Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận môn kinh tế quốc tế cơ hội và thách thức trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế việt nam liên minh châu âu EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.26 KB, 22 trang )

1


VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM
Đề tài:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIỆT NAM – LIÊN
MINH CHÂU ÂU EU

Lớp
Khóa

: Cao học Kinh tế quốc tế
: CH25

GV hướng dẫn
Nhóm thực hiện

: TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng
: Lê Thị Hồng Hạnh- CH 250233
Ngô Thái Hà – CH250232
Nguyễn Thanh Thủy – CH250244

Hà Nội, Tháng 11/2017

2


MỤC LỤC



3


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG EU VÀ QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM - EU

1.1. Đặc điểm của thị trường EU
Tổ chức tiền thân của EU ngày nay là Hiệp ước thành lập cộng đồng than thép
Châu Âu đã được ký kết ngày 18/4/1951. Ban đầu liên minh Châu Âu gồm 15 quốc
gia độc lập về chính trị. Năm 2004 Liên minh Châu Âu đã trở thành khu vực kinh tế
lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ với 26 thành viên tính đến năm 2016. Với thị trường trên
455 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới khoảng 10 nghìn tỷ Euro.
Hàng năm EU chiếm 20% thị phần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Theo số liệu thống kê của IMF, khối kinh tế này thu hút trên 53% hàng nhập
khẩu của thế giới trong đó 72,5% là hàng nơng sản xuất khẩu của các nước đang
phát triển.
Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 26 nước thành viên mà ở đó
hàng hố, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như
khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung gắn với chính sách
thương mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thơng hàng hố,
dịch vụ trong nội khối.

1.1.1. Tập quán tiêu dùng và kênh phân phối:
 Tập quán tiêu dùng

EU gồm 26 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có
thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, là cơ
hội cho các đối tác bán hàng vào thị trường này. Tuy có những khác biệt nhất định
về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong EU nhưng

các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm
tương đồng về kinh tế và văn hố. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành
viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có đặc điểm chung về sở
thích, thói quen tiêu dùng. Hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm
bảo đầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao. Người tiêu dùng
Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhẫn hiệu nổi
tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sảm
phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng
sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng.
4


Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU là một đặc điểm nổi bật trên thị
trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường
các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU tiến hành
kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành
viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ
chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn
điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán
được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU,
các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm
được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an tồn ngang với tiêu
chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng EU tích cục tham gia chống nạn
hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền,
ngồi ra EU cịn đưa ra các chỉ thị kiểm sốt từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng
và an tồn đối với người tiêu dùng.
 Kênh phân phối:

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là
theo tập đồn và khơng theo tập đồn.

Kênh phân phối theo tập đồn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu
của tập đồn chỉ cung cấp hàng hố cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đồn
mà khơng cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống khác.
Kênh phân phối khơng theo tập đồn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập
khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập
đồn mình cịn cung cấp hàng hố cho hệ thống bán lẻ của tập đồn khác và các
cơng ty bán lẻ độc lập.

1.1.2. Chính sách thương mại chung của EU
 Chính sách thương mại nội khối

Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị
trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia,
biên giới hải quan để tự do lưu thơng hàng hố, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều
hồ các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên
-

Tự do lưu thông hàng hố: Các quốc gia EU nhất trí xố bỏ mọi loại thuế quan đánh
vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong

5


-

thương mại nội khối. Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng, xoá
bỏ các rào cản về thuế giữa các thành viên.
Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên minh: tự do đi lại về mặt địa lý, tự do
di chuyển vì nghề nghiệp, nhất thể hố về xã hội, tự do cư trú
Tự do lưu chuyển dịch vụ: Tự do cung cấp dịch vụ, tự do hưởng các dịch vụ, tự do

chuyển tiền bằng điện tín, cơng nhận lẫn nhau các văn bằng
Tự do lưu chuyển vốn: Thương mại hàng hố dịch vụ sẽ khơng thể duy trì được nếu
vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một
cách có hiệu quả kinh tế nhất.
Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên sự tự
do như ở trong quốc gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìm
hiểu các đối tác mới của EU thơng qua các đối tác truyền thống, ít phải điều tra
ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Ngồi ra nếu có được
quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào
thị trường mới dẽ dàng hơn.
 Chính sách ngoại thương:

Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt đối
xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh cơng bằng. Các biện pháp được áp dụng
phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật,
chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

1.1.3. Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của thị trường EU
Liên minh EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc là 3 nền kinh tế có kim ngạch XNK
lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Eurostat Statistics Explained, năm 2016 tổng kim
ngạch XNK của EU đạt 3455 tỷ EUR (không bao gồm kim ngạch nội khối EU), cao
hơn Trung Quốc 109 tỷ EUR, và 125 tỷ EUR so với Hoa Kỳ.

6


Nguồn: ec.europa.eu/eurostat
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của EU chiếm 15.6% toàn cầu, đứng thứ 2 sau
Trung Quốc (17%) theo thống kê năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của
EU chiếm 14.8% toàn cầu đứng thứ 2 sau thị trường Hoa Kỳ (17.6%) năm 2016.


Nguồn: ec.europa.eu/eurostat
Tổng kim ngạch XNK ngoại khối của EU so với thị trường thế giới năm 2016
là 3453 tỷ EUR, cả kim ngạch XK và NK đều thấp hơn năm 2015 tuy không đáng
kể (giảm khoảng 44 tỷ EUR kim ngạch XK & 22 tỷ kim ngạch NK). Song tổng
quan thị trường EU vẫn có thặng dư thương mại tích cực trong giai đoạn 20152016.
Cán cân thương mại thị trường EU giai đoạn 2006 – 2016

7


Nguồn: ec.europa.eu/eurostat

1.2.

Quan hệ thương mại Việt Nam - EU

EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với
kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết
các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Hiện EU là
đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Trong giai đoạn 2000 - 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ
mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD
năm 2011). EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam
nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện
vận tải.

8



Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Eur, Kg
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

VN Giá trị
XK
sang Khối
EU lượng

9,625,126,460 12,993,018,859 18,621,828,220 21,253,393,106 22,171,272,549
2,827,205,000

3,020,535,000

3,084,139,000

3,062,751,000


3,749,532,000

VN Giá trị
NK
từ Khối
EU lượng

4,682,710,578

5,192,828,988

5,368,793,168

5,778,444,459

6,179,783,474

2,133,525,000

2,138,090,000

1,971,297,000

2,154,170,000

2,656,438,000

Nguồn: Cơ sở Dữ liệu Hỗ trợ Xuất khẩu của EU - Export Helpdesk
Với quy mô dân số 510 triệu người tiêu dùng, 25 nước thành viên, EU đang là
khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của của Việt Nam, với kim ngạch 2 chiều

vượt 41 tỷ USD trong năm 2015. Thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam - EU
đã phát triển nhanh chóng và Việt Nam ln ở vị trí xuất siêu sang thị trường này.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2016 Việt Nam xuất khẩu sang EU trên 34
tỷ USD (tăng 12 lần so với giá trị xuất khẩu sang EU năm 2000), nhập khẩu 11 tỷ
USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2017, EU trở thành một trong những thị trường xuất
khẩu lớn nhất, chỉ đứng sau Hoa Kỳ với giá trị đạt 24,7 tỷ USD, tăng 12,7%so với
cùng kỳ năm trước (Hoa Kỳ đạt 27,2 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước);
tiếp đó là Trung Quốc đạt 18,3 tỷ USD, tăng 41,8%; ASEAN đạt 14,1 tỷ USD, tăng
26,6%...
Việt Nam hiện đang tập trung xuất khẩu vào một số thị trường trọng tâm như
Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy. Đây là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại EU, cả
về xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm khoảng 68% tổng thương mại với các nước EU.
Trong quý I/2017, EU là thị trường XK lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

9


Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong quý I năm 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ta có thể thấy được quan hệ thương mại Việt nam - EU đang có tiềm năng lớn.
Đặc biệt, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đã tăng gần 11 lần, từ mức 4,1 tỷ
USD năm 2000 lên trên 45 tỷ USD năm 2016.
Riêng 5 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam
sang EU đạt 19,6 tỷ USD, tăng trên 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất
khẩu từ Việt Nam là 14,8 tỷ USD, tăng 11,7% và nhập khẩu vào Việt Nam đạt trên
4,8 tỷ USD, tăng 20,6%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn là các
sản phẩm truyền thống có thế mạnh như: hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê,

hải sản, máy vi tính... Khơng chỉ vậy, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mới
bắt đầu được xuất khẩu từ năm 2011, nhưng đến năm 2016 đã đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 10,9 tỷ USD. Các nhóm mặt hàng này chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Lợi thế của Việt Nam là cơ cấu mặt
hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU là hàng hóa bổ sung, khơng mang
tính cạnh tranh với hàng trong nội khối EU. Đồng thời khi hợp tác thương mại với
EU, các đối tác chỉ cần đàm với Cộng đồng chung EU là có thể kết nối hàng hóa tới

10


toàn bộ 26 quốc gia thành viên của EU mà không cần đàm phán riêng lẻ với bất kỳ
quốc gia nào.
Tuy nhiên quan hệ thương mại Việt Nam - EU mới chỉ tập trung vào các
nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy. Đây là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại
EU, cả về xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm khoảng 68% tổng thương mại với các
nước EU. Điều này cho thấy xuất khẩu Việt Nam chưa tập trung vào nhóm các thị
trường cịn lại của EU và tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường
này còn rất lớn, đặc biệt khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
có hiệu lực.

11


CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI KÍ KẾT
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI EU (EVFTA)

2.1. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA)
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ chính thức
có hiệu lực từ năm 2018. Đây là hiệp định FTA thứ hai tại ASEAN của Liên minh

châu Âu và cũng là FTA đầu tiên của Việt Nam đối với các quốc gia thuộc EU.
Việt Nam và EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào
ngày 26 tháng 6 năm 2012. Sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và
nhiều phiên giữa kỳ ở cấp Bộ trưởng, cấp Trưởng đồn và các nhóm kỹ thuật,ngày 4
tháng 8 năm 2015, Việt Nam và EU đã công bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định
Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (Hiệp định EVFTA).
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả
Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa, Quy
tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn
thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT), Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh
nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý),
Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý.
Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA cũng đã đặt ra quy định về vấn đề mua sắm
công, với những cam kết bắt buộc các bên tham gia phải thực thi. Mua sắm công, tất
cả các loại mua sắm công hoặc do cơ quan Nhà nước mua sắm đều phải thơng qua
đấu thầu cơng khai. Ví dụ, khi nhà nước muốn mua trang thiết bị y tế thì phải tổ
chức đấu thầu công khai và các doanh nghiệp của EU được quyền tham gia đấu thầu
mà không bị giới hạn hơn so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, các yêu cầu cơ
chếgiải quyết tranh chấp và khiếu kiện sẽ rất nghiêm ngặt. Trong tất cả các vịng
đàm phán, phía EU đòi hỏi khá cao về mở cửa thị trường phi hàng hóa, đặc biệt thị
trường thương mại dịch vụ, thị trường mua sắm Chính phủ, trong khi lợi ích của
Việt Nam trong Hiệp định này lại chủ yếu nằm ở khía cạnh thương mại hàng hóa.
Nếu như, các Hiệp định FTA Việt Nam ký với ASEAN có cam kết cắt giảm 90%
dịng thuế trong lộ trình 10 năm, thì với Hiệp định EVFTA tiêu chuẩn tối thiểu 90/7
tức là loại bỏ 90% dòng thuế trong vòng 7 năm và hai bên sẵn sàng đẩy nhanh tiến
độ hơn mức cam kết này. EU cũng tuyên bố sẵn sàng mở cửa thị trường của mình
nhanh hơn để tạo điều kiện tốt cho Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.
12



Các lĩnh vực cụ thể
 Thương mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa
bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn
lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong
hạn ngạch là 0%.
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:
-

-

-

Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hồn
tồn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một
lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo
chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn
toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm
từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và khơng áp dụng hạn
ngạch thuế quan.
Tồn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách,

vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế
quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính
là:

-

-

Ơ tơ, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm;
riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu
là 7 năm;
Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập
khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ
trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng,
trong đó có dầu thơ và than đá.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng
thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương
13


mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu,
nhập khẩu của các doanh nghiệp.
 Thương mại dịch vụ và đầu tư

Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một
môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên.
Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn
trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong

những Hiệp định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số
dịch vụ chun mơn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ
phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư,
đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
 Mua sắm của Chính phủ

Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của
Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập
cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để
thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các
nghĩa vụ này.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói
thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.
 Sở hữu trí tuệ

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết
liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí
tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn
địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo
điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định
thương hiệu của mình tại thị trường EU.
 Các nội dung khác

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh
nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể
chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ
14



pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và
đầu tư giữa hai Bên.

2.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi kí kết Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam-EU (EVFTA)
Với việc Việt Nam tích cực tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định FTA đã
mở ra nhiều cơ hội cho cho nền kinh tế nước nhà. Đàm phán Hiệp định Thương mại
Việt Nam – EU, là một trong những đàm phán thương mại tự do quan trọng nhất
của Việt Nam hiện nay, đang đi vào những giai đoạn cuối cùng. Với tính chất là một
FTA thế hệ mới, có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu, khi đi vào thực hiện,
EVFTA dự kiến sẽ mang lại những tác động quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh thương mại giữa Việt Nam và EU. Tuy nhiên đi liền với đó là các lợi ích suy
đốn từ một hiệp định sẽ không đương nhiên trở thành hiện thực, cũng như vậy, các
quyền và nghĩa vụ theo các cam kết không tự nhiên phát huy tác dụng. Cần những
nỗ lực lớn để thực thi các cam kết, hiện thực hóa các lợi ích và xử lý thách thức liên
quan. Như vậy nước ta đang đứng trước không ít thách thức địi hỏi nền kinh tế phải
có nỗ lực vượt bậc để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

2.2.1. Cơ hội từ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
 Về xuất khẩu, hiệp định này sẽ xóa bỏ gần như tồn bộ thuế quan trong thương mại

hàng hóa giữa hai nền kinh tế, lên tới trên 99% thuế quan theo EVFTA. Với rất ít số
dòng thuế còn lại, hai bên dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế
quan một phần thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về
giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường EU. Nhờ đó sẽ mở rộng thị trường
cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng có thế mạnh của hai bên như:
dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ơ tơ xe
máy, một số loại nông sản của EU… Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi

Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng
thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm
kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số
dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng
0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế
quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

15


Thuế xuất khẩu một số mặt hàng sang EU khi FTA có hiệu lực
FTA

MFN

GSP

Dệt may

0% sau 7 năm

0-12%

0-8,5%

Giày dép

0% sau 7 năm

3-17%


0-13,5%

Thủy sản

0% sau 7 năm

0-26%

0-22,5%

Cà phê chế biến

0% sau 7 năm

0-12,5%

-

-

-

0% nhưng bị áp
hạn ngạch

Gạo

- Gạo hương:
30.000 tấn

- Gạo xay xát:
25.000 tấn
Gạo
30.000 tấn

Tỏi

sữa:

0% nhưng bị áp
10,4%
hạn ngạch

-

Đường
16%
+ 50,7 12,5% + 50,7
- Đường fructoza tinh khiết
0% nhưng bị áp
EUR/100 kg
EUR/100 kg
về mặt hóa học
hạn ngạch
12,8%
- Đường mantoza tinh
khiết về mặt hóa học
Nguồn: EU/Bộ Cơng Thương
FTA: thuế sau khi FTA có hiệu
MFN: thuế tối huệ quốc

GSP: thuế ưu đãi phổ cập
 Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa,
-

nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU.
Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị,
cơng nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện
chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt
Nam sẽ tăng lên, tạo sự cạnh tranh trong thị trường nội địa. Điều này có lợi cho
16


người tiêu dùng Việt Nam khi được sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt với giá
cả cạnh tranh.
 Về Đầu tư: Môi trường đầu tư mở hơn và thuận lợi hơn, triển vọng xuất khẩu hấp

dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn. Trong lĩnh vực đầu
tư, các cam kết nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thơng
thống hơn trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng
cao của EU và cả các đối tác khác vào Việt Nam. Không chỉ đầu tư của EU vào các
lĩnh sản xuất hàng công nghệ cao tăng lên, EVFTA cũng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI
của EU vào những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, mà nền kinh tế Việt Nam đang
rất cần, như: dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, năng lượng, viễn thông, cảng
biển và vận tải biển nhờ giảm bớt các điều kiện đối với các nhà cung cấp dịch vụ
của EU. Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, nước ta có cơ hội trở
thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU
trong khu vực. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam. Tự do hóa thương mại
sẽ giúp tăng nguồn thu nhập quốc gia (nguồn thu từ hàng hóa nhập khẩu lớn hơn
nguồn chi từ sự giảm thuế), cán cân thương mại được cân bằng (tăng trưởng đương

500 triệu USD hàng năm do xuất khẩu tăng, thấp nhất là 4% so với dương 3,1%
nhập khẩu), và từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP một cách đáng kể (2,7% năm).
 Về tiêu chuẩn lao động: trong số 8 FTA mà Việt Nam đã tham gia, thì đây là FTA

đầu tiên có các điều khoản về lao động và cơng đồn. EVFTA ký kết sẽ mở ra một
giai đoạn mới trong việc thúc đẩy, nâng cao các tiêu chuẩn lao động ở Việt Nam
phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Người lao động sẽ tăng cơ hội việc làm và
tiền lương do thu hút đầu tư nước ngồi lớn và xuất khẩu hàng hóa tăng.
 Cơ hội tiếp cận công nghệ: Hợp tác về khoa học kỹ thuật chủ yếu là về tiêu chuẩn

kỹ thuật và kiểm sốt chất lượng, chuyển giao bí quyết cơng nghệ, phổ biến thơng
tin chun mơn. Trong đó bên phía EU sẽ hỗ trợ nhiều hơn về công nghệ kỹ thuật
cho Việt Nam. Các nước thanh vieen EU sở hữu những công nghệ kỹ thuật cao hiện
đại của thế giới, chính nhờ thế mà các doanh Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận các
công nghệ sản xuất quy mô lớn, chất lượng cao tiên tiến từ các nước EU.
 Cơ sở hạ tầng: Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao và hội nhập phát triển trong

quan hệ thương mại với EU. Việt Nam cần đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, để có thể
đáp ứng yêu cầu về sản xuất chế biến, hệ thống giao thông, cảng biển...đều phải đáp
ứng được nhu cầu trung chuyển hàng hóa cũng như các yêu cầu khác.

17


 Về Môi trường kinh doanh: Với việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các

vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, mơi trường kinh doanh và
chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh
bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, nhiều các công ty của EU chọn Việt Nam, coi đây là địa điểm đầu tư

tốt. Các công ty của Việt Nam thường thiếu bí quyết, cơng nghệ và vốn - những yếu
tố rất sẵn có ở các cơng ty của EU với tiềm lực quốc tế lớn mạnh. Mặt khác, chi phí
lao động của EU khá cao nên khơng cạnh tranh được trên trường quốc tế. Trong khi
đó, cơ cấu chi phí của các cơng ty Việt Nam khá hấp dẫn, các lợi thế của Việt Nam
khá đa dạng, chất lượng lao động cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn
so với những nước khác trong khu vực. Do vậy, hợp tác giữa EU và Việt Nam là
một quan hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các công ty của Việt Nam tiếp cận tri thức,
phương thức sản xuất hiện đại của phương Tây và tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường.

2.2.2. Thách thức từ hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA)
Với EVFTA, cơ hội mở ra rất lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ
gặp phải khơng ít thách thức. Được thống nhất là một FTA thế hệ mới, EVFTA chắc
chắn sẽ có mức độ cam kết mở cửa sâu, và với diện các vấn đề được điều chỉnh đa
dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực cả thương mại và phi thương mại, cả truyền thống
lẫn hiện đại. Việc thực thi các cam kết của EVFTA tại Việt Nam, vì vậy, sẽ trải rộng
trên nhiều khía cạnh, liên quan tới nhiều lĩnh vực, đòi hỏi các biện pháp khác nhau,
với số lượng các chủ thể liên quan lớn.
Trong bối cảnh đó, việc thiết lập và duy trì một (các) thiết chế nhằm bảo đảm
thực thi đồng bộ và hiệu quả các cam kết tương lai trong EVFTA đứng trước những
thách thức lớn, trong đó đặc biệt là:
 Thách thức trong thiết lập và vận hành hiệu quả các thiết chế theo yêu cầu

“cứng” của EVFTA: Trong các FTA giữa EU và đối tác ký thời gian gần đây, có
thể thấy có một số thiết chế phải thiết lập trên thực tế đã được quy định cứng (về
mơ hình, chức năng, lộ trình..) ngay trong nội dung cam kết FTA mà EU cũng như
các đối tác liên quan bắt buộc phải triển khai trong quá trình thực thi cam kết. Các
thiết chế này có thể là thiết chế chung (do hai Bên thống nhất thành lập và thực
hiện), cũng có thể là thiết chế riêng mà mỗi Bên tự triển khai theo u cầu/mơ hình
như trong cam kết.


18


Việc hình thành những tổ chức/thiết chế này, đặc biệt là những thiết chế riêng
do mỗi Bên tự tổ chức, đòi hỏi những thay đổi, bổ sung về bộ máy, cơ chế vận hành,
năng lực của cán bộ phụ trách…Trong điều kiện cụ thể về nhân lực, vật lực của Việt
Nam, những yêu cầu này không dễ dàng thực hiện.
 Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng: Thơng thường hàng hóa

muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được
một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc
Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi
nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu
từ Trung Quốc hoặc ASEAN.
 Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng: Tiêu chuẩn do EU áp đặt nằm

trong số các tiêu chuẩn khắt khe và khó đạt được nhất với chi phí cao nhất trên thế
giới. Các quy định nghiêm ngặt về môi trường và phúc lợi động vật (SPS) luôn là
thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng.
Với một số ngành là thế mạnh xuất khẩu của mình, EU sẽ địi hỏi cắt giảm các hàng
rào phi thuế quan, trước hết là loại bỏ các hình thức trợ giá từ phía Chính phủ Việt
Nam. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các điều khoản quy định về vệ
sinh, mơi trường, lao động và quy trình công nghệ. Điều này sẽ khiến cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu do năng lực kỹ thuật và
tài chính hạn chế, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để bán ra trên thị trường. Trong
khi đó, các doanh nghiệp EU lại rất có kinh nghiệm, có uy tín và lợi thế cả về cơng
nghệ lẫn quản lý, lại có thể thành lập được các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu
hoặc tự thành lập ngành cơng nghiệp phụ trợ của riêng mình, thì bối cảnh này khiến
nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, cho dù chỉ sản xuất cho thị trường

nội địa, cũng sẽ đối mặt với nguy cơ buộc phải thu hẹp sản xuất, hoặc phá sản.
Trên thực tế, do những hạn chế về cả về năng lực và nguồn lực, Việt Nam
hầu như chưa ban hành được thêm các hàng rào TBT, SPS nào, trong khi đó việc
thực thi tại biên giới nhằm kiểm sốt hàng hóa nhập khẩu với các hàng rào TBT,
SPS tối thiểu đã có hầu như khơng hiệu quả. Hàng hóa bn lậu, có chât lượng kém
vẫn nhập khẩu tràn lan, cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa nội địa cũng như
gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất, tiêu dùng trong nước.Vì vậy, dù có được hưởng
lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hồn thiện rất nhiều về chất
lượng để có thể vượt qua được các rào cản này.
 Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Thơng thường khi rào cản thuế

quan khơng cịn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trường nhập
khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ
19


cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, và sử dụng các cơng cụ phịng vệ
thương mại, chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì thế, EVFTA có thể đặt ra cho
Việt Nam những yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn đề bán phá giá, trợ cấp và sử dụng
các cơng cụ phịng vệ thương mại.Theo quy định của WTO, để thực hiện được
quyền yêu cầu sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá,
chống trợ cấp, tự vệ) vốn rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ các ngành sản xuất nội
địa trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc tăng trưởng thương mại đột
biến gây thiệt hại, các ngành sản xuất nội địa phải có thơng tin về diễn tiến nhập
khẩu, khối lượng/số lượng, kim ngạch nhập khẩu, giá nhập khẩu… của hàng hóa
liên quan. Trong khi đó, ở Việt Nam, những thơng tin này lại là thơng tin mà chỉ cơ
quan hải quan có và khơng cho phép công chúng tiếp cận. Hệ quả là sau 8 năm gia
nhập WTO, sau 10 năm kể từ ngày quyền sử dụng các cơng cụ phịng vệ thương
mại được ghi nhận trong pháp luật nội địa, ở Việt Nam mới chỉ có 03 vụ điều tra
phịng vệ thương mại.

 Sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU: Mở cửa thị trường Việt Nam

cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải
cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa. Trên thực tế, đây là một thách
thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt
Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng
các FTA. Tuy nhiên, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với
những nhóm sản phẩm nhạy cảm, do đó EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để
các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình.
 Thách thức trong thiết lập cơ chế bảo đảm thực hiện đồng bộ các nghĩa vụ cụ

thể theo cam kết: Một phần lớn các cam kết (cả về tiếp cận thị trường và về quy
tắc) trong các FTA thế hệ mới như EVFTA đòi hỏi việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung
pháp luật nội địa trong những lĩnh vực liên quan cho phù hợp.Thơng thường thì các
Bên của FTA được chủ động lựa chọn cách thức thích hợp để triển khai các hoạt
động này mà khơng có bất kỳ ràng buộc nào về mặt thiết chế. Mặc dù vậy, kinh
nghiệm từ thực thi WTO của Việt Nam thời gian qua cho thấy, để đảm bảo việc
triển khai thực thi các nghĩa vụ theo cam kết một cách đồng bộ (thống nhất về cách
hiểu giữa các Bộ ngành, địa phương) và có hiệu quả (tránh trường hợp thực thi “bề
mặt” – chỉ sửa đổi cho phù hợp với cam kết về hình thức trong khi khơng sửa đổi
các quy định có liên quan, khiến cam kết khơng có ý nghĩa thực tiễn hoặc khơng thể
triển khai hiệu quả).

20


Do đó, để thực thi hiệu quả các cam kết trong EVFTA tương lai, ít nhất là từ góc
độ các nghĩa vụ bắt buộc, cần thiết phải thiết lập một cơ chế chung, thống nhất, ở
cấp Chính phủ với các mục tiêu như rà soát hệ thống pháp luật, để điều chỉnh đồng

bộ pháp luật, kiểm soát tiến độ, hiệu quả điều chỉnh pháp luật theo cam kết …Cách
thức vận hành của thiết chế này cũng cần được thiết kế phù hợp để đảm bảo khả
năng chỉ đạo thống nhất việc thực thi trên thực tế.
 Thách thức trong tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quá trình

thực thi các cam kết: Trong quá trình thực thi các cam kết, ln xảy ra các tình
huống liên quan tới việc giải thích cam kết, áp dụng cam kết, gắn trực tiếp với
quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân liên quan. Với một nước đang phát triển,
mới hội nhập và chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực thi các cam kết như Việt
Nam, hiện tượng này càng phổ biến hơn. Mặc dù vậy, ở Việt Nam chưa có bất kỳ
một đầu mối hay thiết chế nào chính thức thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, giải
quyết vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân (phần lớn là doanh nghiệp) trong những
trường hợp như vậy.
Tham gia các FTA song phương hay FTA khu vực, trên thực tế, đều nhằm mục
tiêu cuối cùng là tăng cường hội nhập kinh tế, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho
các quốc gia, doanh nghiệp và các bên liên quan. Từ đó, mục tiêu này đòi hỏi Việt
Nam phải cải cách quản lý ở cấp độ quốc gia nhằm tăng vị thế đàm phán. Cải cách
quản lý được nhận định là đóng vai trị quan trọng trong q trình cải cách cơ cấu
kinh tế, nhân tố cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dài hạn nhằm thu lợi ích kinh
tế tồn diện thơng qua trao đổi thương mại và đầu tư với EU.
Cuối cùng, việc ký kết FTA Việt Nam - EU cũng tạo ra nguy cơ các doanh
nghiệp Việt Nam bị thơn tính, cũng như tăng nguy cơ khiến Việt Nam rơi vào “bẫy
tự do hóa thương mại” nếu kinh tế trong nước khơng có những cải cách sâu rộng.

21


CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM TẬN DỤNG TỐT CƠ
HỘI KHI KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI EU (EVFTA)
Trên cơ sở phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA, để có thể tận

dụng tốt nhất Hiệp định này, Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp cần thực hiện
một số giải pháp sau:

3.1. Về phía Nhà nước
Để giảm chi phí tuân thủ các tiêu chuẩn (SPS và TBT) của EU, Việt Nam cần
chủ động ký kết các thỏa thuận công nhận chung và thỏa thuận tương đương trong
từng trường hợp cụ thể với EU. Việc đạt được các thỏa thuận như vậy, đặc biệt
trong những lĩnh vực mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thực sự
hoặc cịn ở dạng tiềm năng vào thị trường EU, sẽ mang lại cho các nhà sản xuất,
xuất khẩu và kinh doanh Việt Nam những lợi thế so sánh lớn, được ưu tiên tiếp cận
thị trường, những lợi thế này có thể tương đương hoặc thậm chí lớn hơn những
nhượng bộ thuế quan trong FTA.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong việc
đối phó với những rào cản phi thuế quan, hoặc đàm phán lại với đối tác nhập khẩu
để họ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào cản. Ví dụ, thị trường EU đưa ra những
tiêu chuẩn mới về hóa chất sử dụng trong các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam,
nhưng EU cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để giúp doanh nghiệp nắm bắt
những điểm mới này.
Từ đó, nhóm kiến nghị một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo các chuẩn mực
quốc tế. Hồn thiện khn khổ pháp lý và hệ thống luật pháp; Hồn thiện và đồng
bộ hóa các thị trường trong nước; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mơi
trường thuận lợi và thơng thống cho các hoạt động này theo hướng thị trường, phù
hợp với các cam kết quốc tế và Hiệp định EVFTA.
Thứ hai, thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hồn thiện tái cấu trúc
và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả
nước. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thị trường tài chính,
ngân hàng; Tập trung nguồn lực, cơ chế chính sách nhằm phát triển cơng nghiệp
phụ trợ…


22


Thứ ba, Việt Nam cần phải định hướng xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp
tục tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU
như các mặt hàng nông sản, thủy sản,… nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các
tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường EU, từ đó nhằm tận dụng cơ hội của FTA
với EU.
Thứ tư, hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trsi tuệ mà Việt Nam đã cam kết
trong hiệp định.
Thứ năm, Chính phủ cần hỗ trợ DN bằng các giải pháp sau: Xây dựng hệ
thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến khích các DN áp dụng; tăng
cường năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện hỗ trợ hợp lý nhằm gia tăng vai trò của các
DN; Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
tế của các DN, đặc biệt là các DNVVN Việt Nam.

3.2.

Về phía doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, mục tiêu và danh mục đàm phán Hiệp định EVFTA không
dừng lại ở các lĩnh vực truyền thống, như: thương mại hàng hóa, dịch vụ…, mà còn
mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác, gồm: sở hữu trí tuệ, mua sắm cơng, phát triển
bền vững… Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cập nhật
thông tin về các cơ hội thị trường mà EVFTA mang lại, đặc biệt là thông tin về ưu
đãi thuế liên quan đến hàm lượng giá trị gia tăng nội địa của các hàng hóa, dịch vụ
và các hàng rào kỹ thuật khác. Từ đó, đóng góp ý kiến trong quá trình đàm phán
Hiệp định EVFTA để đảm bảo được lợi ích chính đáng.
Điều quan trọng khơng kém nữa là, doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới thiết bị

công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… để khẳng định vị trí trên sân nhà và tận
dụng các cơ hội vươn ra thị trường EU.

23



×