Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tính từ chỉ màu sắc trong văn học dân gian đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.78 KB, 38 trang )

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TỪ
1, Khái niệm tính từ:
a, Quan niệm về tính từ của một số tác giả:
Dân gian ta có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Thật
vậy, có rất nhiều vấn đề về ngữ pháp mà các nhà nghiên cứu lịch đại và đương đại đã,
đang vẫn còn tranh cãi. Riêng về vấn đề hiểu thế nào là tính từ, bản thân từ loại cũng
như chức vụ ngữ pháp của nó hiện vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới đây người
viết xin nêu lại một số quan niệm về tính từ của các nhà ngôn ngữ học hàng đầu Việt
Nam để cùng đối chiếu, so sánh.
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (Tập 1 –
NXBGD – 1998) đã nêu : “Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay
đặc trưng của quá trình) chính là tính từ. Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính
từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ
(so sánh và miêu tả theo thang độ)”.
Như vậy, ta thấy công trình nghiên cứu “Ngữ pháp Tiếng Việt” của hai nhà
ngôn ngữ học Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã đề cập đến quan niệm lớp từ
nào chỉ ý nghĩa đặc trưng thì đó là tính từ.
Trong quyển “Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt” (tập 1), Nguyễn Kim Thản
lại cho rằng : “Tính từ là từ loại chỉ tính chất của sự vật”.
Còn quyển “Giáo trình tiếng Việt” do Bùi Tất Tươm chủ biên lại nêu: “Tính từ
là từ loại cơ bản, tính từ có vị trí quan trọng sau danh từ và động từ. Tính từ tiếng Việt
có những đặc điểm ngữ pháp rất giống với động từ, vì vậy có thể xếp tính từ và đồng từ
vào cùng một phạm trù từ loại lớn là vị từ. Tuy nhiên, tính từ vẫn có những đặc trưng
về ý nghĩa và ngữ pháp”. Theo cách định nghĩa của Bùi Tất Tươm, ta thấy rằng tính từ
là loại từ cơ bản nằm ở lớp vị từ nhưng có ý nghĩa và ngữ pháp đặc trưng.
Ngoài ra, “Giáo trình tiếng Việt” (tập 1) của BGD – ĐT do Trịnh Mạnh và
Nguyễn Huy Đàn biên soạn cũng nêu một cách hiểu khác về tính từ như sau: “Tính từ
là từ loại chỉ tính chất: tính chất của người, vật.
b, Khái niệm tính từ được rút ra từ những quan niệm về tính từ
Khảo sát các quan niệm về tính từ của các nhà ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đã


nêu trên, ta thấy mỗi người đều có một cách tiếp cận từ những góc độ, phương diện
khác nhau của từ loại tính từ. Nhưng chung quy, chúng ta có thể rút ra một cách hiểu
đơn giản về tính từ như sau: Tính là từ loại cơ bản chỉ tính chất của người, sự vật và
tính từ có ý nghĩa và ngữ pháp đặc trưng.
2, Đặc điểm của tính từ
Ta biết tính từ là từ loại thuộc hệ thống thực từ, giống như danh từ và động từ.
Chính vì vậy tính từ có thể đảm nhận các chức vụ ngữ pháp ở trong câu (thành phần

8


chính và thành phần phụ). Bản chất ngữ pháp của tính từ cũng được đặc trưng bởi một
chùm chức vụ cú pháp.
Tính từ có ý nghĩa đặc trưng cho nên chính cái ý nghĩa này đã quy định chức vụ
nào trong chùm chức năng của tính từ sẽ nổi bật lên. Trong tiếng Việt, tính từ đảm
nhiệm hai chức năng chính đó là vị ngữ và định ngữ.
- Trước hết ta bàn đến chức vụ vị ngữ của tính từ:
Tính từ làm chức năng vị ngữ trong câu cũng chỉ những đặc trưng của chủ thể. Ta thấy
tính từ trong hệ thống ngôn ngữ Châu Âu không làm vị ngữ trực tiếp. Còn trong hệ
thống ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta, tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp. Do danh từ
ít giữ chức năng vị ngữ hơn so với động từ và tính từ nên tính từ có sự gần gũi động từ
hơn danh từ, tính từ trực tiếp làm vị ngữ giống như động từ.
Ví dụ: Cô ấy rất dễ thương.
Trong khi làm vị ngữ, tính từ có quan hệ với thời gian và tiếp nhận các tiêu chí
ngữ pháp của động từ, trước hết là các từ chỉ tổ thời thể (đã, sẽ, từng, còn, chưa…) Do
cách thức phản ánh của người bản ngữ, một đặc trưng trong quan hệ thông báo có thể
hình dung như một trạng thái, xa hơn, cái trạng thái đó có thể hoạt động và gây ra tác
động đối với những đối tượng nhất định. Đó là lí do về mặt ngữ nghĩa của việc hình
thành các hiện tượng gọi là “bổ ngữ của tính từ” trong tiếng Việt.
Ví dụ: Tôi xa nhà đã bốn năm.

Tính từ tiếng Việt trong chức năng vị ngữ có lúc trùng với tính từ trong chức
năng định ngữ vì có chung một hình thức kết hợp. Khi ta nói:
Ví dụ: Nhà mới
Học sinh giỏi.
Thì việc xác định tính từ trong các phát ngôn là vị ngữ hay định ngữ phải nhờ
vào các thao tác như thêm, lược, thế, biến đổi…
Ví dụ:
Nhà rất mới (vị ngữ)
Nhà mới
Nhà mới đã xong (định ngữ)
- Chức vụ định ngữ của tính từ:
Tính từ làm định ngữ là một hiện tượng ngữ pháp được giải thích bằng bản chất ngữ
nghĩa của tính từ. Chức năng định ngữ của bản chất ngữ pháp là hạn định một khái
niệm thực thể (được diễn đạt bằng thực từ). Trong chức năng định ngữ, tính từ được
diễn đạt bằng nhiều từ loại danh từ, động từ, tính từ, số từ). Như vậy, tính từ làm định
ngữ chỉ là một phần trong số các kiểu định ngữ tiếng Việt.
Ví dụ: Sách đẹp, bài hát hay,…
Ngoài hai chức năng nổi bật nói trên, tính từ tiếng Việt còn có thể là chức năng
chủ ngữ (hạn chế), làm thành phần phụ của câu.
Ví dụ: Sạch sẽ là mẹ sức khỏe.
Hồi hộp, Lan theo dõi từng cử chỉ của hắn.
3. Phân loại tính từ

9


Việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với danh từ và động từ. Nhưng do tiêu
chuẩn được vận dụng để phân loại chưa đủ sức bao quát nên ranh giới giữa các lớp con
trong tính từ khó xác định được rõ ràng, dứt khoát.
Ta có thể vạch ra một số thế đối lập trong khi phân loại tính từ như sau: (Dựa

theo cách phân loại của
3.1. Tính từ chỉ tính chất chưa hàm nghĩa mức độ và tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa
mức độ:
- Tính từ chỉ tính chất chưa hàm nghĩa mức độ luôn luôn có khả năng kết hợp
với từ chỉ mức độ để thực hiện hóa ý nghĩa mức độ của tính chất khi cần thiết. Loại
tính từ này có số lượng nhiều nhất, nó tiêu biểu cho tính từ tiếng Việt.
Ví dụ: Tốt, xấu, vuông, tròn, hẹp, rộng, nhiều, ít, chênh vênh,…
- Tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa mức độ không có khả năng kết hợp với từ
chỉ mức độ. Loại từ này có số lượng ít.
Ví dụ: xanh lè, trằng toát,…
3.2. Tính từ trừu tượng và tính từ cụ thể.
- Tính từ trừu tượng chỉ tính chất không thể xác định về lượng một cách cụ thể.
Ví dụ: Tốt, xấu, chăm, lười, giàu, nghèo, xanh,…
- Tính từ cụ thể chỉ tính chất có thể xác định về lượng.
Ví dụ: Dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp,…
3.3. Tính từ chỉ phẩm chất và tính từ chỉ lượng, màu sắc, hình thể, cách thức.
- Tính từ phẩm chất là tính từ chỉ những tính chất có giá trị về chất của sự vật,
hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: Dũng cảm, hèn nhát, giỏi, dốt nát, xấu, đẹp, hiền, dữ, khó khăn, gian
khổ,…
Loại này có đầy đủ các đặc điểm hoạt động cú pháp của tính từ. Một số tính từ
chỉ phẩm chất con người có khả năng kết hợp với từ chỉ mệnh lệnh.
Ví dụ: Hãy trung thực trong tình bạn.
Một số tính từ chỉ tính chất trừu tượng như “công”, “tư”, “độc nhất”,
..v.v…cũng được xếp vào loại này.
- Tính từ chỉ màu sắc:
Loại này biểu thị tính chất về màu sắc
Ví dụ: Xanh, đỏ, tím, vàng, nâu,…
Xanh ngắt, đỏ au, đen kịt, trắng phau,…
- Tính từ chỉ lượng:

Tính từ chỉ lượng biểu thị tính chất về hình thể, dung lượng, kích thước của sự
vật, hoạt động trạng thái.
Loại tính từ này bao gồm nhiều loại nhỏ, mỗi loại có đặc trưng riêng về ý nghĩa và ngữ
pháp.
+ Tính từ chỉ dung lượng

10


Ví dụ: Nhiều, ít, thưa, đông, nặng, nhẹ,…
+ Tính từ chỉ kích thước
Ví dụ: rộng, hẹp, dài, ngắn, xa, gần…
- Tính từ chỉ hình thể:
Ví dụ: lệch, méo, to, nhỏ, béo, gầy, gù, què,…
- Tính từ chỉ cách thức:
Ví dụ: chênh vênh, ỏn ẻn, thu lu, khệnh khạng, ngất ngưởng, chăm chỉ, cẩn thận,
chu đáo, kỹ lưỡng, điếc, câm, mù,…
Đặc điểm của ba loại tính từ hình thể, dung lượng, kích thước khá giống nhau:
chúng thường làm thành tố phụ bổ nghĩa cho danh từ.
Tính từ chỉ cách thức lại thường kết hợp với động từ khi với tư cách là thành tố chính,
khi với tư cách là thành tố phụ.
Ví dụ: Chăm chỉ học tập/ học tập chăm chỉ
Thong thả bước/ bước thong thả
Tính từ cách thức bao gồm một số từ láy có giá trị miêu tả rất cao.

11


CHƯƠNG II: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. Vài nét về văn học dân gian Đồng bằng sông cửu long
1.1. Nội dung và nghệ thuật văn học dân gian ĐBSCL
Văn học dân gian được xem như là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học
dân tộc. Và văn học dân gian ĐBSCL đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhờ đọc qua những tác phẩm ca dao
dân ca của vùng đồng bằng sông nước mà ta hiểu được tâm tư tình cảm, những khát
vọng mà con người nơi đây luôn ấp ủ. Luận văn lấy văn học dân gian ĐBSCL làm đối
tượng khảo sát nên ta sẽ điểm qua một vài nét sơ lược về nội dung cũng như nghệ thuật
của những tác phẩm Văn học Dân gian Đồng bằng sông cửu long.
Về nội dung, như chúng ta đã biết, Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu
Long , “phản ánh đời sống của một bộ phận cư dân vốn có một quá khứ tinh thần trong
lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời. Tuy vậy, văn mạch phía Nam đã hình thành và
phát triển như một nhánh của dòng hợp lưu với một thực tế có cơ sở, lịch sử, xã hội và
văn hóa của nó như đã nói ở trên”. Ở đây, ta xét những nét đặc trưng riêng của văn học
vùng đồng bằng châu thổ trong quan hệ với cái chung của nền Văn học Dân gian Việt
Nam
Trước hết, khi tiếp cận với những tác phẩm Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông
Cửu Long ta thấy hiện lên trước mắt ta là một khung cảnh hoang sơ, hoang vu đầy bí
hiểm. Với lịch sử khai phá mảnh đất mới này khoảng 300 năm, ta hiểu mảnh đất này
trước đây âm u cô tịch đến chừng nào. Nếu ai đã từng đọc quyển “Ca dao – Dân ca
Nam Bộ” do Bảo Định Giang (chủ biên) sẽ khó lòng quên được câu ca dao nói về sự
hoang sơ của vùng đất cực Nam cuối trời Tổ quốc này:
“Xuống sông sấu lội, lên rừng cọp um”
Hay
“Đĩa lội lền như bánh canh”
Đồng thời, qua đó ta thấy được công lao của những con người buổi đầu đi khai
phá gian nan khổ cực biết chừng nào. Từ một vùng đất âm u rừng thiêng nước độc, đi
đâu cũng có thể gặp thú dữ hay những bất trắc hiểm nguy của chốn sơn lâm, ông cha ta
là những con người có cuộc đời không bằng phẳng đã sẵn sàng xông pha vào đây để
gây dựng mảnh đất này. Họ đã để lại trên từng tấc đất quê hương thứ hai của họ mồ

hôi, nước mắt và thậm chí là cả máu. Đoạn trường gian khổ biết bao nhiêu.
Cùng với vẻ hoang vu u tịch là mặt thứ nhất của thiên nhiên vùng đất mới thì
mặt thứ hai chính là sự giàu có, phong phú vô cùng về tài nguyên sản vật của nó.
Không đâu giàu có trù phú bằng mảnh đất châu thổ này. Chúng ta nếu ai đã từng được
sinh ra ở miệt đồng bằng sông Cửu Long thì thuở nhỏ ít nhất 1 lần sẽ được nghe ông bà
kể lại sự giàu có vô cùng tận của quê hương. Chỉ cần giăng một mảnh lưới dưới sông
thì đã có thể nuôi sống con người cả một ngày. Con người sau bao tháng ngày vất vả
khổ cực trên bước đường khai phá, giai đoạn sau chỉ còn sống hòa vào thiên nhiên,
hưởng một cuộc đời thanh nhàn no ấm. Quanh năm mưa thuận gió hòa, hai dòng sông

12


Tiền, sông Hậu ngày đêm miệt mài chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng vườn cây trái.
Còn biết bao nhiêu thứ sản vật quí hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho con người, ở nơi
khác làm sao có được. Cái giàu, cái đẹp, cái trù phú của thiên nhiên nơi đây là như vậy!
Và thực tế cuộc sống của người dân miệt ruộng vườn sông nước nơi đây đã đi thẳng
vào những tác phẩm Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long, phác thảo nên một
bức tranh thiên nhiên miệt đồng bằng xanh tươi và ấm áp tình đời.
Nói đến Đồng Bằng Sông Cửu Long là nói đến mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Điều này đã được ghi rõ ràng trong những bộ sách địa lí nói về đặc điểm từng vùng của
đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, người viết muốn đề cập đến một mặt khác của hệ thống
sông ngòi chằng chịt đó. Đó chính là ảnh hưởng của điều kiện địa lí tự nhiên đến sự ra
đời của những tác phẩm văn học dân gian. “Môi trường sông nước” đã dẫn đến một
nền “văn minh kênh rạch”, “văn minh miệt vườn”. In lại dấu ấn khá rõ trong những tác
phẩm truyền miệng, truyền khẩu. Những câu hò trên sông vẫn còn được lưu truyền và
vang vọng mãi cho đến ngày nay. Bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” được bao người
yêu mến khắc sâu vào lòng cũng là được hình thành theo chiếc xuồng con trôi trên
dòng nước chảy. Hay những câu hò đối đáp, những điệu lí hữu tình cũng xuất hiện và
sống mãi cho tới ngày nay đã ra đời trong những đêm trăng thanh gió mát trên những

cánh đồng vàng trĩu bông, bên những cối giã gạo sau ngày mùa. Phong phú và đa dạng
vô cùng những hoàn cảnh làm nên sự ra đời của những tác phẩm văn học dân gian
vùng sông nước…
Bên cạnh nội dung nói về sự hoang vu của vùng đất buổi đầu khai phá với rừng
thiêng nước độc thú bầy cùng với sự trù phú, giàu có vô vàn của sản vật nơi đây, Văn
học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long còn đặc biệt đề cập đến một mảng đề tài đó
là tính cách con người Nam Bộ. Như chúng ta đã biết cha ông tổ tiên của vùng đất
Nam Bộ này chính là những lưu dân từ miền ngoài đi vào đây khai phá. Xuất xứ của
họ có thể là những người không qui phục lề thói khuôn khổ hà khắc của triều đình; họ
có thể là những di dân từ Trung Quốc sang; hay họ cũng có thể là những con người
ngang tàng đầu đội trời chân đạp đất muốn tìm đến một vùng đất mới để ghi dấu bước
chân mình. Từ những nguồn gốc đó đã hình thành nên tính cách Nam Bộ với những nét
phẩm chất nổi bật như tinh thần trọng nghĩa khinh tài, tính tình bộc trực thẳng thắn,
nếp sống phóng khoáng và lòng hiếu khách rộng mở… Với những nét tính cách đó con
người vùng đồng bằng châu thổ đã tự phác họa chân dung mình một cách vô cùng đẹp
qua những tác phẩm văn học dân gian xứ sở.
1.2. Số lượng công trình tác phẩm Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long .
Hiện nay, chúng ta thấy đã có rất nhiều công trình sưu tập biên soạn về văn học
dân gian Nam Bộ nói chung và Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
riêng. Trước hết đó là quyển “Ca dao – Dân ca Nam Bộ” với một số lượng lớn những
vần ca dao dân ca trữ tình đậm chất quê hương. Quan trọng không kém là quyển “Văn
học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long” do Khoa Ngữ văn trường Đại Học Cần Thơ
biên soạn với một số thể loại cơ bản của Văn học Dân gian của 13 tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Ngoài ra, còn có “Truyện kể dân gian Nam Bộ” của Nguyễn Hữu

13


Hiếu, “Nghìn năm bia miệng”, “Về Nam Bộ” của Huỳnh Ngọc Trảng, “Văn học Dân
gian Tiền Giang”, “Văn học Dân Gian Bến Tre”, “Thơ văn Đồng Tháp”, “Ca dao Đồng

Tháp Mười”…
Nói chung những công trình vừa kể trên chính là quá trình sưu tầm, biên soạn
của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực Văn học Dân gian. Và những công trình này chủ
yếu chú trọng đến từng thể loại Văn học Dân gian và có cả “vùng văn học rộng lớn”
lẫn “vùng địa lí hẹp”. Khi xem qua những tác phẩm ấy, ta đã phần nào thỏa mãn thị
hiếu tìm hiểu về mảnh đất và con người cuối trời Tổ quốc. Dừa vào các tiêu chí phân
loại truyền thống, tư liệu Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 loại thể là
tự sự và trữ tình. Về tự sự, đáng chú ý là những truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích,
truyện cười và truyện ngụ ngôn. Tác phẩm vè, tục ngữ, câu đối thuộc nhóm thể loại
văn vần tự sự cũng góp mặt trong mảng loại thể này. Loại trữ tình thì có ca dao – dân
ca.
Dựa theo nguồn tư liệu là quyển “Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu
Long” của quí Thầy Cô Khoa Ngữ văn Trường ĐHCT sưu tầm biên soạn, ta có một số
liệu thống kê sau:
- Về văn xuôi:
+ Truyện địa danh và sản vật địa phương : 12 truyện
+ Truyện về loài vật: gồm 20 truyện
+ Truyện liên quan đến lịch sử và văn hóa: gồm 18 truyện
+ Truyện sinh hoạt: 33 truyện
+ Truyện ông Ó: gồm 7 truyện
+ Bác Ba Phi: 8 truyện
- Về văn vần: có một số lượng vô cùng lớn tục ngữ, ca dao.
+ Vè: có vè về loài vật, đồ vật, thế sự dân ca, lịch sử gồm 40 bài. Các thể loại
văn vần dân gian gồm: tục ngữ, câu đố, vè, ca dao, dân ca. Số lượng tục ngữ sưu tầm
biên soạn được ở vùng này không nhiều nhưng chúng có một nội dung vô cùng phong
phú và khi khảo sát qua những vần tục ngữ miệt đồng bằng sông nước, ta thấy chúng
cũng phản ánh những nhận thức, những kinh nghiệm của con người trong mối quan hẹ
tương tác với môi trường tự nhiên và mối quan hệ giữa người và người. Đó là những
bài học bổ ích về cách ứng xử trong những mối quan hệ xã hội, những nhận thức về vũ
trụ, nhân sinh mang tính triết lí sâu xa…

Khảo sát Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long, ta đặc biệt thích thú
với mảng câu đố. Câu đố thường hướng về các hiện tượng vũ trụ, câu đố về thực vật,
động vật, con người và hoạt động con người, đồ vật…giúp chúng ta bước vào một thế
giới thực sinh động phong phú của vùng đất đồng bằng châu thổ.
“Nếu trong tư liệu tục ngữ, câu đố sưu tầm được ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
có những tác phẩm từng được lưu truyền ở Đồng Bằng Bắc Bộ và Trung Bộ thì ngược
lại hầu hết các bài vè đều là những sản phẩm của chính vùng đất này. Viêc phát hiện và
ghi chép lại những tác phẩm vè được sinh ra ở đây có phần đơn giản, do tính địa
phương của thể loại vè rất cao.
Tư liệu vè ĐBSCL: Loài vật; Thế sự; Lịch sử.

14


Cuối cùng, thuộc nhóm các thể loại văn vần dân gian, ca dao – dân ca chiếm
một số lượng lớn nhất trong tổng số tác phẩm sáng tác được ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
Thuật ngữ ca dao – dân ca đã được các nhà nghiên cứu Văn học Dân gian tách
ra để chỉ hai đối tượng tuy có mối quan hệ gần gũi nhưng vẫn có nét khác biệt. Riêng
đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, đối tượng mà chúng ta đang bàn bạc được nhân
dân gọi bằng tên gọi khác: đó là hò, hát và lí.
Chính những thể loại này làm nên cái riêng đặc sắc của Văn học Dân gian Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
1.3. Ngôn ngữ trong Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Xem xét các tác phẩm Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long ta thấy tác
giả dân gian sử dụng khối lượng lớn các phương ngữ Nam Bộ, ta bắt gặp từng lời ăn
tiếng nói của con người Nam Bộ chân chất hiền lành bộc trực phóng khoáng trong ca
dao dân ca, tục ngữ, câu đố, vè,… Chẳng hạn, như các từ: Hun (hôn), chưn (chân), qua
(đại từ ngôi thứ nhất), bậu (đại từ ngôi thứ hai), biểu (bảo),…
Chính yếu tố phương ngữ là một đặc điểm nghệ thuật dễ nhận thấy của ca dao

dân ca Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nó làm nên nét đặc trưng của mảng tác phẩm đậm
sắc màu vùng sông nước. Những địa danh cụ thể của vùng đất đồng bằng châu thổ đã
từ ngoài đời bước thẳng vào thơ như sông Tam Giang, Vàm Cỏ…làm cho những tác
phẩm văn học dân gian thêm đậm sắc thái địa phương.
Bên cạnh hình ảnh sông nước, ca dao dân ca Đồng Bằng Sông Cửu Long còn
gây được xúc cảm nhờ vào những hình ảnh gắn với miệt vườn như khổ qua, trái bần,
trái mù u,…
Bên cạnh hệ thống chữ mở đầu truyền thống, còn có “nước sông”, “mảng coi”,
“hai đứa mình”,…và hệ thống câu mở đầu riêng:
“Mù u bông trắng, lá quấn nhụy quỳnh…”
Ngoài ra, còn 1 số đặc điểm khác về ngôn ngữ, ngôn ngữ gắn với chất xông xáo,
táo bạo, ngôn ngữ đặc tả, ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt,… Một số bài hát Dân gian
Đồng Bằng Sông Cửu Long có sử dụng từ Hán Việt và có sử dụng điển tích…
Như vậy, dựa trên cái nền chung của văn học dân gian dân tộc, Văn học Dân
gian Đồng Bằng Sông Cửu Long có những nét riêng đặc sắc nhờ vào cách sử dụng
ngôn từ, lối diễn đạt giống như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân Nam Bộ làm
cho những tác phẩm ấy càng dễ đi vào lòng người đọc, nuôi dưỡng những tâm hồn yêu
thiên nhiên, khát khao tình người được mạnh lành, khỏe khoắn…
2. Tính từ chỉ màu sắc trong Văn học Dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.1. Thống kê phân loại
Với đề tài nghiên cứu về tính từ chỉ màu sắc trong Văn học Dân gian Đồng
Bằng Sông Cửu Long, người viết tiến hành xem xét khảo sát chủ yếu ở các thể loại tục
ngữ, câu đố và ca dao dân ca.

15


Theo nguồn tài liệu có được, thống kê khoảng trên dưới 300 câu có chứa tính từ,
miêu tả màu sắc. Cụ thể:
+ Câu đố

+ Tục ngữ
+ Ca dao – Dân ca

BẢNG THỐNG KÊ
STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

1

Trắng

Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa

SỐ
TRANG
DÒNG
159/9

2

Đen

Rồng đen lấy nước thời nắng

160/2

Trắng


Rồng trắng lấy nước thời mưa

160/3

4

Vàng

Vàng mơ, trong nhà mờ mắt

163/5

5

Đen
Trắng
Đen
Trắng
Trắng

Sâu muống thì đen, sâu dền thì trắng

164/1

Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua

165/7

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy


165/8

8

Đỏ

Ai ăn trầu thì nấy đỏ môi

175/2

9

Đỏ

Còn cha gót đỏ như son

186/9

Đen

Đến khi cha chết gót con đen sì

186/10

11

Bạc

Đói bạc râu, sầu bạc tóc


189/2

12

Vàng

Kim vàng ai nỡ uốn câu

195/13

6

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
13

Vàng

Lấy vợ trong làng như vàng treo cửa

197/3

14

Vàng

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

197/11


16

GHI
CHÚ


15

Vàng

Vàng sa xuống giếng khôn tìm

SỐ
TRANG
DÒNG
208/6

16

Đỏ

Bò đỏ liếm đít bò đen

209/9

Đen

Bò đen không nói ăn quen liếm hoài


209/10

Xanh

Nước trong xanh để dành tưới hẹ

445/9

STT

18

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

Trai lỡ thời tại mẹ kén dâu
Cây không bào mà trơn

19
Đỏ

Bông không sơn mà đỏ

212/10

20

Đỏ - Xanh


Già mặc áo đỏ, nhỏ mặc áo xanh

216/9

21

Trắng -Xanh

Trong trắng ngoài xanh ở giữa đống chà

217/1

Trái gì có bướu có gai

22

24

Trắng - đen

Trong ruột thì trắng, da ngoài thì đen

217/5

Vàng

Mình vàng mà mặc áo vàng

218/6


Có năm cái cạnh ngó ngang lên trời
25

Xanh–Trắng

Ngoài xanh trong trắng tựa như ngà

218/8

Khách tới nhà lấy dao cắt cổ
Năm ông mà ở trong buồng

27

Một ông đầu đỏ chạy tuôn ra ngoài
28

Đỏ - Xanh

Trái gì trong đỏ ngoài xanh
Ăn vỏ một miéng ngọt thanh như đường

30

218/15

Xanh – Xanh Dây xanh xanh, lá xiên xiên
Không dám nấu canh để dành ăn sống


17

219/2
219/5

GHI
CHÚ


SỐ
STT
TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH
TRANG
DÒNG
31
Xanh – Xanh Cây xanh lá xanh non nấu canh già ăn 219/10
không được
TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

32

Xanh

Cành suông suông, lá xanh xanh
Bông trên cành, trái dưới đất

220/2

33


Xanh – Đỏ
Vàng

Cây xanh, cành đỏ, hoa vàng
Là là mặt đất đố chàng giống chi?

220/4

36

Trắng

Con ai trắng tựa như ngà
Đem ra mà tắm, giữa sông giang hà
Tắm rồi phải cởi áo ra
Mình trắng như ngà đầu đội nón xanh

220/8

Ngà – Xanh
39

Vàng – Vàng Mình vàng mặc áo cũng vàng
Kết bạn cùng chàng mới đẻ con so

221/3

40


Vàng – Vàng Nhà vàng xây cửa bằng vàng
Khi đi qua đàng chẳng dám vô chơi

221/7

41

Lầm lì nằm dưới đáy sông
Xám xịt
Áo ngoài xám xịt mà trong muôn màu
Suốt ngày chẳng biết đi đâu
Trắng – Phau Thè lè cái lưỡi trắng phau liếm bùn

224/13

43

Vàng

Gươm vàng hai lưỡi gươm vàng
224/14
Thác thì chịu thác chứ buông nàng không
buông

44

Vàng

Cái gì làm nước trong xanh
Cái gì mãn kiếp làm anh họ trò


45

Đầu thì khóm trúc, lưng khúc rồng
Bạch – Hồng Sinh bạch, tử hồng, xuân hạ thu đông bốn 225/2
mùa đều có

47
Trắng
Đen

Phồm phộp như cái bàn tay
Ban đêm thì có, ban ngày thì không
Dưới bụng thì trắng như bông
Trên lưng nhẵn thín không lông đen sì

18

225/2

225/10

GHI
CHÚ


STT
49

TÍNH TỪ

CHỈ MÀU

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

Xanh – Vàng Đã có mai xanh lại yếm vàng
Ba quân khênh kiệu, kiệu nghinh ngang

51
Trắng

Năm thằng cầm hai cái sào
Đuổi đàn trâu trắng chạy vào trong hang

SỐ
TRANG
DÒNG
226/10

234/12

52

Đỏ

Một vũng nước trong, con rắn nằm trong, 233/10
cái đầu đỏ chót

53

Hồng


Thân em quấn mảnh lụa hồng
Chỉ một tiếng đùng tan nát thân em

235/2

54

Đen

Đen thui đen thít, đen thịt đen da
Đụng nhằm lúc lắc nó la cái ầm

235/11

55

Trắng

Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm

238/8

56

Đen – Đỏ - Da đen, cổ đỏ, chân chì
Chì
Đuôi thì thậm thượt, mình thì thước năm


58

Xanh -Trắng

Ngoài xanh trong trắng trồng hành tỉa 240/13
đậu thả heo vô

60

Đen – Trắng

Lưng đen như quạ, ruột trắng như bông
Lưng thắt cổ bồng, đít kêu bầu nước

241/2

62

Đen

Ba ông lưng cong cõng thằng đen thui

241/5

63

Xanh
Vàng

Tà tà như đám mây xanh

Tán vàng tán tía chạy quanh tứ bề

241/12

Trắng

Ai về Cao Lãnh thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn

315/12

Xanh – Lục

Đâu vui thị tứ bằng xứ kinh cùng
Tràm xanh củi lục, anh hùng thiếu chi

317/10

65

67

19

240/3

GHI
CHÚ



STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU
Xanh

Hòa An phong cảnh mơ màng
Có vườn mận đẹp có làn nước xanh
Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh

319/2

Hường

Tàu Nam Vang mũi đỏ
Ghe Sa Đéc mũi đen
Em ở chi nước rẫy nước phèn
Theo anh về chợ đốt đèn măng song

319/13

68
69

70

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

SỐ

TRANG
DÒNG

Đỏ
Đen

318/12

Hồng

Thuốc rê Cao Lãnh thơm nồng
Con gái Cao Lãnh má hồng có duyên

320/10

Vàng

Muốn no thì phải chăm làm
Một hạt lúa vàng, chín giọt mồ hôi

324/4

72
73

74

Bạch
Đỏ


Ngó lên trời thấy chòm mây bạch
324/10
Ngó xuống dưới đất thấy con chạch đỏ
đuôi
Bao năm buôn bán công toi
Bây giờ cày cấy là nghề nuôi thân

76

Trắng
Đen

Trắng da vì bởi má cưng
Đen da tại bởi em lội bưng vớt bèo

78
Xanh
79
Bạch
80

Bạc

Anh cầm nhánh dứa
Lê ứa hai hàng
Hồi thuở xuân xanh sao không gặp
Để đến hoa tàn anh mới gặp em ?

325/8


332/16

Anh vô duyên, xấu phước chết trước
chung tình
Anh hóa ra con nhạn bạch, đậu nhánh 334/10
dương đình chờ em
Anh vác cung tên lên hòn núi bạc
Anh bắn con chim phụng hoàng bay lạc 335/10
mũi tên

20

GHI
CHÚ


STT
81

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU
Trắng

Bạc
83

Trắng

84
Trắng – Đen


TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH
Từ ngày anh đau ban cua lưỡi trắng
Miệng đắng, cơm ôi
Công em bồng đứng đỡ ngồi
Bây giờ anh ở bạc, ông trời nào để anh
Áo bà ba trắng không ngắn không dài
Sao anh không bận bận hoài áo thun ?
Anh ơi đừng thấy tóc dài mà chê tóc ngắn
Đừng thấy da trắng mà phụ da đen
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn
Bóng trăng một thuở, bóng đèn trăm năm

SỐ
TRANG
DÒNG
336/6

336/8
338/4

337/4

86

Bạch
Đỏ

Anh ngó lên trời thấy đám mây bạch
337/11

Ngó xuống rạch thấy cá chạch đỏ đuôi
Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược
Anh mảng thương nàng biết được hay
không?

88

Bạc – Vàng

Bạc lộn với than như vàng lộn trấu
Bởi em thương thầm sao thấu tai anh ?

339/15

90

Bạc – Vàng
Đen – Đỏ

Bạc với vàng còn đen còn đỏ
Đôi lứa ta còn nhỏ còn thương
Trách ai đem khóa khóa rương
Khóa rồi lại vứt, cang thường với ai ?

340/2

92

Trắng


Bánh canh trắng con vắn con dài
Rau tần ô, cải diếp, liếp dọc liếp ngang
Vàng–Trắng Trái dưa gang sọc vàng sọc trắng
Trắng– Xanh Trái khổ qua đắng trong trắng, ngoài xanh
Anh thương em đắp lũy bồi thành
Bạc
Sao em ở bạc, em đành bỏ anh ?

98
Hường

Bậu ra ngắm bóng bậu coi
Hường nhan chi bậu mà đòi cửa cao

21

340/7

340/12

344/8

GHI
CHÚ


STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU


99
Vàng
100
Vàng
101

Trắng

Bấy lâu anh đợi anh trông
Thấy ai anh thấy mà không thấy nàng
Ngọc còn ẩn đá chờ vàng
Em còn ẩn cội huệ tàn đợi anh
Bình tích thủy đựng bông hoa lí
Chén chung vàng đựng nhụy bông ngâu
Bớ người khăn trắng hồ dương
Lại đây hết nghĩa tình thương cho rồi

Bạc

Bởi đứt dây nên gỗ mới chìm
Bởi em ở bạc nên anh mới tìm nơi xa

Hồng
Bạc

Buổi chợ đông con cá hồng anh chê lạt
Buổi chợ tàn con tép bạc anh cũng mua

102


103

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

105
Đỏ
Vàng

107
Bạc

SỐ
TRANG
DÒNG

345/5

348/4
349/8

349/12
350/12

Bước vô nhà ngói nhỏ
Thấy đôi liễn đỏ
352/4
Chữ thọ phết vàng
….
Dẫu không thấy đặng cũng còn đàng xuống

lên
Bước lên cầu ván mỏng, miếng ván cong
vòng
Thấy em mê bạc trong lòng hết thương
353/2

108

Xanh

Bước vô buồng khoát tấm màn xanh
Thấy chiếu thấy gối không thấy anh nằm
Phải chi em hóa đặng con tầm
Ban ngày ăn lá, tối về nằm với anh

353/6

109

Trắng

Cá trê trắng nấu với rau cần
Muốn về kinh xáng cho gần với em

353/15

110

Vàng


Cái nón nhỏ nan, quai vàng chí ngực
Em ham chi chỗ giàu cho cực tấm thân

22

GHI
CHÚ


STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

SỐ
TRANG
DÒNG
355/15

111

Vàng

Cát bay vàng cũng ra vàng
Công anh lận đận với nàng bấy lâu
Nhìn nàng lụy nhỏ thảm sầu
Tại ba với má cột rầu cho ta


112

Xanh – Đỏ
Vàng

Chỉ xanh chỉ đỏ xỏ với chỉ vàng
Chim én chim phượng chim hoàng
Ba bốn con tùng tam tụ ngũ
Đậu mai mai rũ, đậu liễu liễu tàn
Từ khi anh xa cách bạn vàng
Tâm can rũ rượi như phượng hoàng bị tên

116

Hồng

Tôi kiện ông tơ hồng, tôi kiện bà nguyệt lão 363/7
Se dây rồi sao tháo lộn trở ra

117

Vàng

Chiều nay cắt cổ gà vàng
Đừng cho nó gáy, hai đàng biệt ly

118
Đỏ
119
Vàng


121

Vàng

122
Đỏ
Huỳnh

362/1

364/13

Chớ phải căn duyên thì nhà rách, bộ vạt sập,
mé nước ngập anh cũng chờ
Không phải căn duyên thì nhà ngói đỏ, bộ 368/2
ngựa gõ dài, anh cũng không ham
Chợ Sài Gòn chà gạo lức
Chợ Bến Lức chà gạo vàng
368/13

Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói
dịu dàng,
Chớ không phải thấy em bịt răng vàng mà
thương
Chừng nào đá nát vàng phai
Biển hồ lấp cạn mới sai lời nguyền

371/12


Con chim nho nhỏ
Cái lông nó đỏ
373/2
Cái mỏ nó huỳnh
Nó kêu thục nữ ngoái lại cho quân tử nhìn
Phải duyên quân tử kết, phải tình quân tử
thương

23

GHI
CHÚ


STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

123
Đỏ - Xanh

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH
Con chim nho nhỏ
Đỏ mỏ xanh lông
Đỏ mồng xanh kiểng
Nó kêu xao xuyến những tiếng lạ lùng

SỐ
TRANG

DÒNG
376/2
376/3

127

Trắng

Cục thủy tinh nằm trên hòn đá trắng
Năm bảy bữa rày sao vắng tiếng em ?

377/9

128

Vàng

Dao vàng cắt ruột máu rơi
Ruột chưa đau mấy bằng lời em than

378/3

129

Xanh
Đỏ

Dòm lên trời thấy trời xanh thăm thẳm
379/7
Dòm xuống rạch, thấy con cá chạch đỏ đuôi

Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược
Anh thương nàng, biết được hay không ?

131

Vàng

Anh nương theo chéo áo con bạn vàng
Dầu sanh dầu tử một mình nàng mà thôi

380/9

132

Hồng

Ngã ba có cây tơ hồng
Gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Trai chưa vợ ruột thắt tợ trái chanh
Ngó lên trời thấy mây trắng trời xanh
Thương ai cũng vậy thương anh cho rồi

380/16

Trắng–Xanh

135
Trắng
Hồng


Đèn nào cao bằng đèn ông chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
381/16
Chị hai ơi sao chị vội lấy chồng
Đêm nằm nghỉ tới, nước mắt hồng như tuôn 381/18

137

Xanh – Đỏ

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ

139

Xanh – Xanh Đèn treo trong sáo xanh xanh
Sầu ai tui chết một canh ba bốn lần

24

382/1

382/10

GHI
CHÚ



STT
140

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU
Đen

141
Vàng
142

Tía

143
Bạc
144
Trắng – Đen

Đó chê đây đây cũng lịch sự
Đó ăn mâm vàng, đây cũng ngự tòa sen
Đu đủ tía, dền dền cũng tía
Ngọn lang giâm, ngọn mía cũng giâm
Đứt dây nên ghe mới chìm
Bởi anh ở bạc em mới tìm xứ xa
Con quạ ăn dưa bắt con cò phơi nắng
Nghĩ chuyện đời: con cò trắng con quạ đen
Con quạ mà biết nhuộm đen
Nó đâu có dám mon men tới cò

384/17

390/3

392/4
478/12
478/13

Đỏ - Đen

Xanh

Tới đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây thì về

149

Xanh

151
Đỏ
152

Đêm qua mây kéo đen đầm
Thấy hai người ấy thì thầm với nhau

Một vũng nước trong, con cá vùng cũng đục
Dẫu đỏ như cục son Tàu, gần mực cũng đen 382/4

147

150


TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

SỐ
TRANG
DÒNG
384/16

Sá gì một nải chuối xanh
Năm bảy người dành cho mủ dính tay

486/9

Thông ngôn kí lục bạc chục không màng
Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay

482/18

Đường đi nho nhỏ
Xanh – Xanh Bờ cỏ xanh xanh
Không duyên không nợ không tình
Đồng không mông quạnh cho mình gặp ta.

153
Hồng

486/4

392/12


Hai đứa mình sắp thành vợ thành chồng
393/14
Ai bày mưu sắp kế cho dây tơ hồng đứt
ngang

25

GHI
CHÚ


STT
154

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU
Đỏ - Vàng
Vàng

Hồng

Ai xui chi vợ vợ chồng chồng
Biết đây với đó, tơ hồng có xe ?

403/12

Xanh

Hai tay vịn cả hai cành
Trái chín thì hái, trái xanh thì chừa


407/10

155

156

157

SỐ
TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH
TRANG
DÒNG
Em cầm đôi đũa nhỏ, em gắp hai lửa than 397/16
đỏ, bỏ vô lư vàng
Than lửa tàn, lư vàng lạnh ngắt
Trách ai làm anh bắc, em nam

Trắng

158
Hồng

Bột mì tinh xào với đường cát trắng
Vắng mặt mình tôi cũng phát đau

410/16

Khăn bàng lông hai cắc mốt, nó tốt như
rồng

Sao em không đội để má hồng nắng ăn ?
411/16

159

Trắng
Xanh

Khăn mùi xoa, tặng em cái trắng
412/8
Em tặng anh cái xanh
Về nhà phụ mẫu hỏi, em phải nói cho rành
Tiền em cấy mướn, gởi chợ Châu Thành
mua khăn

161

Xanh

Khổ qua xanh, khổ qua đắng
Khổ qua mắc nắng, khổ qua đèo
Dẫu sanh, dẫu tử, dẫu nghèo em cũng ưng

162
Xanh
163
Trắng
Hồng
165
Vàng


Kiểng sầu còn héo huống chi anh
Anh sầu nào kiểng có xanh bao giờ ?
Lầu nào cao bằng lầu ông chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Anh thương em từ thuở má hồng
Bây giờ em lớn lấy chồng bỏ anh
Lên xe liếc thấy con phượng hoàng
Xuống xe liếc thấy con bạn vàng hồi hương

26

414/13

417/12

420/9

422/2

GHI
CHÚ


STT
166

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU


Vàng – Xanh Lọng vàng che nải chuối xanh
Tiếc cho chim phụng đậu nhành cây khô

168
Xanh
169

Hồng

Lỡ khi ăn miếng trầu anh
Đêm ngày lo sợ, mặt xanh như chàm
Má hồng mình cũng như ta
Đêm nằm thơ thẩn vào ra một mình

423/7
425/3

Vàng

Một mai trống thủn khó hàn
Dây lùn khó dứt, bạn vàng khó phân

431/6

Trắng–Hồng

Bảy thương vóc liễu má đào,
Tám thương da trắng hồng hào dễ ưa

432/19


170
171

173

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

SỐ
TRANG
DÒNG
423/2

Trắng

174
Vàng

Một trăm con bướm trắng
Nó cắn đứt dây đờn
Đứt dây hò hẹn, con bạn hờn một trăm năm

433/3

Em mê chị những hột thủy xoàn
Miễn anh giữ đặng tấm lòng vàng đừng 434/2
phai

175


Trắng

Mù u bông trắng, lá quắn nhụy huỳnh
Có con gái đẹp không gả cho mình
Chờ khi đi cấy, mình rình mình ôm

434/3

176

Trắng

Con cò trắng lượn quanh đám cấy
Bước đến đấy sao thấy dạ bồi hồi…

435/16

177

Hồng

Ngày anh làm lễ tơ hồng
Đêm em bẻ gãy chữ đồng với anh

437/11

178
Bạc
179


Trắng–Xanh

Khi xưa sao nói gần xa,
Bây giờ ở bạc tình ta cũng tàn
Ngó lên mây trắng trời xanh
Ưng đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi

27

438/2
439/4

GHI
CHÚ


STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

180
Hồng

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH
Em ở làm chi lớn tuổi chưa chồng
Anh đây chưa vợ thấy má hồng anh thương

SỐ
TRANG

DÒNG
439/19

181

Tía

Ngọn dền tía, ngọn mồng tơi cũng tía

Thấy anh tốt mã em lầm
Bây giờ so lại giận bầm lá gan.

440/14

182

Hồng

Thương thay cho phận quần hồng
Vì duyên vì nợ nặng lòng tương tư

443/10

183

Tía

Ô rô tía, bạc hà cũng tía

445/11


184

Xanh

Nước trong xanh em để dành tưới hẹ
Trai lỡ thời tại mẹ kén dâu

445/9

185

Vàng

Phải chi anh hóa đặng con chim vàng
Leo lên bò xuống má nàng mà chơi

446/11

186

Đen

Quạ đen lông kêu bằng ô thước
Thấy em có chồng vô phước anh thương

448/15

187


Đỏ

Quả năm ngăn trong lòng sơn đỏ
Qua mấy lời em to nhỏ, sao em bỏ anh đành

449/5

188

Hồng Hồng

Rau lang trổ ngọn hồng hồng
Bởi thương người nghĩa xuôi dòng đến đây

450/4

189

Trắng
Trắng

Ngó lên trời, trời trong lại trắng
Ngó xuống nước, nước trắng lại trong

453/15

190

Biếc – Xanh


Lời thề nước biếc non xanh
Theo anh cho trọn tử sanh câu thề

454/8

191

Vàng

Tay ôm mền gắp, tay cắp gói vàng
Bước vô phòng loan ôm choàng cổ bậu
Hai đứa mình đừng lậu tiếng ra

454/17

28

GHI
CHÚ


STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

192

Vàng


Đêm khuya trải lá gan vàng
Trông mau tới sáng ra đàng gặp em

193

Vàng

Thân em như thể chuông vàng
Ở trong thành nọ có ngàn quân canh

194
Xanh
Vàng

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

Thấy nàng anh tưởng vợ anh
Vợ anh cũng mặc áo xanh như nàng
Song song hai ngọn gươm vàng
Trách anh anh chịu, buông nàng không buông

SỐ
TRANG
DÒNG
455/13
456/7

457/2
457/3


196

Hồng

Trai nam nhân đối đặng, gái má hồng em phải 458/10
gá duyên.

197

Hường

Thiếp như một cụm hoa hường
Thấy xinh sờ đến mắc đường chông gai.

198
Trắng
199

466/10

Đen

Trắng như tiên, không phải duyên anh chẳng 469/5
tiếc
Đen như cục than hầm, duyên hợp anh ưng
469/6

Bạc

Trời mưa nhỏ giọt ướt đọt bìm bìm

Tại anh ở bạc em mới tìm xứ xa

Trắng

201

202

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già

459/11

Xanh

203
Trắng
204
Trắng

Trời xanh đầu tóc, gá nghĩa với cây móc tai
Mình xa tôi, tôi biết gá nghĩa với ai bây giờ ?
Trứng vịt để lộn trứng gà
Thấy em má trắng, anh đà muốn hun

470/4
470/13

472/5


Trèo lên chót vót ngọn gòn
Thấy em gò má trắng, mặt tròn anh muốn 472/16
hun.

29

GHI
CHÚ


SỐ
TRANG
DÒNG
474/3

STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

205

Xanh

Ván cẩm lai, trải chiếu bìa xanh
Đèn tọa đăng em thắp sẵn, chờ anh hết dầu

206

Đen


Áo đen chẳng lẽ đen hoài
Mặc lâu cũng trổ, nắng phai bạc màu

476/5

207

Vàng

Chữ nhân là chữ tượng vàng
Ai mà nhận được thì càng sống lâu

478/2

208

Đèn sì

Đến khi cha chết gót con đen sì

186/10

209

Xám xịt

Áo ngoài xám xịt mà trong muôn màu

224/11


210

Trắng phau Thè lè cái lưỡi trắng phau liếm bùn

224/13

211

Đen sì

Trên lưng nhẵn thín không lông đen sì

225/11

212

Đỏ chót

Một vũng nước trong, con rắn nằm trong cái 233/10
đầu đỏ chót

213

Đen thui
Đen thít

Đen thui, đen thít, đen thịt, đen da

214


Trắng phau Một bầy cò trắng phau phau
phau

238/8

215

Đen thui

Ba ông lưng cong, cõng thằng đen thui

241/5

216

Đen sì

Tuổi ngọ ngựa ô đen sì

256/22

217

Đỏ chót

Mồng thời đỏ chót

262/1


218

Xám xì

Cái bụng xám xì

264/6

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH

30

235/11

GHI
CHÚ


STT

TÍNH TỪ
CHỈ MÀU

TÍNH TỪ TRONG VĂN CẢNH
Cái mồng đỏ chót cao cát hồng hoàng

SỐ
TRANG
DÒNG
273/14


219

Đỏ chót

220

Trắng muốt Trắng muốt béo trai

275/17

221

Đỏ chói

Lựa quần đỏ chót

305/21

222

Xanh lét

Mặt mày xanh lét

310/2

223

Xanh thăm Dòm lên trời thấy trời xanh thăm thẳm

thẳm

397/7

224

Đen sì

Mà đi phơi nắng bán than đen sì

402/4

225

Đen đặc

Lụm mây đen đặc, ngọn gió lùa còn tan

422/12

31

GHI
CHÚ


2.2. Ý nghĩa của việc miêu tả màu sắc
Chúng ta đã biết người dân miệt Đồng bằng Sông Cửu Long chính là những lưu
dân trước đây từ các vùng miền khác đến đây khai phá và định cư lập nghiệp. Gặp
được mảnh đất trù phú vô cùng về thiên nhiên cảnh vật nên con người đã dùng bước

chân phiêu bạt của mình. Nhà thơ Chế Lan Viên đã rất am hiểu tâm lí con người khi
viết thơ:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Dù cảnh mới có quyến rũ hấp dẫn đến chừng nào thì trong lòng người dân li
hương vẫn chất chứa niềm nhớ thương quê cũ. Do vậy, người đi trước luôn dìu dắt
giúp đỡ và an ủi kẻ đến sau trên bước đường xa xứ. Do vậy, mà ta nghe ân tình tràn
đầy qua bài ca dao:
“Rồng chầu ngoài Huế
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông sao lại chảy hoài
Thương người xa xứ, lạc loài tới đây.
Tới đây thì ở lại đây,
Bao giờ bén rể xanh cây thì về.”
Tình cảm trọng tình trọng nghĩa của con người Nam Bộ thể hiện ở đây rất rõ.
Những con người dù ở đâu, lạc loài, xa xứ, thân trôi dạt không nơi nương tựa thì tấm
lòng của con người Nam Bộ với bản chất rất giàu tình cảm của mình, lúc nào cũng sẵn
sàng che chở, đùm bọc cùng nhau nương tựa để sống tốt, vượt qua khó khăn trong cơn
giông bảo lênh đênh của những kiếp người xa xứ. Không những vậy, tấm lòng của con
người Nam Bộ còn tốt đẹp hơn điều chúng ta tưởng. Họ không chỉ cưu mang, yêu
thương, đùm bọc những người tha phương cầu thực nhiệt tình hết lòng mà còn mong
muốn níu giữ họ lại ở trên mảnh đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi của mình, cùng
khai hoang, lao động để sinh sống. Hơn thế nữa, họ còn muốn kẻ lạc loài xa xứ có
được một cuộc sống ấm no và làm sao tình cảm cũng thắm đượm bén duyên bén nợ ở
trên mảnh đất mới mà họ tạo lập ra “Bao giờ bén rễ xanh cây thì về”. Quả tình câu ca
dao là một câu nói khẳng định rất dứt khoát tính cách bộc trực của con người Nam Bộ
vậy. Sự vương quấn thể hiện mạnh mẽ. Tình cảm, thâm tình để cho “bén rễ, xanh cây”
mới cho trở về quê cũ. Tính từ xanh được đặc lên trước càng làm cho tình cảm ở đây
có một sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát.
Hoặc câu ca dao như một lời kêu gọi tình thương yêu hội tụ

“Bớ người khăn trắng hồ dương
Lại đây kết nghĩa tình thương cho rồi”
Kẻ mang khăn trắng hồ dương, một trang nho sinh tuấn tú, một đấng quân tử oai hùng,
hãy đến đây mà kết nghĩa tình thâm. Một lời gọi, một lời chào đón thiết tha cho tình
duyên giai ngẫu. Khăn trắng hồ dương như một tấm chân tình nồng đượm của một
người nho nhã đã được tấm lòng chân thật khác mời gọi thương yêu.
“Gió chiều nào bay theo chiều ấy
Trước kia em nói rằng em lấy chống quan,

32


×