Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Thuyết trình môn pháp luật kinh tế điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.7 KB, 21 trang )

PHÁP LUẬT KINH TẾ
Đề tài số 1
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Nhóm lớp CH25G


Giáo viên: TS. Nguyễn Hợp Toàn
Thành viên nhóm:


Võ Thị Lan Anh



Bùi Tuấn Linh



Phạm Phương Mai



Lê Anh Tú



Đặng Thị Thu Hà




Ngô Thái Hà



Dương Đình Dự



Trần Minh Đức



Đào Thị Thu Giang



Trần Thị Vân Khánh



Trần Văn Hướng



Nguyễn Hồng Quân



Nguyễn Thị Hồng Thanh




Nguyễn Phương Thảo



Trần Thị Thùy Linh



Vi Thị Yến Hoa


Đề tài thảo luận
Tháng 1-2018


Công ty cổ phần M có trụ sở chính tại quận Ba Đình thành
phố Hà Nội.



Công ty TNHH thương mại P có trụ sở chính tại quận Hồng
Bàng thành phố Hải Phòng.



Ông Trần Văn Tân đăng ký thường trú tại quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội

Thỏa thuận góp tổng số 38 tỷ đồng để thành lập một doanh
nghiệp mới, đặt trụ sở chính tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội và một chi nhánh đặt tại thành phố Hưng Yên tỉnh
Hưng Yên.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp này là sản xuất vật
liệu xây dựng và kinh doanh bất động sản. Điều lệ doanh
nghiệp quy định có 2 người đại diện theo pháp luật.






Câu hỏi thảo luận
1. Doanh nghiệp được thành lập có thể là những loại hình doanh nghiệp
nào? Điều lệ doanh nghiệp có thể quy định như vậy về người đại diện theo
pháp luật hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
 2. Phân tích những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động của một
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc phân tích có liên
hệ với tình huống cụ thể này.
 3. Doanh nghiệp mới thành lập (tương ứng với mỗi loại hình cụ thể) phải
thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động của chi nhánh với
Hồ sơ và các thủ tục cụ thể tại đâu? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của
mình.
 4. Nêu những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. Việc phân tích có liên hệ với tình huống cụ thể này.
 5. Hãy nêu những quy định cơ bản của Luật Doanh nghiệp 2014 về đặc
điểm, chế độ thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp mới
được thành lập (tương ứng với mỗi loại hình cụ thể).




1. Doanh nghiệp được thành lập có thể là
những loại hình doanh nghiệp nào? Điều lệ
doanh nghiệp có thể quy định như vậy về
người đại diện theo pháp luật hay không?
Tình huống về thành viên gồm: 02 tổ chức (công ty cổ phần M, công ty TNHH thương
mại P) và 01 cá nhân (ông Trần Văn Tân).
Căn cứ điều 47, khoản 1a của Luật 68/2014/QH13 quy định về thành viên của
doanh nghiệp
Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a)

Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

Doanh nghiệp được thành lập có thể là:


Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên



Công ty cổ phần


Căn cứ Điều 13, khoản 1 và 2 của Luật 68/2014/QH13 quy
định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh

nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,
đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều
người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức
danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.

Điều lệ doanh nghiệp có thể quy định như vậy về
người đại diện theo pháp luật.


2. Phân tích những điều kiện cơ bản để thành
lập và hoạt động của một doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật hiện hành

CÁC
ĐIỀU
KIỆN CƠ
BẢN ĐỂ
THÀNH
LẬP
DOANH
NGHIỆP

Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Điều kiện về vốn
Điều kiện về tên công ty

Điều kiện về trụ sở công ty


Điều kiện về chủ thể doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1, 2 điều 18 Luật doanh nghiệp
 2014  thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ một số trường hợp)
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều này cũng quy định tổ chức, cá
nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh theo quy định của Luật này (trừ một số trường hợp)
Nếu Công ty cổ phần M, Công ty TNHH thương mại P và ông
Trần Văn Tân không rơi vào các trường hợp bị loại trừ thì có
thể góp vốn để thành lập công ty


Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh
doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối
với việc đăng ký kinh doanh, đó là: (i) các ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện, (ii) các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, và (iii) các
ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Trong tình huống này, ngành nghề kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện vì vậy doanh nghiệp mới thành lập phải đáp ứng thêm quy định
về chứng chỉ hành nghề ( Điều 62 và 63 Luật KDBDS 2014 )
- Những tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có ít nhất
mộtngười có chứng chỉ về môi giới bất động sản.
- Những tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản phải có ít nhất
hai người có chứng chỉ định giá bất động sản.
- Trong trường hợp công ty bạn kinh doanh sàn giao dịch bất động sản phải có ít

nhất haingười có chứng chỉ môi giới bất động sản, nếu có dịch vụ định giá bất
động sản thì có ít nhất hai người có chứng chỉ định giá bất động sản.


Điều kiện về vốn
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan
trọng nhất, là công cụ để chủ doanh nghiệp triển khai các
hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tài sản
góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu
trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.
Trong tình huống này, 3 chủ thể dự định thành lập công ty sản
xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh bất động sản thì ngành
nghề kinh doah bất động sản có quy định số vốn tối thiểu là
20 tỷ đồng (NĐ 766/2015/ND-CP hướng dẫn luật kinh doanh
bất động sản 2014). Với số vốn đăng ký là 38 tỷ của công ty
là đã đủ đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định và có thể thành
lập công ty.


Điều kiện về tên công ty
Điều 38, 39 40, 41, 42 Bộ luật doanh nghiệp
quy định chi tiết về việt đặt tên doanh nghiệp
để đảm bảo pháp luật sở hữu trí tuệ
Như vậy, doanh nghiêp mới thành lập trong
tình huống này có tên là Công ty Trách nhiệm
hữu hạn ( Công ty TNHH ) ..... hoặc Công ty
Cổ phần ( Công ty CP )..........



Điều kiện về trụ sở công ty
Căn cứ Điều 35 Luật Công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty;
phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên
phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax
và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có
xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp
kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Công ty cần có địa chỉ xác định, rõ ràng, không được
đặt địa chỉ công ty để thực hiện chức năng kinh
doanh tại chung cư chỉ có chức năng để ở.


Điều kiện cơ bản để doanh nghiệp đi vào
hoạt động
Với doanh TNHH hoặc doanh nghiệp CP có ngành nghề kinh doanh bất động
sản như trong tình huống, sau khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp cần hoàn
thực hiện các thủ tục sau để đi vào hoạt động:
 Treo biển tại trụ sở công ty
 Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
 Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng
với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử .
 Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
 In và đặt in hóa đơn
 Kê khai và nộp thuế môn bài. Lưu ý mức thuể môn bài năm 2017 là 2.000.000
đồng với công ty có mức vốn dưới 10 tỷ và 3.000.000 đồng với công ty có mức
vốn từ 10 tỷ trở lên.
 Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh

doanh.
 Chuẩn bị chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản nếu kinh doanh ngành nghề
môi giới bất động sản hoặc sàn giao dịch bất động sản
 


3. Doanh nghiệp mới thành lập phải thực hiện việc
đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động của chi
nhánh với Hồ sơ và các thủ tục cụ thể ở đâu?
Doanh nghiệp mới thành lập có thể đăng ký bằng hồ sơ giấy tại Phòng Đăng ký
kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký qua mạng điện tử tại
trang web />
Như vậy đối với tình huống này, doanh nghiệp này có thể đăng kí
doanh nghiệp bằng hồ sơ giấy tại phòng đăng kí kinh doanh của quận
Bắc Từ Liêm, Hà Nội hoặc đăng ký qua mạng điện tử
Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 14/9/2015:
Điều 10. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân
hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
Trích Luật doanh nghiệp 2014
Chương IV. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ HOẠT
ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH


4. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định công ty đặt trụ sở chính tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội nên sẽ tiến
hành làm hồ sơ và gửi lên Bộ phận “Một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội. Hồ sơ bao gồm:


Công ty TNHH

Công ty Cổ phần

Giấy đề nghị Đăng ký doanh
nghiệp theo mẫu Phụ lục I-4
Thông tư số 20/2015/TTBKHĐT ngày 01/12/2015 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Giấy đề nghị Đăng ký doanh
nghiệp theo mẫu Phụ lục I-3,
Thông tư số 20/2015/TTBKHĐT ngày 01/12/2015 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Điều lệ Công ty;

Điều lệ Công ty;

Danh sách cổ đông sáng lập
theo mẫu theo mẫu tại Phụ lục
I-7, Thông tư số 20/2015/TTBKHĐT ngày 01/12/2015 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bản sao hợp lệ một số giấy tờ
khác

Danh sách thành viên theo mẫu
Phụ lục I-6, Thông tư số
20/2015/TT-BKHĐT
ngày
01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư
Bản sao hợp lệ một số giấy tờ
khác


 Sau khi nộp đủ hồ sơ và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định công ty sẽ
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH hai thành viên hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có một chi nhánh tại Hưng Yên, doanh nghiệp cần
tiến hành làm thủ tục “Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
trong nước (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ
phần, công ty hợp danh)”
 Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Đối với cả 2 loại hình doanh nghiệp Phí, lệ phí là 200.000 VNĐ được quy định tại:
Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09/8/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 176/2012/TTBTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ
kinh doanh;

Đối với việc đăng kí ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện Phí, lệ phí: 100.000
đồng, nộp tại thời điểm đăng ký nếu đăng ký trực tiếp (Thông tư số 215/2016/TT-BTC).
Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư số 215/2016/TT-BTC)


5. Những quy định cơ bản của Luật Doanh nghiệp
2014 về đặc điểm, chế độ thành lập và cơ cấu tổ
chức quản lý của doanh nghiệp mới được thành lập
Công ty cổ phần (Điều 110)
Đặc điểm của công ty cổ phần:
Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần. Mỗi

cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản (chứng chỉ do công ty phát hành), bút toán ghi
sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi
là cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh
mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc
mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
Thành viên của công ty. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là
03 và không hạn chế số lượng tối đa. Dẫn đến phạm vi đối tượng được tham gia là rất
rộng, nhưng việc điều hành và quản lý rất phức tạp do số lượng cổ đông không hạn chế.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu).
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.


Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên
Về vốn của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc
không bằng nhau. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên  chịu trách nhiệm
bằng tài sản của công ty; các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.
Thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành
viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần
để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp
2005), là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở
hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.


Chế độ thành lập doanh nghiệp
Điều 55, Luật doanh nghiệp 2014


Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có:



Hội đồng thành viên,



Chủ tịch Hội đồng thành viên,



Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.



Ban kiểm soát (Bắt buộc nếu công ty có hơn 11 thành viên)

Nếu công ty có dưới 11 thành viên thì có thể thành lập Ban kiểm soát hoặc không
thành lập Ban kiểm soát, phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.



Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai
mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:



Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở
hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;



Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường
hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có
Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện
chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công
ty.


Những
điểm mới
của Luật
Doanh
nghiệp
2014 liên
quan đến
chế độ
thành lập
và cơ cấu
tổ chức

quản lý
của
doanh
nghiệp
mới
thành lập

o

Cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể có một
hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật;

o

Cho phép công ty cổ phần có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức,
quản lý (có Ban kiểm soát hoặc không có Ban kiểm soát);

o

Cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần v.v.

o

Bãi bỏ việc gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp

o

Luật DN năm 2014 áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần
vốn góp khi thành lập doanh nghiệp.


o

Tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với thủ tục về đầu tư dự án
theo Luật Đầu tư cùng với Luật Đầu tư 2014;

o

Luật DN sửa đổi 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi
quy định giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành
nghề kinh doanh…

o

Luật DN sửa đổi 2014 đã có áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán
đủ phần vốn góp khi thành lập công ty;

o

Mô hình quản trị công ty cổ phần


Cảm ơn thầy giáo
và các bạn đã lắng nghe!

Nhóm lớp CH25G




×