Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thiết kế mạng không dây kiến trúc MESH sử dụng công nghệ Zigbee ứng dụng trong IOT (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.76 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
--------------------------------

ĐỖ VĂN KHÁNH

THIẾT KẾ MẠNG KHÔNG DÂY KIẾN TRÚC MESH SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ ZIGBEE ỨNG DỤNG TRONG IOT

Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 60.52.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2017


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC UY

Phản biện 1: ...............................................................................

Phản biện 2:................................................................................

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lục:

.......... giờ .......... ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


‐ Thư

viện

của

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông


1

MỞ ĐẦU
Cách đây một vài năm mọi người đang nói về Internet of Things sẽ
thay đổi thế giới như thế nào. Nhưng tầm nhìn về việc kết nối hàng tỷ thiết
bị có những thử thách nhất định. Các mạng không dây hiện tại như
Bluetooth, Bluetooth Low Energy và WiFi đều không thích hợp cho những
ứng dụng tầm xa. Mạng di động (cellular) càng không thể dùng để các giao
tiếp từ xa device-to- device vì quá tốn năng lượng. Nhìn chung, tất cả các
loại mạng đều rất đắt đỏ về phần cứng và dịch vụ.
Điểm quan trọng của ứng dụng IoT yêu cầu chỉ truyền rất ít bit dữ
liệu để theo dõi (monitor) các thiết bị tầm xa. Hệ thống mạng di động thì
không phù hợp với vấn đề năng lượng pin (battery) và hiệu quả kinh tế khi
gửi ít dữ liệu đi. Vì vậy, giao thức zigbee được đưa ra cho những ứng dụng
này. Zigbee thích hợp cho việc gửi một lượng nhỏ dữ liệu, độ tin cậy cao
với kết nối không dây, trong khi thời lượng pin dài.
Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu của luận văn được chọn là
“THIẾT KẾ MẠNG KHÔNG DÂY KIẾN TRÚC MESH SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ ZIGBEE ỨNG DỤNG TRONG IoT”
Nhờ sự hướng dẫn cũng như định hướng của thầy hướng dẫn, học viên
thực hiện tìm kiếm và thu thập tài liệu, bài báo đã được công bố để tìm

hiểu lý thuyết cơ bản về mạng mesh cũng như công nghệ zigbee, từ đó tìm
hiều và phân tích các kết quả đã có được và thiết kế một mạng mesh mô
hình nhỏ chạy thực tế để khảo sát đưa ra kết quả và định hướng nghiên cứu
tiếp sau này.
Luận văn được xây dựng với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về IOT
Chương 2: Giới thiệu mạng MESH


2

Chương 3: Công nghệ ZIGBEE
Chương 4: Các ứng dụng và triển khai thiết kế mô hình mạng mesh


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IOT VÀ ỨNG DỤNG
1.1 Giới thiệu chung về IoT
1.1.1 Khái niệm về IoT
Internet of Things (IoT) là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có
thể được nhận biết cũng như sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc
mang tính kết nối. Đây là một viễn cảnh trong đó mọi vật, mọi con vật
hoặc con người được cung cấp các định danh và khả năng tự động
truyền tải dữ liệu qua một mạng lưới mà không cần sự tương tác giữa
con người-với-con người hoặc con người-với-máy tính.
IoT tiến hoá từ sự hội tụ của các công nghệ không dây, hệ thống
vi cơ điện tử (MEMS) và Internet. Cụm từ này được đưa ra bởi Kevin
Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung
tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho

RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng
như một số loại cảm biến khác.

1.2 Tình hình phát triển IoT trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Xu hƣớng phát triển của thế giới
Theo báo cáo Ericsson Mobility Report, tới năm 2021, dự kiến sẽ có
28 tỉ thiết bị kết nối trong đó có 15 tỉ thiết bị kết nối IoT bao gồm thiết bị
M2M (machine-to-machine) như đồng hồ đo thông minh, cảm biến trên
đường, địa điểm bán lẻ, các thiết bị điện tử tiêu dùng như ti vi, đầu DVR,
thiết bị đeo. 13 tỉ còn lại là điện thoại di động, máy tính xách tay PC, máy
tính bảng.


4

1.2.2 Xu hƣớng phát triển của Việt Nam
Hiện các nhà mạng Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm triển khai 4G,
các dịch vụ IoT cũng có tiềm năng phát triển và triển khai tại Việt Nam
trên nền tảng này. Việt Nam nên quan tâm đến dịch vụ IoT tiếp cận số
đông đại chúng như các giải pháp giao thông và an toàn an ninh cần được
ưu tiên hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần linh hoạt cao, bởi giải pháp
mới sẽ mang lại cơ hội để đạt đến tính hiệu quả cao.
Việt Nam cũng đã có những cuộc thi khởi nghiệp, cộng đồng mở
IoT. Đã có nhiều ứng dụng IoT ở Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp,
giám sát chất lượng nước, giao thông, thực phẩm… Việt Nam khuyến
khích các doanh nghiệp khởi nghiệp triển khai trồng trọt rau hữu cơ, làm
nông thông minh. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Trung
ương tăng giá trị gói tín dụng ưũu đãi cho các công ty nông nghiệp công
nghệ cao. Giới trẻ sẽ tham gia vào 3 viễn cảnh mà IoT có thể mang lại:
Nhà thông minh nơi các ứng dụng chính có thể “giao tiếp” với nhau

(36%); Các tòa nhà thông minh có thể tối ưu sử dụng năng lượng theo các
thay đổi về thời tiết và số người sở hữu (29%); Hệ thống giao thông có thể
điều chỉnh thời gian thực để giảm thiểu tình trạng đường xá (23%).

1.3 Công nghệ trong IoT
1.3.1 Công nghệ trong IoT
 Các giao thức chính
‐ MQTT: một giao thức cho việc thu thập dữ liệu và giao tiếp cho các máy
chủ (D2S).


5

‐ XMPP: giao thức tốt nhất để kết nối các thiết bị với mọi người, một
trường hợp đặc biệt của mô hình D2S, kể từ khi người được kết nối với
các máy chủ.

‐ DDS: giao thức tốc độ cao cho việc tích hợp máy thông minh (D2D).
‐ AMQP: hệ thống hàng đợi được thiết kế để kết nối các máy chủ với nhau
(S2S).

 Giao thức truyền thông không dây
‐ Zigbee
‐ BLE (Bluetooth low energy)
‐ RFID
 Cảm biến sensor
Trong Internet of Things, cảm biến đóng vai trò then chốt, nó đo đạt
cảm nhận giá trị từ môi trường xung quanh rồi gửi đến bộ vi xử lý sau đó
được gửi lên mạng. Chúng ta có thể bắt gặp một số loại cảm biến về cảnh
báo cháy rừng, cảnh báo động đất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm,..


1.3.2 Đặc điểm của một hệ thống IoT
Bất kỳ một hệ thống IOT nào cũng được xây dựng lên từ sự kết hợp
của 4 layer sau:
‐ Lớp ứng dụng (Application Layer): Lớp ứng dụng cũng tương tự như
trong mô hình OSI 7 lớp, lớp này tương tác trực tiếp với người dùng
để cung cấp một chức năng hay một dịch vụ cụ thể của một hệ thống
IOT [7].
‐ Lớp Hỗ trợ dịch vụ và hỗ trợ ứng dụng (Service support and
application support layer).


6

+Nhóm dịch vụ chung: Các dịch vụ hỗ trợ chung, phổ biến mà hầu
hết các ứng dụng IOT đều cần, ví dụ như xử lý dữ liệu hoặc lưu trữ
dữ liệu.
+ Nhóm dịch vụ cụ thể, riêng biệt: Những ứng dụng IOT khác nhau
sẽ có nhóm dịch phụ hỗ trợ khác nhau và đặc thù.
‐ Lớp mạng (Network Layer)
+ Chức năng Networking: cung cấp chức năng điều khiển các kết nối
kết nối mạng, chẳng hạn như tiếp cận được ngu n tài nguyên thông
tin và chuyển tài nguyên đó đến nơi cần thiết, hay chứng thực, uỷ
quyền…
+ Chức năng Networking: cung cấp chức năng điều khiển các kết nối
kết nối mạng, chẳng hạn như tiếp cận được ngu n tài nguyên thông
tin và chuyển tài nguyên đó đến nơi cần thiết, hay chứng thực, uỷ
quyền…
‐ Lớp thiết bị (Device Layer): Lớp Device chính là các phần cứng vật
lý trong hệ thống IOT.


1.4 Các ứng dụng trong IoT
1.4.1 Các ứng dụng trong IoT
Với những hiệu quả thông minh rất thiết thực mà IoT đem đến cho
con người, IoT đã và đang được tích hợp trên khắp mọi thứ, mọi nơi xung
quanh thế giới mà con người đang sống. Từ chiếc vòng đeo tay, những đồ
gia dụng trong nhà, những mảnh vườn đang ươm hạt giống, cho đến
những sinh vật sống như động vật hay con người…đều có sử dụng giải
pháp IoT.
‐ Ứng dụng trong lĩnh vực vận tải
‐ Ứng dụng trong nông nghiệp


7

‐ Ứng dụng trong nhà thông minh
‐ Ứng dụng trong thành phố thông minh
‐ Ứng dụng trong lưới điện thông minh

1.4.2 Các thách thức trong việc nghiên cứu, triển khai IoT
‐ Chưa có ngôn ngữ chung.
Hiện tại các thiết bị IoT, chúng phải đảm đương rất nhiều thứ, phải
nói chuyện với nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau. Đáng tiếc rằng hiện
người ta chưa có nhiều sự đồng thuận về các giao thức để IoT trao đổi dữ
liệu. Nói cách khác, tình huống này gọi là "giao tiếp thất bại", một bên nói
nhưng bên kia không thèm (và không thể) nghe.
‐ Hàng rào subnetwork
Như đã nói ở trên, thay vì giao tiếp trực tiếp với nhau, các thiết bị
IoT hiện nay chủ yếu kết nối đến một máy chủ trung tâm do hãng sản xuất
một nhà phát triển nào đó quản lí. Cách này cũng vẫn ổn thôi, những thiết

bị vẫn hoàn toàn nói được với nhau thông qua chức năng phiên dịch của
máy chủ rồi. Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế, cứ mỗi một
mạng lưới như thế tạo thành một subnetwork riêng, và buồn thay các máy
móc nằm trong subnetwork này không thể giao tiếp tốt với subnetwork
khác.
‐ Tiền và chi phí
Cách duy nhất để các thiết bị IoT có thể thật sự giao tiếp đó là khi có
một động lực kinh tế đủ mạnh khiến các nhà sản xuất đồng ý chia sẻ quyền
điều khiển cũng như dữ liệu mà các thiết bị của họ thu thập được. Hiện tại,
các động lực này không nhiều.


8

1.5 Kết luận chƣơng
Chương 1 đã trình bày tóm tắt và hiểu rõ hơn về khái niệm, kiến trúc,
mô hình, các ứng dụng cũng như thách thức trong môi trường IoT. Như
vậy Internet of Things hiểu đơn giản là một mạng lưới các vật thể được
gắn cảm biến hoặc hệ thống điện tử đặc biệt cho phép chúng kết nối với
nhau để thu thập và trao đổi dữ liệu. Các vật thể trong mạng lưới này có
thể được kết nối với mạng Internet cho mục đích điều khiển từ xa. Internet
Of Things ngày này đang phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ. Có thể
nói IoT đang dần thay đổi thể giới và trở thành xu hướng của thời đại, khi
mà nhắc đến bất kỳ một lĩnh vực nào đều có thể nghe đến IoT ở đó.


9

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU MẠNG MESH
2.1 Mạng không dây

2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Mesh network theo chuẩn 802.16 là những liên kết vô tuyến kiểu
mạng lưới với nhiều các điểm truy nhập (APs: access points) trong những
khu vực địa lý rộng lớn. Mỗi thiết bị đầu cuối sử dụng công nghệ không
dây (WTs:wireless terminals) sẽ kết nối với một AP tại điểm nối của
mạng,và AP này sẽ gởi lưu lượng của WT trên xương sống của mạng
(những node kết nối trong mạng) đến POP (point of presence).POP là nơi
kết nối mesh network với Internet. Từ đó chỉ cần một luồng Internet tốc độ
cao đã sử dụng được cho nhiều APs.
Mesh network truyền thông tin giữa các node,có khả năng tự tìm
đường đi mới ở những nơi bị che chắn, nhờ vậy mạng vẫn được duy trì khi
có node bị lỗi hoặc chất lượng kết nối kém.

2.1.2 Phân chia các mạng không dây
Cũng tương tự với hệ thống mạng dây, cách phân chia cơ bản nhất
của các hệ thống mạng không dây là theo phạm vi phủ sóng.
WMANS: Wireless Metropolitan Area Networks – Hệ thống mạng
đô thi không dây
WWANS: Wireless Wide Area Networks – Hệ thống mạng diện
rộng không dây

2.1.3 Các công nghệ sử dụng trong mạng không dây
Wifi
Bluetooth
Kết nối hồng ngoại


10

Zigbee

WiMAX
NFC
Mạng 3G/4G

2.2 Kiến trúc MESH
Mesh bao gồm hai loại node: mesh router và mesh client. Một mesh
router bao gồm chức năng định tuyến, chức năng cửa ngõ/trạm lặp
(gateway/repeater). Để nâng cao sự linh hoạt của mạng lưới, một mesh
router thường được trang bị với nhiều giao diện không dây được xây dựng
trên hoặc công nghệ truy nhập không dây giống hay khác nhau. So sánh
với router wirless thông thường, một mesh router có thể có cùng diện bao
phủ nhưng với công suất phát thấp hơn nhiều thông qua việc truyền thông
nhiều hop. Giao thức MAC (Medium access control) trong mesh router
được tăng cường với sự mở rộng tốt hơn trong điều kiện lưới nhiều hop.
Mesh client có thể truy nhập mạng thông qua mesh router như là với các
client khác. Trong khi infrastructure cung cấp kết nối tới mạng như là
Internet, Wi-fi, Wimax, mạng cảm biến, mạng thông tin di động, khả năng
định tuyến của client cung cấp kết nối và bảo vệ bên trong WMN.

2.2.1 Dữ liệu truyền trong Mesh network
TDMA (Time division multiple access) là công nghệ đa truy nhập
phân chia theo thời gian, thời gian làm việc của tài nguyên thông tin chia
làm nhiều khung, mỗi khung chia làm nhiều khe, mỗi khe cho phép 1 user
làm việc. Cơ sở việc phân biệt user là dựa vào khung thời gian. Tín hiệu
thu phát gián đoạn.
OFDM (Orthogonal frequency division multiplexing) là một phương
pháp điều chế đặc biệt của điều chế FDM.OFDM sử dụng kỹ thuật điều


11


chế sóng mang chồng phổ, nghĩa là dữ liệu của sóng mang này sẽ chồng
lên dữ liệu của các sóng mang lân cận và luồng dữ liệu ở tốc độ cao được
chia nhỏ thành nhiều luồng tốc độ thấp hơn.Do các sóng mang này chồng
phổ lên nhau nên sẽ xảy ra hiện tượng xuyên nhiễu giữa các sóng
mang,nên các sóng mang này cần trực giao với nhau (orthogonal). Để
tránh nhiễu giữa các symbol (nhiễu ISI) kỹ thuật điều chế này sẽ thêm vào
một khoảng thời gian bảo vệ giữa các symbol.
Sử dụng TDMA và OFDM trong mesh network
Các symbol trong điều chế OFDM được nhóm lại vào trong các
khung TDMA (có chiều dài bằng nhau) tạo thành 2 khung con.
Khung con thứ nhất là khung điều khiển. Khung này sẽ gởi các gói
tin chứa thông tin lịch trình,các node sẽ phát đi các tin lịch trình này.
Khung con thứ hai là khung cấu hình mạng,các gói tin trong khung
này chứa các thông tin của topo,thông tin dự phòng,và quản lý các thông
báo.
Việc quản lý các symbol này được đơn giản hóa bằng việc nhóm
chúng lại và truyền đi.Trong khung con điều khiển,các symbol được nhóm
lại thành 7 symbol trong một khung, 4 symbol được sử dụng để truyền
thông tin điều khiển trong khi 3 symbol còn lại được dùng để bảo vệ.Trong
khung con chứa dữ liệu,các symbol được nhóm lại và nó phụ thuộc vào dữ
liệu truyền đi,ví dụ như hình vẽ để truyển 3 data cần 6 symbol.


12

CHƢƠNG 3: CÔNG NGHỆ ZIGBEE
3.1 Công nghệ zigbee
Công nghệ Zigbee là chồng giao thức truyền thông cho mạng vô
tuyến phạm vi ngắn với tốc độ dữ liệu thấp, tiêu tốn ít năng lượng.

Đặc điểm của công nghệ ZigBee là tốc độ truyền tin thấp, tiêu hao ít năng
lượng, chi phí thấp, và là giao thức mạng không dây hướng tới các ứng
dụng điều khiển từ xa và tự động hóa.Tổ chức IEEE 802.15.4 bắt đầu làm
việc với chuẩn tốc độ thấp được một thời gian ngắn thì tiểu ban về ZigBee
và tổ chức IEEE quyết định sát nhập và lấy tên ZigBee đặt cho công nghệ
mới này.

3.1.1 Thành phần mạng Zigbee
Có 2 loại thiết bị trong một mạng không dây IEEE 802.15.4 :
FFD(Full Function Device) và RFD (Reduced Function Device). Một
FFD có khả năng thực hiện tất cả các chức năng được mô tả trong IEEE
802.15.4 và có thể đảm nhiệm bất cứ một vai trò nào trong mạng Zigbee.
Một RFD có khả năng giới hạn hơn so với FFD.

3.1.2 Cấu hình mạng
Trong truyền thông dùng giao thức Zigbee thường hỗ trợ 3 mô hình
mạng chính: mạng hình sao, mạng hình cây và mạng sơ đồ lưới.
Trong lớp mạng Zigbee cho phép 3 kiểu thiết bị:ZigBee coordinator(
ZC);ZigBee Router(ZR);ZigBee End Device ( ZED)
Zigbee Coordinator (ZC):Chỉ có duy nhất 1 ZC trong bất kỳ mạng
Zigbee nào và nó có chức năng chính là kích hoạt thông tin về mạng thông
qua cấu hình các kênh, PAN ID và hiện trạng ngăn xếp.


13

Zigbee Router (ZR): Là một thành phần của hệ thống mạng mà chức
năng của nó là thực hiện việc vận chuyển các gói tin trong mạng. Nó thực
hiện các bảng kết nối cũng như định vị địa chỉ cho các ZED của nó.
Zigbee End Device (ZED): Là một thành phần của hệ thống mạng

nhưng không tham gia vào quá trình vận chuyển tin. Nó có được tối ưu sao
cho công suất tiêu thụ là nhỏ nhất nhờ các chế độ bắt tín hiệu và kỹ thuật
"sleep".

3.1.3 Mô hình chồng giao thức Zigbee
Chồng giao thức Zigbee được chỉ trong hình, nó dựa trên mô hình
tham chiếu OSI. Có bẩy lớp trong mô hình OSI nhưng Zigbee chỉ thực thi
các lớp mà cần thiết cho công suất thấp, tốc độ dữ liệu thấp Hai lớp dưới
cùng là PHY và MAC được định nghĩa bởi IEEE 802.15.4. Lớp mạng
NWK và lớp ứng dụng APL được định nghĩa bởi chuẩn Zigbee. Đặc điểm
bảo mật được định nghĩa bởi cả hai. Một mạng thực thi tất cả các lớp như
trong hình 2.4 được xem như là một mạng vô tuyến Zigbee.

3.2 Các tầng của zigbee
Tầng vật lý
Tầng điều khiển dữ liệu
Tầng mạng của Zigbee
Tầng ứng dụng của Zigbee

3.3 Thuật toán định tuyến
Định tuyến là tiến trình chọn đường tốt nhất mà bản tin sẽ được
chuyển tiếp tới thiết bị đích. Zigbee coordinator và router đáp ứng cho
việc khám phá và duy trì tuyến trong một mạng. Một Zigbee end device
không thể tiến hành khám phá tuyến và Zigbee coordinator hay router sẽ
tiến hành khám phá tuyến thay cho thiết bị cuối.


14

3.3.2 Khám phá tuyến

Lớp APL có thể dùng NLME-ROUTE-DISCOVERY.request primitive để
yêu cầu rằng lớp mạng khám phá tuyến cho unicast, multicast. Nếu yêu
cầu khám phá tuyến bao gồm địa chỉ của một thiết bị cụ thể như là địa chỉ
đích, lớp mạng sẽ tiến hành khám phá tuyến unicast. Một tuyến unicast
luôn luôn bắt đầu với một địa chỉ nguồn và kết thúc ở một địc chỉ đích


15

CHƢƠNG 4: CÁC ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI
THIẾT KẾ MÔ HÌNH MẠNG MESH
4.1 Một số ứng dụng cụ thể
Thiết kế mô hình mạng không dây kiến trúc mesh sử dụng trong ngôi
nhà. Tất cả các thiết bị trong nhà sẽ được kết nối vào mạng không dây kiến
trúc mesh. Mỗi thiết bị là một mắt lưới trong mạng. Chúng ta sẽ điều khiển
và theo dõi tất cả thiết bị trong nhà thông qua máy tính, hoặc điện thoại
Áp dụng mô hình trên trong lĩnh vực nông nghiệp, theo dõi nhiệt độ,
độ ẩm, thời tiết khí hậu ảnh hưởng lên cây trồng. Đặt lịch phun nước tự
động
Ngoài ra hệ thống trên còn dùng trong hồ nuôi tôm, các cảm biến
được gắn xung quanh hồ. Theo dõi môi trường sống của tôm. Điều khiển
máy cho ăn tự động.

4.2 Triển khai
Từ những kiến thúc đã tổng kết ở các chương trên, học viên sẽ áp
dụng triển khai thiết kế mô hình mạng không dây mesh sử dụng công nghệ
vô tuyến zigbee áp dụng cho ngôi nhà thông minh.

4.2.2 Thiết kế phần cứng
Các bảng mạch được thiết kế trên phần mềm altium designer



16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn đã nghiên cứu tổng quan về vấn đề công nghệ Internet of
Things, xu hướng phát triển của hiện tại và tương lai, đưa ra được khái
niệm, mô hình, kiến trúc, các ứng dụng cũng như thách thức trong môi
trường IoT. Như vậy Internet of Things hiểu đơn giản là một mạng lưới
các vật thể được gắn cảm biến hoặc hệ thống điện tử đặc biệt cho phép
chúng kết nối với nhau để thu thập và trao đổi dữ liệu. Một giao thức đang
ngày được sử dụng phổ biến ở tầng thiết bị, cảm biến đó là zigbee. Sử
dụng cho các thiết bị Internet of Things với băng thông thấp, độ tin cậy
cao và khả năng tiết kiệm năng lượng cao.
Luận văn nghiên cứu kết hợp giữa công nghệ vô tuyến zigbee thiết
lập một mạng mesh kết nối giữa các thiết bị với nhau. Các thiết bị được kết
nối và điều khiển bởi một ZC trung tâm. Mô hình mạng này phù hợp cho
một ngôi nhà, biến mọi thiết bị trong ngôi nhà trở nên thông minh hơn.
Mỗi một thiết bị là một node mạng chịu giám sát và điều khiển từ xa thông
qua mạng internet. Bổ sung các kết nối không dây khác như RF,
Bluetooth, Wifi … để có thể đa dạng trong việc điều khiển, thực thi công
việc trên các thiết bị cầm tay (ví dụ: Smartphone, tay phát RF …)
Sản phẩm thiết kế mạng không dây kiến trúc mesh sử dụng công
nghệ zigbee ứng dụng trong IOT có thể được ứng dụng trong thực tiễn
trong các ngôi nhà thông minh, trong một số lĩnh vực khác như nông
nghiệp, giao thông, quan trắc, thời tiết môi trường. Đây là một lĩnh vực có
rất nhiều tiềm năng phát triển ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương
lai.



17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Shahin Farahani. "ZigBee Wireless Networks and Transceivers". Copyright
© 2008 Elsevier Ltd
[2] “What is the Internet of Things? An Economic Perspective” Auto-ID Labs.
[3] Adam Gschwender , Ph.D. Ata Elahi "ZigBee Wireless Sensor and Control
Network". October 2009.
[4] International Business Machines Corporation Eurotech (IBM Company).
[5] Vongsingthong, S.; Smanchat, S. (2014). “Internet of Things: A review of
applications & technologies”
[6] Chui, Michael; Löffler, Markus; Roberts, Roger. “The Internet of
Things”. McKinsey Quarterly. McKinsey & Company
[7] Zhou, Honbo. “The Internet of Things in the Cloud: A Middleware
Perspective”. Boca Raton: CRC Press, Taylor & Francis Group, 2013.
[8] />[9] />[10]



×