Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BDTX Phương pháp và kĩ thuật thu thập,xử lí thông tin về môi trường giáo dục THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.19 KB, 19 trang )

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT THU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN VỀ MÔI
TRƯỜNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mã modul THPT 4.
Người báo cáo:
I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa cũng như trong bối
cảnh hòa nhập hiện nay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hằng ngày, người giáo viên,
cán bộ quản lí giáo dục phải thu thập, xử lí nhiều dạng thông tin liên quan đến hoạt động
giáo dục. Để có thể thu thập, xử lí lượng thông tin này kịp thời và có đô tin cậy cao,
nhằm giúp cho nhà trường và các cấp có thẩm quyền có những quyết định đúng đắn, cần
thiết phải cung cấp cho đội ngũ giáo viên những hiểu biết về phương pháp thu thập và
xử lí thông tin trên các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó có môi trường giáo dục –
yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ của trường học.
II. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Người học biết và hiểu các phương pháp và lĩ thuật xử lí thông tin về môi trường
giáo dục.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của môi trường giáo dục đến hoạt động dạy học
trong nhà trường THPT.
2.Kĩ năng:
- Người học lựa chọn các thông tin tìm hiểu về môi trường giáo dục.
- Xử lí được các thông tin do các nghiên cứu mang lại.
- Đánh giá đúng hệ thống thông tin sau xử kí để có sự điều chỉnh, bổ sung và phát
triển môi trường giáo dục.
3. Thái độ:
1


- Có sự cẩn trọng, nghiêm túc và sâu sắc trong khi xem xét các tác động của môi
trường đối với sự hình thành nhân cách của học sinh.
- Rèn luyện tính khách quan, toàn diện và cụ thể trong quá trình thực thi các


nhiệm vụ nghiên cứu môi trƯờng giáo dục.
III. NÔI DUNG:
1.Khái niệm về thông tin:
a.Định nghĩa:
Thông tin là những tính chất xát thực của vật chất mà con người nhận được từ thế
vật chất bên ngoài hoặc từ những quá trình xãy ra trong bản thân nó.
b. Dữ liệu và thông tin:
Dữ liệu là những sự kiện hoặc số liệu thô. Mọi tổ chức đều lưu tâm đến việ xử lía
các sự kiện và dữ liệu về hoạt động của mình nhằm có át và thông tin kịp thời, chính xát
và tin cậy.
-Chất lượng của thông tin được đánh giá theo tiêu chí: phản ánh hiện thực một
cách khách quan, trung thực và chính xát đến mức nào. Thông tin ầng chính xát, trung
thực, chất lượng của nó càng cao. Mức độ chất lượng của thông tin thay đổi tùy thuộc
vào yêu cầu của người sử dụng thông tin.
-Tính phù hợp: Tính phù hợp của thông tin phụ thuộc vào phạm vi, mức độ mà
thông tin có thể trực tiếp hổ trợ cho việc triển khai hoạt động. Tính phù hợp của thông
tin là khac nhau đối với mỗi người, mỗi tổ chức ở mỗi thời điểm khác nhau.
-Số lượng- lượng thông tin:
-Tính kịp thời: Chủ thể tiếp nhận thồn tin phải tiếp nhận thông tin họ phải cần đến
thực hiện một công việc trước khi thông tin đó trở thành vô dụng.
c.Thu nhân thông tin:Việc thu nhận thông tin thực hiện các chức năng cơ bản:
- Ghi giữ tin (ví dụ như băng ghi âm, máy camera ghi hình…)
- Biểu thị tin: giúp giác quan sát của con người có thể thụ cảm được để xử lí tin.
-Xử lí tin: Biến đổi tin để đưa nó về dạng sử dụng. Cức năng có thể thực hiện
bằng con người hoặc bằng máy.
2


d. Kênh truyền tin:Kênh truyền tin là tập hợp các phương tiện, thiết bị kĩ thuật
phục vụ cho việc truyền tin từ nguồn phát thông tin đến nơi nhận tin.

e.Nhiễu:
Nhiễu là mọi yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng xấu đến việc thu tin. Những yếu tố này
tác động xấu đến nơi thu nhận tin.
2.Khái niệm về môi trường giáo dục:
Môi trường giáo dục là đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục. Tiếp cận vấn
đề này đòi hỏi phải có tri thức và phương pháp luận của nhiều nghành khoa học. Song,
dù tiếp cận dưới góc độ nào thì tác động của môi trường luôn tồn tại các hoạt động giáo
dục, tác động và ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả cảu quá trình sư phạm.
*Hoạt động 1.Tìm hiểu về môi trường giáo dục:
a.Các thành tố của môi trường giáo dục:
- Hệ thống các giá trị của giáo dục và hoạt động giáo duc
+ Các giá trị giáo dục với tư cách là nhân tố của môi trường văn hóa giáo dục một
mặt được xác định khi có các quan hệ chủ thể với giáo dục, mặt khác nó phải là những
giá trị được xã hội hay cộng đồng nhỏ thừ nhận.
+ Các giá trị giáo dục ao gồm: Thúc đẩy tiến bộ xã hội về kinh tế, văn hóa, pháp
chế, chuyển giao xã hội, phát triển cá nhân…Hình thành những giá này sẽ tạ dựng niềm
tin và xây dựng cho cá nhân và tổ chức giáo dục những kì vọng đối với giáo dục.
-Hệ thống các chuẩn mực hoạt động giáo dục
+ Giữa hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực của môi trường văn hóa giáo dục
có mối quan hệ mật thiết.
+ Giữa hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực được phản ánh trong các yếu tố vật
thể và phi vật thể của môi trường văn hóa giáo dục. Nói cách khác, tất cả các yếu tố của
môi trường văn hóa giáo dục đều thể hiện giá trị và chuẩn mực của môi trường đó.
+ Giữa hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực của môi trường văn hóa giáo dục
chi phối tất cả các hoạt động của giáo dục nhưng tập trung nhất là hoạt động dạy học.

3


+ Môi trường của hệ thống học và dạy khác nhau ở chổ: môi trường của hệ thống

học có người dạy và các yếu tố xoay quanh phương pháp học, các yếu tố bên trong là
của người học.
+ Có thể kể đến các môi trường học tập như: Giờ lên lớp, môi trường vui chơi,
trò chơi, môi trường thực tiển , các thiết bị và phương tiện phục vụ quá trình dạy học.
+ Khối thông tin về môi trường vật chất.
+ Khối thông tin về các hoạt động chính yếu của nhà trường.
b. Môi trường dạy học trong xã hội hiện đại:
Một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học là nhằm phát triển yếu tố nội
sinh của con người, định hướng sáng tạo và tạo ra các điều kiện cho chủ thể hoạt động.
Với ý nghĩa đó, yếu tố trông tin trong dạy học hiện nay trở thành điều kiện để chủ thể
( hs) nhận thức, lựa chọn, tiếp nhận, chuyển hóa. Sự phát triển của công nghệ trong thời
đại hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến phương pháp dạy học, làm xuất hiện một môi
trườn mới trong dạy học, đó là môi trường học tập E-learning.
Môi trường học tập mới này sẽ tạo ra phong cách văn hóa mới trong xã hội hiện
với yêu cầu rất khoa học, thực tiển và hiệu quả. Sức mạnh của E-learning là rất lớn, có
tác dụng nâng cao hiệu suất và chất lượng giáo dục, và đồng thời làm thay đổi căn bản
cách quản lí giáo dục ở cấp vĩ mô và vi mô. Môi trường dạy hộc điện tử là môi trường
mới, trong đó thông tin phải qua khâu xử lí sư phạm- chyển hóa thông tin qua lí luận dạy
hoc thì mới trở thành tri thức dạy học, nguồi học phải tham gia vào quấ trình xử lí thông
tin. Tuy nhiên, thông tin cần có sự xác định về chất và lượng, tránh tình trạng quá tải,
nhiễu và để làm được điều đó cần có định hướng của thông tin người dạy
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật thu thập thông tin về
môi trường giáo dục
1.Các phương pháp và kĩ thuật thu thập thông tin về môi trường giáo dục
1.1.Phương pháp quan sát thực tế về môi trường giáo dục
- Khái niệm về quan sát sư phạm: Là phương pháp khoa học, một hoạt động có
mục đích, có kế hoạch và được tiến hành có hệ thống
4



+ Là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh nghiệm.
+ Là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu khao học giáo dục, là phương pháp
thu thập thông tin về quá trình giáo dục dựa trên cơ sở tri giác trực tiếp của hoạt động sư
phạm
+ Quan sát sư phạm sẽ cho ta những tư liệu sống động về môi trường giáo dục để
từ đó khái quát hóa, rút ra những kết luận, nhận xét bản chất nhằm chỉ đạo, tổ chức môi
trường giáo dục có chất lượng và hiệu quả hơn.
- Chức năng của quan sát sư phạ:
+ Thu thập thông tin từ thực tiễn.
+ So sánh các kết quả trong nghiên cứu và thực nghiệm, đối chiếu lí thuyết với
thực tế.
+ Kiểm chứng các lí thuyết, giả thuyết đã có.
- Đặc điểm của quan sát sư phạm:
+ Có chủ thể sử dụng phương pháp để nhận thức một đối tượng nào đó.
+ Có đối tượng cụ thể.
+ Do chủ thể quan sát là con người nên kết quả quan sát thường mang tính chủ
quan.
- Kĩ thuật tiến hành phương pháp:
+ Xác định đối tượng quan sát, mục đích nhiệm vụ cụ thể phải đạt được.
+ Lựa chọn cách thức quan sát.
+ Chuẩn bị tốt các tài liệu và thiết bị kĩ thuật để quan sát.
+ Tiến hành quan sát và thu thập tài liệu về môi trường.
+ Ghi chép kết quả quan sát theo cách khác nhau.
+ Kiểm tra kết quả quan sát
* Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát
- Ưu điểm:
+ Cung cấp thông tin chi tiết
+ Ghi chép thu thập thông tin về yếu tố không được đề cập trong bộ câu hỏi.
5



+ Cho phép kiểm định tính thực tế của các thông tin thu thập bằng bộ câu hỏi.
- Nhược điểm:
+ Có thể xuất hiện những sai số.
+ Sự có mặt cảu người quan sát có thể ảnh hưởng đến tình huống được quan sát.
+ Không được quan sát quá khứ.
=> Phương pháp quan sát đối tượng giúp ta có được những thông tin thực tiễn có
giá trị, cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xử lý khách quan những dữ liệu do quan
sát mang lại.
1.2.Phương pháp điều tra
- Khái niệm: Điều tra là phương pháp thu thập thông tin trên một số lượng lớn đối
tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực và một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập
rộng rãi các số liệu, hiện tượng, để từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết.
- Có 2 loại điều tra trong thu thập thông tin:
+ Điều tra cơ bản: Điều tra những vấn đề có tâm độ và quy mô lớn của môi trường
giáo dục.
+ Trừng cầu ý kiến: Là phương pháp thu thập thông tin về thái độ. Tâm trạng, nhu
cầu, nguyện vọng của thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng của
xã hội khác.
-Căn cứ vào hình thức tổ chức trừng cầu ý kiến, người ta chia thành các cặp
trừng cầu ý kiến sau:
+ Trừng cầu ý kiến miệng và trừng cầu ý kiến viết.
+ Trừng cầu ý kiến cá nhân và trừng cầu ý kiến tập thể.
+ Trừng cầu ý kiến tại chỗ và trừng cầu ý kiến vắng mặt.
+ Trừng cầu ý kiến một lần và trừng cầu ý kiến nhiều lần.
+ Trừng cầu ý kiến có chọn lựa và trừng cầu ý kiến toàn bộ.
+ Trừng cầu ý kiến chuẩn hóa và trừng cầu ý kiến tự do.
- Kĩ thuật thiết kế bảng câu hỏi:
+ Các yêu cầu cân nhắc khi thiết kế một bảng câu hỏi:
6



. Mục đích nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
. Các biến số, chỉ số và thông tin cần cung cấp.
. Kế hoạch phân tích số liệu.
. Nguồn lực hiện có.
. Đặc điểm quần thể nghiên cứu.
+ Kết cấu bảng câu hỏi:
* Tiêu đề:
- Tên/chủ đề nghiên cứu.
- Tên, địa chỉ cảu cơ quan/tổ chức nghiên cứu.
- Số thứ tự của bộ câu hỏi , ngày phỏng vấn, người phỏng vấn.
*Thông tin về nội dung nghiên cứu:
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu.
- Từ nhóm biến số để liệt kê các biến số cụ thể.
- Từ các biến số cụ thể -> xây dựng câu hỏi nhằm thu nhận thông tin cho biến số
đó.
* Phần cuối bảng hỏi:
- Có thể là những câu hỏi về nhân khẩu xã hội của người trả lời.
- Nếu là bộ câu hỏi trả lời thì quy định thời gian thu thập thu lại bảng hỏi.
- Lời cảm ơn.
* Chú ý:
- Sắp xếp trình tự các câu hỏi theo chủ đề/nhóm.
- Những câu hỏi có tính nhạy cảm không nên đặt trước.
- Trong toàn bộ câu hỏi tự trả lời nên có hướng dẫn.
+ Tiêu chuẩn của một bảng hỏi tốt.
- Câu hỏi rõ ràng, đặc thù, dễ hiểu, dễ trả lời, dễ mã hóa.
- Đáp ứng nội dung, ngắn gọn.
- Không hỏi 2 ý cùng câu.
- Không nên gợi ý hoặc ủng hộ cho một khái niệm trả lời nào.

7


- Tránh dùng từ quá nhạy cảm.
** Các loại câu hỏi:
*Câu hỏi đóng:
- Định nghĩa:
- Phân loại: Loại chọn một tình huống; Loại chọn nhiều tình huống.
*Chú ý khi thiết kế câu hỏi đóng: Cần đưa ra được hết các khả năng trả lời có
thể; Các khả năng trả lời không chồng chéo lên nhau.
*Ưu và nhược điểm của câu hỏi đóng
**Ưu điểm: Dễ định hướng số liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu; Dễ sử dụng
và triển khai cho người nghiên cứu; Kết quả trả lời đồng nhất, dễ mã hóa và phân tích;
Tiết kiệm mọi nguồn lực.
**Nhược điểm: Ít phù hợp cho phỏng vấn đối tượng trình độ học vấn thấp; Trả
lời thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người nghiên cứu; Đôi khi đối tượng
trả lời không chính xác; Cả người phỏng vấn và người trả lời có thể mất hứng thú sau
nhiều câu hỏi đóng.
*Câu hỏi mở:
- Định nghĩa: Là loại câu hỏi không đưa ra trước các khả năng trả lời, thường áp
dụng: Như thế nào? Vì sao? Gồm những vấn đề gi? Vấn đề gi?.
*Ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi mở:
**Ưu điểm: Phù hợp cho phỏng vấn đối tượng có trình độ học vấn thấp; Đối
tượng trả lời tương đối chính xác; Có thể thu thập nhiều thông tin.
**Nhược điểm: Khó định hướng số liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu; Trả
lời không đồng nhất, khó mã hóa và phân tích, xử lý số liệu; Tốn kém nguồn lực; Khó
sử dụng và triển khai cho người nghiên cứu.
*Các loại câu hỏi kết hợp
- Định nghĩa: Là loại câu hỏi đưa ra các phương án có sẵn để người trả lời tự
chọn, ngoài ra còn có thể đưa ra ý kiến khác vào phương án để ngỏ.

*Ưu điểm và nhược điểm cảu câu hỏi kết hợp
8


**Ưu điểm:
- Có thể thu thập thêm những thông tin chưa được biết đến của vấn đề nghiên cứu.
- Ngôn ngữ của người trả lời sẽ có ích cho minh họa trong báo cáo.
**Nhược điểm:
- Người phỏng vấn cần có kinh nghiệm và kỹ năng để định hướng trả lời đúng vấn
đề.
- Tốn thời gian cho xử lý, phân tích số liệu.
1.3.Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn:
- Khái niệm phỏng vấn: Là phương pháp mà người điều tra đưa ra những câu hỏi
trực tiếp để người được hỏi Là các nhân hoặc cá nhân trả lời.
- Mứ độ phỏng vấn: Mức độ cao; Mức độ thấp.
- Phỏng vấn để thu thập thông tin mang tính sâu sắc: Tại sao? Như thế nào? Quan
điểm?
- Linh hoạt về thời gian, trình tự câu hỏi và nội dung.
- Câu phỏng thường là câu hỏi và nội dung.
- Đòi hỏi người phỏng vấn am hiểu nội dung về vấn đề cần phỏng vấn và có kỹ
năng.
- Thường bắt đầu với những người cung cấp thông tin chính.
- Thường áp dụng trong các điều tra hoặc nghiên cứu điển hình.
* Phỏng vấn cá nhân:
-Đối tượng là những người am hiểu sâu về lĩnh vực đó hoặc những người có liên
quan trực tiếp.
- Mục đích thu nhận thông tin mang tính các nhân.
- Chọn mẫu thường theo tiêu chí.
- Có thể phỏng vấn nhiều đối tượng cùng một chủ đề có được thông tin sâu sắc,
tiêu biểu.

- Ưu và nhược điểm của phỏng vấn cá nhân

9


*Ưu điểm: Thông tin có tính riêng tư và cởi mở hơn; Có thể sử dụng cho người
nghiên cứu các chủ đề mang tính tế nhị; Cho phép làm rõ các câu hỏi; Khai thác được
nhiều thông tin và phát hiện thông tin mới; Tỉ lệ đáp ứng cao hơn bộ câu hỏi tự điền.
*Nhược điểm: Có tính đại diện thấp; Sự có mặt của người phỏng vấn có khả
năng ảnh hưởng tới người trả lời; Khó xử lý thông tin; Khó xác định mức độ tin cậy của
câu trả lời.
* Phỏng vấn nhóm:
- Mục đích: Để nhận thông tin ở cấp cộng đồng.
- Ứng dụng: Thu khối lượng thông tin lớn hơn, kiểm tra chéo tại chỗ, cho phép
phát hiện mong muốn của cộng đồng.
- Hạn chế: Không phù hợp với các vấn đề tế nhị, áp lực nhóm -> một số người
thay đổi ý kiến.
* Phỏng vấn ở mức độ thấp:
- Các câu hỏi được in sẵn theo một cấu trúc nhất định.
- Có hiệu quả khi người nghiên cứu tương đối hiểu biết về vấn đề cần nghiên cứu.
- Hữu ích khi phân tích thống kê được số liệu đáp ứng yêu cầu.
- Ưu và nhược điểm của phỏng vấn nhóm:
* Ưu điểm: Phù hợp với thu thập thông tin định lượng, tính đại diện cao; Không
phải đến hiện trường; Thích hợp với các đối tượng không biết chữ; Cho phép làm rõ các
câu hỏi; Tỉ lệ đáp ứng cao hơn; Dễ xử lý số liệu.
*Nhược điểm: Ít thấy được thông tin vì sao? Như thế nao?; Thông tin hạn chế
trong phạm vi câu trả lời; Sự có mặt của người phỏng vấn có thể ảnh hưởng tới người trả
lời.
* Đặc điểm của một cuộc phỏng vấn tốt:
- Trước khi phỏng vấn, điều tra, cần xác định chủ đề phỏng vấn.

- Hoàn chỉnh câu hỏi bán định hướng, chọn đối tượng, địa điểm phù hợp.
- Trong phỏng vấn tạo không khí thân mật, cởi mở, tạo ra sự vui vẻ thích thú, cố
gắng. kiềm chế thái độ.
10


- Sử dụng các câu hỏi mở, tránh câu hỏi đóng.
- Kết hợp quan sát trong quá trình phỏng vấn.
- Phân công người ghi chép ghi những gì nghe, thấy, không theo chủ quan).
- Mọi người cùng làm việc trong không khí tin tưởng, tham gia chia sẻ kinh
nghiệm (Không hoài nghi, khuyên bảo, giảng giải).
- Đặt câu hỏi: Không phán xử câu trả lời đúng – sai (gạn hỏi, không bỏ sót)
- Thăm dò câu trả lời: “ Sẽ ra sao nếu như…” “ Còn gì khác nữa…”.
- Những người tham gia có thể học hỏi lẫn nhau.
- Cần chú ý thời gian ( từ 60 – 120 phút ). Đảm bảo không lạc đề.
- Cuối buổi cần có kết luận/ tóm tắt những điều đã trao đổi.
* Những lưu ý trong kĩ thuật thu thập thông tin
- Trước khi tiến hành phỏng vấn/thảo luận nhóm.
+ Tạo một cuộc đối thoại (chào hỏi, giao tiếp, cảm ơn đối tượng trướ và sau phỏng
vấn).
+ Chỉ hỏi những câu hỏi liên quan đến chủ đề đã được xác định trong bản hướng
dẫn.
+ Ghi chép, ghi âm những câu hỏi thống nhất theo bảng hướng dẫn.
+ Liệt kê các ý chính, tóm tắt nội dung làm rõ các thông tin không chính xác.
- Trong phỏng vấn/thảo luận nhóm:
+ Giới thiệu ngắn gọn mục đích của cuộc phỏng vấn cho người trả lời hiểu biết về
phương thức sử dụng kết quả.
+ Những thông tin cá nhân liên quan đến đối tượng nên ghi chép khéo, không để
đối tượng nhìn thấy.
+ Duy trì thái độ nhanh nhạy, biểu hiện sự quan tâm đến câu trả lời, luôn khuyến

khích trả lời.
+ Nói rõ ràng với tốc độ vừa phải và sẵn sàng nhắc lại câu hỏi.
+ Không hỏi những câu dọa nạt, thách thức hoặc quá tò mò.
+ Theo dõi các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
11


+ Điếu tra viên và thư ký nên ghi chép những chi tiết nhỏ cần rút kinh nghiệm cho
riêng mình.
2.Thiết kế phương pháp thu thập thông tin
*Phương pháp thu thập thông tin định lượng.
- Khía niệm: Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu nhằm thu thập những số liệu
để đo lường kích thước, độ lớn, sự phân bố hay sựu kết hợp của một số yếu tố của sự vật
hay hiện tượng xã hội.
Nghiên cứu định lượng trả lời cho các câu hỏi: Cái gi? Ở đâu? Bao nhiêu? Bằng
cách nào? Bao nhiều lần? Tỉ lệ?.
- Phạm vi áp dụng định lượng: đo sự kiện, đo mức độ hành động.
- Không nêu quan điểm của người trong cuộc đo, chỉ quan sát bên ngoài.
*Phương pháp thu thập thông tin định tính
- Khái niệm: Là nghiên cứu nhằm thu thập thông tin để xác định, thăm dò một số
yếu tố giúp ta hiểu sâu về bản chất, nguyên nhân của vấn đề.
Nghiên cứu định tính trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Như thế nào? Tại sao?
Làm thế nào?.
- Phạm vi ứng dụng: tìm hiểu niềm tin, vấn đề mới, xây dựng tài liệu giáo dục, bổ
sung và giải thích, phân biệt thiết kế thu thập thông tin định lượng
+ Phân biệt giữa thông tin định lượng và thông tin định tính:
Đặc tính
Vấn đề
Mục đích
Mẫu

Số liệu chính
Kết quả
Ứng dụng kết

Định lượng
Hiểu trước nhiều
Mô tả
Lớn, đại diện
Con số
Khách quan
Rộng

Định tính
Hiểu trước ít
Giải thích
Nhỏ
Câu, đoạn văn
Chủ quan
Hẹp

quả
-Công cụ thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Định lượng
1.Bảng hỏi

Định tính
1.Phỏng vấn
12



- Phỏng vấn trực tiếp

- Phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sau, nghiên cứu trường

- Tự điền

hợp)

2.Công cụ đo lường

- Phỏng vấn cấu trúc (tự do liệt kê, gộp nhóm, xếp hạng)
2.Làm việc nhóm

khác

- Phỏng vấn nhóm

- Cân, thước, các máy

- Thảo luận nhóm

móc

- Vẽ bản đồ

- Bảng kiểm(bảng quan

3.Quan sát (có tham gia, không tham gia)

sát)

- Căn cứ để lựa chọn thông tin: Mục đích thu thập thông tin; Đối tượng chứa đựng
thông tin; Sự hiểu biết về đối tượng chứa đựng thông tin; Nguồn lực (thời gian, kinh phí,
cán bộ, trình độ, kinh nghiệm).
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xử lý các số liệu thông tin thứ cấp
1.Quy trình xử lý thông tin định lượng
1.1. Khía niệm về xử lý số liệu
- Xử lý số liệu là quá trình chuyển dạng thông tin thu thập được được sang dạng
thích hợp cho bảo quản và phân tích số liệu.
- Cần có kế hoạch chặt chẽ và quá trình xử lý cần được thực hiện trước, trong và
sau khi thu thập số liệu.
1.2.Quy trình xử lý số liệu định lượng
- Hoàn chỉnh số liệu: Kiểm tra bổ sung -> hoàn chỉnh thông tin thu thập được;
Kiểm tra tính hợp lý, logic; Kiểm tra tính rõ ràng.
- Các cấp điều tra số liệu: Điều tra viên; Người hoàn thiện số liệu; Xác định xem
mỗi bộ câu hỏi...; Quyết định hủy bỏ hay thu thập lại...
- Một số lưu ý khi xử lý số liệu:
+ Nắm rõ những hướng dẫn về thu thập và mã hóa số liệu.
+ Những ghi chú của người hoàn thiện.
+ Những thay đổi trả lời ghi trên phiếu (nếu không xác minh).
+ Người hoàn chỉnh số liệu phải có thông báo (liên quan đến câu hỏi).
13


*Mã hóa số liệu:
- Mã hóa số liệu được thực hiện: Trước khi thu thập số liệu; Sau khi thu thập số
liệu; Khi phân tích số liệu.
- Các loại mã hóa: Mã hóa trường; Mã khoảng; Mã liên kết; Mã kết hợp.
*Ví dụ: Anh/chị cho biết những biểu hiện dưới đây cần có sự quan tâm để xây
dựng môi trường học tập thân thiện.


STT

Nội dung
Rất quan

Mức độ
Quan tâm

tâm
1
2
3

Phương pháp dạy học
CSVC phòng học
Quan hệ giữa giáo viên và học

4

sinh
Quan hệ giữa học sinh và học

5
6
7
8

Không quan
tâm


sinh
Xây dựng nề nếp học tập
Đánh giá kết quả học tập
Quan hệ nhóm lớp
Các nội dung khác
- Một số nguyên tắc mã hóa: Dựa vào mục đích của câu hỏi; Dựa trên thiết kế

phân tích số liệu; Mã càng đơn giản càng tốt; Mã phải bao hàm hết các tình huống xảy
ra không chồng chéo.
- Xây dựng bảng mã hóa số liệu:
+ Nên cần có bảng mã hóa bên cạnh  xem các con số hiển thị trên máy tính ứng
dụng với câu hỏi nào và con số đó biểu thị cái gì.
+ Ví dụ về bảng mã hóa:
Số câu
hỏi
3

Mã biến
GT

Mô tả biến

Số ký tự của

Mã hiệu

Giới tính

mã hiệu
1


1=nam

14


14

TNBQ

Thu nhập bình quân đầu

2=nữ
1=thấp

1

người/năm của giáo viên

2=trung bình
3=cao

- Nhập số liệu:
+ Các số liệu chỉ nên nhập sau khi đã được hoàn chỉnh và được mã hóa.
+ Mỗi phiếu nhập nên có mã phiếu để tiện cho việc theo dõi, quản lí, phân tích số
liệu.
+ Tuy theo mục đích phân tích  thông tin có thể được nhập vào hết hoặc chỉ
nhập thông tin phục vụ cho phân tích số liệu.
2.Phân tích số liệu với các biến định tính
- Đặc điểm phân tích số liệu định tính:

+ Thu thập luôn đi liền với phân tích số liệu.
+ Phân tích ngay sau khi thu thập.
+ Phân tích là chia nhỏ, xếp loại theo thứ tự, cấu trúc mới, đưa ra kết luận, trả lời
câu hỏi nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu.
+ Phân tích một cách có hệ thống và sáng tạo, nhưng không có quyền bóp méo
hay bịa đặc số liệu.
+ Người phân tích tốt nhất là người thu thập số liệu.
+ Phụ thuộc nhiều cảm giác chủ quan của người nghiên cứu
- Bước xử lý và phân tích số liệu định tính:
+ Đọc kỹ số liệu.
+ Mô tả mẫu nghiên cứu.
+ Xử lý số liệu.
+ Phân tích và rút ra các phát hiện.
+ Trình bày số liệu trong các bảng số liệu.
+ Đưa ra kết luận và kiểm định kết quả để chúng minh tính giá trị cảu số liệu.
+ Viết báo cáo.
15


- Xử lý số liệu định tính:
+ Tóm tắt nội dung phỏng vấn, thảo luận nhóm theo chủ đề  giảm bớt số liệu,
giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu.
+ Ghi các vấn đề nổi bật, phát hiện những điểm tốt/không tốt trong bảng hướng
dẫn phỏng vấn phát huy, bổ sung số lượng khác trong quá trình thu thập số liệu.
+ Sắp xếp các vấn đề theo mã hóa bằng các ký hiệu tóm tắt dễ nhớ.
*Ví dụ
Cán bộ quản lý
Điểm số đồng ý

A

4

B
5

C
6

D
4

E
8

G
9

H
7

I
5

K
7

L
7

với chuẩn

 Xử lý để thu thập được thông tin khái quát về kết quả đồng thuận của 10 cán
bộ quản lý với chuẩn của đồng phục học đường.
Lập bảng số liệu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Cán bộ quản lý
A
B
C
D
E
G
H
I
K
L

Điểm Xi
4
5

6
4
8
9
7
5
7
5
Tổng( Xi)=60
Bảng 2.Tìm số xuất hiện/Tần số xuất hiện của các đếm số
Điểm (Xi)
Số cán bộ quản lý(X1)
Số cán bộ quản lý tương đương

4( X1)
2
(n1)

5( X2)
3
(n2)

6( X3)
1
(n3)

7( X4)
2
(n4)


Điểm Xi2
16
25
36
16
64
81
49
25
49
25
Tổng (Xi2)
8( X5)
1
(n5)

9( X6)
1
(n5)

(Xi)
Ta có n là tần số của x1(tứ là điểm x1 có 4 cán bộ quản lý và tần số n1 là 2), có 2 cán
bộ quản lý đồng ý với 4 chuẩn đồng phục.
Tông số n1 +n2 +....+nk=N.
16


Ở đây tổng số đối tượng điều tra n=0. Từ đí ta suy ra.
Bảng 3.Số % cán bộ quản lý đồng ý với các chuẩn tương ứng với số điếm.
4

20%

5
30%

6
10%

7
20%

8
10%

9
10%

Bảng 4.Số % cán bộ quản lý với các chuẩn được xếp ở các loại
Điểm (4)

Đạt (điểm 5,6)

Tốt (điểm 7,8)

Rất tốt(điểm 9)

40%

30%


10%

20%
Lập đồ thị

Từ các bảng trên, ta thấy:
a.Tần suất: Tần suất fi của xi là n1/n2 với xi là điểm 4; n1=2 cán bộ quản lý; n2= 10
cán bộ quản lý
Cụ thể là f1 =n1/n2 =2/10=20%; f2=n2/n=3/10=30%
Để tiếp tục phân tích sâu các số liệu, ta thu gọn lại thành một tham số đặc trưng cho các
bảng trung bình cộng, phương sai.
b.Trung binh cộng: Trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số
liệu.
c. Tính phương sai
d.Công thức tính độ lệnh chuẩn
e.Trung vị
g.Hệ số tương quan
*Hoạt động 4: Xử lý và phân tích số liệu định tính
1.So sánh thu thập và xử lý số liệu trong nghiên cứu định lượng và nghiên
cứu định tính
1.1.Thu thập số liệu trong nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
Định lượng:
17


- Phỏng vấn bán cấu trúc/mở
- Câu hỏi được phát triển, sửa cho phù hợp và thích ứng khi thu thập số liệu.
- Thời gian thực địa dài: tạo mối quan hệ thân mật, hạn chế sai số ngữ cảnh hoặc
sai số ngữ cảnh được phân tích kỹ trong báo cáo nghiên cứu.
- Kết quả phân tích số liệu: từ ngữ trích dẫn, sơ đồ, ma trận.

Định tính:
- Phỏng vấn bán cấu trúc/đóng.
- Câu hỏi chuẩn bị sẵn trước khi thu thập số liệu, cố định, có phương án trả lời,
dấn đến có thể sai số ngữ cảnh: người trả lời hiểu sai câu hỏi/không trả lời vấn đề tế
nhị/không nhớ, trả lời cho qua chuyện.
- Thời gian thực địa ngắn.
- Kết quả phân tích số liệu: con số, bảng biểu.
*Khi thu thập số liệu định tính:
- Mô tả, ghi lại bối cảnh và tình trạng phỏng vấn, mối liên quan của người phỏng
vấn với người xung quanh, cách họ trả lời.
- Cần kết hợp/so sánh điều mọi người nói và điều họ nghĩ và làm.
- Bắt đầu có nhận xét/phát hiện/kết luận của người nghiên cứu.
1.2.Sơ đồ thu thập và phân tích số liệu trong hai loại thiết kế nghiên cứu.
- Các bước trong thu thập và phân tích số liệu định lượng hoàn toàn độc lập rời
nhau, còn định tính là một quá trình diễn ra đồng thời, đang xen lẫn nhau.
1.3.Đặc điểm phân tích số liệu định tính
2.Các bước xử lý và phân tích số liệu định tính.
- Chuẩn bị số liệu.
- Mô tả mẫu nghiên cứu.
- Xử lý số liệu
- Phân tích và rút ra các phát hiện.
- Tóm tắt số liệu trong các bảng tổng hợp.

18


+ Là bước khái quát số liệu, từ đó cho phép các nhà nghiên cứu dễ dàng đưa ra
các kết luận tổng hợp cho một vấn đề nghiên cứu.
+ Ma trận: Là một loại bảng chứa các từ hay câu, thay cho các con số. Là cách
hay dùng nhất trong phân tích số liệu định tính.

*Ví dụ:
Nhóm đối tượng điều

Các yếu tố tạo thành môi trường thân thiện trong dạy

tra
Nhận thức

học
Quan hệ ứng
Phương pháp
xử

dạy và học

Cơ sở
vật
chất

Cán bộ quản lý
Thầy(cô) giáo
Học sinh
Cán bộ Đoàn
TNCSHCM
+ Sơ đồ: Là hình vẽ bao gồm các ô hay các hình tròn biểu thị cho các biến số nối
với nhau nhằm chỉ ra mối liên quan giữa các biến số.
+ Sơ đồ diễn tiến: Là một loại sơ đồ biểu diễn trình tự kết quả của một hành động
hay một quyết định nào đó.
+ Bảng: Là một loại sơ đồ biểu diễn trình tự kết quả của một hành động hay một
quyết định nào đó.

+ Trích dẫn, tường thuật hoặc mô tả một trường hợp cụ thể bằng ngôn ngữ của
người trả lời.
- Rút ra kết luận và kiểm tra kết luận từ số liệu.
- Viết báo cáo.
*Nội dung trao đổi: Sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu thập, xử lý,
phân tích môi trường học tập của trường.

19



×