Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích những ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.89 KB, 14 trang )

Bài tập học kì môn : Luật Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa, dịch
vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dung, đồng
thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cùng với thời gian, vai trò của
thuế tiêu thụ đặc biệt ngày càng được coi trọng. Các quốc gia đã xem loại thuế
này như một công cụ cần thiết nhằm tạo lập và tăng cường nguồn thu cho ngân
sách nhà nước. Ở Việt Nam thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa vào áp dụng từ năm
1993 và được chính thức ghi nhận tại Luật thuế tiêu thụ 1998 và các Luật sửa
đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2003, 2005 và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
có hiệu lực hiện hành là Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. Với tốc độ tăng
trưởng bình quân từ số thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt từ 12- 14% Thuế tiêu thụ
đặc biệt đã và đang khẳng định được vai trò to lớn của mình. Nhưng làm như
thế nào để việc thực thi pháp luật thế tiêu thụ đặc biệt đạt được hiệu quả?
Những yếu tố nào đã tác động tới hoạt động thực thi đó? Để làm rõ vấn đề này
em đã lựa chọn bài tập số 12 : “Phân tích những ảnh hưởng tới việc thực thi
pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay” để hoàn thiện bài tập lớn
của mình. Kết cấu bài gồm 3 phần: Lời mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó
phần nội dung bao gồm:
I. Khái quát chung về thuế tiêu thụ đặc biệt
II. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ
đặc biệt.
III. Một số ý kiến để hoàn thiện thực thi pháp luật thuê tiêu thụ
đặc biệt.
Hoàng Thúy Nga – KT33D032
Bài tập học kì môn : Luật Tài Chính
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.1. Định nghĩa
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế tiêu dùng được áp dụng phổ


biến ở các nước trên thế giới nhằm tạo lập và tăng cường nguồn thu cho ngân
sách nhà nước. Ở nước ta, Luật Thuế TTĐB ban hành lần đầu tiên vào năm
1990. Kể từ khi ban hành đến nay, Luật thuế TTĐB đã qua nhiều lần bổ sung
sửa đổi cho phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
trong mỗi giai đoạn phát triển. Và cho đến nay, thuế thiêu thụ đặc biệt được
chính thức ghi nhận và tiến hành áp dụng tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm
2008.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt,
cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời làm tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
1.2. Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt
Về bản chất, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu, do
người tiêu dùng chịu, nó bao gồm 3 đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp, nó chỉ tập trung
điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định và không được nhà nước khuyến
khích tiêu dùng.
Thứ hai, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc
thuế suất tỷ lệ và thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu
khác.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản
xuất hoặc nhập khẩu. Cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân
chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Khái niệm thực thi pháp luật thuế tiêu thục đặc biệt
Thực thi pháp luật được hiểu chung nhất là hoạt động thực hiện và thi
hành pháp luật. Theo nghĩa hẹp thực thi pháp luật chỉ là hoạt động của riêng cơ
quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng, thi hành pháp luật. Nhưng cách hiểu
đó là phiến diện và chưa đầy đủ vì pháp luật là những chuẩn mực chung và bất
cứ ai trong xã hội phải tuân theo.Vì vậy thực thi pháp luật phải là hoạt động
thực hiện và tuân theo pháp luật của tất cả mọi công dân.
Hoàng Thúy Nga – KT33D032

2
Bài tập học kì môn : Luật Tài Chính
Đối với pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt nói
riêng việc thực thi pháp luật chia làm 2 nhóm: hoạt động thu thuế (quản lý thuế)
và hoạt động đóng thuế tương ứng với 2 nhóm đối tượng đó là cơ quan nhà
nước ( chủ thể quyền lực) và chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế ( chủ thể mang nghĩa
vụ).
3. Vai trò của hoạt động thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ nhất, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ
giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh
doanh và nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giúp Nhà nước quản lý hoạt động nhập
khẩu mặt hàng này. Nếu thuế tiêu thụ đặc biệt không được thực thi trên thực tế
thì Nhà nước không thể xác định số lượng của các mặt hàng bị đánh thuế tiêu
thụ đặc biệt trên thị trường Việt Nam hiện nay, điều này sẽ dẫn tới hậu quả là
hành vi trốn thuế của các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế ( nhất là đối với loại
thuế có mức thuế suất cao như thuế tiêu thụ đặc biệt), gây khó khăn cho chủ thể
quản lý thuế.
Thứ hai, việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt còn nhằm mục
đích điều tiết thu nhập của các tầng lớp trong dân cư có thu nhập cao bằng cách
áp dụng mức thuế cao đối với những mặt hàng đó đồng thời hướng dẫn tiêu
dùng hợp lý. Thông qua việc thực thi thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước một mặt
có thể định hướng tiêu dùng xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu
hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh, xu hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh kinh tế đất nước. Mặt khác, cũng thông qua việc thực thi thuế tiêu
thụ đặc biệt, Nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của những
đối tượng có thu nhập cao và khả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không thiết
yếu, không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước để sử dụng
cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt tạo nguồn Thu cho ngân sách Nhà nước.
Việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt còn có ý nghĩa trong việc đem lại

nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước. Đảm bảo cho việc thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
II. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.Yếu tố khách quan
1.1- Yếu tố kinh tế
Ở nước ta, thuế TTĐB được Quốc hội khoá IX ban hành Luật Thuế
TTĐB và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990 và đã qua nhiều lần sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong
Hoàng Thúy Nga – KT33D032
3
Bài tập học kì môn : Luật Tài Chính
từng thời kỳ. Trong đó những lần sửa đổi quan trọng vào các năm 1998, 2003
và 2005. Năm 2008, Luật thuế TTĐB (sửa đổi) được trình Quốc hội thông qua
vào tháng 11/2008, có hiệu lực thi hành kể từ 01/04/2009. Như vậy, nhìn chung
khung pháp lý cho thuế tiêu thụ đặc biệt xuất hiện muộn hơn so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Nói chung nền kinh tế Việt Nam phát triển muộn hơn so với nhiều
nước. Trước đây khái niệm hàng hóa đặc biệt còn khá xa lạ. Đối với thuế hàng
hóa( được xem là tiền thân của thuế TTĐB) được quy định tại Quyết nghị 487-
NQ/QHK4 quy định còn mang tính liệt kê, đánh cả vào những mặt hàng thiết
yếu do lúc đó kinh tế Việt Nam còn mang tính bao cấp, những kinh doanh ngoài
Nhà nước đều không được khuyến khích. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường Nhà nước chỉ đánh thuế TTĐB vào những mặt hàng không khuyến
khích tiêu dùng nhằm khuyến kích phát triển kinh tế xã hội, bằng cách tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế
Việt Nam các mặt hàng bị đánh thuế liên tục được điều chỉnh để phù hợp với
tình hình kinh tế mới.
Các yếu tố kinh tế thay đổi làm cho hành vi thực thi pháp luật thuế
TTĐB cúng thay đổi. Khi các yếu tố kinh tế thay đổi sẽ có tác động tới việc
thực hiện thuế TTĐB: Ví dụ: có nhiều loại mặt hàng, dịch vụ tương tự những

mặt hàng bị đánh thuế TTĐB nhưng pháp luật chưa quy định, nên các doanh
nghiệp sẽ trốn thuế bằng cách áp dụng các hàng hóa, dịch vụ mới này.Mặt khác,
các mặt hàng được xem là xa xỉ như ô tô dưới 24 chỗ sẽ không phải là đối
tượng của thuế TTĐB khi kinh tế tăng lên, đời sống cũng như cơ sở hạ tầng ở
Việt Nam ngày càng đươc nâng cao…
1.2- Văn hóa – giáo dục
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có pháp luật để đảm bảo trật
tự xã hội. Nhưng văn hóa để thực thi pháp luật ở mỗi quốc gia thì không như
nhau. Pháp luật nói chung và pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng luôn có
một hệ thống pháp chế để đảm bảo thi hành, nhưng hoạt động của các cơ quan
công quyền nếu không có văn hóa, không tôn trọng pháp luật thì việc thực thi
pháp luật chắc chắn không đúng. Bên cạnh đó, nếu các chủ thể quyền lực này
đã có văn hóa, ý thưc thực thi đúng pháp luật nhưng các chủ thể có nghĩa vụ
không có văn hóa và ý thưc tôn trọng ý thức thực thi thuế sẽ dẫn tới hành vi
trốn thuế, để thu được lợi nhuận cao hơn. Hành vi trốn thuế tiêu thụ đặc biệt
đồng nghĩa với không thực thi thuế đối với một số mặt hàng nhất định, cơ quan
có quyền lực đôi khi không thể tìm ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hoàng Thúy Nga – KT33D032
4
Bài tập học kì môn : Luật Tài Chính
Văn hóa bắt nguồn từ việc giáo dục, giáo dục ở đây mang ý nghĩa rộng
tức là giáo dục ý thức của người dân ở gia đình, nhà trường và cả xã hội. Đối
với chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cần giáo dục họ nghĩa vụ tôn trọng pháp luật
và muốn làm được điều đó thì trước hết cần giáo dục nhóm chủ thể mang quyền
lực được vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt, giáo dục sự tôn trọng một cách thực
sự chứ không phải là nỗi khiếp sợ về các chế tài xử lý.
1.3- Hội nhập quốc tế
Trong xu hướng phát triển toàn cầu, Việt Nam đã gia nhập rất nhiều sân
chơi chung của quốc tế. Tiêu biểu, Việt Nam đã gia nhập WTO ( tổ chức
thương mại thế giới). Bên cạnh những lợi ích đạt được như bình đẳng với các

nước lớn hơn, được bảo vệ quyền lợi khi bị xâm phạm, việc gia nhập WTO
cũng đặt ra đối với Việt Nam những thách thức và khó khăn mới trong việc
thực thi pháp luật đang tồn tại. Đặc biệt với thuế tiêu thụ đặc biệt, Việt Nam đã
có những hoạt động cụ thể như sau:
Để thực hiện các cam kết hội nhập, việc quy định lộ trình từng bước
tăng thuế đối với một số mặt hàng như ô tô sản xuất lắp ráp trong nước (2004-
2005), thuốc lá, bia hơi (2006-2007) có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Một mặt, bảo đảm thực hiện nguyên tắc
không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu theo
đúng các nguyên tắc của WTO. Mặt khác, đã hạn chế những tác động tiêu cực
đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc lá, bia hơi khi phải thực hiện
các cam kết hội nhập, giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi và ổn định
sản xuất, kinh doanh
Đối với mặt hàng rượu: Theo cam kết, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia
nhập Tổ chức thương mại Thế giới - WTO (tức là từ năm 2010), tại Việt Nam
tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ áp dụng
một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế
phần trăm.
Đối với mặt hàng bia: Tương tự như rượu, theo cam kết, trong vòng 3
năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế suất phần
trăm (%) chung đối với các loại bia, không phân biệt hình thức đóng gói bao
bì.
Vì vậy, việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2005 không
còn phù hợp nữa. Và Việt Nam đã có những điều chỉnh cần thiết để việc thực
thi luật thuế tiêu thụ đặc biệt không vấp phải sự phản đối của thế giới bằng cách
Hoàng Thúy Nga – KT33D032
5

×