Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực thi pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.24 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ BÍCH HƯƠNG

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Kinh tế
: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Dung

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học này, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn
của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè trong suốt khóa học cũng như thời
gian nghiên cứu đề tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo


và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu Luận văn của
mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám
hiệu, toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học,
Khoa Pháp luật Kinh tế và cán bộ Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng
chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thiện luận văn
này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Bích Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có
sự hỗ trợ từ phía Giảng viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Dung. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu,
thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá được chính tác giả
thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau đã ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng thể hiện trong phần tài
liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.


Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Bích Hương


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CISP

:

Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục
vụ cộng đồng

DNCI

:

Doanh nghiệp công ích

DNXH

:

Doanh nghiệp xã hội

FDI

:


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HTX

:

Hợp tác xã

LDN

:

Luật Doanh nghiệp

Nghị định số

:

Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của Luật

96/2015/NĐ-CP

Doanh nghiệp năm 2014 ngày 19
tháng 10 năm 2015
NGO

:


Tổ chức phi chính phủ

NPO

:

Tổ chức phi lợi nhuận

ODA

:

Hỗ trợ phát triển chính thức

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UN

:

Liên hợp quốc

WTO

:


Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 7
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn .......................................... 7
7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI........................................ 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội ....................................... 9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp xã hội ......................... 9
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội ......................................................... 9
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội .................................................. 12
1.1.1.3. Các loại doanh nghiệp xã hội .......................................................... 15
1.1.2. Phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường
thực hiện trách nhiệm xã hội (Doanh nghiệp truyền thống) và các tổ chức
khác hoạt động vì mục tiêu xã hội .............................................................. 19
1.1.2.1. Phân biệt doanh nghiệp thông thường thực hiện trách nhiệm xã hội
với doanh nghiệp xã hội. .............................................................................. 19
1.1.2.2. Phân biệt doanh nghiệp xã hội với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức
phi lợi nhuận, các quỹ từ thiện ..................................................................... 20

1.1.2.3. Phân biệt doanh nghiệp xã hội với doanh nghiệp công ích ............ 21


1.1.3. Lược sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế
giới và tại Việt Nam ..................................................................................... 21
1.1.3.1. Lược sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế
giới ............................................................................................................... 21
1.1.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt
Nam.............................................................................................................. 25
1.1.4. Vị trí và vai trò của doanh nghiệp xã hội trong nền kinh tế ............. 30
1.2. Tổng quan pháp luật về doanh nghiệp xã hội ...................................... 32
1.2.1. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội ...................................... 32
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ...................... 33
1.2.3. Cấu trúc pháp luật về doanh nghiệp xã hội..........................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 37
Chương 2. THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ.............................................. 38
2.1. Thực thi quy định về nhận diện doanh nghiệp xã hội, kiểm soát việc
thực hiện mục tiêu xã hội của doanh nghiệp và một số nhận xét đánh giá.
..................................................................................................................... 38
2.1.1. Các tiêu chí cơ bản nhận diện doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014. ......................................................................................... 38
2.1.2. Quy định về kiểm soát thực hiện mục tiêu xã hội trong các doanh
nghiệp xã hội ................................................................................................ 39
2.1.3. Một số nhận xét đánh giá việc thực thi quy định nhận diện doanh
nghiệp xã hội và kiểm soát thực hiện mục tiêu xã hội. .................................. 42
2.2. Thực thi quy định về thành lập doanh nghiệp xã hội ........................ 43
2.2.1. Quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp xã hội ................. 43
2.2.2. Thực tiễn thi hành quy định về thành lập doanh nghiệp xã hội và một số
nhận xét đánh giá ......................................................................................... 44

2.3. Thực thi quy định về tổ chức lại, giải thể của doanh nghiệp xã hội.. 46


2.3.1. Những quy định riêng về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp xã hội .... 46
2.3.2. Thực tiễn thi hành quy định về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp xã hội
và một số nhận xét đánh giá ......................................................................... 48
2.4. Thực thi quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội và
quy định về ưu đãi đầu tư ......................................................................... 49
2.4.1. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội và
quy định về ưu đãi đầu tư ............................................................................. 49
2.4.2. Thực tiễn thi hành quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã
hội, quy định về ưu đãi đầu tư và một số nhận xét đánh giá ......................... 52
2.5. Thực thi quy định về quyền lợi và trách nhiệm của thành viên, cổ
đông, chủ sở hữu doanh nghiệp xã hội ...................................................... 54
2.5.1. Quy định của pháp luật về quyền lợi và trách nhiệm của thành viên, cổ
đông, chủ sở hữu doanh nghiệp xã hội ......................................................... 54
2.6.2. Thực tiễn thi hành về quyền lợi và trách nhiệm của thành viên, cổ đông,
chủ sở hữu doanh nghiệp xã hội và một số nhận xét đánh giá ...................... 55
2.6. Thực thi quy định về mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức, quản lý
doanh nghiệp xã hội ................................................................................... 56
2.6.1. Quy định của pháp luật về mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức,
quản lý doanh nghiệp xã hội ....................................................................... 56
2.6.1.1. Đối với doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp tư nhân..................... 57
2.6.1.2. Đối với doanh nghiệp xã hội là công ty ........................................... 58
2.6.2. Thực tiễn thi hành quy định về mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức,
quản lý doanh nghiệp xã hội và một số nhận xét đánh giá ........................ 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 64
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI
HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT
NAM ............................................................................................................ 65



3.1. Phương hướng triển khai các quy định của pháp luật về doanh
nghiệp xã hội tại Việt Nam......................................................................... 65
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp xã
hội tại Việt Nam.......................................................................................... 67
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước dành cho
các doanh nghiệp xã hội ............................................................................. 67
3.2.1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................................... 67
3.2.1.2. Giải pháp về pháp luật .................................................................... 69
3.2.2. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp xã hội ................................ 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 77


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện công cuộc cải cách toàn
diện mọi mặt về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội theo hướng xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc tạo dựng môi
trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động là một
vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Đặc biệt, sự phát triển kinh tế và quá trình toàn cầu hóa đã khiến cho
các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam như việc làm, thu nhập bất bình
đẳng, nghèo đói dành cho những đối tượng khó khăn trong xã hội (người tàn
tật, dân tộc, vùng sâu, vùng xa) trở nên ngày càng cấp bách. Bên cạnh đó là sự
khiếm khuyết trong hoạt động thị trường, sự hạn chế trong việc cung cấp các

dịch vụ công của Nhà nước và sự hạn chế về nguồn lực tài chính bền vững
cũng như nhân sự điều hành chuyên nghiệp của các tổ chức xã hội truyền
thống. Mặc dù đã có các chương trình, câu lạc bộ, quỹ, hội được lập ra với
mục đích khắc phục phần nào những vấn đề trên. Tuy nhiên, cách thức giải
quyết của các tổ chức này còn mang tính một chiều, không triệt để; sau một
thời gian hoạt động những vấn đề xã hội được đặt ra vẫn gần như nguyên vẹn.
Trong bối cảnh đó, một mô hình doanh nghiệp mới - Doanh nghiệp xã
hội đã được phát triển như một giải pháp tích cực trong việc giải quyết các
vấn đề này. Khác với các mô hình doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp
xã hội được hình thành với mục đích tối thượng là để giải quyết một hoặc
nhiều vấn đề xã hội hay môi trường cụ thể thông qua môi trường kinh doanh
bền vững, chứ không nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu hoặc nhà đầu
tư. Bản chất của mô hình doanh nghiệp xã hội là phục vụ các lợi ích xã hội
bằng lợi nhuận của chính doanh nghiệp, qua đó góp phần giảm gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước.


2

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của mô hình doanh
nghiệp xã hội, từ cơ sở thực tiễn và pháp lý nêu trên Luật Doanh nghiệp năm
2014 (sau đây gọi tắt là LDN năm 2014) ban hành ngày 26/11/2014 (có hiệu
lực từ 1/7/2015) đã ghi nhận một cách chính thức về tiêu chí, quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp xã hội tại Điều 10 của Luật. Tiếp đó, ngày 19/10/2015
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (sau đây gọi tắt là Nghị định số
96/2015/NĐ-CP) hướng dẫn rất chi tiết quy định tại Điều 10 của Luật Doanh
nghiệp năm 2014 về doanh nghiệp xã hội (bao gồm quy chế thành lập, hoạt
động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp xã hội). Điều này đã góp phần
tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình nhận diện, đánh giá, vận hành

doanh nghiệp xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của mô hình này.
Tuy nhiên, vì là mô hình mới được luật hóa, khái niệm về mô hình
doanh nghiệp xã hội còn khá mới mẻ. Do đó, sự phát triển của mô hình doanh
nghiệp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn; vấn đề nhận thức, nhận diện về mô
hình doanh nghiệp xã hội của người dân, phương tiện thông tin đại chúng,
giới doanh nghiệp truyền thống chưa được thấu hiểu và tiếp nhận rõ ràng;
niềm tin vào vai trò, bản chất, mục đích của mô hình doanh nghiệp xã hội
trong cộng đồng không cao. Việc áp dụng, triển khai và vận hành một mô
hình kết hợp giữa các mục tiêu xã hội và hoạt động kinh doanh của các doanh
nhân còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện pháp luật về
doanh nghiệp xã hội trên phương diện lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết
những khó khăn trên, tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng kiến xã hội được dễ
dàng triển khai trong thực tế, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
tinh thần doanh nhân xã hội Việt Nam, góp phần đưa doanh nghiệp xã hội đến
gần hơn với cộng đồng, khẳng định vai trò quan trọng của mô hình này đối
với xã hội, là một yêu cầu có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.


3

Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực thi pháp luật
về Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bên cạnh những điểm tương đồng về loại hình cũng như mục đích tìm
kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp xã hội còn có một điểm khác cơ bản so với
các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận thông thường khác đó là ở mục tiêu hoạt
động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Mô
hình doanh nghiệp xã hội đã được thành lập ở rất nhiều các quốc gia trên thế

giới từ rất lâu, tuy nhiên ở Việt Nam các doanh nghiệp xã hội lại là một mô
hình khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu để tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho các doanh nghiệp này phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “Doanh nghiệp xã hội” luôn thu hút sự
quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như luật học về việc
hình thành, vận động, phát triển và chấm dứt hoạt động của loại hình doanh
nghiệp này. Trong đó có thể kể tới các bài báo, bài tham luận đã công bố
trong tài liệu của hai cuộc hội thảo lớn do Hội đồng Anh phối hợp với các cơ
quan chuyên môn khác thực hiện đó là: Hội thảo “Doanh nghiệp xã hội tại
Việt Nam, khái niệm, bối cảnh và chính sách”, ngày 16/5/2012 tại Hà Nội với
rất nhiều các bài viết, bài tham luận của các phó giáo sư, tiến sĩ Luật và Kinh
tế đầu ngành như Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần
Thị Hồng Gấm, Phạm Chi Lan… trong tài liệu, các tác giả đã trình bày khái
quát các quan niệm về doanh nghiệp xã hội, đặc điểm, các loại hình doanh
nghiệp xã hội cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc
xây dựng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xã hội thành lập, phát triển… ; Tài
liệu hội thảo “Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: Vai trò của trường đại học
và các tổ chức nghiên cứu”, ngày 16/3/2015 tại Hà Nội. Trong đó, mỗi bài
viết của một tác giả lại nghiên cứu một góc độ khác nhau về doanh nghiệp xã


4

hội. Trong đó có thể kể tới như vấn đề tìm kiếm một mô hình có thể triển khai
trong thực tiễn để thực thi trách nhiệm xã hội theo tinh thần doanh nghiệp xã
hội trong bài viết của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân “Xây dựng “Cụm liên
kết” hay “chuỗi” “doanh nghiệp xã hội phát triển bền vững”; phân tích các
quy định của pháp luật doanh nghiệp về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã
hội trong bài viết của PGS.TS. Trần Văn Nam “Địa vị pháp lý của doanh
nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và một số đề

xuất nhằm đảm bảo phát triển bền vững mô hình này ở Việt Nam”; phân tích
các điều chỉnh về doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và
các quan điểm trong quá trình xây dựng luật, đồng thời đặt ra các vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu về phương diện điều chỉnh pháp luật đối với doanh nghiệp
xã hội ở Việt Nam trong bài viết của PGS.TS. Nguyễn Vũ Hoàng “Điều chỉnh
pháp luật đối với doanh nghiệp xã hội và những vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu ở trường đại học”;… Bên cạnh đó, trên các báo, tạp chí chuyên ngành
luật và chính trị khác của Việt Nam cũng đã đăng tải khá nhiều các bài viết về
doanh nghiệp xã hội. Có thể kể tới như bài viết của một số tác giả trên tạp chí
Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội như: ThS. Vũ Phương Đông
“Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - cần một mô hình để phát triển”, tạp chí
Luật học, số 9/2012, tr. 11 - 18, trình bày yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng
khung pháp lý cho mô hình doanh nghiệp xã hội thành lập, hoạt động tại Việt
Nam (trước thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành); Vũ Thị
Hòa Như , “Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về Doanh nghiệp xã
hội”, tạp chí Luật học, số 3/2015, tr. 31 - 36, tiếp tục làm rõ các tiêu chí nhận
dạng doanh nghiệp xã hội, đề xuất các phương hướng để tiếp tục hoàn thiện
pháp luật, hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam phát triển (trước thời
điểm Nghị định số 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành)… và một số bài viết trên các tạp chí
khác như: Lê Nguyễn Đoan Khôi, “Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội


5

qua các trường đại học tại Đồng bằng Sông Cửu Long”, tạp chí Khoa học
Chính trị, Kinh tế và Pháp luật, số 31/2014, tr. 91 - 96; Hà Thị Thùy Dương,
“Phát triển Doanh nghiệp xã hội ở nước ta hiện nay”, tạp chí Lý luận chính
trị, số 3/2015, tr. 62 – 65; Phan Thị Thanh Thủy, “Doanh nghiệp xã hội theo
Luật Doanh nghiệp năm 2014”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6/2015, tr.

24 - 28… Các bài viết này đều đã bước đầu đưa ra những đánh giá khái quát
về thực trạng pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp xã hội cũng như thực tiễn
quá trình hoạt động của các doanh nghiệp xã hội hiện nay, từ đó trình bày
những phương hướng, đóng góp nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả
hoạt động của mô hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp
luật về doanh nghiệp xã hội kể từ sau khi có quy định chi tiết thi hành Luật
Doanh nghiệp năm 2014.
Với vai trò to lớn của các doanh nghiệp xã hội trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc khuyến khích thành lập các doanh
nghiệp xã hội đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Bởi vậy, đặt
ra nhu cầu cần phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu
mang tính chất tổng quát về việc xây dựng và thực thi các quy định của pháp
luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Rà soát các công trình, bài viết, bài
nghiên cứu kể trên, người viết nhận thấy các bài viết đã công bố mới chỉ dừng
lại ở những bài tham luận được trình bày tại các buổi hội thảo và một số bài
báo với phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một nội dung nhỏ về doanh nghiệp
xã hội. Đặc biệt, sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành và có hiệu
lực, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể, toàn diện các vấn đề pháp lý
về doanh nghiệp xã hội. Bởi vậy, người viết lựa chọn góc độ nghiên cứu liên
quan đến toàn bộ quy chế pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành để nghiên cứu với mong muốn bù đắp các thiếu
hụt nêu trên.


6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn của pháp luật về doanh nghiệp xã hội để từ đó đề xuất kiến

nghị triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2014 và các văn bản hướng dẫn trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội: làm rõ lịch
sử hình thành và phát triển doanh nghiệp xã hội trên thế giới cũng như tại Việt
Nam, chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của doanh nghiệp xã hội so với loại doanh
nghiệp thông thường khác, vị trí và vai trò của doanh nghiệp xã hội trong nền
kinh tế thị trường cũng như việc phân loại các doanh nghiệp xã hội.
- Phân tích các quy định cụ thể của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và
các văn bản liên quan về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn triển khai các quy
định đó trên thực tế như: quy chế về việc đăng ký thành lập, hoạt động, chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với doanh nghiệp xã hội; quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp xã hội; quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội…
- Đề xuất một số phương hướng và kiến nghị để nâng cao hiệu quả
việc phát triền bền vững của mô hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam trên
cơ sở tham khảo kinh nghiệm của bạn bè quốc tế.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về
doanh nghiệp xã hội, cụ thể là Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nghị định số
96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp, các văn
bản pháp luật khác có liên quan và vấn đề thực thi các quy định này trên thực
tế.


7

Nghiên cứu về doanh nghiệp xã hội là một vấn đề phức tạp, liên quan
đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: kinh tế, khoa học quản lý, hành

chính... Tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn Thạc sĩ Luật học, luận văn của
học viên chỉ đề cập chủ yếu đến những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp
xã hội trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc thành lập, hoạt động,
chấm dứt hoạt động cũng như quy chế về thành viên, về quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng xuyên suốt nội dung toàn bài là
phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và luật học so sánh. Bên cạnh đó
để giải quyết vấn đề nghiên cứu, người viết còn sử dụng phương pháp logic
tại Chương 1; phương pháp liên hệ thực tế, thống kê và so sánh để nêu rõ các
nội dung ở Chương 2; và phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá thực tế để
làm rõ phương hướng và một số giải pháp triển khai hiệu quả việc thực hiện
Luật Doanh nghiệp năm 2014 nói chung và nhóm các quy định về doanh
nghiệp xã hội tại Chương 3 nói riêng.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Luận văn tiếp tục nghiên cứu các vấn đề tổng quan về doanh nghiệp
xã hội trong đó nổi bật là việc phân tích có hệ thống lược sử hình thành và
phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam; phân
tích bản chất pháp lý của doanh nghiệp xã hội và chỉ ra điểm khác biệt của
doanh nghiệp xã hội so với các tổ chức kinh tế, xã hội khác hoạt động theo
pháp luật doanh nghiệp hiện hành;
- Luận văn đã phân tích, đánh giá được tương đối toàn diện các quy
định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP
về khái niệm, việc thành lập, hoạt động, chia tách, hợp nhất, sáp nhập và
chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp xã hội; quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp xã hội, của thành viên, chủ sở hữu, cổ đông trong doanh nghiệp xã


8


hội; về việc tổ chức quản lý và việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Các quy định về ưu đãi
đầu tư dành cho doanh nghiệp xã hội trong các văn bản pháp luật có liên quan
cũng được phân tích trong luận văn này;
- Trên cơ sở quy định hiện hành, luận văn bước đầu đánh giá những
thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định pháp
luật về doanh nghiệp xã hội;
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, luận văn đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về doanh
nghiệp xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, sau khi Luật Doanh
nghiệp 2014 được ban hành.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội và pháp luật
về doanh nghiệp xã hội.
Chương 2. Thực thi pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam và
một số đánh giá.
Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp đảm bảo thực thi hiệu
quả pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.


9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP
LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp xã hội
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội

* Quan niệm về doanh nghiệp xã hội trên thế giới
Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm không còn mới mẻ ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cách
định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Tác giả có thể trích dẫn một số cách
định nghĩa theo quan điểm của một số quốc gia và một số nhà nghiên cứu luật
học sau đây:
Theo định nghĩa trong nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội - Chiến lược
cho sự thành công”1 của Bộ Công thương Vương quốc Anh năm 2002:
“Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh với mục tiêu chính là xã
hội, sử dụng hầu hết lợi nhuận để tái đầu tư cho xã hội hoặc cho cộng đồng
hơn là hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở
hữu”2. Theo định nghĩa của Ủy ban về doanh nghiệp xã hội Canada thì
“Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp tiến hành đầu tư kinh doanh không
nhằm mục đích lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu xã hội, từ thiện, hỗ trợ
doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các chợ, siêu thị với mục
đích tạo ra sự pha trộn giữa vấn đề tài chính và mục đích xã hội. Lợi nhuận sẽ

1

Social Enterprise: a strategy for success”, July 2002, Department of Trade and Industry, trích trong tài liệu:
“Vũ Phương Đông (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - cần một mô hình để phát triển”, Luật học,
(9), tr.11”.
2
Department of Trand and Industry, “Social Enterprise; a strergy for success”, July 2002, tr.3, trích trong tài
liệu: “Vũ Phương Đông (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - cần một mô hình để phát triển”, Luật
học, (9), tr.12”.


10


để tái đầu tư kinh doanh hay phục vụ lợi ích xã hội hơn là tối đa hóa lợi nhuận
cho các cổ đông”3.
Theo định nghĩa của nhà nghiên cứu nổi tiếng về DNXH Ridley-Duf:
“Doanh nghiệp xã hội là tổ chức được thành lập có chính sách kinh doanh tập
trung phát triển con người, môi trường sống hơn là tối đa hóa lợi nhuận cho
cổ đông hiện hữu. Doanh nghiệp xã hội có thể tồn tại ở cấu trúc lợi nhuận
hoặc không lợi nhuận và tồn tại dưới các hình thức: tổ chức hợp tác hỗ trợ lẫn
nhau, kinh doanh xã hội, tổ chức quỹ từ thiện”4; Ngoài ra, còn có một số khái
niệm như: DNXH là một phong trào chung trên thế giới, được gắn kết bằng
một sự cam kết đơn giản rằng, cách thách thức lớn nhất của xã hội sẽ có thể
được giải quyết thông qua kinh doanh một cách khác đi5.
Có thể thấy, trên thế giới dù định nghĩa DNXH theo cách nào thì đều có
một đặc điểm chung đó là DNXH được hiểu là mô hình kinh doanh dưới dạng
doanh nghiệp nhưng lại đặt chức năng phục vụ xã hội lên hàng đầu thay vì
mục đích sinh lợi cho chủ sở hữu; phần lớn lợi nhuận phát sinh từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để hỗ trợ và giải quyết các vấn
đề của xã hội.
* Quan niệm về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005: Khoản 1, Điều 4
LDN năm 2005 “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Tương tự như vậy,

3

Canada erprisingnon profI ts.ca/w hat-social-enterprise/definition-social-enterprie, trích
trong tài liệu: “Vũ Phương Đông (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - cần một mô hình để phát triển”,
Luật học, (9), tr. 12”.
4
Ridley-Duff, R. J. and Bull, M, Understanding Social Enterprise: Theory and Practice, London: Sage

Publications, 2011, trích trong tài liệu:”Vũ Phương Đông (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - cần một
mô hình để phát triển”, Luật học, (9), tr. 12”.
5
Hội đồng Anh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng
đồng (2012), Tài liệu hội thảo: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, khái niệm, bối cảnh và chính sách, Hà
Nội, tr.1


11

Khoản 7, Điều 4 LDN năm 2014 định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Như vậy, LDN xác định doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinh doanh. Trong đó, khái
niệm kinh doanh được định nghĩa là: “Việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản
16, Điều 4 LDN năm 2014).
Xét từ định nghĩa doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, mục đích
thành lập doanh nghiệp là nhằm thực hiện chức năng kinh doanh, mục tiêu
chính là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Quan niệm
DNXH, theo cách hiểu thông thường là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
nhưng mục tiêu chủ yếu nhằm hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội. Quan
niệm này vô tình lại mâu thuẫn với định nghĩa doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp6, song đây là điểm tạo ra sự khác biệt giữa DNXH và các doanh
nghiệp truyền thống được thành lập và hoạt động vì mục đích kinh doanh.
Tuy đã tồn tại ở Việt Nam khá lâu nhưng khái niệm về DNXH còn khá
mới mẻ và chưa được chính thức thừa nhận trong LDN năm 1999 cũng như
LDN năm 2005. LDN năm 2014 ra đời đã chính thức thừa nhận và xây dựng
mô hình cũng như địa vị pháp lý cho các doanh nghiệp này nhưng không đưa

ra khái niệm cụ thể về DNXH. Tại khoản 1, Điều 10 LDN năm 2014, DNXH
được hiểu là những doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí sau đây: a) Là doanh
nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; b) Mục tiêu hoạt
động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; c) Sử
dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư
nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

6

Vũ Phương Đông (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - cần một mô hình để phát triển”, Luật học,
(9), tr.12.


12

Như vậy, theo quy định này thì DNXH không phải là một loại hình
doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường,
vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp quy định
trong luật doanh nghiệp như: (Công ty Cổ phần; Công ty Trách nhiệm hữu
hạn…) chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Doanh
nghiệp xã hội có quyền kinh doanh, tạo nguồn thu để bù đắp chi phí và các
giá trị xã hội, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Theo ý kiến của
bà Phạm Kiều Oanh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng
đồng (CSIP): bởi tính đa dạng và phức tạp của DNXH, hiện chưa có định
nghĩa thống nhất về DNXH mà khái niệm này được phát triển tùy vào điều
kiện ở từng địa phương và tùy vào góc độ nhìn nhận. Nhìn chung, DNXH là
những doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối cao là phát triển xã hội hay bảo vệ
môi trường thông qua việc sử dụng phương thức hoạt động như một doanh
nghiệp.
Như vậy, tùy theo từng quốc gia, DNXH có thể có các hình thức pháp

lý khác nhau: tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, hợp tác xã hay các
doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp. Theo quy định pháp luật hiện
hành của Việt Nam, ở mức độ khái quát, có thể hiểu khái niệm DNXH như
sau: “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo
các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp, có hoạt
động kinh doanh nhưng xác định mục tiêu hoạt động chính là nhằm giải quyết
vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, phần lớn lợi nhuận thu được
dùng để phục vụ mục tiêu xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng”.
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội
Mang bản chất của một doanh nghiệp với mục đích chính là thực hiện
mục tiêu xã hội, bởi vậy DNXH mang trong mình các đặc điểm của doanh
nghiệp nói chung. Bên cạnh đó DNXH còn có một số đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, DNXH phải có hoạt động kinh doanh:


13

DNXH mang những đặc trưng “lai” giữa doanh nghiệp thông thường và
tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện hay tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, điểm
khác biệt cơ bản giữa DNXH với các tổ chức trên là DNXH có hoạt động
kinh doanh, sử dụng hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận như phương
thức để đạt được mục tiêu xã hội. Đạt được mục tiêu xã hội dựa trên hoạt
động kinh doanh là ưu thế lớn của DNXH so với các tổ chức xã hội hay tổ
chức từ thiện, vì các tổ chức này thực hiện các hoạt động xã hội dựa trên sự
hảo tâm, quyên góp, tài trợ nên thường bị động và không mang tính bền vững.
Đối với DNXH, hoạt động kinh doanh khiến doanh nghiệp có thể chủ động
trong việc tìm kiếm nguồn thu, chủ động trong các hoạt động vì mục tiêu xã
hội. Tuy nhiên, vì hoạt động như một doanh nghiệp thông thường, phải cạnh
tranh để tìm kiếm lợi nhuận nên đôi khi doanh nghiệp cũng gặp phải những
khó khăn nhất định trong kinh doanh khi tổ chức dưới hình thức DNXH.

Thứ hai, về mục tiêu hoạt động: DNXH đặt mục tiêu xã hội lên hàng
đầu:
Khác với các doanh nghiệp thông thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên
hàng đầu, tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của chủ sở hữu hoặc
các chủ sở hữu doanh nghiệp. DNXH đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu. Mục
tiêu hoạt động của các DNXH không phải lấy lợi nhuận, mà là phục vụ những
yêu cầu xã hội, như xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ đối tượng bị yếu thế, xử lý
vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường, đào tạo cho những người khuyết
tật…. Mục tiêu xã hội khiến DNXH không giống các doanh nghiệp thông
thường nhưng DNXH cũng không phải là các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện
hay tổ chức phi chính phủ. Với phương châm “cho cần câu, đừng cho cá”,
DNXH sử dụng lao động là người khuyết tật, người mãn hạn tù, người nhiễm
HIV… tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho họ từ chính lợi nhuận
của doanh nghiệp chứ không hỗ trợ họ một khoản tiền giống như tổ chức từ
thiện.


14

Cũng vì đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu nên DNXH thường được hình
thành từ sáng kiến của các doanh nhân xã hội. Đây là những người phát hiện
ra vấn đề xã hội, môi trường và cũng chính là người giúp cộng đồng giải
quyết những vấn đề đó… mà lâu nay vẫn thuộc trách nhiệm của nhà nước. Họ
là những người tự cảm thấy có trách nhiệm và điều kiện để giải quyết một
hoặc một số vấn đề của xã hội. Tiêu chí phân phối lợi nhuận bằng việc tái đầu
tư để phục vụ mục tiêu xã hội là điểm phân biệt DNXH với doanh nghiệp
thông thường. Ngoài ra, DNXH thường được thành lập để phục vụ nhu cầu
của nhóm đáy (hay tầng lớp dưới) của xã hội. Đây là nhóm dưới cùng trong
mô hình kim tự tháp về các tầng lớp xã hội, là những người nghèo, yếu thế
nhất và đông nhất trong xã hội, thường bao gồm: người dân ở vùng sâu, vùng

xa, người khuyết tật, người bị nhiễm HIV, AIDS, trẻ em đường phố, thất học,
phạm nhân mãn hạn tù… Những nhóm người này vẫn được bảo trợ từ các
chính sách của nhà nước hay nói cách khác, đây là “gánh nặng” của ngân sách
nhà nước từ trước tới nay. Tuy nhiên, không sử dụng cách thức như nhà nước,
DNXH tuyển dụng họ vào làm việc tại doanh nghiệp, sản xuất ra các sản
phẩm với giá rẻ, phù hợp với điều kiện sống của những người này để phục vụ
nhu cầu của họ. DNXH đang làm việc mà doanh nghiệp thông thường không
làm được (vì doanh nghiệp thông thường đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận) và
Nhà nước cũng không làm xuể (vì Ngân sách nhà nước có hạn). Do vậy, giá
trị mà các DNXH mang lại cho tầng lớp nghèo, gặp khó khăn hoặc bị kì thị
trong xã hội là rất lớn. Đó không chỉ là giải quyết công ăn việc làm, tạo thu
nhập và cuộc sống ổn định, sản xuất các sản phẩm phù hợp túi tiền của họ cho
chính họ sử dụng; mà còn tạo cơ hội để họ tự tin, hòa nhập, mang lại giá trị
cuộc sống.
Thứ ba, về việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp:
Mô hình DNXH đòi hỏi lợi nhuận phải được tái phân phối trở lại cho
hoạt động của tổ chức hoặc cho cộng đồng là đối tượng hưởng lợi. Tuy nhiên,


15

đặc điểm này không phải là nét nổi bật cơ bản nhất về DNXH. Yêu cầu tái
phân phối lợi nhuận chỉ là tiêu chí để giúp phân định rõ đặc điểm “vì lợi
nhuận” hay “vì xã hội” của DNXH. Tùy theo quy định của pháp luật các quốc
gia mà tỉ lệ tái phân phối lợi nhuận của DNXH cho hoạt động của doanh
nghiệp hoặc đầu tư cho cộng đồng là khác nhau. Tuy nhiên, con số này luôn
luôn là quá bán (trên 51%) tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy,
DNXH không thể được coi là một con đường làm giàu. Muốn làm giàu cá
nhân phải tìm kiếm ở mô hình kinh doanh truyền thống.
Thứ tư, về cấu trúc sở hữu và quản lý của doanh nghiệp:

Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định DNXH thành lập theo loại
hình doanh nghiệp được quy định trong luật Doanh nghiệp bao gồm doanh
nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân. Do đó, cấu trúc sở hữu và quản lý phụ thuộc vào loại
hình doanh nghiệp mà các nhà đầu tư lựa chọn.
Như vậy, từ các đặc điểm nêu trên có thể thấy DNXH có phạm vi hoạt
động khá rộng và có mối liên kết rộng rãi cũng như liên quan đến nhiều đối
tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó gắn liền với các vấn đề xã hội và mục tiêu
cơ bản của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá
trị xã hội, làm sâu sắc thêm hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các vấn đề
phức tạp về mặt xã hội mà các doanh nghiệp và tổ chức lợi nhuận không thực
hiện được. Có thể thấy, DNXH có chức năng độc lập nhưng lại có sự phụ
thuộc rất lớn vào sự ủng hộ của dư luận, xã hội, chính phủ, cộng đồng và các
đối tượng hữu quan khác.
1.1.1.3. Các loại doanh nghiệp xã hội
a. Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận (Non-profit Social
Enterprises)


16

Ở một số quốc gia, DNXH phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các
hình thức tổ chức từ thiện phi chính phủ như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ,
tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS,
phụ nữ bị bạo hành… Hầu hết các DNXH phi lợi nhuận được phát triển lên từ
nền tảng tổ chức phi chính phủ, tuy nhiên DNXH phi lợi nhuận thường chú ý
khả năng đưa ra được những giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn
đề mà cả xã hội đang quan tâm. Nói cách khác, họ đưa ra những giải pháp có
tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể

thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã
hội (social impact investors). Đây là nét khác biệt so với các NGO truyền
thống.
Các DNXH phi lợi nhuận làm rất tốt vai trò xúc tác để huy động nguồn
lực từ cộng đồng nhằm cải thiện đời sống cho những cộng đồng chịu thiệt
thòi. Có thể chia các DNXH loại này thành ba nhóm dựa trên phương thức
hoạt động, mục tiêu, hiệu quả xã hội và nguồn tài trợ như sau:
(i) DNXH cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội và được một bên thứ ba thường là cộng đồng hoặc
nhà đầu tư xã hội tài trợ cho các hoạt động đó. Ví dụ như Công ty Phân bón
Bảo Lâm với sáng kiến thu gom rác thải để sản xuất phân bón vi sinh, giúp
giảm ô nhiễm môi trường, tạo công ăn việc làm cho người dân phát triển kinh
tế; Doanh nghiệp Ecolife - DNXH thúc đẩy việc bảo vệ môi trường biển trong
lành và cải thiện đời sống của người dân ven biển thông qua các hoạt động
đầu tư xã hội và kinh doanh dịch vụ sinh thái biển và ven biển có sự tham gia
của cộng đồng…
(ii) DNXH nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ công tới những
người chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất về kinh tế, những người không
được tiếp cận hay không đủ khả năng chi trả cho dịch vụ theo mức giá thông
thường. Mục tiêu của những doanh nghiệp này là đáp ứng nhu cầu và quyền


17

của người dân đang bị những mô hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua.
Trong khi đảm bảo quyền của người dân, đặc biệt là những cộng đồng yếu thế
là mục tiêu tối cao, các doanh nghiệp xã hội thường tham gia trực tiếp vào
việc cung cấp các dịch vụ, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ rơi,
thay vì tuyên truyền vận động người khác làm việc này. Hiện nay ở Việt Nam
đã có những DNXH lựa chọn việc cung ứng dịch vụ công, góp phần nâng cao

chất lượng cuộc sống của đông đảo người dân Việt Nam. Ví dụ như trường
hợp của Công ty Cổ phần Vé Xe Rẻ, thành lập năm 2013 với sứ mệnh “Vì
hàng triệu người dân Việt Nam không còn phải xếp hàng mua vé”. Vé xe rẻ là
hệ thống đặt vé trực tuyến và cổng thông tin vé xe khách lớn nhất tại Việt
Nam. Với hệ thống gồm hai phần chính là trang thông tin điện tử
VeXeRe.com và VeXeRe mobile app cung cấp thông tin bảng giá vé, lịch
trình, số điện thoại và địa chỉ của 1000 hãng xe, 3000 tuyến đường và hàng
trăm bến xe. Đồng thời, VeXeRe còn cung cấp những đánh giá của các hành
khách đã đi những hãng xe này. Khách hàng chọn chỗ trên xe và thanh toán
vé xe trực tuyến và được nhận vé xe qua hòm thư điện tử và tin nhắn điện
thoại7.
(iii) DNXH tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hội
như người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn tù… Phần lớn
các DNXH thuộc loại này đổi mới từ tổ chức NGO bằng cách thành lập thêm
một nhánh kinh doanh bên trong tổ chức hoặc thành lập một doanh nghiệp
kinh doanh với lợi nhuận được sử dụng để tài trợ một phần chi phí của tổ
chức. Kết cấu “kép” trong cùng một tổ chức thuộc nhóm này gây khá nhiều
tranh cãi, bởi rõ ràng nếu xét riêng bộ phận kinh doanh đem lại lợi nhuận
nhưng nếu đặt trong tổng thể thì tổ chức không hề có lợi nhuận. Ví dụ như mô
hình hoạt động của KOTO International là doanh nghiệp tuyển chọn và đào
7

Phạm Gia Vinh (2014), Bantaytrang.com “Công bố 7 mô hình doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ”, tại địa chỉ
ngày truy cập
22/5/2016.


×