Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Giải pháp Logisitics của công ty TNHH Sees VIna

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.45 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------------***-----------

TIỂU LUẬN
MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
Đề tài: Phân tích giải pháp logistics của công ty
TNHH SEESVINA Hải Dương
Lớp: TMA305.1
Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Vân Hà
1515510029
Nguyễn Ngọc Yến Linh 1511110461
Nguyễn Thị Thảo 1511110743

Hà Nội, 01/2018


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật
chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh
tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các
nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao
hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm,
… trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá


trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực
kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương
thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá
trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một
ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế.

Ngành dệt may trong những năm gần đây đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhưng song song với việc xuất khẩu tăng thì nhập khẩu của ngàng dệt may cung
khá cao do các đơn vị may mặc của Việt Nam chủ yếu nguyên phụ liệu, máy
móc vẫn nhập từ nước ngoài. Một khó khăn nữa của ngành dệt may là chi phí lưu
kho bãi, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao dẫn đến quản lý và phân phối sản
phẩm giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi
DN. Công ty TNHH Sees Vina Hải Dương là một trong những đơn vị có tốc độ
phát triển nhanh và có đóng góp to lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành
nhưng cũng không nằm ngoài những khó khăn của ngành. Vấn đề cấp thiết hiện
nay đối với ngành và cụ thể là đối với Công ty TNHH Sees Vina là phải có sự
kiểm soát tối ưu hóa tất cả quá trình từ đầu vào đến đầu ra thành một hệ thống,
điều này chỉ có thể thực hiện bằng việc phát triển dịch vụ logistics, phát huy
3


những điểm mạnh về giải pháp Logistics mà công ty đã thực hiện đồng thời khắc
phục những điểm còn hạn chế.

Với ý nghĩa như vậy, vấn đề “Phân tích giải pháp Logistics của công ty
TNHH Sees Vina” được nhóm chọn làm đề tài. Tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1:Tình hình hoạt động logistics của các doanh nghiệp sản xuất tại
Việt Nam
Chương 2: Case study: Phân tích giải pháp logistics của công ty TNHH
SEES VINA Hải Dương

Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm không tránh khỏi được những sai sót,
nên rất mong được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
1.1. Tình trạng hoạt động logistics của các doanh nghiệp sản xuất
1.1.

Khái quát chung
Theo khảo sát trên gần 30 doanh nghiệp sản xuất, vai trò của logistics đối

với hoạt động của công ty được đánh giá qua mức độ đồng ý về mối quan tâm
của công ty đối với logistics và ảnh hưởng của logistics đối với năng lực cạnh
tranh, dịch vụ khách hàng và lợi nhuận của họ.
Kết quả điều tra cho thấy 15% số DN được điều tra ghi nhận logistics là
mối quan tâm hàng đầu của họ, một tỷ lệ lớn (66%) trung lập (do dự). Tầm ảnh
hưởng lớn của logistics đến chất lượng dịch vụ khách hàng và lợi nhuận của
công ty khá đồng đều, với mức độ đồng ý của các DN là 57%.
Ngoài ra, 49% số DN được điều tra cho biết logistics là lợi thế cạnh tranh
quan trọng của họ.
Tỷ lệ không đồng ý khá thấp, chỉ 15% ở nhận định logistics không phải là
quan tâm hàng đầu đối với công ty, 9% không cho rằng logistics ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh; tỷ lệ số công ty cho rằng logistics không ảnh hưởng tới dịch
vụ khách hàng và lợi nhuận của họ lần lượt là 5% và 3%.
1.2.


Chi phí logistics
Kết quả thu được từ các doanh nghiệp sản xuất ở các khu công nghiệp của

khu vực miền Bắc và miền Nam là:
Số lượng doanh nghiệp có mức chi phí logistics chiếm 0-5% tổng doanh số bán
ra là 42%.
5


-

Số luợng doanh nghiệp có tổng chi phí logistics chiếm trên 25% tổng

doanh số bán ra là 50%
-

Nếu tính trung bình tỷ lệ chi phí logistics trong tổng doanh số bán ra của

các doanh
nghiệp được điều tra thì kết quả là khoảng trên 20%.
Với kết quả này chúng ta thấy, chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt
Nam còn khá cao so với nhiều nước khác trong khu vực và thế giới, cụ thể như ở
Nhật chi phí trung bình là 5% (2006), Mỹ 8-9% (2006), Indonesia 14% (2006).
Chi phí logistics cao đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Hình 1. Tỷ trọng chi phí logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
Trong tổng chi phí logistics, tỷ trong chi phí logstics đầu vào (inbound logistics
cost), chi phí logistics đầu ra (outbound logistics cost), chi phí kho bãi cũng

tương đối khác nhau (warehousing cost). Cụ thể:

6


Hình 2. Tỷ trọng chi phí logstics đầu vào Hình 3. Tỷ trọng chi phí logstics đầu ra
trong tổng chi phí logistics
trong tổng chi phí logistics

Hình 4. Tỷ trọng chi phí kho bãi trong tổng chi phí logistics
Theo kết quả điều tra, chi phí logistics đầu ra chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng chi phí logistics (chiếm 20 - 40%). Chi phí này cao hơn rất nhiều so
với chi phí logistics đầu vào (0 - 20%). Chi phí kho bãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng chi phí logistics.
Như vậy, tỷ trọng chi phí logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
(khoảng 20-25%) còn khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
1.3.

Hoạt động logistics đầu vào
Kết quả điều tra cũng đã chỉ ra rằng hoạt động logistics đầu vào giữa hai

nhóm doanh nghiệp miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau nhất định. Cụ thể:

7


Tỷ trọng thu mua

Hình 5. Tỷ trọng thu mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của các
doanh nghiệp miền Bắc


Hình 6. Tỷ trọng thu mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của các
doanh nghiệp miền Nam
Theo kết quả điều tra, chúng ta có thể nhận thấy:
-

Thu mua nội vùng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động logistics đầu

vào đối với các doanh nghiệp phía Nam và phía Bắc. Tuy nhiên, hoạt động thu
mua nội vùng ở các doanh nghiệp Nam phát triển hơn ở phía Bắc.

8


-

Các doanh nghiệp phía Bắc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp đầu

vào từ nước ngoài (nhập khẩu). Trong khi sự phụ thuộc này đối với các doanh
nghiệp phía Nam là ở mức độ trung bình.
1.4.

Thời gian lưu trữ hàng hóa
Kết quả điều tra thời gian dự trữ đối với các mặt hàng chính của các doanh

nghiệp được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Hình 7. Thời gian dự trữ trung bình đối với nguyên vật liệu đầu vào chính của
doanh nghiệp


9


Hình 8. Thời gian dự trữ trung bình đối với sản phẩm đầu ra chính của doanh
nghiệp
Theo kết quả khảo sát thì 25% số doanh nghiệp được phỏng vấn có thời
gian dự trữ đối với cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra là hơn 1
tháng. Trong đó, số lượng doanh nghiệp có thời gian dự trữ 1-3 tháng là chiếm
chủ yếu.
Rõ ràng, thời gian dự trữ đối với các mặt hàng chính trong các doanh
nghiệp hiện nay còn khá cao. Thời gian dự trữ dài đã làm tăng thêm chi phí
logistics, giảm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam.
1.5.

Các hoạt động logistics đang thuê ngoài.
Các hoạt động logistics đang các doanh nghiệp trên thuê ngoài từ thấp

nhất tăng dần là: logistics ngược, hóa đơn, xử lý đơn hàng, quản lý lưu kho, hoàn
thành sản phẩm theo yêu cầu, vận tải quốc tế, kho bãi, hệ thống thông tin, cước
phí giao nhận hàng hóa và cao nhất là vận tải nội địa.

10


Hình 9. Các hoạt động logistics đang được thuê ngoài

Hoạt động logistics

Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn (%)

0%

1-25% 26-

51-

50%

75%

>75% Tổng

Vận tải nội địa

6%

36%

19%

13%

26%

100%

Cước phí giao nhận hàng hóa

11%


50%

18%

9%

14%

100%

Hệ thống thông tin

17%

51%

19%

6%

8%

100%

Kho bãi

18%

49%


16%

7%

9%

100%

Vận tải quốc tế

23%

25%

16%

8%

28%

100%

Hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu

23%

36%

21%


9%

11%

100%

Quản lý lưu kho

24%

51%

14%

5%

7%

100%

Xử lý đơn hàng

27%

51%

13%

5%


4%

100%

Hóa đơn

30%

38%

17%

8%

7%

100%

Logistics ngược

40%

32%

16%

5%

7%


100%

(Product customization)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu logistics Trường đại học Ngoại thương
1.6.

Mức độ ứng dụng CNTT
Về tình hình ứng dụng công nghệ cho hoạt động logistics trong doanh

nghiệp:
Các công nghệ được sử dụng nhiều nhất bởi các doanh nghiệp bao gồm: điện
thoại/ tin nhắn SMS (49% số doanh nghiệp trả lời luôn sử dụng), thư điện tử/fax,
website, mạng nội bộ, mã số mã vạch. Được sử dụng ít hơn bao gồm các công
nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI, RFID (công nghệ nhận dạng bằng sóng radio),
11


ERP (hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp) và các công nghệ khác. Trong đó,
Công nghệ có tỷ lệ chưa bao giờ được sử dụng nhiều nhất là RFID và ERP.

Hình 10. Mức độ sử dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh (% DN lựa chọn)
1.7.

Nhu cầu quan trọng nhất với doanh nghiệp trong tương lai về dịch vụ
logistics.
Về nhu cầu đối với hoạt động logistics trong tương lai: 21,4% số công ty được
hỏi muốn lựa chọn thêm các nhà cung cấp logistics mới;14,48% mong muốn cải
thiện dịch vụ khách hàng. Ngoài ra những nhu cầu về phát triển hệ thống thông
tin, nguồn nhân lực và tận dụng giải pháp di động cũng được chú ý với tỷ lệ lần

lượt là 13,62%; 13,81% và 12,38%. Những nhu cầu còn lại như hoàn thiện cấu
trúc phân phối hay tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng cũng được chú ý
nhưng với mức độ không cao.

12


Hình 11. Nhu cầu quan trọng nhất đối với DN trong tương lai về hoạt động
logistics (% DN lựa chọn)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu logistics Trường đại học Ngoại thương
1.8.

Các giải pháp cắt giảm chi phí
Về các giải pháp để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp Việt Nam:

trong số các đơn vị được hỏi về giải pháp giảm chi phí logistics thì hơn 64% cho
rằng nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của giảm chi phí là giải pháp cần thiết
và hiệu quả nhất, và chỉ 22% chấp nhận rằng Việc đào tạo để tăng cường trình độ
chuyên môn của cán bộ có thể giảm đáng kể chi phí logistics cho doanh nghiệp.

13


Hình 12. Các giải pháp cắt giảm chi phí logistics (theo đánh giá của các DN sản
xuất, kinh doanh: % DN lựa chọn)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu logistics Trường đại học Ngoại thương
1.9.
Kết luận
Qua nghiên cứu này, có thể khẳng định rằng sự phát triển của hoạt động
logistics hiện nay trong các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều

này đã lý giải phần nào tính cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Việt Nam còn thấp và tụt hậu so với thế giới.
1.2.

Những khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt khi sử
dụng dịch vụ Logistics.
Ngành sản xuất luôn đóng một vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế của một

quốc gia. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản
phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh
vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu
hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ
giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành
phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Do đó
việc lựa chọn dịch vụ thuê ngoài(outsorcing) hoặc tự mình phát triển nghiệp vụ
14


Logistics vô cùng được chú trọng. Tuy nhiên với một nước đang phát triển và
còn nhiều thiếu sót trong ngành dịch vụ này như Việt Nam, thì các doanh nghiệp
sản xuất vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

2.1.

Chi phí logistics quá cao
Doanh nghiệp sản xuất của Viêt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều khó

khăn. Điển hình là chi phí logistics quá cao, đang là vấn đề chung mà mọi doanh
nghiệp sản xuất phải chịu.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt
Nam (VLA), số lượng doanh nghiệp (DN) logistics trong nước tăng mạnh, từ
700 DN năm 2005 lên khoảng 3.000 DN vào thời điểm này, trong đó có khoảng
30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
Các DN cung cấp dịch vụ logistics có vốn đầu tư nước ngoài và các DN cung
cấp dịch vụ xuyên quốc gia đang là một bộ phận quan trọng trong phát triển thị
trường logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng
sâu rộng.
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, năm 2016 ngành dịch vụ logistics của
Việt Nam xếp hạng thứ 64/160 quốc gia, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (sau
Singapore, Thái Lan và Malaysia). Mặc dù vậy, chi phí logistics ở nước ta còn ở
mức cao, trong đó tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 là 41,26 tỷ
USD, tương đương 20,8% GDP (trong khi các nước phát triển chỉ từ 9 đến 14%),
nhưng đóng góp từ ngành dịch vụ logistics vào GDP chỉ khoảng 2-3%. Theo
phản ánh của các DN, chi phí như vận chuyển, dịch vụ logistics cho một
container hàng linh kiện điện tử bằng đường biển từ Singapore và Hồng Kông
(Trung Quốc) tới Việt Nam là khoảng 160USD, nhưng vận chuyển đường bộ từ
15


Hải Phòng về Hà Nội, chi phí tới hơn 220USD/container cho quãng đường
100km.
Một khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy chi phí logistics chiếm rất
lớn trong giá thành của nhiều ngành hàng tại Việt Nam. Đơn cử với ngành thủy
sản chi phí này chiếm hơn 12%, đồ gỗ chiếm 23%, rau quả 29,5% và ngành gạo
chiếm đến gần 30% trong giá thành.
Chi phí logistics tại Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, còn
so với Singapore thì cao hơn tới ba lần. Chi phí logistics quá cao đã gián tiếp làm
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đáng chú ý,
trong chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm quá lớn, lên tới gần 60%.

2.2.

Khó khăn trong việc chọn đối tác Logistics tối ưu
Khó khăn này đến từ sự thiếu đồng bộ, tính cạnh tranh không cao và tính

chưa hoàn thiện, cụ thể là chi phí dịch vụ chưa cạnh tranh tốt, chất lượng cung
cấp một số dịch vụ chưa cao; hạn chế về quy mô và vốn, về kinh nghiệm và trình
độ quản lý cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động
quốc tế của phần lớn các công ty Logistics tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Hiệp hội Các nhà giao nhận vận tải Việt Nam cho thấy,
các doanh nghiệp logistics trong nước chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thị trường. Bên
cạnh đó, hầu như không nhà cung cấp dịch vụ logistics nào cung cấp được dịch
vụ vận chuyển xuyên suốt toàn lãnh thổ Việt Nam kết nối với thị trường quốc tế
với chi phí cạnh tranh, mà phải qua các nhà cung cấp dịch vụ của từng chặng.
Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã giành được khoảng
70% thị trường nhờ tính chuyên nghiệp, mạng lưới rộng khắp và ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại. Theo thống kê cho thấy các công ty logistics Việt Nam
mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nước trong khu vực, và chủ
yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics
16


quốc tế. Trong khi đó, các công ty nước ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia,
chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi
hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các
doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Bởi lẽ,
trong xu thế toàn cầu hóa, chủ hàng thường có xu hướng thuê ngoài từ rất nhiều
quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. mặc dù có thể tính đến vai trò của các đại lý
mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng quan hệ này
thường khá lỏng lẻo và không đồng nhất.

Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp logistics Việt Nam thấp thua xa so với các doanh nghiệp nước
ngoài hiện nay là điều dễ hiểu và các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn đóng
vai trò là “vệ tinh” cho các công ty logistics nước ngoài, chỉ đảm nhận một số
dịch vụ đơn lẻ trong hoạt động logistics như làm thủ tục hải quan, cho thuê
phương tiện vận tải, kho bãi… Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam ngày càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, nhu
cầu dịch vụ logistics càng gia tăng thì đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm,
khắc phục để hạn chế thua thiệt ngay trên “sân nhà” đối với lĩnh vực được coi là
ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi to
lớn đối với đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng
trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế hiện nay. Tại Việt nam doanh nghiệp logistics
quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, song tính hợp tác
và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh
tranh thấp, và đây là tiền lệ xấu tạo cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh
thị trường ngành logistics non trẻ của Việt Nam.

17


2.3.

Những khó khăn về cơ sở vật chất
Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn

chế, dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước
khác. Không chỉ chi phí vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài làm đội giá
thành, mà ngay từ các tỉnh lân cận vận chuyển về Hà Nội cũng là vấn đề không
nhỏ. Chị Nguyễn Hoàng Oanh, chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông sản
sạch phân tích: Bình quân 1kg rau sạch từ Yên Lạc (Vĩnh Phúc) về đến quận Cầu

Giấy (Hà Nội) mất 2.500 đồng/kg, nhưng nếu vận chuyển sang Gia Lâm thì phí
vận chuyển tăng thêm khoảng 1.200 đồng/kg. Do hệ thống giao thông của Hà
Nội mới chỉ hướng tâm chứ chưa phát triển hệ thống giao thông bàn cờ, khiến
cho chi phí cho sản phẩm bị đội lên.
Kết quả khảo sát của Sở Công Thương Hà Nội về chất lượng cơ sở hạ tầng
vận tải của Hà Nội (kho, bãi, cảng, sân bay…) năm 2017 cho thấy, với thang
điểm từ 1 đến 5 thì các doanh nghiệp chỉ chấm đến 2,9 điểm do cơ sở hạ tầng
vận tải của Hà Nội thiếu đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Đơn cử, với các kho bãi
tập kết hàng, hầu hết đều có quy mô đầu tư đơn giản, thiếu liên kết. Ngoài các
kho bãi thường, trên địa bàn Hà Nội đang duy trì hệ thống kho, bãi container
phục vụ hàng hóa xuất, nhập khẩu tại 2 cảng thông quan nội địa là Mỹ Đình và
Gia Lâm, tuy nhiên phạm vi khai thác còn hạn chế, chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ
vận tải đường bộ, cho thuê bãi và một số dịch vụ liên quan. Hệ thống giao thông
phục vụ các cảng này mới chỉ sử dụng đường bộ, chưa kết nối với đường sắt,
đường thủy.
Ngoài ra thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng của các tỉnh
khác cũng gây trở ngại to lớn cho doanh nghiệp sản xuất lựa chọn một phương
án tối ưu nhất về đối tác logistics và chi phí hợp lý.

18


2.4.

Doanh nghiệp sản xuất chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc
quản trị logistics và chuỗi cung ứng.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là

việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistic được các
nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau

của chiến lược doanh nghiệp. Logistic tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa
điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ logistic một cách
hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế
quốc gia.
Tuy nhiên không phải nhà quản lý nào cũng đánh giá được đầy đủ tầm
quan trọng của việc quản trị logistics và chuỗi cung ứng. Xuất phát từ thực tế
tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp và thị trường dịch vụ logistics chưa tối ưu, các
nhà quản lý gặp khó khăn trong việc đánh giá môi trường logistics nào là phù
hợp với mặt hàng và điều kiện nội tại của doanh nghiệp mình, không đưa ra được
sự so sánh cần thiết để tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển trong
khi năng lực của các doanh nghiệp logistics là khác nhau.
2.5.

Chưa có đội ngũ chuyên môn về giám sát việc hợp tác và thúc đẩy quá
trình thuê ngoài.
Trong thực tế, ở Việt Nam, dù Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một

ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, song đây lại là một ngành
mới mà hiện nay có rất ít trường Đại học chính thức đào tạo và cấp bằng cử nhân
hoặc kĩ sư Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang rất khát, thậm chí khủng
hoảng nhu cầu nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vì nhiều lý
do. Thứ nhất, do 2 ngành này tham gia vào rất nhiều khâu của hoạt động sản
xuất, cung cấp dịch vụ. Thứ hai, nguồn nhân lực có chuyên môn chính thức về

19


lĩnh vực này ở Việt Nam không nhiều, đa số doanh nghiệp phải dùng nhân sự ở
những ngành gần hoặc đào tạo lại dẫn đến năng suất không cao.

Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM về chất lượng
nguồn nhân lực Logistics cho biết, hiện ở Việt Nam, có 53,3% doanh nghiệp
thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics. Trung
tâm Dự báo nhu cầu lao động và thông tin thị trường lao động TP HCM cũng cho
biết, hiện có ít nhất 300.000 doanh nghiệp trong cả nước tham gia vào lĩnh vực
Logistics, với khoảng 1,5 triệu người lao động làm nghề Logistics.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, đội ngũ nhân viên giám sát các hoạt động
thuê dịch vụ logistics là vô cùng thiết yếu. Tuy nhiên không nhiều doanh nghiệp
trong nước đảm bảo đội ngũ chuyên môn của họ đủ trình độ để tìm ra những
phương án tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí trong quá trình
thuê ngoài.
2.6.

Rào cản từ phía chính sách nhà nước
Việc ngành dịch vụ logistics tìm cách giảm chi phí thì gặp phải các rào

cản. Một vài ví dụ như Hải Phòng thu phí kết cấu hạ tầng cửa khẩu cảng biển
quá cao từ tháng 1/2017 làm tăng chi phí và thời gian thực hiện dịch vụ
logistics. Hay như ngày 6/8/2014, Bộ Tài chính có ban hành Thông tư số
103/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/10/2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ
thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc
có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là “thuế nhà thầu”) với mức thu 1%
Từ ngày Thông tư số 103/2014/TT-BTC có hiệu lực đã dẫn tới số lượng
hàng hóa gửi tại kho ngoại quan phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu giảm
tới khoảng 50%, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực cạnh tranh của ngành
logistics và các ngành xuất khẩu mũi nhọn khác như dệt may, da giầy và nhựa.
20


Hay như việc các nhà cung cấp dịch vụ vận tải phải trả phí đường bộ và phí

ngoài luồng quá cao cũng làm gia tăng chi phí logistics một cách đáng kể, vì chi
phí vận tải hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 60% chi phí logistics...
Hiện nay, việc cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước đối với
ngành dịch vụ logistics và cải thiện kết cấu hạ tầng logistics của nước ta đóng
một vai trò hết sức quan trọng cho các doanh nghiệp Logistics cũng như lựa
chọn thuê ngoài của các doanh nghiệp sản xuất.
CHƯƠNG 2.
CASE STUDY: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP LOGISTICS
CỦA CÔNG TY TNHH SEES VINA HẢI DƯƠNG
2.1. Giới thiệu về công ty
1.1.
-

Thông tin chung
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH SEES VINA

-

Tên giao dịch: SEES VINA CO.., LTD.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân
hàng.
-

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

-

Địa chỉ: Thôn Vạn, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.


Vị trí cách cảng Hải Phòng 43 km, cách quốc lộ 5A 20km, đường cao tốc 5B
7km.
-

Số điện thoại: 03203744600

-

Fax: 03203744606

-

Mã số thuế: 0800564453

-

Giấy phép kinh doanh: 0800564453 - ngày cấp: 04/03/2009
21


-

Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất các sản phẩm may mặc và kinh doanh

mặt hàng do công ty sản xuất ra.
-

Phương thức sản xuất: CM (Cut- Make)- gia công xuất khẩu nhận nguyên

vật liệu, giao thành phẩm

-

Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 11.000.000 VND

-

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Ông Nam Tea Jin, quốc

tịch Hàn Quốc, chức danh Giám đốc.
Công ty TNHH Sees Vina là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, được
phép sản xuất kinh doanh các mặt hàng về may mặc trên thị trường trong nước
và quốc tế.
Công ty TNHH Sees Vina được thành lập với 100% vốn đầu tư của Hàn
Quốc. Áp dụng theo công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Hàn Quốc, sản xuất các sản
phẩm may mặc theo quy trình khép kín, kiểm tra từ nguồn nguyên liệu vào đến
nguồn nguyên liệu ra, 100% sản phẩm của dự án để xuất khẩu. Sản phẩm may
mặc của công ty sản xuất hợp thời trang, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, tuân
thủ đúng theo đơn đặt hàng.
Trong quá trình phát triển, Công ty luôn đổi mới thiết bị công nghệ, nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất đáp ứng
với yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty từng bước nâng cao được uy
tín, mở rộng thị trường, có quan hệ với nhiều khách hàng trong nước và quốc tế.
1.2.

Quy mô công ty:
Số nhân viên đến cuối năm 2016: 300 nhân viên
Đến năm 2017, công ty đã hoạt động ổn định và đạt được hiệu quả cao

trong sản xuất kinh doanh, hiện đại hóa máy móc thiết bị, đặc biệt kế toán máy
22



được bắt đầu triển khai trong công ty. Tình hình lao động không có biến động
nhiều.
1.3.

Mặt hàng sản xuất và thị trường tiêu thụ
Công ty sản xuất hàng may mặc là một mặt hàng truyền thống, thiết yếu

nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Hàng hóa của công ty
xuất khẩu chủ yếu trên thị trường chính là Hàn Quốc, đòi hỏi yêu cầu cao về chất
lượng và phải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Công ty theo đuổi chiến lược
phát triển về cả chất lượng sản phẩm, nguồn lao động và mở rộng thị trường.
1.4.

Định hướng phát triển
Có thể nói sức tiêu thụ của thị trường ngày càng tăng trưởng mạnh đối với

hàng may mặc, và là cơ hội cho doanh nghiệp hàng mau mặc phát triển. Vấn đề
chính đặt ra cho ngành dệt may nói chung và công ty TNHH Sees Vina nói riêng
hiện nay là làm thế nào để tạo bứt phá rõ nét. Để có được tên tuổi trên thị trường,
doanh nghiệp phải nỗ lực rất lớn, tạo dựng được sản phẩm của thương hiệu mang
đặc điểm riêng của mình. Doanh nghiệp phải thể hiện được yếu tố tính cách
riêng ngay trong thương hiệu.
Xuất phát từ những chức năng trên, công ty TNHH Sees Vina có những
định hướng phát triển sau:
-

Mở rộng quy mô sản xuất: Trong năm 2018 tăng diện tích nhà xưởng lên


gấp đôi, nâng số lượng lao động lên 500 nhân công
-

Nâng cao năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng đơn hàng cũng như rút

ngắn thời gian vận chuyển. Hợp tác tối ưu với các doanh nghiệp logistics nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
-

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng tiến độ,

đảm bảo đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng với chất lượng sản phẩm ngày càng
23


tốt hơn. Đưa tiếng vang của công ty ngày một xa hơn trên thị trường trong và
ngoài nước. Tạo niềm tin cho khách hàng, không ngừng củng cố và phát huy uy
tín của công ty.
-

Về lâu dài, công ty tích cực tìm kiếm đối tác, xâm nhập sâu rộng vào

những thị trường mới, duy trì và tạo quan hệ lâu dài, uy tín với khách hàng.
-

Tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi, tăng thu nhập và đảm bảo cuộc sống

cho người lao động. Khẳng định chỗ đứng trên thị trường truyền thống đồng thời
mở rộng thị trường.
-


Không ngừng cải tiến quy trình công nghệ để thích ứng với yêu cầu của

thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và năng suất lao
động.
-

Quản lý và sử dụng vốn, cơ sở vật chất theo đúng kế hoạch mà công ty đã

đề ra, nhằm sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận tối đa
và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
-

Tất cả vì khách hàng, mong muốn được phục vụ và hợp tác với mọi khách

hàng trong nước và quốc tế với phương châm thuận tiện, chất lượng sản phẩm
đảm bảo, giá cả hợp lý, thanh toán sòng phẳng hai bên cùng có lợi.
2.2.

Survey

Doanh thu
Lợi nhuận
Chi phí lương cho công
nhân kho
Chi phí thuê ngoài
Logistics
Số lượng chuyến hàng

2016

430 000 USD

24

2017
750 000 USD


Chi phí xây dựng kho: 3000 USD
Diện tích nhà kho: 1000 m2
Như vậy, theo số liệu thống kê có được, ta có thể thấy chi phí Logistics chiếm
% năm 2016 và % năm 2017. Tỉ lệ % chi phí Logistics của công ty tuy có giảm
nhưng không đáng kể. So với mặt bằng chung của các doanh nghiệp sản xuất nói
chung và các doanh nghiệp may nói riêng thì chi phí Logistics vẫn còn cao hơn
tầm %
2.3.

Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S)
-Vị trí địa lí chiến lược, nằm ở khu vực
có mạng lưới giao thông rất thuận tiện
cho việc vận chuyển hàng hóa
-Nguồn lao động dồi dào, giá nhân
công thấp

Cơ hội (O)
-Thị trường Hàn xuất khẩu Hàn Quốc
là một thị trường lớn và vô cùng tiềm
năng
- Năm 2016, Việt Nam và Hàn Quốc kí

kết hiệp định VKAFTA, mức thuế nhập
khẩu hàng may mặc từ Việt Nam vào
thị trường Hàn Quốc giảm về 0 mở ra
nhiều cơ hội cho công ty sản xuất hàng
25

Điểm yếu (W)
-Tốc độ phát triển kinh tế của địa
phương chưa cao
- Quy mô công ty còn nhỏ, phương
thức sản xuất đơn giản (CM) không
đem lại nhiều lợi nhuận
- Quỹ đất hạn chế khó mở rộng quy mô
sản xuất
- Trình độ lao động còn yếu kém
-Nguồn nhân lực chất lượng cao có đào
tạo chuyên môn đặc biệt về Logistics,
vận tải còn thiếu
-Sự lựa chọn tối ưu về công ty
Logistics kém do số lượng công ty
Logistics lớn mạnh trên địa bàn còn rất
ít
Thách thức (T)
-Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp
cùng ngành, các doanh nghiệp có quy
mô lớn hơn
-Phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường
Hàn Quốc, rủi ro cao khi có biến cố về
kinh tế,…
- Áp lực cạnh tranh từ các doanh

nghiệp lớn hơn cùng ngành


×