Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH tế và ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG của VIỆC tái sử DỤNG dầu ăn tran thi kim phung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.88 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM
NĂNG CỦA VIỆC TÁI SỬ DỤNG DẦU ĂN ĐỂ SẢN
XUẤT BIODIESEL TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM PHỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010
1


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA VIỆC TÁI SỬ DỤNG DẦU ĂN ĐỂ
SẢN XUẤT BIODIESEL TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do Trần Thị Kim
Phụng, sinh viên khóa 32, ngành Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày _____________________.

NGUYỄN THỊ Ý LY
Giáo viên hướng dẫn

____________________________
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________

__________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

2

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ - người đã sinh thành
và nuôi nấng dạy dỗ con đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh, chị và những người

thân đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa kinh tế đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại
trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc Cô Nguyễn Thị Ý Ly, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị ở Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM,
Quỹ Tái Chế chất thải rắn TP.HCM, Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM, Trung tâm
quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP. HCM, Công ty TNHH Minh
Tú - Cần Thơ, Công ty Green Biofuel Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập, nghiên cứu tại trường.
Trước khi tạm biệt giảng đường, bạn bè và thầy cô thân yêu để bước vào một
hành trình mới. Kính chúc trường Đại Học Nông Lâm phát triển hơn nữa, kính chúc
thầy cô sức khỏe, hạnh phúc tiếp tục sự nghiệp “Trồng người” cao cả. Chúc tất cả các
bạn thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2010

Sinh viên

TRẦN THỊ KIM PHỤNG

NỘI DUNG TÓM TẮT

3


TRẦN THỊ KIM PHỤNG. Tháng 06 năm 2010. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh
Tế và Đánh Giá Tiềm Năng của Việc Tái Sử Dụng Dầu Ăn để Sản Xuất Biodiesel
tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.
TRAN THI KIM PHUNG. June 2010. “Analyse the Economic Efficiency and
Assess the Potentiality of Re-using Cooking Oil to Produce Biodiesel in HCM
City”.
Dân số ngày càng gia tăng thì nhu cầu về nhiên liệu ngày càng nhiều. Trong khi
đó, nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt dần, đòi hỏi phải tìm ra nguồn nhiên liệu
thay thế. Biodiesel là một lời giải cho vấn đề này. Vì vậy, khoá luận tiến hành phân
tích hiệu quả kinh tế và đánh giá tiềm năng của việc tái sử dụng dầu ăn để sản xuất
biodiesel.
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thu thập được từ dự án thiết kế, chế tạo
hệ thống thiết bị sản xuất biodiesel từ dầu thực, động vật phế thải công suất 2 tấn/ngày
của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc - Hóa dầu trường Đại học Bách khoa,
Thành phố Hồ Chí Minh và dự án xây dựng nhà máy sản xuất biodiesel công suất 50
tấn/ngày của Công ty TNHH Minh Tú, Cần Thơ. Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành
phỏng vấn 150 tài xế xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khảo sát thái độ của
các tài xế về loại nhiên liệu mới và tìm hiểu nhu cầu về nhiên liệu sinh học của họ để
dự báo lượng cầu trong thời gian tới. Đồng thời đề tài tiến hành phỏng vấn 50 nhà
hàng, quán thức ăn nhanh và các quán ăn quy mô hộ gia đình nhằm đánh giá nguồn
cung dầu ăn thải hiện tại và trong tương lai.
Cuối cùng, dựa trên các phân tích, đánh giá đề tài sẽ đưa ra kết luận và đề xuất
một số giải pháp nhằm giúp các cá nhân, cơ quan, các ban ngành liên quan có những
đánh giá đúng hơn về tình trạng hiện tại của những tiềm năng mới để có những chính
sách quản lý và sử dụng phù hợp nhằm góp phần giải quyết các áp lực về nhiên liệu
trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay cũng như giải quyết bài toán về lãng
phí nguồn tài nguyên.


4


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii
1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1. Mục tiêu chính

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2
2

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

2

1.3.3. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.4. Nội dung thực hiện

3
3

1.4. Cấu trúc của khóa luận


4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh

5

2.2.1. Vị trí địa lý

5

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.3. Tổng quan về tình hình và nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới

và Việt

8


Nam
2.3.1. Tình hình tiêu thụ dầu mỏ của thế giới

8

2.3.2. Tình hình tiêu thụ dầu mỏ tại Việt Nam

10

2.4. Thực trạng môi trường tại Việt Nam

12

2.5. Tổng quan về dầu thực vật

13

2.5.1. Tổng quan

13


2.5.2. Tình hình tiêu thụ dầu ăn tại TP.HCM

13

2.5.3. Dầu ăn phế thải và tác hại của nó

14
15


2.6. Các nguồn phát thải dầu ăn phế thải trên địa bàn TP.HCM
2.6.1. Các đơn vị sản xuất thực phẩm (có sử dụng dầu ăn) có

quy mô

công nghiệp

15

2.6.2. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống

15

2.6.3. Dầu ăn phế phẩm từ dầu tinh luyện

18

2.7. Tổng quan về tình hình tái sử dụng, tái chế và thải bỏ dầu ăn phế thải

18

2.8. Tổng quan về biodiesel và tình hình nghiên cứu sản xuất biodiesel

19

2.8.1. Tại Việt Nam

19


2.8.2. Tình hình sản xuất và sử dụng biodiesel trên thế giới

19

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21
21

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Dầu mỏ

21

3.1.2. Nhiên liệu sinh học

23
25

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

25

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

26

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu


27

3.2.4. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

27

3.2.5. Phương pháp phân tích độ nhạy

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Quy trình sản xuất dầu sinh học

31

4.2. Mô tả các phương án

32

4.3. Phân tích lợi ích – chi phí của việc tái sử dụng dầu ăn để sản xuất biodiesel

33

4.3.1. Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án

33


4.3.2. Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án

34

4.3.3. Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án

35

4.3.4. So sánh lợi ích ròng của các phương án

46

4.3.5. Phân tích độ nhạy của dự án

47

4.4. Những tác động về mặt môi trường và xã hội của các phương án

vi

50


4.4.1. Tác động môi trường

50

4.4.2. Tác động đến xã hội

52


4.5. Tiềm năng cung – cầu biodiesel tại TP.HCM

53

4.5.1. Nguồn cung dầu ăn phế thải tại TP.HCM

53

4.5.2. Nhu cầu biodiesel tiềm năng của hệ thống xe buýt TP.HCM

56

4.6. Những thuận lợi và khó khăn của việc phát triển nhiên liệu sinh học

từ dầu

ăn đã qua sử dụng ở Việt Nam

62

4.6.1. Thuận lợi

62

4.6.2. Khó khăn

62
63


4.7. Đề xuất giải pháp

66

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67
69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii


GTCL

Giá Trị Còn Lại

IEA

Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế

KHCN


Khoa Học Công Nghệ

NGTSCĐ

Nguyên Giá Tài Sản Cố Định

NLSH

Nhiên Liệu Sinh Học

NN&PTNN

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TN&MT

Tài Nguyên và Môi Trường

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC BẢNG
viii


Trang
Bảng 2.1. Mức Tiêu Thụ Dầu Diesel Tại Việt Nam 11
Bảng 2.2. Sản Lượng Tiêu Thụ Diesel Ở Một Số Nước


20

Bảng 4.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Phương Án A

33

Bảng 4.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Phương Án B

33

Bảng 4.3. Nhận Dạng Lợi Ích - Chi phí của Phương Án A và B

35

Bảng 4.4. Chi Phí Thời Kỳ Xây Dựng Cơ Bản của Phương Án A

36

Bảng 4.5. Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm của Phương Án A

37

Bảng 4.6. Lợi Ích Ròng của Phương Án A

38

Bảng 4.7. Chi Phí Thời Kỳ Xây Dựng Cơ Bản của Phương Án B

39


Bảng 4.8. Định Mức Chi Phí Cho Một Lít Sản Phẩm của Phương Án B

40

Bảng 4.9. Định Mức Chuyển Đổi từ Cần Thơ Lên TP.HCM

42

Bảng 4.10. Công Suất Hoạt Động Hàng Năm của Phương Án B

43

Bảng 4.11. Chi Phí Sản Xuất Hàng Năm của Phương Án B

44

Bảng 4.12. Sản Lượng Biodiesel Hàng Năm của Phương Án B

45

Bảng 4.13. Doanh Thu Hàng Năm của Phương Án B

45

Bảng 4.14. Lợi Ích Ròng Hàng Năm của Phương Án B

46

Bảng 4.15. Lợi Ích Ròng Hàng Năm của Các Phương Án


46

Bảng 4.16. So Sánh Các Chỉ Tiêu của Các Phương Án

47

Bảng 4.17. Đánh Giá Sự Biến Động của NPV Ứng Với Biến Động của Từng

Biến Số 49

Bảng 4.18. Đánh Giá Sự Tác Động của Các Biến Số Đến Giá Trị NPV của Dự Án
Bảng 4.19. Đánh Giá Tác Động của Hai Biến Số Đến Sự Thay Đổi của NPV

49
của Dự

Án

50

Bảng 4.20. Đóng Góp của Phương Án B vào Ngân Sách Nhà Nước

53

Bảng 4.21. Thái Độ của Các Cơ Sở có Nguồn Dầu Thải

54

Bảng 4.22. Lý Do Đồng Ý Bán Dầu Thải Cho Dự Án Sản Xuất Biodiesel


54

Bảng 4.23. Lý Do Không Đồng Ý Bán Dầu Thải cho Dự Án Sản Xuất Biodiesel

55

Bảng 4.24. Thái Độ của Các Tài Xế Đối với NLSH

57

Bảng 4.25. Lý Do Đồng Ý Sử Dụng Biodiesel

58

Bảng 4.26. Lý Do Không Đồng Ý Sử Dụng Biodiesel

59

Bảng 4.27. Mức Sẵn Lòng Trả Cho Biodiesel So Với Diesel

60

Bảng 4.28. Dự Báo Nhu Cầu Biodiesel Hàng Năm của Hệ Thống Xe Buýt

ix

TP.HCM 61



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính TP.HCM

6

Hình 2.2. Tình Hình Năng Lượng Thế Giới

10

Hình 2.3. Mức Tiêu Thụ Dầu Diesel Tại Việt Nam

12

x


Hình 3.1. Công Thức Cơ Bản Của Biodiesel

23

Hình 4.1. Quy Trình Sản Xuất Dầu Sinh Học

31

Hình 4.2. Đồ Thị So Sánh Lượng Khí Thải Do Đốt Biodiesel So Với Nhiên Liệu Diesel
Thông Thường

52


Hình 4.3. Thái Độ Của Các Cơ Sở Có Nguồn Dầu Thải

54

Hình 4.4. Lý Do Đồng Ý Bán

55

Hình 4.5. Lý Do Không Đồng Ý Bán

56

Hình 4.6. Thông Tin Của Các Tài Xế Đối Với Nhiên Liệu Sinh Học

57

Hình 4.7. Thái Độ của Các Bác Tài về Việc Sử Dụng NLSH

58

Hình 4.8. Lý Do Đồng Ý Sử Dụng

59

Hình 4.9. Lý Do Không Đồng Ý Sử Dụng Biodiesel

59

Hình 4.10. Mức Sẵn Lòng Trả Cho Biodiesel So Với Diesel


60

Hình 4.11. Nhu Cầu Biodiesel Hàng Năm Của Hệ Thống Xe Buýt TP.HCM

61

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Phỏng Vấn Nhà Hàng, Quán Ăn
Phụ lục 2. Bảng Phỏng Vấn Tài Xế Xe Buýt

xi


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Môi trường là nơi cung cấp hệ thống hỗ trợ sự sống cho con người, cung cấp
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Qua quá trình hình thành và tích tụ, dầu mỏ đã
sinh ra với một khối lượng khổng lồ. Với tốc độ phát triển kinh tế và dân số như hiện
nay, nguồn tài nguyên này không ngừng được dò tìm và khai thác. Chính suy nghĩ đây
là nguồn tài nguyên vô tận nên con người đã khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ cạn
kiệt trong tương lai. Bên cạnh đó, dầu mỏ còn tác động đến tình hình kinh tế, chính trị
của các quốc gia. Các quốc gia không có dầu mỏ sẽ phải phụ thuộc vào các quốc gia
xuất khẩu dầu. Giá dầu ngày một tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động của
sự khai thác dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu – một trong những biểu hiện của
biến đổi khí hậu buộc thế giới phải quan tâm hơn đến tính cấp bách của chương trình

năng lượng.
Hiệu ứng nhà kính do lượng khí cacbonic của việc đốt cháy dầu đã làm cho trái
đất nóng lên, làm quá tải cơ chế điều hòa khí hậu, dẫn đến một loạt các biểu hiện bất
thường của thiên nhiên như băng tan, hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng với tần suất và
cường độ tăng dần. Sức khỏe con người cũng bị đe dọa với các bệnh ung bướu, tim
mạch, bệnh hô hấp cũng như các bệnh nguy hiểm khác do hít phải khí thải từ dầu khí.
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, nhu cầu về nhiên liệu – cụ thể
là dầu mỏ, để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ngày một gia tăng. Trong tình
hình khủng hoảng năng lượng như hiện nay, kết hợp với bối cảnh các nước đang ra sức
tìm kiếm nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để bảo đảm an ninh năng lượng
quốc gia, Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc.
Với mục tiêu vừa bảo đảm nguồn năng lượng đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng vừa bảo đảm chất lượng và an toàn môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế thì


năng lượng sinh học là một lựa chọn tối ưu. Năng lượng sinh học đã và đang được
nghiên cứu ứng dụng một cách rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam.
Dầu diesel sinh học nói chung đã bắt đầu được sử dụng khá phổ biến. Trong đó,
dầu diesel sinh học sản xuất từ dầu ăn đã qua sử dụng đã được nghiên cứu thành công
bởi trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc - Hóa dầu Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí
Minh là một nguồn năng lượng tái tạo có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Trong
bối cảnh chung của toàn cầu và trong nước về các tình hình nêu trên, nhằm góp phần
tìm ra các giải pháp, đánh giá tiềm năng mới cho nguồn năng lượng và nhiên liệu của
Việt Nam, nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế và đánh giá tiềm năng của việc tái
sử dụng dầu ăn để sản xuất biodiesel tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Phân tích hiệu quả kinh tế và đánh giá tiềm năng của việc tái sử dụng dầu ăn để
sản xuất biodiesel tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu quy trình công nghệ của việc sản xuất biodiesel.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của quy trình sản xuất.
- Ước tính lượng cung dầu ăn phế thải.
- Dự báo lượng cầu biodiesel trong tương lai.
- Đề xuất giải pháp, phương hướng, chiến lược để ứng dụng hiệu quả của quy
trình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Dầu ăn đã qua sử dụng và giá trị kinh tế, giá trị môi trường tiềm năng của nó
đem lại.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
TP.Hồ Chí Minh, nơi có số lượng dầu ăn tiêu thụ mỗi ngày lớn nhất Việt Nam.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010.

2


1.3.4. Nội dung thực hiện
Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế, các lợi ích về môi trường của việc tái sử
dụng dầu ăn để sản xuất biodiesel; tiến hành ước tính lượng cung của dầu ăn phế thải,
dự báo nhu cầu biodiesel trong tương lai đồng thời phân tích những thuận lợi và khó
khăn của việc sản xuất và ứng dụng nhiên liệu sinh học. Từ đó đưa ra những kiến nghị
để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vạch ra những chiến lược lâu dài để phát
triển tiềm năng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối

tượng nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan về tình hình và nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới và Việt Nam
Thực trạng môi trường tại Việt Nam
Tổng quan về dầu thực vật
Các nguồn phát thải dầu ăn, tình hình tái chế, tái sử dụng dầu ăn trên địa bàn TP.HCM
Tình hình sản xuất Biodiesel tại Việt Nam và trên thế giới
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày khái niệm về dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, lịch sử hình thành và phát triển
nhiên liệu sinh học.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả có được sau quá trình tìm hiểu và thu thập số liệu bao gồm quy trình sản xuất
biodiesel, hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của việc tái sử dụng dầu ăn để sản
xuất biodiesel. Đánh giá tiềm năng cung, cầu của biodiesel; tình hình sản xuất
biodiesel trên thế giới và Việt Nam.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu. Đề ra các kiến nghị nhằm
ứng dụng hiệu quả của quy trình.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu về nhiên liệu sinh học là một hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam.
Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhiên liệu sinh học đều tập trung vào
nghiên cứu về mặt kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất mà chưa đưa yếu tố

kinh tế vào phục vụ công tác sản xuất và quản lý. Lý do là nguồn số liệu thứ cấp cần
thiết không sẵn có và khó thu thập. Do vậy, trong quá trình thực hiện đề tài này tôi chỉ
tham khảo các nghiên cứu của những tác giả, nhóm tác giả dưới đây:
Trần Bình Trọng, 2006. Nghiên cứu tổng hợp Biodiesel từ dầu thực vật với xúc
tác rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp thí nghiệm, đo lường, phương
pháp sắc ký khí (thực hiện tại trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm số 2, Nguyễn
Văn Thủ, Thành phố Hồ Chí Minh), nghiên cứu đã khảo sát thành phần và tính chất
hóa lý của dầu ăn phế thải làm nhiên liệu sản xuất biodiesel; khảo sát độ ổn định của
sản phẩm theo thời gian trong điều kiện tồn trữ khác nhau, kết quả cho thấy biodiesel
ổn định trong tồn trữ ít nhất 10 tuần. Nghiên cứu cũng đã kiểm tra tính chất của
biodiesel tổng hợp từ dầu ăn phế thải. Đã phối trộn và kiểm tra tính chất của B20 (20%
biodiesel và 80% diesel). Kết quả cho thấy B20 thỏa mãn các chỉ tiêu chất lượng của
diesel tại Việt Nam.
Nguyễn Hữu Lương, 2006. Dự án Thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất
nhiên liệu diesel sinh học từ dầu thực, động vật phế thải công suất 2 tấn /ngày thực
hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đã đưa ra được quy trình sản xuất biodiesel
hoàn chỉnh bằng phương pháp ester hóa, đưa ra những chi phí ban đầu để thiết kế và
chế tạo hệ thống sản xuất biodiesel từ dầu thực, động vật phế thải với công suất thiết
kế là 2 tấn/ ngày. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự án đã đưa ra một số kiến nghị để
phát triển và sử dụng biodiesel và các nguồn năng lượng mới và sạch nói chung như:


miễn giảm thuế, tuyên truyền vận động người dân sử dụng nguồn nhiên liệu mới,
không sử dụng lại các loại dầu thực vật đã qua sử dụng, nhà nước cần đề ra các
phương án thu gom dầu thực vật đã qua sử dụng và tiêu thụ biodiesel, hỗ trợ sản xuất
các nguồn nhiên liệu mới này về mặt thông tin, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm,…
Công ty TNHH Minh Tú, 2006. Dự án thành lập nhà máy sản xuất Biodiesel
công suất 50 tấn /ngày thực hiện tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Thông qua phương
pháp phân tích tài chính và kinh tế, sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như NPV, IRR, dự án
đã chỉ ra rằng việc thành lập nhà máy sản xuất biodiesel công suất 50 tấn/ ngày là hoàn

toàn khả thi về mặt kinh tế và có lợi về mặt môi trường. Sự khác biệt của dự án này
với đề tài đang thực hiện là gốc độ phân tích. Công ty TNHH Minh Tú tiến hành phân
tích kinh tế dưới góc độ chủ đầu tư, còn đề tài phân tích dưới góc độ nhà kinh tế môi
trường.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đây là những tư liệu quý giá để thực hiện đề tài
này. Cùng nghiên cứu về nhiên liệu sinh học nhưng sự khác biệt giữa đề tài này và các
nghiên cứu trước là ở chỗ, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp về nhiên liệu sinh học
để phân tích dưới góc độ kinh tế môi trường. Dựa vào các số liệu thứ cấp của các dự
án, khóa luận đã tiến hành so sánh hai dự án với hai công suất thiết kế và thời gian
hoạt động khác nhau dựa trên phương pháp tạo thời gian hữu dụng dự án như nhau.
Bên cạnh đó, khóa luận cũng tiến hành ước tính lượng cung nguyên liệu, dự báo nhu
cầu sử dụng biodiesel của hệ thống xe buýt thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km
theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim
bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một
đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền
các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
5


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính TP.HCM

Nguồn:
2.2.2. Điều kiện tự nhiên

a. Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Vùng
trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên
dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.
b. Địa chất, thủy văn
Địa chất TP.HCM bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và
Holocen lộ ra trên bề mặt, bao gồm các loại đất chủ yếu như: đất xám, đất phù sa biển,
đất phèn, đất phèn mặn.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP.HCM
có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng: sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn Nhờ hệ
thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành
mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở
nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài
6


Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào
bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ
thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham
Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh
Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu,
nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập
sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
c. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP.HCM có nhiệt độ cao đều
trong năm và hai mùa mưa – nắng rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, TP.HCM có 160 tới 270

giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống
13,8 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm. Một năm, ở thành
phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm
khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có
lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành
phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng
sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm
2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài
độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân
đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước,
1024 USD/năm.
Nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của
thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn
lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng
cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
7


Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp TP.HCM đã thu
hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng
vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam
tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ
USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với
gần 3 tỷ USD.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,
siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa

của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây,
nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond
Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh
khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm
1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng
khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn
tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện
đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở
ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở
chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của
thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp...
cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới
các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.3. Tổng quan về tình hình và nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình tiêu thụ dầu mỏ của thế giới
Dầu mỏ được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất của mọi quốc gia trên
thế giới, nó đang là tâm điểm chính trị, là động lực phát triển kinh tế của nhiều nước
trong đó có Việt Nam. Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong
khoảng từ 1.148 tỉ thùng đến 1.260 tỉ thùng. Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả
năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những
8


năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu
mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa (so với năm 1995). Năm 2003 trữ lượng dầu mỏ nhiều
nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng)
kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela. Nước khai

thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga
(420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn).
Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất
được vài ba triệu tấn.
Nhiều năm qua, quan hệ cung cầu dầu mỏ trên thế giới luôn mất cân đối, cung
không đáp ứng được cầu. Đặc biệt cuối năm 2005 sự mất cân đối nghiêm trọng đã đẩy
giá dầu tới mức cao kỷ lục làm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Dự báo những năm tới, mất cân đối cung – cầu dầu mỏ sẽ tiếp tục
gay gắt.
Nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh khi chu kỳ kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục
hồi và tăng trưởng, hiện tượng này đã làm giới quan tâm lo ngại. Do quan hệ cung cầu
mất cân đối như vậy đã làm giá dầu biến động lớn trên thị trường. Đặc biệt những
tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009 vừa qua, giá dầu thô đã vượt ngưỡng 145
USD/thùng. Biến động bất lợi của giá dầu đã tác động nhiều mặt vào hầu hết các nền
kinh tế của thế giới, dẫn tới những xáo trộn đối với kinh tế toàn cầu.
Ông Guy Caruso chuyên gia của IEA cho biết, có 3 nhân tố đang tác động tới sự
khan hiếm của các nguồn cung cấp dầu và khiến giá dầu tăng. Thứ nhất là các nước
sản xuất dầu không đầu tư thỏa đáng để duy trì năng suất khai thác thích hợp. Thứ hai
là vẫn còn những cản trở về mặt pháp lý đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu ở
khu bảo tồn hoang dã Alaska cùng một số khu vực ngoài khơi bờ biển Mỹ. Thứ ba là
chi phí cho các hoạt động thăm dò, khai thác và kinh doanh dầu khí ngày một tăng.
Trong các sản phẩm đi từ dầu mỏ, nhiên liệu diesel là một sản phẩm được quan
tâm hàng đầu vì nó được ứng dụng rất rộng: giao thông vận tải, công nghiệp, xây
dựng, nông lâm ngư nghiệp, …Lượng diesel tiêu thụ cao gấp 6 lần lượng xăng và
trong một chừng mực nào đó thì mức tiêu thụ năng lượng từ diesel nói lên được sự
phát triển công nghiệp và kinh tế của một nước. Tuy nhiên, đây là nguồn nhiên liệu
chính gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe con người.
9



Hình 2.2. Tình Hình Năng Lượng Thế Giới

Nguồn: Trần Bình Trọng, 2006
Khu vực Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ chiếm 65,4% trữ lượng trên toàn thế
giới nhưng nhu cầu của khu vực chỉ chiếm khoảng 6%. Trong khi đó, các nước phát
triển có nhu cầu tiêu thụ chiếm 62%, nhưng trữ lượng dầu mỏ của các nước này chỉ có
9,7%.
2.3.2. Tình hình tiêu thụ dầu mỏ tại Việt Nam
Ở nước ta, theo kết quả nghiên cứu của Chương trình KHCN cấp Nhà nước,
giai đoạn 1996-2000 về chiến lược và chính sách phát triển nhiên liệu, trữ lượng than
khoảng 3,6 tỷ tấn nhưng trữ lượng kinh tế khoảng 1 tỷ tấn chỉ đảm bảo sản lượng khai
thác 20 triệu tấn/năm trong vòng 20-25 năm; dầu mỏ khoảng 1,9 tỷ tấn dầu quy đổi,
khí thiên nhiên khoảng 1,8 tỷ m3, nhưng trữ lượng khai thác kinh tế chỉ ở mức 35%.
Với trữ lượng dầu khí như trên cũng chỉ đảm bảo khai thác 30 triệu/tấn năm trong giai
đoạn 2015-2016, sau đó sẽ giảm nhanh, nếu không tìm ra các mỏ mới. Theo báo cáo
của nhiều chuyên gia, trong thời gian tới nếu Việt Nam không phát hiện thêm các mỏ
dầu mới có trữ lượng lớn thì với sản lượng khai thác hiện tại, dự báo đến 2025 Việt
Nam về cơ bản cạn kiệt tài nguyên dầu khí. Việt Nam từ chỗ xuất khẩu năng lượng
10


(dầu thô, than), trong vòng 15 năm tới sẽ phải nhập năng lượng, trong đó xăng dầu
dùng cho giao thông vận tải chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu năng lượng của Việt
nam.
Khi nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động hết công suất, Việt Nam cũng mới
tự cung cấp được khoảng 5,3 triệu tấn xăng dầu dùng cho giao thông vận tải trong tổng
nhu cầu 15,5 - 16 triệu tấn xăng dầu. Do vậy Việt Nam hiện tại vẫn phải nhập khẩu ít
nhất 2/3 nhu cầu xăng dầu từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu trong nước.
Bảng 2.1. Mức Tiêu Thụ Dầu Diesel Tại Việt Nam
Năm

Sản

1996
2795

1997
3000

1998
3200

1999
3371

2000
3506

2005
4822

2010
7168

2015
9993

2020
12320

45,7


45,9

44,6

43,6

44,3

42,3

40

-

-

lượng
(nghìn
tấn)
Tỷ lệ
(%)
Nguồn: Trần Bình Trọng, 2006
Qua bảng 2.1. ta thấy rằng nhu cầu sử dụng diesel ở Việt Nam rất cao, chiếm
gần 50% tổng nhu cầu nhiên liệu cần dùng. Muốn đảm bảo tốc độ phát triển của nền
kinh tế quốc gia thì trước tiên phải đảm bảo tính bền vững và có khả năng kiểm soát
của nguồn cung cấp năng lượng. Để thực hiện điều này, việc tìm kiếm nhiên liệu mới,
“sạch” hơn cần được đưa lên hàng đầu. Biodiesel chính là một trong những câu trả lời.

11



Hình 2.3. Mức Tiêu Thụ Dầu Diesel Tại Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp và tính toán
2.4. Thực trạng môi trường tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề bức xúc,
đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Ô nhiễm bụi, khí
thải và tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải chiếm tới 70%, còn lại là do xây dựng,
công nghiệp và sinh hoạt. Điều đó cho thấy, phương tiện giao thông vận tải là yếu tố
chính gây ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị và thành phố. Trước mức độ ô
nhiễm ngày càng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế, nếu như Việt Nam không có các
giải pháp và định hướng tổng thể thì việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường sẽ là
một thách thức đầy khó khăn.
Theo báo cáo tổng hợp số liệu phương tiện giao thông lưu hành trên cả nước,
tính đến tháng 2/2006, tổng số phương tiện đã tiến hành kiểm định là 608.353 xe ô tô.
Trong đó, số phương tiện từ 10 năm trở xuống là 310.621 xe, từ 10 - 15 năm là
125.151 xe, từ 15 - 20 năm là 89.402 xe và trên 20 năm là 83.179. Riêng thành phố Hà
Nội số lượng phương tiện đã là 97.234 xe ô tô và thành phố Hồ Chí Minh là 161.631
xe ô tô (Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam).
Theo một số liệu thống kê không chính thức thì tính đến thời điểm này tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm nghìn xe và dự báo đến năm 2010, con số
này sẽ tăng lên nhanh chóng. Đây sẽ là một con số khổng lồ và là nguồn phát thải gây
12


ô nhiễm nghiêm trọng chất lượng không khí tại các khu đô thị. Mỗi năm hoạt động của
các phương tiện nói trên tiêu thụ một khối lượng lớn xăng dầu và phát tán vào môi
trường một lượng lớn chất ô nhiễm như: HC, CO, SO2, NO2, chì…
Trước thực trạng như vậy, Việt Nam đang hướng tới việc sử dụng các nguồn

năng lượng sạch trong các công nghệ mới nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ
môi trường. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ mới tận thu nguồn khí từ khai thác
dầu mỏ, đầu tư xây dựng những nhà máy chế biến khí đang dần dần tạo cho Việt Nam
sự chủ động trong việc cung cấp nguồn năng lượng, hạn chế sự ảnh hưởng của các
cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Do đó các loại phương tiên giao thông sử
dụng nguồn năng lượng mới là một giải pháp tối ưu giải quyết các vấn đề về môi
trường và tính kinh tế, một trong những nguồn năng lượng mới thay thế là dầu sinh
học.
2.5. Tổng quan về dầu thực vật
2.5.1. Tổng quan
Dầu thực vật là sản phẩm được chiết ép từ hạt của cây có chứa dầu như dừa, cọ,
cải… Dầu thực vật là hỗn hợp các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên. Ở nhiệt độ
thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng. Mỗi loại dầu có thành phần hóa học và cấu tạo
các chất khác nhau nhưng chúng có cùng tính chất chung là tan trong nước, dễ đông
đặc ở nhiệt độ thấp, tan trong các dung môi hữu cơ như: ether, n-hexane, chloroform,
benzene, toluene,…
Thành phần chính của dầu thực vật là lipit hay còn gọi là triglyxerit (là ester của
glyxerin với axit béo). Một lượng nhỏ các axit béo cũng tồn tại trong dầu thực vật ở
trạng thái tự do.
2.5.2. Tình hình tiêu thụ dầu ăn tại TP.HCM
Dầu thực vật là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp và trong đời
sống. Từ dầu thực vật, người ta có thể điều chế nhiều loại sản phẩm khác nhau ứng
dụng trong thực tiễn. Những ngành công nghiệp sử dụng dầu thực vật làm nguyên liệu
như: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất các chất tẩy rửa, chất tạo nhũ, chất
thấm ướt, phụ gia cho dầu bôi trơn,…Về mặt sinh lý, chất béo là những chất cơ bản
không thể thiếu trong quá trình kiến tạo tế bào cũng như cung cấp năng lượng cho mọi
hoạt động của cơ thể.
13



×