Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập nhóm môn pháp luật kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.55 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CAO HỌC CH26P


BÀI TẬP NHÓM 05

PHÁP LUẬT KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Huế

Lớp

: CH26P cuối tuần

Nhóm sinh viên

: Đỗ Thu Thuỷ
Trịnh Thị Hồng Việt
Bùi Thị Hồng Nhung

1


ĐỀ BÀI
Công ty trách nhiệm hữu hạn XT (công ty XT) kinh doanh dịch vụ xây dựng
và thiết kế công trình thành lập năm 2007, có trụ sở tại huyện TC tỉnh Nghệ An do hai
thành viên là X và T (X và T là vợ chồng, có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật) cùng góp vốn thành lập theo đó, X góp 60% vốn điều lệ, được xác định trong
điều lệ là chủ tịch Hội dồng thành viên kiêm giám đốc công ty. T góp 40% vốn điều lệ
là Phó giám đốc công ty.


Ngày 25/10/2011 công ty XT có nhu cầu sử dụng vốn để mở rộng hoạt động
kinh doanh của công ty nên đã ký hợp đồng tín dụng số 418/2011/HĐTD với ngân
hàng thương mại Z chi nhánh tại huyện TC tỉnh Nghệ An, trụ sở chính tại quận HBT
thành phố Hà Nội. Theo đó, công ty XT vay của ngân hàng thương mại Z 1,6 tỷ vnđ,
thời hạn vay 05 năm, lãi suất 14,8%/năm; thanh toán 1 lần cả gốc và lãi vào cuối kỳ
vào ngày 25/10/2016. Người đại diện cho XT ký hợp đồng vay vốn là ông X. Ngân
hàng đã giải ngân 1 lần, ngay sau ký xong hợp đồng tín dụng bằng tiền mặt. Để đảm
bảo nghĩa vụ đối với khoản vay trên, theo yêu cầu của ngân hàng Z, công ty XT đã sử
dụng quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng X và T tại thành phố Vinh để đảm bảo
việc thực hiện hợp đồng.
Tháng 8/2015 X và T tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án. Theo quyết định của
tòa án về việc công nhận thuận tình ly hôn giữa X và T thì mảnh đất là đối tượng của
giao dịch bảo đảm trên thuộc về X.
Tháng 10/2016, công ty XT không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán hợp
đồng tín dụng với ngân hàng Z. Sau nhiều lần yêu cầu thanh toán nợ không được,
ngân hàng Z muốn phát mại đối với diện tích đất trên để bảo vệ quyền lợi của mình
nên đã làm đơn khởi kiện đến tòa án.
Câu hỏi 1: Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này?
Tình tiết bổ sung:
Khi tranh chấp xảy ra, phía ngân hàng Z đã phát hiện: chữ ký trong hợp đồng
tín dụng và trên hợp đồng thế chấp không phải là chữ ký của ông X. Khi được ngân
hàng mời lên làm việc, ông X khẳng định: Công ty XT có vay của ngân hàng Z số tiền

2


1,6 tỷ nhưng chưa thanh toán cả gốc và lãi. Nhưng ông X không phải là người ký hợp
đồng vay vốn này mà người ký hợp đồng là bà T, vợ ông X. Bà T cũng thừa nhận: Vào
ngày ký hợp đồng tín dụng, bà cùng ông X đến ngân hàng và bà là người ký vào hợp
đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cũng như giấy nhận tiền tại ngân hàng.

Câu hỏi 2: Hãy xác định giá trị pháp lý của các hợp đồng nói trên?
Tình tiết bổ sung:
Trong quá trình tòa án chuẩn bị xét xử, ông X cho rằng: Bà T là người ký hợp
đồng vay vốn và là người trực tiếp nhận tiền, do vậy ngân hàng phải yêu cầu bà X
thanh toán nợ.
Câu hỏi 3: Anh chị hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án?
Câu hỏi 4: Hãy xác định vị trí của các chủ thể trong quan hệ tố tụng nói trên?
Câu hỏi 5: Hãy xác định hướng giải quyết tranh chấp trên?

TRẢ LỜI
Câu hỏi 1: Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này?
-

Tại điểm b khoản 1 điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Toà án nhân dân

cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 điều 30 bộ luật này
Theo khoản 1, điều 30 BLTTDS 2015, tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều
có mục đích lợi nhuận.
 Ngân hàng Z và công ty TNHH XT đều là các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh, thương mại, là các tổ chức có đăng kí kinh doanh. Do đó, việc ngân
hàng Z khởi kiện công ty XT được xem là tranh chấp thương mại và được giải
quyết sơ thẩm tại TAND cấp huyện.
Tại điều 39 BLTTDS 2015, về thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ, trường
hợp có đối tượng tranh chấp là BDS thì chỉ Toà án nơi có BDS có thẩm quyền giải
quyết

3



 Ngân hàng Z có thể kiện lên TAND thành phố Vinh, nơi có tài sản đảm bảo để
đòi lại quyền lợi.

Câu hỏi 2: Hãy xác định giá trị pháp lý của các hợp đồng nói trên?
Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp được kí kết vào 25/10/2011, nên phải
xem xét các điều luật, văn bản, nghị định... có hiệu lực tại thời gian này để xét đến
tính pháp lý của các hợp đồng này. Trong câu hỏi này, các văn bản luật pháp được
xem xét là các văn bản sau:
- Luật dân sự 2005
- Luật doanh nghiệp 2005
- Luật hôn nhân, gia đình 2000
- Nghị quyết 04/2003/NĐ-HĐTP

2.1. Hợp đồng tín dụng:
Ông X là người đại diện pháp luật cho công ty XT ký hợp đồng vay vốn. Tuy
nhiên, bà T thừa nhận vào ngày kí HDTD, HDTC cũng như giấy biên nhận tiền tại
NH, ông X và bà T đi cùng nhau đến NH nhưng ông X không phải là người kí hợp
đồng vay vốn này mà là bà T, vợ ông X.
Trên Hợp đồng tín dụng, Bên cho vay được xác định là Ngân hàng Z, Bên vay
được xác định là công ty XT, có người đại diện vay vốn là bà T (bà T kí trên Hợp
đồng tín dụng).
Theo điều 48, Luật Doanh nghiệp 2005 Việc chỉ định người đại diện theo uỷ
quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh
trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định. Trường hợp này, bà T kí hợp
đồng tín dụng mà không có văn bản uỷ quyền là sai.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết 04/2003/NĐ-HĐTP ngày 27/5/2003 có nêu “hợp
đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không
đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo
quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt là


4


người có thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếu
người đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối. Trường hợp
này, ông X có đi cùng bà T để kí kết HĐTD trên. Do đó, ông X đã biết việc bà T ký
kết hợp đồng trên mà không phản đối. Nên hợp đồng tín dụng không bị vô hiệu toàn
bộ.

2.2. Hợp đồng thế chấp
Ngân hàng phát hiện ra chữ ký trong Hợp đồng tín dụng và trên hợp đồng thế
chấp không phải là chữ kí của ông X.
Trong trường hợp này, chủ thể của hợp đồng thế chấp là Ngân hàng Z – Bên
nhận thế chấp và Bên thế chấp/chủ tài sản là vợ chồng ông X và bà T (khi đó chưa ly
hôn).
Tại điều 142, Bộ luật dân sự 2005, Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây
gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài
sản đó cho bên nhận thế chấp. Tại thời điểm kí kết hợp đồng thế chấp, mảnh đất được
thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn của công ty XT đứng tên
hai vợ chồng ông X và bà T. Nghĩa là, tại thời điểm đó, bên thế chấp tài sản là vợ
chồng ông X bà T – người sở hữu mảnh đất để đảm bảo với bên nhận thế chấp là ngân
hàng Z việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của công ty XT.
Theo điều 28, Luật hôn nhân gia đình năm 2000, việc xác lập, thực hiện và
chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn
sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được
vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh
riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này. Bởi vậy, khi ký hợp đồng thế
chấp mà tài sản thế chấp là tài sản chung của vợ chồng, thì trong hợp đồng thế chấp

phải có chữ ký của cả 2 vợ chồng để thể hiện sự đồng thuận trong việc thế chấp tài
sản. Tuy nhiên, vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau để thực hiện các giao dịch liên
quan đến tài sản chung.

5


Trường hợp này, nếu ông X có uỷ quyền cho bà T ký hợp đồng thế chấp tài sản thì
Hợp đồng thế chấp này có hiệu lực. Trường hợp, không tồn tại văn bản uỷ quyền của
ông X cho bà T để ký hợp đồng thế chấp thì hợp đồng thế chấp bị vô hiệu.
Ngoài ra, tại điều 343, Bộ luật dân sự 2005, Việc thế chấp tài sản phải được
lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công
chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Do đó, trường hợp này, hợp đồng thế chấp có hiệu
lực khi chỉ khi được công chứng và đăng kí giao dịch đảm bảo theo đúng quy định của
pháp luật.

Câu hỏi 3: Anh chị hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ
án?
Tại điều 30, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về kinh doanh,
thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với
người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị,
giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với

nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

6


Như vậy, trường hợp này được xác định là tranh chấp thương mại giữa Ngân hàng Z
và Công ty TNHH XT về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Hợp đồng tín dụng
theo khoản 1 của điều 30 Bộ luật này.

Câu 4: Hãy xác định tư cách của các chủ thể tham gia vào quá trình giải
quyết vụ án?
Như đã xác định tại câu 1, Toà án nhân dân thành phố Vinh sẽ là nơi xét xử vụ
án sơ thẩm về tranh chấp thương mại giữa công ty XT và Ngân hàng Z. Tham gia vào
quá trình giải quyết vụ án còn có Hội thẩm nhân dân, theo khoản 1, điều 11 của
BLTTDS 2015, Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo
quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Ngoài ra, tham gia giải quyết vụ án còn có viện kiểm sát theo khoản 2, điều 21
bộ luật này: Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự;
phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc
đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc
có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, các chủ thể trong bài tập được xác định như sau:
-

Nguyên đơn/Bên khởi kiện: Ngân hàng Z

Bị đơn/ Bên bị kiện: Công ty XT
Người liên quan: ông X và bà T
Câu 5: Xác định hướng giải quyết tranh chấp?
5.1. Tại khoản 1 điều 51 của Luật doanh nghiệp 2014, nghĩa vụ của thành

viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau: Góp đủ, đúng hạn số vốn đã
cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và
khoản 4 Điều 48 của Luật này.

7




Trong trường hợp này, ông X phải chịu trách nhiệm trong phạm vi 60% số vốn

góp và bà T chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp 40% đối với các khoản nợ của
Công ty.
5.2. Nếu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp được xác lập hợp pháp thì khi
doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, tài sản của gia đình vợ
chồng ông X bà T là mảnh đất ở thành phố Vinh sẽ bị xử lý bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
thay cho doanh nghiệp.
Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm: Theo quy định tại Điều 59 Nghị định
163/2006/NĐ-CP có 04 phương thức xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể:
-

Phương thức bán tài sản bảo đảm: Theo đó, trong quá trình bàn tài sản bảo
đảm cần chú ý đến việc định giá tài sản
Hiện nay, theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-


BTNMT-NHNN ngày 06/ 6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, nếu
bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không thỏa thuận được giá bán tài sản bảo đảm thì
ngay cả trong trường hợp bên bảo đảm bất hợp tác, phía ngân hàng cũng có thể chỉ
định tổ chức thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Với loại tài sản đặc biệt như
quyền sử dụng đất, có hai cơ chế để tính giá. Thứ nhất là theo “khung giá” do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành khi giao đất có thu tiền hay cho thuê đất đối với các
chủ thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất. Thứ hai là xác định
theo thỏa thuận của các chủ thể có quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng, cho thuê
đối với các chủ thể khác.
Theo quy định tại khoản 1 điều 8 Nghị định 178/1999/ NĐ-CP về bảo đảm
tiền vay và thẩm định tài sản thế chấp của các tổ chức tín dụng có ghi:
“Điều 8. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
1. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng
bảo đảm; việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức
cho vay của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác

8


định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp
đồng bảo đảm”.
Theo quy định trên ta có thể thấy, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tại thời
điểm cho vay vốn chỉ là một cơ sở xác định mức cho vay của các tổ chức tín
dụng. Pháp luật sẽ không căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm được định giá ban
đầu để tiến hành xử lý tài sản khi thu hồi nợ. Trên thực tế, bất kỳ quy trình cấp phát
tín dụng của các tổ chức tín dụng nào cũng đều rất chú trọng tới khâu định giá lại tài
sản bảo đảm. Việc định giá lại tài sản bảo đảm một mặt giúp ngân hàng có thể nắm rõ
được giá trị của tài sản, tính thanh khoản của tài sản, qua đó giúp các tổ chức tín dụng

hạn chế được rủi ro, đảm bảo tính pháp lý, lợi ích hợp pháp của ngân hàng đối với tài
sản bảo đảm. Mặt khác, thông qua hoạt động định giá lại tài sản bảo đảm định kỳ, các
cán bộ tín dụng tìm hiểu, đánh giá lại tính pháp lý của tài sản thế chấp. Vì nếu không
đánh giá đúng tính pháp lý của tài sản thì rất dễ xảy ra tranh chấp về tài sản bảo đảm
và gây thiệt hại đến lợi ích của các tổ chức tín dụng.
-

Phương thức bán đấu giá tài sản bảo đảm:
Căn cứ vào quy định tại điều 33 Quyết định 271/QĐ-NH1 về việc ban hành

quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng:
“Điều 33.- Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp.
Khi đến hạn trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp mà bên thế
chấp không trả được nợ, lãi và tiền phạt (nếu có) thì bên nhận thế chấp được quyền
yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đã thế
chấp để thu hồi nợ. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của
pháp luật về đất đai và Bộ luật dân sự”.
Như vậy, về nguyên tắc khi đến hạn trả nợ mà gia đình ông bà XT không trả
được nợ thì tài sản thế chấp của ông bà là quyền sử dụng đất tại thành phố Vinh sẽ
được đem ra bán đấu giá để thu hồi nợ.
Dù pháp luật có quy định niêm yết việc bán đấu giá, địa điểm,… nhằm bảo
đảm cho việc bán đấu giá tài sản bảo đảm phù hợp với nguyên tắc công khai, minh
bạch, đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc niêm yết tại nơi có bất động sản bán đấu

9


giá là một việc cực kỳ khó khăn, phức tạp do người có tài sản phải xử lý cố tình không
tuân thủ pháp luật, không tự nguyện thi hành. Phương thức này, chi phí tổ chức bán
đấu giá tài sản khá cao; hiện tượng thông đồng, ép giá giữa những người đăng ký mua

tài sản đấu giá cũng không loại trừ. Bên cạnh đó, do chủ thể bán đấu giá tài sản không
có chức năng cưỡng chế, thu giữ tài sản thế chấp nên nhiều khi phiên đấu giá đã hoàn
tất nhưng lại không thu được tiền vì bên bảo đảm không chịu giao tài sản cho bên mua
hoặc không làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho người trúng đấu giá
theo quy định.
Trường hợp phía ngân hàng đã mang giá trị quyền sử dụng đất nói trên ra phát
mãi (bán hoặc đấu giá), nhưng giá trị được định giá thấp, không đủ để trả hết số nợ,
thì gia đình ông bà XT sẽ có trách nhiệm trả nốt phần nợ còn thiếu, trong khoảng thời
gian thỏa thuận giữa hai bên.
-

Phương thức nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế nghĩa vụ trả nợ: Theo
quy định tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ,
trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo
đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo
đảm. Từ thực tiễn cho thấy, dường như hai bên rất khó tìm được sự đồng thuận
về giá trị của tài sản bảo đảm dùng để khấu trừ nghĩa vụ nợ, đặc biệt khi giá trị
tài sản bảo đảm tại thời điểm xử lý thấp hơn giá trị khoản vay.

-

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm thông qua khởi kiện, thi hành án: Với thủ
tục khởi kiện bên bảo đảm ra Tòa án để yêu cầu giải quyết việc trả nợ thường
phải mất thời gian tương đối dài, dù thời hạn luật định tối đa cũng chỉ 06 tháng
và phát sinh nhiều chi phí, do vậy, các ngân hàng thường rất ít sử dụng phương
thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra Tòa án. Đó là chưa kể đến,
khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật rồi, việc xử lý tài sản
của người phải thi hành án cũng không được mấy thuận lợi.
Các ngân hàng với tư cách là bên cho vay, chủ động áp dụng biện pháp bảo


đảm tiền vay cũng như xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng vay để thu hồi nợ nên
yếu tố chủ quan của ngân hàng thường mang tính quyết định và có ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả của hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, các nguyên nhân thuộc

10


về ngân hàng được xem là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc xác lập các giao dịch bảo
đảm cũng như xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng. Mà trong đó có thể kể đến
nguyên nhân chủ quan sau, mà nhiều ngân hàng hiện nay không có sự quản lý chặt
chẽ về quy định chính sách bảo đảm, cũng như công cụ quản lý thông qua hệ thống
quy định, quy trình bài bản, hợp đồng, biểu mẫu rõ ràng, không chú trọng đào tạo, tập
huấn cho cán bộ tín dụng, dẫn tới khi nhận tài sản đảm bảo không thẩm định được
nguồn gốc kỹ lưỡng về vấn đề sở hữu.
Phương án giải quyết: Mảnh đất mà gia đình ông bà XT sử dụng làm tài sản
thế chấp, có thể giá trị thực của nó là rất lớn. Do đó, gia đình ông bà XT có thể thỏa
thuận với ngân hàng về việc xử lý mảnh đất đó, bằng cách xin được phép bán mảnh
đất đó để thanh toán nợ. Giữa gia đình ông bà, người mua đất và phía ngân hàng phải
cùng thỏa thuận, đưa ra một phương án phù hợp nhất. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của
các tổ chức tín dụng khi xử lý tài sản bảo đảm cũng chỉ mong thu hồi được khoản nợ
đã cho vay. Nếu ông bà XT có thể bán mảnh đất này với số tiền lớn thì có thể dùng để
trả nợ cho ngân hàng và cũng giảm bớt gánh nặng kinh tế khi mỗi năm phải chi trả
một số tiền rất lớn, tránh trường hợp mảnh đất bị định giá thấp hơn sau quá trình thẩm
định.

11




×