Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 159 trang )






H TH MINH KHNG






Vai trò của ng-ời già
trong gia đình và cộng đồng
hiện nay
(Nghiên cứu tr-ờng hợp xã Hạ Bằng,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)



LUậN VĂN THạC Sĩ LịCH Sử




Hà Nội - 2011




Đại học quốc gia hà nội


Tr-ờng đại học khoa học xã hội Và nhân Văn

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội Và nhân Văn
===============




H TH MINH KHNG




Vai trò của ng-ời già
trong gia đình và cộng đồng
hiện nay
(Nghiên cứu tr-ờng hợp xã Hạ Bằng,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)



luận văn thạc sĩ CHUYÊN NGàNH: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS.TS. hoàng l-ơng




Hà Nội - 2011

3
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1.
Lý do lựa chọn đề tài
7
2.
Mục đích nghiên cứu
9
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
10
4.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
11
5.
Đóng góp của luận văn
12
6.
Cấu trúc luận văn
13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
VỀ NGƢỜI GIÀ
14

1.1.
Quan điểm và chính sách về người già trên thế giới
và Việt Nam
14

1.1.1.
Quan điểm và chính sách về người già trên thế giới
14

1.1.2.
Quan điểm và chính sách về người già ở Việt Nam
17
1.2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
22

1.2.1.
Người già trong các nghiên cứu nước ngoài
22

1.2.2.
Nghiên cứu người già ở Việt Nam
30
1.3.
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
41
1.4.
Một số hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu về người già
44
1.5.

Các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận văn
49

Tiểu kết Chƣơng 1
52
CHƢƠNG 2: VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – XÃ HẠ BẰNG
53
2.1.
Vị trí địa lý và lịch sử tụ cư của người Việt ở Hạ Bằng
53
2.2.
Tổ chức dân cư và tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội
58
2.3.
Người già trong gia đình người Việt ở Hạ Bằng
66

Tiểu kết Chƣơng 2
67
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NGƢỜI GIÀ TRONG GIA ĐÌNH
69
3.1.
Quan niệm về tuổi già và vai trò của người già ở Hạ Bằng
hiện nay
69

4

3.1.1.
Quan niệm về tuổi già

69

3.1.2.
Quan niệm về vai trò của người già
71
3.2.
Vai trò của người già trong đời sống kinh tế
75

3.2.1.
Người già và các hoạt động lao động - sản xuất
75

3.2.2.
Người già với vai trò quyết định các công việc quan trọng
80

3.2.3.
Người già với việc trợ giúp vật chất cho con cái
86
3.3.
Vai trò của người già trong đời sống văn hóa
87

3.3.1.
Giáo dục con cháu các giá trị văn hóa gia đình
87

3.3.2.
Giáo dục con cháu về cách làm ăn

92

Tiểu kết Chƣơng 3
94
CHƢƠNG 4: VAI TRÒ CỦA NGƢỜI GIÀ TRONG CỘNG ĐỒNG
VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỌ
96
4.1.
Vai trò của người già trong cộng đồng
96

4.1.1.
Các tổ chức của người già ở Hạ Bằng
96

4.1.2.
Vai trò của người già và Hội Người cao tuổi
97

4.1.3.
Vai trò của người già trong dòng họ
108
4.2.
Phát huy vai trò của người già trong phát triển kinh tế, văn
hóa và xã hội ở địa phương
112

4.2.1.
Hạ Bằng và việc phát huy vai trò tiềm năng của
người già

112

4.2.2.
Những vấn đề đặt ra
115

Tiểu kết Chƣơng 4
118
KẾT LUẬN
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
124
PHỤ LỤC
132
1
Danh sách những người cung cấp thông tin - tư liệu
133
2
Công cụ nghiên cứu: Hướng dẫn phỏng vấn sâu và Bảng hỏi
134
3
Một số văn bản và tài liệu thu thập ở địa phương
142
4
Bản đồ
145
5
Ảnh minh họa
147


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CĐ: Cộng đồng
GĐ: Gia đình
NCT: Người cao tuổi
Nxb: Nhà xuất bản
PVS: Phỏng vấn sâu
SX-KD: Sản xuất, kinh doanh
TCĐT: Tổ chức đoàn thể
TCTK : Tổng cục Thống kê
TĐTDS&NƠ: Tổng Điều tra dân số và Nhà ở
TLN: Thảo luận nhóm
UBND: Ủy ban nhân dân
UN: Liên hiệp quốc
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
UNFPA: Quỹ dân số Liên hiệp quốc
UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
VGĐ&G : Viện Gia đình và Giới
VHLSS: Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam
VHTH&DL: Văn hoá, Thể Thao và Du lịch
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
XH: Xã hội

6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HỘP
Bảng
Bảng 2.1: Số liệu về dân số và số người già (60 tuổi trở lên)
từ 2007 đến 6/2010 59

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của xã Hạ Bằng năm 2007 đến 2009. 60
Bảng 2.3: Mức sống của người dân từ năm 2007 đến 6/2010 61
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người tại địa phương 61
Bảng 4.1: Đánh giá về việc thực hiện một số chính sách
phát huy vai trò của người già tại địa phương 113
Biểu
Biểu 3.1: Tỷ lệ người già có làm các công việc nhà theo nhóm tuổi 75
Biểu 3.2: Người già có tham gia SX-KD tạo thu nhập theo nhóm tuổi 78

Hộp
Hộp 3.1: Quan niệm về tuổi già ở Hạ Bằng 70
Hộp 3.2: Quan niệm về vai trò của người già ở Hạ Bằng 72
Hộp 3.3: Vai trò của người già ở Hạ Bằng hiện nay so với trước đây 73
Hộp 3.4: Công việc nhà trong một ngày của người già ở Hạ Bằng 76
Hộp 3.5: Hoạt động của người già trong gia đình 80
Hộp 3.6: Ý kiến về vai trò chủ gia đình của người già ở Hạ Bằng 81
Hộp 3.7: Lý giải về vai trò chủ hộ của người đàn ông cao tuổi ở Hạ Bằng 84
Hộp 3.8: Sự trợ giúp về mặt vật chất của người già với con cháu 87
Hộp 3.9: Vai trò người già trong duy trì văn hóa gia đình 89
Hộp 4.1: Vai trò đóng góp ý kiến vào hoạt động cộng đồng của người già 100
Hộp 4.2: Vai trò của người già trong hoạt động cộng đồng 101
Hộp 4.3: Vai trò của người già trong giải quyết mâu thuẫn ở cộng đồng 102
Hộp 4.4: Vai trò của người già trong bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa 106
Hộp 4.5: Vai trò của người già trong thực hiện nếp sống văn hóa 107
Hộp 4.6: Vai trò của người già trong dòng họ 111
Hộp 4.7: Những điểm còn hạn chế 116

5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CĐ: Cộng đồng
GĐ: Gia đình
NCT: Người cao tuổi
Nxb: Nhà xuất bản
PVS: Phỏng vấn sâu
SX-KD: Sản xuất, kinh doanh
TCĐT: Tổ chức đoàn thể
TCTK : Tổng cục Thống kê
TĐTDS&NƠ: Tổng Điều tra dân số và Nhà ở
TLN: Thảo luận nhóm
UBND: Ủy ban nhân dân
UN: Liên hiệp quốc
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
UNFPA: Quỹ dân số Liên hiệp quốc
UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
VGĐ&G : Viện Gia đình và Giới
VHLSS: Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam
VHTH&DL: Văn hoá, Thể Thao và Du lịch
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
XH: Xã hội

6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HỘP
Bảng
Bảng 2.1: Số liệu về dân số và số người già (60 tuổi trở lên)
từ 2007 đến 6/2010 59
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của xã Hạ Bằng năm 2007 đến 2009. 60
Bảng 2.3: Mức sống của người dân từ năm 2007 đến 6/2010 61
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người tại địa phương 61

Bảng 4.1: Đánh giá về việc thực hiện một số chính sách
phát huy vai trò của người già tại địa phương 113
Biểu
Biểu 3.1: Tỷ lệ người già có làm các công việc nhà theo nhóm tuổi 75
Biểu 3.2: Người già có tham gia SX-KD tạo thu nhập theo nhóm tuổi 78

Hộp
Hộp 3.1: Quan niệm về tuổi già ở Hạ Bằng 70
Hộp 3.2: Quan niệm về vai trò của người già ở Hạ Bằng 72
Hộp 3.3: Vai trò của người già ở Hạ Bằng hiện nay so với trước đây 73
Hộp 3.4: Công việc nhà trong một ngày của người già ở Hạ Bằng 76
Hộp 3.5: Hoạt động của người già trong gia đình 80
Hộp 3.6: Ý kiến về vai trò chủ gia đình của người già ở Hạ Bằng 81
Hộp 3.7: Lý giải về vai trò chủ hộ của người đàn ông cao tuổi ở Hạ Bằng 84
Hộp 3.8: Sự trợ giúp về mặt vật chất của người già với con cháu 87
Hộp 3.9: Vai trò người già trong duy trì văn hóa gia đình 89
Hộp 4.1: Vai trò đóng góp ý kiến vào hoạt động cộng đồng của người già 100
Hộp 4.2: Vai trò của người già trong hoạt động cộng đồng 101
Hộp 4.3: Vai trò của người già trong giải quyết mâu thuẫn ở cộng đồng 102
Hộp 4.4: Vai trò của người già trong bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa 106
Hộp 4.5: Vai trò của người già trong thực hiện nếp sống văn hóa 107
Hộp 4.6: Vai trò của người già trong dòng họ 111
Hộp 4.7: Những điểm còn hạn chế 116

7
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trọng lão là một truyền thống ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia châu Á
khác. Ngƣời già là lớp ngƣời có quá trình cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và

đất nƣớc và đƣợc coi là thế hệ duy trì tính liên tục phát triển của nhân loại. Họ
không chỉ là lớp ngƣời nhiều tri thức và kinh nghiệm sống mà còn tích luỹ đƣợc vốn
liếng vật chất và giá trị về văn hoá tinh thần để truyền lại cho thế hệ tiếp theo [47,
45, 56, 72, 88].
Ngày nay, sự già hoá dân số đang tăng nhanh ở nhiều nƣớc trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam. Theo số liệu Tổng Điều tra dân số và nhà ở (TĐTDS&NƠ) năm
2009, nhóm dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) ở Việt Nam đã tăng lên 9%
1
và phần
lớn ngƣời già sinh sống ở khu vực nông thôn
2
[1, 83, tr. 64]. Theo dự báo của Tổng
cục Thống kê cho thấy tỷ lệ dân số cao tuổi sẽ đạt ngƣỡng 10% vào năm 2017, nói
cách khác, dân số Việt Nam sẽ bƣớc vào giai đoạn gọi là “thời kỳ già hóa dân số”.
Theo Quỹ Dân số Liên hiệp quốc “dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng nhanh cả về
số tƣơng đối và tuyệt đối, đặc biệt là „già ở nhóm già nhất‟ (từ 80 tuổi trở lên) và so
với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, thời gian để Việt Nam chuẩn bị đón
nhận thời kỳ già hóa dân số ngắn hơn rất nhiều” [76, tr. 6]. Nhƣ vậy già hóa dân số
cũng đồng nghĩa với tỷ lệ phụ thuộc ngƣời già cũng sẽ tăng lên
3
. Trong các chính
sách xã hội, ngƣời già thƣờng đƣợc coi là nhóm dân số đặc biệt, nhóm yếu thế cần
đƣợc ƣu tiên về an ninh lƣơng thực và sự chăm sóc về mọi mặt từ phía gia đình, và
cộng đồng xã hội.
Trong xã hội hiện đại ngƣời già đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhƣ
nghèo đói, cô đơn, bị lạm dụng, hoặc bị bỏ rơi,… Sự kỳ thị về tuổi tác khiến cho họ
bị coi là “gánh nặng”, là “ngƣời thừa” trong gia đình và xã hội. Trong khi tâm điểm


1

Trong TĐTDS&NƠ 1999 tỷ lệ ngƣời già chiếm 7,97%
2
Theo số liệu của TĐTDS&NƠ 2009, dân số 60 tuổi trở lên ở thành thị là 8,06% và ở nông thôn là 8,94%
(Biểu 4) [1, tr, 64].
3
Hiện nay tỷ lệ phụ thuộc ngƣời già ở Việt Nam đang có xu hƣớng gia tăng từ 13,7% năm 1999 lên 15%
năm 2007 [82, tr. 60].

8
chú ý của các nhà lập kế hoạch, ngƣời làm công tác phát triển là vấn đề tăng trƣởng
kinh tế và nhóm ngƣời trẻ tuổi, thì ngƣời già bị coi là nhóm xã hội phụ thuộc và thụ
động về mặt kinh tế, thậm chí còn bị coi là ít quan trọng hoặc gây bất lợi cho sự
phát triển [8].
Đồng thời với đó là tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế, gia tăng dòng di

4
đã dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc dân số, quy mô gia đình và thay đổi các giá
trị gia đình, sự thâm nhập của tệ nạn xã hội,…đang xáo trộn đến không ít gia đình.
Nhiều ngƣời già phải sống một mình và tự chăm sóc cho bản thân, thậm chí trong
nhiều trƣờng hợp ngƣời già đang phải đóng vai trò nhƣ một ngƣời chăm sóc gia
đình, trong khi lẽ ra chính bản thân họ là đối tƣợng cần phải chăm sóc. Nghiên cứu
của Martin Evans và các tác giả khác (2007) cho rằng xã hội chƣa đánh giá đúng về
vị thế năng động của NCT và các dòng thu nhập mà NCT có tham gia vào đó. Bản
thân ngƣời già tiếp tục hoạt động kinh tế
5
, và họ có thể chia sẻ nguồn lực đƣợc gộp
chung trong hộ gia đình với các thành viên khác. Kết quả Điều tra Gia đình Việt
Nam năm 2006 cho thấy có hơn 90% ngƣời già cho biết họ vẫn còn hỗ trợ cho con
cháu ít nhất một trong các hoạt động về kinh tế nhƣ tạo ra thu nhập và cấp vốn cho
con cháu; quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm

ăn, và dạy dỗ con cháu, nội trợ và chăm sóc cháu nhỏ v.v [6].
Phần lớn ngƣời già ở Việt Nam hiện đang sống tại khu vực nông thôn. Trong
xã hội truyền thống ngƣời già có quyền điều khiển về mọi mặt của địa phƣơng, gia
đình và dòng họ. Họ là một thành phần quan trọng tham dự các sinh hoạt mang tính
hành chính, trong tổ chức quan phƣơng và phi quan phƣơng của cộng đồng làng xã.
Ngày nay, ngƣời già vẫn đóng vai trò đại diện hợp thức cho gia đình và là đại biểu
chung cho gia tộc, xóm thôn và cộng đồng làng xã. Sự hiểu biết tập quán cùng với
kinh nghiệm vốn và tinh thần gƣơng mẫu cho phép họ gìn giữ các quan hệ xã hội
nông thôn một cách hiệu quả. Ngƣời già ở Việt Nam hiện nay là lớp ngƣời chứng


4
Nghiên cứu ảnh hƣởng của di cƣ đối với GĐ cho thấy phần lớn ngƣời di cƣ đang trong độ tuổi lao động và sự vắng
mặt của vợ, hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng sẽ ảnh hƣởng đến sinh hoạt GĐ gốc, đặc biệt là GĐ hai vợ chồng
cùng xuất cƣ, vai trò trông non nhà cửa phần lớn sẽ thuộc về ngƣời già [13].
5
Các tác giả này tính toán số liệu của VHLSS 2004 cho thấy: 75% nam giới và 66% phụ nữ tuổi 60 vẫn hoạt
động kinh tế và làm việc khoảng 36 giờ một tuần.

9
kiến và tham dự vào nhiều sự thay đổi của xã hội, họ là lớp ngƣời sinh ra trong xã
hội truyền thống, trƣởng thành trong thời kỳ bao cấp, và ít nhiều đang chứng kiến
sự phát triển kinh tế và sự hội nhập của đất nƣớc. Chính vì vậy không thể phủ nhận
là nhiều ngƣời già chính là một kho tàng về kinh nghiệm và vốn sống, đặc biệt là ở
vùng nông thôn [44, 62, 64, 67, 100, v.v.]. Nhƣ vậy, xét từ góc độ này ngƣời già
chƣa hẳn là gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Ngƣời già ở Việt Nam, nhất là ở
vùng nông thôn vẫn đang có những đóng góp vào đời sống kinh tế và đời sống văn
hóa trong gia đình và cộng đồng bằng rất nhiều cách khác nhau.
Cùng với sự phát triển xã hội vai trò của ngƣời già đã đƣợc khẳng định qua
Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi năm 2000 và gần đây nhất là Luật Ngƣời cao tuổi (2009).

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ khẳng định công sinh thành, nuôi dƣỡng,
giáo dục nhân cách cho con cháu và vai trò truyền tải di sản văn hóa tộc ngƣời của
ngƣời già, khẳng định vai trò quan trọng của họ trong gia đình, ngoài xã hội, mà còn
quy định việc chăm sóc vật chất, tinh thần và trách nhiệm của gia đình, Nhà nƣớc
và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò của ngƣời già.
Trên bối cảnh đó ngƣời già vẫn là chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả trong nƣớc và quốc tế. Việc nghiên cứu về vai trò của ngƣời già trong
gia đình và cộng đồng là điều cần thiết, nó không chỉ góp thêm một cách nhìn khách
quan về vai trò của ngƣời già trong gia đình và cộng đồng làng xã, mà còn làm rõ
đƣợc các hoạt động của ngƣời già và các tổ chức của họ trong đời sống kinh tế - văn
hoá - xã hội ở vùng nông thôn, đồng thời góp phần phát huy vai trò tiềm năng của
ngƣời già trong bối cảnh xã hội nông thôn hiện nay.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với những lý do trình bày nhƣ trên Luận văn này cố gắng làm sáng tỏ những
mục đích nghiên cứu cụ thể sau đây:
1. Làm rõ các hoạt động của ngƣời già trong gia đình và trong các tổ chức quan
phƣơng và phi quan phƣơng.

10
2. Xác định vai trò trong đời sống kinh tế, văn hóa của ngƣời già trong gia đình
và cộng đồng.
3. So sánh quan niệm của ngƣời dân về tuổi già và vai trò của ngƣời già hiện
nay so với trƣớc kia.
4. Chỉ ra những mặt tích cực và mặt còn hạn chế trong việc thực hiện chính
sách phát huy vai trò của ngƣời già ở nông thôn.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vai trò của ngƣời già trong gia đình và

cộng đồng ở vùng nông thôn. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của
ngƣời già trong gia đình và cộng đồng nên khách thể nghiên cứu là những ngƣời già
từ 60 tuổi trở lên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung làm rõ hoạt động và vai trò của ngƣời già trong đời
sống gia đình và cộng đồng ở một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Phạm vi về không gian và thời gian: Luận văn này sử dụng một phần dữ liệu
định lƣợng và định tính của đề tài cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản trong chính sách
xã hội đối với ngƣời cao tuổi” do Viện Gia đình và Giới thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam thực hiện năm 2008 – 2009, đƣợc tiến hành tại Hải Phòng, Hà Nam
và Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Từ dữ liệu của đề tài cấp Bộ, tác giả luận văn này chỉ
lựa chọn dữ liệu của một điểm nghiên cứu là xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Tây (cũ)
nay là Hà Nội đƣợc tiến hành tháng 12/2008 để phân tích. Về cơ bản, dữ liệu của đề
tài cấp Bộ là tƣơng đối đầy đủ cho việc phân tích, nhƣng do luận văn tập trung
nghiên cứu về vai trò của ngƣời già, nên tác giả đã lựa chọn địa điểm là xã Hạ
Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để quay lại tiếp tục nghiên cứu thực địa
lần 2 vào tháng 7-8/2010. Đây là một xã thuần nông trƣớc đây thuộc tỉnh Hà Tây,
đại diện cho vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, nơi mà tốc độ đô thị hóa cao và có
biến đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, xã hội. Thêm nữa, Hạ Bằng là nơi đã có

11
một số nghiên cứu về ngƣời già đƣợc tiến hành, và bản thân tác giả đã thiết lập
đƣợc mối quan hệ và có sự sẵn sàng hợp tác những ngƣời dân ở đây trong quá trình
tham gia nghiên cứu.

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này hƣớng đến tìm hiểu thực trạng hoạt động của ngƣời già trong gia
đình và cộng đồng ở Hạ Bằng diễn ra nhƣ thế nào? Thông qua các hoạt động cụ thể
tác giả luận văn sẽ xem xét vai trò chung, trừu tƣợng của ngƣời già trong đời sống

kinh tế, văn hóa của gia đình, và cộng đồng.
1) Hoạt động của ngƣời già trong đời sống kinh tế và văn hóa đang diễn ra trong
gia đình nhƣ thế nào?
2) Trong cộng đồng làng xã hiện nay, ngƣời già tham gia vào các hoạt động của
các tổ chức quan phƣơng và phi quan phƣơng nhƣ thế nào?
3) Ngƣời già ở nông thôn có vai trò nhƣ thế nào trong đời sống kinh tế và văn hóa
đang diễn ra trong gia đình và cộng đồng trong bối cảnh xã hội nông thôn đang
trong tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ? Có những biểu hiện khác biệt nào trong vai
trò của ngƣời cao tuổi nam và nữ hay không?
4) Trong xã hội hiện nay tuổi tác vẫn là hiện thân của những giá trị xã hội song
mức độ biểu hiện cũng đã có những thay đổi, vậy quan niệm tuổi già và mong
đợi về vai trò của ngƣời già của ngƣời Việt ở Hạ Bằng hiện nay ra sao?
5) Vấn đề phát huy vai trò của ngƣời già đã đƣợc đề cập trong các chính sách về
NCT nhƣ thế nào? Và đã đƣợc triển khai thực hiện ở mức độ nào ở vùng nông
thôn nhƣ Hạ Bằng?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu và nguồn tài liệu về ngƣời già, một số
giả thuyết đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu này nhƣ sau:

12
1) Ở vùng nông thôn hiện nay ngƣời già không chỉ đảm nhiệm các công việc gia
đình mà họ còn tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo thu nhập và các
hoạt động ở ngoài cộng đồng.
2) Do tập quán kính trọng đối ngƣời lớn tuổi của ngƣời Việt và từ những đóng góp
vào kinh tế gia đình gợi lên khả năng ngƣời già vẫn duy trì đƣợc vị thế của mình
trong gia đình, do vậy mà ngƣời già dù đang sống riêng hay sống chung với con
cháu vẫn đóng vai trò là chủ gia đình, và ngƣời ra quyết định. Họ vẫn đƣợc
mong đợi là lớp ngƣời mẫu mực trong gia đình và cộng đồng.
3) Trong đời sống văn hóa, ngƣời già vẫn là ngƣời đóng vai trò duy trì và truyền tải

các giá trị văn hoá gia đình và của tộc ngƣời cho thế hệ trẻ.
4) Có sự khác biệt trong vai trò giới của ngƣời cao tuổi nữ và ngƣời cao tuổi nam
trong gia đình ở vùng nông thôn. Ngƣời cao tuổi là nữ ít có vai trò và tiếng nói
trong gia đình và ngoài cộng đồng.
5) Ngƣời già ở vùng nông thôn là nhân tố tham gia tích cực vào các hoạt động của
các tổ chức quan phƣơng và phi quan phƣơng.
6) Việc triển khai thực hiện các chính sách phát huy vai trò của ngƣời già sẽ có
nhiều khó khăn và hạn chế hơn vùng nông thôn.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Các công trình nghiên cứu về ngƣời già cho đến nay đã góp phần mang lại
những hiểu biết sâu sắc về lớp thế hệ ngƣời cao tuổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, song
các nghiên cứu về chủ đề vai trò của ngƣời già trong gia đình và cộng đồng hiện
nay ở vùng nông thôn còn khá hiếm hoi. Những phân tích, đánh giá của luận văn
này góp phần làm rõ các hoạt động và vai trò của ngƣời già trong gia đình và cộng
đồng ở vùng nông thôn hiện nay. Là nguồn tƣ liệu tham khảo bổ sung vào khoảng
trống về chủ đề nghiên cứu về ngƣời già và gợi mở hƣớng nghiên cứu tiếp theo về
chủ đề này. Phân tích khác biệt về vai trò giới của ngƣời cao tuổi nam giới và nữ
giới trong gia đình và cộng đồng, cũng nhƣ các đánh giá về mặt tích cực và những
điểm còn hạn chế trong thực hiện chính sách phát huy vai trò của ngƣời già sẽ là cơ

13
sở thực tiễn cho việc điều chỉnh chính sách, góp phần cải thiện tình trạng bất bình
đẳng giới và nâng cao trách nhiệm phát huy vai trò của ngƣời già trong bối cảnh xây
dựng nông thôn mới hiện nay.

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn đƣợc
cấu trúc thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về ngƣời già

Chƣơng 2. Về địa bàn nghiên cứu - Xã Hạ Bằng
Chƣơng 3: Vai trò của ngƣời già trong gia đình
Chƣơng 4: Vai trò của ngƣời già trong cộng đồng và phát huy vai trò của họ.

14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NGHIÊN CỨU VỀ NGƢỜI GIÀ

1.1. QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH VỀ NGƢỜI GIÀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.1.1. Quan điểm và chính sách về ngƣời già trên thế giới
Trên phạm vi thế giới, già hóa dân số không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc
gia mà là xu thế chung có tính toàn cầu. Trƣớc đây, hiện tƣợng già hoá dân số là
mối quan tâm chính của các quốc gia phát triển và ngày nay quá trình này cũng
đang trên đà tăng nhanh tại các quốc gia đang phát triển. Vì vậy Quỹ dân số Liên
hiệp quốc cho rằng: Vấn đề già hóa dân số cần đƣợc coi trọng trong các vấn đề phát
triển toàn cầu. Hiện tƣợng này đã làm thay đổi cơ cấu xã hội, và là một thách thức
gay gắt đòi hỏi mỗi nƣớc phải có những chính sách thích hợp để giải quyết [76].
Liên Hợp Quốc cho rằng cần phải đƣa ra đƣợc những quan điểm chung về chính
sách để giải quyết vấn đề ngƣời già, và sự cần thiết phải tổ chức Đại hội thế giới về
tuổi già, không chỉ để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội do sự gia tăng dân số của
nhóm ngƣời lớn tuổi, mà còn là sự thừa nhận rằng ngƣời già là một nguồn nhân lực
có giá trị trong các lĩnh vực kinh tế, và xã hội, nhất là trong việc truyền tải di sản
văn hóa [20]. Năm 1982, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Liên Hợp Quốc đã
triệu tập Đại hội thế giới về tuổi già tại thành phố Viên, thủ đô nƣớc Cộng hòa Áo.
Đại hội đã đƣa ra 6 mục tiêu lớn nhằm giải quyết các vấn đề về ngƣời cao tuổi [90].
Kể từ đó đến nay, Liên Hợp Quốc đã triệu tập nhiều đại hội, hội nghị thế giới, thông
qua nhiều nghị quyết, chƣơng trình hành động thể hiện rõ các quan điểm chung của
các quốc gia trên toàn thế giới về ngƣời cao tuổi, ví dụ nhƣ năm 1990, Đại hội đồng
Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 1/10 hằng năm là ngày Quốc tế ngƣời cao tuổi

(Nghị quyết số 45/106), có hiệu lực từ năm 1991 [21]. Tiếp đó, vào năm 1991, Liên
Hợp Quốc đã thông qua “Những nguyên tắc đạo lý của Liên Hợp Quốc đối với
ngƣời cao tuổi” (Nghị quyết số 46/91) bao gồm 18 nguyên tắc nhằm bảo đảm các
quyền của ngƣời cao tuổi, đƣợc nhóm lại thành 5 đặc điểm liên quan đến chất lƣợng

15
sống nhƣ: sự độc lập, sự tham gia, chăm sóc, tự thực hiện và nhân phẩm của ngƣời
cao tuổi [78, tr.3]. Năm 1992, Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết số 47/5 đƣa
những mục tiêu toàn cầu về NCT từ 1992 - 2001. Năm 1999 đƣợc gọi là năm Quốc
tế về ngƣời cao tuổi với khẩu hiệu “Một xã hội cho mọi lứa tuổi” [23, 24].
Năm 2002, Hội nghị thế giới lần thứ II về NCT đƣợc tổ chức tại Madrid thủ đô
Tây Ban Nha. Hội nghị đã thông qua hai văn bản quan trọng về ngƣời cao tuổi toàn
thế giới, đó là Tuyên bố chính trị Madrid và Chương trình hành động Quốc tế về
người cao tuổi. Các văn bản này thể hiện quan điểm và cam kết hành động ở cấp
quốc tế và quốc gia về ngƣời cao tuổi để đáp lại các cơ hội và thách thức của hiện
tƣợng già hóa dân số trong thế kỷ 21 và xúc tiến một xã hội cho mọi lứa tuổi. Tuyên
bố chính trị Madrid gồm có 19 điều, thể hiện những quan điểm quốc tế hết sức cơ
bản về ngƣời cao tuổi. Vai trò của ngƣời cao tuổi đã đƣợc ghi rõ tại Điều 2 và 6
“Các kinh nghiệm và các nguồn lực của NCT là một tài sản vô giá cho sự phát triển
của các xã hội”. Và tại Điều 1, 6, 8, 10, 12 cũng ghi rõ: “Các quốc gia cần phải xúc
tiến phát triển một xã hội cho mọi lứa tuổi, mở rộng các cơ hội và môi trường hỗ
trợ cho NCT, lồng ghép có hiệu quả các vấn đề NCT trong các chiến lược, chính
sách và hành động về kinh tế, xã hội để họ có thể phát huy được các kỹ năng, kinh
nghiệm và trí tuệ, tham gia đầy đủ và tích cực vào đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa
và chính trị” [32, 103, 104].
Chƣơng trình hành động quốc tế về ngƣời cao tuổi (2002) đã đƣợc thông qua,
dựa trên bối cảnh xu hƣớng già hoá dân số ở nhiều quốc gia đang ngày càng tăng
lên. Sự thay đổi về nhân khẩu đang là một thách thức lớn đối với các quốc gia, nhất
là ở các nƣớc đang phát triển, nơi sẽ đồng thời gặp phải hai thách thức: phát triển và
già hóa dân số. Chính vì vậy, trong Chƣơng trình hành động quốc tế về ngƣời cao

tuổi năm 2002, Liên hiệp quốc đã kêu gọi các quốc gia có sự thay đổi về thái độ, về
chính sách, tập quán ở mọi cấp và trong tất cả mọi lĩnh vực, nhấn mạnh việc phát
huy những tiềm năng to lớn của ngƣời cao tuổi trong thế kỷ 21. Tuổi càng cao càng
cần đƣợc sống trong an ninh và nhân phẩm, và có quyền tham gia vào nhiều hoạt
động của gia đình và cộng đồng. Một trong những chủ đề của Chƣơng trình này đó

16
là cần trao quyền cho ngƣời cao tuổi để họ có thể hội nhập hoàn toàn và có hiệu quả
vào đời sống kinh tế, chính trị và xã hội bằng nhiều biện pháp trong đó có việc tạo
thu nhập và những công việc tình nguyện.
Đối với các nƣớc đang phát triển, già hóa dân số tăng nhanh trong bối cảnh
trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn thấp là một thách thức lớn, vì ngƣời già đòi
hỏi chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hƣu trí, trợ cấp… “Vấn đề già hóa
dân số cần được coi trọng trong các vấn đề phát triển toàn cầu. Hiện nay, người
cao tuổi là nhóm dân số tăng nhanh nhất nhưng cũng là nhóm dân số nghèo nhất.
Hiện cứ 10 người thì mới có 1 người từ 60 tuổi trở lên, nhưng vào năm 2050 thì cứ
5 người đã có 1 NCT. Chúng ta cần đáp ứng được nhu cầu của NCT hiện nay và
lập kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của họ trong tương lai. Phần lớn trong số khoảng
400 triệu người từ 60 tuổi trở lên đang sống ở các nước đang phát triển là phụ nữ
và con số này sẽ tăng rất nhanh trong thập kỷ tới.”
6
[76, tr.10].
Trong bối cảnh ngƣời già trở thành vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết mang tính
toàn cầu, Liên hiệp quốc kêu gọi các quốc gia hƣớng trọng tâm vào việc phát huy
vai trò của NCT trong chính sách và chƣơng trình hành động quốc tế và quốc gia về
ngƣời già, mà mục tiêu cuối cùng là nhằm phát huy tiềm năng to lớn của NCT và
đảm bảo quyền tiếp tục tham gia vào các hoạt động xã hội với tƣ cách là những
công dân. Với cách tiếp cận theo hƣớng này, các quốc gia cần nhận thức đƣợc khả
năng đóng góp của ngƣời cao tuổi, coi họ nhƣ là một nguồn lực quan trọng cho sự
phát triển đất nƣớc. Và trên hết chính sách phát huy vai trò của NCT cần quan tâm

đến việc tạo điều kiện để ngƣời già làm tốt những công việc thƣờng ngày tại gia
đình và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu mƣu sinh chính đáng, đƣa họ vào các chƣơng
trình và chiến lƣợc giảm nghèo để họ có thể tiếp cận với các chƣơng trình tín dụng
vay vốn và các hoạt động tạo thu nhập khác.



6
Phát biểu của Bà Thoraya Obaid - Nguyên Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc - tại Hội nghị
quốc tế lần thứ hai về Già hóa dân số tại Madrid năm 2002 [76, tr. 10].

17
1.1.2. Quan điểm và chính sách về ngƣời già ở Việt Nam
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều sự kiện về vai trò và đóng góp của
ngƣời già trong công cuộc dựng nƣớc, giữ nƣớc với sự kiện nổi bật là Hội nghị
Diên Hồng thời Trần
7
. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi lại rằng: “Thượng hoàng
(Thánh Tông) triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng (Thăng Long)
ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói „xin đánh‟, muôn người cùng hô
một tiếng”, chính từ sự kiện này mà sử sách xác nhận vai trò to lớn của bậc phụ lão
trong đời sống chính trị - xã hội của đất nƣớc [72, tr. 34]. Trải qua các triều đại, Nhà
nƣớc phong kiến Việt Nam đã có những chính sách ƣu đãi về kinh tế, xã hội cho
ngƣời già. Trong cộng đồng làng xã cũng có những quy định trong lệ làng, hƣơng
ƣớc thể hiện sự ƣu đãi, sự tôn vinh và kính trọng ngƣời già [60]. Khi bàn về chính
sách của “nƣớc - làng” trong lịch sử đối với ngƣời cao tuổi, GS Văn Tạo (1997) cho
rằng từ xa xƣa dân gian đã có câu “Triều đình trọng tƣớc, làng nƣớc trọng xỉ”, và
đối với xã hội nông nghiệp nhƣ Việt Nam thì ruộng đất là quan trọng bậc nhất. Nên
từ Triều Lý, Trần đến triều Lê, việc quân cấp công điền vẫn dành một phần đáng
kể cho ngƣời già. Ngƣời già đến 60 tuổi đƣợc miễn mọi nghĩa vụ thì không đƣợc

“ăn ruộng” nhƣ trƣớc, nhƣng lại đƣợc cấp công điền theo thể lệ
8
, đƣợc cấp ngang
với quân nhân, nha lại đƣơng chức. Đó là luật lệ của triều đình nhƣng đối với các
làng xã thì mỗi nơi vận dụng có khác nhau ít nhiều, ví dụ nhƣ ở xã Thanh Quả, mỗi
lão đến tuổi 80 đƣợc làng biếu 2 sào ruộng. Hoặc ở thôn Thọ Lão (xã Hoàng Tây,
Kim Bảng, Hà Nam) trƣớc cách mạng tháng 8 vẫn có lệ ngƣời đến 53 tuổi đã lên
lão, trả ruộng công cho làng, miễn mọi đóng góp, đƣợc cấp dƣỡng lão điền và
không phải chịu thuế, các cụ từ 53-70 tuổi đƣợc cấp 2 sào, từ 80 tuổi đƣợc 4 sào và
90 tuổi đƣợc cấp 1 mẫu [96, tr. 87].
Bên cạnh các chính sách kinh tế, ngƣời già cũng đƣợc hƣởng các ƣu tiên, ƣu
đãi về mặt xã hội, ví dụ nhƣ vào thời Lý (1042) định rõ thể lệ cho chuộc tội bằng


7
Hội nghị Diên Hồng (1284) do Thƣợng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nƣớc để
trƣng cầu dân ý, hỏi về chủ trƣơng hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lƣợc Việt Nam lần thứ 2.
8
« Hạng đƣợc cấp 3 phần rƣỡi. Lão từ 60 tuổi trở lên Nay tăng cũng cứ thế. Mỗi phần là bao nhiêu phụ thuộc
vào diện tích ruộng công đƣợc quân cấp nhƣng xét theo vị thế xã hội ».

18
tiền với ngƣời trên 70 tuổi. Năm 1162, Lý Anh Tông ra quy định: Ngƣời 60 tuổi trở
lên đƣợc gọi là “lão liệt” để miễn sƣu dịch. Vào thời Lê Sơ trong Hồng Đức thiện
chính thƣ đã ghi rõ luật trọng lão đến tận các thôn làng,v.v. [98, tr 88-89-90]. Nhƣ
vậy, có thể thấy các chính sách nhà nƣớc Việt Nam trong lịch sử đã góp phần vào
việc duy trì và phát huy truyền thống “trọng lão” điều này góp phần quan trọng cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc trƣớc kia cũng nhƣ hiện nay.
Đến thời kỳ Cách mạng tháng 8, Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống này và coi ngƣời già là một lực lƣợng xã

hội đông đảo, quý giá trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận Việt Minh đã
lập ra tổ chức Hội phụ lão cứu quốc, đây là thành viên quan trọng trong Mặt trận
dân tộc thống nhất. Lớp ngƣời già đã góp phần không nhỏ trong lao động sản xuất
và chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập dân
tộc [98, tr.94]. Các chính sách vĩ mô trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào sự trợ
giúp cho những ngƣời già cả. Trong Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa
năm 1946, Hiến pháp năm 1952 và 1980 có ghi: “Những công dân già cả hoặc tàn
tật không làm được việc thì được giúp đỡ”, và tại Điều 67, Hiến pháp nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 bổ sung (2001): “Người già, người tàn
tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
Nhƣ vậy trong giai đoạn từ năm 1946 đến trƣớc năm 2000, các chính sách cho
ngƣời già tập trung chủ yếu vào khía cạnh ƣu đãi. Các chính sách này mặc dù chƣa
tạo thành các văn bản luật pháp cụ thể và có hệ thống, nhƣng nội dung của các
chính sách, nghị định của Nhà nƣớc đã tạo nên một môi trƣờng pháp lý bƣớc đầu
cho sự nghiệp chăm sóc ngƣời cao tuổi [3, tr. 101]. Có thể khẳng định rằng cho đến
nay chính sách xã hội đối với ngƣời già là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
chính sách của nhà nƣớc Việt Nam. Các chính sách này ngày càng đƣợc thể hiện cụ
thể và rõ ràng hơn trong các giai đoạn phát triển sau này. Nhiều điều luật đƣợc xây
dựng và có nhiều điểm cũng đã điều chỉnh bổ sung nhằm đáp ứng với bối cảnh Việt
Nam đang tiến tới thời kỳ già hóa dân số, cùng với sự chuyển đổi kinh tế và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

19
Trƣớc những thay đổi về quan điểm của Liên hiệp Quốc về chính sách và tập
quán nhằm phát huy tiềm năng to lớn của ngƣời cao tuổi trên phạm vi toàn cầu
trong thế kỷ 21, mà Việt Nam cũng là nƣớc một thành viên, đã cho thấy yêu cầu cần
thiết phải thể chế hóa chính sách về ngƣời già thành Luật và theo hƣớng phù hợp
với thông lệ quốc tế có tính đến đặc điểm văn hóa của Việt Nam. Trong giai đoạn
hiện nay các chính sách xã hội đối với ngƣời già ở Việt Nam đã đƣợc thể chế hóa và
cụ thể hóa bằng luật và các văn bản luật. Năm 2004, Quốc hội đã ban hành Pháp

lệnh Người cao tuổi và đến năm 2009 đã thông qua Luật Người cao tuổi nhằm đảm
bảo việc phụng dƣỡng và chăm sóc ngƣời cao tuổi, cũng nhƣ phát huy vai trò, phát
huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, chiến đấu của ngƣời già vào trong quá trình
phát triển của đất nƣớc. Có thể phân chia hệ thống các chính sách xã hội về ngƣời
già gồm hai loại: 1/ Các văn bản trực tiếp về ngƣời già gồm: văn bản luật có tính
chất quan trọng nhất là Luật Ngƣời cao tuổi (2009), và trƣớc đó là Pháp lệnh Ngƣời
cao tuổi (2000). Các quyết định, chỉ thị
9
và các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ
của các Bộ có liên quan quy định và hƣớng dẫn thực hiện Luật Ngƣời cao tuổi;
2/ Các văn bản pháp luật có liên quan nhƣ Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Luật Hôn
nhân và Gia đình (2000); Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân,v.v
Pháp lệnh Người cao tuổi đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành tháng
4/2000 và có hiệu lực từ 1/7/2000. Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi là văn bản pháp lý cao
nhất về NCT tính đến thời điểm ban hành, gồm 6 chƣơng, 34 Điều, thể hiện những
quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nƣớc ta về việc phụng dƣỡng chăm sóc, ƣu tiên
và phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi. Trong đó quan điểm về việc phát huy vai trò
NCT nêu rõ: Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để NCT phát huy
tài năng, trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp, đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết của mình
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Điều 24, Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi
quy định một số lĩnh vực mà NCT có thể phát huy vai trò nhƣ: 1/ Giáo dục truyền


9
Quyết định số 523/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1994 của Thủ tƣớng chính phủ về việc cho phép thành lập Hội
Ngƣời cao tuổi Việt Nam.; Chỉ thị số 59 - CT/TW ngày 27 tháng 9 năm 1995 của Ban BCH Trung ƣơng
Đảng về chăm sóc ngƣời cao tuổi; Chỉ thị số 117/TTg ngày 27 tháng 2 năm 1996 của Thủ tƣớng chính phủ
về chăm sóc ngƣời cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội Ngƣời cao tuổi Việt Nam….

20

thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”;
truyền thụ kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp
cho thế hệ trẻ.; 2/ Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hòa giải các
tranh chấp, mâu thuẫn tại cộng đồng dân cư; 3/ Đóng góp ý kiến xây dựng chính
sách, pháp luật; 4/ Tư vấn chuyên môn, kỹ thuật; 5/ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ; và 6/ Và hoạt động xã hội khác [73].
Năm 2005, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về
Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005-2010
10
. Đây là một văn bản quan trọng,
thể hiện nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế về NCT
trong hoàn cảnh và điều kiện thực tế của Việt Nam. Phát huy vai trò và kinh nghiệm
của ngƣời cao tuổi chính là tạo điều kiện để họ tham gia có hiệu quả vào các hoạt
động phù hợp với nhu cầu, khả năng, và thực hiện bình đẳng trong hƣởng thụ những
thành quả của quá trình phát triển. Các chính sách phát huy vai trò của ngƣời già
đƣợc cụ thể hóa trong Chƣơng trình này bao gồm các nội dung nhƣ sau:
Tạo môi trường và điều kiện để NCT phát huy tài năng, trí tuệ và phẩm chất
tốt đẹp trong việc tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội. Khuyến khích động viên
và tạo điều kiện cho NCT tham gia các hoạt động kinh tế như khôi phục nghề và
dạy nghề truyền thống, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm… theo điều kiện và
khả năng cụ thể.
Tạo môi trường thuận lợi cho NCT được tham gia học tập suốt đời và truyền
thụ những kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp
cho thế hệ trẻ, gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong phong trào xây dựng xã hội
học tập, xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học.
Tạo điều kiện để NCT tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp
luật nhất là những vấn đề liên quan đến người cao tuổi, tư vấn chuyên môn, kỹ
thuật và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục, nghiên cứu khoa học - công nghệ… [11].



10
Quyết định số 301/2005/QĐ - TTg ngày 21/11/2005 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng
trình hành động quốc gia về Ngƣời cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

21
Luật Ngƣời cao tuổi đƣợc ban hành vào tháng 12/2009, và có hiệu lực từ ngày
1/7/2010. Luật có 6 Chƣơng và 31 Điều, bao gồm các nội dung chính nhƣ: Các quy
định chung, quy định về phụng dƣỡng, chăm sóc ngƣời cao tuổi; về pháp huy vai
trò ngƣời cao tuổi; về Hội ngƣời ngƣời cao tuổi, về trách nhiệm của cơ quan nhà
nƣớc về công tác NCT và về điều khoản thi hành.
Vấn đề phát huy vai trò của ngƣời đã quy định rõ ở Chƣơng III, tại 2 điều:
Điều 23 và 24. Tại Điều 23 có ghi rõ 9 hoạt động phát huy vai trò ngƣời cao tuổi
11
.
Trách nhiệm phát huy vai trò ngƣời cao tuổi đƣợc quy định tại điều 24 của chƣơng
này. Nhà nƣớc và các cơ quan, Hội ngƣời cao tuổi, các tổ chức khác, gia đình và cá
nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để NCT thực hiện các hoạt động phát huy vai trò
ngƣời cao tuổi
12
. Nhƣ vậy, có thể nói so với Pháp lệnh ngƣời cao tuổi năm 2000 thì
nội dung phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi đƣợc quy định trong Luật ngƣời cao
tuổi đã nhiều hơn 4 nội dung (9/5 nội dung) [10].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng chính sách xã hội đối với ngƣời già có thể coi là một
chính sách rất đặc biệt ở các quốc gia trong đó có Việt Nam. Việc thực hiện cách
chính sách này ở các nƣớc đang phát triển gặp nhiều khó khăn do chƣơng trình an
sinh xã hội còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam cũng tƣơng tự, trong xã hội nông nghiệp
truyền thống, nhà nƣớc hầu nhƣ rất ít phải chịu trách nhiệm chăm sóc ngƣời già và
mà chủ yếu là trách nhiệm của gia đình. Nhƣng trong xã hội công nghiệp hóa hiện



11
Điều 23. Phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi: 1. Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nƣớc, yêu con ngƣời và
thiên nhiên; 2. Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng
đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng ngƣời có đức, có
tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng; 3. Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa,
xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ; 4. Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng
khoa học và công nghệ; tƣ vấn chuyên môn, kỹ thuật; 5. Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; 6.
Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn XH; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng; 7. Thực hiện pháp
luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng,
chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội; 8. Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật; 9. Các hoạt động XH khác vì lợi ích của Tổ chức và nhân dân.
12
Điều 24. Trách nhiệm phát huy vai trò ngƣời cao tuổi: 1) Nhà nƣớc có trách nhiệm thực hiện các biện pháp
sau đây để ngƣời cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình: a) Tạo điều kiện để ngƣời cao
tuổi đƣợc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà ngƣời cao tuổi
quan tâm; b) Tạo điều kiện để ngƣời cao tuổi là nhà khoa học, nghệ nhân và những ngƣời cao tuổi khác có
kỹ năng, kinh nghiệm đặc biệt, có nguyện vọng đƣợc tiếp tục cống hiến; c) Ƣu đãi về vốn tín dụng đối với
ngƣời cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo; d) Biểu dƣơng, khen thƣởng
ngƣời cao tuổi có thành tích xuất sắc. 2) Cơ quan, Hội ngƣời cao tuổi, các tổ chức khác, gia đình và cá nhân
có trách nhiệm tạo điều kiện để ngƣời cao tuổi thực hiện các hoạt động phát huy vai trò ngƣời cao tuổi.

22
nay, gia đình mở rộng nhiều thế hệ ngày càng thu hẹp, với nguồn thu nhập hạn chế,
nhiều gia đình không thể bảo đảm việc nuôi dƣỡng bố mẹ già. Vì vậy bên cạnh
chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm cân bằng và đảm bảo cuộc sống cho tuổi già
thì trách nhiệm phát huy vai trò của ngƣời già vào sự phát triển đất nƣớc cần đƣợc
thúc đẩy hơn nữa [99, tr. 12]. Việc thúc đẩy sự tham gia của ngƣời già vào sự phát
triển xã hội vừa là trách nhiệm của chính phủ, của các tổ chức đoàn thể và là trách
nhiệm từ các thành viên trong gia đình, cộng đồng.


1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.2.1. Ngƣời già trong các nghiên cứu nƣớc ngoài
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vai trò của ngƣời già trong gia đình, cộng đồng
đƣợc duy trì và phát huy bằng nhiều cách khác nhau. Ở một số nền văn hóa, ngƣời
lớn tuổi thƣờng là ngƣời nắm giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực hành chính và
chính trị. Ví dụ, nhƣ trong xã hội của ngƣời Do Thái, có những ghi chép về việc
thành lập một hội đồng bao gồm những ngƣời đàn ông ở độ bảy mƣơi tuổi để thực
hiện các hoạt động quan trọng của cộng đồng, cho thấy ngƣời già có vai trò quan
trọng nhƣ thế nào trong các xã hội này. Ngƣời già đƣợc coi nhƣ ngƣời tƣ vấn tinh
thần ở hầu hết các nền văn hóa, ví nhƣ ở Ai Cập, ngƣời già luôn là ngƣời đại diện
cho sự khôn ngoan, và thông thƣờng ngƣời lớn tuổi là các nhà lãnh đạo tinh thần,
hoặc ít nhất, họ cũng là ngƣời truyền dạy các nghi thức và nghi lễ. Ngƣời cao tuổi
còn là ngƣời giữ gìn di sản văn hoá truyền thống. Họ có trách nhiệm là ngƣời truyền
khẩu những câu chuyện về lịch sử, giảng giải và hƣớng dẫn các thành viên trẻ hơn
bằng cách kể lại những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết và các bài hát dân ca,
Những hoạt động tƣởng chừng nhƣ vô cùng bình thƣờng nhƣng lại rất quan trọng
đối với sự tồn tại của một nền văn hóa. Theo truyền thống ở Nga, các thành viên trẻ
thƣờng tìm những lời khuyên về cuộc sống từ những ngƣời cao tuổi. Hội đồng
trƣởng lão thƣờng đƣợc yêu cầu xem lại những quyết định quan trọng liên quan đến
công việc cộng đồng, đóng vai trò trung gian hoà giải các mẫu thuẫn nảy sinh [77].
Nghiên cứu của Benet năm 1974 về ngƣời già Abkhasians ở Gruzia thuộc Liên Xô

23
cũ cho thấy ngƣời lớn tuổi có đóng một vai trò quan trọng bởi họ đang duy trì
những truyền thống, các hệ thống thân tộc. Họ đƣợc vinh danh vì là lớp ngƣời có tri
thức phong phú về đất đai, thời tiết, về đời sống thực vật địa phƣơng. Ngƣời già
Abkhasian tiếp tục làm việc cho đến khi không còn khả năng [38, tr. 427].
Nghiên cứu về ngƣời già trong xã hội cổ xƣa, cần phải kể đến tác phẩm “Tuổi
già” của Simon De Beauvoir (1998). Trong tác phẩm này có một chƣơng về các

quan sát dân tộc học về tập tục về ngƣời già ở nhiều bộ lạc, tộc ngƣời trên thế giới.
Mỗi bộ tộc có những tập quán và quan niệm về cách đối xử với ngƣời già khác
nhau, nhƣng nhìn chung vai trò của ngƣời già cũng có nhiều điểm khá tƣơng đồng.
vai trò của ngƣời già ở xã hội nguyên thủy là một đặc điểm nổi bật. Ngƣời già đƣợc
ca ngợi theo lối thần bí trong các câu chuyện, và họ đƣợc miêu tả nhƣ những ngƣời
có tài nghệ ma thuật, những nhà sáng chế, ngƣời trị bệnh. Theo Simon De Beauvoir
có khoảng cách giữa huyền thoại và tập tục thực sự về tuổi già, và trên thực tế vai
trò của ngƣời già không hề bị ảnh hƣởng từ những chuyện hoang đƣờng của ngƣời
nguyên thủy (họ thƣờng hình dung thần linh là ông già vĩ đại tràn đầy sức lực và trí
tuệ, hoặc ngƣời Hoopi coi ngƣời đàn bà nhện già phát minh ra nghề thủ công).
Theo mô tả của Simon De Beauvoir, trong xã hội nguyên thủy, thời đó, ngƣời
ta coi những ngƣời 50 tuổi là ngƣời già, thậm chí rất già. Ở nhiều tộc ngƣời, ngƣời
già bị tách khỏi cộng đồng, sống cuộc sống ngoài lề, không đƣợc tôn kính và họ có
thể bị bỏ rơi trong rừng khi làng dời đi (ví dụ ngƣời Fang), khi mà “sự cùng khổ lên
tới đỉnh điểm”, và ngƣời già “có thể trở thành gánh nặng và bị khinh rẻ” trong xã
hội của ngƣời Thongga, một bộ tộc sống bên bờ đông Nam Phi, họ vốn “không ƣa
thích ngƣời già, chế giễu, ăn mất phần ăn của họ”
13
. Ngƣời Hopi, ngƣời da đỏ,
ngƣời Creek, ngƣời Crow và ngƣời Boschiman ở Nam Phi có tập tục dẫn ngƣời già
tới túp lều đƣợc dựng ở xa làng, để lại cho họ ít nƣớc uống, cái ăn và bỏ mặc. Hoặc


13
Thậm chí ở một số bộ tộc du canh ngƣời già không muốn sống sau những cuộc hành trình dài, đói rét,
ngƣời Koryak sống ở phía Bắc Xiberi “có tục giết ngƣời già nhƣ những ngƣời bị bệnh nan y, họ còn sẵn sàng
khoe tài của mình, chỉ ra những nơi trên cơ thể có nhát dao hay giáo gây tử vong. Cuộc hạ sát diễn ra trƣớc
mặt toàn thể cộng đồng trong một buổi lễ phức tạp kéo dài”. Bộ tộc ngƣời Chukchee ở Xiberi, ngƣời già
buôn bán có chút vốn liếng đƣợc trọng vọng, trong khi một số khác sống trong gia đình làm nghề đánh cá
khốn khó, họ sống vất vả tới mức mà họ dễ dàng chọn cái chết [79].

×