đối đối lập của văn hóa.
8


Nhƣng nhận thức là một quá trình, còn con ngƣời cũng luôn không thỏa mãn
với những thành tựu đã đạt đƣợc. Về sau này, để tạo thuận lợi cho việc thao tác hóa
khái niệm “văn hóa” cho phù hợp với biểu hiện của nó đang diễn ra trong cuộc
sống, các nhà nhân học và xã hội học không còn dựa vào phép “nhị phân” truyền
thống nữa, họ đã nhìn nhận sự vận hành của văn hóa từ góc nhìn “tam phân”. Khi
cho rằng con ngƣời luôn đồng thời sống với ba môi trƣờng: môi trƣờng thiên nhiên,
môi trƣờng xã hội và môi trƣờng nội tâm của chính mình. Để thích ứng với môi
trƣờng thiên nhiên, con ngƣời đã sáng tạo ra loại hình văn hóa vật chất; cũng tƣơng
tự nhƣ vậy, tƣơng ứng với môi trƣờng của các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời là văn
hóa xã hội; tƣơng ứng với môi trƣờng nội tâm là văn hóa tinh thần (theo L.G.Iomin
1996, Mai Văn Hai và cộng sự 2011). Theo đó, văn hóa vật chất đƣợc quan niệm là
các sự việc về ẩm thực, trang phục, cƣ trú, đi lại, tập quán lao động sản xuất; văn
hóa xã hội là các khuôn mẫu ứng xử giữa ngƣời với ngƣời, các vai trò và thiết chế
xã hội; văn hóa tinh thần là niềm tin, khát vọng, tri thức đƣợc thể hiện ra bằng ngôn
ngữ, phong tục tập quán và tôn giáo, tín ngƣỡng,.v.v.
1.1.2. Có nhiều định nghĩa khác nhau về cộng đồng, tuy nhiên, khái niệm
cộng đồng với tƣ cách nhƣ là một khái niệm làm việc trong luận án này, đƣợc tác

giả thống nhất nhƣ sau:
Cộng đồng là một tập hợp dân cƣ sinh sống trên cùng một lãnh thổ, và do vậy,
họ thƣờng có ý thức, tình cảm và sự thống nhất trong một địa phƣơng và khả năng
tham gia những hành động mang tính tập thể vì lợi ích và trách nhiệm chung (nhƣ
lợi ích về kinh tế, lãnh thổ, nghề nghiệp, môi trƣờng xã hội,...). Xét theo quy mô,
cộng đồng đƣợc hình thành từ nhiều cấp độ, từ vi mô nhƣ gia đình, dòng họ (là
cộng đồng tập hợp theo nguyên tắc thân thuộc), làng xã (theo nguyên tắc láng
giềng),… đến cấp độ vĩ mô nhƣ dân tộc (theo nguyên tắc chính trị xã hội), tộc ngƣời
(theo tiêu chí cùng chung nguồn gốc),.v.v. Đối với cộng đồng ngƣời Mƣờng, cộng
đồng đƣợc thể hiện ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô.
Trong mỗi cộng đồng, con ngƣời có mối quan hệ với nhau, có sự liên kết, gắn
kết tình cảm, kinh tế với nhau một cách bền chặt tạo thành tính cố kết cộng đồng.
Nói khác đi, tính cố kết cộng đồng phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với
9


con ngƣời trong sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt hàng ngày, phản ảnh cách ứng xử
lành mạnh, lạc quan, đức tính đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau giữa những con ngƣời có
cùng hoàn cảnh.
Cố nhiên là tính cố kết cộng đồng với tƣ cách là một giá trị văn hóa và xã hội
thì ở dân tộc nào trên thế giới cũng đều có, song tiêu biểu nhất vẫn là ở phƣơng
Đông, nhất là ở các nƣớc Đông Nam Á, do đặc trƣng trồng lúa nƣớc quy định.
Để minh chứng cho nhận định vừa nêu, tác giả xin dẫn ra một đoạn văn của
Karl Max. Trong công trình Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac, Marx đã
phân tích về tâm lý ngƣời tiểu nông Pháp (và cũng là tâm lý chung của những ngƣời
tiểu nông ở những nƣớc làm ruộng khô khác) nhƣ sau: “Ngƣời tiểu nông là một
khối quần chúng rộng lớn, trong đó, tất cả mọi thành viên đều sống trong một hoàn
cảnh nhƣ nhau, nhƣng giữa họ lại không có những quan hệ nhiều mặt nó ràng buộc
họ lại. Phƣơng thức sản xuất của ngƣời tiểu nông không liên kết họ lại với nhau mà
lại làm cho họ tách rời nhau; mỗi gia đình nông dân gần nhƣ tự túc hoàn toàn, họ

trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là trao đổi với xã hội. Điều đó tạo nên tính rời rạc
của khối quần chúng nông dân: bao gồm những gia đình riêng lẻ với mảnh đất con
con. Cái khối quần chúng lớn lao này chỉ giản đơn là một đại lƣợng đồng danh hợp
lại mà thành. Đại khái giống nhƣ những củ khoai tây cùng nằm trong một bao tải
khoai thì ngƣời ta gọi là một bao tải khoai. Còn giữa các củ khoai nằm cạnh nhau đó
thì chẳng liên quan gì với nhau hết. Họ chỉ là giai cấp khi so với giai cấp khác, còn
giữa những ngƣời tiểu nông với nhau thì lợi ích giống nhau của họ không tạo nên
một mối liên hệ cộng đồng nào cả, một mối liên hệ toàn quốc nào cả”[11].
Không giống với ngƣời tiểu nông Pháp, cũng nhƣ ngƣời tiểu nông của những
xứ sở canh tác trên nền ruộng khô, ngƣời tiểu nông ở khu vực Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam và ngƣời Mƣờng, lại là ngƣời nông dân trồng lúa nƣớc. Mà văn minh
lúa nƣớc khác rất xa với các nền văn minh du mục và làm nông nghiệp trên ruộng
khô. Làm nông nghiệp ruộng nƣớc nghĩa là – nói nhƣ nhà nghiên cứu Phạm Ngọc –
trƣớc khi đến ruộng tôi phải qua ruộng anh (hoặc ngƣợc lại), do đó, tôi với anh phải
đồng cam cộng khổ, phải đoàn kết với nhau, nếu không thì cả hai sẽ cùng chết. Đó
chính là cơ sở khách quan hình thành nên tính cộng đồng của nền văn minh lúa nƣớc,
10


trong đó có Việt Nam và ngƣời Mƣờng ở Việt Nam. Tinh thần cố kết cộng đồng đó
không chỉ thể hiện trong đời sống của gia đình, họ hàng, làng bản, mà còn đƣợc mở
rộng ra cả vùng miền và đất nƣớc, nhất là những khi gặp thiên tai hay địch họa.
Cộng đồng dân tộc Mƣờng đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng
ngàn năm, họ liên kết với nhau để cùng tồn tại, chống trọi với thiên nhiên khắc
nghiệt, hợp tác cùng khai khác nguồn tài nguyên thiên nhiên và cùng nhau đấu tranh
chống lại kẻ thù xâm lƣợc. Chính điều này đã tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ của mạng
lƣới các quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và hình thành bản sắc văn hoá độc đáo
mà có thể gọi là di sản văn hoá của dân tộc Mƣờng. Đây chính là điểm độc đáo của
văn hóa Mƣờng so với các dân tộc khác.
Trong luận án này, tác giả khai thác một số hình thức biểu hiện của tính cố kết

cộng đồng nhƣ: (i) Liên kết sản xuất; (ii) Sinh hoạt cộng đồng, tín ngƣỡng – lễ hội;
(iii) Gia đình, dòng họ.
Tính cố kết cộng đồng đƣợc biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua tất cả
thành tố văn hóa nhƣ văn hóa vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá xã hội, trong
đó, biểu hiện rõ rệt nhất ở khía cạnh quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống
cộng đồng. Vì vậy, tính cố kết cộng đồng sẽ đƣợc tác giả phân tích, lồng ghép trong
tất cả các chƣơng của Luận án với tƣ cách nhƣ là một trong những phẩm chất văn
hóa nổi bật của ngƣời Mƣờng. Từ đó, tác giả cũng cố gắng đi tìm lời giải liệu rằng
có mối quan hệ giữa tính cố kết cộng đồng và sự biến đổi văn hóa không, liệu rằng
tính cố kết cộng đồng càng bền chặt thì văn hóa Mƣờng sẽ càng chậm biến đổi
không và phải chăng các mối quan hệ cộng đồng lỏng lẻo có thể là nguyên nhân dẫn
tới biến đổi nhanh chóng văn hóa Mƣờng ?
Trong bối cảnh công nghiệp của đất nƣớc, nhiều chuẩn mực và giá trị mới
đang đƣợc hình thành. Do đó, giá trị cố kết cộng đồng, tinh thần tập thể đã và đang
dần thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Những thay đổi diễn biến nhƣ thế nào,
theo chiều hƣớng nào, sẽ đƣợc tác giả lồng ghép phân tích trong các chƣơng 3 và 4
của Luận án này.
1.1.3. Đến đây, một vài câu hỏi đƣợc đặt ra: vậy quan hệ giữa văn hóa và tính
cố kết cộng đồng, cũng nhƣ quá trình vận hành và biến đổi của chúng diễn ra nhƣ
11


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full







×